Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tổ chức Kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng sinh thái lấy đô thị Đà Nẵng làm địa bàn nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.71 KB, 24 trang )

1

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Những nghiên cứu về kiến trúc cảnh quan (KTCQ) ở Việt Nam
trong thời gian qua có nhiều đóng góp quan trọng cho quá trình xây
dựng và phát triển đô thị. Tuy nhiên, hiện nay chưa có những nghiên
cứu tổ chức KTCQ qua lăng kính hệ thống sinh thái cảnh quan đô thị.
Trong khi đó, với thực trạng các đô thị Việt Nam có tốc độ đô thị hóa
nhanh sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu
đang đe dọa đến tính bền vững của các đô thị. Do đó,việc nghiên cứu
giải pháp tổ chức KTCQ đô thị theo hướng sinh thái trong giai đoạn
hiện nay là vấn đề có tính cấp bách. Sinh thái đô thị là lĩnh vực rất
rộng, do đó để đảm bảo tính thực tiễn của đề tài, tác giả đã thực hiện
nghiên cứu với các mục tiêu gắn với địa bàn cụ thể là đô thị Đà
Nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổ chức KTCQ đô thị theo hướng sinh thái (lấy đô thị Đà Nẵng
làm địa bàn nghiên cứu) nhằm góp phần phát triển bền vững đô thị
trong tương lai. Để đạt được mục tiêu đó, tác giả xác định các mục
tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
- Hệ thống hóa lý thuyết KTCQ tiên tiến trên thế giới làm cơ sở
khoa học tổ chức KTCQ đô thị Việt Nam theo hướng sinh thái
- Nghiên cứu quá trình tổ chức KTCQ đô thị thế giới và Việt
Nam, từ đó rút ra nhửng bài học kinh nghiệm.
- Nhận diện mối quan hệ giữa cảnh quan tự nhiên, cảnh quan nhân
tạo và các hoạt động chức năng đô thị nhằm tạo ra môi trường sống
tốt nhất cho con người.
2


- Xác định các nguyên tắc, tiêu chí tổ chức KTCQ đô thị trên
nguyên tắc sinh thái cảnh quan đô thị nhằm bổ sung phương pháp tổ
chức KTCQ đô thị hiện nay
- Vận dụng đề xuất giải pháp cụ thể tổ chức KTCQ đô thị theo
hướng sinh thái nhằm đạt được mục tiêu xây dựng Đà Nẵng hướng
đến mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng: Kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng sinh thái
Phạm vi nghiên cứu của luận án: Đề tài tập trung vào nghiên
cứu các vấn đề có tính khái quát chung của đô thị Việt Nam tập trung
chủ yếu bắt đầu từ thời kỳ đổi mới, trong đó được minh họa cụ thể
trong phạm vi các vấn đề cảnh quan đô thị của Đà Nẵng với thời gian
nghiên cứu gắn với định hướng phát triển không gian đô thị đến năm
2030.
4. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cầu thành 4
chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan quá trình xây dựng và phát triển kiến trúc
cảnh quan đô thị trên Thế giới và Việt Nam.
Chương này trình bày những kinh nghiệm tổ chức KTCQ các đô
thị trên thế giới và Việt Nam, qua đó rút ra bài học và nhận diện xu
hướng biến đổi cảnh quan đô thị Đà Nẵng trong tương lai.
Chương 2. Cơ sở khoa học tổ chức kiến trúc cảnh quan đô thị
theo hướng sinh thái.
Chương này đề xuất các nguyên tắc, xây dựng hệ thống tiêu chí và
giải pháp tổ chức KTCQ đô thị theo hướng sinh thái.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu - Đề xuất nguyên tắc, tiêu chí và
giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng sinh thái.
3


Chương này xác định các nguyên tắc tổ chức hệ thống cảnh quan
tự nhiên và hệ thống cảnh quan nhân tạo với các hoạt động chức năng
khác cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành hệ thống
KTCQ nhằm hiểu rõ bản chất của KTCQ đô thị theo hướng sinh thái.
Chương 4. Đề xuất tổ chức kiến trúc cảnh quan đô thị Đà Nẵng
theo hướng sinh thái.
Tác giả nghiên cứu đề xuất những giài pháp cụ thể cho quá trình
tổ chức KTCQ đô thị theo hướng sinh thái cảnh quan nhằm xây dựng
thành phố Đà Nẵng phát triển bền vững trong tương lai.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm
đạt được mục tiêu của luận án gồm: phương pháp phân tích hệ thống,
phương pháp chồng ghép bản đồ, phương pháp tổng hợp, phương
pháp phân tích liên hiệp các thành phần, phương pháp quy nạp,
phương pháp logic, phương pháp nghiên cứu định lượng (điều tra xã
hội học, phỏng vấn chuyên gia…)
6. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án mang lại những đóng góp mới về
mặt lý luận và thực tiễn sau:
Thứ nhất, đánh giá tổng quan quá trình tổ chức KTCQ đô thị trên
Thế giới và Việt Nam qua lăng kính sinh thái học, rút ra kinh nghiệm
tổ chức KTCQ đô thị hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ hai, phân tích quá trình khai thác cảnh quan tự nhiên trong
quá trình xây dựng đô thị Đà Nẵng qua các thời kỳ. Trên quan điểm
tính hệ thống, rút những bài học tổ chức KTCQ đô thị trong tương
lai.
Thứ ba, qua nghiên cứu các lý thuyết sinh thái cảnh quan, thẩm
mỹ đô thị và các nguyên tắc sinh thái đô thị trên thế giới, luận án đã
xây dựng được 7 nguyên tắc chung mang tính chỉ dẫn quá trình tổ
4


