Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Nhân tố làm cho Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Đồ họa, Mỹ nghệ có sự thống nhất về hệ thống hình tượng và cách thức biểu hiện.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.35 KB, 41 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao (TDTT) là một trong những bộ phận của nền giáo dục
cộng sản, nền giáo dục đó đòi hỏi con người phải được phát triển toàn diện để
trở thành người chủ đất nước, vì vậy công tác giáo dục TDTT phải được coi
trọng đúng với vị trí và ý nghĩa của nó để phát huy đầy đủ tính giáo dục toàn
diện.
Từ xưa đến nay hình thái của người Việt Nam là nhỏ bé so với các
nước trên thế giới và khu vực. Ở nước ta hiện nay nền kinh tế văn hoá, chính
trị, khoa học, kỹ thuật ... đã và đang phát triển nhằm tiến tới công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước vì vậy việc nâng cao thể chất cho mỗi người dân Việt
Nam là vấn đề cực kỳ cấp thiết là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân, Đảng và
Nhà nước ta phải hết sức quan tâm và coi trọng đồng thời mỗi người dân cũng
phải tự ý thức được điều này.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng và Nhà nước ta luôn coi
trọng công tác TDTT và xác định TDTT không chỉ do ngành thể dục thể thao
có trách nhiệm mà đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp trong xã hội đều phải
quan tâm và phát triển. Chính vì thế mà trong văn kiện đại hội Đảng VIII và
nghị quyết trung ương II Khoá VIII của Đảng về giáo dục - đào tạo và khoa
học công nghệ đã khẳng định: " Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn
minh phải có con người phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức mà còn
phải là con người cường tráng về thể chất, chăm lo cho con người về thể chất
là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các đoànthể,
trong đó có giáo dục đào tạo y tế và TDTT". Đến văn kiện Đại hội đảng IX,
Đảng ta vẫn xác định phải "từng ước nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc
sức khoẻ nhân dân, mở rộng và hoàn thiện mạng lưới y tế, chăm sóc và bảo vệ
trẻ em, đẩy mạnh phong trào toàn dân tập luyện TDTT" và "Đẩy mạnh hoạt
1
động TDTT nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam phát triển
phong trào TDTT quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp".
Trong những năm gần đây, cùng với nhịp điệu phát triển chung của
toàn quốc, khu vực miền Đông Bắc Bộ nền kinh tế cũng có sự phát triển mạnh


mẽ, đời sống xã hội ngày được nâng cao, sự quan tâm của gia đình, nhà
trường và xã hội đối với thế hệ trẻ ngày càng nhiều, không thể không có
những tác động tới sự phát triển thể chất của thanh thiếu niên, đặc biệt là đối
với học sinh trung học cơ sở. Một đối tượng rất đông đảo của lứa tuổi trường
học, là mắt xích nối liền giữa tiểu học với trung học phổ thông. Sự phát
tireern thể chất của các em là sự chuyển tiếp và nền tảng cho sự phát triển thể
chất của cấp học tiếp theo. Như vậy tính cấp thiết phải nghiên cứu của đối
tượng được đặt nên hàng đầu.
Trường phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh Bắc Giang là ngôi trường giành
cho những học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang và các Tỉnh
lân cận là nơi giáo dục các em trở thành những công dân có ích cho đất nước,
cho xã hội việc phát triển hình thái không chỉ là riêng một dân tộc nào mà là
của tất cả các dân tộc ở Việt Nam. Qua tham khảo một số tài liệu chuyên
môn, một số đề tài khoa học, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên chỉ đạo,
chúng tôi nhận thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu nên
mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu đặc điểm hình thái của học sinh trường phổ thông dân
tộc nội trú Tỉnh Bắc Giang"
* Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đặc điểm hình thái của học sinh trường phổ thông DTNT
Tỉnh Bắc Giang nhằm góp phần cung cấp những thông tin, dữ liệu cần thiết
để có định hướng nâng cao thể chất cho học sinh DTNT nói chung và Tỉnh
Bắc Giang nói riêng.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về phát triển thể chất.
Trong thời đại khoa học phát triển không ngừng việc nghiên cứu các
yếu tố liên quan đến sự phát triển hình thái của học sinh chiếm một vị trí vô
cùng quan trọng.

