Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHỊU MẶN VÀ PHẨM CHẤT TỐT CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CƯU LONG VÀ PHÍA BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.63 KB, 8 trang )

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
212
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHỊU MẶN VÀ PHẨM CHẤT TỐT
CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CƯU LONG VÀ PHÍA BẮC
PGS.TS. Trần Thị Cúc Hòa, Phạm Trung Nghĩa,
Lê Thị Yến Hương, Huỳnh Thị Phương Loan,
Phạm Thị Hường, Hồ Thị Huỳnh Như và Phạm Ngọc Tú
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long
SUMMARY
Studies on developing rice varieties possessing salinity tolerance and good
grain quality for Mekong Delta and the North
Salinty is a contraint in rice production in the Mekong Delta and the coastal regions of the North.
The trend of salinity intrusion and intensity is more severe as seen in recent years and continues to
increase in the future due to climate change. Therefore, it requires to develop salt tolerant rice varieties
to adapt to this constraint. The results from this study were the development of two new varieties
namely, OM5464 and OM5166, which were officialy approved respectively for large scale production and
pilot production. These varieties are tolerent to salinty level of 4‰ and also have good grain quality.
Besides, there are two promising varieties, OM9584 and OM9577 which are under extensive testing in
the fields.
Keywords: Climate change, good grain quality, salinity, salt tolerant variety.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1

Đồng bằng sông Cửu Long có 2 triệu ha đất
lúa, trong đó diện tích đất lúa nhiễm mặn
khoảng 700.000ha tức chiếm 35% diện tích đất
lúa. Đất nhiễm mặn trung bình có EC từ 4 - 6
dSm
-1
, đất nhiễm mặn cao có EC lớn hơn 6 dSm


-
1
. Theo báo cáo Cục Trồng trọt (2010) ảnh
hưởng của xâm nhập mặn đến lúa Đông Xuân
2009 - 2010 các tỉnh ven biển khu vực đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm: Tiền
Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang và Bến Tre là 20.000ha/1.545.000ha
diện tích vụ Đông Xuân, chiếm 40% diện tích
toàn vùng. Trong đó, diện tích có nguy cơ xâm
nhập mặn cao khoảng 100.000ha. Xu hướng
xâm nhập mặn ngày càng tăng, theo Viện Khoa
học Thủy lợi miền Nam, năm 2013 nước mặn
xâm nhập các tỉnh ven biển ĐBSCL sớm vào
tháng 2, ranh mặn 4 g/l xâm nhập sâu đến 50 -
55km, có cửa sông đến 60 - 70km.
Ở các tỉnh phía Bắc, Các vùng lúa nhiễm
mặn ở đồng bằng sông Hồng thuộc các tỉnh như:
Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình,


Người phản biện: TS. Bùi Thị Thanh Tâm
Thanh Hóa và các tỉnh Bắc Trung Bộ như Hà
Tĩnh, Quảng Bình, tổng diện tích nhiễm mặn ước
khoảng 100.000ha.
Với diễn biến nhiễm mặn nêu trên trên, việc
chọn tạo các giống lúa mới chịu mặn, có năng
suất cao và phẩm chất tốt là rất cần thiết để thích
nghi với điều kiện đất lúa nhiễm mặn hiện nay và
xu hướng biến đổi khí hậu đang diễn ra. Vì vậy,

Viện Lúa đồng
bằng sông Cửu Long đã thực hiện
đề tài cấp bộ “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa
chịu mặn và phẩm chất tốt cho đồng bằng sông
Cửu Long và phía Bắc” với mục tiêu lai tạo
giống lúa thuần mới, có khả năng chịu mặn (mức
độ chịu mặn khoảng 3 - 4‰), phẩm chất gạo tốt,
phù hợp với điều kiện
canh tác lúa vùng nhiễm
mặn và cơ cấu sản xuất lúa vùng nhiễm mặn ở
đồng bằng sông Cửu Long và phía Bắc.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Bộ giống lúa gồm 53 giống để nghiên cứu về
tính liên kết của các marker SSR đối với đặc tính
chịu mặn ở giống lúa. Giống đối chứng chịu mặn
là Pokkali, giống đối chứng nhiễm mặn là IR29.
Vật liệu dùng để lai tạo bao gồm các giống lúa
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
213
được xác định chịu mặn, giống lúa năng suất cao,
thích nghi rộng, giống lúa phẩm chất cao.
2.2. Phương pháp
Phương pháp lai tạo truyền thống: Thực
hiện lai hữu tính và chọn theo phương pháp phả
hệ. Tính kháng rầy và bệnh đạo ôn, được thực
hiện theo phương pháp lây nhiễm nhân tạo trong
nhà lưới, được đánh giá theo thang điểm của
IRRI (SES, 1996), bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá
được quan sát ngoài đồng.