chức KTCQ đô thị nói chung phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện
nay, bao gồm: 3 nhóm tiêu chí với 21 tiêu chí.
Thứ tư, trên cơ sở các nguyên tắc mang tính định hướng, hệ thống
các cơ sở khoa học, tác giả đề xuất những giải pháp chung cho quá
trình tổ chức KTCQ đô thị Việt Nam theo hướng sinh thái, bao gồm:
giải pháp sinh thái cảnh quan tự nhiên, sinh thái cảnh quan nhân tạo,
sinh thái văn hóa-nhân văn.
Thứ năm, vận dụng tiêu chí đã đề xuất, thực hiện khảo sát trên
diện rộng nhằm thu thập ý kiến đánh giá thực trạng tổ chức KTCQ đô
thị Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, xây dựng nhiệm vụ tổ chức KTCQ đô thị
và đề xuất giải pháp tổ chức KTCQ đô thị Đà Nẵng theo hướng sinh
thái gắn với định hướng phát triển tổng thể từ nay đến 2030-tầm nhìn
2050.
5

Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI & VIỆT NAM
1.1 Tổng quan tổ chức KTCQ đô thị của các nƣớc trên Thế giới
1.1.1 Quá trình phát triển cảnh quan đô thị Thế giới
a. Tổ chức KTCQ đô thị qua các thời kỳ lịch sử
Qua phân tích những đặc trưng về tổ chức KTCQ qua các thời kỳ
phát triển của lịch sử, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm. Về cơ bản
có 2 quan điểm khai thác yếu tố địa hình trong tổ chức không gian
cảnh quan đô thị: (1) Tôn trọng và gìn giữ đặc điểm địa hình cảnh
quan tự nhiên, đưa thiên nhiên vào trong tổ hợp không gian kiến trúc;
(2) Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc hình học trong thiết kế. Tuy
nhiên, dễ dàng nhận thấy yếu tố địa hình luôn được nghiên cứu một
cách thận trọng trong việc lựa chọn vị trí xây dựng đô thị.

b. Tổ chức KTCQ trong thực tiễn các đô thị trên thế giới
Chú trọng khai thác yếu tố mặt nước và địa hình, yếu tố cây xanh,
yếu tố nhân tạo - Không gian công cộng và các giải pháp sinh thái
giảm nguy cơ mất cân bằng sinh thái.
1.2 Tổ chức KTCQ trong quá trình xây dựng đô thị Việt Nam
1.2.1 Khai thác nhân tố cảnh quan kiến tạo đô thị
a. Kiến tạo đô thị trên cơ sở khai thác yếu tố tự nhiên
Hệ thống đô thị Việt Nam đã được hình thành lâu đời, luôn gắn
với Đất-Nước và con người Việt Nam. Từ dãy Hoàng Liên Sơn sừng
sững phía Bắc đến dải Trường Sơn hùng vĩ phía Tây xuôi về phía
biển, với hệ thống sông, suối phân bố tương đối đồng đều, tất cả đổ
ra biển Đông tạo nên những khoảng đồng bằng mầu mỡ, nơi khởi
nguồn những điểm dân cư thuần Việt gắn với sông nước.
6

b. Khai thác các yếu tố nhân tạo
Từ xưa, các yếu tố nhân tạo luôn góp phần tạo nên sự phong phú
cảnh quan đô thị nhờ khai thác các đặc trưng văn hóa vùng miền và
các nhân tố tự nhiên. Tuy nhiên, quá trình hội nhập, phát triển kinh tế
thị trường đã dần làm mất đi nét đặc trưng của các đô thị Việt Nam,
KTCQ các đô thị dần đi đến sự đồng nhất một cách vô cảm.
1.2.2 Tổ chức KTCQ đô thị theo hƣớng sinh thái từ thực tiễn xây
dựng các đô thị trên thế giới và Việt Nam
Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tổ chức KTCQ đô thị theo
hướng sinh thái:
(1) Về quan điểm: Tôn trọng và gìn giữ đặc điểm địa hình cảnh
quan tự nhiên, đưa thiên nhiên vào trong tổ hợp không gian kiến trúc;
hoặc là tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc hình học trong thiết kế.
(2) Về mặt tổ chức KTCQ: Cảnh quan đô thị được hình thành dựa
trên sự hợp nhất giữa cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, văn hóa,

công trình kiến trúc
(3) Về mặt quản lý đô thị: Ban hành điều lệ bảo vệ cảnh quan (bảo
tồn khu vực cảnh quan tự nhiên, quy định xây dựng công trình kiến
trúc quy mô lớn, bảo tồn không gian mặt nước ). Ban hành các điều
lệ khôi phục cảnh quan tự nhiên, cảnh quan văn hóa lịch sử, cảnh
quan khu vực nội đô.
(4) Về mặt kinh tế: Lập chiến lược phát triển đô thị như tập trung
nâng cấp các khu công nghiệp công nghệ cao bên cạnh duy trì các
ngành kinh tế truyền thống.
1.3 Tổng quan về tổ chức KTCQ đô thị Đà Nẵng
1.3.1 Lƣợc sử phát triển cảnh quan đô thị Đà Nẵng
Ở giai đoạn mở mang bờ cõi, cảnh quan đô thị Đà Nẵng còn sơ
khai, yếu tố tạo lập đô thị chưa định hình, yếu tố tự nhiên chưa được
khai phá; Các điểm dân cư ban đầu hình thành có quy mô nhỏ, bám
7

