Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.23 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


 









PHẠM NGỌC NGÂN






QUẢN TRỊ RỦ I RO TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ









LUẬN VĂN THẠ C SĨ KINH TẾ










TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


 







PHẠM NGỌC NGÂN






QUẢN TRỊ RỦ I RO TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ




LUẬN VĂN THẠ C SĨ KINH TẾ



Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.31.12




Người hướng dẫ n khoa học:
PGS. TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn: Phạm Ngọc Ngân, Cao học Khóa 15 Cần Thơ, Khoa Tài Chính -
Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, xin cam ñoan: Nội dung phân tích, ñánh
giá thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại trên ñịa bàn Thành phố
Cần Thơ và một số ñề xuất giải pháp trong luận văn là do tác giả nghiên cứu.

Cần Thơ, ngày 27 tháng 10 năm 2009
Tác giả luận văn



Phạm Ngọc Ngân
















MỤC LỤC

Nội dung Trang

Trang phụ bìa
Lời cam ñoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các Bảng
Danh mục các Biểu ñồ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Các vấn ñề cơ bản về rủi ro tín dụng của NHTM 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Các loại rủi ro chủ yếu trong các NHTM 3
1.2.3 Các nguyên nhân dẫn ñến rủi ro tín dụng tại các NHTM 6
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các NHTM 9
1.2.3 Các nguyên tắc căn bản trong quản trị rủi ro cuả các NHTM 9
1.2.4 Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng 11
1.2.5 Đánh giá rủi ro tín dụng 14
1.2.6 Hậu quả của rủi ro tín dụng 16
1.2.7 Khủng hoảng tài chính trên thị trường cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn ở Mỹ
và bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng Việt Nam 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 20
2.1 Tình hình hoạt ñộng tín dụng tại các NHTM trên ñịa bàn Thành phố Cần Thơ 20
2.1.1 Tình hình huy ñộng vốn 20
2.1.2 Tình hình cho vay và ñầu tư tín dụng 23
2.1.2.1 Hoạt ñộng tín dụng 23
2.1.2.2 Hoạt ñộng cung cấp dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng 32
2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM trên ñịa bàn Thành Phố Cần Thơ 33
2.2.1 Phân tích rủi ro tín dụng tại các NHTM trên ñịa bàn TPCT 33
2.2.1.1 Nợ xấu theo thành phần kinh tế 33

2.2.1.2 Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế 34
2.2.1.3 Nợ xấu nhóm 3 ñến nhóm 5 tại các NHTM trên ñịa bàn TPCT 36
2.2.1.4 Nợ xấu nhóm 5 tại các NHTM trên ñịa bàn TPCT 42
2.2.1.5 Hệ số rủi ro tín dụng tại một số NHTM trên ñịa bàn TPCT 44
2.2.2 Các nguyên nhân dẫn ñến rủi ro tín dụng tại các NHTM trên ñịa bàn TPCT 46
2.2.2.1 Nhóm nguyên nhân từ công tác quản trị rủi ro tín dụng 46
2.2.2.2 Nhóm nguyên nhân thuộc về khách hàng 51
2.2.2.3 Nhóm nguyên nhân khác thuộc về bên ngoài 53
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM trên ñịa bàn TPCT 56
2.3.1 Quan ñiểm tổng quát về quản trị rủi ro tín dụng 56
2.3.2 Hình thức quản trị ñiều hành 56
2.3.3 Các nội dung quản trị rủi ro cơ bản 56
2.3.3.1 Chính sách tín dụng 56
2.3.3.2 Chất lượng ñội ngũ nhân sự 57
2.3.3.3 Quy trình cho vay, kiểm tra và giám sát tín dụng 57
2.3.3.4 Công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu 58
2.3.3.5 Công tác khắc phục rủi ro 58

2.3.3.6 Những ưu, nhược ñiểm về quản trị rủi ro tín dụng các NHTM 58
2.4 Những hạn chế của quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM trên ñịa bàn TPCT 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 61
3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển Ngân hàng Thành phố Cần Thơ ñến năm 2010 và
tầm nhìn ñến năm 2020 61
3.1.1 Mọi hoạt ñộng Ngân hàng trên ñịa bàn quán triệt phương chăm thực hiện
mục tiêu phát triển Thành phố 61
3.1.2 Định hướng chương trình phát triển của các TCTD 61
3.1.2.1 Định hướng chương trình phát triển các TCTD ñến năm 2010 61
3.1.2.2. Phát triển dịch vụ Ngân hàng 62

3.1.3 Một số chỉ tiêu và giải pháp chủ yếu hoạt ñộng NHTM trên ñịa bàn TPCT. 63
3.1.3.1 Chỉ tiêu phát triển của các NHTM ñến năm 2010 63
3.1.3.2 Dự báo phát triển một số dịch vụ tăng sức cạnh tranh ñể ổn ñịnh và
mở rộng thị phần các Ngân hàng trên ñịa bàn, trong giai ñoạn từ nay
ñến 2010 63
3.1.3.3 Mục tiêu phát triển các TCTD ñến năm 2010 và chiến lược ñến năm
2020 63
3.2 Các giải pháp ñể quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM trên ñịa bàn TPCT 64
3.2.1 Giải pháp về dấu hiệu cảnh báo trong hoạt ñộng quản trị rủi ro tín dụng 64
3.2.1.1 Nhóm dấu hiệu liên quan ñến mối quan hệ ngân hàng tín dụng 64
3.2.2.2 Nhóm dấu hiệu liên quan ñến mối quan hệ khách hàng 65
3.2.2 Kiểm soát rủi ro tín dụng 66
3.2.3 Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM trên ñịa bàn TPCT 67
3.2.3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 67
3.2.3.2 Các biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt ñộng tín dụng 70

