Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

báo cáo thực tập xuất nhập khẩu tại công ty Super cargo service

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.06 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY SUPER CARGO SERVICE
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Khái quát về công ty
Tên doanh nghiệp trong nước : Công ty TNHH TM DV HÀNG HOÁ PHIM CHÍNH
Tên giao dịch bằng tiếng anh : SUPER CARGO SERVICE CO., LTD
Tên viết tắt : SCS
Logo của công ty :
Phương châm hoạt động :
Loại hình công ty : Công ty TNHH gồm nhiều thành viên
Trụ sở đặt tại : 3G Phổ Quang, Q. Tân Bình, TP. HCM
Tel : 84-8-8440252 ; Fax : 84-8-8440337
Email :
Website : www.supercargoservice.com
Mã số thuế : 0305924567
Giấy phép ĐKKD số : 4102064344, Ngày cấp: 10/01/2008
Nơi cấp : Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM
Ngân hàng giao dịch : Ngân hàng VIETCOMBANK Chi nhánh TP.HCM
Tài khoản VND : 0071004578826
Tài khoản USD : 0071374578836
Swift code : BFTVVNVX007
Nghành nghề kinh doanh chính : cung cấp các loại dịch vụ như giao nhận đường biển,
đường hàng không, vận chuyển nội địa, cho thuê kho bãi, phân phối hàng hóa, mô giới
hải quan, đại lý hãng tàu
2
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Super Cargo Service được thành lập theo quyết định số 4102064344 được
cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh với quy mô vốn khoảng 4 tỷ
VND và chính thức đi vào hoạt động ngày 09/09/2008.
Những ngày đầu mới thành lập, công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu như: giao nhận hàng đường biển, hàng đường hàng không, khai


thuê hải quan, đại lý hãng tàu… với số lượng ít các nhân viên của công ty. Ra đời và phát
triển hòa theo xu hướng mở cửa hội nhập và mở rộng quan hệ giao thương giữa Việt Nam
và các quốc gia trên thế giới, Super Cargo Service đã có nhiều thuận lợi để phát triển hoạt
động kinh doanh của mình trong một thị trường rộng lớn và đa dạng.
Tuy nhiên, công ty cũng đã gặp phải không ít những khó khăn trên thương trường đầy
sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều công ty khác cùng hoạt động trong nghành. Mặt khác,
những thay đổi lớn trong chiến lược xuất nhập khẩu và chính sách thuế của Chính Phủ để
phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới khi Việt Nam trở thành thành viên
thứ 150 của WTO cũng gây ra không ít trở ngại đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Trước những khó khăn như vậy, công ty đã từng bước khắc phục đồng thời vạch
ra chiến lược kinh doanh lâu dài để tồn tại và phát triển.
Hơn thế nữa, với nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản, có trình độ, năng lực giải quyết
công việc tốt và đặc biệt đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm, công ty đã không ngừng phát
triển, mở rộng cả về quy mô, lĩnh vực hoạt động, nâng cao cơ sở hạ tầng, hệ thống trang
thiết bị, uy tín và chất lượng phục vụ ngày càng nâng cao. Hiện nay, công ty đã có rất
nhiều đại lý trên khắp thế giới và có mối quan hệ rộng rãi với các hãng tàu lớn như:
OOCL, HANJIN, MOL, MAERSK LINE…. Cũng như các hãng hàng không chuyên chở
hàng hóa như: AIR FRANCE, THAI AIRWAYS, CHINA AIRLINE…… để dễ dàng cung
ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế cho khách hàng với những dịch vụ tốt nhất, chi
phí tiết kiệm nhất, trong khoảng thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo sự an toàn ở mức
độ cao nhất cho hàng hóa của khách hàng.
Nói chung, công ty Super Cargo Service luôn hoạt động hiệu quả với phương châm
của mình: “ SAFE – SAVING – SWIFT “.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
3
1.2.1 Chức năng
Công ty Super Cargo Service là một forwarder (người vận chuyển hình thức) kinh
doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế tạo điều kiện cho việc giao dịch giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài nước dễ dàng hơn.
Tạo nguồn thu và lợi nhuận chính đáng góp phần làm giàu cho quê hương đất nước.

Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương.
Góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và các đối tác trong và ngoài nước.
Đóng thuế và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
1.2.2 Nhiệm vụ
Kinh doanh các mặt hàng và ngành nghề như đã đăng kí trong giấy phép kinh doanh.
Thực hiện đúng chính sách, chế độ quản lý, kinh tế tài chính, quản lý xí nghiệp và giao
dịch đối ngoại theo đúng quy định của pháp luật.
Công ty phải đảm bảo hạch toán đúng và đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước
đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đúng thời hạn cho Nhà nước.
Tạo môi trường làm việc thuận lợi, chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho
nhân viên đồng thời phải đảm bảo việc làm ổn định cho họ. Cần có kế hoạch cụ thể trong
việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên để nâng cao trình độ và tay nghề để họ hoàn
thành công việc tốt hơn.
Cần tăng cường thêm cơ sở vật chất cần thiết trong công việc, điều đó góp phần
không nhỏ trong kế hoạch phát triển của công ty; thường xuyên cập nhật, đóng góp ý
kiến kịp thời về các tiêu cực với các cơ quan có thẩm quyền của Hải quan, góp phần vào
việc xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh.
Bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng mà
Nhà nước giao cho. Đồng thời tạo ra uy tín trên thị trường để mọi đối tượng đồng lòng
ủng hộ tham gia vào sự phát triển của công ty.
Để hội nhập và phát triển cùng đất nước, công ty cần vạch ra kế hoạch và mục tiêu
phát triển lâu dài.
1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty
4
BP. CHĂM SÓC KH
BP. GIAO NHẬN
BP. CHỨNG TỪ
BP. KINH DOANH
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

