Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

luận văn kế toán THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THANH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.06 KB, 32 trang )

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1. Những vấn đề chung về kế toán thuế GTGT
1.1.1 Khái niệmTheo quy định của Luật thuế GTGT thì thuế GTGT là một loại
thuế gián thu, đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh
trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dung và được nộp vào NSNN theo
mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.Thuế GTGT tính trên giá bán chưa có thuế
GTGT. Người sản xuất hàng hóa, cung ứng hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm thu
và nộp thuế hộ người tiêu dùng. Người tiêu dùng mua sản phẩm với giá đã có
thuế GTGT. Vì vậy, người tiêu dùng chính là người chịu khỏan thuế này.
1.1.2 Vai trò và đặc điểm của thuế GTGT
a. Đặc điểm của thuế GTGT
• Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào thu nhập của người tiêu
dung hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thông qua hành vi mua hàng hóa, dịch
vụ đó.
• Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở các giai
đoạn từ sản xuất, lưu thong đến người tiêu dung hàng hóa, dịch vụ đó. Tổng số
thuế GTGT thu được ở
• tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người
tiêu dùng cuối cùng.
• Về phạm vi đánh thuế: Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dung diễn
ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ.
b. Vai trò của thuế GTGT
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà Nước thực hiện chức năng quản lý vĩ
mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế của nước ta đang trong quá trình vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của NN, do đó thuế GTGT có vai trò rất
quan trong và được thể hiện như sau:
• Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của nền kinh tế ( điều tiết gián
tiếp ) thông qua điều tiết thu nhập của các tổ chức, cá nhân được đưa ra tiêu dung


hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
1
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
• Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của Ngân sách Nhà Nước. Nó là
nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN.
• Thuế GTGT không trùng lặp, do thuế GTGT chỉ tính vào giá trị gia tăng
thêm của hàng hóa, dịch vụ trên mỗi công đoạn của quá trình sản xuất, không
tính vào phần giá trị đã chịu thuế GTGT ở các khâu trước, thuế đã nộp ở các
khâu trước đươch tính khấu trừ ở khâu sau nên khuyến khích các tổ chức, cá
nhân bỏ vố đầu tư phát triển SX,KD, khuyến khích chuyên môn hóa, hợp tác phát
triển.
• Khuyến khích sản xuất hàng hóa, dịch vụ thông qua áp dụng thuế 0%. DN
xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ không những khoong phải chịu thuế GTGT ỏe khâu
sản xuất mà còn hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước nên có tác
dụng giả chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho
hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.
• Thúc đẩy việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hóa đơn; tạo
điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc khấu trừ
thuế GTGT được thực hiện căn cứ vào hóa đơn mua vào đã thúc đẩy DN hạch
toán đầy đủ doanh số chưa có thuế, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào.
Như vậy, Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến; việc áp dụng thuế GTGT
khắc phục nhược điểm của thuế doanh thu là “ Thuế chồng lên thuế”.
1.1.3 Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
v Giá tính thuế: là giá bán chưa có thuế GTGT đuoẹc ghi trên hóa đơn
bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ. Giá tính thuế của một số
hàng hóa, dịch vụ được tịnh như sau:
_ Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở SX,KD bán ra là giá bán chuae có thuế
GTGT. Đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng

chưa có thuế GTGT.
_ Đối với hàng hóa xuất khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu + thuế NK (nếu
có) + thuế TTĐB (nếu có).
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
2
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
_ Đối với hàng hóa dung trao đổi, biếu tặng, tiêu dung nội bộ là giá tính thuế
của các hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tịa thời điểm phát sinh
hoạt động này.
_ Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, xưởng, bến bãi, máy
móc, thiết bị,……là giá cho thuê chưa có thuế GTGT.
_ Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán trả một
lần chưa có thuế GTGT (không bao gồm lãi trả góp), không tính theo số tiền trả
góp từng kỳ.
_ Đối với gia công hàng hóa, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế
GTGT.
_ Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế
GTGT. Không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải hay thuê lại.
_ Đối với các hàng hóa, dịch vụ dừng các chứng từ thanh toán ghi giá thanh
toán là giá đã có thuế thì giá tính thuế được xác định như sau:
Giá chưa có tính thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vế, tiền bán tem,… )
_____________________________________
1+ thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó
v Thuế suất thuế GTGT:
Có 3 mức thuế suất GTGT khác nhau: 0%, 5%, 10%.
a. Thuế suất 0%: Được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải
quốc tế, dịch vụ hàng không, hàng hải; hàng hóa ra vào khu chế xuất, khu phi
thuế quan. Hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho các cá nhân không đăng ký kinh
doanh trong khu phi thuế quan thì không được áp dụng muawc thuế suất GTGT
0%.