Khái niệm phát triển thể chất được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành
khoa học, đặc biệt là trong VHTC. Nhưng cho đến nay ít có tác giả đưa ra
khái niệm cụ thể cùng các yếu tố nội hàm của nó. Một khái niệm chung nhất
được sử dụng trong lý luận và phương pháp giáo dục thể chất đó là: Phát triển
thể lực là quá trình hình thành biến đổi. Tuần tự theo quy luật trong suốt cuộc
đời từng người về hình thái chức năng các tố chất thể lực và năng lực thể chất.
Y học TDTT cũng đưa ra khái niệm về mức độ phát triển thể chất đó là
một tổ hợp các tố chất, hình thái và chức năng của cơ thể quy định khả năng
hoạt động thể lực của cơ thể. Như vậy khái niệm về mức độ phát triển thể chất
không chỉ bao gồm các đặc tính, hình thái và kích thước của cơ thể mà còn cả
khả năng chức phận của cơ thể.
Mức độ phát triển thể chất chịu ảnh hưởng tác động của các yếu tố bên
trong, bên ngoài cơ thể và các yếu tố kinh tế, xã hội, điều kiện dinh dưỡng,
luyện tập thể thao, các yếu tố bẩm sinh di truyền ... đặc biệt chịu ảnh hưởng
của các bài tập thể chất đến sự phát triển thể chất của học sinh.
Các đặc điểm của thể trọng cũng là những thông số để đánh giá về mức
độ phát triển thể chất và thể trạng của con người phụ thuộc vào các yếu tố di
truyền và môi trường bên ngoài như điều kiện lao động, dinh dưỡng, luyện
tập TDTT, các bệnh đã mắc phải ...
3
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng các chỉ số hình thái của học sinh cấp II,
III không phải là ổn định về thế cần đưa ra các chiến lược chỉ đạo của cấp trên
đối với học sinh các dân tộc Bắc Giang nói riêng và các dân tộc cả nước nói
chung để phát triển hình thái.
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu diễn biến của một số
chỉ số về hình thái của học sinh phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh Bắc Giang. Từ
đó đánh giá sự phát triển hình thái của các em.
1.2. Các chỉ số về hình thái.
1.2.1. Chiều cao.
Chiều cao là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá tầm vóc và

mức độ phát triển thể chất của mọi người.
Chiều cao đứng: Là khoảng cách từ sàn đến đỉnh đầu (Vettex) người
được đo phải đứng ở tư thế nghiêm. Duỗi hết các khớp sao cho đuôi mắt và
ống tai tạo thành một đường thẳng nằm ngang, có 3 điểm phía sau gót, mông
và bả vai chạm tường.
Và theo thống kê tổng hợp của các chủng tộc trên thế giới, chiều cao
chung là từ 133 - 190 (cm) theo cách này thì chiều cao của người Việt Nam
thấp hơn 1 bậc.
1.2.2. Cân nặng.
Cũng như chiều cao, cân nặng là yếu tố được quan tâm nhiều trong các
ngành khoa học đặc biệt là trong thể thao là chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát
triển thể chất cơ thể và trình độ thể lực. Cân nặng của 1 người gồm 2 phần:
* Phần cố định: Chiếm 1/3 tổng số cân nặng bao gồm: Xương, da các
tạng và thần kinh.
* Phần thay đổi: Chiếm 2/3 số cân nặng trong đó bao gồm 3/4 là trọng
lượng cơ và 1/4 là mỡ và nước, cho nên tăng cân là tăng phần thay đổi của cơ
thể.
4
Người ta tính các chỉ số liên quan giữa cân nặng (P) và chiều cao (t)
theo công thức cổ điển nhất của Broca: P = I - 100 công thức này cho biết cân
nặng của một người sẽ bằng số lẻ tính Centimet ngoài một mét người trưởng
thành.
VD: Như một người cao 170 (cm) thì sẽ cân nặng 70 (kg)
2.2.3. Kích thước vòng ngực.
Kích thước này tỉ lệ thuận với ảnh hưởng của tập luyện TDTt nếu như
tập luyện TDTT tốt thì kích thước sẽ tăng có lợi cho thành tích VĐV và
ngược lại. Do đó các chỉ số liên quan đến là:
* Vòng ngực hít vào hết sức: Đo được khi hít vào hết sức.
* Vòng ngực thở ra hết sức: Đo được khi thở ra hết sức.
* Hiệu số vòng ngực: Là hiệu số giữa vòng ngực hít vào hết sức và