BP. KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH
BP. ĐẠI LÝ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
• Hội đồng quản trị:
Là cơ quan đứng đầu công ty, có vai trò quản lý điều hành hoạt động của công ty,
quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển của công ty và kế hoạch kinh doanh hàng
năm, thảo luận và thông qua bảng tổng kết tài chính của năm.
• Giám đốc:
5
Phụ trách việc quản lý điều hành công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh
của công ty theo điều lệ của công ty và quyết định của hội đồng quản trị.
Bảo toàn và phát triển vốn theo phương án kinh doanh đã được hội đồng quản trị
duyệt và thông qua. Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức tiền lương, tài chính, kế toán.
Xây dựng và trình Hội đồng quản trị cơ cấu, tổ chức quản lý, kế hoạch dài hạn hàng
năm và các dự án đầu tư hay liên doanh, liên kết.
• Phó Giám Đốc:
Thay mặt giám đốc điều hành quản lý công ty khi giám đốc đi vắng.
Nghiên cứu, tập hợp các văn bản về luật, các Nghị định, Thông tư… có liên quan đến
hoạt động của công ty; các quy trình công nghệ, tiêu chuẩn hàng hóa dịch vụ của đại lý.
Xây dựng các quy chế, định mức kinh tế, kỹ thuật, an toàn lao động; các phương án,
chiến lược phát triển thị trường, mô hình đại lý, môi giới trong tình hình cạnh tranh trong
nước và thế giới.
• Bộ phận kế toán tài chính:
Thu chi theo đúng nguyên tắc, chế độ báo cáo, quyết toán tài chính kịp thời, hàng
quý, hàng năm. Có trách nhiệm quản lý chặt chẽ đồng vốn, tăng thu, tiết kiệm chi nhằm
đạt hiệu quả kinh tế cao.
Căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch tài chính đồng thời thực hiện
công tác kế toán của công ty đầy đủ kịp thời với tình hình hoạt động của công ty.

Ngoài nhiệm vụ và công việc chuyên môn của phòng kế toán, phòng kế toán còn tham
gia giải quyết lô hàng cùng các phòng ban khác như sau:
1. Theo dõi ETD, ETA của các lô hàng trên Server hoặc sau khi nhận được Local Debit từ
phòng chứng từ, Kế toán liên hệ với khách hàng lấy thông tin công ty của khách hàng để
ghi hóa đơn nháp, fax/ email cho họ và yêu cầu thanh toán.
2. Theo dõi đòi tiền khách hàng và thanh toán/ chuyển khoản cước phí và local charge cho
người vận chuyển.
• Bộ phận đại lý:
6
Nhận booking của khách hàng, làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài, cập nhập
thường xuyên lịch trình của các hãng tàu. Hỗ trợ cho phòng Sales về bảng báo giá cước
vận chuyển.
• Bộ phận chăm sóc khách hàng:
Chuẩn bị chứng từ để giao cho khách hàng, thường xuyên cập nhật cho khách hàng
bảng báo giá cước vận chuyển, phí làm dịch vụ giao nhận…
• Bộ phận sales:
Tìm kiếm khách hàng mới, phụ trách về việc cung cấp thông tin, báo cáo cước vận
chuyển, và giá làm thủ tục hải quan đến khách hàng.
• Bộ phận chứng từ:
Chuyên đề chứng từ xuất nhập khẩu, nhận booking của khách hàng, chuẩn bị đầy đủ
hồ sơ chứng từ cho khách hàng và tư vấn cho khách hàng về lĩnh vực liên quan đến vận
tải giao nhận.
• Bộ phận giao nhận:
Chuyên phụ trách về làm các thủ tục hải quan và giao nhận hàng hóa bằng đường
hàng không và đường biển.
1.4 Tình hình hoạt động dịch vụ vận tải giao nhận của công ty SCS trong năm 2009 –
2011 về:
1.4.1 Tình hình giao nhận từ 2009 – 2011
Bảng 1: Cơ cấu doanh thu theo dịch vụ
Đvt: triệu đồng

Năm
2009 2010 2011
Dịch vụ
Doanh thu
Tỉ trọng
(%)
Doanh thu
Tỉ trọng
(%)
Doanh thu
Tỉ trọng
(%)
Đại lý
hãng tàu
595.324 68,67 724.451 72,59 945.243 71,85
7
Thu gom
hàng
214.835 24,78 212.102 21,25 275.765 20,96
Khai hải
quan
56.817 6,55 61.514 6,16 94.582 7,19
Tổng 866.976 100 998.067 100 1.315.590 100

(Nguồn: Phòng Kế toán)
Nhận xét:
Nhìn chung doanh thu công ty tăng liên tục qua các năm 2009, 2010, 2011. Mặc dù
năm 2011 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên toàn thể nhân viên trong công
ty đã nổ lực và tìm được nhiều khách hàng mới làm cho doanh thu tăng. Số lượng nhân
viên trong công ty cũng tăng qua từng năm góp phần không nhỏ trong việc gia tăng

doanh thu công ty.
Dịch vụ đại lý hãng tàu:
Đây là dịch vụ chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất và là dịch vụ chính của công ty.
Doanh thu của loại hình dịch vụ này tăng liên tục vì công ty đã phát triển vững chắc, dần
dần tạo được uy tín với khách hàng và hãng tàu tạo nên một nguồn hàng ổn định. Từ năm
2009 đến 2010 tăng 129.127 triệu đồng. Từ năm 2010 đến 2011 tăng 220.792 triệu đồng.
Dịch vụ thu gom hàng:
Dịch vụ gom hàng góp phần làm gia tăng doanh thu của công ty. Dù chiếm tỷ trọng
không cao lắm trong hoạt động công ty tuy nhiên đây vẫn là dịch vụ không kém phần
quan trọng. Do đó, công ty đang cố gắng mở rộng thị trường và tạo điều kiện thuận lợi để
thực hiện dịch vụ này vì nhu cầu của thị trường cho dịch vụ này ngày càng tăng. Từ năm
2009 đến 2010 tuy doanh thu của toàn công ty tăng nhưng riêng doanh thu của dịch vụ
thu gom hàng giảm nhẹ cụ thể giảm 2.733 triệu đồng, điều này có thể do công ty chưa
đầu tư cho dịch vụ này và chưa có lượng khách hàng nhất định sử dụng dịch vụ gom
hàng của công ty. Từ năm 2010 đến 2011 doanh thu của dịch vụ này đã bắt đầu tăng, cụ
thể mức tăng là 63.663 triệu đồng và tăng hơn so với năm 2009.
8
Dịch vụ kê khai hải quan:
Mặt dù đây là một trong những dịch vụ chính của công ty, tuy nhiên loại hình dịch vụ
này vẫn không chiếm ưu thế vì đa số các công ty sản xuất và xuất nhập khẩu đều có thể
tự khai hải quan. Dịch vụ này góp phần đa dạng hóa hoạt động của công ty và tạo thuận
lợi cho khách hàng thực hiện các dịch vụ của công ty. Doanh thu của loại hình dịch vụ
này luôn chiếm tỷ trọng thấp nhưng vẫn gia tăng qua các năm. Từ năm 2009 đến năm
2010 tăng 4.697 triệu đồng. Từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 33.068 triệu đồng.
Dựa vào bảng số liệu tổng quan về cơ cấu dịch vụ của công ty có thể đánh giá tổng
quan về mức tăng doanh thu của công ty hằng năm. Tổng doanh thu gia tăng từ năm 2009
đến 2010 là 131.091 triệu đồng, từ năm 2010 đến 2011 là 317.523 triệu đồng. Sự thay đổi
về tỷ trọng giữa các nghành không lớn. Công ty đang nổ lực mở rộng quy mô và thị
trường hoạt động, tìm kiếm nguồn khách hàng mới, không ngừng nâng cao uy tín dịch
vụ, trong tương lai công ty sẽ đạt được mức doanh thu lớn hơn và thu hút ngày càng