b. Thuế suất 5%: Áp dụng với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cần khuyến
khích hoặc ưu đãi như nước sạch phục vụ SX, sinh hoạt; phân bón các loại, thực
phẩm thiết yếu; dược liệu
c. Thuế suất 10%: Là mức thế suất phổ biến, áp dụng cho các hàng hóa,
dịch vụ thông thường còn lại, không áp dụng trong các thuế suất 0%, 5%, nói
trên.
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
3
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
1.1.4 Đối tượng nộp thuế và chịu thuế
a. Đối tượng nộp thuế GTGT (người nộp thuế)
Người nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chiu thuế GTGT và các tổ
chức, cá nhân nhập khẩu hành hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (người nhập khẩu)
b. Đối tượng chịu thuế GTGT
Tất cả hàng hóa, dịch vụ sử dụng SXKD và tiêu dung ỏe Việt Nam (bao
gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức cá nhân ở nước ngoài) là đối tượng
chịu thuế GTGT.
Các hàng hóa thuộc diện không nộp thuế GTGT chủ yếu là đối tượng hàng
hóa, dịch vụ tiêu dung phục vụ cho xã hội như: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi
do nông dân tự sản xuất và tự tiêu thụ; sản phẩm giống vật nuôi, cây trồng, sản
phẩm muối biển hay nông thủy sản sơ chế, các dịch vụ không mang tính lợi
nhuận và các dịch vụ côn cộng như dịch vụ trong nông nghiệp, dịch vụ y tế, giáo
dục, đào tạo,….
Là những sản phẩm hàng hóa không tiêu dùng ở Việt Nam như hàng hóa
tạm nhập, tái xuất, tái nhập; hàng hóa mượn đường qua Việt Nam,…
Các sản phẩm hàng hóa Nhà nước khuyến khích đầu tư như dịch vụ tín
dụng, quỹ đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhập khẩu máy móc thiết bị vận tải
chuyên dùng mà trong nước chưa sản xuất được như máy bay, dàn khoan, tàu
thủy có trọng tảo lớn,…

Chú ý: Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào
của hàng hóa, dịch vụ sủ dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị
nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh.
1.1.5 Phương pháp tính thuế
Có hai phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ và phương
pháp trực tiếp
a. Phương pháp khấu trừ:
_ Đối tượng áp dụng: là các đơn vị, tổ chức kinh doanh (trừ các đối tượng áp
dụng tính thuế theo phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp) thực hiên đày đủ chế
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
4
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
độ kế toán, mua bán có hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật và kế toán,
hóa đơn, chứng từ và đăng kí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
_ Thuế GTGT phải nộp được tính như sau:
Số thuế GTGT = Thuế _ Thuế GTGT đầu vào được
Phải nộp GTGT đầu ra kháu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT = Giá tính thuế của x Thuế suất thuế
Đầu ra HH,DV bán ra GTGT của hàng hóa,DV đó
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế khi bán hàng hóa, DV phải lập hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn GTGT ghi rõ
giá bán chưa thuế, thuế GTGT và tổng giá thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ
ghi giá thanh toán (không ghi rõ giá chưa có thế và thuế GTGT) thì thuế GTGT
của hàng hóa, DV bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa dơn, chứng từ.
_Điều kiện thuế GTGT được khấu trừ:
• Có hóa đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế
GTGT của hàng hóa ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế GTGT của các tổ
chức, cá nhân SXKD ở VN mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cư trứ

ở VN
• Có chứng từ thanh toán qua NH đối với hàng hóa dịch vụ mua vào (trừ
trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20
triệu đồng)
• Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài điều kiện nói trên để được khấu
trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầ vào cần phải có hợp đồng mua bán, gia công hàng
hóa xuất khẩu hoặc ủy thác gia công xuất khẩu; Hợp đồng cung ứng dịch vụ của
tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.
• Đối với hàng hóa dùng chứng từ đặc thù thì được dùng làm căn cứ để xác
định thuế GTGT đầu vào khấu trừ.
b. Phương pháp trực tiếp
_ Đối với áp dụng: Cơ sở SXKD không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; Tổ chứac, cá
nhân nước ngoài kinhdoanh ở VN không theo luật Đầu tư và các tổ chức khác
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
5
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
không thực hiện hoặc chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ
theo quy định của pháp luật.
_ cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Số thuế
GTGT phải
nộp
=
GTGT của hàng
hóa, dịch vụ chịu
thuế
x
Thuế suất thuế
GTGT của HH, DV

đó
Trong đó:
GTGT của hàng Giá thanh toán của Giá thanh toán của HH,
Hóa, DV bán ra = DV, HH bán ra _ DV mua vào tương ứng
1.1.6 Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế
a. Kê khai
Khi doanh nghiệp đuợc đăng ký thuế và cấp mã số thuế,hàng tháng kế toán
thuế GTGT phải lập tờ khai thuế GTGT nộp cho cơ quan thuế trong vòng 20
ngày đầu của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không có phát sinh thuế GTGt
đầu vào, đầu ra thì DN vẫn phải kê khai và nộp tờ khao cho cơ quan thuế. Towf
khai phải chính xác, trung thực, đúng quy định.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, DN phải kê khai, nộp tờ khai thuế GTGT hàng
nhập khẩu theo từng lần nhập khảu cùng với việc kê khai cho cơ quan thuế nơi
có cửa khẩu nhập hàng hóa.
Đối với có sở kinh doanh buôn chuyển. DN phải kê khai nộp tờ khai thuế
GTGT theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận
chuyển hàng đi.
Đặc biệt, với DN kinh doanh nhiều loại hàng hóa, DV có mức thuế suất
khác nhau thì phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với
từng loại hàng hóa, DV. Trường hợp, DN không xác định được mức thuế suất
cho từng loại hàng hàng hóa, DV thì phải nộp mức thuế suất cao nhất của hàng
hóa , DV mà DN có sản xuất, kinh doanh.
b. Nộp thuế GTGT
- Thuế GTGT đàu vào phát sinh tháng nào thì phải kê khai khấu khi xác
định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
6
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
trừ lớn hơn thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu thuế GTGT = số thuế GTGT của
tháng đó, số thuế GTGT đàu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau

hoặc được xét hoàn thuế theo quy định.
- Mọi DN phải nộp thuế GTGT vào NSNN đầy đủ và đúng hạn. thời gian
nộp chậm nhất là vào ngày 25 của tháng tiếp theo.
- Đồng tiền để nộp vào NSNN là đồng Việt Nam.
c. Quyết toán thuế GTGT.
Hàng năm, kết thúc dương lịch, các doanh nghiệp phải quyết toán thuế với
cơ quan thuế. Hạn nộp tờ khai quyết toán là 60 ngayfkeer từ ngày kết thúc năm
dương lich 31/12 của năm quyết toán thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh thực hiện quyết toán tài chính theo chế độ Nhà nước quy
định: trên cơ sở quyết toán tài chính, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai
toàn bộ thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp, số thuế GTGT còn thiếu
hay nộp thừa tính đến thời điểm quyết toán thuế GTGT.
d. Hoàn thuế GTGT.
Theo luật thuế GTGT, các cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT trong các
trường hợp sau:
−Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:
- Cơ sở kinh doanh có số thuế đầu vào được khấu trừ của 3 tháng liên tiếp lớn
hơn số thuế GTGT đầu ra thì được xét hoàn thuế.
- Với cơ sở kinh doanh xuất khẩu trong tháng nếu có số thuế đàu vào chưa
được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế.
Cơ sở kinh doanh mới thành lập, đàu tư tài sản mới đăng ký với cơ quan thuế
theo phương pháp khấu trừ thuế chưa phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế
GTGT đầu ra, nếu có thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên thì được xét hoàn thuế
theo từng quý( nếu số thuế đầu vào lơn hơn ).
Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể,
phá sản có số thuế GTGT nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghi cơ quan thuế hoàn lại
số tiền nộp thừa.
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
7

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
1.2 Kế toán thuế GTGT trong các DN.
1.2.1 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
1.2.1.1Kế toán thuế GTGT đầu vào
a. chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn thuế GTGT – Mẫu số 01/GTKT.
- Các chứng từ liên quan đến thanh toán như giấy báo Nợ, giấy báo Có,
phiếu thu, phiếu chi…
- Tờ khai thuế GTGT – Mẫu số 01/GTGT.
- Các phục lục của tờ khai: PL 01-1/GTGT, PL 01-2/GTGT.
- Các chứng từ khác có liên quan.
b. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 1331 – thuế GTGT được khấu trừ
Tài khoản này chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với cơ sở kinh
doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thoe phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh
doanh không thuôc diện chịu thuế GTGT.
c. Kết cấu TK 1331
TK 1331 – ‘ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ’
Số dư đàu kỳ: Số thuế GTGT chưa
được khấu, chưa được hoàn lại đầu
kỳ.
Số thuế GTGT được khấu trừ, được
hoàn lại trong kỳ
Số thuế GTGT đầ vào đã được khấu
trừ
- Kết chuyển số thuê GTGT đầu vào
không được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu vào đã được
hoàn lại

- Số thuế GTGT của hàng mua trả lại
Tổng số phát sinh…………. Tổng số phát sinh…………….
Số dư cuối kỳ: Số thuế GTGT đầu vào
còn được khấu trừ: số thuế GTGT đầu
vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa
trả
Tài khoản 1331 có 2 tài khoản cấp 2:
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
8
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
− Tài khoản 1331 – thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ. TK
này phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, DV
mua ngoài dùng vào SXKD hàng hóa, DV thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính
theo phương pháp khấu trừ.
− Tài khoản 1332 _ Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản
ánh số thuế GTGT đầu vào của quá trình mua sắm vật tư, TSCĐ dùng chung vào
hoạt động SXKD.
d. Nguyên tắc hạch toán:
− TK 1331 chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
− Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, DV chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh
doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT
đầu vào không được khấu trừ.
e. Kế toán tổng hợp thuế GTGT đầu vào
 Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (phụ lục số 01)
 Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
− Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào HĐ SXKD hàng hóa,
DV chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá trị
vật tư, hàng hóa nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT

đầu vào, chi phí thu mua, vận chuyển bốc xếp, kho bãi,….từ nơi mua về đến
doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611 (chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 1331( thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
− Khi mua hàng hóa, DV dùng ngay vào SX, KD hàng hóa, DV chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, phản ánh giá trị thực tế chưa có thuế
GTGT, thuế GTGT đầu vào và tổng giá thanh toán ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241,……
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (1331, 1332)
Có TK 111, 112, 331 – Tổng giá thanh toán
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
9
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
− Khi mua hàng hóa giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế GTGT) cho khách hàng, không qua nhập kho, ghi:
Nợ TK 632 (giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,….(Tổng giá thanh toán)
− Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ kế toán phản ánh giá trị vật tư,
hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán,
thuế nhập khẩu, thuế TTDDB phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu.
Có TK 111, 112, 133,….
− Nếu hàng hóa nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, DV chịu thuế GTGT thì thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, kế
toán ghi:
Nợ TK 133 – số thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (TK 1332- Thuế GTGT

