Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Bài giảng phương pháp hùng biện và các thủ thuật tranh biện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.15 KB, 130 trang )


Phương pháp hùng biện và
các thủ thuật tranh biện
Ts. Nguyễn Văn Chiến. Ngôn ngữ học
(Đại học Thăng Long)
Chuyên đề

Cấu trúc chuyên đề
* Phần một : Các phương pháp hùng biện
1.1. Khái quát về Hùng biện
1.2. Phương pháp Hùng biện – những điểm cơ bản
* Phần hai : Các thủ thuật biện luận trong tranh biện
2.1. Biện luận và hùng biện
2.2. Các thủ thuật biện luận
* Phần ba : Thực hành thuyết trình và hùng biện

Phần một: Phương pháp hùng biện
1. Khái quát về hùng biện
1.1. Hùng biện là gì ?
Nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng
sao cho trôi chảy,sinh động,trang nhã và đầy
sức thuyết phục, thể hiện sức mạnh biểu
cảm qua vẻ đẹp của ngôn ngữ nhờ đó thu
hút và thuyết phục người nghe điều mình
muốn truyền gửi

1.1.1. Những cách hiểu sâu sắc
hơn về hùng biện
* Ở phương tây hay châu âu:
- Hùng biện được xem như “Thuật” tiếng La tinh là “Eloqentia”
( thuật hùng biện) và “tài hùng biện” có gốc La tinh là“loqu” ( nói )


- một khả năng thấu hiểu ngôn ngữ và dụng ngữ sao cho có ma lực
thuyết phục thính giả
- Trong tiếng Anh “ Rhetoric” hay “ Eloquence” : the art of effective
speaking and using words”
- Người Hy lạp cổ đại gán cho hùng biện hình ảnh biểu tượng là
Calliope – nữ thần thi ca truyền cảm hứng cho các thiên sử thi và
Calliope ( một trong 9 cô con gái của Thần Zeus với Mnemosyne)
chính là thuật hùng biện

* Ở phương đông
- Hán ngữ cho chữ “Hùng” là sự mạnh mẽ, có khí
thế; “ Biện” là sự lo liệu, sắp xếp đưa ra các lý lẽ
để làm một việc khó khăn hay không thể nói rõ lý do
- Hùng biện : Người nói hay, giỏi lập luận, lập luận
chặt chẽ để thuyết phục người khác ( Thời chiến
quốc hay Đông Chu bên Trung quốc có các thuyết
khách giỏi, kỳ tài như Tô Tần, Trương Nghi, Khổng
Minh – Gia Cát Lượng…)

Petrach ( 1304-1374)
- Trong khi nghiên cứu về văn học Hi La thời phục
hưng đã tập trung vào ngôn ngữ học và truyền
thông học. Sau khi thông thạo một ngôn ngữ bước
tiếp theo là nhắm tới “một đẳng cấp hùng biện” và
khuyến khích sinh viên học tập các tác giả cổ điển
thuật dụng ngữ ,cách trình bày thuyết phục người
nghe
- Các nhà nhân văn thời phục hưng rất chú tâm vào
mối quan hệ giữa thuật hùng biện và chính trị, đặc
biệt là các nguyên tắc chính trị


* Tóm lại
Hùng biện
khả năng dùng lời nói lập luận chặt chẽ, cách
thức diễn giải phù hợp để thuyết phục người
nghe trong quá trình giao tiếp có định hướng;
sao cho người nghe nắm được, thấu hiểu
được và tin tưởng mình và sẵn sàng hành
động theo ý đồ của người nói

1.1.2. Tác dụng của hùng biện trong xã
hội
1/ Tác dụng của hùng biện trong xã hội:
a) Giao tiếp trong xã hội xem hùng biện là chìa
khóa vạn năng không mất tiền mua
( dưới đây là các câu chuyện)
b) Giá trị thực tiễn của lời ăn tiếng nói trong
đời sống giao tiếp đã được đúc kết như thế
nào

*Châm ngôn

Câu nói như tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai không sao rút
ra được nữa ( Khổng Tử )

Sảy chân còn lấy lại được, sảy miệng khó lòng lấy lại (lời người
xưa)

Học ăn,học nói,học gói, học mở ( Lời răn của các cụ ta xưa)


Lời nói gói vàng (tục ngữ Việt)

Người khôn ăn nói nửa chừng (tục ngữ Việt)

Người thanh, tiếng nói cũng thanh (tục ngữ Việt)

Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe (châm ngôn Việt)

….