vùng sông nước nhưng không bám biển. Thời kỳ Pháp thuộc, cảnh
quan đô thị phát triển tập trung chủ yếu khu vực ven sông Hàn, lấy
yếu tố dòng sông là trung tâm đô thị, hình thức quy hoạch theo kiểu ô
cờ mang đến cho Đà Nẵng hình thái không gian cảnh quan mới. Thời
kỳ đổi mới, việc tiến hành những dự án thiết kế có chiều sâu đã bắt
đầu cho kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, điều này cũng khiến thành
phố đang đối mặt với nhiều vấn đề mới: giữ gìn các đặc trưng cảnh
quan tự nhiên, đặc trưng văn hóa, cách thức tổ chức không gian KTCQ
nhằm tạo lập giá trị riêng.
1.3.2 Tổ chức KTCQ trong thực tiễn phát triển và những vấn đề
đặt ra cho tƣơng lai đô thị Đà Nẵng
Từ việc phân tích thực tiễn những vấn đề liên quan đến tổ chức
KTCQ trong thực tiễn phát triển đô thị Đà Nẵng, những vấn đề đặt ra
cho tương lại đô thị này là:

- Suy giảm về môi trường sinh thái
- Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học,
- Đánh mất chất lượng và giá trị của cảnh quan
- Thiếu sự tích hợp của không gian xanh và quy hoạch cảnh quan
vào quy hoạch đô thị
- Sự suy giảm của cảnh quan- giác quan.
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN ĐÔ THỊ THEO HƢỚNG SINH THÁI
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Quan điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên quan điểm chung: (1) Khi nghiên cứu
các sự vật và hiện tượng phải tôn trọng mối quan hệ biện chứng giữa
vật chất và tinh thần. (2) Các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong
mối liên hệ qua lại với nhau. (3) Các sự vật luôn vận động, không
8

ngừng biến đổi cũng như môi trường xung quanh nó. (4) Động lực
chủ yếu quyết định sự phát triển các hệ thống nằm bên trong hệ
thống, do phần điều khiển của sự vật quyết định. Kết quả của phương
pháp tư duy hệ thống trong KTCQ là thiết kế tích hợp: mỗi giải pháp
cụ thể đề cập và giải quyết đồng thời nhiều vấn đề khác nhau - mỗi
giải pháp đó lại là sản phẩm của các công việc và yêu cầu đa ngành.
2.1.2 Cơ sở sinh thái cảnh quan đô thị
Hệ sinh thái có 3 đặc tính cơ bản của: cấu trúc, chức năng và sự
thay đổi. Hệ sinh thái còn bao gồm ba thành phần cơ bản: cơ quan tổ
chức, cơ quan tiêu thụ và các yếu tố vô cơ. Hệ sinh thái là một hệ
thống hở có 3 dòng: dòng vào, dòng ra và dòng nội lưu vật chất, năng
lượng, thông tin. Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy
trì trạng thái cân bằng. Sinh thái môi trường là khoa học nghiên cứu
mối quan hệ tương tác không chỉ giữa các cá thể sinh vật, mà còn

giữa tập thể, giữa cộng đồng với điều kiện môi trường tự nhiên bao
quanh nó. Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối
liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể
sống trong phạm vi toàn cầu. Hệ sinh thái đô thị là hệ thống chức
năng đô thị (như làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi) được cấu trúc theo
không gian và thời gian, và theo một quy luật nhất định nhất.
Đặc điểm chính của sinh thái cảnh quan bao gồm: (1) Nghiên cứu
các cấp độ không gian rộng lớn (một vùng, một khu vực). (2) Nghiên
cứu các thể „khảm‟ trong việc bố trí khu bảo tồn, khu dân cư, nơi
sống, thảm thực vật, nông nghiệp…Đề cập đến chiều hướng tác động
của sự phân bố không gian đến quá trình sinh thái. (3) Thúc đẩy phát
triển mô hình và nghiên cứu lý thuyết quan hệ không gian. Theo
nguyên tắc sinh thái, cấu trúc cảnh quan bao gồm: Chất nền, các
khoảng đất nhỏ, đường hành lang và lề. Có 6 nguyên tắc về hệ sinh
thái đóng vai trò những hướng dẫn tổng quát để quản lý và thay đổi
9

cảnh quan: Mạng lưới, Chu kỳ, Năng lượng, Sự cộng tác, Sự đa dạng,
Cân bằng động.
2.1.3 Cơ sở sinh thái văn hóa-nhân văn
Sinh thái nhân văn chính là toàn bộ giá trị mà con người đạt được
trong quá trình biến đổi tự nhiên nhằm tạo ra môi trường sống mới
vừa phù hợp với tính cách con người và phát triển xã hội, vừa phù
hợp với bản chất, sự tồn tại và phát triển của tự nhiên.
- Về mặt nội dung: nghiên cứu mối quan hệ thống nhất và tương
tác giữa tự nhiên và xã hội. Trên cơ sở đó đề ra những định hướng về
mặt văn hóa trong các hoạt động sống của con người liên quan đến
môi trường, đến thế giới tự nhiên.
- Về cấu trúc: chủ yếu là nghiên cứu văn hóa sinh thái - nhân văn
mang tính vật chất và tinh thần.

