Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.47 KB, 29 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA DƯỢC
BỘ MÔN QUẢN LÝ DƯỢC
Nhóm 1
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP
TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
Đối tượng: Dược chính qui K33
Địa điểm thực tập: Bệnh viện Đa Khoa
Trung Ương Cần THơ
Thành phố Cần Thơ-2011
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA DƯỢC
BỘ MÔN QUẢN LÝ DƯỢC
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP
TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
Đối tượng: Dược chính qui K33
Địa điểm thực tập: Bệnh viện Đa Khoa
Trung Ương Cần Thơ
Cán bộ hướng dẫn: TS.Dương Xuân Chữ
DS. Nguyễn Thị Phượng Hồng
Thành phố Cần Thơ-2011
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt ba tuần thực tập tại Khoa Dược – Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần
Thơ, chúng em đã học được rất nhiều điều quý báu, từ cách tổ chức, sắp xếp và thực thi công
việc thực tế một cách khoa học và chuyên nghiệp tại một nơi công tác thực tiễn đến cách cư
xử hòa nhã với nhau giữa các đồng nghiệp, các bộ phận cũng như cách giao tiếp thân thiện và
truyền đạt thông tin hiệu quả nhất đến bệnh nhân,.v.v… Chúng em hiểu được rằng, những kỹ
năng và kinh nghiệm thực tiễn này không chỉ đơn giản là đọc trong sách vở mà có thể có
được. Và tất nhiên, chúng em sẽ không thể hoàn thành tốt học phần Thực tập Quản lý Dược


Bệnh Viện nếu như không có sự hướng dẫn chi tiết và tận tình của Thầy Dương Xuân Chữ và
các thầy cô ở các phòng, các tổ của Khoa Dược, cũng như không thể thiếu sự chỉ dẫn và giúp
đỡ nhiệt tình của các Cô Chú, các Anh Chị làm việc tại các bộ phận đã giúp chúng em nắm
được công việc một cách nhanh chóng và có cái nhìn thực tế bao quát so với những gì được
học trên lý thuyết.
Chính vì vậy, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Dương
Xuân Chữ, đến các thầy cô, các cô chú, các anh chị trong Khoa Dược bệnh viện Đa khoa
Trung Ương Cần Thơ đã hướng dẫn nhiệt tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng em
trong suốt quá trình thực tập.
Đồng thời, chúng em cũng kính gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trong bộ môn Quản lý
Dược – Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ đã làm công tác liên hệ và sắp xếp cho chúng em
được thực tập tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ.
Trân Trọng.
3
MỤC LỤC
I. Giới thiệu sơ lược bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ 4
II. Quản lý dược bệnh viện
1. Khoa Dược:
a. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của
khoa dược 5
b. Một số bộ phận trong khoa và chức năng hoạt động
• Kho cấp phát: kho chẵn, kho lẻ, kho bảo hiểm y tế 8
• Tổ thống kê-dược chính 15
• Tổ pha chế 16
• Tổ dược lâm sàng 17
c. Mối liên hệ giữa khoa dược với các bộ phận khác trong
bệnh viện 19
• Phòng kế hoạch tổng hợp
• Phòng hành chánh kế toán
• Các khoa phòng chuyên môn

d. Các quy chế dược trong bệnh viện
20
e. Nguyên tắc, căn cứ để làm dự trù, tồn trữ, kế hoạch cấp
phát, biện pháp quản lí đảm bào hợp lí, an toàn trong sử dụng.
21
f. Nhận xét chung.
22
2. Nhà thuốc bệnh viện:
22
a. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động
b. Cách sắp xếp và bảo quản
c. Thực hiện quy chế quản lí thuốc (gây nghiện và hướng
thần)
d. Giao tiếp với bệnh nhân
III. Sử dụng thuốc: 24
1. Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện 26
2. Cách sắp sếp, bảo quản và kiểm tra hạn dùng 29
3. Việc sử dụng thuốc trong bệnh viện (tổ chức cấp phát thuốc) 29
IV. Giao tiếp: 30
1. Với đồng nghiệp
2. Với bệnh nhân
V. Kết luận chung. 31
VI. Nhận xét 32
VII. Một số tài liệu đính kèm 33
4
I) GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Hình thành trên cơ sở bệnh viện Thủ Khoa Nghĩa trước ngày giải phóng, sau 25 năm xây
dựng và phát triển, bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ đã nhanh chóng thay đổi về cơ
cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