nhiều khách hàng.
1.4.2 Cơ cấu doanh thu theo thị trường
Bảng 2: Cơ cấu doanh thu theo thị trường
Đvt: triệu đồng
Năm

Thị trường
2009 2010 2011
Doanh thu
Tỷ trọng
(%)
Doanh thu
Tỷ trọng
(%)
Doanh thu
Tỷ trọng
(%)
ASEAN 258.229 26,10 389.832 29,98 551.498 32,90
TR. QUỐC 223.108 22,55 328.893 25,29 378.032 22,55
MỸ 218.111 22,05 262.332 20,18 289.915 17,30
CHÂU ÂU 199.202 20,14 221.471 17,03 291.782 17,41
KHÁC 90.563 9,16 97.733 7,52 164.981 9,84
TỔNG 989.213 100 1.300.261 100 1.676.208 100
9
[
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Nhận xét:
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu, nhập khẩu theo dịch vụ mà Công ty cung cấp đã có
sự trải rộng từ Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và các Châu lục khác.
Ở Châu Á chủ yếu là thị trường ASEAN với tỷ trọng doanh thu cao nhất. Năm 2009

là 26,10%, sang năm 2010 là 29,98% và 2011 là 32,90%.
Cùng với việc tăng tỷ trọng trong cơ cấu thị trường, xét về mặt doanh thu thì công ty
luôn đạt được mức tăng đáng kể. Năm 2010 tăng 131.603 triệu đồng so với năm 2009,
năm 2011 tăng 161.666 triệu đồng so với năm 2010. ASEAN vừa là thị trường chính vừa
là thị trường đầy tiềm năng và công ty đang cố gắng mở rộng hợp tác với các đại lý nước
ngoài.
Trung Quốc: thị trường này chiếm tỷ trọng thứ hai trong doanh thu của công ty, đa số
doanh thu từ thị trường Trung Quốc là từ nhập khẩu, vì Trung Quốc bán các sản phẩm
với giá rẻ mặc dù chất lượng không mấy cạnh tranh. Từ năm 2009 đến 2010 doanh thu
tăng 105.785 triệu đồng. Từ năm 2010 đến 2011 doanh thu tăng 49.139 triệu đồng. Mặc
dù doanh thu cũng như tỷ trọng có chiều hướng giảm nhẹ, nhưng Công ty vẫn đẩy mạnh
hoạt động nhằm tăng hiệu quả dịch vụ ở thị trường này, bởi đây là thị trường có khối
lượng hàng hoá rất đa dạng và phong phú, phù hợp với văn hoá người phương Đông.
Mỹ: là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tạo thế mạnh cho
công ty khai thác nguồn hàng từ các khách hàng có nhu cầu xuất sang thị trường này. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây thị trường này hoạt động xuất nhập khẩu vẫn chưa thật
sự mạnh. Đặc biệt trong năm 2010, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
mà Mỹ là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất. Doanh thu từ thị trường này
của công ty vẫn tăng đều nhờ mở rộng quy mô và thu hút được nhiều khách hàng sử dụng
dịch vụ của công ty. Cụ thể năm 2009 là 218.111 triệu đồng đến năm 2010 là 262.332
triệu đồng, tăng 44.221 triệu đồng. Từ năm 2010 đến năm 2011 doanh thu tăng 27.583
triệu đồng.
10
Châu Âu: lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang Châu lục rất lớn và đa số là hàng
may mặc và thủy sản. Tuy nhiên công ty vẫn chưa khai thác tốt được thị trường này vì đa
số các công ty xuất khẩu sang thị trường này với số lượng lớn và nhà xuất khẩu Việt Nam
không giành được quyền thuê tàu nên ở thị trường này công ty đa số khai thác từ mặt
hàng nhỏ lẻ khác. Mặc dù tỷ trọng có thay đổi nhỏ qua từng năm: năm 2009 là 20,14%,
năm 2010 là 17,03% và năm 2011 là 17,41% nhưng xét về mặt doanh thu thì công ty
luôn được mức doanh thu tăng dần. Năm 2010 tăng 22.269 triệu đồng so với năm 2009,

năm 2011 tăng 70.311 triệu đồng so với năm 2010.
Ngoài những quốc gia thuộc các thị trường xuất khẩu chính, công ty vẫn không ngừng
đẩy mạnh hoạt động dịch vụ ở các quốc gia khác trên khắp các châu lục như: Nhật Bản,
một số nước Châu Phi,… Doanh thu từ các quốc gia này cũng không ngừng gia tăng, góp
phần phát triển công ty.
1.4.3 Cơ cấu doanh thu theo mặt hàng
Đvt: triệu đồng
Loại hàng 2009 2010 2011
Sản phẩm gỗ 134.684 151.742 241.653
Gốm sứ 70.429 89.042 112.468
Thủy hải sản 528.742 595.426 634.648
Phụ tùng máy in & máy cắt 629.794 791.497 806.368
Máy lạnh 528.729 552.527 578.741
Hàng điện tử, viễn thông 262.462 214.722 263.733
Vật tư, hàng hóa khác 89.478 123.648 167.622
Tổng cộng 2.244.318 2.518.604 2.805.233
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Nhận xét:
Qua bảng thống kê trên ta thấy mặt hàng hải sản là mặt hàng chủ yếu luôn chiếm tỷ
trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu của công ty do đây là mặt hàng nóng và luôn
ổn định trong 7 năm gần đây. Đến cuối năm 2010 – quí 1 năm 2011 xuất khẩu có phần
giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, các mặt hàng xuất đều tăng qua các
11
năm, đặc biệt là hai mặt hàng sản phẩm bằng gỗ và gốm sứ, những mặt hàng xuất khẩu
mạnh của Việt Nam. Các sản phẩm về thủy hải sản chiếm khá cao trong doanh thu của
công ty vì nước ta chủ yếu xuất các mặt hàng nông lâm thủy sản. Vì vậy mà mặt hàng
này cũng chiếm một tỉ trọng trong tổng doanh thu của công ty. Mặt hàng gỗ (thuyền
buồm trang trí, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng gỗ,… ) thì chiếm tỉ trọng cao nhất
trong kim ngạch xuất khẩu do mang nét truyền thống của người Việt Nam, người nước
ngoài ưa cái lạ của những mẫu thuyền buồm này.