Phương pháp nghiên phân tích dấu chuẩn
phân tử SSR liên kết với QTL chịu mặn Satol 1
- Sá
u dấu chuẩn phân tử (marker) SSR liên kết
với QTL chịu mặn (Saltol 1) trên nhiễm sắc thể số
1: RM10745, RM7075, RM8094, RM3412,
RM493 và RM336 được sử dụng (bảng 1).
Bảng 1. Danh sách các cặp mồi (primer) của dấu chuẩn phân tử SSR
TT Tên mồi Trình tự mồi Tm
1 RM493 TAGCTCCAACAGGATCGACC
GTACGTAAACGCGGAAGGTG
62
o
C
2 RM3412 AAAGCAGGTTTTCCTCCTCC
CCCATGTGCAATGTGTCTTC
60
o
C
3 RM8094 AAGTTTGTACACATCGTATACA CGCGACCAGTACTACTACTA 60
o
C
4 RM10745 TGACGAATTGACACACCGAGTACG
ACTTCACCGTCGGCAACATGG
66
o
C
5 RM336 CTTACAGAGAAACGGCATCG
GCTGGTTTGTTTCAGGTTCG
60

o
C
6 RM7075 TATGGACTGGAGCAAACCTC
GGCACAGCACCAATGTCTC
60
o
C

- DNA của các giống lúa được trích theo qui
trình của Kumar P.R et al. (2007).
- Đa hình sản phẩm PCR được phát hiện bằng
phương pháp nhuộm bạc (AgNO
3
) sau khi điện di
trên 8% polyacrylamide gel. Phương pháp nhuộm
bạc theo phương pháp cải tiến của Benbouza et al.
(2006) trên hộp có ánh sáng trắng.
- Cho từng dấu chuẩn SSR, băng nhân bản
PCR của các giống lúa thử nghiệm được so sánh
mức độ giống hoặc khác nhau so với băng của
giống lúa Pokkali và IR29. Các giống lúa có băng
nhân bản PCR tương tự với các băng của Pokkali
được coi như là có vị trí gen chống chịu mặn
tương tự như của hệ gen Saltol
1 của Pokkali.
Các giống lúa có băng nhân bản PCR tương tự
với các băng của IR29 được coi như là không có
vị trí gen chống chịu mặn của hệ gen Saltol 1 của
Pokkali.
Phương pháp đánh giá tính chịu mặn của

giống lúa:
- Thanh lọc mặn giai đoạn mạ: Thực hiện
trong chậu và dung dịch Yoshida có muối NaCl:
Theo phương pháp đề xuất của IRRI năm 1997.
Gregorio GB và D Senadhira (1993).
- Thanh lọc mặn giai đoạn làm
đòng đến thu
hoạch: Thực hiện trong bể nhà lưới. Nghiệm
thức xử lý muối (EC = 0, 8 hoặc 12 dS/m), các
giống lúa khi mạ được 12 ngày tuổi thì cấy làm
1 hàng (5 cây/hàng), khoảng cách 15  20cm
trong bể xi măng có kích thước là 3  7m, mỗi
bể gồm 53 giống lúa thử nghiệm. Số lần lặp lại
là 3 cho mỗi công thức xử lý muối. Khi cây lúa
được 35 ngày sau khi cấy thì tiến hành xử lý
mặn cho bể thanh lọc. Trước khi xử lý
muối, bể
được tháo khô nước trong khoảng 5 ngày. Cách
thức xử lý mặn: Thể tích nước muối, cách thêm
nước muối đã chuẩn độ EC = 0, 8 hoặc 12 dS/m
cũng được tiến hành tương tự như thanh lọc
mặn giai đoạn mạ, trồng trong khay đất, dựa
trên thể tích đất trong bể, nồng độ muối và mực
nước ngập mặt đất. Chỉ tiêu năng suất trung
bình/bụi ghi nhận bằng cách
cân năng suất 3
bụi/lần lặp lại, lấy trung bình 3 lần lặp lại, Các
giống lúa không thu hoạch được do chết hoặc
bụi không có hạt chắc (hoặc quá ít) thì ghi nhận
không có năng suất.