3.2.3.3 Những giải pháp hạn chế và giảm thiểu rủi ro tín dụng trong những
năm tới trên ñịa bàn Thành phố Cần Thơ 71
3.2.3.4 Những biện pháp xử lý 85
3.2.3.5 Giải pháp hổ trợ nhằm giảm thiểu rủi ro tại các NHTM trên ñịa bàn. 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 CBTD : Cán bộ tín dụng
2 CIC : Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước
3 ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long
4 DN : Doanh nghiệp

5 DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
6 DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
7 DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
8 NHNN : Ngân hàng Nhà nước
9 NHTM : Ngân hàng thương mại
10 NHTW : Ngân hàng trung ương
11 NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
12 TCKT : Tổ chức kinh tế
13 TCTD : Tổ chức tín dụng
14 TPCT : Thành phố Cần Thơ
15 WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
16
GTCG
: Giấy tờ có giá








DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tựa bảng Trang

1.1 Các hạng mục xác ñịnh chất lượng tín dụng 13
2.1 Tình hình huy ñộng vốn 20
2.2 Tốc ñộ tăng huy ñộng vốn 21

2.3 Tình hình doanh số cho vay 24
2.4 Tốc ñộ tăng doanh số cho vay 24
2.5 Tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn 25
2.6 Tốc ñộ tăng dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn 26
2.7 Tốc ñộ tăng dư nợ theo thành phần kinh tế 27
2.8 Tốc ñộ tăng dư nợ theo ngành nghề kinh tế 29
2.9 Tốc ñộ tăng trưởng tín dụng tại một số NHTM trên ñịa bàn TPCT 37
2.10 Cơ cấu dư nợ xấu từ nhóm 3 ñến nhóm 5 tại các NHTM trên ñịa bàn TPCT 39
2.11 Cơ cấu dư nợ xấu nhóm 5 tại các NHTM trên ñịa bàn TPCT 43
2.12 Hệ số rủi ro tín dụng tại các NHTM trên ñịa bàn TPCT 45


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tựa biểu đồ Trang
2.1
Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 27
2.2
Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh tế 30
2.3
Cơ cấu dư nợ xấu theo thành phần kinh tế 34
2.4
Cơ cấu dư nợ xấu theo ngành nghề kinh tế 35




1
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn ñề tài
Khi Việt Nam ñã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế
giới thì các ngành kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng có
nhiều cơ hội ñể mở rộng hoạt ñộng kinh doanh trên thị trường quốc tế. Song song
ñó, thì các NHTM nước ta cũng phải ñối mặt với những khó khăn, thách thức.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, việc ứng dụng các công cụ
phòng chống rủi ro tài chính tại Việt Nam ñang gặp rất nhiều khó khăn và vướng
phải sự ngập ngừng e ngại của DN. Trong môi trường hoạt ñộng kinh doanh tín
dụng Ngân hàng ñang ñứng trước những khó khăn, thách thức tiềm ẩn.
Đối với Ngân hàng hoạt ñộng trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng, có
quan hệ mật thiết với khách hàng và nền kinh tế thông qua quá trình thực hiện các
hoạt ñộng kinh doanh như: Huy ñộng vốn, cho vay vốn, thanh toán và các hoạt ñộng
dịch vụ khác. Trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và sức ép của tiến trình
hội nhập kinh tế thế giới thì rủi ro tín dụng xảy ra sẽ có tác ñộng rất lớn và ảnh hưởng
trực tiếp ñến sự tồn tại và phát triển của mỗi TCTD, ảnh hưởng ñến toàn bộ hệ thống
Ngân hàng bởi những ñặc thù trong hoạt ñộng tín dụng.
Hoạt ñộng tín dụng hiện nay, ñóng vai trò quan trọng ñối với các NHTM
Việt Nam, nó mang lại thu nhập chính cho các NHTM. Tuy nhiên, hoạt ñộng tín
dụng là hoạt ñộng chứa ñựng nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, hoàn thiện chính sách quản
trị rủi ro tín dụng là góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt
ñộng tại các NHTM. Do ñó, tôi chọn ñề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân
hàng thương mại trên ñịa bàn Thành phố Cần Thơ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu hoạt ñộng tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
tại các NHTM trên ñịa bàn Thành phố Cần Thơ.
- Phân tích và ñánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM trên ñịa bàn.
- Trên cơ sở lý luận và thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM trên ñịa bàn
ñưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là hoạt ñộng tín dụng tại các NHTM
trên ñịa bàn TPCT, trong ñó ñi sâu phân tích rủi ro tín dụng.
- Phạm vi nghiên cứu của ñề tài: Đề tài liên quan ñến nhiều lĩnh vực như
tiền tệ Ngân hàng, kế toán, phân tích tài chính DN nhằm phục vụ cho những kết quả
ñánh giá rủi ro tín dụng tại các NHTM hoạt ñộng trên ñịa bàn TPCT.
- Thời gian: Từ năm 2004 ñến 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê,
phân tích hoạt ñộng kinh tế, phương pháp phân tích tỷ trọng ñể làm rõ các vấn ñề
của luận văn.
5. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng cho nghiên cứu chủ yếu ñược tổng hợp từ internet, các tài
liệu thuộc NHNN Việt Nam – Chi nhánh TPCT.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học của ñề tài: Đề tài trình bày những vấn ñề lý luận về rủi
ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM.
- Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài: Đề tài ñã phân tích thực trạng rủi ro tín dụng,
quản trị rủi ro tín dụng, nguyên nhân dẫn ñến rủi ro tín dụng và ñưa ra các giải pháp
giúp các NHTM trên ñịa bàn Thành phố Cần Thơ hạn chế ñược rủi ro tín dụng.
7. Kết cấu của luận văn: Có các phần chính như sau:
- Tên luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM trên ñịa bàn TPCT”.
- Lời mở ñầu
- Chương I: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt ñộng NHTM.
- Chương II: Thực trạng hoạt ñộng tín dụng và rủi ro tín dụng tại các NHTM
trên ñịa bàn TPCT.
- Chương III: Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM trên ñịa bàn.
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
3
PHẦN II: NỘI DUNG