Các mặt hàng nhập khẩu của công ty biến động theo từng năm và không ổn định về
chủng loại cũng như về kim ngạch nhập khẩu. Nguyên nhân là hàng nhập về theo đơn đặt
hàng của khách hàng. Mặt hàng phụ tùng máy in và máy cắt vẫn là mặt hàng trọng điểm
chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch NK do việc thay thế phụ tùng trong thời gian hoạt
động đòi hỏi lượng hàng cung ứng ngày càng nhiều khiến cho tỉ trọng NK của công ty
tăng.
1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2009 - 2011
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đvt: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Chênh lệch
2009-2010
Chênh lệch
2010-2011
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
1 Doanh thu 859.982 989.213 1.299.221 129.231 15,03 310.008 31,34
2 Chí phí 838.483 961.474 1.266.329 122.991 14,67 304.855 31,71
3
Lợi nhuận
trước thuế
21.499 27.739 32.892 6.24 29,03 5.153
18,58
4

Lợi nhuận
sau thuế
16.124 20.804 24.669 4.68 21.77 3.865
13.93
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Nhận xét:
12
Bảng số liệu thể hiện doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng hàng năm nhưng tốc độ
tăng khác nhau:
Doanh thu trong những năm đầu mới thành lập chưa cao vì những năm đầu công ty
tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường và đào tạo nhân sự. Với sự
nổ lực của Ban Giám Đốc cùng với đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình, doanh thu
công ty ngày một gia tăng và từ năm 2009 đến 2010 doanh thu tăng 129.231 triệu đồng,
chiếm tỷ lệ 15,03% và lợi nhuận tăng 6.240 triệu đồng chiếm tỷ lệ 29,03%.
Số lượng khách hàng của công ty ngày một gia tăng, đội ngũ nhân viên ngày một
củng cố và vững vàng. Công ty đã dần dần có chỗ đứng ổn định trên thị trường và nâng
cao uy tín. Ngoài những khách hàng cũ, công ty cũng không ngừng có được những khách
hàng mới tin dùng dịch vụ, điều này thể hiện bước tiến của công ty qua thời gian.
Mặc dù cuối năm 2010, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới có tác động
mạnh mẽ đến tất cả các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu nhưng công ty cũng cố gắng vượt qua sự ảnh hưởng đó. Với những nổ lực của mình
đến cuối năm 2010 lợi nhuận của chỉ tiêu cuối năm 2010 đạt gần 28.000 triệu đồng).
Đến đầu năm 2011, doanh nghiệp vẫn phát huy tinh thần gia tăng số lượng khách
hàng, không ngừng nâng cao cơ sở hạ tầng, gia tăng đội ngũ nhân viên nhằm đạt được lợi
nhuận chỉ tiêu là 35.000 triệu đồng. Tuy nhiên ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới trong
năm 2011 đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của công ty. Mặc dù vậy, công ty
cũng mang về doanh thu 1.299.221 triệu đồng tăng 310.008 triệu đồng so với năm 2010,
mức tăng doanh thu chiếm tỷ lệ 31,34% doanh thu 2010. Mức doanh thu năm 2011 tăng
nhiều hơn so với năm 2010, tuy nhiên lợi nhuận gia tăng năm 2011 chỉ ở mức 5.153 triệu
đồng thấp hơn so với mức gia tăng năm 2010 (6.240 triệu đồng) và chỉ chiếm tỷ lệ

18,58% so với lợi nhuận năm 2010. Phải đối mặt với khó khăn lớn của nền kinh tế, dù
không đạt được mục tiêu đề ra nhưng công ty cũng giải quyết được khó khăn và gia tăng
mức lợi nhuận.
Super Cargo là một công ty trẻ trong nghành vận tải giao nhận, những hứa hẹn ở phía
trước còn rất nhiều. Với những gì công ty đã đạt được qua các năm cố gắng và không
ngừng phát triển, công ty sẽ ngày một lớn mạnh và vững vàng hơn trong ngành vận tải
giao nhận.
13
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG NGUYÊN
CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY SUPER CARGO
SERVICE
 Giới thiệu sơ lược hợp đồng:
Hợp đồng được ký kết theo thoả thuận giữa Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt
Nam và Công ty Charoen Pokphand Foods Public về việc mua bán mặt hàng tôm thẻ
chân trắng đông lạnh, giao hàng theo điều kiện CFR HCM, thanh toán bằng T/T trả ngay,
giao hàng trong tháng 2 năm 2012. Sau đây là quy trình giao nhận thực tế đối với lô hàng
“ Tôm đông lạnh” nguyên container của Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam .
2.1 Đàm phán và ký kết hợp đồng dịch vụ
Ký kết hợp đồng dịch vụ có thể được thực hiện dưới dạng hợp đồng ủy thác nếu bản
thân người nhập khẩu không trực tiếp đứng tên trên tờ khai nhập khẩu hoặc là hợp đồng
dịch vụ trực tiếp đối với trường hợp người nhập khẩu đứng tên trực tiếp trên tờ khai nhập
khẩu.
Theo như thỏa thuận trong hợp đồng giữa Công ty TNHH DV HH Phim Chính và
Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam: Công ty TNHH DV HH Phim Chính sẽ là
người làm dịch vụ: khai hải quan và nhận hàng nhập khẩu cho Công ty Cổ Phần Chăn
Nuôi C.P Việt Nam. Thỏa thuận giữa 2 bên như sau:
Bên Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam sẽ giao cho Công ty TNHH DV HH
Phim Chính các chứng từ gồm: giấy giới thiệu, giấy thông báo hàng đến, hợp đồng mua
bán (giữa Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam và đối tác (người xuất khẩu)), hóa
đơn thương mại, phiếu đóng gói (Packing List), vận tải đơn đường biển, giấy chứng nhận

