CHƯƠNG 3
THỰC NGHỆM SƯ PHẠM
I. Mục đích và ý nghĩa thực nghiệm
1. Mục đích
- Nghiên cứu những khó khăn và sai lầm của HS gặp phải khi giải Toán;
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm những khó khăn và sai lầm HS
thường gặp trong giải Toán;
- Thu thập dữ liệu để kiểm tra khả năng tiếp nhận kiến thức khi học sinh tương tác
những sai lầm thường gặp phải;
- Đánh giá vai trò và tác dụng của việc ứng dụng mô hình toán vào giải quyết những
khó khăn của học sinh trong học toán.
2. Ý nghĩa
Nếu quá trình thực nghiệm thành công thì đây là một minh chứng rõ ràng tác dụng
của sự tương tác giữa HS với những sai lầm, khó khăn trong dạy học. Ngoài ra, khoá
luận sẽ là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên sư phạm và những ai quan tâm
đến việc phát triển khả năng học toán của HS.
II. Quá trình thực nghiệm
1. Phương pháp thực nghiệm
Đề tài được thực hiện tại lớp 10A
1
, trường THPT Vĩnh Linh, huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị, với 48 học sinh. Hình thức tổ chức thực nghiệm là:
- Đưa ra các bài test- chuẩn đoán;
- Phát phiếu điều tra về: “Những khó khăn học sinh gặp phải trong giải toán và
phương pháp để khắc phục những khó khăn đó”;
- Tổ chức thu thập dữ liệu, lấy thông tin phục vụ cho quá trình thống kê và phân tích
dữ liệu của đề tài.
61
2. Nội dung thực nghiệm
Vì không có điều kiện thực nghiệm những nội dung liên quan đến phần hình học
không gian SGK thí điểm 11 (trình bày ở chương 2 và chương 3), tôi đã chọn bài
trong lịch dạy đã được phân công của mình và vận dụng cơ sở lí luận ở chương I để
thiết kế bài dạy lồng ghép phương pháp dạy học: Cho HS tương tác với những khó
khăn và sai lầm khi tiếp nhận tri thức. Quan sát và tổng kết kết quả qua bài trắc
nghiệm (chiếm 4 điểm) trong bài kiểm tra 1 tiết của lớp. Phân tích tính tích cực và
hiệu quả của phương pháp đó.
Đó là các tiết dạy: Tiết 60: Luyện tập bất phương trình bậc 2
Có dạy một tiết CNTT bài elip để xem xét HS tiếp nhận kiến thức như thế nào, có
tránh được những khó khăn và sai lầm hay không?
3. Thu thập dữ liệu
Dữ liệu thu được dựa trên quan sát
- Khi đưa các vấn đề có chứa những sai lầm, nhiều em HS vẫn không nhận ra. Tiến
hành chia nhóm thảo luận (dưới sự hướng dẫn của GV). Các nhóm trình bày ý kiến
của mình, rồi so sánh với kết quả thực nghiệm. Các em hiểu kỹ và nhớ lâu kiến thức
hơn, giờ học sôi nổi, HS trình bày và thể hiện được ý kiến của mình.
- Khi đưa CNTT vào trong tiết dạy học, HS tự khám phá được tri thức (khái niệm và
phương trình chính tắc của elip) nên hiểu rõ được bản chất của tri thức, ít gặp những
sai lầm.
- Trong tiết dạy mà có vận dung những phương pháp như vậy đến tổng kết bằng bài
kiểm tra thì nhận thấy các em đã vượt qua được những sai lầm đó. Tuy nhiên khả
năng tiếp thu của các em khác nhau nên việc so sánh với kết quả thực nghiệm còn
chưa rõ ràng.
Dữ liệu thu được trên giấy
- Bản viết tay của HS làm ví dụ có mang sai lầm và bài kiểm tra 1 tiết của HS;
- Các phiếu thăm dò của GV và HS.
4. Phân tích dữ liệu
Sau khi triển khai thực nghiệm, một số thống kê và phân tích rút ra như sau:
62
- Khi đưa ra bài toán để giải quyết
(những tiết dạy trong đợt thực tập)
thấy nhiều ý kiến đưa ra và không
ít HS mắc sai lầm. Thu lại những
bản nháp đưa về chấm thì thấy có
tỉ lệ như sau:
- Sau những tiết dạy đó có một bài kiểm tra 1 tiết của lớp, tôi đã được thầy giáo
hướng dẫn giao ra đề kiểm tra dưới sự giám sát của thầy.
