Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.49 KB, 39 trang )

THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN GIAO THÔNG
VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG

Địa chỉ : Ngõ 1194 Đường Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
Bệnh viện được xếp là bệnh viện hạng 1 của thành phố
Với quy mô giường bệnh : 470 giường
Bệnh viện GTVTTW là bệnh viện được xếp vào bênh viện hạng I trong ngành
y tế được hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ y tế và là bệnh viện chuyên
khám, chữa bệnh cho nhân dân trong và ngoài thành phố.Trong đó khoa Dược là
một trong những khoa chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của ban giám đốc
bệnh viện Giao thông Vận Tải Trung Ương.
Hình 5:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI TW
GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
Hội đồng tư vấn
- Thuốc, điều trị, khen thưởng
- Kỷ luật
Phòng chức năng
Khoa lâm sàng
Khoa cận lâm sàng
-Phòng kế hoạch tổng hợp
-Phòng hành chính quản trị
-Phòng tổ chức cán bộ
-Phòng tài chính kế toán
-Phòng chỉ đạo tuyên truyền
-Phòng hồi sức cấp cứu
-Khoa nội A1,A2
-Khoa tiết niệu
-Khoa ngoại sản D1
-Khoa y học cổ truyền


-Khoa tai mũi họng D2
-Khoa truyền nhiễm nội C
-Khoa xét nghiệm
-Khoa chuẩn đoán hình ảnh
-Khoa phục hồi chức năng
-Khoa dinh dưỡng
-Khoa phòng chống nhiễm khuẩn
-Khoa dược
Hình 6:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN GTVT TRUNG ƯƠNG
BAN GIÁM ĐỐC
Trưởng khoa Dược
Cung ứng thuốc DSĐH
Dược lâm sàng và thông tin thuốc DSĐH
Kho
DSTC
Thống kê báo cáo
DSTC+ DT
Pha chế
DSĐH
Cấp phát DSTC+ DT
Cấp phát lẻ
Cấp vật tư, hóa chất, y cụ cho các khoa
Phòng khám
107- Trần Hưng Đạo
Điều trị nội trú
Điều trị ngoại trú
Thuốc gây nghiện hướng
tâm thần DSĐH
Phßng nghiÖp vô y dîc vµ trang thiÕt bÞ y tÕ


I. Mô hình tổ chức
1. Nhân sự:
- Khoa dược gồm có :11 cán bộ công nhân viên
Trong đó có : 3 Dược sỹ đại học
3 Dược sỹ trung cấp
4 Dược tá
1Kỹ sư thiết bị y tế
2.Vị trí, địa điểm khoa dược:
- Khoa Dược nằm trong khu nhà A của bệnh viện
+ Tầng 4 : Hành chính khoa
+ Tầng 2 : Kho, pha chế
+ Tầng 1 : Cấp phát lẻ, trực dược
Với vị trí như vậy, tuy không thuận lợi cho việc cấp phát thuốc trong bệnh
viện nhưng các cán bộ công nhân viện trong khoa dược đều hoàn thành tốt tất cả
các công việc mà họ được giao.
II . Chức năng , nhiệm vụ khoa Dược:
1.Chức năng :
- Khoa dược bệnh viện là khoa chuyên môn giúp bệnh viện trưởng quản lý
toàn bộ công tác dược trong bệnh viện
- Thực hiện công tác chuyên môn về dược, nghiên cứu khoa học về Dược,
tham gia bồi dưỡng rèn luyện cán bộ
- Quản lý thuốc men, hoá chất, y cụ và các chế độ chuyên môn về dược trong
bệnh viện để tổng hợp đề xuất các vấn đề công tác Dược trong toàn bệnh viện
- Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý , an toàn, kịp thời và chính xác.
2. Nhiệm vụ :
- Lập kế hoạch cung ứng vàđảm bảo số luượng , chất lượng thuốc thông
thường và thuốc chuyên khoa, hoá chất, vật dụng tiêu hao (bông, băng,
gạc,cồn…)cho điều trị nội trí và ngoại trú, đáp ứng được yêu cầu điều trị hợp lý.
- Pha chế một số thuốc dùng cho bệnh viện.

- Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong toàn bệnh viện.
Trưởng kho dược và dược sỹ được uỷ nhiệm có quyền thay thế thuốc cùng
chủng loại.
- Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thưc hiện tiết khiệm, có hiệu quả cao
trong phục vụ người bệnh
- Là cơ sở thực hành của các trường Đại học Trung học y, dược, khoa Y trong
các trương đại học.
- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc.
III . Công tác cung ứng và quản lý thuốc :
1. Dự trù mua và kiểm nhập thuốc :
- Dự trù :
+ Lập kế hoạch thuốc, hoá chất vật dụng y tế hàng năm phải đúng thời gian
quy định, phải sát với yêu cầu và định mức của bệnh viện , phải làm theo đúng mẫu
quy định . Trưởng khoa dược tổng hợp , giám đốc bênh viện ký duyệt sau khi đã có
ý kiến tư vấn hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện
+ Sau khi nhu cầu thuốc tăng đột xuất phải làm dự trù bổ sung
+ Tên thuốc ghi trong dự trù phải ghi theo đúng tên gốc rõ ràng đầy đủ đơn
vị, nồng độ, hàm lượng , số lượng thuốc trong nhiều trường hợp thuốc nhiều hành
phẩm và có thể dùng biệt dược
- Mua thuốc :
+ Thực hiện đấu thầu trong cung ứng thuốc
+ Thuốc được mua theo hợp đồng nhà thầu đã trúng thầu cung ứng thuốc cho
bệnh viện với hình thức gọi hàng qua điện thoại và giao thuốc tại khoa dược
+ Người phụ trách mua thuốc là Dược sỹ Đại học
+ Thuốc chủ yếu được mua ở doanh nghiệp nhà nước
+ Thuốc đảm bảo đúng chất lượng và số lượng dự trù
+ Thực hiện đầy đủ các quy định về mua sắm hàng hoá của nhà nước
+ Thuốc phải còn nguyên vẹn bao bì
+ Thuốc được bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu ghi trên nhãn thuốc kể
cả trong lúc vận chuyển.

- Kiểm nhập thuốc :
+ Mọi nguồn thuốc trong bệnh viện mua, viện trợ đều kiểm nhập
+ Thuốc mua về trong ngày phải kiểm nhập nguyên đai kiện trong vòng một
tuần lễ phải tiến hành kiểm nhập toàn bộ do hội đồng kiểm nhập thực hiện
+ Thành lập ra hội đồng kiểm nhập gồm : Giám đốc bệnh viện là chủ tịch,
trưởng khoa dược là thư ký, trưởng phòng tài chính kế toán, kế toan dược ,người đi
mua thuốc và thu kho làm uỷ viên
+ Việc kiểm nhập tiến hành đối chiếu hoá đơn, phiếu báo cáo số lượng thực tế
+ Biên bản kiểm nhập gồm các nội dung trên và có chữ ký của hội đồng
+ Hàng nguyên đai , nguyên kiện bị thiếu phải báo cho cơ sở sản xuất được
bổ sung
+ Thuốc gây nghiện phải có giấy báo, lô sản xuất làm biên bản kiểm nhập
riêng theo quy chế thuốc độc
+ Các lô thuốc nhập có tác dụng sinh học mạnh phải có giấy báo lô sản xuất
và hạn dùng kèm theo
2. Quản lý thuốc, hoá chất ở các khoa :
- Thuốc theo y lệnh lĩnh về phải được dùng trong ngày, riêng ngày lễ và chủ
nhật thuốc được lĩnh vào hôm trước ngày nghỉ khoa dược tổ chức thường trực phát
thuốc cấp cứu 24 giờ trong ngày
- Phiễu lĩnh thuốc thường phải theo đúng mẫu quy định, thuốc gây nghiện có
phiếu riêng theo qui chế thuốc độc
- Bông, băng, vật dụng y tế tiêu hao lĩnh hàng tuần
- Hoá chất chuyên khoa llĩnh hàng tháng, hàng quí không được san lẻ các
hoá chất tinh khiết và hoá chất tinh khiết kiểm nghiểm
- Thuốc cấp phát theo đơn ở khoa khám bệnh cuối tháng sẽ thanh toán với
phòng tài chính kế toán bệnh viện
- Trưởng khoa điều trị có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, bảo quản sử dụng
thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao trong khoa
- Tuỳ nhiệm vụ yêu cầu cấp cứu được giao cho các khoa điều trị cận lâm
sàng có tủ thuốc trưc cấp cứu, được sử dụng và bảo quản đúng qui định