- Về mặt chức năng: thực hiện các chức năng phổ biến là giáo
dục, nhận thức, tổ chức, quản lý, giao tiếp, thẩm mỹ và giải trí đối
với môi trường sống, môi trường sinh thái của con người và xã hội.
2.1.4 Cơ sở thiết kế cảnh quan-cảm giác (sensescape)
Những cảnh quan - cảm giác vốn dĩ rất phong phú trong quá khứ.
Tuy nhiên trước tiến trình hiện đại hóa, những cảnh quan-cảm giác
trở nên khá đơn điệu bởi sự đồng nhất. Nghiên cứu cảnh quan-cảm
giác chú trọng đến các không gian:
- Không gian ánh sáng (được trải nghiệm trong không gian hình
học, thông qua thị giác và các cung bật cảm giác chủ yếu của con
người)
- Không gian khứu giác (thể hiện toàn bộ kí ức của nền văn hóa-
mùi vị của cuộc sống)
- Không gian nhiệt (sự đa dạng về cảm nhận nhiệt độ khác nhau
trong không gian mang đến cho con người nhiều cung bậc của cảm
xúc)
10

- Không gian đa chiều (mô tả phạm vị chồng lấn của không gian
chứa đựng nhiều cảm giác)
2.1.5 Cơ sở thẩm mỹ trong tổ chức KTCQ đô thị
Hình thái học đô thị được hiểu là khoa học nghiên cứu về hình
dạng và cấu trúc thực thể của đô thị, đặc biệt sử dụng bản đồ hay các
bản vẽ tương tự để phân tích cách bố trí các khu vực chức năng của
đô thị hay các yếu tố tạo cảnh quan đô thị.
Trong tổ chức KTCQ, hình thái học nghiên cứu về hình dáng của
môi trường xây dựng qua tiến trình phát triển, cách thức nó khớp nối
với môi trường xung quanh cũng như lí giải đặc tính tự nhiên vốn có
của vùng đất.
Cảm thụ thẩm mỹ trong KTCQ: khai thác các lý luận về cấu trúc

không gian đô thị của Hamid Shirvani, Lý luận về hình ảnh đô thị
của Kevin Lynch, Lý thuyết thiết kế theo hình dạng tự nhiên
2.2 Cơ sở tài nguyên sinh thái tổ chức kiến trúc cảnh quan đô thị
2.2.1 Tài nguyên sinh thái cảnh quan
Bao gồm: Hệ sinh thái ven biển; Hệ sinh thái đảo; Hệ sinh thái
sông, hồ; Hệ sinh thái núi-đồi; Hệ sinh thái cây xanh đô thị; Hệ sinh
thái đầm phá; Hệ sinh thái ruộng vườn.
2.2.2 Tài nguyên sinh thái văn hóa, kinh tế-xã hội
Sinh thái văn hóa: lịch sử truyền thống, hội nhập quốc tế,…
Sinh thái kinh tế- xã hội: sự giao lưu giữa người dân bản xứ với
khách di cư từ nhiều vùng văn hóa khác nhau trên thế giới sẽ tác
động, hình thành những yếu tố văn hóa mới
2.3 Cơ sở tài nguyên tổ chức KTCQ đô thị Đà Nẵng theo hƣớng
sinh thái
2.3.1 Cơ sở hệ thống cảnh quan tự nhiên
11

Đặc điểm nhân tố môi trường tự nhiên: Tài nguyên khí hậu, tài
nguyên địa hình, tài nguyên đất, tài nguyên nước - cảnh quan mặt
nước Đà Nẵng.
Đặc trưng đa dạng sinh học: Thành phố Đà Nẵng có đặc thù là đa
dạng về địa hình; là nơi giao thoa của các tiểu vùng khí hậu, điều đó
đã dẫn đến đa dạng về các kiểu hệ sinh thái.
2.3.2 Các nhân tố tác động hệ sinh thái văn hóa-nhân văn
Đặc trưng văn hóa, đặc trưng về con người và lối sống, quá trình
đô thị hóa và lối sống tiểu nông và các giá trị mang tính dân gian
2.3.3 Cơ sở thẩm mỹ cảnh quan đô thị
Đặc trưng hình thái cảnh quan tự nhiên: Sự kết hợp của các yếu tố
tự nhiên núi-sông-biển; Cảnh quan của Đà Nẵng có tính định
hướng rõ rệt; Cảnh quan tự nhiên của Đà Nẵng không chỉ

được

tả bởi các yếu tố riêng lẻ mà mọi thứ xuất hiện đồng thời
như
một
thế giới thu nhỏ.
Thẩm mỹ kiến trúc đô thị Đà Nẵng: Các dòng kiến trúc chủ yếu
được hình thành ở Đà Nẵng là: kiến trúc quân sự, kiến trúc nông
thôn, kiến trúc thuộc địa kiểu Pháp và kiến trúc đương đại.
2.3 Định hƣớng phát triển cảnh quan đô thị đến năm 2030 tầm
nhìn 2050
- Mục tiêu phát triển: Phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành
thành phố cấp quốc gia, hiện đại; Phát triển không gian theo hướng
toàn diện và bền vững.
- Tầm nhìn 2050: Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở
thành thành phố đặc biệt cấp quốc gia, hướng tới đô thị cấp quốc tế
và phát triển bền vững.
12

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ THEO
HƢỚNG SINH THÁI
3.1 Đề xuất nguyên tắc chung tổ chức KTCQ đô thị theo hƣớng
sinh thái
Luận án đề xuất 7 nguyên tắc chung cho việc tổ chức KTCQ đô
thị theo hướng sinh thái:
- Nguyên tắc 1. Gìn giữ sự đa dạng sinh học
- Nguyên tắc 2. Thiết kế hài hòa với các nguyên tắc của tự nhiên
- Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính gắn kết giữa các nhân tố cảnh quan.
- Nguyên tắc 4. Phát triển đô thị ở mức phù hợp với khả năng