Độ mặn trong đất của từng bể được đo khi
bắt đầu thu hoạch lúa. Mổi bể sẽ thu 3 mẫu đất,
để ráo nước và nước chắt ra từ đất dùng để đo
nồng
độ muối trong đất
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
214
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân tích dấu chuẩn phân tử SSR liên kết
với gen chịu mặn QLT Saltol 1
Kết quả phân tích sản phẩm PCR của DNA
của 53 giống lúa thí nghiệm, được nhân bản riêng
biệt bởi 6 mồi SSR liên kết với gen chịu mặn của
hệ gen Saltol 1 (RM493, RM336, RM7075,
RM3412, RM8094 và RM10745) cho thấy, có 5
mồi cho thể đa hình giữa giống chuẩn kháng
Pokkali và giống chuẩn nhiễm IR29 là RM336,
RM7075, RM3412, RM8094 và RM10745. Riêng
mồi RM493 không có thể đa hình, do đó không
được sử dụng. Phân tích kết quả phản ứng PCR
(hình 1) được tổng kết ở bảng 3 ghi nhận có 1

giống (OM8010) có băng PCR của 5 dấu chuẩn
phân tử nêu trên giống như băng của Pokkali, 11
giống có băng PCR của 4 dấu chuẩn phân tử SSR
giống băng của giống Pokkali; 11 giống có PCR
của 3 dấu chuẩn phân tử SSR giống như băng của
Pokkali, 24 giống có PCR của 2 dấu chuẩn phân tử
SSR giống như băng của Pokkali và 4 giống có
PCR của 1

dấu chuẩn phân tử SSR giống như
băng của Pokkali. Tuy nhiên không có sự tương
quan chặt chẽ về tính chống chịu mặn giai đoạn
mạ của giống lúa với số lượng dấu chuẩn phân tử
giống như của Pokkali. Hệ số tương quan giữa số
lượng dấu chuẩn phân tử với tính chống chịu mặn
giai đoạn mạ ở công thức 4
‰ muối là âm 0,21 và
với công thức 6‰ muối là âm 0,15 (tương quan
nghịch, không chặt chẽ), với năng suất lúa (thể
hiện tính chống chịu mặn giai đoạn làm đòng đến
chín) ở công thức 4‰ và 6‰ muối là 0,33 và 0,32
(tương quan thuận, yếu).

Hình 1. Sản phẩm PCR được nhân bản bởi mồi RM3412 của 53 giống thanh lọc mặn trên gel
acrylamide 0,8%.
Ghi chú: M là dấu chuẩn trọng lương phân tử (DNA ladder, DirectLoad
TM
, 100 bp của công ty Sigma), 1: Pokkali, 2: IR29,
3: OM576, 4: OM1490, 5: OM2517, 6: OM3536, 7: AS996, 8: A69-1, 9: OM7222-S, 10: OM7222-1, 11: OM7222-2,
12: OM3566-S1, 13: OM3995, 14: OM3948-S1, 15: OM4926-S1, 16: OM5166-S2, 17: OM5199ĐB, 18: OM5380, 19: OM5451,
20: OM5453, 21: OM5464, 22: OM5490, 23: OM5629, 24: OM6517-S2, 25: OM6904, 26: OM6936-S, 27: OM7229-S2,
28: OM7230-S, 29: OM7234-S, 30: OM7953-S, 31: OM8316, 32: A69-1NCM, 33: ST3 NCM, 34: OM8010, 35: OM6976,
36: OM9576, 37: OM9577-1, 38: OM9577-2, 39: OM9581-1, 40: OM9581-2.
Bảng 2. Mối tương quan giữa số SSR marker liên kết với Saltol 1 của các giống lúa thí nghiệm
với tính chống chịu mặn và năng suất
Cấp hại Năng suất (g/bụi)
TT Giống Số marker
4‰ NaCl 6‰ NaCl 4‰ NaCl 6‰ NaCl
1 Pokkali 5 4,6 5,7 13,03 11,37