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Các vấn ñề cơ bản về rủi ro tín dụng tại NHTM
1.1.1 Khái niệm
Rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình cho vay của Ngân hàng, ñó là khả
năng xảy ra tổn thất khi người ñi vay không thực hiện hoặc không có khả năng thực
hiện, thực hiện không ñúng các cam kết với Ngân hàng. Biểu hiện của rủi ro tín dụng:
- Khách hàng không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ.
- Khách hàng trả nợ không ñầy ñủ.
- Khách hàng trả nợ không ñúng hạn.
Các biểu hiện nói trên của rủi ro tín dụng ñều dẫn ñến kết quả là: Ngân hàng
cho vay bị tổn thất trực tiếp.
Theo ñịnh nghĩa của NHNN Việt Nam tại quyết ñịnh số 493/2005/QĐ-
NHNN ngày 22/04/2005 của Thống Đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành Quy
ñịnh về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng ñể xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt ñộng Ngân hàng của TCTD: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong
hoạt ñộng Ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
1.1.2 Các loại rủi ro chủ yếu trong các NHTM
- Rủi ro tín dụng: Rủi ro thất thoát tài chính có thể phát sinh khi một bên ñối
tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp ñồng ñối với
một Ngân hàng bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù ñó là nợ gốc
hay nợ lãi khi khoản nợ ñến hạn. Rủi ro này không chỉ gồm tác ñộng tiềm tàng của
bên ñối tác ñó bị ñổ vỡ hoàn toàn mà cả sự ñổ vỡ một phần khi bên ñối tác ñó
không thanh toán một hoặc một vài khoản nợ ñúng hạn. Rủi ro này bao gồm cả rủi
4

ro thanh toán khi một bên thứ ba không thực hiện các nghĩa vụ của mình ñối với
Ngân hàng này. Khi thực hiện giao dịch tín dụng, từ lúc giải ngân cho ñến khi
thu hồi vốn cả gốc và lãi, Ngân hàng không biết chắc ñược giao dịch ñó có
khả năng hoàn thành hay không. Do ñó, rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng
hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng ñó. Có thể nói, tất cả các hình
thức cấp tín dụng bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho thuê tài
chính, chiết khấu chứng từ có giá, tài trợ xuất nhập khẩu tài trợ dự án, bao
thanh toán và bảo lãnh của Ngân hàng ñều chứa ñựng rủi ro tín dụng.
- Rủi ro tỷ giá: Là rủi ro xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các ngoại tệ
mà NHTM giữ dưới dạng tài sản Có, tài sản Nợ hoặc cả hai tức là tạo trạng thái ngoại
hối mở ñể ñầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá thay ñổi. Rủi ro tỷ giá phát sinh do sự biến ñộng
của tỷ giá làm ảnh hưởng ñến giá trị kỳ vọng trong tương lai, có thể phát sinh trong
nhiều hoạt ñộng khác nhau của Ngân hàng cũng như của khách hàng.
- Rủi ro thanh khoản: Phát sinh chủ yếu từ xu hướng của các Ngân hàng là
huy ñộng ngắn hạn và cho vay dài hạn. Trường hợp này xảy ra nếu như các khoản
huy ñộng về mặt kỹ thuật sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của người gửi tiền, ñặc biệt
như chúng ta ñã thấy trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào thì người gửi tiền sẽ rút
tiền của mình ra nhanh hơn việc người ñi vay sẵn sàng trả nợ.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ một Ngân hàng nào là bảo
ñảm khả năng thanh khoản ñầy ñủ. Điều này, có nghĩa là Ngân hàng có sẵn lượng
vốn khả dụng trong tay hoặc có thể tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn vay mượn
bên ngoài với chi phí hợp lý hoặc có thể nhanh chóng bán bớt một số tài sản.
Hiện tượng thiếu hụt thanh khoản thường là một trong những dấu hiệu ñầu
tiên cho thấy Ngân hàng ñang ở trong tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng.
Hậu quả tiếp theo có thể là: Ngân hàng mất dần các khoản tiền gởi cũ vì áp lực rút
tiền ngày càng gia tăng, ñồng thời không thể thu hút thêm các khoản tiền gửi mới.
- Rủi ro lãi suất: Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay ñổi của lãi suất thị
trường hoặc những yếu tố có liên quan ñến lãi suất dẫn ñến tổn thất về tài sản hoặc
làm giảm thu nhập của Ngân hàng. Rủi ro lãi suất có thể có một số hình thức khác
5