trong tỉnh ngày càng tốt hơn.
Trước yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, từ 500 giường bệnh, năm 1988 Bệnh
Viện phát triển lên 700 giường dù trước đó đã tách khoa nhi ra thành lập bệnh viện nhi (150
giường). Sau đó bệnh viện tiếp tục tách khoa lao, một phần các khoa răng - hàm – mặt, mắt để
thành lập các trung tâm chuyên khoa. Hiện nay Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ có
quy mô 500 giường với trên 630 cán bộ viên chức; trong đó 120 có trình độ đại học và trên đại
học. Ngoài 7 nhiệm vụ như khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ
đạo tuyến dưới về chuyên môn.v.v…, Bệnh viện còn là cơ sở thực hành chính của trường đại
học Y Dược Cần Thơ.
Khoa Dược của bệnh viện Đa Khoa Trung Ương là 1 khoa chuyên môn đặt trực thuộc
giám đốc bệnh viện, được thành lập từ tháng 05/ 1975 trên cơ sở tiếp quản khoa Dược BV
Thủ Khoa Nghĩa. Biên chế gần 20 người bao gồm 3 cán bộ tiếp quản ( 2 Ds đại học, 1Ds
Trung học). Cơ sở vật chất nghèo nàn, Khoa Dược đảm bảo nhiều công việc khác nhau, bao
gồm công tác dược, tiếp liệu thanh trùng, bao từ y dụng cụ. Thắng lợi bước đầu là tiếp nhận
nguyên vẹn kho thuốc, trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ tốt cho bệnh nhân sau ngày giải
phóng.
Thời kỳ đầu khoa chủ yếu làm công tác cấp phát thuốc men, y dụng cụ, sửa chữa nhỏ
cho các khoa phòng bệnh viện. Bộ phận pha chế sản xuất hầu như không có gì. Mặc dầu có
nhiều khó khăn nhưng khoa đảm bảo tốt công tác phục vụ bệnh nhân.
Khoa càng ngày càng phát triền theo quy mô của Bệnh viện. Phát triển cả về số lượng và
chất lượng, năm sau cao hơn năm trước. Nhiệm vụ của khoa ngày càng được phục vụ tốt hơn.
Đến nay khoa đã có 52 CB –CNV được đào tạo một cách cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ có
5
tinh thần trách nhiệm cao. Khoa đã làm tốt công tác tham mưu cho Giám đốc về việc thực
hiện các quy chế chuyên môn về dược trong toàn bệnh viện, được hỗ trợ tốt cho việc cung cấp
thuốc men, y dụng cụ và các phương tiện phục vụ cho công tác điều trị cấp cứu trong các năm
không để sai sót chuyên môn, kho tàng đảm bảo tốt. Hàng năm qua các đợt kiểm tra khoa đều
được đánh giá tốt.
Công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến, sáng chế được cán bộ - nhân viên nhiệt tình
ủng hộ. Khoa đã có các đề tài như: sản xuất thuốc trị dạ dày, tiết kiệm trong sản xuất, cải tiến