2/ Hùng biện chính trị
a) Các nhà chính trị, các chính khách, các thủ
lĩnh tôn giáo,các nhà ngoại giao, luật sư,
những người làm công tác giáo dục…đều
chú trong đến thuật hùng biện và coi nó là
chìa khóa dẫn đến thành công trong sự
nghiệp của mình;
b) Đặc biệt là các chính trị gia từ tây sang
đông, từ xưa đến nay

Các tên tuổi hùng biện

Marcus Antonius ( 83 TCN - 30 TCN)

Franklin Roosevelt,

Winston Churchil,

Joseph Stalin,


Adolf Hitler,

Joseph Goebbels,

Benito mussolini,

Francisco Franco,

J. Washington

Abraham Lin Coln

Luther King

Bill Clinton

Fidel Castro

Tô Tần

Trương Nghi

Khổng Minh- Gia cát Lượng

Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Lê Quý Đôn

Lý Thường kiệt


Nguyễn Trãi

Phan Bội Châu

Nguyễn Thái Học

Hồ Chí Minh



* Oliver Smith (1759)

Thuật hùng biện chân chính không có nghĩa là trình bày
những điều vĩ đại theo phong cách hoành tráng, nhưng là
nói về chúng một cách đơn giản và dễ hiểu; nói một cách
chính xác, không hề có phong cách hoành tráng, bởi lẽ sự
hoành tráng ẩn dấu ngay trong chính sự việc cần trình bày;
và nếu không được như thế thì chỉ còn là những lời huyênh
hoang,sáo rỗng mà không có tác dụng gì cả

Như vậy rõ ràng hùng biện thuyết phục người nghe ở bản
thân vấn đề cần hùng biện. Đây mới là chìa khóa chính của
vấn đề!

3/ Hùng biện dành cho các lĩnh vực khoa học khác
nhau và ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Các thương gia

Các nhà tâm lý học


Các luật sư

Các nhà bác học: M.V. Lômôlôxốp ( 1711-1765),
Mari Curi ( 1867-1934), Daniel Webter ( luật sư),
Dale Carnegie ( nhà sư phạm học )…

Có những tên tuổi thất bại trong hùng biện kéo theo
sự biến mất của những giấc mơ :Motes Quieu
( Pháp), Jean Jacques Rausaeu (Pháp)…

4/ Các tác dụng khác của hùng
biện

Nâng cao khả năng nói và tư duy ngôn ngữ,
khả năng diễn đạt và bộc lộ tư tưởng của
mình nhờ ngôn ngữ

Xây dựng bản lĩnh giao tiếp qua đó khẳng
định tính cách, nhân cách con người…

1.1.3. Thời điểm hùng biện

Có 2 loại thời điểm :
a) Thời điểm được chuẩn bị trước và được báo trước
( ví dụ các buổi thuyết trình theo kế hoạch, theo lời
mời…) ; ở thời điểm này thường hùng biện đi liền
với công việc chuẩn bị trong đầu có khi (và thường
khi) phải nhờ đến việc viết – thực thi bài nói bằng
văn bản trước (Ví dụ các bài nói chuyện hay diễn

văn quan trọng của nguyên thủ quốc gia - thay vì
đọc bằng cách nói chuyện)


b) Thời điểm trực tiếp ( không có chuẩn bị
trước)- thời điểm gây cấn, cần có sức thuyết
phục cao, đề cập vấn đề nhanh, chủ động và
linh hoạt. Đây là những thời điểm thường xảy
ra trong cuộc sống hàng ngày , trong đời
sống công việc…

1.1.4. Tình huống hùng biện

Khái niệm thời điểm hùng biện dẫn chúng
ta đến việc xem xét các tình huống hùng
biện cụ thể ; Có 3 loại tình huống :
1)Tình huống nên nói (một cách / theo kiểu
hùng biện)
2) Tình huống cần nói (một cách / theo kiểu
hùng biện)
3) Tình huống phải hùng biện

1) Tình huống nên
a) Thính giả, người đối thoại không yêu cầu nhưng nói ra theo tinh
thần hùng biện thì có lợi hơn;
b) Những gì đề cập trong tình huống này thông thường ít có sự
đụng chạm vào những vấn đề mới, những chuyện nhạy cảm
hoặc gây cấn, những quan điểm chính trị, lý luận. Nói ở tình
huống như vậy thường mang tính nghi thức vì hoàn cảnh chung,
có lợi cho cả người nói lẫn người nghe

c) Các trường hợp cụ thể ( Không gian giao tiếp cụ thể ) của loại
tình huống này :
- Quan hệ xã giao ( lời nói hỗ tương cho hành vi như một cái bắt
tay, một nụ cười- một lòi thăm hỏi; …): Khi đến dự một bữa tiệc,
một hội nghị, lúc chủ động muốn phát biểu cảm tưởng…

2) Tình huống cần nói theo
kiểu hùng biện

Cần làm rõ điều mà người nghe chưa thật hiểu (bán
tín,bán nghi); nếu không nói thì sẽ bất lợi cho chính
bạn và qua đó là cho tập thể

Ví dụ, khi bạn được giới thiệu / đóng vai là người
đại diện cho một tập thể nào đó để phát biểu ý kiến;
hoặc bạn cần có một bài đáp từ nào đó trong các
cuộc giao lưu giữa các đơn vị có sự hiện hữu của
bạn

3) Tình huống bắt buộc phải
nói theo kiểu hùng biện

Nói không chỉ bảo vệ mình mà còn vì yêu cầu cương vị , vai trò
của mình lúc đó; nói là trách nhiệm của mình trước một tập thể;
nói là mục đích tối thượng có sức mạnh khôn lường!

