Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

BÀI TẬP NHÓM CÁC VÍ DỤ VỀ ĐÁNH ĐỔI MỤC TIÊU TRONG QUẢN LÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 33 trang )

KHOA ĐẦU TƯ
CÁC VÍ DỤ VỀ ĐÁNH ĐỔI MỤC TIÊU
TRONG QUẢN LÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Nhóm thực hiện: Nguyễn Thu Thảo CQ527357
Vũ Thị Thu Lan CQ527221
Kiều Thịnh CQ527365
Nguyễn Duy Tùng CQ524136
Nguyễn Ngọc Long CQ522170
1
A1. Thời gian cố định, chi phí thay đổi, chất lượng thay đổi
Tên dự án: Đại lộ Thăng Long
Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải Việt Nam
Thời gian bắt đầu: 20/3/2005
Thời gian kết thúc: 3/10/2010
Tổng mức đầu tư dự kiến: 5379 tỷ đồng
Tổng mức đầu tư thực tế: 7527 tỷ đồng
Đại lộ Thăng Long hay Đường cao tốc Láng – Hòa Lạc là tuyến đường cao tốc nối
khu trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh.
Chiều dài toàn tuyến là 30 km, nằm gọn trong địa giới thành phố Hà Nội. Đại lộ
Thăng Long chạy cơ bản theo hướng Đông - Tây, bắt đầu tại ngã tư giao cắt giữa
đường này với đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Trần Duy Hưng nằm trong ranh
giới giữa quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm, đi qua các huyện Hoài Đức, Quốc Oai,
kết thúc ở xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, tại ngã ba giao cắt với Km 31+064 – quốc
lộ 21A cũ đi thị xã Sơn Tây, nay là đoạn đầu của đường Hồ Chí Minh.
2
Đại lộ Thăng Long chính thức được phát lệnh thông xe vào đầu tháng 10/2010.
Đây là dự án chào mừng lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long. Dự án này được khởi công
vào tháng 3 năm 2005 với tổng mức đầu tư là 5.379 tỉ đồng. Mục tiêu trong vòng 30
tháng, đại lộ này sẽ mở rộng thành đường cao tốc hiện đại bậc nhất Việt Nam. Tuy
nhiên, do dự án triển khai chậm, đến tháng 10/2007, Bộ GTVT điều chỉnh dự án với
tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng lên đến hơn 7.527 tỉ đồng. Theo đó, giá đầu tư mỗi


km lên đến hơn 250 tỉ đồng. Công trình cuối cùng cũng đã kịp thông xe vào tháng 10,
vừa đúng tiến độ của dự án. Tuy nhiên, cho đến nay con đường đã xảy ra một số hiện
tượng báo động về chất lượng. Cụ thể:
3
Không lâu sau khi đưa vào sử dụng, cao tốc này đã bị xuống cấp, xuất hiện nhiều rãnh
lún sâu, hoặc những vết nứt cắt ngang mặt đường.
Giữa năm 2011, nhiều hầm chui dân sinh dọc đại lộ, trời mưa ngập nước, bùn đất, còn
trời nắng thì bụi bẩn, nhưng hiện hầu hết hầm chui đã được tu sửa giúp người dân qua
lại thuận tiện.
4
Tuy nhiên, sau 2 năm khánh thành, hạ tầng trên đại lộ Thăng Long vẫn không được
cải thiện nhiều. Những tấm biển báo giao thông nhỏ nằm lộn xộn, chồng chéo sát mép
đường và bị những biển quảng cáo che khuất, khó quan sát.
Nhiều cầu vượt chưa hoàn thành khiến các đường gom trở nên lộn xộn bởi nếu đi
đúng đường, người dân sẽ phải đi thêm vài cây số mới đến điểm rẽ.
5
Làn cao tốc và đường gom thiếu dải phân cách khiến các phương tiện chuyển hướng
sai quy định, gây mất an toàn giao thông. Những tấm bê tông nằm lăn lóc giữa đường.
Thậm chí, không ít hố ga nằm giữa đường gom và làn cao tốc bị sụt trơ miệng hố rộng
như cái bẫy.
6
Các công trình xây dựng nằm sát đường gom dân sinh thoải mái lôi theo bùn, đất từ
công trường ra khiến đoạn đường bụi mù mịt mỗi khi trời nắng lên.
Hầm chui đoạn gần với vòng xuyến Big C xuất hiện vết nứt dài và nước ngấm theo
khe chảy xuống hầm.
7
Còn bên dưới hầm vẫn ngổn ngang rác thải, phế thải xây dựng
cũng như nhằng nhịt những "tác phẩm" graffiti kèm những lời tỏ tình của giới trẻ
8
Trời cứ mưa to là người dân phải “bơi” qua biển nước dưới hầm chui qua đại lộ