công tác pha chế đạt chất lượng cao.
II) QUẢN LÝ DƯỢC BỆNH VIỆN
1. KHOA DƯỢC:
a. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của khoa Dược:
• Cơ cấu tổ chức:
Khoa Dược bệnh viện là nơi đảm nhiệm mọi công tác về thuốc trong bệnh viện.
Ngoài các công tác chuyên môn còn có các công tác về sắp xếp, vận chuyển,… Do đó, vị trí,
trang thiết bị và nhân sự của khoa phải được tổ chức hợp lý. Tùy theo từng bệnh viện mà viêc
tổ chức của khoa Dược có sự khác biệt nhưng vẫn đảm bảo được các bộ phận chính sau:
Thống kê dược
Dược lâm sàng, thông tin thuốc
Kho và cấp phát
Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc
Dược chính
Quản lí chuyên môn hoạt động của nhà thuốc bệnh viện
Khoa Dược phải được xây dựng nơi thoáng mát, thuận tiện cho việc vận
chuyển, cấp phát thuốc và phòng chống cháy nổ. Phải có đủ điều kiện làm việc ( hệ thống máy
tính, máy in, điện thoại, fax, phần mềm quản lí sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao,
các tài liệu liên quan về thuốc và nghiệp vụ dược), tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thong
tin, tư vấn và quản lí sử dụng thuốc.

6
Ban Giám Đốc
X Quang
Xét Nghiệm
Khoa Dược Nhà Thuốc BVPhòng KHTH
………………
………………





Vị trí khoa Dược
Sơ đồ tổ chức của Khoa Dược
Tiếp liệu Thuốc dùng Giáo dục truyền
Hành chính ngoài thông
Thống kê
Dược chính
Cấp thuốc đến tận khoa phòng
Cơ cấu nhân sự:
Tổng số nhân viên: 52, trong đó gồm:
• TSDS: 1 người
• DSĐH: 11 người
• DSTH
• Còn lại là nhân viên khác
7
Khối lâm sàng
Khối cận
lâm sàng
Ban Chủ Nhiệm Khoa
( Trưởng – Phó Khoa)
Thống Kê
Dược Chính
Kho Cấp Phát Pha Chế Dược LS - TTT
Kho Chẵn (đầu vào) Kho Lẻ (đầu ra) BHYT
Các chức danh chính:
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NGÀNH
1 Dương Xuân Chữ P. Trưởng Khoa TS.DS chính
2 Ngô Đức Dậm P. Trưởng Khoa DS chính
3 Lý Phát Tuấn Linh Tổ trưởng thống kê DSĐH

4 Phan Thị Thu Trúc Tổ trưởng kho lẻ DSĐH
5 Bùi Văn Chiến Tổ trưởng sản xuất DSTH
6 Nguyễn Thị Phượng Hồng Tổ trưởng kho chẵn DSĐH
• Chức năng khoa Dược bệnh viện:
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.
khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác
dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và giám
sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lí nâng cao chất lượng điêu trị trong các cơ sở
khám, chữa bệnh.
Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về dược, nghiên cứu khoa học, tham gia huấn
luyện bồi dưỡng cán bộ.
Quản lý thuốc men, hóa chất, y cụ và các chế độ chuyên môn về dược trong toàn bệnh
viện.
Tổng hợp, nghiên cứu và đề xuất các vấn đề về công tác dược trong tòan bệnh viện
đảm bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an tòan, hợp
lý trong tòan bệnh viện, giúp giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác
dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu của điều trị.
• Nhiệm vụ của khoa Dược:
Khoa Dược bệnh viện có những nhiệm vụ sau:
- Đảm bảo cung cấp thuốc men, hóa chất, y cụ đầy đủ kịp thời, đáp ứng yêu cầu
điều trị.
- Tổ chức quản lý cấp phát thuốc, hóa chất, y cụ.
- Tổ chức pha chế sản xuất thuốc theo chủ trương và phương hướng của Bộ Y tế
- Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm.
- Bảo quản thuốc men, hóa chất, y dụng cụ.
- Thực hiện các quy chế, chế độ chuyên môn vầ dược trong khoa và hướng dẫn
kiểm tra việc thực hiện các chế độ đó trong tòan bệnh viện.
- Hướng dẫn sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc dùng thuốc hợp lý an tòan,
thông tin tư vấn về thuốc.
- Chỉ đạo tuyến.