“chịu tải” của môi trường
- Nguyên tắc 5. Tăng cường kết nối không gian cảnh quan bằng
các giải pháp giao thông “xanh”
- Nguyên tắc 6. Duy trì các hành lang xanh, mảng xanh và hồ điều
hòa trong đô thị
- Nguyên tắc 7. Lựa chọn cơ cấu phát triển ưu tiên các mô hình
kinh tế “xanh”
3.2 Đề xuất hệ thống tiêu chí sinh thái kiến trúc cảnh quan đô thị
Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước về hệ
thống tiêu chí sinh thái KTCQ và thông qua phương pháp phỏng vấn
chuyên sâu và kết quả điều tra xã hội học, luận án đề xuất hệ thống
tiêu chí sinh thái KTCQ gồm 3 nhóm tiêu chí với 21 tiêu chí, cụ thể
như sau:
Nhóm 1. Nhóm tiêu chí về sinh thái môi trường
Nhóm 2. Nhóm tiêu chí về sinh thái kinh tế
Nhóm 3. Nhóm tiêu chí về sinh thái văn hóa nhân văn
13

3.3 Đề xuất giải pháp tổ chức KTCQ sinh thái tự nhiên đô thị
3.3.1 Đề xuất quy hoạch cảnh đô thị theo hƣớng sinh thái
a. Đề xuất phân tích nhân tố môi trường lý sinh:
- Yếu tố địa hình: Độ dốc, độ phức tạp và xu hướng hoặc diện
mạo đường nét của đất cũng như tác động của nó đối với sự thoát
nước mưa, đặc tính dòng chuyển động của không khí và sự phát triển
đất đai.
- Yếu tố địa chất: Nền đá nằm dưới mặt đất và các mối liên hệ tác
động đến lớp đất, độ ẩm của đất và những yếu tố chuyển động bên
trong khác. Các dữ liệu độ sâu của nền đá, độ nghiêng của các địa
tầng.
- Yếu tố đất đai: Những khoáng chất cấu thành nên lớp đất, độ

sâu, vị trí, liên hệ với độ ẩm và các thành phần hữu cơ cũng như mức
độ thay đổi của các thành phần khoáng chất này trong quá trình hình
thành, phát triển hoặc xói mòn đất.
- Yếu tố thủy văn: Các dòng nước chuyển động trong vùng cảnh
quan và xuyên qua tầng đất, tầng địa chất, và có thể thay đổi theo
mùa, như từ hạn hán sang lũ lụt.
- Yếu tố khí hậu: Bao gồm các loại và các thái cực của động lực
mùa như thời tiết, lượng mưa, độ ẩm và các loại gió. Các dữ liệu cơ
sở chủ yếu bao gồm mức trung bình về lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm,
vận tốc, hướng gió theo từng mùa của khí hậu địa phương.
3.3.2 Đề xuất duy trì đa dạng sinh học trong quy hoạch cảnh
quan đô thị
a. Đề xuất duy trì đa dạng sinh học trong quy hoạch cảnh quan đô
thị trên cơ sở các nguyên tắc:
- Nguyên tắc đảm bảo nguyên vẹn hệ sinh thái
- Nguyên tắc về lịch sử
14

- Nguyên tắc tạo lập hình ảnh đô thị
- Nguyên tắc công bằng, văn minh đô thị
- Nguyên tắc phát triển kinh tế bền vững
b. Phát triển trục không gian xanh trong cấu trúc cảnh quan:
Trục không gian xanh, trục không gian xanh sinh thái, trục không
gian xanh liên kết, hệ thống không gian mở
c. Đề xuất định hướng cấu trúc không gian cảnh quan đô thị theo
hướng sinh thái
- Mối quan hệ các thành phần sinh thái đô thị
- Thiết lập cấu trúc không gian cảnh quan đô thị theo hướng sinh
thái
3.3.2 Đề xuất thiết kế KTCQ đô thị theo nguyên tắc sinh thái

Luận án đề xuất nguyên tắc phân tích cấu trúc cảnh quan đô thị
gồm khu vực cảnh quan, điểm cảnh quan, tuyến cảnh quan và biên
giới cảnh quan. Đồng thời đề xuất tổ chức các thành phần cảnh quan
đô thị theo nguyên tắc sinh thái cảnh quan tự nhiên gồm 15 sơ đồ
minh họa và chỉ dẫn cụ thể.
3.4 Đề xuất giải pháp sinh thái văn hóa-nhân văn đô thị
3.3.1 Khai thác các nhân tố văn hóa
a. Nhân tố văn hóa vật thể
Tác giả đề xuất các nguyên tắc tổ chức các nhân tố văn hóa vật thể
gồm:
- Yếu tố địa hình tự nhiên
- Cấu trúc đường phố đặc trưng kiểu Á Đông
- Hình thái không gian kiến trúc đóng và mở
- Khai thác kiến trúc hiện đại và bảo tồn giá trị truyền thống
15

b. Nhân tố văn hóa phi vật thể
Bao gồm: Lễ hội dân gian, Gia đình, làng xã, Cộng đồng cư dân
địa phương
3.4.2 Đa dạng văn hóa và đáp ứng nhu cầu cơ bản
a. Duy trì sự đa dạng văn hóa
Về cơ bản, có thể chia thành hai loại không gian văn hóa:
- Một là loại không gian thuần nhất
- Hai là không gian hỗn tạp, trong đó bao gồm những người có
những giá trị, nhận thức và quy tắc cư xử khác nhau về mặt văn hóa.
b. Đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người
Thứ tự nhu cầu do Maslow đưa ra bao gồm 5 tầng, được sắp xếp
từ những nhu cầu cơ bản đến nhu cầu mang tính cách cá nhân. Bên
cạnh đó, con người còn hoạt động để thỏa mãn động cơ trí tuệ.
3.4.3 Nguyên tắc tiếp cận cảnh quan đô thị

a. Xác định nhân tố “trội”giúp nhận biết không gian
Tác giả đề xuất các loại hình đặc điểm môi trường đô thị có thể
giúp hình thành sơ đồ nhận thức: Tuyến cảnh quan, Khu vực cảnh
quan, Biên giới cảnh quan, Giao lộ cảnh quan, Cột mốc cảnh quan,
Cổng vào khu vực cảnh quan, Hành lang sinh thái cảnh quan.
b. Không gian cảnh quan tạo ra môi trường hành vi
Cần phải thiết kế các địa điểm công cộng một cách có mục
đích để tạo điều kiện cho giao tiếp xã hội.
16