vòng ngực thở ra hết sức.
2.2.4. Kích thước vòng chi:
* Vòng cánh tay đo: Cẳng tay gấp vào cánh tay ở mức độ cảm thấy có
sức mạnh nhất và cũng đo ở mức hai đầu cơ to nhất.
* Vòng đùi: Là yếu tố để đánh giá sự phát triển các tố chất, thể lực (sức
nhanh, mạnh, bền và độ linh hoạt)
1.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 12 - 15.
So với học sinh cấp tiểu học, phổ thông trung học cơ sở học tập chiếm
vị trí nhiều hơn và các em gặp một loạt hoàn cảnh mới: Nhiều môn học mới,
phải thực hiện yêu cầu không phải của một giáo viên mà nhiều giáo viên, học
sinh phải hoạt động độc lập với khối lượng công việc tăng một cách đáng kể
và các em có một đại vị mới ở gia đình và trường học. Đối với các em bắt đầu
cố gắng muốn tự lập, điều này có quan hệ đặc biệt đến sự phát triển thái độ có
ý thức đối với hoạt động của mình. Nguyện vọng đó sẽ giúp các em tích cực
hơn trong hoạt động, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát triển sự sáng tạo trong
5
hoạt động. Tuy nhiên nếu giáo dục không đúng thì tính độc lập trong tư duy
của các em phát triển theo chiều hướng không đúng sẽ dẫn dến kết quả không
tốt (học đòi, cáu kỉnh, thô lỗ, hỗn láo, hút thuốc lá, sống "vô chính phủ" và dễ
dàng mắc phải những tệ nạn xã hội - đặc biệt là ở lứa tuổi cuối cấp học phổ
thông trung học cơ sở.
- Hứng thú của các em xuất hiện thêm nhiều nét mới so với học sinh
cấp I. Hứng thú đã được xác định rõ rệt hơn, mang tính chất bền vững, sâu sắc
và phong phú hơn. Hứng thú của các em rất năng động, các em sẵn sàng đi
vào lĩnh vực tri thức mình ưa thích. Do vậy việc giảng dạy TDTT cũng như
các môn học khác đóng vai trò chủ yếu trong vấn đề này. Giờ học TDTT sẽ
tạo cho các em hiểu được ý nghĩa, vai trò của TDTT đối với cá nhân và xã
hội, giúp các em tự giác tích cực trong tập luyện trong giờ chính khoá và hoạt
động ngoại khoá. Song chất lượng giảng dạy và nhân cách giáo viên có ảnh
hưởng mạnh đến sự nảy sinh và phát triển hứng thú của các em đối với môn

