Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342 KB, 30 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
  
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU

ĐỊA ĐIỂM : HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG
Tiền Giang - Tháng 2 năm 2014
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
  
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU KẾT HỢP
CHĂN NUÔI THẢ GIA SÚC
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP
ĐÔNG PHƯƠNG
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
Tiền Giang - Tháng 2 năm 2014
MỤC LỤC
II.2. Tình hình phát triển công nghệ chế biến thực phẩm trong nước và xuất khẩu.4
II.3. Tiềm năng cho phát triển trồng Gấc nguyên liệu của huyện Tân Phước, Tiền
Giang 5
II.3.1. Điều kiện tự nhiên 5
II.3.2. Điều kiện về dân số và lao động 6
II.4. Quy hoạch và kế hoạch phát triển dự án đầu tư 7
II.4.1. Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp 7


II.4.2. Quy hoạch và kế hoạch phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật 7
II.4.3. Quy hoạch xây dựng huyện Tân Phước 8
II.1. Phân tích đánh giá khái quát thị trường tổng thể về sản phẩm của dự án 10
II.2. Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu 10
II.2.1. Phân đoạn thị trường 10
II.2.2. Thị trường mục tiêu 11
II.3. Xác định sản phẩm của dự án 11
II.4. Dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án đầu tư trong tương lai 11
II.4.1. Phân tích thực trạng cầu thị trường 12
II.4.2. Dự báo cầu 12
II.4.3. Dự báo cung 13
II.5. Nghiên cứu công tác tiếp thị sản phẩm 13
II.5.1. Đối tượng tiêu thụ sản phẩm 13
II.5.2. Lựa chọn phương pháp giới thiệu sản phẩm 14
II.5.4. Lựa chọn phương án phân phối sản phẩm 14
II.6. Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường sản phẩm của dự án
14
IV.1. Mô tả sản phẩm 15
IV.2. Lựa chọn hình thức đầu tư 15
IV.2.1. Hình thức đầu tư 15
IV.2.2. Loại hình doanh nghiệp và phương thức kinh doanh dự án 15
IV.3. Xác định công suất máy móc thiết bị của dự án 16
IV.4. Lựa chọn công nghệ cho dự án 16
IV.4.1. Quy trình công nghệ trồng gấc 16
IV.4.2. Đặc điểm kỹ thuật trồng gấc 16
IV.5. Địa điểm thực hiện dự án 20
IV.6. Giải pháp xây dựng công trình 20
IV.6.2. Phương án kiến trúc xây dựng dự án 20
IV.6.3. Giải pháp kết cấu xây dựng 21
IV.7. Đánh giá sơ bộ tác động đến môi trường 21

IV.7.1. Các tác động đến môi trường 21
IV.7.2. Giải pháp khắc phục 22
IV.8. Lịch trình thực hiện dự án 22
V.1. Tổ chức quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư 23
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
 Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Nông nghiệp Đông Phương
 Giấy phép ĐKKD : 0306.054.404
 Ngày đăng ký : 2008
 Đại diện pháp luật : Văn Thị Thủ Chức vụ: Tổng Giám đốc
 Địa chỉ trụ sở : 18/2X Phạm Văn Chiêu, P. 9, Q. Gò Vấp,Tp. Hồ Chí Minh
 Ngành nghề chính : Trồng cây có hạt chứa dầu, trồng cây lấy quả chứa dầu, trồng cây
dược liệu; Sản xuất, chế biến các sản phẩm có từ quả gấc, chanh dây.
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
 Tên dự án : Xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu
 Địa điểm xây dựng : Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
 Diện tích đất : 500 hecta
 Nội dung đầu tư :
+ Xây dựng vùng nguyên liệu trồng Gấc tập trung với quy mô 500 hecta.
+ Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm, xây dựng nhà sơ chế, nhà kho, nhà bảo quản, nhà
điều hành.
+ Xây dựng hệ thống xử lý rác thải nông nghiệp.
+ Mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất và bảo quản sản phẩm sau thu
hoạch.
 Quy mô đầu tư :
+ Cây dược liệu : 20 loại cây trồng trên 88,010 m
2
+ Chăn nuôi : 100 dê giống cái, 6 dê giống đực, 30 heo giống, 50 bò giống

 Mục tiêu đầu tư :
- Xây dựng cơ sở sản xuất cây dược liệu áp dụng tiêu chuẩn GACP-WHO theo khuyến cáo
của Tổ chức Y tế thế giới.
- Tổ chức Trang trại chăn nuôi, thả gia súc theo phương châm "năng suất cao - chi phí thấp -
phát triển bền vững".
 Mục đích đầu tư :
- Nhằm bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia, góp phần nâng cao
chất lượng dược liệu và tiến tới hòa hợp trong khu vực và trên thế giới về kinh doanh, xuất nhập
khẩu dược phẩm nói chung và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu nói riêng.
- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, góp phần phát triển
kinh tế xã hội địa phương;
- Góp phần phát triển bền vững an ninh lương thực, an ninh y tế và an sinh xã hội.
- Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương (đặc biệt là đồng bào dân tộc
thiểu số);
- Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh
 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do
chủ đầu tư thành lập.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
1
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
 Tổng mức đầu tư : 11,348,046,000 đồng
 Vòng đời dự án : Trong vòng 12 năm, bắt đầu xây dựng từ quý 3 năm 2012 và đi vào
hoạt động từ quý 2 năm 2013.
I.3. Căn cứ pháp lý
 Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 /9/2006 của Chính phủ quy
định một số điều chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Quyết định 81/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/05/2009 về việc phê duyệt

quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Hoá dược đến năm 2015 tầm nhìn 2025.
 Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ Tướng Chính phủ về việc ban hành kế
hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020;
 Căn cứ Nghị định số 62/2010/NĐ-CP, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Chính Phủ về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
 Căn cứ QĐ số : 3379/QĐ –UBND, ngày 28/10/2008 của UBND Tỉnh Tiền Giang về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đến năm
2020.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
2
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
CHƯƠNG II: CĂN CỨ CHỦ YẾU ĐỂ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN
THIẾT ĐẦU TƯ

II.1. Tác dụng của Gấc
Gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của Việt Nam, có danh pháp khoa học momordica
cochinchinensis, thuộc chi mướp đắng. Hoa có sắc vàng. Quả hình tròn, sắc xanh, khi chín chuyển
sang đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi trái thường có sáu múi, thịt gấc màu đỏ cam, hạt màu
nâu thẫm. Ở Việt Nam có khoảng 3 loài thường gọi là gấc nếp, gấc tẻ và gấc lai. Trái gấc được sử
dụng trong ẩm thực lẫn y học. Gấc có những tác dụng sau:
1. Bổ sung Vitamin:
Giúp đôi mắt sáng đẹp. Trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng Beta carotene. Là tiền
sinh tố của Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời
đối với mắt.
2. Công dụng làm đẹp:
Trái gấc mọng đỏ tươi thân leo mảnh mai nhưng lại ẩn chứa một lượng lớn các chất dinh
dưỡng đáng khâm phục. Trong dầu gấc màu đỏ sánh, ngọt béo chứa rất nhiều vitamin. Trong đó
hàm lượng Lycopen, beta carotene, Alphatocopherol…cao gấp 68 lần cà chua. Trong lớp màng đỏ

bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chất chống oxi hóa, chống lão hóa tế bào. Các
chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc,
Không chỉ vậy hiện nay dầu gấc còn được chiết suất để chữa các loại mụn trứng cá có nhân. Vì
vậy, gấc trở thành loại quả dùng trong công nghiệp mỹ phẩm.
3. Phòng chống ung thư:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có khả năng phòng
chống ung thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học
Califonia thì hàm lượng Lycopen trong Gấc còn cao gấp 70 lần. Không chỉ vậy, gấc còn chứa
nhiều các chất khác như Vitamin E, carotene…làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc
biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…Do đó, người Mỹ gọi gấc là loại quả đến từ thiên
đường.
Mặc dù vậy, y học khuyến cáo mỗi ngày người lớn chỉ nên sử dụng 20-25 giọt dầu gấc và 5-10
giọt đối với trẻ em.
4. Tác dụng tốt với tim mạch:
Dầu gấc có tác dụng làm giảm LDL cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động
mạch, từ đó chống tai biến. Mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, người bị mắc
bệnh tiểu đường. Chống các bệnh tim mạch, góp phần chống tai biến, tăng cường tuổi thọ.
5. Nhuận tràng tốt cho tiêu hóa:
Các món ăn từ gấc không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho
hệ tiêu hóa.
6. Nâng cao sức đề kháng cơ thể:
Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn,
nước uống hàng ngày. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất Curcumin
được coi là quý giá còn có Beta Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ôxy
hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể.
7. Hạt gấc, loại thuốc dân gian:

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
3
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU

TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
Hạt gấc cũng là loại thuốc dân gian. Nhân hạt gấc chứa chất dầu màu vàng, các chất dinh
dưỡng như chất béo, đam, chất xơ, phosphtase…thường dùng trị mụn nhọt, quai bị, sưng tấy, lở
loét, tắc tia sữa…
II.2. Tình hình phát triển công nghệ chế biến thực phẩm trong nước và xuất
khẩu
Hiện nay, nhu cầu ngày càng cao về thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thảo dược của người
tiêu dùng ngày càng cao, đặc biệt đối với các nước phát triển. Một khi công nghệ chiết xuất tinh
chất ngày càng cao và hiện đại cùng với các công trình nghiên cứu khoa học đã thừa nhận một số
hoạt chất có trong trái cây thiên nhiên giúp cải thiện sức khỏe như là Quả Gấc Việt Nam.
Gần đây việc ứng dụng đó được ứng dụng rộng rãi khi các nhà khoa học trong nước và
quốc tế chứng minh được rằng “trong quả gấc ở Việt Nam có chứa các hoạt chất (lycopene, Beta –
Carotene,…) giúp bảo vệ sức khỏe, cải thiện tình trạng cơ thể ,…Và ứng dụng đó được các nhà
sản xuất áp dụng cho sản xuất mỹ phẩm (Kem đánh răng, sữa tắm); thực thẩm (bánh kẹo, bột ngũ
cốc, kem, trà); Thực phẩm chức năng (Dầu gấc, viên ang dầu gấc, bột gấc); Gia vị thay thế phẩm
màu (nấu xôi, chè, bánh, ); Dược phẩm (Cồn gấc, các dạng vitamin,…); Nước giải khát (Nước cốt
gấc,…)
Từ ứng dụng trên, trên thực tế hiện nay nhu cầu về nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu vô
cùng lớn, cụ thể:
+ Thị trường xuất khẩu :
• Hoa Kỳ: nhu cầu chủ yếu gấc tươi đông lạnh ở dạng puree, được người dân sử dụng để chế
biến thức ăn, thức uống hàng ngày). Sản lượng xuất khẩu vào thị trường này bình quân 500 tấn
đến 1000 tấn/năm, bình quân khoảng 150 hecta.
• Ấn Độ: Là nước đứng đầu về công nghệ chiết xuất tinh dầu, nhu cầu lượng gấc sấy khô
tương đối lớn, bình quân 300 -500 tấn/năm, tương đương khoảng 11.000 tấn/năm, diện tích trồng
dự kiến khoảng 366 hecta.
• Nhật Bản: Là nước tiêu thụ phần lớn lượng dầu gấc Việt Nam, nhu cầu bình quân tại thị
trường này 50.000 – 60.000 kg dầu gấc nguyên chất/năm, tương đương khoảng 4.166.660
tấn/năm, diện tích trồng bình quân khoảng 140 hecta.
• Thái Lan: Nước tiêu thụ gấc trái và bột gấc của Việt Nam nhiều nhất, bình quân khoảng

1.000.000 tấn/ năm, tương đương 250 hecta.
• Thị trường Châu Âu: Nhu cầu gấc tươi đông lạnh của Việt Nam, nhu cầu hàng năm khoảng
trên 2.000.000 tấn, tương ứng diện tích canh tác khoảng 500 hecta.
• Thị trường trong nước: Nước giải khát, thực phẩm chức năng,…với nhu cầu khoảng trên
1.000.000 tấn/năm, tương ứng diện tích canh tác khoảng 250 hecta.
II.3. Tình hình trồng gấc hiện tại của cả nước
- Miền Bắc: Khoảng 18 tỉnh thành có trồng gấc theo quy mô hộ gia đình, trồng phân tán và
rãi rác. Tuy nhiên diện tích canh tác nhiều và tập trung ở tỉnh Hải Dương với diện tích canh tác
khoảng 500hecta tận dụng; Thái Bình trên 100hecta, Bắc Giang diện tích còn lại khoàng 120
hecta, Hưng Yên diện tích khoảng 200 hecta, các tỉnh còn lại ở Phía Bắc (Tuyên Quang, Điện
Biên, Nam Định, Hà Nội, Thanh Hóa,…) khoảng 150hecta.
Tuy nhiên, hầu hết diện tích canh tác Gấc ở các địa phương này đều tận dụng, nhỏ lẻ,
không tập trung. Mặt khác, thời tiết khí hậu ở miền Bắc Gấc chỉ cho trái từ tháng 8, 9 hàng năm và

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
4
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 1 hàng năm. Sản lượng gấc thu hoạch khu vực Miền Bắc mỗi
năm không quá 5.000 tấn.
-Miền Nam: Thông qua dự án phát triển Gấc của Công ty CP Nông Nghiệp Đông Phương,
hiện nay khu vực miền Nam gồm các tỉnh: Tây Ninh (170 hecta), Long An (30 hecta), Tiền Giang
(20 hecta), Đồng Nai (17 hecta), Daknong(67 hecta).
Do thời tiết khí hậu ôn hòa, thuận lợi kết hợp với độ ẩm không khí cao, độ ẩm trong đất cao
là yếu tố giúp cây Gấc phát triển tốt, liên tục cho nên, gấc trồng ở khu vực này cho trái quanh
năm.
Như vậy có thể nói việc triển khai thực hiện Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng Gấc
xuất khẩu tại địa phương đặc biệt như ở địa bàn huyện Tân Phước, Tiền Giang là một lựa chọn
đúng đắn, những lợi thế của Tiền Giang sẽ góp phần quan trọng cho sự thành công của dự án.
II.3. Tiềm năng cho phát triển trồng Gấc nguyên liệu của huyện Tân Phước,

Tiền Giang
II.3.1. Điều kiện tự nhiên
Tân Phước nằm trong vùng trũng của vùng Đồng Tháp Mười nên đất đai bị nhiễm phèn rất
nặng, hàng năm có 6 tháng khô và 6 tháng nước. Vào mùa khô, huyện thiếu nước trầm trọng.
Kênh Nguyễn Văn Tiếp là con kênh lớn nhất, chia địa bàn huyện thành 2 vùng Nam - Bắc. Tại thị
trấn Mỹ Phước có kênh Xáng - Nguyễn Tất Thành nối kênh Nguyễn Văn Tiếp với sông Tiền, là
nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho cả huyện. Vào mùa nước nổi, toàn bộ địa bàn huyện bị
ngập nước, phương tiện giao thông chính là ghe, xuồng.
Thực vật chủ yếu là các loài chịu nước, chịu phèn như: tràm, cà na, bình bát, năn, bàng. Bù
lại, động vật rất phong phú với nhiều loài chim chóc, các loại cá đồng, rắn, rùa, trăn nhiều vô kể.
Đến nay vẫn còn những địa danh gắn liền với chim, cá như Tràm Cá Sặc, Tràm Cá Bông, Tràm
Quạ, Láng Cò …
Với điều kiện tự nhiên trên, rất khó khăn để phát triển ngành nông nghiệp bền vững, dân cư
khó khăn.
Riêng đối với cây Gấc: Không kén đất, chịu được phèn, chịu được hạn, chi phí đầu tư thấp,
tận dụng các loại đất bạc màu, đất bỏ hoang, đất ao hồ, canh rạch,…là cơ sở cải thiện được nguồn
thu nhập cho nông dân, giúp nông dân tận dụng tối đa quỹ đất.
- Đất đai: Hầu hết trên địa bàn huyện Tân Phước, đều là đất phù sa được bồi đắp từ các
canh rạch vùng Đồng Tháp Mười. Cho nên, đất bị ngập trũng, phèn chiếm tỷ lệ lớn. Để tránh
ngập úng vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô. Kỹ thuật áp dụng hiệu quả là đắp ụ, lên líp,…
là cơ sở phát triển cây gấc hiệu quả tại địa phương.
- Thời tiết - Khí hậu
Khí hậu Tiền Giang nói chung, Tân Phước nói riêng mang tính chất nội chí tuyến - cận xích
đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình
quân trong năm là 27 – 27.9
o
C; tổng tích ôn cả năm 10.183
o
C/năm.
Có 2 mùa: Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến

tháng 11 (thường có hạn Bà Chằn vào tháng 7, tháng 8).
Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố
ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%.
Gió: Có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2.5 -
6m/s.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
5
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
Với thời tiết, khí hậu nói trên là yếu tố phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây Gấc, là
yếu tố giúp cây gấc có trái quanh năm.
Qua đó ta có thể thấy khi chọn huyện Tân Phước làm nơi xây dựng vùng nguyên liệu tập
trung cây Gấc. Chúng ta sẽ tiết kiệm được một chi phí, thời gian đào tạo nguồn nhân lực do người
dân nơi đây đã trồng gấc thử nghiệp rất thành công 2 năm nay. Điển hình mô hình trồng gấc thử
nghiệp tại xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
+ Ở đây lại tiếp cận TP.HCM, cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi, chúng ta tiết kiệm được
chi phí xây dựng đường sá và gần nguồn tiêu thụ giảm giá thành chi phi vận chuyển. Nguồn cung
nguyên liệu luôn được liên tục, tươi mới. Do đó sẽ giảm được chi phí sản xuất, giảm được giá
thành và sẽ tăng lợi nhuận công ty.
II.3.2. Điều kiện về dân số và lao động
Theo Báo cáo, trong giai đoạn 2010-2012, Việt Nam gặp nhiều thách thức do tác động của
nền kinh tế toàn cầu bị suy giảm với những ảnh hưởng rõ rệt đến thị trường lao động. Báo cáo
cũng chỉ ra một số xu hướng quan trọng về việc làm như: Việt Nam đã đạt được các mục tiêu của
Chương trình việc làm bền vững, đó là một yếu tố quan trọng để chống đói nghèo. Tỷ trọng việc
làm dễ bị tổn thương giảm xuống 4.3% do sự gia tăng tỷ trọng lao động làm công ăn lương là
2.9% và gia tăng lao động tự làm là 8.2%. Tuy nhiên, lại có sự gia tăng tỷ trọng lao động gia đình
không được trả công là 4.0%, đi ngược lại với xu hướng trên.
Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ việc làm tính trên dân số tương đối cao, ứng với gần 75%
dân số từ 15 tuổi trở lên. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bất ổn của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ

tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam đã giảm trong giai đoạn 2010-2012. Tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động tăng đối với nam giới và nữ giới trong độ tuổi 15-19 từ 37.1% năm 2010 lên
43.8% năm 2012, cho thấy đã có một lực lượng lớn thanh thiếu niên rời bỏ nhà trường để tìm việc
kiếm sống và hỗ trợ gia đình.
Số liệu được đưa ra trong báo cáo cũng cho thấy, ngành chiếm nhiều lao động nhất ở Việt
Nam là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với gần 23 triệu lao động -năm 2008. Nhưng
việc làm trong ngành nông nghệp, lâm nghiệp và thủy sản có chiều hướng giảm và sẽ ở mức 21.1
triệu lao động vào năm 2020.
Còn theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Hợp tác phát triển nguồn nhân lực C&D mới
được công bố đầu tháng 2-2010 thì có tới 64% lao động nữ thiếu việc làm ổn định. Trong số đó,
có tới 25% số lao động có mức lương không tương xứng với công sức lao động bỏ ra. Điều đó cho
thấy, xu hướng việc làm năm 2010 vẫn thiếu tính bền vững. Nghiên cứu được thực hiện từ năm
1997 tới năm 2010 khẳng định, chỉ có gần 23% tổng lực lượng lao động đang làm việc trong khu
vực làm công ăn lương, còn lại 77% đang tự làm việc ở hình thức hộ gia đình, sản xuất, kinh
doanh nhỏ.
Qua đó ta thấy nguồn lao động cho nông nghiệp rất dồi dào.
Dân số tại huyện Tân Phước > 50.000 người. Hầu hết dân cư từ rất nhiều tỉnh thành trên cả
nước đến xây dựng vùng kinh tế mới sinh sống. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi như các
vùng khác, điều kiện vật chất của người dân còn nhiều khó khăn. Cho nên, lực lượng lao động
nông thôn tại đây dồi dào, chịu khó,…
Với những đặc điểm về lực lượng lao động tại địa phương, khi dự án xây dựng sẽ có nguồn
cung cấp lao động dồi dào và chất lượng, chi phí không cao. Đồng thời việc thực hiện dự án sẽ
góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp trong tỉnh.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
6
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
II.4. Quy hoạch và kế hoạch phát triển dự án đầu tư
II.4.1. Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp

Trong Quyết định số 3379/QĐ –UBND, ngày 28/10/2008, UBND Tỉnh Tiền Giang về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020.
Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và công nghệ cao. Ưu tiên
trồng cây lúa năng suất cao, trồng hoa và cây cảnh, cây ăn quả, trồng rau sạch, chăn nuôi đại gia
súc, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới liên kết với
các KCN, sử dụng công nghệ không gây ô nhiễm và nâng cao tính cạnh tranh của các làng nghề.
Phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững, đẩy nhanh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,
tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của địa phương, phấn đấu đến năm
2015 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; đến năm 2020 xây dựng Tiền
Giang trở thành một tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển của
vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh và quốc phòng luôn bảo đảm.
Phát triển toàn diện nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển sản
xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững.
Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng
thâm canh, chuyên canh, ứng dụng công nghệ sinh học, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có
năng suất và chất lượng cao nhằm để đáp ứng yêu cầu của thị trường và tăng thu nhập trên đơn vị
diện tích nuôi trồng.
Tổ chức lại hệ thống sản xuất nông nghiệp gắn với hệ thống tiêu thụ và chế biến sản phẩm;
chú trọng củng cố tổ chức và nâng cao vai trò kinh tế tập thể đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế vườn,
nuôi trồng thủy hải sản và chú trọng xây dựng thương hiệu hàng hóa các sản phẩm đặc trưng của
Tỉnh (như vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, sơ ri Gò Công, xoài cát Hòa Lộc, cam mật Cái Bè, bưởi, thanh
long Chợ Gạo, bưởi da xanh, khóm ) để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Với những định hướng như trên của chính phủ thì Huyện Tân Phước sẽ có đầy đủ những
điều kiện thuận lợi trong quá trình thực thi dự án trồng Gấc nguyên liệu tập trung chế biến xuất
khẩu. Dự án trồng Gấc nguyên liệu tập trung có thể tận dụng được những chính sách hỗ trợ, bảo
hộ về thuế và giống cây trồng… để giúp dự án giảm chi phí vốn đầu vào và tìm được đầu ra cho
sản phẩm.
II.4.2. Quy hoạch và kế hoạch phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật

+ Định hướng phát triển giao thông đối ngoại:
Tỉnh chủ động phối hợp các Bộ ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng
đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ, quốc lộ 60, quốc lộ 50 bao gồm
cả xây dựng mới cầu Mỹ Lợi (thay phà) và cầu Chợ Gạo; hỗ trợ nâng cấp đồng bộ tuyến đường
liên tỉnh Tiền Giang (ĐT 865) - Long An (Hương lộ 28) - Đồng Tháp (ĐT 847). Nghiên cứu triển
khai xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ vào thời điểm thích
hợp.
Nâng cấp luồng cửa tiểu sông Tiền và cửa sông Soài Rạp nhằm khai thông luồng cho các
tàu có tải trọng lớn, gắn liền với việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cảng trên sông, trong

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
7
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
đó có cảng Mỹ Tho và Cụm cảng và cơ sở đóng tàu vận tải biển ở cửa sông Soài Rạp; nâng cấp
trục kinh tế - giao thông kênh Chợ Gạo, kênh Tháp Mười số 2 (kênh Nguyễn Văn Tiếp).
Cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống cầu đường trên địa bàn Tỉnh, ưu tiên đường vào các
khu, cụm công nghiệp, đường nhánh kết nối với hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc, cứng hóa
mặt đường đạt 100%; 100% các xã đều có đường vào trung tâm xã và 85% mặt đường được trải
nhựa, dal, bêtông. Hoàn thành hệ thống bến bãi hàng hóa và ghe thuyền cho các huyện, đầu tư
chiều sâu và nâng cấp cảng Mỹ Tho trở thành cảng khu vực có năng lực giao nhận trên 500.000
tấn/năm và đảm bảo tàu tải trọng từ 3000 DWT đến 5000 DWT có khả năng cặp bến.
Nâng cấp phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống bưu chính, viễn thông, công nghệ thông
tin; hệ thống điện; hệ thống cấp thoát nước, đặc biệt là hệ thống cung cấp nước sạch cho 4 huyện
phía Đông và hệ thống xử lý nước thải cho các đô thị, các khu công nghiệp.
Phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có 100% số hộ dân có điện sử dụng, trong đó có 90% số
hộ mua điện trực tiếp với ngành điện; điện thương phẩm bình quân đầu người đạt 1.266kwh/người
Qua những quy hoạch về hạ tầng kỹ thuật của chính phủ sẽ tạo điều kiện cho việc vận
chuyển nguyên liệu từ địa bàn các thôn, ấp của các xã trên địa bàn Huyện Tân Phước về TP.HCM
dễ dàng hơn. Nhờ thế mà sẽ tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, đem lại hiệu qua cao cho dự án

đầu tư.
II.4.3. Quy hoạch xây dựng huyện Tân Phước
Tiếp tục phát triển nông-lâm-ngư nghiệp trên cơ sở điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy
văn và tập quán canh tác; khả năng sơ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; khả năng phát triển, ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; khả năng bảo vệ, cải tạo môi trường và chất lượng sản phẩm phải
đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Tiếp tục phát
triển nông nghiệp-nông thôn theo hướng toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, công
nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Tiếp tục củng cố và phát triển tổ chức liên kết
giữa khu vực nguyên liệu với cơ sở sơ, chế biến; giữa sản xuất và tiêu thụ. Khuyến khích sự phát
triển kinh tế hộ gia đình gắn liền với mạng lưới hợp tác xã dịch vụ, nhằm đa dạng phát triển
ngành nghề và tạo cơ hội giải quyết công ăn việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp nông
thôn của huyện.
Tiếp tục tăng cường phát triển và củng cố các cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông
nghiệp và nông thôn.
Trên cơ sở xây dựng huyện Tân Phước như trên thì có thể thấy được Tân Phước là địa điểm
tốt để thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch chung và sẽ được hưởng những ưu đãi riêng của
chính phủ về thuế, về quyền sử dụng đất….Tận dụng lợi thế nguồn nhân công lao động vô cùng
phong phú , dân cư xung quanh chủ yếu làm nông nghiệp. Huyện Tân Phước nằm trong quy hoạch
tổng hợp phát triển của tỉnh Tiền Giang phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội,
phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống… Qua đó Tân Phước sẽ là một khu vực thuận lợi để
tiến hành triển khai dự án.
II.2. Kết luận về sự cần thiết đầu tư
Đã từ lâu, vấn đề ổn định chất lượng dược liệu, bán thành phẩm Đông dược (ví dụ như cao
dược liệu) cũng như các loại thuốc thành phẩm từ dược liệu ở Việt Nam đã và đang được các nhà
khoa học, các cơ sở sản xuất thuốc trong ngành Dược tìm cách giải quyết nhưng vẫn chưa có giải
pháp thỏa đáng. Cho đến nay, thị trường dược liệu ở Việt Nam vẫn trong tình trạng thả nổi, thiếu