nhau như rủi ro xác ñịnh lại lãi suất, rủi ro ñường cong lãi suất thay ñổi, rủi ro
tương quan lãi suất và rủi ro quyền chọn ñính kèm.
Rủi ro lãi suất là do sự biến ñộng của lãi suất gây ra, loại rủi ro này phát sinh
trong quan hệ tín dụng theo ñó TCTD có những khoản ñi vay hoặc cho vay theo lãi
suất thả nổi. Nếu Ngân hàng ñi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng
khiến chi phí trả lãi tăng theo. Ngược lại, nếu Ngân hàng cho vay theo lãi suất thả
nổi, khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhập lãi cho vay giảm theo. Rủi ro
lãi suất ñược ñặc biệt quan trọng khi Ngân hàng huy ñộng vốn thông qua phát hành
trái phiếu, hoặc ñầu tư tài chính khá lớn và theo lãi suất thị trường.
- Rủi ro giá cả: Là rủi ro về giá trị các tài sản của một Ngân hàng có thể biến
ñộng. Rủi ro này xuất hiện trong tất cả các loại tài sản, từ bất ñộng sản, thiết bị ñến
cổ phiếu và trái phiếu,… Các NHTM phải chấp nhận việc giá trị tài sản bị hao mòn
trong chừng mực nào ñó là ñiều không thể tránh khỏi trong khi các lĩnh vực khác
như tài sản thị trường, các rủi ro cần ñược ñánh giá, quản lý một cách chủ ñộng và
liên tục. Đối với các tài sản thị trường có hai loại hình chính của rủi ro mà Ngân
hàng phải ñối mặt là rủi ro giá cả trạng thái cổ phiếu và trạng thái giá cả hàng hóa.
- Rủi ro pháp lý: Các khách hàng và những người khác có thể khởi kiện
Ngân hàng. Lý do của việc khởi kiện có thể phát sinh từ quá trình hoạt ñộng kinh
doanh bình thường như việc Ngân hàng từ chối cấp lại hạn mức cho vay mà theo
khách hàng là vô lý. Tuy nhiên, các trường hợp có thể phát sinh từ các lý do tách
biệt khỏi hoạt ñộng kinh doanh Ngân hàng như việc tài trợ cho những khách hàng
gây ô nhiễm môi trường có thể Ngân hàng bị các bên thứ ba kiện cáo,…
Khi các thu xếp pháp lý của một Ngân hàng có vấn ñề như trường hợp khi
các hợp ñồng cho vay và tài sản ñảm bảo tiêu chuẩn của Ngân hàng ñó có vấn ñề,
hoặc Nhà nước thay ñổi ñột ngột chính sách vĩ mô về cơ cấu kinh tế, lĩnh vực ưu
tiên, … thì ñiều này có thể dẫn tới rủi ro thua lỗ cho Ngân hàng.
- Rủi ro chiến lược: Phát sinh từ các thay ñổi trong môi trường hoạt ñộng của
Ngân hàng trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh và tài chính. Một ví dụ gần
ñây là có liên quan tới các Ngân hàng là việc sự gia tăng hoạt ñộng tại Ngân hàng
6

qua Internet và ñiện thoại ñã buộc các Ngân hàng kinh doanh theo phương thức
truyền thống với mạng lưới chi nhánh lớn và tốn kém phải xem xét lại cách tiếp cận
các chiến lược của mình trong hoạt ñộng kinh doanh. Rủi ro chiến lược cũng có thể
phát sinh từ các hoạt ñộng của bản thân Ngân hàng. Ví dụ, việc xâm nhập vào một
thị trường mới mà thiếu sự nghiên cứu ñầy ñủ và thiếu các nguồn lực cần thiết ñể
khai thác thị trường này có thể làm Ngân hàng gặp phải rủi ro thua lỗ.
- Rủi ro uy tín: Là rủi ro dư luận ñánh giá xấu về Ngân hàng, gây khó khăn
nghiêm trọng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ Ngân hàng.
- Rủi ro công nghệ thông tin: Phát sinh từ những yếu kém trong các hệ thống
thông tin của một Ngân hàng. Rủi ro này có thể phát sinh từ việc trục trặc phần
cứng, chương trình bị lỗi, hệ thống không ñủ mạnh.
1.1.3 Các nguyên nhân dẫn ñến rủi ro tín dụng của các NHTM
Rủi ro tín dụng của NHTM xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên,
những nguyên nhân chính dẫn ñến rủi ro tín dụng ñược phân thành 2 nhóm:
Nhân tố mang tính khách quan: Thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc sự thay
ñổi các yếu tố thị trường, chế ñộ chính sách của Nhà nước, ñối thủ cạnh tranh, sự
biến ñộng của các yếu tố ngoại thương như biến ñộng của tỷ giá, làm cho DN không
có khả năng thích ứng kịp thời, không kịp thời cải tiến về kỹ thuật, công nghệ sản
xuất Tình hình hoạt ñộng càng xấu ñi ñưa ñến tình trạng mất khả năng thanh toán.
Nhóm nhân tố chủ quan:
- Về phía khách hàng: Do trình ñộ quản lý yếu kém nên sử dụng vốn vay
không mang lại hiệu quả như mong ñợi hoặc tính toán phương án, kế hoạch kinh
doanh thiếu chính xác hay do sự thiếu thiện chí trả nợ của khách hàng, cố tình lừa
ñảo khi biện pháp xử lý thu hồi nợ của Ngân hàng tỏ ra kém hiệu quả.
- Về phía Ngân hàng cho vay:
+ Do không chấp hành nghiêm túc chế ñộ tín dụng và ñiều kiện cho vay.
+ Chính sách và qui trình cho vay lỏng lẻo, chưa chú trọng ñến phân tích
khách hàng ñể tính toán ñiều kiện và khả năng trả nợ hoặc phương pháp phân tích
còn hạn chế, chưa chính xác.
7