8
- Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đào tạo.
- Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động thống kê quyết toán thuốc về mặt số
lượng đúng quy định và đúng thời gian.
• Hoạt động khoa Dược:
Các hoạt động của khoa Dược căn cứ trên các văn bản pháp luật hiện hành như:
- Luật Dược 34/2005/QH11
- Quy chế bệnh viện 1895/1997/BYT/QĐ
- Thông tư 11/2010/TT-BYT: Hướng dẫn hoạt động liên quan thuốc hướng tâm
thần và tiền chất dùng làm thuốc
- Thông tư 08/2009/TT- BYT: Danh mục thuốc không kê đơn
- Quyết định 04/2008/QĐ-BYT: Về quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú
- Quyết định 11/2007/QĐ-BYT: Ban hành nguyên tắc tiêu chuẩn GPP
- Các công văn công bố số đăng kí, rút số đăng kí, ngừng sử dụng hay thu hồi
thuốc cua Bộ Y tế
- Công văn 1517/BYT-KCB: Danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn
- ….
b. Một số bộ phận trong khoa và nhận xét:
Tổ kho:
+ Kho chẵn:
Nhiệm vụ:
• Lập dự trù đủ dùng trong 1 tháng nhằm cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời và
chất lượng cho bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu về thuốc cho điều trị nội trú và
ngoại trú tại bệnh viện.
• Bảo quản thuốc trong điều kiện thích hợp nhằm đảm bảo chất lượng thuốc khi
tới tay bệnh nhân.
• Quản lý thuốc nhập, xuất rõ ràng, chính xác, đúng trình tự, chủ yếu cấp phát
thuốc cho kho lẻ và bảo hiểm y tế ngoại trú.
Nhân sự, cơ sở vật chất, quản lý :
 Nhân sự: 1 DSDH, 4 DSTH, 1 Dược tá

 Cơ sở vật chất: Gồm 4 kho:
o Kho 1 (kho thuốc gây nghiện, hướng thần): thuốc gây nghiện, hướng thần được
bảo quản sắp xếp theo các kệ, thuốc cần bảo quản lạnh có các tủ lạnh phục vụ
9
cho việc bảo quản, do DS. ĐH quản lý. Có bảng danh mục các thuốc ở mỗi kệ
và trong tủ → tiện lợi cho việc tra cứu. Các thuốc trước đây được xét bảo quản
theo quy chế độc A, B nay không còn bảo quản nhưng vẫn được sắp xếp bảo
quản chung. Có thiết bị điều hòa nhiệt độ và ẩm kế để kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm
của kho.
o Kho 2: kháng sinh, tiểu đường, hạ lipid máu.
o Kho 3: giảm đau, chống ung thư…
o Kho y cụ và vật tư y tế tiêu hao: sắp hàng theo nguyên tắc: “ Dễ thấy, dễ lấy,
dễ tìm”, săp xếp theo từng nhóm công dụng: chỉ khâu; bông băng; bơm tim…
Có 2 loại vật tư:
 Vật tư y tế tiêu hao: phòng y cụ quản lý.
 Vật tư y tế cố định (y cụ): trước đây do Phòng y cụ quản lý nhưng hiện
nay đang chuyển giao cho phòng vật tư y tế quản lý để tiện lợi cho việc
sửa chữa những y cụ bị hư và để tiện cho thanh lý.
o Kho 4: Kho hoá chất ( hoá chất xét nghiệm: huyết học, vi sinh, sinh hoá) bảo
quản hoá chất trong tủ lạnh thường, tủ lạnh 2 – 8 0C và phòng có máy điều hoà
≈ 200C. Tất cả các máy phải hoạt động 24/24. Khi cúp điện sẽ sử dụng nguồn
điện riêng của bệnh. Phòng Bảo quản có hệ thống đèn – mang nguồn điện dự trữ
- khi cúp điện đèn sẽ tự bật lên.
Hoạt động:
Việc mua thuốc.
 Hàng tháng dựa vào mức sử dụng thuốc tại khoa trại và tổng kho thuốc của khoa
Dược, kho chẵn lập dự trù đủ dùng trong 1 tháng (bình thường lập dự trù vào ngày 20 hàng
tháng), khi hết hàng không chờ hết tháng mà lập dự trù bổ sung ngay. Đối với thuốc độc mỗi
năm dự trù cho Bộ Y Tế 1 lần, nếu thiếu có thể lập dự trù bổ sung. Thủ quỹ kho sẽ đánh dự trù
trình trưởng khoa và Giám đốc duyệt