xuất xứ (C/O). Số lượng bản gốc và bản sao tùy thuộc vào bộ hồ sơ hải quan yêu cầu.
Công ty TNHH DV HH Phim Chính dựa vào những thông tin trên các chứng từ đã
14
nhận được để tiến hành lên tờ khai hàng hóa nhập khẩu và tờ khai trị giá tính thuế hàng
hóa nhập khẩu. Việc khai báo thông tin trên tờ khai rất quan trọng, đòi hỏi sự chính xác vì
nếu không chính xác khi thực hiện làm thủ tục cho hàng hóa được thông quan sẽ mất
nhiều thời gian dẫn đến những thiệt hại đối với khách hàng của Công ty TNHH DV HH
Phim Chính – Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam.
2.2 Nhận, kiểm tra và chuẩn bị bộ chứng từ
2.2.1 Nhận chứng từ của khách hàng
Vì trụ sở chính của Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam nằm tại Khu Công
Nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai nên nhân viên của công ty sẽ mang
chứng từ gốc đến cho Công ty Super Cargo Service. Bộ chứng từ đầy đủ bao gồm:
• Hợp đồng mua bán hàng hoá: 01 bản sao y bản chính có xác nhận của doanh nghiệp;
• Hoá đơn thương mại: 01 bản chính;
• Phiếu đóng gói: 01 bản chính;
• Vận tải đơn: 01 bản sao y bản chính có xác nhận của doanh nghiệp;
• Hoá đơn thu cước vận tải: 01 bản sao y bản chính có xác nhận của doanh nghiệp;
• Giấy giới thiệu: 01 bản chính.
2.2.2 Kiểm tra chứng từ
Nhân viên giao nhận phải kiểm tra kỹ nội dung của chứng từ khi nhận được chứng từ:
2.2.2.1 Hợp đồng
Cần kiểm tra trong hợp đồng những nội dung sau:
 Tên hàng: nếu không biết chính xác nghĩa Tiếng Việt của tên hàng (khi tên hàng bằng
Tiếng Anh) thì cần hỏi lại người nhập khẩu để có thể khai báo chính xác trên tờ khai, xem
xét lô hàng có cần xin giấy phép nhập khẩu hay không;
 Số lượng từng mặt hàng và số lượng tổng;
 Đơn giá, trị giá và tổng trị giá;
 Đồng tiền thanh toán: thanh toán bằng đồng ngoại tệ của nước nào, đây là điểm cần chú ý
để xác định tỷ giá cho chính xác: USD

15
 Điều kiện giao hàng: theo Incoterms 2000;
 Hàng được nhập từ nước nào: Thái Lan;
 Xuất xứ của hàng hoá thuộc nước nào, để áp thuế suất cho chính xác: Thái Lan;
 Phương thức thanh toán: bằng T/T trả ngay;
 Ngày hết hạn hiệu lực của hợp đồng: chú ý thời hạn hết hạn của hợp đồng phải sau thời
hạn thanh toán.
Ngoài ra, phải đối chiếu các chứng từ hợp đồng, phiếu đóng gói, hoá đơn, B/L trên cơ
sở những nội dung như số hợp đồng, ngày ký, tên hàng, ngày giao hàng,… nếu không
hợp lệ nhân viên giao nhận cần yêu cầu nhà nhập khẩu bổ sung, chỉnh sửa.
2.2.2.2 Hoá đơn thương mại
Cần kiểm tra những nội dung sau trong hoá đơn thương mại:
 Số hoá đơn, ngày hoá đơn phải sau ngày ký hợp đồng, và trước hoặc bằng ngày của vận
đơn;
 Kiểm tra tên hàng, số lượng, đơn giá, trị giá, đồng tiền thanh toán, điều kiện giao hàng
phải phù hợp với hợp đồng và phiếu đóng gói.
2.2.2.3 Phiếu đóng gói
Cần kiểm tra những nội dung sau trong phiếu đóng gói:
 Tên hàng;
 Số lượng hàng;
 Số lượng kiện hàng;
 Trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, số khối của lô hàng.
2.2.2.4 Thông báo hàng đến
Nếu hàng được giao trực tiếp cho hãng tàu Yang Ming thì nhân viên giao nhận đến đại
lý hãng tàu để lấy vận đơn, nếu thông qua 1 đại lý khác thì cần house bill từ họ và đến
hãng tàu lấy master bill. Khi lấy cần kiểm tra kỹ các thông tin sau:
 Tên hàng;
16
 Số lượng hàng;
 Số lượng kiện hàng;

 Số vận đơn (house và master).
2.2.2.5 Vận đơn
Khi nhận vận đơn từ khách hàng cần kiểm tra kỹ các nội dung sau:
 Số vận đơn (B/L number): YMLUI480158224
 Tên và địa chỉ người gửi hàng: Charoen Pokphand Foods Public Company Limited;
 Tên và địa chỉ người nhận hàng: Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam;
 Tên tàu, số chuyến: YM PEOPLE V.105N
 Tên cảng xếp hàng (port of loading): BANGKOK
 Tên cảng dỡ hàng (port of discharge): CÁT LÁI
 Số lượng kiện, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, số khối phải khớp với Packing List
 Cước phí vận tải là Perpaid (trả trước) hay Collect (trả sau):
 Chữ ký của người vận tải
 Vận đơn sử dụng là loại gì?
Sau khi nhân viên giao nhận nhận chứng từ đầy đủ từ nhà nhập khẩu, bộ phận chứng
từ của công ty SCS giao cho nhân viên giao nhận thông báo hàng đến của hãng tàu và
Master B/L để tiến hành bước tiếp theo.
2.3 Khai thác chứng từ
Chuẩn bị các chứng từ cần thiết trước khi lập bộ hồ sơ khai hải quan (thường là lấy
D/O, đăng ký kiểm tra chất lượng, xin giấy phép nhập khẩu… ) cụ thể đối với lô hàng
của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P như sau:
2.3.1 Lấy lệnh giao hàng
Sau khi nhận được thông báo hàng đến từ đại lý tàu Yang Ming (bằng fax hoặc email),
nhân viên giao nhận sẽ đem các chứng từ sau đến đại lý của hãng tàu để lấy lệnh giao
hàng:
17
 Giấy thông báo hàng đến (Notice of Arrival)
 Giấy giới thiệu
 Giấy CMND
Tại đây, đại lý hãng tàu sẽ giao 4 D/O và lưu lại 1 bản có chữ ký xác nhận của nhân
viên đi lấy lệnh sau khi nhân viên này đóng đầy đủ các khoản phí cần thiết (được ghi trên