- Kỹ thuật cấp tín dụng chưa hiện ñại và ña dạng như: việc xác ñịnh hạn mức
tín dụng cho khách hàng còn quá ñơn giản, thời hạn chưa phù hợp, chủ yếu là tín
dụng trực tiếp, sản phẩm tín dụng còn nghèo nàn.
- Thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời,
chính xác ñể xem xét và phân tích trước khi cấp tín dụng.
- Năng lực, phẩm chất của CBTD, các vấn ñề quản lý sử dụng và ñãi ngộ ñối
với cán bộ Ngân hàng.
Nhóm nguyên nhân từ bên ngoài: Do tính dễ thay ñổi của các nhân tố rủi ro,
tính không ổn ñịnh ngày càng tăng của thị trường tài chính, do sự cạnh tranh ngày
càng khốc liệt giữa các Ngân hàng và sự can thiệp của chính quyền ñịa phương.
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM
1.2.1 Khái niệm
Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng là việc nhận diện và ñề ra các biện
pháp nhằm hạn chế sự xuất hiện của rủi ro và những thiệt hại khi chúng phát sinh,
ñồng thời xác ñịnh tương quan hợp lý giữa vốn tự có của Ngân hàng với mức ñộ
mạo hiểm có thể trong sử dụng vốn của Ngân hàng.
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách và
biện pháp quản lý tín dụng nhằm ñạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền
vững. Các giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng sau::
- Xây dựng chính sách cho vay phù hợp: Chính sách cho vay của các NHTM
phải ñược thể hiện rõ quan ñiểm về quản trị rủi ro tín dụng thông qua việc quy ñịnh
các chuẩn mực của một danh mục cho vay có chất lượng. các quy ñịnh bắt buộc
trong phê duyệt cấp tín dụng và những quy ñịnh thận trọng nhằm phân tán rủi ro.
- Giới hạn cấp tín dụng: Để hạn chế rủi ro, mỗi ngân hàng nên quy ñịnh hạn
mức cấp tín dụng tối ña cho từng cấp quản trị (mức phán quyết). Mức phán quyết có
thể ñược quy ñịnh cho các chi nhánh ngân hàng, các phòng giao dịch, tùy theo quy
mô hoạt ñộng, năng lực làm việc của chi nhánh; theo loại sản phẩm tín dụng, tính
chất có hay không có tài sản bảo ñảm của khoản vay.
8
- Xếp hạng tín dụng: Các ngân hàng cần ñịnh kỳ xếp hạng tín dụng cho khách

hàng, ñánh giá lại món vay và tài sản thế chấp ñể từ ñó có mức phân bổ dự phòng,
ñiều chỉnh lại giới hạn cấp tín dụng cho khách hàng cho phù hợp hoặc thực hiện
những biện pháp cần thiết nhằm thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện khoản vay, tài
sản thế chấp có dấu hiệu bất thường ảnh hưởng ñến khả năng thu hồi nợ vay.
- Sàng lọc, lựa chọn khách hàng: Ngân hàng phải lựa chọn những khách hàng
vay có triển vọng tốt ra khỏi những khách hàng có triển vọng xấu. Muốn cho việc
sàng lọc có hiệu quả, Ngân hàng phải tập hợp các thông tin tin cậy về người vay ñể
ñánh giá xếp loại khách hàng có triển vọng tốt hay xấu ñể quyết ñịnh cho vay.
- Theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay: Trong quá trình cho vay, CBTD
thường xuyên phải kiểm tra ñánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng,
vấn ñề tuân thủ các ñiều khoản ñã ghi trong hợp ñồng tín dụng, nếu không tuân theo
có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành những quy ñịnh của hợp ñồng.
- Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng: Là một trong những nguyên
lý quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng, ñây là một cách ñể Ngân hàng thu ñược
thông tin về những người vay tiền thông qua các giao dịch phát sinh trên các tài
khoản tiền gửi, tiền vay…qua ñó giúp Ngân hàng giảm thiểu các chi phí liên quan
ñến thu thập thông tin, ñánh giá tiềm năng và rủi ro tín dụng của khách hàng
- Đảm bảo tiền vay: Biện pháp ñảm bảo tiền vay hữu hiệu nhất là sử dụng tài
sản thế chấp. Ngoài ra Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại Ngân
hàng ñể giữ lại một khoản vốn vay tối thiểu khoảng 5% giá trị món vay.
- Bảo hiểm tín dụng: Ngân hàng có thể chuyển rủi ro cho các chủ thể khác có
khả năng chịu ñựng rủi ro bằng cách thực hiện bảo hiểm tín dụng.
- Lập quỹ dự phòng rủi ro: Được coi là một trong những biện pháp quan trọng
ñể tăng khả năng chống ñỡ rủi ro của Ngân hàng, giúp Ngân hàng có thể ổn ñịnh và
phát triển ñược hoạt ñộng kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
Quản trị rủi ro tín dụng NHTM nhằm ñạt các mục ñích:
- Nhằm ñạt kết quả kinh doanh cao, trong giới hạn rủi ro có thể giám sát và
chấp nhận ñược.
9
- Thực hiện ñúng các qui ñịnh Nhà nước, qui ñịnh của luật pháp