- Hoá chất độc tại kho do dược sỹ giữ,tại các khoa khác người giữ hoá chất
độc ít nhất phải trình độ dược sỹ trở lên giám đốc bệnh viện có văn bản quyết định
bằng văn bản phân công người giữ
- Thực hiện đúng qui chế nhãn về nội dung và hình thức
- Thuốc dư ra trong ngày phải thực hiện theo qui chế sử dụng thuốc nghiiên
cứu các hình thức tư nhân khoa phòng bán thuốc trong bệnh viện.
IV . Công tác trong khoa Dược :
1. Thống kê, báo cáo sử dụng thuốc :
- Khoa dược có nhiệm vụ thực hiện báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12
tháng theo qui định và báo cáo đột xuất khi cần thiết
- Báo cáo gửi lên cấp trên phải được giám đốc bệnh viện thông qua và ký
duyệt
- Phải ghi đầy đủ các mục đúng qui cách , đúng mẫu báo cáo.
2. Pha chế thuốc :
- Phòng pha chế phải đảm bảo bố trí theo hệ thống một chiều, đảm bảo vệ
sinh vô khuẩn. Phải có phòng pha chế thuốc thường và thuốc vô khuẩn.
- Người pha chế phải đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe và chuyên môn theo quy
định. Khi vào phòng pha chế phải thực hiện quy định chế độ vệ sinh vô khuẩn
trong pha chế thuốc.
- Bố trí khu vực hoặc phòng pha chế riêng cho các dạng thuốc khác nhau
- Trang bị tủ lạnh, tủ thuôc thường, nguyên liệu và thành phẩm
- Nước cất dùng để pha chế phải đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam, có
buồng cất nước, hứng nước cất riêng.
- Hóa chất đảm bảo chất lượng, có phiếu kiểm nghiệm kèm theo
- Chai, lọ, nút phải đạt tiêu chuẩn ngành y tế, xử lý đúng kỹ thuật.
- Trước khi pha chế phải kiểm tra lại đơn thuốc, công thức vào sổ pha chế.
Nếu có thay đổi nguyên liệu phải báo cáo với bác sĩ kê đơn biết.
- Sau khi pha chế phải đối chiếu lại đơn, kiểm tra liều lượng, tên hoạt chất
đã dùng và dán nhãn ngay.
- Các thuốc được pha chế trong khoa dược :

+ Cồn 70°
+ Cồn Iod 1-5%
+ Cồn acid boric 3%
+ Thuốc đỏ
+ Thuốc tím 0,025 – 1%
+ Đóng gói thuốc bột
* Một số công thức pha chế thường pha tại phòng pha chế của khoa Dược :
a) Pha chế Cồn 70°
Công thức :
Cồn 90° 750ml
Nước cất vừa đủ 1000ml
- Điều chế :
Cho 750ml cồn 90° vào ống đong sau đó cho nước cất vừa đủ 1000ml khuấy
đều
- Bảo quản :
Thuốc dùng ngoài đựng trong lọ kín, chỗ mát.
b) Pha chế Cồn Iod 5%
Công thức :
Iod dược dụng 5g
Kali iodid 2g
Ethanol 95°
Nước cất aa vđ 100ml
- Điều chế :
Nghiền Kali iodid với 2ml ethanol 47,5% trong cối sứ
Thêm iod vào nghiền tan hết
Chuyển sang ống đong
Tráng cối sứ bằng ethanol 47,5% , cho tiếp vào ống đong
Thêm cồn 47,5° vừa đủ 100ml
Lọc nhanh qua bông.
- Bảo quản :