thông báo hàng đến)
Khi nhận được lệnh giao hàng, nhân viên giao nhận cần kiểm tra D/O theo những nội
dung sau:
 Tên hãng tàu
 Địa chỉ hãng tàu
 Tên và địa chỉ của công ty nhận hàng
 Số Master B/L (có khớp với trên B/L không)
 Tên tàu và số chuyến
 Ngày đến
 Cảng đến
 Số/ ký mã hiệu container
 Mô tả hàng hoá: mô tả hình dạng và số lượng hàng được đóng; mô tả đầy đủ và rõ ràng
phần chữ ký và ký mã hiệu riêng của lô hàng
 Tổng trọng lượng của hàng hoá
 Tổng số khối
 Thời gian cho lưu bãi là bao nhiêu ngày
Trên D/O nhất thiết phải có chữ “ĐÃ THU TIỀN” hoặc là “PAID”.
Nếu có bất kỳ sai sót nào thì đề nghị bên phát hành D/O sửa chữa và đóng dấu
Correction hoặc phát hành D/O mới.
2.3.2 Đăng ký kiểm dịch
Do mặt hàng thuỷ sản là hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch được quy định cụ thể tại
18
Quyết định số 50/2006/QĐ-TTG của Thủ Tướng Chính phủ. Cơ quan được Nhà Nước
ủy quyền thực hiện kiểm tra đối với mặt hàng này là: Cơ quan Thú Y vùng VI.
Nhân viên giao nhận chuẩn bị bộ chừng từ để thực hiện việc đăng ký trước khi tiến
hành thủ tục hải quan.Thủ tục đăng ký bao gồm:
- 2 Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa theo mẫu 1 – Thông tư 32/2009/TT – BCT;
- 2 Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa theo mẫu 2 Thông tư
32/2009/ TT – BCT;
- 1 Giấy giới thiệu của Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam;

- 1 Hợp đồng, 1 phiếu đóng gói, 1 hóa đơn, 1 vận đơn (tất cả đều sao y).
Bộ hồ sơ chỉ được chấp nhận nếu đầy đủ và hợp lệ. Cơ quan thú y vùng VI xác nhận
số tiếp nhận lên “Giấy đăng ký kiểm dịch” và giao cho nhân viên giao nhận 02 bản sau
khi người này đóng các phí liên quan đến việc kiểm tra. Mẫu đơn này sẽ được xuất trình
cùng với bộ chừng từ khai hải quan. Bước lấy mẫu kiểm tra sẽ thực hiện sau khi hàng hóa
được hải quan kiểm tra thực tế.
2.4 Thực hiện thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu
2.4.1 Khai báo hải quan điện tử
Thông thường, việc lên tờ khai được kê khai theo mẫu, mẫu tờ khai là do hải quan
thành phố cung cấp, doanh nghiệp chỉ cần mua về và tự mình kê khai những nội dung
theo yêu cầu của các tiêu thức trong tờ khai hải quan theo mẫu tờ khai quy định
HQ/2002_NK. Sau đó, khi đăng ký tờ khai, nhân viên hải quan sẽ nhập máy các thông tin
của doanh nghiệp. Như vậy, điều này sẽ khiến cho cả doanh nghiệp và hải quan tốn thêm
thời gian, cũng như chi phí.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng hơn cho doanh nghiệp trong quá trình
khai báo thủ tục nhập hàng, tháng 9/2009 Cục Hải Quan TP.HCM đã triển khai mở rộng
áp dụng khai báo điện tử cho hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc loại hình kinh doanh. Và
đến 11/11/2010 thủ tục thông quan điện tử đã được áp dụng toàn bộ đối với tất cả các chi
cục. Sau khi chuẩn bị xong bộ chứng từ, nhân viên giao nhận sẽ tiến hành khai báo điện
tử trên phần mềm khai báo hải quan điện tử Thaisonsoft hoặc GOV (CDS LIVE) để gửi
19
thông tin khai báo về lô hàng đến chi cục hải quan khai báo.
Phần mềm khai hải quan điện tử này còn có một điểm rất hữu dụng là có phần in tờ
khai và tờ khai trị giá tính thuế (bao gồm cả phụ lục) và có phần tự động tính toán, vì vậy
sau khi đã khai báo điện tử, ta có thể in trực tiếp tờ khai, tiết kiệm được nhiều thời gian.
 Các bước khai báo thông quan điện tử cụ thể như sau:
Vào phần mềm ECUS_SXXK để tiến hành khai điện tử
Bước 1: Chọn menu Danh mục – Doanh nghiệp. Trong hộp thoại “Danh mục các
doanh nghiệp” chọn mục thêm mới, sau đó nhập mã số thuế, thông tin về tên, địa chỉ và
số điện thoại của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam sau đó chọn “Ghi” và đóng

cửa sổ lại.
Bước 2: Chọn menu Hệ thống – chọn Doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Sau đó, nhập mã
số thuế của C.P và đóng cửa sổ hộp thoại lại.
Bước 3: Chọn menu tờ khai xuất nhập khẩu – Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu => xuất
hiện hộp thoại tờ khai nhập khẩu gồm 4 nội dung: thông tin của tờ khai, danh sách hàng
tờ khai, chứng từ kèm theo và kết quả xử lý tờ khai.
Bước 4: Chọn vào từng nội dung của tờ khai, kê khai đầy đủ các tiêu thức. Sau đó
nhấn nút “Ghi”.
Lưu ý: Trong phần kê khai thông tin tờ khai, nội dung của chuyến tàu, cảng đến, …
bắt buộc phải nhập thông qua phần kê khai “vận tải đơn”, sau đó máy sẽ tự động cập
nhập thông tin có liên quan trên phần kê khai thông tin tờ khai.
Bước 5: Sau khi nhập đầy đủ các tiêu thức được yêu cầu, nhấn nút “ khai báo” xác
nhận thông tin về tên đăng nhập và tài khoản gửi yêu cầu khai báo đến chi cục hải quan
nơi hàng cập cảng để nhận phản hồi về số tờ khai và phân luồng xác định mức kiểm tra
đối với lô hàng.
Đối với lô hàng của C.P, thông tin được trả về xác định số tờ khai của lô hàng là:
9153/NKSXXK/P02G hàng hóa được chấp nhận thông quan và doanh nghiệp được đề
nghị phải xuất trình hồ sơ giấy. Sau khi nhận được phản hồi từ phía hải quan, nhân viên
giao nhận in tờ khai trực tiếp từ phần mềm khai báo và chuẩn bị bộ chứng từ khai báo
20
như sau:
- 2 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu bản chính (1 bản lưu người khai hải quan, 1 bản lưu hải
quan);
- 2 Tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2008 – TGTT, 2 phụ lục tờ
khai trị giá tính thuế (nếu có).
- 1 Giấy giới thiệu bản chính
- 1 Hóa đơn thương mại, 1 vận tải đơn , 1 phiếu đóng gói (tất cả đều là bản chính)
- 1 Hợp đồng mua bán bản sao y
- 1 Bản đăng ký kiểm dịch tại Cơ quan thú y vùng VI
- Biên bản kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm (bản chính)