- Đảm bảo hoạt ñộng an toàn, hiệu quả, phát triển.
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các NHTM
Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh ñặc biệt, tiềm
ẩn nhiều rủi ro. Những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp
hoặc gián tiếp tác ñộng ñến hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Hiệu quả kinh
doanh của NHTM phụ thuộc vào mức ñộ rủi ro. Trong hoạt ñộng kinh doanh, ngân
hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại rủi ro, nhiều yếu tố bất khả
kháng nên không tránh khỏi rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các NHTM ñược phép
và phải trích lập quỹ bù ñắp rủi ro và ñược hạch toán vào chi phí. Quy mô quỹ bù
ñắp rủi ro căn cứ vào mức ñộ và khả năng rủi ro.
Trong quản trị NHTM, quản trị rủi ro là một nội dung quan trọng mà các cấp
lãnh ñạo, quản lý, ñiều hành phải ñặc biệt quan tâm. Vì vậy, những nhà quản trị
NHTM cần ñược trang bị kiến thức về quản trị rủi ro, cung cấp những thông tin
kinh tế cập nhật, có ñội ngũ tham mưu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm
soát và kiểm toán nội bộ hiệu quả là ñiều kiện cần thiết ñể phòng ngừa, hạn chế rủi
ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
1.2.3 Các nguyên tắc căn bản trong quản trị rủi ro của các NHTM
- Nguyên tắc chấp nhận rủi ro: Các nhà quản trị Ngân hàng cần phải chấp
nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như mong muốn có ñược thu nhập phù hợp từ
những hoạt ñộng nghiệp vụ của mình. Dĩ nhiên, mỗi nghiệp vụ cụ thể sau khi ñánh
giá mức ñộ rủi ro các NHTM cần xây dựng chiến thuật phòng chống rủi ro. Tuy
nhiên, loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt ñộng Ngân hàng là không thể, bởi vì rủi ro
Ngân hàng là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của Ngân hàng.
Do ñó, nguyên tắc ñầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro ñối với các nhà quản trị là
phải nhận biết những rủi ro cho phép. Việc chấp nhận mức ñộ, loại rủi ro nào chính
là ñiều kiện quan trọng ñể ñiều tiết những tác ñộng tiêu cực của chúng trong quá
trình quản lý rủi ro.
10
- Nguyên tắc ñiều hành rủi ro cho phép: Đòi hỏi phần lớn rủi ro trong “gói
rủi ro cho phép” phải có khả năng ñiều tiết trong quá trình quản lý mà không phụ

thuộc vào hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó. Chỉ ñối với những loại rủi ro
như vậy thì các nhà quản trị Ngân hàng mới có thể sử dụng tất cả những nghệ thuật
của mình ñể ñiều tiết chúng. Ngoài ra, ñối với các loại rủi ro không có khả năng
ñiều chỉnh cần phải ñược chuyển sang các công ty bảo hiểm bên ngoài.
- Nguyên tắc quản lý ñộc lập các loại rủi ro riêng biệt: Các loại rủi ro khá ñộc
lập với nhau và sự thiệt hại do một loại nào ñó trong gói rủi ro cho phép gây nên
không nhất thiết sẽ làm tăng xác suất xảy ra với các loại rủi ro khác. Nói cách khác,
nguyên tắc sự thiệt hại ñối với Ngân hàng do các loại rủi ro khác nhau gây nên là
khá ñộc lập với nhau và quá trình quản lý chúng cần phải ñiều tiết riêng biệt, không
thể gộp các loại rủi ro vào một nhóm ñể ñưa ra cùng một phương pháp ñiều hành.
- Nguyên tắc phù hợp giữa mức ñộ rủi ro cho phép và và mức ñộ thu nhập:
là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro. Các Ngân hàng trong quá trình hoạt ñộng
chỉ ñược phép chấp nhận các loại, mức ñộ rủi ro mà thiệt hại khi chúng xảy ra ở
mức không ñược cao quá mức thu nhập phù hợp. Có nghĩa rằng, tất cả các loại rủi
ro có mức ñộ rủi ro cao hơn mức ñộ thu nhập mong ñợi cần phải ñược loại bỏ.
- Nguyên tắc phù hợp giữa mức ñộ rủi ro cho phép và khả năng tài chính:
Giá trị thiệt hại mà Ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro phải phù hợp với
phần vốn mà Ngân hàng có thể trích dự phòng cho những thiệt hại khi chúng xảy ra.
Khi rủi ro xảy ra, nó kéo theo sự thiệt hại thu nhập, giảm lợi nhuận và nhịp ñộ phát
triển của Ngân hàng trong tương lai. Do ñó, giá trị thiệt hại phải phù hợp với mức
vốn dự phòng của Ngân hàng và phải xác ñịnh ñược mức ñộ phù hợp, gồm cả
những khoản rủi ro không thể chuyển ñược sang cho ñối tác hay công ty bảo hiểm.
- Nguyên tắc hiệu quả kinh tế: Mục ñích cơ bản của việc quản lý rủi ro Ngân
hàng là ñiều tiết những tác ñộng tiêu cực khi rủi ro xảy ra. Cùng với ñiều này, chi
phí Ngân hàng bỏ ra ñể ñiều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro Ngân
hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức ñộ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra.
11
- Nguyên tắc hợp lý về thời gian: Thời gian tồn tại của một nghiệp vụ Ngân
hàng càng lâu thì biên ñộ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng ñiều tiết những tác ñộng
tiêu cực của nó và tính kinh tế của quản lý rủi ro càng thấp. Khi bắt buộc phải tồn