Thuốc dung ngoài đựng trong lọ kín, thoáng mát.
3. Kho - cấp phát thuốc:
- Quy định kho :
+Thiết kế theo đúng chuyên môn từng chủng loại, đảm bảo cao ráo, thoáng
mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ anhsangs, đủ phương tiện, bảo quản và an toàn chống mất
trộm.
+ Sắp xếp trong kho phải đảm bảo ngăn nắp, có đủ giá, kệ xếp theo chủng
loại, dễ thấy, dễ lấy
+ Bảo quản thuốc phải thực hiện được 5 chống ( chống nhầm lẫn, chống quá
hạn, chống mối, mọt, chuột, gián, chống trộm cắp, chống thảm hoạ )
+ Phải co thẻ kho riêng cho từng loại thuốc, có ghi số kiểm soát của thuốc.
- Cấp phát thuốc :
+ Phiếu lĩnh thuốc phải được trưởng khoa dược hoặc dược sỹ được uỷ nhiệm
duyệt và ký tên
+ Phiếu lĩnh thuốc nếu ghi sai hoặc phải thay thế thuốc phải được bác sỹ điều
trị sửa lại và xác nhận vào phiếu sau khi có ý kiến của dược sỹ khoa dược
+ Thuốc gây nghiên, thuốc độc, thuốc hướng tâm thần phải thực hiện cấp
phát theo quy định hiện hành
+ Thuốc pha chế trong bệnh viện phải bàn giao cho kho cấp phát lẻ (có thẻ
cấp phát tại phòng pha chế )
+ Thuốc bột, thuốc nước phải đóng gói thành liều nhỏ cho từng người bệnh
(thuốc gây nghiện, thuốc độc, thuốc hướng tâm thần do dược sỹ chia liều nhỏ )
+ Trước khi giao thuốc, dược sỹ phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu
+ Khoa dược chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng thuốc do khoa
dược cấp phát lẻ.
4.Tổ chức quản lý chuyên môn về dược :
- Kiểm tra giám sát qui chế dược tại các khoa phòng chuyên môn
- Kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn và thông tin tư vấn, tham gia
hội đồng thuốc điều trị để giám sts điều trị sử dụng thuốc an toàn
- Giám sát thực hiện pháp đồ điều trị danh mục thuốc

- Theo dõi phản ứng có hại của thuốc
- Thông tin về thuốc , theo dõi ứng dụng thuốc mới trong điều trị.
V . Hoạt động dược lâm sàng :
1. Mục tiêu của dược lâm sàng :
- Có được những kiến thức cơ bản liên quan đến sử dụng thuốc và phòng
ngừa các phản ứng có hại do thuốc gây ra
- Liệt kê và phân tích được những nguyên tắc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
của ba nhóm thuốc : kháng sinh, chống viêm ( Steroid và No-steroid ), vitamin và
khoáng chất.
- Hướng dẫn sử dụng được một số thuốc trong điều trị hai nhóm bệnh thông
thường theo nguyên tăc an toàn, hợp lý.
+ Bệnh liên quan đến rối loạn hô hấp
+ Bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa
2. Nội dung sử dụng thuốc an toàn, hợp lý :
- Sử dụng thuốc hợp lý là một nhiệm vụ quan trọng trong ngành y tế để đạt
được mục tiêu này thì trách nhiệm phụ thuộc vào 03 đối tượng :
+ Người kê đơn ( Bác sĩ )
+ Người tư vấn về thuốc ( dược sĩ lâm sàng )
+ Bệnh nhân
- Sử dụng thuốc hợp lý là cải thiện hiệu quả sử dụng nâng cao độ an toàn,
đảm bảo tính an toàn khi dùng thuốc cho từng cá thể bệnh nhân
- Tính hợp lý còn phải nằm trong đơn hợp lý ( ngoài tiêu chuẩn hợp lý của
từng thuốc riêng biệt còn có nhiều yếu tố khác nữa ). Trong đó có 03 vấn đề quan
trọng nhất :
+ Phối hợp thuốc phải đúng ( không có tương tác bất lợi )
+ Khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh cao
+ Có chỉ dẫn dùng thuốc đúng.
- Tính hợp lý phải cân nhắc sao cho chỉ số giữa hiệu quả và dủi do, hiệu quả
và kinh tế
3.Các tiêu chuẩn để lựa chọn thuốc an toàn, hợp lý :