học (thầy này dạy thì mình thích môn học môn đó còn thầy khác dạy thì sẽ
không thích nữa).
Một đặc điểm nữa là hứng thú nhận thức đối với môn học này càng
phân hoá được thể hiện khi các em ham mê một lĩnh vực tri thức nào đó thì
coi thường các giờ học những môn mà các em không thích. Lứa tuổi này các
em rất thích hoạt động các môn thể thao khác nhau và thường quan tâm đến
các sự kiện thể thao xảy ra, buồn khi đội mình thích bị thua vui khi đội đó
thắng.
Do hứng thú phát triển rộng rãi nên thầy giáo và cha mẹ phải hướng và
điều chỉnh hứng thú sao cho phù hợp để hướng dẫn các em hoạt động có hiệu
quả.
- Lứa tuổi này xúc cảm diễn ra tương đối mạnh mẽ nên các em dễ bị
kích động, kém tự chủ. Nhưng các em có những quan hệ bạn bè thân thiết,
6
gần gũi nhau trên cơ sở có cùng chung hứng thú, cùng thống nhất trong một
hoạt động nào đó (đá bóng, chơi các trò chơi ...) và các em thường tạo thành
nhóm bạn thân thiết hàng ngày.
- So với học sinh cấp tiểu học thì học sinh phổ thông trung học cơ sở
các phẩm chất ý chí được phát triển. Song, việc tự ý thức và tự nhận thức
không phải các em bao giờ cũng hiểu đúng mình và hiểu đúng người khác,
nhưng những nét ý chí của tính cách như can đảm, dũng cảm, quả cảm là
những phẩm chất các em rất quý trọng và các em rất sợ mang tiếng là "yếu
đuối", cho mình vẫn còn là "trẻ con"... vì vậy việc giáo viên xem thường kết
quả học tập của học sinh hoặc không đánh giá, động viên kịp thời thì học sinh
sẽ nhanh chóng chán nản tập luyện thể dục thể thao và có thể lôi kéo những
bạn cùng nhóm không tích cực học tập nữa.
Như vậy tuổi học sinh phổ thông trung học cơ sở là tuổi quá độ nên
cũng là giai đoạn rất sinh động, các em phát triển đặc biệt mạnh mẽ, linh hoạt,
toàn bộ nhân cách đang trên con đường "rẽ", vì vậy cá tính của các em có rất
nhiều cái chưa bền vững, và mong muốn thử sức mình theo các phương

hướng khác nhau, nên nhân cách của các em phức tạp hơn và nhiều mâu
thuẫn hơn tuổi học sinh cấp tiểu học. Do vậy cần phải thường xuyên quan sát
và giáo dục cho phù hợp trên cơ sở dựa trên tính tích cực, phát huy tính sáng
tạo, biết điều chỉnh và tổ chức hoạt động động cho các em tạo điều kiện phát
triển tốt khả năng của các em.
1.4. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 12 - 15.
1.4.1. Hệ thần kinh.
Não bộ đang thời kỳ hoàn chỉnh, hoạt động của thần kinh chưa ổn định,
hưng phấn chiếm ưu thế vì vậy khi học tập các em dễ trung tư tưởng, nhưng
nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu thần
kinh sẽ chóng mệt mỏi và dễ phân tán sức chú ý. Do hoạt động thần kinh linh
7
hoạt đó là điều kiện dễ dàng hình thành phản xạ có điều kiện. Do vậy nội
dung tập luyện phải phong phú, phương pháp giảng dạy tổ chức giờ học phải
linh hoạt, không cứng nhắc đơn điệu, giảng giải và làm mẫu có trọng tâm
chính xác đúng lúc, đúng chỗ. Ngoài ra cần tăng cường hoạt động thể dục thể
thao ngoài giờ và các hình thức vui chơi khác để làm phong phú khả năng
hoạt động và phát triển các tố chất thể lực một cách toàn diện.
1.4.2. Hệ vận động.
Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh về chiều dài. Hệ thống
sụn tại các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt để phát triển và hoàn thiện, do vậy
giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ tương nhưng phải
chú ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động để tránh sự phát triển sai lệch
của hệ xương và kĩm hãm sự phát triển chiều dài. Đặc biệt đối với các em gái
xương chậu chưa được phát triển hoàn thiện nên dễ bị lệch lạc nếu quá trình
hoạt động vận động không hợp lý.
- Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn sự phát triển của hệ xương, hệ
cơ chủ yếu phát triển về chiều dài thiết diện cơ chậm phát triển nhưng đến
tuổi 15 - 16 thì thiết diện cơ phát triển nhanh đặc biệt là các cơ co, cơ to phát
triển nhanh hơn các cơ duỗi và cơ nhỏ. Do sự phát triển không đồng bộ, thiếu