hàng nhập khẩu)
− Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế
GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
− Khi nộp thuế vào NSNN:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112,….
− Đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa, DV thuộc đối tượng nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ thường xuyên có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số
thuế GTGT đầu ra được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại thuế GTGT
theo quy định của chế độ thuế. Khi nhận được tiền NSNN thanh toán về số tiền
thuế GTGT đầu vào được hoàn lại, kế toán hạch toán;
Nợ TK 111, 112
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
10
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
1.2.1.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra
a.Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn bán hàng mẫu số PT/11P do doanh nghiệp tự in. Hóa đơn được
lập theo quy trình của nhà nước: trên hóa đơn phải phản ánh các chỉ tiêu đầy đủ,
rõ ràng, chính xác. Hóa đơn lập phải có đầy đủ 3 liên thoe quy định: Liên 1 giữ
lai quyển hóa đơn, Liên 2 giao cho khách hàng và Liên 3 theo quy định được tập
hợp làm cơ sở hạch toán thuế GTGT đầu ra theo tháng.
- Tờ khai thuế GTGT số 01/GTGT
- Bảng khai chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra mẫu số 01-1 GTGT
- Sổ chi tiết tài khoản 333
b. Tài khoản sử dụng: TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
TK này dùng đẻ phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số

thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào NSNN.
TK này áp dụng cho đối tượng nộp thế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thuế và đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
c. Kết cấu và nội dung của TK 3331
TK 3331
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN
Số thuế GTGT được giảm trừ vào số
thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại
Số dư đầu kỳ: Thuế GTGT còn phải nộp đầu
kỳ
Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa,
DV đã tiêu thụ
Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa,
DV để trao đổi, biếu tặng nội bộ
Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động TC,
thu nhập khác
Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu
Tổng phát sinh…………… Tổng phát sinh……………
Số dư cuối kỳ: Số thuế GTGT còn phải
nộp vào NSNN
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
11
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
- TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra,
số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hóa, DV, SP tiêu thụ
- TK 33312 – Thuế GTGT của hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế
GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải phải nộp của hàng nhập khẩu.

d. Nguyên tắc hạch toán:
DN chủ động tính và nộp số thuế GTGT phải nộp cho nhà nước theo luật
định và phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp trên cơ sở đối chiếu giữa sổ
sách với tờ khai thuế GTGT hàng tháng của đơn vị. Việc kê khai đầy đủ số thuế
phải nộp cho nhà nước là nghĩa vụ của DN.
Kế toán mở sổ chi tiết theo doãi từng loại thuế GTGT theo số phải nộp, số
đã nộp và còn phải nộp.
e. Kế toán tổng hợp thuế GTGT đầu ra.

Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ ( phục lục 02
)

Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
Khi báng hàng hóa, DV thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế, kế toán viết hóa đơn bán hàng giá bán chưa có thuế GTGT, phụ
thu, phụ phí thêm ngoài giá bán ( nếu có ), thuế GTGT phải nộp và tổng giá
thành thanh toán. Khi phản ánh doanh thu hàng bán, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131… ( Tổng giá thanh toán )
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp ( TK 33311 – Thuế GTGT
đầu ra)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng ( giá chưa có thuế )
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá chưa có thuế
GTGT)
- Khi bán hàng hóa, DV không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT,
hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu là
tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131,….
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
12
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán

Có TK 511 ( Tổng giá thanh toán )
Có TK 512 ( Tổng giá thanh toán )
- Trường hợp cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, vô hình hoặc BĐS
đầu tư, thu tiền trước khi thuê nhiều kỳ, doanh thu của kỳ kế toán được xác địh
bằng tổng số tiền thuê hoạt động tài sản đã thu chi cho số tiền trước cho thuê hoạt
động tài sản.
+ Khi nhận tiền KH trả trước về hoạt động cho thuê TSCĐ cho nhiều kỳ,
kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: ( tổng số tiền nhận được )
Có TK 338 (7): Doanh thu chưa thực hiện ( giá chưa thuế )
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
+ Cuối kỳ, kế toán tính và kết chuyển doanh thu hoạt động cho thuê tài sản
trong kỳ hiện tại, kế toán ghi:
Nợ TK 338(7): Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp DV
- Đối với hàng bán theo phương thức trả góp ( hàng hóa thuộc đối tượng chịu
thueesGTGT theo phương pháp khấu trừ thuế ), kế toán xác đinh doanh thu bán
hàng là giá bán trả 1 lần chưa có thuế GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131,….
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
Có TK 711 – thu nhập hoạt động tài chính ( lãi bán hàng trả
chậm )
- Khi nhập khẩu vật tư thiết bị, hành hóa, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu
phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, thiết bị, hàng hóa nhập
khẩu ( chưa bao gồm thuế GTGT ), kế toán ghi:
Nợ TK 152, 156, 211,….
Có TK 3333 – thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 111, 112, 331,……….
Đồng thời phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu:

Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
13
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Khi nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112
Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT phải
nộp trong kỳ:
Nợ TK 3331
Có TK 133
Khi nộp thuế vào NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112
Trường hợp DN được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại số thuế
GTGT đầ vào, khi nhận được tiền từ NSNN kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 133
1.2.2. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
1.2.2.1. Kế toán thuế GTGT đầu vào
a. Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn bán hàng thông thường do đơn vị tự in gồm 3 liên mẫu số
02/GTGT.
- Tờ khai thuế GTGT mẫu số 03/GTGT
b. Kế toán tổng hợp thuế GTGT đầu vào
- Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào theo phương pháp trực tiếp (
phục lục số 03 )
- Khi hạch toán thuế GTGT đầu vào theo phương pháp trực tiếp thì
• Giá vật tư, hàng hóa, DV, TSCĐ mua vào là tổng giá thanh toán bao gồm