tại các nghiệp vụ này thì phải ñảm bảo có mức ñộ thu nhập phụ trội cần thiết không
chỉ vì lợi nhuận mà còn vì mục ñích bù ñắp những chi phí khi chúng xảy ra.
- Nguyên tắc phù hợp với chiến lược kinh doanh chung: Hệ thống quản lý rủi
ro cần phải dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển Ngân
hàng cũng như các chính sách ñiều hành từng hoạt ñộng riêng biệt của Ngân hàng.
- Nguyên tắc chuyển ñẩy các loại rủi ro không cho phép: Các loại rủi ro nằm
trong gói rủi ro cho phép phải có khả năng chuyển ñẩy cao. Các loại rủi ro không
tương thích với khả năng của Ngân hàng trong việc ñiều tiết những hậu quả tiêu cực
khi chúng xảy ra hay không phù hợp với những yêu cầu cụ thể của chiến lược và
chính sách ñiều hành của Ngân hàng phải ñược loại bỏ. Chúng chỉ ñược cho vào khi
có khả năng chuyển cao sang các ñối tác hoặc các công ty bảo hiểm bên ngoài.
Dựa vào 9 nguyên tắc cơ bản trên ñể từ ñó mỗi Ngân hàng có thể xây dựng
cho mình một chính sách quản trị rủi ro riêng biệt. Chính sách quản trị rủi ro Ngân
hàng phải ñược xem là một cấu phần trong chiến lược hoạt ñộng chung của Ngân
hàng và ñòi hỏi phải xây dựng ñược một hệ thống phòng chống từ xa nhằm ñiều tiết
các tác ñộng xấu ñến tình hình tài chính của Ngân hàng.
1.2.4 Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Muốn hạn chế rủi ro tín dụng khi cho vay, các NHTM thường áp dụng mô
hình quản trị rủi ro như:
- Mô hình ñiểm số Z (Z - Credit Scoring Model) về lượng hóa rủi ro tín
dụng. Mô hình do nhà kinh tế E.l.Altman dùng ñể cho ñiểm tín dụng ñối với các
DN vay vốn: Z = 1,2 X1 + 1,4X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5
Trong ñó:
X1: Hệ số vốn lưu ñộng/Tổng tài sản
X2: Hệ số lãi chưa phân phối/Tổng tài sản
X3: Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản
12
X4: Hệ số giá thị trường của tổng vốn sở hữu/Giá trị hạch toán tổng nợ
X5: Hệ số doạnh thu/Tổng tài sản
Khi trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Theo mô

hình Altman, bất cứ công ty nào có số ñiểm thấp hơn 1,81 sẽ ñược xếp vào nhóm có
nguy cơ rủi ro tín dụng cao.
- Mô hình chất lượng 6C:
+ Character: Tư cách người vay
+ Capaccity: Năng lực người vay
+ Cash: Thu nhập người vay
+ Collateral: Bảo ñảm tiền vay
+ Condition: Các ñiều kiện
+ Control: Kiểm soát
- Mô hình xếp hạng của Moody’s:
Xếp hạng tình trạng hoạt ñộng của DN dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm. Chất
lượng này ñược thay ñổi hàng năm, DN ñược xếp hạng cao khi tỷ lệ này dưới 0,1%.

Xếp hạng Tình trạng Tỷ lệ rủi ro hàng năm
Aaa Chất lượng cao nhất 0,02%
Aa Chất lượng cao 0,04%
A Chất lượng khá 0,08%
Baa Chất lượng vừa 0,2%
Ba Nhiều yếu tố ñầu cơ 1,8%
B Đầu cơ 8,3%
- Mô hình cho ñiểm tín dụng tiêu dùng
Mô hình này áp dụng cho cá nhân, dựa vào hệ số tín dụng, tuổi ñời, trạng
thái tài sản, sở hữu nhà, thu nhập và thời gian công tác,… ñể cho ñiểm, từ ñó hình
thành khung chính sách tín dụng. Mô hình này dùng ñể ñánh giá những khoản tín
dụng mua sắm xe hơi, trang thiết bị gia ñình, bất ñộng sản và kinh doanh nhỏ. Mô
hình cho ñiểm tính dụng tiêu dùng thường sử dụng từ 7 ñến 12 hạng mục, mỗi hạng
mục cho ñiểm từ 1 ñến 10. Kết quả ở Bảng 1.1 dưới ñây cho thấy những hạng mục
và ñiểm số thường ñược sử dụng ở các Ngân hàng Mỹ:
13
Bảng 1.1: Các hạng mục xác ñịnh chất lượng tín dụng


STT

Các hạng mục xác ñịnh chất lượng tín dụng Điểm số

1
Nghề nghiệp của người vay
Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh
Công nhân có kinh nghiệm (tay nghề cao)
Nhân viên văn phòng
Sinh viên
Công nhân không có kinh nghiệm
Công nhân bán thất nghiệp

10
8
7
5
4
2

2
Trạng thái nhà ở
Nhà riêng
Nhà thuê hay căn hộ
Sống cùng bạn hay người thân

6
4
2


3
Xếp hạng tín dụng
Tốt
Trung bình
Không có hồ sơ
Tồi

10
5
2
0

4
Kinh nghiệm nghề nghiệp
Nhiều hơn 1 năm
Từ một năm trở xuống

5
2

5
Thời gian sống tại ñịa chỉ hiện hành
Nhiều hơn 1 năm
Từ một năm trở xuống

2
1

6

Điện thoại cố ñịnh

Không

2
0

7
Số người sống cùng (phụ thuộc)
Không
Một
Hai
Ba
Nhiều hơn ba

3
3
4
4
2

8
Các tài khoản tại Ngân hàng
Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành séc
Chỉ tài khoản tiết kiệm
Chỉ tài khoản phát hành séc
Không có