2 IR29 0 8,8 8,9 - -
3 OM576 2 6,4 7,9 9,00 -
4 OM1490 4 5,7 6,9 10,77 7,18

5 OM2517 2 5,3 6,6 9,43 -
6 OM3536 3 5,1 7,1 7,73 2,22
7 AS996 2 4,7 6,7 8,16 2,93
8 A69-1 2 5,3 7,0 16,18 5,11
9 OM7222-S 4 6,4 7,3 7,15 4,33
10 OM7222-1 2 5,9 6,7 5,07 3,82
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
215
Cấp hại Năng suất (g/bụi)
TT Giống Số marker
4‰ NaCl 6‰ NaCl 4‰ NaCl 6‰ NaCl
11 OM7222-2 3 6,6 7,4 15,37 8,36
12 OM3566-S1 2 5,9 7,1 4,21
*
-
13 OM3995 1 4,7 6,3 7,65
*
-
14 OM3948-S1 3 4,2 6,3 11,76 -
15 OM4926-S1 2 4,0 6,5 12,10 5,50
16 OM5166-S2 2 5,0 5,8 6,72 0,65
17 OM5199ĐB 4 4,7 6,5 8,40 -
18 OM5380 2 6,4 7,6 8,63 -
19 OM5451 2 6,6 7,5 8,01 1,93
20 OM5453 2 6,8 7,4 7,83 1,56
21 OM5464 4 6,3 7,4 11,40 3,02

22 OM5490 3 5,6 6,1 7,66 0,40
23 OM5629 2 5,6 6,4 10,09 0,58
24 OM6517-S2 3 4,2 6,2 8,00 -
25 OM6904 1 5,5 6,4 4,14 1,21
26 OM6936-S 4 6,0 6,8 7,49 -
27 OM7229-S2 3 4,8 7,0 9,39 1,30
28 OM7230-S 1 7,2 7,8 7,64 -
29 OM7234-S 3 4,6 6,4 9,71 1,00
30 OM7953-S 2 5,2 7,0 6,09 -
31 OM8316 3 6,7 7,4 12,20 2,31
32 A69-1NCM 2 7,1 7,8 6,75 -
33 ST3 NCM 2 5,4 7,4 8,98 -
34 OM8010 5 5,2 6,9 11,17 6,08
35 OM6976 4 5,8 7,7 8,03 -
36 OM9576 1 6,5 8,0 11,30 1,67
37 OM9577-1 2 5,6 7,3 9,37 6,27
38 OM9577-2 4 7,0 7,5 10,24 1,98
39 OM9581-1 2 6,3 7,1 12,04 7,84
40 OM9581-2 3 6,2 6,8 8,39 4,24
41 OM9581-3 4 4,4 7,0 13,42 5,21
42 OM9584-1 4 7,2 8,5 8,78 3,44
43 OM9584-2 2 4,9 6,5 15,70 7,93
44 OM9585 4 5,6 6,5 10,36 2,30
45 OM9601-1 2 7,2 7,8 10,56 4,97
46 OM9604-1 2 5,2 5,4 10,41 2,77
47 OM9604-2 2 5,3 7,7 9,19 2,15
48 OM9640-1 2 6,6 8,0 10,13 2,62
49 OM9640-2 3 5,7 7,6 11,49 3,16
50 OM9915 2 5,6 7,2 12,09 4,16
51 OM9916 4 6,0 7,3 9,11 4,65