cân đối nên các em không phát huy được sức mạnh và chóng mệt mỏi. Vì vậy
trong giáo dục thể chất cần chú ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động
để tránh sự phát triển sai lệch của hệ xương và kìm hãm sự phát triển chiều
dài. Đặc biệt đối với các em gái xương chậu chưa được phát triển hoàn thiện
nên dễ bị lệch lạc nếu quá trình hoạt động vận động không hợp lý.
- Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn sự phát triển của hệ xương, hệ
cơ chủ yếu phát triển về chiều dài thiết diện cơ chậm phát triển nhưng đến
tuổi 15 - 16 thì tiết diện cơ phát triển nhanh đặc biệt là các cơ co, cơ to phát
triển nhanh hơn các cơ duỗi và cơ nhỏ. Do sự phát triển không đồng bộ, thiếu
8
cân đối nên các em không phát huy được sức mạnh và chóng mệt mỏi. Vì vậy
trong giáo dục thể chất cần chú ý phát triển tăng cường cơ bắp và phát triển
toàn diện.
1.4.3. Hệ tuần hoàn.
Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển mạch máu, sức co bóp còn
yếu khả năng điều hoà hoạt động của tim chưa ổn định nên hoạt động quá
nhiều, quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi. Vì vậy, tập luyện TDTT thường
xuyên sẽ ảnh hưởng tốt đến sự hoạt động của hệ tuần hoàn, sự hoạt động của
tim dần dần được thích ứng và có khả năng chịu đựng với khối lượng lớn sau
này. Nhưng trong quá trình tập luyện TDTT cần phải đảm bảo nguyên tắc vừa
sức và nguyên tắc tăng dần yêu cầu trong giáo dục thể chất, tránh hoạt động
quá sức và quá đột ngột.
1.4.4. Hệ hô hấp
Phổi của các em phát triển chưa hoàn thiện, phế nang còn nhỏ, hệ cơ hô
hấp chưa phát triển dung lượng phổi còn bé vì vậy khi hoạt động của các em
thở nhiều, thở nhanh nên chóng mệt mỏi. Cho nên việc rèn luyện thể chất cho
các em không những phải toàn diện mà còn phải chú ý phát triển các cơ hô
hấp và hướng dẫn các em biết cách thở sâu, thở đúng và biết cách thở trong
hoạt động. Như vậy, mới có thể làm việc và hoạt động được lâu và có hiệu
quả.

Ở lứa tuổi cấp phổ thông trung học cơ sở, các em đang trong giai đoạn
phát triển dậy thì (gái sớm hơn trai 1 - 2 tuổi) do phát triển đột biến của một
số tuyến nội tiết gây ra sự mất ổn định nên một số chức năng của các hệ thống
cơ quan và tâm lý đều có sự khác biệt rõ ràng dần.
Ví dụ: Các em gái buồng trứng bắt đầu phát triển, xuất hiện kinh
nguyệt và thường rối loạn cấu tạo của xương mỏng và xốp, mỡ dưới da nhiều,
lồng ngực hẹp dung lượng phổi nhỏ, khả năng hoạt động tuần hoàn và hô
9
hấp ... đều kém các em trai nên hoạt động với khối lượng tương đối thì phản
ứng mạnh, chóng mệt mỏi và hồi phục lâu hơn các em trai.
Do vậy trong tập luyện thể dục thể thao phải thận trọng đối sử hợp lý
với từng em, từng giới tính khác nhau.
1.5. Các công trình nghiên cứu về thể chất học sinh.
Có những công trình khoa học nhằm phân tích, đánh giá thực trạng
hình thái thể chất và sức khoẻ của thế hệ trẻ nước ta (6 - 18 tuổi).
- Tác giả: Nguyễn Quang Quyền (1962 và 1975) đã chuẩn hoá một số
chỉ tiêu về hình thái và chức năng được ngành y công nhận hằng số sinh học
của người Việt Nam năm 1975.
- Tác giả: Đinh Hỷ và cộng sự (1972) nghiên cứu về hình thái cơ thể.
- Tác giả: Cao Quốc Việt và Vũ Việt Bắc (1973) nghiên cứu đánh giá
tình trạng sức khoẻ học sinh.
- Tác giả: Trịnh Bình Di, Đoàn Uyển (1986) khái quát đặc điểm phát
triên cơ thể trẻ em từ 6 - 17 tuổi.
Song lại có những công trình nghiên cứu có tính chất điều tra cơ bản
đối với học sinh nhằm tìm ra những quy luật phổ biến về sự phát triển thể chất
của trẻ như:
- Lê Đình Du và cộng sự (1973) theo dõi và đánh giá tình hình phát
triển thể lực học sinh.
- Phạm Hồng Minh (1980) nghiên cứu về sự phát triển thể chất học sinh
Việt Nam từ 7 - 17 tuổi...