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
8
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU

TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
sự quản lý của các cơ quan y tế (về chủng loại, chất lượng, tính chuẩn xác, quy trình chế biến,
cách bảo quản, …) và cơ quan quản lý thị trường (về giá cả).
Cũng như thuốc Tân dược, để thuốc Đông dược có hiệu lực, an toàn và chất lượng ổn định
thì toàn bộ quy trình sản xuất phải được tiêu chuẩn hóa. Trong đó, tiêu chuẩn hóa nguyên liệu đầu
vào là khâu cơ bản nhất. Riêng đối với dược liệu có nguồn gốc thực vật thì việc tiêu chuẩn hóa
phải bắt đầu từ quy trình trồng trọt và thu hái cây thuốc hoang dã trong tự nhiên. Hiện nay, các
dây chuyền sản xuất thuốc nói chung, trong đó có thuốc Đông dược ở Việt Nam đang được xây
dựng, hoặc từng bước nâng cấp để đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc – GMP”. Đây là
một yêu cầu cần thiết để có thuốc tốt. Riêng đối với thuốc Đông dược, nếu nguyên liệu đầu vào
không ổn định về chất lượng thì thành phẩm thuốc (đầu ra) cũng không đạt yêu cầu về chất lượng,
cho dù thuốc đó được sản xuất ở nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO). Đó chính là nguyên nhân khiến cho chất lượng của nhiều loại thuốc Đông dược ở Việt
Nam hiện nay thất thường, kể cả chất lượng của các gói thuốc thang ở các cơ sở khám, chữa bệnh
và kinh doanh thuốc Đông y. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, các
xí nghiệp Dược của nước ngoài sẽ đưa sản phẩm của họ vào Việt Nam, và ngược lại, chúng ta
cũng cần đưa dược liệu và thuốc Đông dược của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Để cho thuốc
của ta giữ được thương hiệu và cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài (thậm
chí ngay trên thị trường trong nước) thì quá trình trồng trọt, thu hái nguyên liệu làm thuốc không
thể coi nhẹ việc tiêu chuẩn hóa. Điều này có nghĩa là phải tạo ra nguồn dược liệu có hàm lượng
hoạt chất cao theo tiêu chuẩn của GACP.
Nhận thấy nhu cầu của xã hội, sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế và kỹ
thuật trong lĩnh vực dược liệu, công ty TNHH Dophuco chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng dự
án Trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi thả gia súc tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, một nơi có
khí hậu ôn hòa, nguồn nước dồi dào và đất đai màu mỡ trên vùng núi cao Tây Bắc. Vùng đất này
hứa hẹn sẽ là trang trại lớn nhất, hiện đại nhất tỉnh Hòa Bình bằng việc áp dụng những kỹ thuật
tiên tiến nhất hiện nay để sản xuất những loại dược liệu quý và kết hợp cả chăn nuôi gia súc. Từ
đó chúng tôi tin tưởng rằng không bao lâu nữa nhân dân trong tỉnh cũng như Việt Nam sẽ được
hưởng thụ các loại thuốc dược liệu và các sản phẩm từ thịt mà dự án đem lại với chất lượng và giá
cả cạnh tranh.

Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng,
với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập và nâng cao
đời sống của nhân dân và tạo việc làm cho lao động tại địa phương, chúng tôi tin rằng dự án đầu
tư Trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi thả gia súc là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện
nay.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
9
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
II.1. Phân tích đánh giá khái quát thị trường tổng thể về sản phẩm của dự án
* Thực trạng nguồn cung
- Đến thời điểm hiện nay, sản lượng Gấc nguyên liệu trên cả nước khoảng 1.250 tấn,
đáp ứng được 20% nhu cầu xuất khẩu.
* Đánh giá mức độ thỏa mãn của thị trường:
Cầu gấc nguyên liệu trong nước và xuất khẩu của thị trường dự án rất lớn và đang rất
bức xúc. Có tới 87,36% khách hàng sẵn sàng chi trả giá gấp 1,5 - 2 lần giá gấc sản xuất để mua
gấc nguyên liệu với giá trôi nỗi và không ổn định để sản xuất sản phẩm .
Hiện nay, lượng gấc trồng rãi rác các vùng quê tương đối nhiều nhưng chỉ đơn thuần
trồng chơi, nấu xôi như các vùng quê miền Bắc. Tuy nhiên, quá lẻ tẻ, không tập trung, không
kiểm soát được chất lượng,…Cho nên, để đưa gấc vào nguồn hàng xuất khẩu rất khó khăn và
chi phí tăng cao, chất lượng kém.
*Phân tích thực trạng này
Theo số liệu báo cáo tổng quan về quả Gấc của Việt Nam của CTY CP Nông Nghiệp
Đông Phương năm 2012,các số liệu như sau về quan hệ giữa thu nhập và nhu cầu Gấc nguyên
liệu:
- Tình hình tiêu thụ trong nước
Với các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã minh chứng
trong quả gấc có chứa các hoạt chất bảo vệ sức khỏe, phòng chóng bệnh tật, là loại trái cây

sạch,…Vài năm lại đây, người tiêu dùng, đặc biệt các nhà máy chế biến thực phẩm, dược
phẩm, nước giải khát, mỹ phẩm , đã đưa gấc vào sử dụng ví dụ như: Dầu Gấc, Bột Gấc, Nước
cốt Gấc, Kem Gấc,…
Từ đó cho thấy, nhu cầu gấc trong nước ngày càng tăng cao qua các năm. Cụ thể nhu
cầu trong nước vượt quá cung về nguyên liệu Gấc 250%. Khiến cho giá gấc nguyên liệu cã
nước từ chỗ 3000 đồng/kg vào năm 2009 tăng lên bình quân 10.000 đồng/kg vào năm 2013.
II.2. Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu
II.2.1. Phân đoạn thị trường
*Theo không gian:
- Thị trường xuất khẩu: Nhật bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Đức, Thái Lan,…
- Thị trường trong nước:
+ Lĩnh vực thực phẩm: Các nhà máy chiết xuất tinh dầu, sản xuất thực phẩm, bánh kẹo,
thủy hảy sản,…
+ Lĩnh vực thức ăn chăn nuôi: Nguyên liệu bổ sung thực phẩm vi chất trong chăn nuôi (
gia cầm, thủy sản, chim cảnh, …
+ Lĩnh vực chế biến mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
10
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
II.2.2. Thị trường mục tiêu
Với công dụng đặc biệt của Gấc vã đã dược ứng dụng thành công trong công nghệ chế
biến thực phẩm: Bột ngũ cốc, bột dinh dưỡng, bánh kẹo, nước giải khát, …Trong chăn nuôi:
thức ăn chăn nuôi lên men từ vỏ quả gấc, mã màng gấc,…
Dược liệu: Hạt gấc chế biến cồn gấc, dầu gấc, ,…Mỹ phẩm: son môi, kem dưỡng da,
II.3. Xác định sản phẩm của dự án
*Tên sản phẩm:
- Bột gấc nhão đông lạnh: Chế biến nước giải khát, tạo màu thực phẩm, mỹ phẩm.
- Bột gấc sấy khô: Chiết xuất lycopene, làm màu, nước giải khát, gia vị, sản phẩm bổ

sungchức năng,…
- Dầu Gấc: Cung cấp hoạt chất giúp sáng mắt, đẹp da, chống lão hóa, phòng chóng bệnh
tật,…
- Vỏ quả gấc lên men: cung cấp cho nhà máy, trang trại chăn nuôi để chế biến thức ăn
chăn nuôi cho Gà, Vịt, Bò, ngựa,….
* Tổng quan về quả Gấc Việt Nam:
Hiện nay, ở Việt Nam có các loại giống Gấc: Gấc nếp, gấc tẻ, gấc diễn, gấc lai. Tuy
nhiên, trong dự án này CTY CP Nông Nghiệp Đông Phương đưa vào sử dụng 2 loại giống gấc:
Gấp nếp và gấc lai.
- Gấc nếp: Quả hình tròn, nhiều gai nhọn bao quanh trái, khi chín quả có màu vàn cam,
trong lượng bình quân 1.5 kg/ trái, giống gấc này thích hợp vùng có thời tiết năng hạn, ít nước
(độ ẩm trong đất bình quân từ 60% - 75%, độ ẩm không khí từ 25 – 32
o
C).
- Gấc nếp: quả to, hình bầu dục, ít gai, khi chín có màu đỏ cam, trọng lượng bình quân
trái 2,2kg/trái, giống gấc này thích hợp vùng có thời tiết mát mẽ: ven song, ven suối, vùng có
độ ẩm trong đất cao : Miền Bắc, Tây Nguyên ( độ ẩm trong đất thích hợp: 75%- 85%; độ ẩm
không khí : 18 – 28
o
c ).
*Thành phần các chất dinh dưỡng trong quả Gấc :
1. Water: 77g%
2. Protein: 2,1g%
3. Lipid : 7,9g%
4. Glucid : 10,5g%
5. fibrous matter: 1,8g%
6. Minerral salt : 3,6g%
7. Carotenoid : 356mg%
8. Betacaroten> 26,5mg%
9. Alpha-tocopheral: 490,5mg%

10.Lycopen: 304 mg%.
II.4. Dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án đầu tư trong tương
lai