52 OM9921 3 5,3 6,2 10,64 1,98
53 OM9605 2 4,1 4,9 10,69 5,67
Tương quan (r) giữa dấu chuẩn phân tử với cấp hại và năng suất -0,21 - 0,15 0,33 0,32
Tương quan (r) giữa cấp hại với năng suất -0,32 -0,17
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
216
3.2. Kết quả tạo chọn giống lúa chịu mặn
3.2.1. Giống lúa được công nhận chính thức
(quốc gia): OM5464
Nguồn gốc và quá trình tạo chọn
Giống lúa OM5464 được chọn tạo từ tổ hợp lai
OM3242/OM2490 thực hiện tại Viện Lúa ĐBSCL
và được đưa vào khảo nghiệm từ năm 2007. Giống
lúa OM5464 có thời gian sinh trưởng ngắn (90 -
100 ngày). Đẻ nhánh khỏe, dạng hình đẹp, cứng
cây. Kháng tốt đối với rầy n
âu và đạo ôn.
Giống lúa OM5464 được công nhận là giống
lúa mới theo Quyết định số 711/QĐ/TT/CLT
ngày 07/12/2011 của Cục Trồng trọt Năm
2013, giống lúa OM5464 được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cấp bằng bảo hộ
giống cây trồng.
Đặc tính của giống
Đặc tính cơ bản của giống lúa OM5464 được
tóm tắt ở bảng 4.
Bảng 4. Đặc tính cơ bản của giống lúa OM5464
TT Đặc tính TT Đặc tính
1 Thời gian sinh trưởng (ngày) (sạ) 90 - 95 12 Tỷ lệ gạo nguyên (%) 50 - 55
2 Chiều cao cây (cm) 90 - 100 13 Độ bạc bụng(cấp 1-9) 1

3 Độ cứng cây Cứng cây 14 Chiều dài hạt gạo (mm) 7,0 - 7,1
4 Khả năng đẻ nhánh Khỏe 15 Độ bền thể gel (mm) 47
5 Số bông/m
2
(bông) 350 - 450 16 Hàm lượng amylose (%) 28,6
6 Chiều dài bông (cm) 23 - 25 17 Rầy nâu (cấp) 3 - 5
7 Số hạt chắc/bông 80 - 100 18 Đạo ôn (cấp) 3
8 Trọng lượng 1000 hạt (g) 24 - 25 19 Bệnh vàng lùn (%) Dưới 5%
9 Tỷ lệ lép (%) 8 - 12 20 Khả năng chịu mặn 6 - 8 dSm
-1

10 Tỷ lệ gạo lức (%) 78 - 80 21 Năng suất (tấn/ha) 6 - 8
11 Tỷ lệ gạo trắng (%) 68 - 69
Nguồn: Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Lúa ĐBSCL (2009). Báo cáo kết quả nghiên cứu năm 2009.
Tính chịu mặn và thích nghi
Giống lúa OM5464 được thanh lọc mặn
nhân tạo giai đoạn mạ có khả năng chống chịu ở
cấp 3 tốt hơn so với giống chuẩn kháng Pokkali
(cấp 5 - 7) (Phạm Trung Nghĩa và ctv., 2010).
Trong thực tế sản xuất, giống lúa OM5464 có
tính chịu mặn cao, ở ngưỡng 6 - 8 dSm
-1
(3,84 -
5,1‰) và cho năng suất cao hơn OM2517 (là
giống chịu mặn phổ biến) và các giống chịu mặn
khác như OM1490, OM576 ở các vùng bị nhiễm
phèn - mặn và hạn thường xuyên ở ĐBSCL.
Giống lúa OM5464 còn có khả năng chịu phèn
và hạn.
Phát triển trong sản xuất