4
3

2
0

Khách hàng có ñiểm số cao nhất theo mô hình với 8 hạng mục nêu trên là 43
ñiểm, thấp nhất là 9 ñiểm. Mức 28 ñiểm là ranh giới giữa khách hàng có tín dụng tốt
và khách hàng có tín dụng xấu, trên cơ sở ñó, Ngân hàng hình thành một khung
chính sách tín dụng theo mô hình ñiểm số như sau:

14
Tổng số ñiểm Quyết ñịnh tín dụng
Từ 28 ñiểm trở xuống Từ chối tín dụng
29 - 30 ñiểm Cho vay ñến 500 USD
31 - 33 ñiểm 1.000 USD
34 - 36 ñiểm 2.500 USD
37 - 38 ñiểm 3.500 USD
39 - 40 ñiểm 5.000 USD
41 - 43 ñiểm 8.000 USD

1.2.5 Đánh giá rủi ro tín dụng
Các chỉ số thường ñược sử dụng ñể ñánh giá rủi ro tín dụng là:
* Tỷ lệ nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn


=



Tổng dư nợ cho vay
x 100%



Nợ quá hạn: (non performing loan – NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn
bộ nợ gốc và/hoặc lãi ñã quá hạn và là những khoản tín dụng không hoàn trả ñúng
hạn, không ñược phép và không ñủ ñiều kiện ñể ñược gia hạn nợ.
Theo quyết ñịnh số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống ñốc
NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng ñể xử lý rủi ro tín dụng
trong hoạt ñộng Ngân hàng của TCTD và ñược sửa ñổi bổ sung tại quyết ñịnh số
18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, cụ thể ñược phân loại nợ như sau:
- Nhóm 1 (Nợ ñủ chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng ñánh giá là có ñủ khả năng
thu hồi ñầy ñủ cả gốc và lãi ñúng thời hạn.
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng ñánh giá là có khả
năng thu hồi ñầy ñủ cả gốc và lãi ñúng thời hạn còn lại.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày ñến 90 ngày.
+ Các khoản nợ ñiều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần ñầu (ñối với khách hàng là doanh
nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ ñánh giá khách hàng về khả năng
trả nợ ñầy ñủ nợ gốc và lãi ñúng kỳ hạn ñược ñiều chỉnh lần ñầu).

15
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày ñến 180 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ñầu, trừ các khoản nợ ñiều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần ñầu phân loại vào nhóm 2.
+ Các khoản nợ ñược miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không ñủ khả năng
trả lãi ñầy ñủ theo hợp ñồng tín dụng.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày ñến 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ñầu quá hạn dưới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ ñược cơ cấu lại lần ñầu.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ñầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ ñược cơ cấu lại lần ñầu.
+ Các khoản nợ ñã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ ñược cơ cấu lại lần thứ hai.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc ñã quá hạn.
+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
* Tỷ lệ nợ xấu: Là nợ có vấn ñề, nợ không lành mạnh, nợ khó ñòi, nợ không
thể ñòi… Là các khoản nợ mang các ñặc trưng cơ bản sau ñây:
- Khách hàng ñã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng khi các cam
kết này ñã hết hạn.
- Tình hình tài chính của khách hàng ñang và có chiều hướng xấu ñẫn ñến có
khả năng Ngân hàng không thu hồi ñược vốn lẫn lãi
- Tài sản ñảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) ñược ñánh giá là giá trị phát
mãi không ñủ trang trãi nợ gốc và lãi.
- Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5
16
- Đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD dựa trên tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu
T
ỷ lệ nợ xấu
=


Tổng dư nợ cho vay
x 100%

Quy ñịnh này của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ xấu của các NHTM
không ñược vượt quá 5%.
* Hệ số rủi ro tín dụng
Tổng dư nợ cho vay
Hệ số rủi ro tín dụng

=

Tổng Tài sản Có
x 100%

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tài sản có,
khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng ñồng thời
rủi ro tín dụng cũng rất cao.
1.2.6 Hậu quả của rủi ro tín dụng
- Đối với Ngân hàng cho vay: Ngân hàng có thể không thu ñược vốn tín
dụng và lãi ñã cho vay nhưng vẫn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy ñộng khi
ñến hạn, ñiều này làm cho Ngân hàng mất cân ñối trong việc thu chi. Khi gặp phải
rủi ro tín dụng Ngân hàng thường rơi vào trạng thái mất khả năng thanh khoản, làm
mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng ñến uy tín của Ngân hàng. Rủi ro tín dụng
xảy ra ở nhiều mức ñộ khác nhau: rủi ro ít nhất là Ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi
không thu hồi ñược lãi cho vay, nặng nhất là khi Ngân hàng không thu ñược vốn lẫn
lãi. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục ñược, Ngân hàng sẽ bị phá sản.
- Đối với nền kinh tế: Hoạt ñộng Ngân hàng liên quan ñến hoạt ñộng các
DN, các ngành, các tổ chức và các cá nhân. Khi một Ngân hàng gặp phải rủi ro tín
dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền sẽ hoang mang lo sợ và kéo nhau rút tiền
làm ảnh hưởng dây chuyền ñến hoạt ñộng Ngân hàng khác, làm cho hệ thống Ngân

hàng gặp khó khăn. Khi hệ thống Ngân hàng gặp khó khăn trong thời gian dài và
trên diện rộng lúc này nền kinh tế có khả năng rơi vào tình trạng khủng hoảng.


×