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
11
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
II.4.1. Phân tích thực trạng cầu thị trường
- Thị trường thực phẩm chức năng: 90% sản phẩm chế biến từ quả gấc đều được ứng dụng
trong thực phẩm chức năng. Điều đặc biệt, những năm gần đây với các công trình nghiên cứu
khoa học cho thấy trái Gấc Việt Nam là loại trái cây có nhiều công dụng đặc biệt rất cần thiết
cho quả trình phát triển cơ thể, bảo vệ sức khỏe cho con người.
- Theo Tiến sĩ Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), TPCN được
định nghĩa là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng
thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực
phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
- Hiện nay, nhiều nước trên thế giới - đặc biệt là các nước phát triển - đã và đang thành công
trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, không ngừng đưa ra các sản phẩm thực phẩm
nhằm nâng cao sức khỏe cho con người, giảm thiểu nguy cơ bệnh tật, góp phần kéo dài tuổi thọ,
mau phục hồi khi mắc bệnh và có đóng góp cho việc giảm gánh nặng bệnh tật.
- Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đời sống, dân trí ngày một nâng
cao, đồng thời nhu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe được người dân ngày càng chú trọng hơn.
Theo thống kê của ngành y tế, số lượng TPCN đưa vào lưu thông trên thị trường có xu hướng tăng
lên rất rõ rệt, cả về nhập khẩu cũng như sản xuất trong nước.
- Xuất phát từ đặc tính sinh lý của cây Gấc cho thấy, cây gấc chỉ phát triển được ở Việt Nam
mới có nguồn dinh dưỡng cao nhất. Minh chứng cho thấy, chưa có tài liệu nào chứng minh tên cây
gấc “Gấc” nguồn gốc của Việt Nam.
- Từ năm 2008, giá gấc thu mua ở thị trường từng ngày tăng cao, cụ thể: Từ 3000 đồng/kg gấc
trái tươi; Đến 2012 giá gấc tại thị trường tập trung mà các nhà máy thu mua: 12.000 đồng/kg,…

Điều đó, cho thấy người dân và các nhà sản xuất họ đã ngày càng biết đến tác dụng của Gấc cho
sức khỏe con người cũng như vật nuôi,
Những điều trên cho thấy nguồn cung của sản phẩm làm ra từ Quả Gấc hiện tại và trong
tương lai cho thị trường xuất khẩn nói chung và thị trường tiêu thị trong nước nói riêng rất thiếu,
và đặc biệt là nguồn cung với những thương hiệu đảm bảo đi vào lòng tin và thói quen tiêu dùng
cho người dân càng thiếu.
II.4.2. Dự báo cầu
Nhu cầu về Gấc nguyên liệu được tổng hợp từ 2008:
Năm Số doanh nghiệp kinh doanh
về sản phẩm Gấc
Sản lượng tiêu
thụ gấc(tấn)
Diện tích canh tác
quy đổi ( hecta)
2008 5
3750 125
2009 10
5380 179
2010 13
7550 252
2011 15
11750 392
2012 20
16950 565
2013 Dự kiến 30
24990 833
TC
70.370 833cta

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

12
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
Theo số liệu thống kê nói trên, nhu cầu sản phẩm Gấc tăng theo tỷ lệ trên 30% giữa các
năm.
Bảng dự đoán nhu cầu trong 10 năm tới:
Với nhu cầu ngày càng cao trong quá trình ứng dụng Gấc vào sản xuất, chế biến công
nghiệp, binh quân nhu cầu sản lượng tăng hàng năm trên 7.000 tấn, tương đương với nhu cầu
diện tích đất canh tác tăng thêm hàng năm trên 250 hecta/ năm.
Năm
Số doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh Gấc
Tổng nhu cầu
nguyên liệu
Gấc(tấn)
Tổng diện tích
dự kiến canh tác
2013 30 24,990.00 833
2014 35 32,487.00 1,083
2015 40 42,233.10 1,408
2016 45 54,903.03 1,830
2017 50 71,373.94 2,379
2018 55 92,786.12 3,093
2019 60 120,621.96 4,021
2020 65 156,808.54 5,227
2021 70 203,851.11 6,795
2022 75 265,006.44 8,834
2023 80 344,508.37 11,484
II.4.3. Dự báo cung
Dựa trên nhu cầu thực tại nguyên liệu Gấc chế biến xuất khẩu, cùng với việc đây là cây

trồng rất phù hợp các loại đất, chịu hạn tốt, chi phí canh tác ít tốn kém,… các địa phương đều
có kế hoạch phát triển nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tận dụng quỹ đất (đất
ven ao, ven suối, đất bạc màu, đất rừng,…) để trồng Gấc. Đứng trước thực trạng nhu cầu
nguyên liệu Gấc chế biến và xuất khẩu nói chung, sử dụng trực tiếp trong người dân nói riêng
đều đang gia tăng đáng kể sẽ làm tăng khả năng cung ứng về Gấc nguyên liệu.
II.5. Nghiên cứu công tác tiếp thị sản phẩm
II.5.1. Đối tượng tiêu thụ sản phẩm
Đối tượng tiêu thụ sản phẩm của dự án là : Các nhà máy chiết xuất tinh dầu, nhà máy
chế biến thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi, t rong nước và thị trường xuất
khẩu.
Ban đầu, dự án hướng tới những nhà máy chế biến thực phẩm: Bánh kẹo, bột dinh
dưỡng, nước giải khát, thực phẩm chức năng,…tập trung ở một số nước có nhu cầu thực phẩm
chức năng cao cũng như thị trường am hiểu về công dụng của Gấc: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái
Lan, Ấn Độ, Đức,…
Sau đó dự án sẽ tiến hành sản xuất sản phẩm cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng
thông qua một số sản phẩm: Viên nang dầu Gấc, Bột Gấc, nước gấc,…trên phạm vi cả nước.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
13
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
II.5.2. Lựa chọn phương pháp giới thiệu sản phẩm
- Tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm về Gấc kết hợp truyền thông qua báo
chí, đài truyền hình, internet, …
- Hợp tác với các nhà máy chế biến thực phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, …
- Hợp tác với các đối tác nước ngoài để phát triển và mở rộng thương hiệu Gấc Việt.
- Quảng cáo:
Bất cứ một sản phẩm nào, dù bình dân hay đắt tiền thì chiến lược quảng cáo
vẫn luôn luôn cần thiết đối với doanh nghiệp. Quảng cáo có ý nghĩa rất quan trọng: giới thiệu sản
phẩm của công ty tới tay người tiêu dùng, tuyên truyền những ưu việt của sản phẩm về chất lượng,

giá cả.
II.5.3. Xác định về giá cả
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, có sự cạnh tranh can thiệp của các doanh nghiệp nước
ngoài, thì vấn đề về giá cả luôn dược các doanh nghiệp quan tâm chú trọng. Công ty kinh doanh
mặt hàng gấc, một sản phẩm luôn có mức cầu lớn hơn mức cung. Vì thế công ty chúng tôi luôn đề
cao chất lượng và giá cả ổn định lên hàng đầu. Công ty tiến hành xác định giá cả thông qua chi phí
sản xuất và giá bán trên thị trường hợp lý nhất.

II.
5.4. Lựa chọn phương án phân phối sản phẩm
- Phân phối sản phẩm chủ yếu thông qua sự liên kết (liên kết giữa nhà máy và công ty,
liên kết giữa nông dân và công ty).
- Đưa ra hình thức phân phối tại nhà: Thông qua cênh bán hàng trực tuyến như:
www.quagac.com

; www.banhchunggac.com

.
- Phân phối tại các siêu thị lớn Metro, bigC, fivimart.
- Phân phối cho các khách sạn, nhà hàng, các điểm du lịch.
II.6. Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường sản phẩm của
dự án
*Các đối thủ cạnh tranh:
- Gấc là trái cây nhiệt đới, phù hợp đối với thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam. Một số
nước lân cận như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, …đều trồng được Gấc. Tuy nhiên rất
nhiều công trình khoa học chứng minh rằng các hoạt chất trong Gấc ở những nước này rất
thấp. Chính vì vậy, hầu hết các đối tác nước ngoài rất quan tâm và tinh dùng Gấc từ Việt Nam.
*Kết luận: Thị trường mà dự án hướng tới sẽ là cung cấp nguyên liệu phục phụ xuất
khẩu và chế biến. Dự án sẽ chiếm 20% thị phần Gấc xuất khẩu của cả nước. Dự án xác định rõ
điểm yếu là còn mới lạ đối với bà con nông dân khu vực miền Nam. Cho nên, phải bắt đầu từ

đầu, nhưng rất tự tin với dự án rõ ràng và xác định rõ cơ cấu nhu cầu tiềm năng vô cùng lớn
(cung cấp nguyên liệu chế biến thực phẩm chức năng, dược liệu, nguyên liệu cho chăn nuôi,
…).