cả thuê GTGT.
• Không sử dụng TK 133
• Cơ sở nộp thuế theo phương pháp trực tiếp không được khấu trừ hoặc
hoàn thuế GTGT
1.2.2.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
14
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
a. Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn bán hàng thông thường do đơn vị kinh doanh tự in thường có 3 liên.
- Tờ khai thuế GTGT mẫu số 03/GTGT
b. Kế toán tổng hợp thuế GTGT đầu ra.
• Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp trực tiếp ( phục lục 04 )
• Doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác là tổng giá
trị thanh toán bao gồm cả thuế
1.2.2.3. Kê khai quyết toán thuế GTGT
- Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và gửi cho
cơ quan thuế tờ khai thuế GTGT kèm theo bảng kê thanh toán dịch vụ mua vào,
bán ra theo mẫu quy định và các mẫu khác theo quy định. Thời gian gửi tờ khai
chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.
- Trường hợp kê khai thuế của tháng phát sinh thuế GTGT âm thì không phải
nộp thuế GTGT, giá trị gia tăng âm được kết chuyển để bù trừ vào thuế GTGT
phát sinh của tháng tiếp theo sau khi tính thuế GTGT phải nộp và quyết toán thuế
cả năm nhưng không được kết chuyển phần thuế GTGT âm của năm quyết toán
sang năm sau.
- Cuối năm, DN sử dụng tờ khai quyết toán thuế GTGT mẫu số 04/GTGT để
quyết toán thuế năm. Thời gian nộp quyết toán thuế chậm nhất là 90 ngày sau khi
kết thúc năm tài chính.
CHƯƠNG II
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683

15
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH XÂY
DỰNG THANH BÌNH
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH xây dựng thanh bình
2.1.1 Tên công ty
Tên chính thức : công ty TNHH xây dựng Thanh Bình
Địa chỉ : Nhà ông Hà Viết Nhân,đường Ngô Quyền, P. Bắc Sơn, Thị xã Sầm
Sơn, Thanh Hoá.
Mã số thuế : 2800680936
Email:
Người đại diện : Do Ông Hà Viết Nhân giám đốc là đại diện.
Điện thoại : 0373. 821. 458
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc khuyến
khích mọi thành phần kinh tế mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm
tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở ngày càng phát
triển tạo đà cho hiện đại hoá đất nước trên mọi lĩnh vực. Căn cứ vào nhu cầu thực
tế của địa phương cần phải xây dựng và mở rộng thêm các công trình xây dưng
nhằm phục vụ việc phát triển kinh tế du lịch của thị xã Sầm Sơn. Với những yêu
cầu cấp bách và được Đảng và Chính phủ khuyến khích phát triển đã tạo điều
kiện cho Công ty TNHH Xây Dựng Thanh Bình ra đời.
Công ty TNHH Xây Dựng Thanh Bình được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh
Thanh Hóa cấp giấy phép kinh doanh số 2800680936 đã đáp ứng được nhu cầu
bức thiết của nhân dân thị xã Sầm Sơn.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động sản xuất của công ty
+ Xây dựng các loại
+ Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
+ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

Đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh của công ty
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
16
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
Công ty TNHH Xây Dựng Thanh Bình là Công ty kinh doanh trong lĩnh
vực xây dựng do đó công ty đã tập trung đầu tư máy móc trang thiết bị và con
người nhằm đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và phát huy lợi thế
của mình trong lĩnh vực thi công các công trình như cầu đường, khách sạn
2.1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy
quản lý sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Xây Dựng Thanh
Bình.
• Do mang tính chất là công ty tư nhân quy mô sản xuất kinh doanh còn
nhỏ lẻ nên bổ máy tổ chức của công ty mang tính giản đơn phù hợp với quy mô
của công ty ( phục lục 05 )
+ Giám đốc Công ty: Là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách
nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động quản lý của đơn vị.
Giám đốc có trách nhiệm là đưa ra các chính sách chất lượng, mục tiêu chất
lượng cho Công ty, chỉ đạo các đơn vị thực hiện đầy đủ, chính xác các tiêu chuẩn
đề ra. Giám đốc phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các nguồn lực cho Công ty và phân
công cá nhân, đơn vị xây dựng kế hoạch chất lượng cho các dự án. Để hoàn thành
trách nhiệm của mình, Giám đốc có quyền hạn là điều hành mọi hoạt động của
Công ty, thực hiện quyền hạn Giám đốc theo quy định.
+ Phòng kế toán tài vụ : Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ tổng hợp các số
liệu, thông tin về công tác tài chính kế toán, thực hiện việc xử lý thông tin trong
công tác hạch toán theo yêu cầu thể lệ tổ chức kế toán nhà nước.Ghi chép cập
nhật chứng từ kịp thời, chính xác, theo dõi hạch toán các khoản chi phí, kiểm tra
giám sát tính hợp lý, hợp pháp của các khoản chi phí đó nhằm giám sát phân tích
hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó giúp
ban lãnh đạo đưa ra những biện pháp tối ưu. Tập hợp các khoản chi phí sản xuất,
tính giá thành sản phẩm qua các giai đoạn, xác định kết quả sản xuất kinh doanh,