10
CHƯƠNG 2
NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đề tài tiến hành giải quyết hai
nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Đánh giá sự phát triển hình thái của học sinh trường phổ
thông dân tộc nội trú Tỉnh Bắc Giang.
- Nhiệm vụ 2: So sánh sự phát triển hình thái của học sinh trường phổ
thông dân tộc nội trú - Bắc Giang với sự phát triển hình thái chung của học
sinh Việt Nam.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ trên trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử
dụng các phương pháp sau:
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp này dùng để thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu
chuyên môn, các tài liệu tham khảo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ
đó thu thập những thông tin cần thiết cho quá trình làm đề tài.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn.
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để tìm hiểu thực trạng hình thái
học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh Bắc Giang. Chúng tôi đã gặp
gỡ học sinh và một số giáo viên có kinh nghiệm để thu thập thông tin cần
thiết cho đề tài.
2.2.3. Phương pháp kiểm tra y học.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập các số liệu của đề
tài để đánh giá một cách chính xác sự phát triển hình thái với học sinh trường
phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh Bắc Giang.
11
2.2.4 Phương pháp toán học thống kê.
Chúng tôi sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lý số liệu thu

thập được bằng công thức sau với n < 30.
- Giá trị trung bình:
n
X
X
i
Σ
=
Trong đó:
X
: Giá trị trung bình.
X
i
: Là giá trị các số liệu.
n: Tổng các số liệu.
- Phương sai:
( )
1
2
2

−Σ
=
n
xx
i
x
δ
Trong đó: δ
2

: Là phương sai.
X
: Là giá trị trung bình.
X
i
: Là giá trị các số liệu.
n: Tổng các số liệu.
- Độ lệch chuẩn:
2
δδ
=
Trong đó: δ
2
: Là phương sai.
δ: Độ lệch chuẩn.
- So sánh 2 trị số trung bìnhvới mẫu bé: n< 30
BA
BA
nn
xx
t
22
δδ
+

=
Trong đó
( ) ( )
2
2

2
2
−+
−+−
=
∑ ∑
BA
BBAA
nn
xxxx
δ
12
- Công thức tính hệ số tương quan thứ bậc.
)1(
6
1
2
2

−=
nn
d
r
Trong đó: r: Hệ số tương quan.
1 và 6: Hằng số.
D = A
i
- B
i
: Sự khác biệt ở từng cấp biến số và thứ bậc của hai

nhóm.
n: Số lượng.
A
1
; B
i
: Thứ tự xếp hạng tương ứng.
2.3. Tổ chức nghiên cứu.
2.3.1. Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2006 đến tháng 03/2008 và
chia làm 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 12/2006 đến tháng 01/2007. Nội dung công
việc: Xác định tên đề tài, viết đề cương nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 01/2007 đến tháng 10/2007: Nội dung công
việc: Thu thập nguồn thông tin khoa học, xử lý nguồn thông tin khoa học thu
được.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 10/2007 đến tháng 03/2008: Nội dung công
việc: Viết đề tài nghiên cứu dự thảo kết quả nghiên cứu. Sửa chữa và hoàn tất
luận văn.
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh Bắc Giang.
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu.
Địa điểm được tiến hành ở hai nơi:
- Trường Đại học TDTT I.
- Trường phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh Bắc Giang.
13
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Để thực hiện mục đích của đề tài chúng tôi tiến hành giải quyết các
nhiệm vụ sau:
3.1. Đánh giá sự phát triển hình thái của học sinh Trường PTDT