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
14
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH KỸ THUẬT CỦA
DỰ ÁN
IV.1. Mô tả sản phẩm
Thành phần: Dầu gấc nguyên chất chứa 150mg%(cao gấp 15,1 lần cà rốt và gấp 68 lần cà
chua,…), Lycopen, Alphatocopherol 12mg%, rất nhiều chất béo thực vật và các nguyên tố vi
lượng cần thiết cho cơ thể.
Thành phần hoạt chất có trong dầu gấc:
- β-Caroten(150mg%), cao gấp 2 lần so với dầu gan cá thu, 15 lần so với cà rốt, là β-
caroten thiên nhiên thuần tuý nên có tác dụng chống lão hoá mạnh nhất đồng thời bổ sung nguồn
Vitamin A một cách hợp lý và an toàn (dùng Vitamin A tổng hợp có nguy cơ gây thừa, sẽ nguy
hại cho cơ thể).
- Lycopen: Dầu gấc nhiều lycopen đến mức có thể tự kết tinh thành những tinh thể, đây là
chất carotenoid có khả năng chống lão hóa rất mạnh và vô hiệu hoá 75% các chất gây ung thư.
Đây cũng là carotenoid duy nhất có khả năng ngăn ngừa được chứng nhồi máu cơ tim và bảo vệ
Gen khỏi bị tổn thương(Cơ thể không tự tổng hợp được chất này).
- Vitamin E: (12mg%): 100% Vitamin E trong dầu gấc ở dạng – α tocopherol, đây chính là
Vitamin E thiên nhiên nên có tác dụng mạnh nhất., Vitamin E có khả năng hỗ trợ sự phát triển của
cơ quan sinh sản và làm đẹp da.
- Acid Linoleic(Omega 6) 15%: Còn gọi là Vitamin F, chất này giúp bền vững thành mạch
máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giúp hạ cholesterol máu.
- Acid Oleic(Omega 9) 44%: giúp phát triển hệ thống thần kinh nhất là các loại sợi có
Myelin. Chất này đặc biệt tốt cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ(một tỷ lệ

cao ngạc nhiên so với các loại dâù thực vật khác)
- Các nguyên tố vi lượng như: cacbon, sắt kẽm, selen…
IV.2. Lựa chọn hình thức đầu tư
IV.2.1. Hình thức đầu tư
-Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới
-Nội dung đầu tư bao gồm:
+ Xây dựng vùng nguyên liệu trồng Gấc tập trung với quy mô 500 hecta.
+Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm, xây dựng nhà sơ chế, nhà kho, nhà bảo quản, nhà
điều hành.
+ Xây dựng hệ thống xử lý rác thải nông nghiệp.
+Mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất và bảo quản sản phẩm sau thu
hoạch.
IV.2.2. Loại hình doanh nghiệp và phương thức kinh doanh dự án
- Dự án sẽ tiến hành dưới hình thức chi nhánh trực thuộc CTY CP Nông Nghiệp Đông
Phương, thiết lập ban quản lý dự án, các tổ hợp tác trồng gấc để trực tiếp quản lý và hỗ trợ kịp thời
cho nông dân.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
15
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
- Khi đi vào hoạt động dự án sẽ trực tiếp ký hợp đồng hợp tác với từng hộ nông dân để mở
rộng vùng nguyên liệu theo kế hoạch của dự án.
IV.3. Xác định công suất máy móc thiết bị của dự án
* Công suất khả thi của dự án
Với diện tích trồng là 1ha, theo số liệu trên báo cáo khảo nghiệm được triển khai tại xã Tân
Lập 1, Huyện Tân Phước, Tỉnh Tiền Giang giai đoạn: 11/2012 – 11/2013:
+ Công suất thiết kế của dự án trồng gấc nguyên liệu là: 33 tấn/ha/năm
+ Công suất khả thi khoảng 80% năng suất thiết kế là:28 tấn/ha/năm
+ Công suất thực tế của dự án đạt trên: 35 tấn/ha/năm


Công suất dự kiến
khả thi
33 tấn/năm/hecta
Công suất năm 1 28(85%) tấn/năm
Công suất năm 2 30(90%) tấn/năm
Công suất năm 3 33(100%) tấn/năm
Công suất năm 4 33(100%) tấn/năm
Công suất năm 5 33(100%) tấn/năm
Công suất năm 6 33(100%) tấn/năm
Công suất năm 7 33(100%) tấn/năm
Công suất năm 8 33(100%) tấn/năm
Công suất năm 9 33(100%) tấn/năm
Công suất năm 10 33(100%) tấn/năm
IV.4. Lựa chọn công nghệ cho dự án
IV.4.1. Quy trình công nghệ trồng gấc
- Xây dựng được mô hình sản xuất gấc nguyên liệu theo phương pháp làm dàn kiên cố
bằng trụ beton hoặc bằng cây tạp.
- Kết hợp ứng dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp cao để hỗ trợ trực tiếp cho bà con nông
dân: Lai tạo giống có năng suất cao, sản xuất giống bằng nuôi cây mô, canh tác bằng kỹ thuật hữu
cơ,…
- Hỗ trợ và huấn luyện bà con nông dân tự sản xuất phân vi sinh từ rác nông nghiệp (vỏ
Gấc, lục binh, cây họ đậu,…) để hạn chế ô nhiễm môi trường và đồng thời giảm giá thành sản
xuất.
- Thiết lập đội ngũ kỹ sư nông nghiệp chuyên theo dõi và quản lý dự án, để kịp thời hỗ trợ
nông dân áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và kỹ thuật canh tác công nghệ cao.
IV.4.2. Đặc điểm kỹ thuật trồng gấc
1. Chuẩn bị hố trồng:
- Đất trồng gấc phải bằng phẳng và thoát nước tốt khi mưa lớn. Không bị nhiễm phèn hay
nhiễm mặn, pH thích hợp trồng gấc là pH = 6


Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
16
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
- Đào hố 1m x 1m, sâu khoảng 40 – 60cm. Khoảng cách giữa 2 hố là 4m, giữa 2 hàng là
5m. Để riêng lớp đất mặt bên cạnh hố đào.
- Cứ mỗi hố ta bón lót:
+ 2 kg phân GV01-hữu cơ vi sinh
+ 10-15kg phân chuồng hoai;
+ 500-600gr phân super lân;
+ 150-500gr vôi bột (tùy thuộc pH đất);
+ 300-350gr NPK 16-16-8;
+ 30-50gr Furadan 3H hoặc Basudin 10H để ngừa sâu bọ hại rễ.
Lưu ý: Cách bón lót: tất cả được trộn chung với đất mặt để bón cho 1 hố, vôi phải trộn đều
với đất ở đáy hố trước khi bón phân lót
- Thiết kế giàn trồng Gấc:
+ Trồng tập trung:
- Giàn có thể làm bằng cây tạp, tre, nứa hay cột betong. Bên trên cách cành tre ta đan dây
thép hoặc dây cước kích thước mắt lưới 40x40cm.
- Cần tìm hướng tránh gió khi làm giàn.
- Nếu làm giàn bằng trụ betong: chiều cao thích hợp của trụ là 2m; mỗi trụ cách nhau 1,2-
1,5m , mỗi hàng trụ cách nhau 3m.
- Nếu làm giàn bằng cây tre, cây tạp: chiều cao phù hợp tính từ mặt đất tới mặt giàn là 2m,
tùy thuộc loại cây mà ta cắm số trụ sao cho có thể chịu lực tốt mà vẫn tạo độ thông thoáng cho
giàn, tiện việc chăm sóc. Sau 1 vài năm sử dụng khi trụ có dấu hiệu mục ta cần thay thế bằng trụ
khác có chiều cao tương tự.
+ Quy mô hộ gia đình:
- Tận dụng đất, trồng gấc sát cạnh rào, bên gốc cây xoài, ổi, , ở bờ ao hay gốc bờ tre…
hoặc các cây nào đó làm cọc cho gấc leo cao.

- Trong sản xuất nhỏ ta có thể cho gấc bò lên các cây thân gỗ trong vườn đã bị chết khô
hoặc bò phủ tán các cây thân mọc còn sống nhưng năng suất không cao, dây gấc leo càng cao thì
càng ít quả,…cho leo ngang quả nhiều hơn.
2. Giai đoạn 2:
- Chọn giống:
+ Chọn cây con to khỏe, không bị sâu bệnh
+ Phải phun thuốc trừ nấm trước khi trồng như Viroval 50BTN hoặc Viben – C 50 BTN.
+ Cây giống phải do công ty CP Nông Nghiệp Đông Phương cung cấp.
- Cách trồng:
+ Cắt bỏ bọc nilong, không để đất trong bầu bị nát ra.Đặt cây con thẳng đứng trong hố.
+ Dùng tay lấp đất và nén chặt xung quanh gốc nhưng không được nén quá chặt sẽ làm đứt
rễ gấc. Đồng thời không được lấp đất quá sâu,nên chừa lại 1 khoảng từ 3-5cm tính từ lá thứ 1
xuống mặt đất để cây hấp thụ không khí.
+ Tiến hành phủ rơm rạ quanh gốc gấc để giữ ẩm và tránh rửa trôi đất.
+ Đồng thời phun phân bón lá GV-GRORO để giúp cây con tạo bộ rễ khỏe, phát triển nhan
bộ rễ (hàm lượng sử dụng trên bao bì).

