Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.42 KB, 5 trang )

CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á HẢI
ĐẢO
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do nghiên cứu.
Từ thế kỉ XI Đông Nam Á là đối tượng xâm lược của các nước
phương tây, lần lượt từ Đông Nam Á lục địa đến hải đảo đều trở
thành đất thuộc địa hoặc nửa thuộc địa. ý thức được nền độc lập
dân tộc, nhân dân các nước đã sát cánh bên nhau trong công
cuộc chống ngoại xâm.Ở khu vực này bắt đầu xuất hiện các
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc mang khuynh hướng vô
sản và tư sản…nhưng những phong trào này chưa đủ mạnh để
mang lại một nền hòa bình thực sự. đến trong và sau đệ nhị thế
thế chiến thì Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng
dân tộc của các nước trong khu vực là yếu tố quyết định để nhân
dân các nước này đứng lên chớp thời cơ, tiến hành cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước. Thời
cơ đó xuất hiện với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít trên thế
giới, đặc biệt là thời điểm phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh.
Nhân dân các nước Đông Nam Á đã đứng lên chớp thời cơ, tiến
hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, tuyên bố nền
độc lập của mình. Ở các nước Đông Nam Á hải đảo, các lực
lượng yêu nước và quân đội vũ trang đã anh dũng chống phát xít
Nhật, giải phóng phần lớn đất đai trong nước. Tuy nhiên, thời cơ
giành độc lập ở các nước này đã bị bỏ lỡ bởi quân đội các nước
đế quốc đã quay trở lại dưới danh nghĩa (hoặc nấp bóng) các
nước Đồng Minh. Dã tâm của chủ nghĩa đế quốc cùng với
những thỏa thuận của các nước Đồng Minh đã buộc nhân dân
Đông Nam Á phải tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
trong nhiều năm.
Đông Nam Á hải đảo sau năm 1945 có những chuyển biến cực
kì quan trọng, đó là phong trào đấu tranh của nhân dân giành


độc lập dân tộc phát triển đến đỉnh cao và kết quả là sự ra đời
các quốc gia độc lập. đó là thành quả của quá trình đấu tranh lâu
dài và gian khổ của toàn thể nhân dân xứ đảo. mỗi một cuộc đấu
tranh thắng lợi như một nét chấm phá làm cho bức tranh lịch sử
của các nước Đông Nam Á hải đảo thêm vẻ vang. Em chọn đề
tài này để làm rõ thêm những sự kiện lịch sử mang đến sự tự do
cho khu vực này, cho dù đó là một sự thỏa hiệp (Philippin – Mĩ),
hay là một cuộc đấu tranh anh dũng (InĐôNêXia). Từ đó có thể
so sánh với các cuộc đấu tranh khác trên thế giới, nhất là việt
nam để có một cách nhìn cụ thể hơn nữa về tính chất cũng như
đặc điểm của các phong trào đấu tranh giành độc lập.
Việc làm rõ những sự kiện hay sâu chuỗi tính chất của các cuộc
đấu tranh còn có ý nghĩa thực tiễn là giáo dục lòng yêu nước của
thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong
bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay.
Mặc dù em đã cố công sưu tầm tài liệu nhưng không sao tránh
khỏi những thiếu sót trong cách hành văn cũng như diễn đạt ý,
mong cô góp ý để bài viết được tốt hơn. Em xin chân thành cám
ơn!.
2. đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những cuộc đấu tranh đi
đến độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á hải đảo.
Giới hạn nghiên cứu của bài viết là các nước Đông Nam Á hải
đảo sau năm 1945 đến khi giành được độc lập và đưa ra nhận xét
chứ không đi vào phân tích các phong trào hay thể chế chính trị
của một nước cụ thể nào.
3. lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Hiện tại có rất nhiều bài viết, bài viết nghiên cứu về Đông Nam
Á hải đảo cũng như các cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực
này.

Sách “Lược Sử Đông Nam Á” do tác giả Phan Ngọc Liên chủ
biên, đã tóm tắt một cách khái quát nhất lịch sử Đông Nam Á từ
thời tiền sử đến hiện đại, cho chúng ta dễ dàng tóm gọn những
nét chính về khu vực này.
Sách “Lịch Sử Đông Nam Á” do giáo sư Lương Ninh chủ biên.
Tác giả viết rất chi tiết các giai đoạn, các biến cố của từng nước
trong khu vực Đông Nam Á.
Sách “Con Đường Cứu Nước Trong Đấu Tranh Giải Phóng Dân
Tộc Ở Một Số Nước Châu Á”, tác giả Đỗ Thanh Bình chủ biên.
Sách đã phân tích rất sâu sắc các phong trào giải phóng dân tộc,
mối liên hệ của nó và tầm ảnh hưởng của các phong trào này
đến ý thức độc lập dân tộc ở những khu vực khác.
Ngoài ra còn rất nhiều bộ sách, tạp chí, bài nghiên cứu, báo cáo,
tiểu luận…nói về lịch sử các nước Đông Nam Á và phong trào
giải phóng dân tộc ở khu vực này.
4. nguồn tư liệu.
Tư liệu thành văn: thư viện tổng hợp Thành Phố Hồ Chí
Minh, thư viện Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, thư
viện Chùa Đông Hưng v v…
5. phương pháp nghiên cứu.
1.) Sử dụng phương pháp nghiên cứu của ngành học là
phương pháp lịch sử, phương pháp logic để tìm hiểu những
phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á đã
diễn ra trong bối cảnh như thế nào và những ảnh hưởng của
nó ra khu vực bên ngoài.
2.) Sử dụng phương pháp liên ngành: kết hợp các loại tài liệu,
kế thừa thành tựu của các bài viết luận văn về lịch sử, bài
nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á để từ đó có cái nhìn cụ
thể về từng đặc điểm của các phong trào ở các nước khác
nhau trong khu vực.

6. đóng góp của bài viết.
Bài viết khái quát những phong trào đấu tranh của các nước
Đông Nam Á hải đảo sau năm 1945 cho đến khi giành được
độc lập. từ đó rút ra những đặc điểm chung và riêng của
những phong trào này.
Bài viết giành cho học sinh, sinh viên, những người yêu thích
nghiên cứu về đề tài Đông Nam Á nói chung và Đông Nam Á
hải đảo nói riêng có thêm sự đánh giá khái quát về những
phong trào của các tầng lớp nhân nhân trong khu vực, trong
thời kì hiện đại.
Bài viết cũng chỉ ra được những hạn chế của một “chính
quyền thỏa hiệp” và rút ra được ý nghĩa là độc lập dân tộc
không phải có từ một sự thỏa hiệp mà đó là kết tinh các cuộc
đấu tranh gian khổ của nhân dân.
7. bố cục.
Chương 1: khái quát tình hình thế giới và khu vực trước
các cuộc đấu tranh giành độc lập.
Chương 2: phong trào đấu tranh đi đến độc lập của các
nước Đông Nam Á hải đảo.
Chương 3: đặc điểm của các phong trào.
Chương 4: tổng kết.

×