theo dõi tăng giảm tài sản và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước về các khoản phải nộp.
Ngoài ra lập kế hoạch tín dụng để vay vốn thi công, vay vốn dài hạn để
mua thiết bị, thu hồi công nợ ở các chủ đầu tư.
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
17
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
+ Phòng quản lý và giám sát : Phòng quản lý giám sát có nhiệm vụ quản lý
và đôn đốc các đơn vị sản xuất kinh doanh của công ty nhằm hoàn thành các mục
tiêu cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Các phòng trong công ty đều có chức năng riêng biệt nhưng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau và đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc tạo nên một
chuỗi mắt xích trong guồng máy hoạt động sản xuất kinh doanh công ty. Vị trí
vai trò của mỗi phòng ban khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là sự sống còn
của công ty và sự cạnh tranh phát triển của doanh nghiệp với các khả năng tiềm
lực sẵn có của mình cần được khai thác.
2.1.5 Tình hình và kết quả hoạt động sản xất kinh doanh của công ty
TNHH Xây Dựng Thanh Bình.
Kết quả kinh doanh 1 số năm gần đây (Phục lục 06)
Nhận xét chung:
Căn cứ vào bảng kết quả kinh doanh năm 2011-2012(Phục lục 06), mà
công ty đã đạt được ta thấy:
Tổng tài sản của năm 2012 tăng 32,245% tương ứng với 3.012.900.105đ so
với năm 2011. Điều này chứng tỏ quy mô của công ty đang ngày càng được mở
rộng, công ty đang từng bước đầu tư mua máy móc trang thiết bị nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất.
Doanh thu thuần trong năm 2012 tăng 15,169% tương ứng với
2.681.610.4441đ so với năm 2011, có được kết quả này là nhờ sự nhạy bén ứng
phó kịp thời của ban lãnh đạo công ty. Mặc dù trong nền kinh tế đầy biến động
và chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng ta thấy kết quả kinh

doanh của công ty vẫn tăng đều qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt là đều kiện
để công ty phát huy hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Số lượng cán bộ công nhân viên tăng lên và trong đều kiện kinh tế khó khăn
như hiên nay nhưng mức thu nhập bình quân trên đàu người của công ty vẫn tăng
lên điều nay cho thấy tình hình kinh doanh của công ty là rất tốt mang lại nguồn
thu nhập cao cho người lao động.
Như vậy, qua phân tích các tiêu chí của báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy
được tình hình kinh doanh của công ty là rất ổn định. Mặc dù nền kinh tế có
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
18
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
nhiều biến động và đang trải qua giai đoạn hết sức khó khăn nhưng công ty vẫn
duy trì được kết quả kinh doanh đều qua các năm. Đây là sự nỗ lực phấn đấu
không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
2.1.6 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Xây Dựng Thanh Bình
• Mô hình tổ chức Bộ máy kế toán
• Do yêu cầu công ty quản lý, nguyên tắc chế độ tài chính kế toán thống kê
của nhà nước và đặc thù SXKD công ty và hình thức tổ chức công tác kế toán mà
công ty áp dụng đó là hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Phòng kế
toán công ty cổ phần áp dụng đó là hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung.
Phòng kế toán công ty TNHH xây dựng thanh bình gồm 04 cán bộ công nhân
viên và được tổ chức thành các bộ phận như sau. ( phục lục 07 )
+ Kế toán trưởng: là việc phụ trách điều hành và làm việc chuyên môn
như kiểm tra, kiểm soát các chứng từ liên quan tới tài chính, kế toán trước khi lập
biểu, tổng hợp đề xuất, báo cáo các hoạt động liên quan đến tài chính kế toán của
công ty các giao dịch liên quan đến dịch vụ, phê duyệt kiểm tra chứng từ thanh
toán, các giao dịch liên quan tới dịch vụ.
+ Kế toán 1: là kế toán thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt,
đồng thời theo dõi các khoản vay ngắn- trung-dài hạn mà công ty vay ngân hàng
và các tổ chức khác, đây là kế toán các TK 111, TK 112, TK 311, TK 341,

TK315, TK 336 với công việc cụ thể đó là kiểm tra các chứng từ gốc liên quan
đến các khoản phải thu, chi tiền mặt, TGNG sau đó lập các phiếu thu, chi tiền
mặt và các chứng từ về thu chi qua ngân hàng. Kết hợp các kế toán công nợ, kế
toán lương thủ quỹ xác định các khoản công nợ phải trả cho khách hàng, ngân
hàng phải nộp nhà nước…để báo cáo giám đốc, kế toán trưởng cớ kế hoạch cân
đối chi trả. Mở các sổ sách theo dõi, lập nhật ký bảng kê và báo cáo liên quan
theo định kỳ đúng chế độ quy định.
+ Kế toán 2: Làm nhiệm vụ phát lương đến tận tay người lao động. Mở sổ
sách theo dõi chi tiết, tổng hợp tiền lương, phân bổ chi phí tiền lương và các
khoản trích theo lương. Đồng thời có nhiệm vụ theo dõi quản lý TSCĐ của công
ty, nắm bắt kịp thời những thông tin và chế độ chi phí khấu hao và sửa chữa
TSCĐ, thanh lý theo đúng chế độ. Lập báo cáo theo đúng quy định về việc trích
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
19
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
khấu hao, tăng giảm và đầu tư TSCĐ. Theo dõi công tác sửa chữa TSCĐ và làm
công việc kế toán các khoản phải thu, phải trả của công ty với các đối tượng
trong và ngoài công ty và các khoản thanh toán với ngân hàng nhà nước, các cơ
quan quản lý khác (như bảo hiểm ).
+ thủ quỹ: nhiệm vụ của thủ quỷ là đi rút tiền mặt về nhập quỹ, đưa và
nhận các chứng từ, sổ phụ phát sinh tại tài khoản Ngân Hàng. Thu chi quản lý
tiền mặt tại quỹ và các công việc chung khác của phòng nếu được phân công.
2.1.7 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công
ty
 Chế độ kế toán công ty đang áp dụng theo QĐ số 48/2006/QĐ BTC.
 Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: VNĐ
 Kì kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương
lịch.
 Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán: Đồng Việt Nam(VNĐ)
 Hình thức sổ kế toán: sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ trên máy