1. Hiệu quả cao ( H )
2. An toàn tốt ( A )
3. Tiện dụng ( T )
4. Kinh tế ( K )
- Ngoài ra còn có thể có thêm các tiêu chuẩn khác như : tiêu chuẩn sẵn có
( có trong danh mục thuốc thiết yếu và thuốc chủ yếu )
- Hiệu quả là khả năng khỏi bệnh tốt ( tỷ lệ bệnh nhân được chữa bệnh cao )
- An toàn là khả năng xuất hiện tác dụng phụ ,tác dụng không mong muốn
thấp ( tỷ lệ hiệu quả trên dủi do cao )
- Tiện dụng bao gồm các cách đưa thuốc , số lần dùng thuốc trong ngày càng
ít cáng đơn giản thì càng tốt.
- Kinh tế có thể tính cho một lần dùng, một ngày dùng, một đợt dùng, có thể
là thuốc nội hay thuốc ngoại hoặc cả chi phí cho cận lâm sàng.
4. Các kỹ năng cần có của dược sĩ dược lâm sàng khi hướng dẫn điều trị :
a) Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân
- Tạo lập mối quan hệ gần gũi với bệnh nhân
- Phải làm cho bệnh nhân hiểu được lý do điều trị ,phương thức điều trị,
những việc mà bệnh nhân phải làm
b) Kỹ năng thu thập thông tin
- Các thông tin liên quan đến các đặc điểm của bệnh nhân như tuổi, giới tính,
thói quen , nghề nghiệp
- Các thông tin phải chính xác và tỷ mỉ
c) Kỹ năng đánh giá thông tin và thu thập
- Đánh giá thông tin liên quan đến việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị
- nếu quá trình dùng thuốc thất bại phải phân tích cụ thể:
+ Do bệnh nhân tự bỏ thuốc
+ Sử dụng thuốc không đúng liều, không đủ thời gian
+ Giá thành thuốc quá cao
+ Do tiến triển của bệnh
Từ đó tìm ra nguyên nhân kết hợp với bác sĩ điều chỉnh lại y lệnh

d) Kỹ năng truyền đạt thông tin
- Liên quan đến hạn dùng của thuốc hướng dẫn và theo dõi trong quá trình
điều trị
- Hướng dẫn chính xác và tỷ mỉ cách thực hiện y lệnh
+ cách dùng thuốc như giờ uống thuốc, cách uống thuốc
+ Cách theo dõi tiến triển của người bệnh như kiểm tra huyết áp ,kiểm tra
nhiệt độ, kiểm tra mạch
+ thông tin về độ dài liệu trình điều trị.
VI. Các mẫu biểu và danh mục thuốc
1. Các mẫu biểu :
Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện

Bệnh viện : Mẫu số : 8
Khoa, phòng :
Số :
STT Tên thuốc, nồng độ,
hàm lượng
Đơn vị tính Số lượng Ghi chú
Tổng số……khoản
Khoa dược kiểm tra
(ký, ghi rõ họ tên)
Ngày tháng năm
BS, chủ nhiệm khoa
(ký, ghi rõ họ tên)
Người phát thuốc
(ký, ghi rõ họ tên)
Người lĩnh thuốc
(ký, ghi rõ họ tên)
Phiếu lĩnh thuốc hướng tâm thần
Bệnh viện : Mẫu số : 6

Khoa, phòng :
Số :
STT Tên thuốc, nống độ
Hàm lượng
Đ.V.T Số lượng lĩnh Ghi chú
Tổng số…….khoản
Ngày tháng năm
Người phát Người lĩnh Khoa dược đã
kiểm soát
Chủ nhiệm khoa

Mẫu NGT/DT/BHYT GTVT
Đơn cấp thuốc BHYT
Bệnh viện :
Số :
Họ tên bệnh nhân :
Số phiếu KCB BHYT
B1 03 03 DDW 0141

Địa chỉ :
Chuẩn đoán :
Đã nhận………loại thuốc
Ngày tháng năm
Chữ ký của bệnh viện Bs điều trị
Sở y tế GTVT
Bênh viện GTVT
Khoa: CC
Phiếu lĩnh thuốc
Ngày tháng năm
MS: 01D/BV- 99

Số
STT Mã Tên thuốc, hàm lượng Đơn vị Số lượng Ghi chú
Cộng khoản Ngày tháng năm
Trưởng khoa
(ký, ghi rõ họ tên)
Người phát
(ký, ghi rõ họ tên)
Người lĩnh
(ký, ghi rõ họ tên)
Trưởng khoa
(ký, ghi rõ họ tên)
2. Danh mục thuốc :
Danh mục thuốc gây nghiện và hướng tâm thần
Kho Dược cấp phát lẻ - năm 2008

Thuốc gây nghiện
STT Tên thuốc,nồng độ,hàm lượng Biệt dược Đơn vị
tính
Ghi chú
1. Pethidin hydroclorid 100mg/2ml Dolcontran ống Dolargan
2. Morphin hydroclorid 10mg/1ml ống
3. Fentanyl 0,1mg/2ml ống
4. Fentanyl 0,5mg/10ml ống

×