Tôi đã đưa bài trắc nghiệm có
những phương án nhiễu có chứa
những sai lầm mà HS hay mắc
phải đó. Hầu hết các em đều vượt
qua được những sai lầm và đạt kết
quả cao so với toàn khối 10 ban
KHTN và kết quả như sau:
So sánh 2 biểu đồ trên ta nhận thấy khi để HS tương tác với những sai lầm thường
gặp trong giải toán có tác dụng mạnh mẽ đến quá trình tiếp thu và khắc sâu tri thức.
Thể hiện, các em đã vận dụng để giải toán tốt hơn, điểm khá giỏi tăng lên, điểm
trung bình yếu giảm trong bài kiểm tra.
III. Kết quả của phiếu thăm dò
Trong quá trình thực nghiệm, ngoài trao đổi với GV và đưa ra các bài trắc nghiệm
cho HS, bản thân đã phát một số phiếu thăm dò để thu thập ý kiến phục vụ đề tài.
Sau đây là nội dung của ý kiến và những câu trả lời xuất hiện nhiều nhất thu được.
63
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN
1. Theo thầy giáo, cô giáo việc chuẩn đoán những khó khăn, sai lầm của HS
khi giải toán và để HS đối diện với những sai lầm đó thì có tác dụng gì?
- HS sẽ hiểu bài sâu và nắm vững kiến thức hơn.
- HS sẽ so sánh được suy nghĩ của mình và biết mình sai ở đâu, đúng ở đâu.
2. Trong quá trình giảng dạy, học phần Hình học không gian thì HS thường
gặp những khó khăn và sai lầm gì?
Thầy giáo, cô giáo đã áp dụng những biện pháp nào để khắc phục những khó khăn
và sai lầm đó?
- Khó khăn trong việc vẽ hình và hiểu các khái niệm định lí
- Sai lầm khi vận dụng các định lí vào chứng minh như: dùng định lí trong phẳng để
vận dụng chứng minh trong không gian.
- Thường đưa các hình ảnh để minh họa.
Trong tiết dạy, thầy giáo, cô giáo có thường để HS đối diện với những sai lầm hay
không?
- Thường xuyên, thường đặt những câu hỏi nghi vấn cho HS.
3. Học sinh đạt kết quả ra sao khi tiến hành chuẩn đoán và áp dụng những
biện pháp thích hợp chỉ ra những khó khăn và sai lầm của HS trong quá trình học?
Số em hiểu bài nhiều hơn, tránh được những sai lầm trong giải toán.
4. Khả năng tư duy của HS được cải thiện như thế nào khi học sinh đối diện
với những khó khăn và sai lầm?
64
Khả năng tư duy phê phán, phân tích thông tin, giao tiếp tốt hơn. Và biết vận dụng
những kỉ năng này vào trong những tình huống mới không chỉ trong những bài toán
cụ thể rõ ràng đó.
5. Việc xây dựng môi trường toán học tích cực dưa vào CNTT mà đặc biệt
là mô hình toán học có tác dụng như thế nào đối với việc khắc phục những khó khăn
trong học toán và tránh những sai lầm của HS?
HS nhìn được những hình ảnh trực quan để hiểu những khái niệm trừu tượng và
cũng tự mình khám phá ra tri thức.
6. Sử dụng CNTT và mô hình toán học như thế nào để giúp HS vượt qua
những sai lầm trong học toán?
Dựa vào những hình ảnh động, dùng phần mền toán học để biểu diễn những khía
cạnh khác nhau của một đối tượng cụ thể nào đó, hướng dẫn để HS tìm ra tri thức.
Nhưng tùy nội dung của từng bài dạy.
NHẬN XÉT CHUNG:
Qua những ý kiến thu được từ phía giáo viên, chúng ta có thể nêu lên một số kết luận
như sau:
- GV nhận thấy được những khó khăn của HS và những sai lầm HS có thể gặp trong
học toán, đưa nhiều biện pháp để khắc phục những khó khăn và sai lầm trong quá
trình tiếp thu tri thức. Bằng nhiều biện pháp: thảo luận nhóm, bài kiểm tra trắc
nghiệm, ứng dụng CNTT...
- Tuy nhiên do yếu tố khách quan và chủ quan mà những biện pháp khắc phục cho
HS còn gặp không ít khó khăn: Cơ sở vật chất, thời gian qui định của tiết dạy, trình
độ không đông đều của HS trong lớp nên khó khăn...
- GV nhận thấy tiết học có sử dụng CNTT giúp học sinh tiếp thu tri thức tốt hơn, ít
mắc phải sai lầm. Song lại rất công phu và mất thời gian.
65