tính
 Trình tự ghi sổ kế toán (phục lục số 08 ).
 Phần mềm kế toán sử dụng: Phần mềm kế toán MISA.
 Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
 Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ
sở giá gốc.
 Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
2.2 Thực trạng kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH xây dựng thanh bình
2.2.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
a. Chứng từ sử dụng
• Hóa đơn GTGT, phiếu chi tiêu tiền mặt, chi ngân hàng.
• Các bảng kê chi tiết theo mẫu 01-1/GTGT, 01-2/GTGT.
• Tờ khai thuế GTGT.
• Số cìa tài khoản.
• Số tổng hợp tài khoản.
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
20
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
• Số chi tiết tài khoản
b. Tài khoản sử dụng: TK1331 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Phản ánh số thuế GTGT đầu vào bao gồm hàng hóa mua vào, các chi phí đầu vào
như xăng dầu, diện thoại, viễn thông…phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh tại
DN.
c. Kế toán chi tiết thuế GTGT đầu vào.
Ví Dụ 1: ngày 01/06/2013 công ty thanh toán tiền cước điện thoại theo các
hóa đơn dịch vụ viễn thông. Tổng giá thanh toán là: 762.195 đ ( đã bao gồm
VAT 10% ) ( phục lục 9 gồm: giấy xin thanh toán và 5 hóa đơn )
Nợ TK 6427: 692.904 đ
Nợ TK 13311: 69.291 đ

Có TK 1111: 762.195 đ
Ví Dụ 2: ngày 01/6/2013, công ty thanh toán tiền mua xi măng để phục vụ
sản xuất. Tổng giá trị thanh toán là: 16.830.000 đ ( đã bao gồm VAT 10% ) (
phục lục 10 gồm: giấy xin thanh toán và hóa đơn )
Nợ TK 152: 15.300.000 đ
Nợ TK 13311: 1.530.000 đ
Có TK 1111: 16.830.000 đ
VíDụ 3: ngày 06/6/2013, công ty thanh toán tiền mua sơn cho công ty TNHH
xây dựng và thương mại thái hiền. Tổng giá trị thanh toán là 39.695.700 đ ( đã bao
gồm VAT 10% ) ( phục lục 11 gồm: giấy xin thanh toán và 2 hóa đơn )
Nợ TK 152: 36.087.000 đ
Nợ TK 13311: 3.608.700 đ
Có TK 1111: 39.695.700 đ
Ví Dụ 4: ngày 08/6/2013, công ty mua thép để phục vụ sản xuất thanh toán
bằng tiền mặt. Tổng giá trị thanh toán là: 19.898.384 đ ( đã bao gồm VAT 10% )
( phục lục 12 )
Nợ TK 152: 18.089.440 đ
Nợ TK 13311: 1.808.944 đ
Có TK 1111: 19.898.384 đ
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
21
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
Ví Dụ 5: ngày 08/6/2013, công ty thanh toán tiền mua ống nước, công tắc,
dây điện của cá hóa đơn bằng tiền mặt. Tổng giá trị thanh toán là: 27.504.000 đ
( bao gồm VAT 10%) ( phục lục 13 gồm: giấy xin thanh toán và 2 hóa đơn )
Nợ TK 152: 25.003.616 đ
Nợ TK 13311: 2.500.384 đ
Có TK 1111: 27.504.000 đ
Ví Dụ 6: ngày 12/06/2013, công ty thanh toán tiền mua xi măng bằng tiền
mặt, tổng giá trị thanh toán là: 16.995.000 đ ( đã bao gồm VAT 10% ) ( phục lục

14 )
Nợ TK 152: 15.450.000 đ
Nợ TK 13311: 1.545.000 đ
Có TK 1111: 16.995.000 đ
Ví Dụ 7: ngày 26/6/2013, công ty thanh toán tiền dịch vụ viễn thông. Tổng
giá trị thanh toán là: 469.579 đ ( bao gồm VAT 10% ) ( phục lục 15 )
Nợ TK 6427: 426.890 đ
Nợ TK 13311: 42.689 đ
Có TK 1111: 469.579 đ
2.2.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra
a. Chứng từ sử dụng.
• Hóa đơn bán hàng.
• Số tổng hợp tài khoản.
• Số cái tài khỏan 33311.
• Số chi tiết tài khoản 33311.
b. Tài khoản sư dụng.
TK 33311: Số thuế GTGT phải nộp.
c. Các nghiệp vụ kế toán thuế GTGT đầu ra chủ yếu tại công ty.
Do mang tính chất của công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên tình
hình doanh thu bán hàng của công ty mang tính chất không liên tục nên có tháng
sẽ phát sinh doanh thu và có tháng sẽ không phát sinh doanh thu. Trong tháng
5/2013 công ty không phát sinh các nghiệp vụ bán hàng trong tháng 6/2013 khi
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
22
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
công trình xây dựng hoàn thành bàn giao, khách hàng thanh toán tiền cho công ty
thì sẽ phát sinh các nghiệp vụ kinh tế.
- Ngày 18/06/2013. Đoàn an điều dưỡng 296 sầm sơn thanh toán tiền
xây dựng sữa chữa cải tạo khu phụ trợ và khuôn viên phục vụ cán bộ nhân viên
trong đoàn 296 theo HĐ số 01/HĐXD ngày 20/3/2013. Tổng giá thanh toán là