Nguồn:
/> />duong-cao-toc-o-vn.vnn
/> /> />A2. Thời gian thay đổi, chi phí cố định, chất lượng thay đổi
Tên dự án: Đê kè hữu sông Mã
Chủ đầu tư: Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa
Thời gian bắt đầu: 2010
Thời gian kết thúc: 4/2011
Tổng mức đầu tư: 18 tỷ đồng
Để chống hiện tượng sạt lở bờ sông Mã và tạo cảnh quan cho khu du lịch sinh thái
bên bờ sông Mã, Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa được giao
làm chủ đầu tư dự án Đê kè hữu sông Mã, tại khu vực gần chân cầu Hàm Rồng,
9
phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Dự án được đầu tư 18 tỷ đồng, được triển
khai thi công từ năm 2010, đến tháng 4/2011 thì hoàn thành đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, công trình đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã sạt lở, xuống cấp
nghiêm trọng. Một phần hệ thống đê kè nằm giữa khu vực dưới chân cầu Hàm Rồng
và cầu Hoàng Long đã bị sụt lún, các kết cấu bê tông cốt thép đã tách rời khỏi hệ
thống công trình, những vết nứt kéo dài hàng chục m, có bề rộng hàng chục cm.
Không những thế, nhiều đoạn kè công trình từ mặt sông lên đến bờ đã xảy ra hiện
tượng sụt lún, từng mảng lớn bê tông đang bị bong tróc.
Phần dầm phía trên của hệ thống công trình này cũng đã bị rạn nứt, có thể tượng
đổ sập bất cứ lúc nào.
Nhiều tấm kè đã bị tác rời nhau, sụt lún, lòi gỉ sắt; nhiều vết bê tông nứt há mồm
có mặt ở nhiều nơi. Có đoạn các tấm kè bị nâng lên chỉ cần cúi đầu xuống có thể nhìn
thấy đáy, có đoạn thì các tấm kè rã rời không còn sự liên kết. Mặc dù công trình xuống
cấp nghiêm trọng, thế nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp khắc phục triệt để.
Một số hình ảnh về hiện tượng xuống cấp nghiêm trọng của công trình:
Nhiều hạng mục vừa thi công xong xuống cấp nghiêm trọng.
10
Nhiều vết nứt xuất hiện khiến những khối bê tông tách rời nhau.

11
Từng tảng bê tông bong tróc lên ngay phía dưới mố bờ kè.
Lớp lát ngay sát mép sông đã bị nước làm hư hỏng nhiều chỗ.
12
13
Những vết nứt kéo dài hàng chục mét, hở hoác hơn 10 cm ở nhiều hạng mục công
trình.