Giống lúa OM5464 đang đươc trồng nhiều
tại các địa phương như Cà Mau, Kiên Giang, Bạc
Liêu. Diện tích giống lúa OM5464 từ năm 2010
đến 2012 khoảng 100.000ha ở ĐBSCL.
3.2.2
. Giống lúa được công nhận sản xuất thử:
OM5166
Nguồn gốc và quá trình tạo chọn
Giống lúa OM5166 được tạo tạo chọn từ tổ
hợp lai IR75494-11-1-1-2-2-1-2/Jasmine 85 thực
hiện tại Viện Lúa ĐBSCL. IR75494-11-1 là giống
lúa giàu sắt Quốc tế sử dụng trong mạng lưới tạo
giống lúa giàu sắt châu Á, Jasmine 85 là giống lúa
thơm, đặc sản được trồng rộng rãi ở ĐBSCL.
Giống lúa OM5166 được đưa v
ào khảo
nghiệm từ năm 2008 và được công nhận là
giống lúa sản xuất thử theo Quyết định số
385/QĐ-TT-CLT ngày 17/8/2012 của Cục
Trồng trọt.
Đặc tính của giống
Đặc tính cơ bản của giống lúa OM5166 được
tóm tắt ở bảng 5.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
217
Bảng 3. Đặc tính cơ bản của giống lúa OM5166
TT Đặc tính TT Đặc tính
1 TGST (ngày) Sạ: 90-95
Cấy: 95-100
11 Tỷ lệ Dài/Rộng 3.12

2 Chiều cao cây (cm) 100 12 Độ bạc bụng cấp 9 (%) 3,00
3 Dạng hình (A, B, C, D) A 13 Độ trở hồ (cấp) 5
4 Độ cứng cây cứng 14 Độ bền thể gel (mm) 91,00
5 Khả năng đẻ nhánh (chồi/m
2
) 421

15 Hàm lượng amylose (%) 24,8
6 Số bông/m
2
401 16 Đạo ôn (cấp) 3
7 Chiều dài bông (cm) 26,5 17 Rầy nâu (cấp) 5
8 Số hạt chắc/bông 104 18 Bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá (cấp) 5
9 Trọng lượng 1000 hạt (g) 27,54 19 Khả năng chịu mặn 6-8 dSm
-1

10 Chiều dài hạt gạo (mm) 7,3 20 Năng suất (tấn/ha) 5−7
(Nguồn: Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Lúa ĐBSCL (2009). Báo cáo kết quả nghiên cứu năm 2009)
Tính chịu mặn và thích nghi
Qua kết quả thanh lọc mặn 53 dòng giống
lúa trong môi trường chứa muối (Phạm Trung
Nghĩa và ctv., 2010), giống lúa OM5166 có khả
năng chịu mặn cao hơn so với giống lúa chịu mặn
Quốc tế Pokkali: Ở nồng độ muối 6‰: OM5166
chịu mặn cấp 5,6 so với Pokkali cấp 6,4, ở nồng
độ muối 8‰ OM5166 chịu mặn cấp 5,7 so với
Pokkali cấp 6,9. Trong thực tế sản xuất, giống lúa
OM5166 đã được trồng ở các vùng nhiễm mặn
ven biển ĐBSCL và cho năng suất cao hơn giống


đối chứng phổ biến chịu mặn OM2517.
Phát triển trong sản xuất
Giống lúa OM5166 có các đặc điểm được ưa
chuộng như thời gian sinh trưởng ngắn, cơm
mềm, thơm nhẹ, chịu được phèn mặn. Trong năm
2012 nhiều địa phương ở ĐBSCL đã sản xuất
giống
OM5166 và tiếp tục mở rông diện tích
trong năm 2013.
3.2.3. Giống lúa triển vọng đang khảo nghiệm
(1) Giống lúa OM9584
Nguồn gốc và quá trình tạo chọn
Giống lúa OM9584 được chọn tạo từ tổ hợp
lai OM6976/OM5451. Giống lúa OM6976 là
giống lúa cao sản thích nghi rộng và chống chịu
được sâu bệnh hại chính của lúa. Giống OM5451
là giống năng suất cao và chất lượng tốt. Giống
OM9584 được khảo ng
hiệm từ năm 2010, khảo
nghiệm Quốc gia vụ Hè Thu 2012 và Đông Xuân
2012 - 2013.
Đặc tính giống
Đặc tính cơ bản của giống lúa OM9584 được
tóm tắt ở bảng 6.
Bảng 4. Đặc tính cơ bản của giống lúa OM9584
TT Đặc tính TT Đặc tính
1 Thời gian sinh trưởng(ngày) (sạ) 90 - 100 12 Tỷ lệ gạo nguyên (%) 45 - 50
2 Chiều cao cây (cm) 95 - 105 13 Độ bạc bụng(cấp 1-9) 3
3 Độ cứng cây (cấp) 1 14 Chiều dài hạt gạo (mm) 7,0 - 7,1
4 Khả năng đẻ nhánh Khỏe 15 Độ bền thể gel (mm) 72 - 74