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG THEO HƢỚNG SINH THÁI
4.1 Vận dụng hệ thống các tiêu chí khảo sát thực trạng và đề xuất
nhiệm vụ tổ chức kiến trúc cảnh quan đô thị Đà Nẵng theo
hƣớng sinh thái
Trên cơ sở kết quả khảo sát, xác định nhiệm vụ tổ chức KTCQ đô
thị Đà Nẵng:
- Bảo tồn đa dạng sinh học và tăng cường các hành lang xanh,
mảng xanh; chú trọng đến hệ thống rừng phòng hộ ven biển.
- Tăng cường tổ chức hệ thống không gian mở.
- Chú trọng tổ chức kết nối đô thị, đảm bảo phát triển giao thông
theo hướng “xanh”
- Có giải pháp đồng bộ và toàn diện trong việc thực hiện chiến
lược bảo vệ môi trường từ tổng thể đến các giải pháp thiết kế
4.2 Đề xuất giải pháp tổ chức KTCQ đô thị Đà Nẵng theo hƣớng
sinh thái
4.2.1 Đề xuất quy hoạch cảnh quan
a. Phân vùng kiến trúc cảnh quan đô thị Đà Nẵng
Tác giả đề xuất phân vùng các khu vực cảnh quan theo giới hạn
tính chống chịu sinh thái đô thị Đà Nẵng, cụ thể như sau:

- Cảnh quan phát triển đô thị:
+ Thuận lợi: Phù hợp đô thị với chức năng hỗn hợp, mật độ cao
+ Tương đối thuận lợi: Phát triển đô thị mật độ trung bình
+ Không thuận lợi: Phù hợp chức năng chuyên ngành (văn hóa, du
lịch, nông nghiệp, công viên rừng, du lịch sinh thái), có thể phát triển
đô thị mật độ thấp.
- Cảnh quan bảo tồn thiên nhiên: Bảo tồn đa dạng sinh thái và
hình thái không gian cảnh quan tự nhiên. Có thể kết hợp phát triển du
17

lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng với hình thức phân tán, quy mô nhỏ và
mật độ thấp.
Trên cơ sở các nguyên tắc chung, kết hợp phân tích các nhân tố
môi trường lý sinh, tác giả đề xuất vùng sinh thái cảnh quan đô thị Đà
Nẵng cụ thể như sau:
- Sinh thái cảnh quan khu đô thị cũ
- Sinh thái cảnh quan ven Biển Tây Bắc (Vịnh Đà Nẵng)
- Sinh thái cảnh quan biển Đông
- Sinh thái cảnh quan phía Tây
- Sinh thái cảnh quan bán đảo Sơn Trà
- Sinh thái cảnh quan đồi núi phía Tây
b. Mô hình phát triển đô thị theo hướng sinh thái
Đề xuất mô hình phát triển dải đô thị giao thoa” có xét đến xu thế
phát triển đô thị hiện tại và bảo tồn các điều kiện tự nhiên gắn với
tăng trưởng theo từng giai đoạn phù hợp tiềm năng kinh tế
c. Thiết lập cấu trúc không gian sinh thái cảnh quan đô thị Đà Nẵng
4.2.4 Quy hoạch hệ thống hành lang sinh thái cảnh quan đô thị
Đà Nẵng
a. Hành lang sinh thái KTCQ - tự nhiên
- Hàng lang sinh thái cảnh quan ven biển: khu vực có mật độ cư

trú các loài sinh vật biển rất cao và là nơi tập trung các hoạt động của
con người. Độ rộng dãi đất được xác định khác nhau tuỳ theo khu
vực.
- Hành lang sinh thái cảnh quan ven sông: toàn bộ diện tích lòng
sông và dãi đất 2 bên bờ, hệ thống các sinh vật dưới nước, thực vật
trên bờ, quần cư con người với các hoạt động chức năng đô thị, tập
trung đa dãng sinh học mật độ cao.
18

b. Hành lang sinh thái KTCQ-kinh tế nhân văn
Là hệ thống đảm bảo cho quá trình vận chuyển nguồn tài nguyên,
khoáng sản, hàng hóa giữa các khu chức năng cảnh quan của đô thị
hoặc giữa đô thị với khu vực trong phạm vi quốc gia và quốc tế nhằm
tạo ra nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế đô thị.
4.2.2 Đề xuất tổ chức hình thái không gian cảnh quan Đà Nẵng
theo hƣớng sinh thái
a. Hình thái KTCQ khu vực ven biển
Cảnh quan mang đậm sắc thái đô thị Biển. Vịnh Đà Nẵng có ảnh
hưởng rất lớn đến việc điều tiết khí hậu của thành phố, có tác dụng
như một kênh dẫn gió từ biển vào thành phố và đưa không khí từ
thành phố ra biển. Tuy nhiên, đây cũng là nơi hứng chịu khá lớn sức
tàn phá của gió bão. Ngoài ra các khu làng nghề gắn với các không
gian lễ hội truyền là yếu tố tạo nét đặc trưng và thu hút du lịch.
b. Hình thái KTCQ khu vực ven sông
Không gian cảnh quan đô thị gắn với yếu tố nước đa dạng, là cơ
hội có thể phát triển nhiều loại hình quy hoạch kiến trúc đa dạng.
c. Hình thái KTCQ khu vực đồi núi
Đà Nẵng là một thành phố mà yếu tố Núi và Nước đều tụ và khởi
xuất từ phía Tây. Núi tỏa từ Tây sang Đông. Có 3 mạch núi chạy từ
phía Tây sang Đông. Nhánh trên cùng tụ lại tại dãy Sơn Trà, dãy giữa