 Thông qua hình thức đấu thầu, khoa Dược mua thuốc chủ yếu tại Doanh nghiệp
Nhà nước, có ưu tiên cho thuốc sản xuất trong nước có chất lượng bảo đảm, không mua thuốc
bừa bãi, phải dựa vào các nguyên tắc:
+ Thực hiện theo luật đấu thầu của Quốc Hội.
+ Theo thông tư 111 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
+ Theo thông tư số 10/2007 của Bộ Y tế và Tài chính.
+ Thuốc mua nằm trong danh mục thống nhất mà Ban Giám đốc và Hội đồng thuốc
và điều trị đã ban hành.
+ Danh mục thuốc được xây dựng dựa vào yêu cầu thực tế điều trị của khoa trại
(khoa điều trị), phác đồ điều trị của Bệnh viện và danh mục của Bộ Y Tế.
 Nhập kho: phòng thống kê làm phiếu nhập, hàng nhập kho phải được kiểm tra kỹ với
sự có mặt của ba bộ phận: tài vụ, thống kê dược và kho(thủ kho).
10
 Xuất kho: kho lẻ làm phiếu lĩnh, phòng thống kê đánh phiếu xuất
Việc xuất nhập cũng tuân thủ theo nguyên tắc: FIFO, FEFO. Theo dõi hạn dùng của
thuốc, không được có thuốc quá hạn dùng ở kho.
Việc cấp phát thuốc:
 Việc cấp phát thuốc từ kho chẵn sang kho lẻ phải có phê duyệt hoặc kiểm soát của
khoa Dược, mỗi tuần 1 lần đối với thuốc thường, mỗi tháng 1 lần đối với thuốc gây
nghiện.
 Trước khi cấp phát thuốc phải thực hiện:
 3 kiểm tra:
- Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc.
- Nhãn thuốc: tên, nồng độ, hàm lượng, đường dùng.
- Chất lượng thuốc: bằng cảm quan.
 3 đối chiếu:
- Tên thuốc trên đơn, phiếu lĩnh thuốc với nhãn thuốc.
- Nồng độ, hàm lượng thuốc trên đơn, phiếu với thuốc sẽ giao.
- Số lượng, số khoản trên đơn, phiếu lĩnh với thuốc sẽ giao.
 Trong quá trình bảo quản phải thực hiện 5 chống:

 Ẩm mốc, mối mọt
 Cháy nổ
 Thiên tai, thảm họa
 Trộm cắp, tiêu cực
 Quá, cận hạn dùng

NHẬN XÉT:
- Việc sắp xếp và quản lý thuốc và hóa chất, y cụ trong các kho đảm bảo được các
nguyên tắc và yêu cầu của quy chế dược.
- Quy trình mua thuốc thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Y Tế, quy trình cấp
thuốc cho kho lẽ được thực hiện đúng yêu cầu. Việc kiểm tra hạn dùng, nhiệt độ, độ
ẩm được thực hiện thường xuyên.
- Tuy nhiên, do điều kiện diện tích kho còn khá nhỏ so với lượng thuốc của bệnh viện
nên còn một số thuốc phải để bên ngoài kho, điều này một phần nào ảnh hưởng đến
chất lượng của những thuốc này.
+ Kho lẻ:
11

×