nội trú Tỉnh Bắc Giang.
Để giải quyết nhiệm vụ 1 của đề tài chúng tôi tiến hành lựa chọn một
số chỉ số kiểm tra về hình thái cơ thể học sinh dân tộc nội trú Tỉnh Bắc Giang.
Để có thể lựa chọn được những chỉ số nhằm đánh giá sự phát triển hình
thái của học sinh Trường PTDT nội trú Tỉnh Bắc Giang chúng tôi đã tiến
hành phỏng vấn 15 giáo viên huấn luyện viên, bác sỹ ... Để lựa chọn ra các
chỉ số phù hợp để nghiên cứu đánh giá. Kết quả phỏng vấn được chúng tôi
trình bày ở bảng 3.1.
14
Bảng 3.1. Bảng kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số kiểm tra về hình
thái cơ thể học sinh phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh Bắc Giang
TT Các chỉ số Đơn vị
Kết quả phỏng vấn
Số người đồng ý Tỷ lệ %
1 Chiều cao cm 15 100
2 Cân nặng kg 15 100
3 Vòng cánh tay thuận co cm 13 86
4 Vòng cánh tay thuận duỗi. cm 13 86
5 Hiệu số vòng cánh tay. cm 14 93
6 Rộng vai. cm 7 46
7 Dài cánh tay. cm 8 53
8 Dài cẳng tay. cm 8 53
9 Dài tay cm 6 40
10 Lực bóp tay cm 5 33
11 Vòng ngực trung bình cm 14 93
12 Vòng ngực hít vào hết sức cm 14 93
13 Vòng ngực thở ra hết sức cm 14 93
14 Hiệu số vòng ngực cm 13 86
15 Vòng đùi thuận phải cm 13 86
16 Vòng đùi trái cm 8 53

17 Dài đùi cm 5 33
18 Dài cẳng chân cm 7 46
19 Dài chân cm 8 53
20 Rộng bàn chân cm 7 46
21 Vòng cổ chân. cm 7 46
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy những chỉ có tỷ lệ đồng ý từ 65% trở lên
được lựa chọn làm số liệu nghiên cứu.
Từ kết quả phỏng vấn chúng tôi đã vận dụng vào kiểm tra 10 chỉ số để
đánh giá sự thay đổi hình thái của học sinh trường phổ thông DTNT Tỉnh Bắc
Giang
1. Chiều cao.
2. Cân nặng.
3. Vòng ngực hít vào tối đa.
15
4. Vòng ngực thở ra tối đa.
5. Hiệu số vòng ngực.
6. Vòng cánh tay thuận duỗi.
7. Vòng cánh tay thuận co.
8. Hiệu số vòng cánh tay.
9. Vòng đùi thuận.
10. Vòng ngực trung bình.
3.1.2. Nghiên cứu sự phát triển hình thái của học sinh trường phổ
thông dân tộc nội trú Tỉnh Bắc Giang.
Để nghiên cứu sự phát triển hình thái của học sinh đề tài tiến hành kiểm
tra các chỉ số đã được lựa chọn với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú
Tỉnh Bắc Giang cùng lứa tuổi ở năm 1990 [9] và năm 12/ 2007.
Thực trạng một số chỉ số về hình thái của học sinh Trường phổ thông dân tộc
nội trú Tỉnh Bắc Giang bao gồm các khối cấp hai: 6, 7, 8, 9. Thông qua các
bảng: 3.2; 3.3; 3.4; 3.5.
16

×