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
17
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
3. Giai đoạn 3: sau khi trồng 7 – 15 ngày
- Phun phân bón lá GV-GrePo để giúp cây phát triển thân lá, tăng khả năng quang hợp, tạo
bộ rễ khỏe mạnh. Pha 1 gói 10gr với 16lit nước, phun dưới tán lá, thân, cành, xung quanh gốc;
định kì 7-10 ngày/lần. Nên kết hợp với việc phun bổ sung Kali 100 khoảng 50-100gram pha với
16 lít nước.
4. Giai đoạn 4: gấc bắt đầu leo giàn:
- Phân GV- KoNong: Hạn chế rụng hoa, trái non kết hợp với phân Gacviet-GrePro, phun
đều dưới tán lá, nách lá, quanh gốc.
- Đồng thời, dùng men vi sinh GV –Viben, hòa tan theo tỷ lệ 100ml/ 30 lít nước( Phun đều

trên tán lá gấc, xung quang gốc gấc).
- Phân hữu cơ vi sinh GV01: 2kg/hố (đào rãnh rộng 10cm và sâu 10cm, cách gốc 25 –
30cm, rồi tiến hành rãi phân đều dưới rãnh hoặc rải đều phân lên mặt đất cách gốc 25 cm. Sau đó
dùng cuốc xới nhẹ lấp phân và tiến hành tưới nước).
5. Giai đoạn 5: gấc bắt đầu ra hoa, kết quả
- Giai đoạn này gấc rất cần nước, thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm hoa rụng, trái phát
triển kém, năng suất thấp.
- Trước khi cây chuẩn bị ra hoa 15 ngày, tiến hành phun phân bón lá GV-GrePo để tạo điều
kiện cho mầm hoa phát triển và hình thành nhiều hoa.
- Gấc thụ phấn chủ yếu nhờ gió, sâu bọ, ong, bướm, Việc thụ phấn nhân tạo cũng tang tỉ lệ
đậu trái: dùng cọ hoặc bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi đều lên đầu nhụy của hoa
cái vào thời điểm hoa đực và hoa cái đã nở đều.
- Sau khi đậu trái, giai đoạn trái đang lớn ta nên phun GV-Canxi Bo để trái chắc, tránh nứt
trái, chất lượng trái cao. Cách phun: pha 10ml với 16 lít nước phun dưới tán lá, cuống trái, quanh
gốc, phun 2 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày; phun buổi sáng sớm hoặc chiều mát trời.
6. Giai đoạn 6: Bón thúc (Đầu mùa mưa):
- Phun phân bón lá GV-GrePo để thân lá phát triển mạnh.
- Phân hữu cơ vi sinh GV01: 2kg/hố (đào rãnh rộng 10cm và sâu 10cm, cách gốc 25 –
30cm, rồi tiến hành rãi phân đều dưới rãnh hoặc rải đều phân lên mặt đất cách gốc 25 cm. Sau đó
dùng cuốc xới nhẹ lấp phân và tiến hành tưới nước).
- Phòng trừ sâu bệnh:
+ Bọ dừa: ăn lá gấc làm cho lá bị nát không có khả năng quang hợp. Phòng trừ bằng cách xịt
các loại thuốc như Tata 25WG.
+ Rầy mềm: chích hút nhựa cây ở mặt dưới lá, xịt Decis 50ND hoặc Vicidi M 50ND 20-
30cc/8lít nước.
+ Nhện đỏ: tập trung ở mặt dưới lá làm lá úa vàng, cằn cỗi.

Phòng trừ bằng cách phun
Alfumite 15EC hoặc SK Enpray 99EC xịt đều trên lá.
+ Ruồi trái cây: chích đẻ trứng lên trái, ấu trùng phát triển gây thối trái. Ban đầu mật độ ít

thì ta có thể phòng bằng phương pháp bao trái. Nhiều phun trị bằng Oncol 20EC pha 30ml/8lít
hoặc dung Ofunack 1/300 – 1/500. Lượm đốt bỏ các trái thối hư.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
18
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
+ Sâu xanh: ăn phá hại lá gấc, trị bằng cách phun một trong các thuốc như: Padan 95 SP,
Olong 55WP, Biocin 16WP, Cyperin, Vertimex, Sherzol phun buổi chiều mát.
+ Rệp sáp – rệp vảy nâu: Dùng hoạt chất Dimethoat như Dimecide 40% phối trộn với
Cypersect 10% (50ml Dimecide + 50ml Cypersect + 20 lít nước ) phun ướt đều toàn cây khi rệp
mới xuất hiện. Nếu mật độ rệp cao cần phun lặp lại sau 7-15 ngày.
+ Đốm lá: lá gấc bị bệnh mặt trên có nhiều chấm vàng, mặt dưới có các chất xám sau đó lá
chết héo. Phòng trị bằng cách xịt dung dịch Viben – C 50BTN hoặc Viroval 50BTN lên lá.
+ Bệnh cháy lá: lá gấc bị bệnh cháy thành đốm hoặc cháy khô cả lá phòng trị giống như
bệnh đốm lá.
+ Bệnh hoa lá: lá gấc bị bệnh thường bị đốm vàng xoắn lá dây mọc còi cọc không cho trái,
bệnh do cực vi trùng gây ra không có thuốc trị, phòng trừ bằng cách nhổ bỏ phun thuốc trị bọ dừa
và rầy mềm truyền bệnh cũng giảm bớt bệnh.
+ Bệnh sương mai: trên lá có những đốm hình góc cạnh, xung quanh có viền màu vàng mặt
sau có 1 lớp sợi nấm màu trắng phát triển; trên trái: đầu tiên bệnh xuất hiện ngay cuống trái, làm
cho cuống biến vàng và khô, sau đó lan dần xuống trái làm thối ngay cuống trái và trái rụng.Ta có
thể phòng cách như trồng với khoảng cách hợp lý, thường xuyên cắt tỉa các cành ốm yếu, cành
không cho trái… để tạo cho giàn được thông thoáng…

Trong trường hợp gặp điều kiện thời tiết
bất lợi nhiều sương mù và khi bệnh chớm xuất hiện thì chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc
BVTV để phun phòng trừ: Ridomil Gold, Viben C, Topsin-M, Score, Anvil, Mataxyl, Aliette,
Agri-phos, …
+ Bệnh Tuyến Trùng: làm rễ, dây gốc bị tuyến trùng phá hoại trông còi cọc phát triển kém,

không cho trái hoặc cho trái ít và nhỏ. Phòng trừ bằng cách rải một hố 30gram Vifuran 10H hoặc
20gram Vimoca 10G khi gieo hạt hoặc trồng cây con.
+ Bệnh Khảm: Chồi non chùn lại, lá đọt nhỏ hơn và bị xoăn lại, có màu xanh đậm, mặt lá gồ
ghề hay khảm xanh vàng, dây kém phát triển, lóng dây ngắn hơn bình thường. Loại bỏ ngay các
dây bệnh để tránh lây lan, phun xịt thuốc trừ sâu và phối hợp với thuốc kích thích sinh trưởng để
cây phục hồi nhanh chóng. Virus không truyền qua hạt giống, vì vậy phòng trừ bệnh hại chủ yếu
là phun thuốc như Vibamec 1.8EC hoặc 3.6EC, Cyperan 5EC hoặc 10EC, Vifast 5ND hoặc 10SC,
Confidor 100SL, Regent 800WG, Polytrin 440EC để diệt rầy mềm, bọ trĩ, rệp và làm vệ sinh đồng
ruộng.
+ Bệnh vàng lá: phòng trừ Vệ sinh vườn cây sạch sẽ, ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh. Nên tưới
nước vào buổi sáng để tránh đọng nước trên lá vào buổi tối. Cây bị bệnh dùng các loại thuốc như:
Anvil 2SC, Topsin, Maneb BTN…để phun
+ Bệnh nứt trái: Ban đầu quả bị trầy xước, ruồi chít làm cho nấm tấn công vào và lây lan cả
trái; trái bệnh có màu nâu đen, lở loét trái. Sử dụng một trong các loại thuốc như carbendazim
(Vicarben 50HP, Carbenzim 500FL…) nồng độ 0,5% hoặc hỗn hợp của carbendazim và
hexaconazole( Arivit 250SC, Vixazol 275SC…) nồng độ 0,2 - 0,3%. Các loại thuốc trên cần phối
hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 1%.
+ Bệnh thán thư: Vết bệnh lúc đầu màu vàng nâu, sau đó chuyển sang màu nâu sẫm, có viền
màu đỏ. Trên vết bệnh có nhiều chấm nổi màu nâu đen. Trên cuống lá và thân cành vết bệnh kéo
dài màu nâu sẫm, hơi lõm cây còi cọc, lá vàng dễ rụng. Bệnh nặng còn gây hại cả hoa và quả non
làm rụng hoa và quả. Trên vỏ quả vết bệnh hình tròn màu nâu vàng hơi lõm.Bệnh lan truyền chủ
yếu qua gió và nước mưa vì vậy khả năng lây lan rất nhanh. Phòng trừ :cắt bỏ các cành lá và quả