5 Số bông/m
2
(bông) 300 - 330 16 Hàm lượng amylose (%) 22 - 23
6 Chiều dài bông (cm) 23 - 25 17 Rầy nâu (cấp) 3 - 5
7 Số hạt chắc/bông 70 - 90 18 Đạo ôn (cấp) 3 - 5
8 Trọng lượng 1000 hạt (g) 25 - 26 19 Bệnh vàng lùn (%) <5%
9 Tỷ lệ lép (%) 10 - 20 20 Khả năng chịu mặn 6 - 8 dSm
-1

10 Tỷ lệ gạo lức (%) 78 - 80 21 Năng suất (tấn/ha) 6 - 8
11 Tỷ lệ gạo trắng (%) 68 - 69
Nguồn: Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Lúa ĐBSCL (2011). Báo cáo kết quả nghiên cứu năm 2011.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
218
Tính chịu mặn và thích nghi
Qua kết quả thanh lọc mặn 53 dòng giống
lúa trong môi trường chứa muối (Phạm Trung
Nghĩa và ctv., 2010), giống lúa OM9584-2 có khả
năng chịu mặn gần tương đương so với giống lúa
chịu mặn quốc tế Pokkali: Ở nồng độ muối 4‰:
OM9584-2 chịu mặn cấp 4,9 so với Pokkali cấp
4,6 và ở 6‰: OM9584-2 chịu mặn cấp 6,5 so với
Pokkali cấp 5, 7.
Phát triển trong sản xuất
Giống lúa
OM9584 đang đươc trồng thử
nghiệm tại các địa phương. Theo số liệu ghi nhận
sơ khởi, diện tích canh tác giống lúa OM9584
trong sản xuất đã đạt >1.000ha.
(2) Giống lúa OM9577

Nguồn gốc và quá trình tạo chọn
Giống lúa OM9577 được chọn tạo từ tổ hợp
lai OM6976/OM5472. Giống lúa OM6976 là
giống lúa cao sản thích nghi rộng và kháng rầy.
Giống OM5472 là giống năng suất cao và chất
lượng tốt. Giống OM9577 đã đưa vào mạng lưới
khảo nghiệm g
iống lúa của Viện Lúa ĐBSCL vụ
Hè Thu 2010 và mạng lưới khảo nghiệm giống
lúa quốc gia vụ Hè Thu 2012.
Đặc tính giống
Đặc tính cơ bản của giống lúa OM9577 được
tóm tắt ở bảng 4.
Bảng 5. Đặc tính cơ bản của giống lúa OM9577
TT Đặc tính TT Đặc tính
1 Thời gian sinh trưởng (ngày) (sạ) 95 - 105 12 Tỷ lệ gạo nguyên (%) 48 - 50
2 Chiều cao cây (cm) 95 - 105 13 Độ bạc bụng(cấp 1-9) 3
3 Độ cứng cây (cấp) 1 14 Chiều dài hạt gạo (mm) 7,10 - 7,15
4 Khả năng đẻ nhánh Khỏe 15 Độ bền thể gel (mm) 45 - 47
5 Số bông/m
2
(bông) 280 - 320 16 Hàm lượng amylose (%) 26 - 27
6 Chiều dài bông (cm) 23 - 25 17 Rầy nâu (cấp) 3 - 5
7 Số hạt chắc/bông 70 - 80 18 Đạo ôn (cấp) 5 - 7
8 Trọng lượng 1000 hạt (g) 28 - 29 19 Bệnh vàng lùn (%) Dưới 5%
9 Tỷ lệ lép (%) 10 - 20 20 Khả năng chịu mặn 6 - 8 dSm
-1