nhô lên tại Bà Nà, tụ xuống trung tâm Đà Nẵng, dãy dưới chạy từ
phía Tây Nam bọc lại.
d. Hình thái KTCQ giao thoa giữa Núi, Sông và Biển
Về hình thái không gian cảnh quan giao thoa cơ bản hình thành
dựa trên 2 hệ thống cấu trúc giao thông:
19

- Cấu trúc thứ nhất: Các chạy dọc biển từ dãy Sơn Trà tới Ngũ
Hành Sơn và từ Sơn Trà ngược về Biển Nam Ô. Đây là hệ thống kết
nối cấu trúc không gian cảnh quan Núi – Biển.
- Cấu trúc thứ hai: hệ thống đường phố chạy từ đất liền ra biển,
nối biển với sông. Đây là hệ thống kết nối cấu trúc không gian cảnh
quan Sông - Biển.
e. Hình thái KTCQ trung tâm - đồng bằng ven biển
Được hình thành trên cơ sở khai thác các nhân tố đặc trưng cho
kiến trúc đô thị, cụ thể: Hình thái KTCQ công viên, quảng trường;
Hình thái KTCQ vỉa hè dọc các trục phố chính; Hình thái KTCQ khu
sinh hoạt công cộng
4.2.3 Đề xuất tổ chức kiến trúc cảnh quan các khu chức năng đô
thị theo hƣớng sinh thái
a. Tổ chức KTCQ các khu ở đô thị theo hướng sinh thái
- Vận dụng mô hình tổ chức đơn vị ớ láng giềng với quy mô và
bán kính phục vụ phù hợp; Tổ chức các khu chức năng đám ứng đầy
đủ nhu cầu cơ bản (ở, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, làm việc, giao
tiếp ) của người dân với bán kính phục vụ hợp lý
- Phát triển các loại hình nhà ở thích hợp vùng sinh thái cảnh quan
tự nhiên, chú trọng yếu tố ngưỡng sinh thái theo nguyên tắc chung
tiết kiệm tài nguyên
- Duy trì vùng đệm cây xanh cách ly với tiếng ồn và tăng cường
khả năng phòng chống gió bão

- Tiết kiệm nước, tái sử dụng nước mưa, khai thác năng lượng tự
nhiên.
20

b. Đề xuất hệ thống không gian mở và “hệ thống công viên” cho đô
thị Đà Nẵng với mục đích chính là tạo ra những tuyến giải trí kết hợp
không gian mở
- Bảo tồn khu vực không gian xanh ngoài khu vực cảnh quan
trung tâm.
- Bảo vệ tài nguyên nước và môi trường sinh thái thông qua việc
bảo tồn các khu vực thượng lưu hệ thống sông Hàn, sông cu Đê,
không gian xanh như khu vực núi phía Tây và bán đảo Sơn Trà
- Tạo khu vực không gian xanh theo hệ thống sông chính
- Bố trí các vùng đất xanh nhằm củng cố chức năng phòng chống
lụt bão, bảo tồn vành đai xanh ngoại vi thành phố tạo không gian
đệm cho đô thị trung tâm
c. Tổ chức KTCQ các khu công nghiệp theo hướng sinh thái
- Giải pháp quy hoạch, kiến trúc gia tăng hiệu quả tái sử dụng
nước mưa, giải quyết thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên, tận dụng
năng lượng mặt trời
- Tăng khả năng sử dụng chung các cơ sở hạ tầng trong KCN
- Thay đổi công nghệ, giảm thiểu mật đô xây dựng, tạo không
gian cần thiết cho việc tổ chức khuôn viên cây xanh, hồ nước, sân bãi
thể dục thể thao.
- Kết hợp phát triển công nghiệp với các khu vực lân cận (vùng
sản xuất nông nghiệp, khu dân cư) trong chu trình trao đổi vật chất
- Tăng cường vành đai xanh xung quanh khu công nghiệp, mảng
xanh trong các khu công nghiệp
4.2.4 Đề xuất giải pháp tổ chức KTCQ phục hồi khu vực bị hƣ
tổn

Các giải pháp tổng thể chung:
21

- Cải tạo hệ thống giao thông: khai thác giao thông hỗn hợp, tăng
cường hành lang xanh dọc tuyến.
- Bảo tồn hệ thực vật, phục hồi hệ thống thực vật bản địa, tạo
vùng biên giới cảnh quan bảo vệ quần thể sinh thái
- Từng bước chuyển đổi chức năng thành chức năng sinh thái tự
nhiên.
- Hạn chế tối đa các thành phần nhân tạo có nguy cơ chiếm lĩnh
không gian cảnh quan tự nhiên.
- Tạo hành lang kết nối sinh thái giữa các khu vực bị chia cắt
4.3 Đề xuất nguyên tắc thiết kế nâng cao cảm nhận không gian
cảnh quan đô thị Đà Nẵng
Tạo sức hút của không gian và tăng cường hoạt động giao tiếp, tạo
sự hòa nhập giữa các nhân tố tạo cảnh quan, tăng cường cảm nhận
không gian cảnh quan đa chiều.
4.4 Minh họa quá trình nghiên cứu thông qua các bản đồ và
phƣơng án quy hoạch cảnh quan đô thị Đà Nẵng đến năm 2030
- Bản đồ phân tích các nhân tố môi trường lý sinh, phân vùng
cảnh quan tự nhiên, hiện trạng khai thác cảnh quan, định hướng quy
hoạch chức năng đô thị
- Chồng ghép các bản đồ
- Bản đồ đề xuất quy hoạch cảnh quan đô thị theo hướng sinh thái