Nguồn:
/>cap_t221c34n57773tn.aspx
/>trong-709703.htm
A3. Thời gian thay đổi, chi phí thay đổi, chất lượng cố định
Tên dự án: Đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa
Thời gian bắt đầu: 11/10/2005
Thời gian dự kiến hoàn thành: 10/10/2006
Thời gian thực tế hoàn thành: 5/2007
Tổng mức đầu tư dự kiến: 773 tỷ đồng
Tổng mức đầu tư thực tế: > 800 tỷ đồng (do vướng phải tiền đền bì, giải phóng mặt
bằng cho người dân)
Giới thiệu chung về dự án:
14
Điểm đầu của dự án là ngã ba Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh, điểm cuối giao
với đường Nguyễn Lương Bằng.
Diện tích chiếm đất của dự án là hơn 56.000 m2, khoảng 1.200 hộ dân phải di
chuyển. Tuyến đường có chiều dài 1.085m, đường có mặt cắt ngang 50m, trong đó:
Làn xe cơ giới: 2x11m; Làn xe thô sơ: 2x3m; Dải phân cách giữa: 3m; Dải phân cách
xe thô sơ và xe cơ giới: 2x1,5m; Vỉa hè: 2x7,5m.

Mục tiêu của dự án nhằm giải quyết tình trạng ách tắc giao thông giữa khu Đông
và khu Tây Thủ đô, góp phần cải thiện điều kiện môi trường khu vực và hình thành

tuyến phố mới ở Hà Nội. Dự án này được coi là dự án tốt, con đường đắt nhất hành
tinh, đạt tiêu chuẩn về chất lương.
15
Nguồn:
/>2006/70026720/157/
/> />sao.htm
B1. Thời gian cố định, chi phí cố định, chất lượng thay đổi
Tên dự án: Bảo tàng Hà Nội
Chủ đầu tư: UBND thành phố Hà Nội
Thời gian bắt đầu: 19/5/2008
Thời gian kết thúc: 6/10/2010
Tổng mức đầu tư: 2.300 tỷ đồng
Thông tin chi tiết:
- Diện tích khu đất: 53.963m
2
- Diện tích xây dựng: khoảng 8.000m
2
16
- Diện tích sử dụng sàn: khoảng 30.000m
2
- Chiều cao toà nhà: 30,7m gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm
Bảo tàng Hà Nội với tổng diện tích gần 54.000 m2, tòa nhà bảo tàng cao 30 m,
gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm; diện tích xây dựng xấp xỉ 12.000 m2, diện tích sàn hơn
30.000m2 (kể cả tầng hầm và tầng mái), bảo tàng Hà Nội hiện có quy mô lớn nhất
nước. Tổng vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng.
Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bảo tàng
Hà Nội có vốn đầu tư 2.300 tỉ đồng và được đánh giá là bảo tàng Hiện đại nhất Việt
Nam.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên một số trang báo có đưa thông tin và hình ảnh về
bảo tàng Hà Nội xuất hiện nhiều hố sụt lún làm trơ từng khối bê tông móng tòa nhà.

Trong đó có những hố sâu đến 1m.
17
Trơ cả dây cáp điện ra bên ngoài
18
Hố sụt tuy đã được khắc phục nhưng nhiều chỗ vẫn còn khá sâu
Các điểm sụt, nứt khác vẫn tiếp tục xuất hiện ở chân móng tòa nhà.
19
Sụt lún làm trơ ra phần trụ móng của tòa nhà
20
Nhiều chỗ gạch bị lật tung lên
…….và cứ mưa là dột.
Nguồn:
21
/>nhieu-cho-ho/148/9214392.epi
/> />B2. Thời gian cố định, chi phí thay đổi, chất lượng cố định
Tên dự án: Nhà máy thủy điện Sơn La
Thời gian bắt đầu: 2/12/2006
Thời gian kết thúc: 2015
Tổng mức đầu tư dự kiến: 42.476,9 tỷ đồng
Tổng mức đầu tư thực tế đến thời điểm hiện tại: 60.195,928 tỷ đồng
Nhà máy được khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 12 năm 2006, dự kiến tháng
12/ 2010 sẽ phát điện tổ máy số I và Hoàn thành công trình vào năm 2015. Đến nay
với sự nỗ lực cao độ của chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án, tư vấn, nhà thầu, tổ máy số
1 đã được hòa lưới thành công vào ngày 17/12/2010, tiếp đó lần lượt các tổ máy số
2,3,4 đã được đưa vào vận hành an toàn trong năm 2011; ngày 28/4/2012, tổ máy số 5
đã hòa thành công vào hệ thống điện quốc gia.
Tổng vốn đầu tư ban đầu là: 42.476,9 tỉ đồng (bao gồm vốn đầu tư ban đầu là
36.786,97 tỉ đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 5.708 tỉ đồng). Tuy nhiên theo
con số được báo cáo tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu vào cuối năm 2009, so với dự toán
ban đầu trình Quốc hội khóa 11 tại kỳ họp thứ 2 (năm 2002) thì tổng dự toán của dự