10 Tỷ lệ gạo lức (%) 78 - 80 21 Năng suất (tấn/ha) 6 - 8
11 Tỷ lệ gạo trắng (%) 68 - 69

Nguồn: Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Lúa ĐBSCL (2011). Báo cáo kết quả nghiên cứu năm 2011.
Tính chịu mặn và thích nghi
Qua kết quả thanh lọc mặn 53 dòng giống
lúa trong môi trường chứa muối (Phạm Trung
Nghĩa và ctv., 2010), giống lúa OM9577-1 có khả
năng chịu mặn tương đối khá: Ở nồng độ muối
4‰: OM9577-1 chịu mặn cấp 5,6 so với Pokkali
cấp 4,6 và ở 6‰: OM9577-1 chịu mặn cấp 7,3 so
với Pokkali cấp 5,7.
Phát triển trong sản xuất
Giống lúa OM9577 đang đươc trồng thử
nghiệm tại các địa phương
, riêng tại Kiên Giang
và Sóc Trăng giống cho năng suất cao và ổn định
trên những vùng đất nhiễm phèn mặn.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Đề tài đã chọn tạo được các giống lúa mới
đạt tiêu chuẩn chịu mặn và phẩm chất tốt sau:
- Giống lúa OM5464 được công nhận chính
thức và trồng trên diện rộng trong sản xuất ở
ĐBSCL.
- Giống lúa OM5166 được công nhận sản
xuất thử, diện tích đang được mở rộng.
- Các giống lúa triển vọng gồm OM9584 và
OM9577 đang đưa vào khảo nghiệm ở nhiều địa
phương và
một số giống lúa triển vọng đang
được tiếp tục tuyển chọn.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
219

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Benbouza H, Baudoin J-P, Mergeai G (2006).
Improvement of the genomic DNA extraction
method with CTAB for cotton leaves.
Biotechnologie Agronomie Societe et Environ.
2006;10:73 - 76.
2. Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Lúa ĐBSCL
(2009). Báo cáo kết quả nghiên cứu năm 2009.
3. Bộ môn công nghệ sinh học, Viện Lúa ĐBSCL
(2011). Báo cáo kết quả nghiên cứu năm 2011.
4. CROPSTAT 7.2 Software (2008). International Rice
Research Institute, Philippines.
5. Cục Trồng trọt (2010). 16% diện tích lúa vùng đồng
bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị nhiễm mặn nặng:
/>Dong-bang-song-Cuu-Long-co-nguy-co-bi-nhiem-
man-nang/148/4025689.epi
6. Eberhart S.A and Russel W.A (1966). Stability
parameters for comparing varieties. Crop Sci. 6:
36 - 40.
7. IRRI (1996). Standard Evaluation System for Rice.
International Rice Research Institute, Philipines.
8. Kumar PR et al. (2007). A non-invasive technique
for rapid extraction of DNA from fish scales. Indian
Journal of Experimental Biology, Vol 45, November
2007, pp. 992-997.
9. Phạm
Trung Nghĩa và ctv., (2010). Đánh giá tính
chịu mặn của các giống lúa của Bộ môn Công nghệ
sinh học, Viện Lúa ĐBSCL.
10. Phạm Trung Nghĩa (2011). Đánh giá một số giống

lúa cao sản triển vọng, chịu mặn cho tỉnh Bến Tre.
Báo cáo chuyên đề. Viện Lúa ĐBSCL.
11. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2013). Dự báo
xâm nhập mặn:
/>CL_05-3-2013.pdf.
12. Yoshida S, Forno D, Cock JH and Gomez KA
(1972). Routine procedure for growing rice plants in
culture solution - In laboratory manual for
physiological studies of rice. International Rice
Research Institute, Los Banos, Philippines: 53 - 57.

×