22


Phần 3. KẾT LUẬN
1. Trong lịch sử xây dựng và phát triển đô thị trên thế giới và Việt
Nam, cảnh quan tự nhiên luôn được chú trọng và coa vai trò quyết
định hình thái không gian cảnh quan đô thị. Tổ chức KTCQ giải
quyết mối quan hệ hài hòa giữa các nhân tố tự nhiên và nhân tạo,
chính nhân tố tự nhiên góp phần quan trọng tạo lập giá trị bản sắc cho
đô thị.
2. Hình ảnh yếu tố cảnh quan thiên nhiên luôn hiện diện và đã trở
thành nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành cảnh quan các đô
thị Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên việc lựa
chọn những quyết sách mang tính đánh đổi như Đổi đất lấy hạ tầng là
sáng kiến mang lại hiệu quả trong thời kỳ đầu của quá trình đô thị
hóa mở rộng nhưng việc lạm dụng nó có nguy cơ làm biến dạng hình
thái không gian cảnh quan tự nhiên vốn là tài sản vô giá không thể tái
tạo lại được.
3. Tổ chức KTCQ đô thị theo hướng sinh thái là phù hợp và mang
lại hiệu quả cao đối với quá trình phát triển đô thị hiện nay. Giải pháp
này giúp bảo tồn những giá trị cảnh quan tự nhiên, văn hóa xã hội,
khắc phục những sai lầm của quá khứ, từ đó tạo nên sự cân bằng và
giảm mâu thuẫn đối kháng.
4. Nhận thức phát triển đô thị như một tiến trình của tự nhiên từ
đó đề xuất giải pháp tổ chức KTCQ đô thị theo nguyên tắc sinh thái
cảnh quan cụ thể như sau:
+ Về chức năng: Tổ chức cảnh quan hoạt động (chức năng đô thị)
phù hợp với cấu trúc và chức năng cảnh quan tự nhiên.
+ Về thẩm mỹ: Vẻ đẹp cảnh quan dựa trên mối quan hệ hài hòa
giữa các yếu tố cấu thành cảnh quan, đồng thời thích nghi với môi
trường sống, mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Tổ chức KTCQ theo
23


hướng sinh thái đảm bảo tính thẩm mỹ khi tuân thủ nguyên tắc tạo
hình của tự nhiên.
+ Về môi trường: Tổ chức KTCQ đô thị chú trọng sức khoẻ con
người và sự trong lành của môi trường. Tổ chức KTCQ mang tính
tổng thể từ quy hoạch đến thiết kế các khu vực chức năng gắn liền
với các giải pháp sử dụng vật liệu, khai thác nguồn năng lượng sạch
và tái tạo chất thải. Bên cạnh những giải pháp về khí hậu như mật độ
xây dựng, hướng nhà, hình thái không gian mở xuất phát từ những
đặc điểm tự nhiên, chú trọng các biện pháp bảo tồn ĐDSH các khu
bảo tồn thiên nhiên và tăng cường tổ chức hành lang xanh, mảng
xanh là biện pháp quan trọng giúp cho đô thị thích ứng biến đổi khí
hậu.
+ Về cảm nhận: Tổ chức KTCQ với yếu tố sinh thái môi trường
không chỉ bằng cảm thụ thị giác, cơ sở thẩm mỹ mà còn phải dựa trên
các cơ sở cảm thụ khác: Tai nghe âm thanh, mũi ngửi thấy mùi vị, da
cảm nhận được nhiệt độ hay độ ẩm…Tất cả các cảm giác này đều
mang lại sự đa dạng cho không gian cảnh quan đồng thời góp phần
tạo lập bản sắc cho đô thị.
5. Song song với các giải pháp tổ chức KTCQ như đã trình bày ở
chương 3 và 4, để đô thị phát triển bền vững trong tương lai nhất thiết
cần phải có lộ trình quản lý cảnh quan đô thị chặt chẽ thông qua việc
ban hành các luật định cụ thể về quản lý và bảo vệ cảnh quan nhất là
chú trọng các khu vực cảnh quan nhạy cảm (có giá trị văn hóa, lịch
sử, đa dạng sinh học). Ngoài ra, cộng đồng đóng vai trò rất quan
trọng đối với việc khái thác, gìn giữ và bảo vệ hệ thống cảnh quan đô
thị. Bên cạnh các giải pháp mang tính tuyên truyền nâng cao ý thức
gìn giữ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái đô thị thì nhất thiết phải áp
dụng có các chế tài cho những hành vi gây xâm phạm hay phá hoại
môi trường tự nhiên và cảnh quan đô thị.
24


Tác giả bước đầu nghiên cứu về một lĩnh vực rộng, phức tạp nên
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hy vọng sẽ nhận được
nhiều đóng góp từ các nhà nghiên cứu về đô thị, cảnh quan, sinh thái
học sự hợp tác từ các viện nghiên cứu, các trường đại học, trung
tâm nghiên cứu nhằm làm cho những đề xuất của luận án về tổ chức
KTCQ cơ bản đáp ứng được các nhu cầu xây dựng và phát triển các
đô thị Việt Nam một cách bền vững.

×