án Thủy điện Sơn La đã tăng khoảng 14.000 tỷ đồng (39%). Đến nay, tổng mức đầu tư
hiệu chỉnh là 60.195,928 tỷ đồng.
22
Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, là bậc
thang thứ 2 trên sông Đà (trên là thủy điện Lai Châu, dưới là thủy điện Hòa Bình), với
công suất lắp đặt 2400 MW (gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy 400MW). Theo kết quả giám
sát, công trình đập và nhà máy thủy điện Sơn La đang thực hiện đúng tiến độ, đến nay
5 tổ máy đã được đưa vào vận hành, tổ máy cuối cùng dự kiến sẽ được vận hành vào
tháng 8 tới. Liên quan đến một số vết nứt tại đập bê tông trong quá trình thi công, báo
cáo cho biết, hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đã có kết luận
các vết nứt này không ảnh hưởng đến sự an toàn đập và cho phép đóng cống dẫn dòng
thi công tích hồ chứa nước. “Qua số liệu quan trắc cho thấy các vết nứt không phát
triển, chiều rộng vết nứt đang khép lại so với ban đầu”, báo cáo nêu rõ.
Về công tác di dân tái định cư, theo kết quả giám sát, về cơ bản đã chuyển xong
trên 20 nghìn hộ dân ra khỏi vùng lòng hồ bị ngập trước khi nước dâng lên cos
195m.Tại đa số khu, điểm tái định cư, người dân đã có điều kiện ở khang trang hơn,
đời sống trước mắt được đảm bảo. Tuy nhiên, báo cáo giám sát cũng chỉ rõ, việc giao
đất sản xuất còn chậm, chưa có phương hướng sản xuất, nguồn thu nhập chưa ổn định
và lâu dài.
23
Nguồn:
/> />%E1%BB%87n_S%C6%A1n_La
/>da-tang-gan-60.htm
/>an-thuy-dien-son-la-hon-60000-ty-dong.htm
B3. Thời gian thay đổi, chi phí cố định, chất lượng cố định
Tên dự án: Trường THPT Amsterdam
Chủ đầu tư: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Thời gian bắt đầu: 19/5/2008
Thời gian kết thúc dự kiến: 8/2010
24

Thời gian hoàn thành thực tế: 9/2010
Tổng mức đầu tư: 415 tỷ đồng
Mô hình trường THPT chuyên Amsterdam
Vị trí khu đất xây dựng nằm tại Khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng,
thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Diện tích khu đất
khoảng 50.000 m2 được xác định ranh giới tại bản vẽ quy hoạch sử dụng đất số QH-
05 tỉ lệ 1/500 đã được thành phố phê duyệt, với các chỉ tiêu mật độ xây dựng không
quá 35%, chiều cao không lớn hơn 7 tầng, tuân thủ các yêu cầu khác có liên quan.
Quy mô: có quy mô 45 lớp cho 1.800 học sinh, hơn 50.000 m2 sàn gồm nhiều
hạng mục như: khu nhà học, khu nhà thực hành thí nghiệm, nhà hội trường, hiệu bộ,
nhà ăn, nhà ký túc xá bán trú, thư viện, nhà thi đấu, bể bơi trong nhà, sân bóng đá, sân
thể thao, khu vườn thực nghiệm
Sau khi hoàn thiện, trường THPT Hà Nội – Amsterdam có một không gián kiến
trúc thoáng đáng, hiện đại.
25

×