288.770.077 đ ( đã bao gồm VAT 10% ) ( phục lục 16 )
Nợ TK 11211: 288.770.077 đ
Có TK 5111: 262.518.246 đ
Có TK 33311: 26.251.825 đ
- Ngày 18/06/2013. Đoàn an điều dưỡng 296 sầm sơn thanh toán tiền
xây dựng theo HĐ số 01/HĐXD ngày 20/3/2013. Tổng giá thanh toán là:
498.528.940 đ ( đã bao gồm VAT 10% ) ( phục lục 17 )
Nợ TK 11211: 498.528.940 đ
Có TK 5111: 453.208.127 đ
Có TK 33311: 45.320.813 đ
- Ngày 18/06/2013. Đoàn an điều dưỡng 296 sầm sơn thanh toán tiền
xây dựng sữa chữa thường xuyên hạng mục lát nền nhà F3 theo HĐ số 01/HĐXD
ngày 20/3/2013. Tổng giá thanh toán là: 73.009.921 đ ( đã bao gồm VAT 10% ) (
phục lục 18 )
Nợ TK 11211: 73.009.921 đ
Có TK 5111: 66.372.655 đ
Có TK 33311: 6.637.266 đ

SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
23
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
Như vậy số thuế GTGT đầu ra phải nộp trong tháng 6/2013 là:
Doanh số bán hàng
chưa thuế
Thuế
suất
Thuế GTGT Tổng giá thanh toán
262.518.246 đ 10% 26.251.825 đ 288.770.077 đ
453.208.127 đ 10% 45.320.813 đ 498.528.940 đ
66.372.655 đ 10% 6.637.266 đ 73.009.921 đ

782.099.026 đ 78.209.904 đ 860.308.938 đ
2.2.3. Kế toán thanh toán thuế GTGT
2.2.3.1 Kế toán khai thuế GTGT
Vào thời điểm cuối tháng, kế toán tiến hành tập hợp các hóa đơn, các nghiệp
vụ phát sinh trong tháng để làm hồ sơ khai thuế GTGT bao gồm: Tờ khai thuế
GTGT mẫu 01/GTGT; bảng kê hóa đơn DV, hàng hóa bán ra mẫu 01-1/GTGT;
bảng kê hóa đơn DV, hàng hóa mua vào mẫu 01-2/GTGT; tờ khai được hoàn
thành trên phần mền hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 3.1.1 và được nộp thuế
cho chi cục thuế Thanh Hóa qua mạng internet.
Cuối mỗi quý, kế toán lập và gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu
BC26/AC lên cục thuế Thanh Hóa qua mạng internet ( phục lục 19 )
Hạn cuối nộp các tờ khai chậm nhất là 20 ngày của tháng tiếp theo.
2.2.3.2 kế toán quyết toán thuế GTGT
Hàng tháng, kế toán dựa vào các hóa đơn GTGT để xác định tính toán, kết
chuyển số thuế GTGt đầu vào được khấu trừ cũng như số thuế GTGT mà công ty
phải nộp.
Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT. Kết chuyển phần thuế nhỏ hơn.
- Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ > số thuế GTGT đầu ra
phải nộp thì số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng số thuế GTGT phải nộp.
phần thuế GTGT chưa được khấu trừ sẽ kết chuyển sang kỳ sau để khấu trừ tiếp.
- Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ < số thuế GTGT đầu ra
phải nộp thì số thuế GTGT phải nộp chính là:
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
24
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán
Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = thuế GTGT kỳ trước chuyển sang
(nếu có) + thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ.
• Tháng 5/2013

- Số thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang là:
7.959.436 đ
- Số thuế GTGT đầu ra trong tháng 5/2013 là: 0 đ
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh trong kỳ là: 9.426.608 đ
- Số thuế GTGT còn được khấu trừ kết chuyển sang kỳ sau là:
7.959.436 đ + 9.426.608 đ = 17.386.044 đ ( phục lục 20 )
• Tháng 6/2013
- Số thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang là: 17.386.044 đ
- Số thuế GTGT đầu ra trong tháng 62013 là: 78.209.904 đ
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh trong kỳ là: 14.590.737 đ
- Điều chỉnh giảm thuế GTGT của các kỳ trước là: 23.636.364 đ
+ Công ty đã lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ kê khai
thuế GTGT tháng 3/2013 làm giảm số thuế GTGT phải nộp từ 135.248.350 đ
xuống còn 111.611.986 đ ( làm giảm số thuế GTGT phải nộp là 23.636.364 đ ).
Số thuế GTGT được giảm được kê khai vào chỉ tiêu – diều chỉnh giảm thuế
GTGT của các kỳ trước trên tờ khai thuế GTGT của tháng 6/2013.
- Thuế GTGT còn phải nộp = 78.209.904 – (17.386.044 + 14.590.737 +
23.636.364) = 22.596.759 đ (phục lục 21), định khoản:
Nợ TK 33311: 78.209.904 đ
Có TK 13311: 55.613.145 đ
Có TK 11211: 22.596.759 đ
2.3 Thực trạng kê khai thuế GTGT qua mạng của công ty TNHH xây dựng
Thanh Bình
a. Trình tự nộp khai qua mạng
Từ quý 1 năm 2011, công ty bắt đầu thực hiện kê khai thuế qua mạng. Việc
khai thuế qua mạng giúp DN rất nhiều trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí đi
SV: Lê Thị Dung MSV: 7TD03683
25

×