Ví dụ:
- Người giữ vai trò đại diện chính thức trong một hội nghị
- Hùng biện để bảo vệ một quan điểm trong các hội thảo khoa học
hay trước một cuộc gặp mặt công chúng ;

- Biện hộ cho một quan điểm trong tình huống được /bị phỏng vấn
- Đọc diễn văn
….

4) Lưu ý : “Im lặng là vàng” và việc trả lời 5
câu hỏi cần yếu

Silence is a great art of conversatinon (English proverb)

Muốn đi đến quyết định có nên hùng biện hay không,cần phải trả lời
được ,ít nhất, 5 câu hỏi sau:
1/ Trong trường hợp này nếu không nói thì sao ?
2/ Đã chuẩn bị và hiểu kỹ vấn đề định nói chưa?
3/ Không khí hùng biện đã đến cao trào chưa ? Bạn đã sẵn sàng nói ra
nội dung bài hùng biện chưa? ( yêu tố chủ quan từ phía bạn – người
hùng biện )
4/ Thính giả đã thật sự cần nghe và muốn nghe chưa ? ( Yếu tố khách
quan từ phía thính giả - người cần thuyết phục)
5/ Vấn đề nói ra sẽ có tác dụng ra sao và nó nhắm tới điều gì, mục đích cụ
thể gì?


1.1.5. Thực tế hùng biện
* Những khuôn mẫu
> Những người có tài hùng biện bẩm sinh

Những người không biết nói hoặc lạm dụng khả năng nói (lợi
khẩu)

Những người có khả năng nói tốt nhưng ích kỷ, ít rèn luyện, hay

đề cao mình, nói nhằm thỏa mãn mình …dễ rơi vào thói ba hoa,
nói dài , nói dai thành ra nói dại; dẫn đến vạ mồm

Người có khả năng hùng biện là người trong thực tế hoạt
đông xã hội biết rất rõ trong trường hợp nào sử dụng giấy
tờ để nói và trường hợp nào dùng lời nói trực tiếp để thuyết
phục nhanh; họ biết nói gì? Nói như thế nào? Nói với ai? Ở
đâu? Khi nào? Hoàn cảnh nào ?

*Những người cần hùng biện
1/ Phóng viên hay các đại biểu phỏng vấn; những
người hoạt động xã hội; những người chào hàng
trong buôn bán…
2/ Các luật sư
3/ Các nhà ngoại giao
4/ Các nhà hoạt động chính trị
5/ Các nhà giáo, những người làm công tác giảng dạy


1.1.6. Sức mạnh của hùng biện trực tiếp ( Ngôn
ngữ nói khác ngôn ngữ viết)

1/ Nghe dễ hiểu ngay và tập trung hơn đọc (yếu tố thời gian và tâm lý thời gian)

2/ Nghe được mục kích thật hơn, từ đó cảm tưởng vấn đề thật hơn (yếu tố thị giác và
tâm lý thị-thính giác > Lời nói lọt lỗ tai, con kiến trong lỗ cũng phải bò ra…);

3/ Nghe trông thấy diễn giả với những điệu bộ cụ thể, sức thuyết phục vô hồn đầy ma
lực của điệu bộ cử chỉ, của nghệ thuật thanh giọng, của những khả năng đặc tả mà
viết không làm được ( các yếu tố kèm ngôn thay lời)( viết chỉ khuyếch đại được khả

năng thị giác nhưng không cho thấy màu sắc và âm thanh, ma lực của thôi miên)

4/ Nghe và nói là hoạt đông tương tác 2 chiều – đối thoại trực tiếp> tính sinh động và
sống động của hội thoại ( khác viết chỉ có một chiều – đối thoại gián tiêp )

5/ Người nói dễ điều chỉnh hành động tâm lý của mình trước phản ứng của người
nghe và thái độ của họ

6/ Hùng biện trực tiếp không bị khuôn mẫu định sẵn ,dễ phát hiện và xử lý các vấn
đề, dễ phát huy tinh sáng tạo của bài nói hơn viết vì không gian lời nói là vô tận; tư
duy nói là chớp giật, tốc độ nói là gió thổi…tất cả là cuồng phong của khẩu chiến…

7/ Hùng biện là quyền uy, là thể chủ động của người nói, là thế thượng phong của
người thuuyết trình

1.1.7. Hùng biện không phải là đặc
quyền của một lớp người

Thiên tài do tích lũy mà nên

Thực tế chứng minh những tấm gương sáng về các
thiên tài hùng biện nhờ nỗ lực mà khắc chế những
điểm yếu của mình để trở thành những nhà hùng
biện xuất sắc: Spáctacut ( La Mã cổ đại); Abraham
Lin Coln ( tổng thống Mỹ); Chủ tịch Mao Trạch
Đông…xuất thân từ tầng lớp bình dân, khi nhỏ nhút
nhát sợ nói trước công chúng.Trương Nghi- thuyết
khách người nước sở; Gia Cát Lượng; Shocrat
( triết gia lớn Hy Lạp ngậm sỏi học nói )….

×