2.4.2 Quy trình thủ tục thông quan hàng hoá
2.4.2.1 Công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ
Sau khi bộ chứng từ được chuẩn bị xong, nhân viên giao nhận sẽ đến chi cục hải quan
mà hàng hóa được nhập về để tiến hành các bước tiếp theo. Ưu điểm của thủ tục thông
quan điện tử là trên tờ khai được in ra sau khi đã khai báo có nêu rõ tờ khai sẽ do công
chức tại ô nào xử lý và hàng hóa đã được phân luồng.
Kết thúc công việc tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đăng ký tờ khai, công chức hải
quan in lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan, ký tên và đóng dấu số hiệu công chức
vào ô dành cho công chức bước 1 ghi trên lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và
vào ô “cán bộ đăng ký” trên tờ khai hải quan.
2.4.2.2 Công chức hải quan kiểm tra giá và xác định thuế
Sau khi công chức tiếp nhận kết thúc việc kiểm tra bộ hồ sơ sẽ chuyển giao bộ chứng
từ cho công chức tính thuế tiếp nhận và kiểm tra mã số hàng hóa, kiểm tra giá khai báo
và mức thuế suất áp dụng cho hàng hóa. Đầu tiên công chức kiểm tra xem doanh nghiệp
có đủ điều kiện để được hưởng ân hạn thuế hay không? Công ty C.P có thời gian thành
lập trên 365 ngày, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà Nước và không có bất cứ một vi
phạm nào trong quá trình hoạt động do đó doanh nghiệp đủ điều kiện được ân hạn.
21
Tiếp theo công chức kiểm tra mức giá khai báo: mức giá khai báo phải đảm bảo
không vi phạm mức giá chung của Tổng cục hải quan quy định, nếu mức giá khai báo
thấp hơn mức giá chung doanh nghiệp sẽ bị tham vấn giá. Tham vấn giá là thủ tục doanh
nghiệp chứng minh được giá mình giao dịch là hợp lệ, nếu không đủ điều kiện chứng
minh sẽ bị điều chỉnh giá theo mức giá chung của Tổng cục hải quan. Sau khi kiểm tra và
xác định khai báo của doanh nghiệp hợp lệ, kết thúc bước kiểm tra chứng từ giấy, công
chức tiếp nhận và công chức tính thuế ký đóng dấu trên lệnh kiểm tra giấy và chuyển hồ
sơ cho Lãnh đạo chi cục xác định mức độ kiểm tra.
2.4.2.3 Công chức thú y kiểm dịch
Cơ quan thú y vùng VI sẽ cử công chức đại diện đến nơi hạ container để tiến hành
việc kiểm dịch. Nhân viên giao nhận sẽ nhờ nhân viên cảng cắt seal dưới sự kiểm tra của
công chức thú y. Việc kiểm tra sẽ tiến hành xem xét ngày sản xuất và hạn sử dụng của lô

hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh nhập từ Thái Lan. Sau khi kiểm tra, công chức thú y
sẽ viết “Biên bản kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm” và doanh nghiệp sẽ nộp lại biên bản
đã ký cho Cơ quan thú y vùng VI để lấy chứng thư.
2.4.2.4 Phúc tập – nộp lệ phí – lấy tờ khai
Tờ khai sau khi được chuyển cho bộ phận phúc tập, công chức phúc tập tra soát lại
quá trình thủ tục, nhập sổ và chuyển hồ sơ cho bộ phận trả tờ khai. Nhân viên giao nhận
mua tem lệ phí dán vào tờ khai bản lưu và nhận tờ khai tại ô trả tờ khai.
2.5 Điều động phương tiện vận tải và nhận hàng
Đối với hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển, điểm khác biệt so với thủ tục hải quan
nhập khẩu bằng đường hàng không là phải tìm vị trí của hàng hoá và đối chiếu lệnh giao
hàng.
Khi container được dỡ ra khỏi tàu sẽ chuyển vào bãi trung tâm. Tại bộ phận điều độ
cảng được đặt một máy tính để nhân viên giao nhận dò tìm container của mình ở vị trí
nào. Nhân viên sẽ đánh số container vào máy tính để biết container của mình đã vào bãi
trung tâm chưa. Vì tuy có giấy thông báo hàng đến nhưng có thể container chưa vào bãi.
Và nếu container đã vào rồi thì ở vị trí nào.
Hàng nguyên container có 2 cách lấy hàng là hàng giao thẳng và hàng rút ruột:
22
2.5.1 Đối với hàng giao thẳng
Hãng tàu sẽ đóng dấu “Hàng giao thẳng” lên lệnh giao hàng. Cùng với thủ tục mở tờ
khai hải quan, nhân viên giao nhận sẽ làm các thủ tục sau đây:
- Đem lệnh giao hàng xuống đối chiếu với hải quan bãi và giữ lại lệnh đó để nộp cho hải
quan cổng lúc thanh lý hàng.
- Đem một lệnh giao hàng xuống phòng thương vụ cảng để đóng tiền điều công nhân
chuyển container ra bãi kiểm hoá (nếu có kiểm hoá) và in phiếu giao nhận container.
Phòng thương vụ cảng sẽ giữ lại lệnh này và giao cho nhân viên giao nhận phiếu giao
nhận container (phiếu eir) – liên màu vàng.
2.5.2 Đối với hàng rút ruột
Hãng tàu sẽ đóng dấu “Hàng rút ruột” lên lệnh giao hàng. Cùng với việc làm thủ tục
mở tờ khai, nhân viên giao nhận sẽ làm thủ tục sau đây:

- Đem 1 lệnh giao hàng xuống đối chiếu với hải quan giám sát bãi và giữ lại lệnh đó để
nộp cho hải quan cổng lúc thanh lý hàng.
- Đem 1 lệnh giao hàng vào phòng thương vụ cảng đóng phí rút ruột. Thương vụ sẽ đóng
dấu đã đóng tiền lên lệnh này và ghi số hoá đơn đóng tiền lên lệnh này.
- Sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan thì cho xe vào rút hàng. Khi rút hàng xong đội
trưởng đội bốc xếp tại cảng sẽ xem xét tình trạng bên trong container và xác nhận tình
trạng thực tế lên lệnh giao hàng. Điều độ cảng chỉ cho chủ hàng lấy hàng nếu trên lệnh
giao hàng này đã được xác nhận là tình trạng container tốt và container sạch. Khi đó, điều
độ cảng sẽ in phiếu đóng/rút hàng container (liên vàng) và ghi đầy đủ chi tiết về
container, số xe nhận hàng, thời gian bắt đầu và kết thúc việc rút hàng, số hàng thực tế
được rút, nhận viên giao nhận (đại diện chủ hàng) ký xác nhận vào phiếu này.
Lưu ý: Đối với lấy hàng nguyên container thì trước khi lấy hàng cần phải làm thủ tục
cược cont, đóng phí cược cont tại hãng tàu.
2.6 Thanh lý tờ khai
Nhân viên giao nhận thanh lý hải quan cổng để xác nhận việc hoàn thành thủ tục và
cho phép hàng hóa được lấy ra khỏi cảng vận chuyển vể kho, nhân viên giao nhận xuất
trình phiếu giao nhận hàng nguyên container, tờ khai hải quan bản chính cùng một lệnh
giao hàng do hãng tàu cấp. Hải quan đóng dấu xác nhận lệnh ô 34 trên tờ khai và phiếu
23
giao nhận hàng.
Hàng hóa sau khi được đưa lên phương tiện vận tải .Tại cổng cảng, nhân viên xe sẽ
xuất trình phiếu giao nhận có xác nhận của hải quan cho nhân viên cổng và đưa hàng về
kho.
Đây là điểm khác biệt giữa hàng nguyên container và hàng lẻ, phiếu giao nhận hàng
hóa có thể được thanh lý hải quan trước khi lấy hàng.
2.7 Giao hàng cho khách hàng
Nhân viên giao nhận thanh lý hải quan cổng để xác nhận việc hoàn thành thủ tục và
cho phép hàng hóa được lấy ra khỏi cảng vận chuyển vể kho, nhân viên giao nhận xuất
trình phiếu giao nhận hàng nguyên container, tờ khai hải quan bản chính cùng một lệnh
giao hàng do hãng tàu cấp. Hải quan đóng dấu xác nhận lệnh ô 34 trên tờ khai và phiếu

giao nhận hàng.
Hàng hóa sau khi được đưa lên phương tiện vận tải. Tại cổng cảng, nhân viên xe sẽ
xuất trình phiếu giao nhận có xác nhận của hải quan cho nhân viên cổng và đưa hàng về
kho.
Đây là điểm khác biệt giữa hàng nguyên container và hàng lẻ, phiếu giao nhận hàng
hóa có thể được thanh lý hải quan trước khi lấy hàng.
2.8 Quyết toán và hoàn trả lại hồ sơ cho khách hàng
Do SCS được ủy thác ngay từ đầu tiên lô hàng này nên tất cả các chi phí từ lấy lệnh
giao hàng, đóng các lệ phí khi tiến hành khai hải quan, phí nâng hạ cont, phí chuyển bãi,
… Nên sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao nhận, nhân viên giao nhận sẽ kê khai tất cả các
chi phí đó, cùng với các biên lai thu chi phí cho kế toán công ty. Sau đó kế toán công ty
cộng tất cả các chi phí cùng với phí dịch vụ do hai bên thống nhất khi ký hợp đồng dịch
vụ, ra hóa đơn nộp cho Giám Đốc ký rồi giao lại cho nhân viên giao nhận đem đến Công
ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam.
C.P kiểm tra số lượng chứng từ mà nhân viên giao nhận giao cho mình có đủ hay
không? Ký nhận đã nhận đủ chứng từ và thanh toán phí giao nhận cho SCS.
24
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY SUPER CARGO SERVICE
3.1 Nhận xét
3.1.1 Điểm mạnh
• Công ty được sự lãnh đạo sáng suốt của Ban quản trị đầy kinh nghiệm và năng động. Họ
luôn nhạy bén nắm bắt những thay đổi của thị trường và nhanh chóng đưa ra những biện
pháp thích ứng với những sự thay đổi liên tục đó, giúp đáp ứng nhu cầu thị trường, đem
lại hiệu quả cao trong kinh doanh và làm hài lòng khách hàng.
• Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, được đào tạo nghiệp vụ cao, có kiến thức và trình độ
sâu rộng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có thể xử lý được các tình huống bất ngờ, giải
quyết nhanh chóng các vấn đề khó khăn như tham vấn giá, áp giá thuế, xin Giấy phép của
Bộ Công Thương,… Đặc biệt, họ luôn giữ được mối quan hệ thân thiết, đoàn kết giữa các

thành viên trong công ty với nhau từ bộ phận chứng từ đến bộ phận kế toán và bộ phận
kinh doanh. Bên cạnh đó, hàng năm công ty thu hút được lượng sinh viên thực tập khá
đông, nhờ đó công ty có thể tận dụng và lựa chọn được những nhân viên có khả năng
trong nguồn nhân lực đầy tiềm năng đó.
• Cơ sở vật chất của công ty được trang bị tiện nghi, hiện đại với đầy đủ các máy chuyên
dùng trong văn phòng (máy in, máy fax, photocopy…), các dụng cụ văn phòng, số lượng
máy vi tính được công ty cung cấp đầy đủ cho nhân viên, nhờ đó đem lại hiệu quả công
việc cao và tiết kiệm thời gian hơn.
• Tên tuổi của công ty đã được khẳng định trên thương trường do chất lượng dịch vụ và
hiệu quả hoạt động cao: vừa nhanh, vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được an toàn
cho hàng hóa nên được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng nội địa và các đối tác nước
ngoài. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho bản thân công ty tồn tại và phát triển.
• Mối quan hệ rộng rãi của ban giám đốc cùng với khả năng giao tiếp của đội ngũ Sales
cũng là lợi thế lớn hỗ trợ cho công tác khai thác thương vụ đạt hiệu quả cao, tìm kiếm
khách hàng mới và vẫn giữ được các khách hàng truyền thống, giúp đem lại lợi nhuận
thường xuyên cho công ty.
25

×