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
19
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
bị bệnh tập trung tiêu hủy; phun thuốc Carmanthai 80wp khi bệnh mới xuất hiện để có hiệu quả
cao.
+ Bệnh thối rễ: Bị thối rũ làm cây chết trong quá trình sinh trưởng; đây là loại bệnh có thể

gây ra do môi trường trong đất tạo nên: Đất chứa nhiều xác bã thực vật lâu năm, đất chìm ngập
trong nước, môi trường của đất nước và các xác bã thực vật có chứa lượng nấm gây bệnh nhiều
( rơm rạ, lục bình, lau lác, ). Khi phát hiện cây bị bệnh: Nếu bệnh nặng thì đào bỏ gốc gấc bị
bệnh và xử lý hố gấc trước khi trồng lại khoảng 10 ngày, bằng cách: Trộn 3 kg phân GV01 trộn
đều trong đất; pha thêm một lượng Benlat C rồi phun đều xung quanh gốc gấc và cả hố trồng gấc;
Thêm 0,5kg NPK, 05 kg vôi bột,trộn đều với lớp đất dùng để vun vào gốc gấc trước khi trồng.
Trường hợp phát hiện cây bệnh nhẹ thì thực hiện: Tăng cường lượng phân GV01: 2,5 -3kg với lớp
đất vun vào gốc gấc trước đây, dùng thêm lượng Benlat C tưới xung quanh gốc theo tỷ lệ hướng
dẫn trên bao bì.
+ Bệnh nám trái – chai trái: Bệnh nám trái hay còn gọi là ghẻ trái, nguyên nhân ban đầu do
một số côn trùng gây ra như sâu đục trái, sâu xanh, ruồi trái cây,…Kết hợp độ ẩm qua cao trong
vườn Gấc, mật độ trồng quá dày, tạo cho cây bị nhiễm nấm.Thuốc điều trị: Funguran, COC 85,
Norshield 86.2 WG; trường hợp bệnh nặng nên dùng Benomyl 50WP, Plant 50WP.
IV.5. Địa điểm thực hiện dự án
- Dự án trồng gấc sẽ đươc thực hiện ở địa bàn :
+ Địa bàn huyện Tân Phước : Các xã Tân lập 1, Tân Lập 2, xã Phước Lập, huyện Tân
Phước diện tích là: 500 hecta .
+ Địa bàn huyện Cai Lậy: Xã Mỹ Phước Tây, Xã Thạnh Lộc, Xã Tân Phú diện tích là 200
hecta ( đất vườn tạp).
- Dự án được đặt tại địa điểm này Căn cứ vào yếu tố sau:
IV.6. Giải pháp xây dựng công trình
IV.6.1. Phương án bố trí tổng mặt bằng
- Dựa vào tình hình của dự án, bố trí dự án như sau:
+Nhà điều hành được bố trí để làm việc cho ban quản lý dự án, nhân viên và là nơi giao
dịch với nông dân, đối tác (Tại địa bàn huyện Tân Phước đặt 1 điểm và địa bàn huyện Cai Lậy 01
điểm).
+ Khu sản xuất sơ chế nhà lưới để sản xuất cây giống, kho chứa vật tư và thuốc BVTT, nhà
bảo quản. Đặt tại địa bàn huyện Tân Phước, diện tích dự kiến 1 hecta.
+ Khu vườn trình diễn và khảo nghiệm giống Gấc trước khi cung cấp cho dự án, khu xử lý
rác thải nông nghiệp ( xử lý phân vi sinh từ vỏ quả Gấc, phơi sấy hạt,…), diện tích dự kiến 2

hecta. Tất cả đều được bố trí sắp xếp phù hợp với tính chất công việc và yêu cầu của từng hạng
mục.
IV.6.2. Phương án kiến trúc xây dựng dự án
+ Nhiệm vụ thiết kế xây dựng
Nhiệm vụ xây dựng phải đúng quy trình ,quy phạm,tuân thủ đúng các bước trong xây dựng
cũng như phải phù hợp với dự án trồng Gấc nguyên liệu xuất khảu.
+ Các hạng mục công trình
Bảng:Danh mục các hạng mục công trình

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
20
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
IV.6.3. Giải pháp kết cấu xây dựng
* Nhà điều hành :
Do tính chất của dự án nên công ty chúng tôi chỉ xây dựng một phòng điều hành, gọi chung
là Ban Quản Lý dự án có diện tích: 135m
2
. Được xây dựng khung bê tông cốt thép, gạch đỏ đảm
bảo vững chắc. Mái lợp tôn, trần nhựa chống nóng, nền lát gạch liên doanh cửa làm bằng gỗ công
trình phụ khép kín.
Đây là nơi làm việc của trưởng ban quản lý dự án, đội ngũ kỹ sư, nhân viên văn phòng.
*Nhà xưởng – trạm sơ chế:
Tại một địa phương có diện tích canh tác tập trung, giao thông đi lại thuận tiện , chúng tôi
tiến hành xây dựng 1 nhà máy sơ chế (trạm sơ chế) có diện tích 2000m
2
, 01 hệ thống xử lý rác thải
nông nghiệp có diện tích 1000m
2
, hệ thống kho bãi, khuôn viên: 2000 m

2
. Với kết cấu khung bê
tông, mái lợp tôn chống nóng. Đồng thời được trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng, đảm bảo điều
kiện làm việc cho công nhân
*Kho chứa vật tư, thuốc BVTT: có diện tích 150m
2
xây bằng gạch,mái lợp tôn,ánh sáng độ
ẩm vừa phải đảm bảo cho việc bảo quản.Kho được xây dựng xa nguồn nước và khu vực sơ chế
rau.
* Khu ươm giống, nhân giống:
Được xây dựng theo tiêu chuẩn sản xuất sạch, theo đó khuôn viên được thiết kế theo dạng
nhà lưới, nhà màng. Đảm bảo cây giống sạch, tốt, khỏe,… Diện tích là 5.000m
2
.
* Khu mô hình trình diễn, khảo nghiệm giống mới, vùng trồng nguyên liệu:
Được trồng theo dạng mô hình chữ T và bắc giàn dạng bầu bí để đảm bảo cây gấc phát
triển tốt nhất.
Đối với diện tích đất chuyển canh trồng gấc có thể thiết kế kiên cố bằng trụ bê tông có tuổi
thọ lâu dài.
Đối với diện tích đất tận dụng vườn tạp thì có thể kết hợp bằng trụ beton và các cây tạp làm
trụ để bắc giàn cho gấc leo.
IV.7. Đánh giá sơ bộ tác động đến môi trường
IV.7.1. Các tác động đến môi trường
Đây là dự án sạch và quy trình khép kín, việc phát sinh một số nhân tố ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh rất hạn chế: Cụ thể là:
+ Tiếng ồn: Chỉ phát sinh ngay khu vực sơ chế, tuy nhiên đây là công nghiệp chế biến
thực phẩm nên việc gây tiếng ồn là không phát sinh.
+ Bụi, đất, đá và một số các chất rắn khác: có thể phát sinh trong quá trình san lấp mặt
bằng, chuyên chở vật liệu và trong quá trình thi công xây dựng công trình : nhà xưởng – trạm sơ
chế.

+ Khí thải độc hại: SO
2
, NO
2
, CO, CO
2
được thải ra trong quá trình hoạt động của các
phương tiện vận tải, thi công cơ giới.
- Trong quá trình hoạt động:
+ Nước thải sinh hoat( dùng sinh hoạt của cán bộ, công nân , nước rửa trái cây,…được đổ
ra bể chứa. Nguồn nước này, được xử lý sinh học và tái sử dụng cho tưới cây và làm phân vi sinh
để phục vụ canh tác trồng Gấc.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
21
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU
TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU
+ Rác thải do phế phẩm của nông nghiệp: Vỏ gấc, bã gấc, trái gấc thối, dập nát, không đạt
tiêu chuẩn sản xuất,…Dược vận chuyển đến khu vực xử lý rác thải để ủ phân hữu cơ vi sinh nhằm
tạo ra nguồn phân vi sinh tái sử dụng cho canh tác cây gấc. Giải pháp này giải quyết hai vấn đề
(bảo vệ môi trường sạch đẹp, giảm chi phí mua phân bón, sử dụng nguồn phân xanh tại chỗ).
IV.7.2. Giải pháp khắc phục
- Trong quá trình triển khai xây dựng dự án:
+ Đặc điểm cây gấc là cây dây leo, nên khi trồng phải làm dàn cho Gấc leo. Việc nguyên
liệu làm dàn chủ yếu từ cây tạp có sẵn tại địa phương (tre, bạch đàn, mít,…), phần còn lại đúc
bằng trụ bê ton. Mặt khác, gấc trồng theo từng hố riêng biệt hay đắp ụ để cây phát triển. Cho nên,
ở giai đoạn này trong quá trình triển khai hoàn toàn không tác động đến việc ảnh hưởng đến môi
trường xuang quanh.
+ Theo quy trình trồng gấc chủ yếu sử dụng nguồn phân xanh( ủ từ rác thải nông nghiệp và
phân chùng,…) để canh tác và tái sử dụng. Để có được tính ổn định và kịp thời, dự án tiến hành

xây dựng khu xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh tại những khu vực tập trung vùng nguyên
liệu, xa khu dân cư, …
- Trong quá trình sảnh xuất
+ Dự án triển khai thu hom thêm rác thải nông nghiệp khác: Cây đậu, bã mía, khóm, chuối,
vỏ hã trái cây, lục binh,…để kết hợp ủ phân xanh.
+ Quá trình thực hiện này, được triển khai liên tục mỗi ngày.
IV.8. Lịch trình thực hiện dự án
- Giai đoạn triển khai phát triển thử nghiệm: Triển khai trồng thử nghiệp trên một số địa
bàn của các xã : Tân Lập 1, Tân Lập 2 thuộc UBND huyện Tân Phước;
+ Giai đoạn triển khai : 11/2012 – 31/12/2013;
- Giai đoạn sản xuất tập trung:
+ Thời gian xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu : Từ 01/01/2014 đến 2016;
+ Thời gian đi vào sản xuất ổn định vùng nguyên liệu và tập trung sản xuất nguyên liệu
phục vụ chế biến xuất khẩu : Từ 01/01/2016 .
- Tổng thời gian triển khai và thực hiện dự án, trên 20 năm.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
22

×