Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

luận văn quản trị kinh doanh TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỐ PHẦN HOÀNG TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.09 KB, 24 trang )

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HỒNG TRƯỜNG
I.Thông tin chung về công ty.
1. Tân công ty
• Tên đầy đủ : Công Ty cổ phần Hồng Trường
• Tên thương mại : Công Ty cổ phần Hồng Trường
• Tên viết tắt : Hoang Truong JSC
• Tên tiếng anh : Hoang Truong Joint Stock Company
2. Hình thức pháp lý:
• Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
• Vốn điều lệ : 15.500.000.000 đồng
• Người đại diện pháp luật của công ty:
Chức danh: Chủ tịch hội đồng quản trị
Họ và tên : Phạm Ngọc Thanh
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5700494258
3. Trụ sở giao dịch
Trụ sở giao dịch: Số 432 Trần Phú- Cẩm Phả - Quảng Ninh
Điện thoại : 033. 3718586
Fax : 033. 3718596
Email :
Tài khoản : Số TK: 1 0000 10701 tại NH TMCP Sài Gòn Hà Nội
(SHB)- Chi nhánh Quảng Ninh
4. Ngành nghề kinh doanh
• Kinh doanh thương mại, du lịch, xây dựng công nghiệp và dân dụng
• Kinh doanh vận tải thủy, bộ
• Bốc xúc, san lấp mặt bằng
• Kinh doanh máy móc, vật tư thiết bị mỏ
• Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản (trừ than)
1
• Thi công xây dựng các công trình giao thông đường bộ, thủy lợi, bến cảng
quy mô vừa và nhỏ


• Xuất nhập khẩu và kinh doanh mua bán vật tư, phân bón phục vụ nông
nghiệp
• Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
• Mua bán than
• Trồng rừng, bảo vệ môi trường
• Khai thác, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu lâm sản (từ nguồn lâm sản
hợp pháp)
• Nuôi trồng, khai thác, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thủy sản
• Kinh doanh xăng, dầu (trừ xuất nhập khẩu)
• Bán buôn đồ uống
II.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Hồng Trường được thành lập năm 2004, hoạt động theo
Luật Doanh Nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Công ty thuộc Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu
riêng, được mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng theo quy định của
Pháp luật. Công ty có quyền tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm trước pháp luật về
kết quả kinh doanh và cam kết của mình với người lao động, với khách hàng bằng
toàn bộ số vốn và tài sản thuộc sở hữu của Công ty.
1. Giai đoạn 2004-2007.
Thời kì đầu mới thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu, máy móc
thô sơ đa chủng loại. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, song với tinh thần trách
nhiệm, mỗi cán bộ công nhân viên đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
Trong thời gian này, Công ty chủ yếu thực hiện các dự án bốc xúc đất đá và
san lấp mặt bằng cho các mỏ. Tuy vậy, các hợp đồng còn khá nhỏ do Công ty còn
thiếu máy móc thiết bị và kinh nghiệm thực tiễn.
2
Trong những năm đầu kể từ khi thành lập, công ty luôn cố gắng đầu tư máy
móc thiết bị hiện đại, tăng cường công tác đào tạo để nâng cao trình độ quản lý và

chuyên môn kĩ thuật, chất lượng sản phẩm và giá thành hợp lý để tăng khả năng
cạnh tranh với các đơn vị khác.
2. Giai đoạn 2008-nay.
Để mở rộng thị trường ngành nghề sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực
thiết bị công nghệ sản xuất cũng như trình độ đội ngũ quản lý, công nghệ kĩ thuật,
công ty đã hợp tác, liên doanh với nhiều công ty, tổ chức trong và ngoài nước để
chuyển giao công nghệ, ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến.
Với đội ngũ kĩ sư và công nhân kĩ thuật lành nghề, với năng lực thiết bị ngày
càng được trang bị hiện đại, công ty đã và đang tham gia thi công bốc xúc vận
chuyển đất đá cho các công ty thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt
Nam như: Công ty cổ phần than Hà Tu – TKV, Công ty cổ phần than Cọc Sáu –
TKV, Công ty cổ phần than Nơi Béo với sản lượng bốc xúc đất đá năm sau cao
hơn năm trước. Năm 2009 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Công ty khi đã kí
hợp đồng bốc xúc với mỏ Cọc Sáu, doanh thu tăng 4,5 lần so với năm 2008. Điều
đó cho thấy năng lực và vị thế của công ty đã được nâng lên một cách đáng kể.
Năm 2008, Công ty Cổ phần Hồng Trường liên doanh với Công ty TNHH
Đỗ Tờ, một trong những doanh nghiệp đi đầu về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
Quảng Ninh để mở rộng sang lĩnh vực mới mẻ đó là nuôi trồng tu hài và hàu sữa
Thái Bình Dương. Dự án liên doanh đã thu về cho Công ty được hiệu quả nhất định
về kinh tế và kinh nghiệm trên một môi trường kinh doanh mới này.
Ngoài ra nhờ sự cố gắng tìm tòi hướng kinh doanh mới và được sự giúp đỡ
của Tổng công ty xăng dầu Quân Đội, năm 2008 công ty đã tham gia vào một lĩnh
vực kinh doanh mới là kinh doanh mặt hàng xăng dầu, một mặt phục vụ nhu cầu
nhiên liệu để sản xuất của công ty, mặt khác tiến hành cung cấp cho các đơn vị khác
có nhu cầu.
Trong những năm tới, Công ty cổ phần Hồng Trường tiếp tục đầu tư năng
lực mới để trở thành một Công ty hàng đầu tại địa bàn Quảng Ninh trong lĩnh vực
khai thác mỏ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
3
PHẦN II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY
I. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy.
1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
STT Tên chức năng số lượng Đơn vị tính
1
Hội đồng quản trị 01 Hội
2 Ban giám đốc 01 Ban
3 Phòng kinh doanh 01 Phòng
4 Phòng kế toán - nghiệp vụ 01 Phòng
5 Đội thi công 1 01 Đội
6 Đội thi công 2 01 Đội
7 Đội thi công 3 01 Đội
8 Tổ thi công 1 01 Tổ
9 Tổ thi công 2 01 Tổ
10 Tổ thi công 3 01 Tổ
11 Tổ thi công 4 01 Tổ
4
1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
5
Giám đốc
phó giám đốc
Các phòng ban
quản lý
Đội thi
công 1
Đội thi
công 2

Đội thi
công 3


Hội đồng quản trị
Quản đốc
các Phó quản đốc
Tổ thi
công 1
Tổ thi
công 2
Tổ thi
công 3
Tổ thi
công 4
Tổ nghiệp vụ
Căn cứ vào khối lượng công việc gói thầu được thể hiện trong hợp đồng kinh
tế giữa các Công ty than thuộc TKV và Công ty Cổ phần Hồng Trường, Công ty sẽ
tổ chức đội thi công công trình tại khai trường mỏ than, đội bao gồm các tổ:
- Tổ vận tải ô tô
- Tổ sửa chữa bảo dưỡng thiết bị
- Tổ phụ trợ
- Tổ nghiệp vụ
Số lượng công nhân và phương tiện máy móc của đội được bố trí phù hợp
theo từng giai đoạn thi công nhằm mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất. Đội chịu sự chỉ
huy chung của giám đục Công ty nhằm đảm bảo hoạt động nhịp nhàng và phát huy
tối đa năng lực thiết bị.
1.3.Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm
vụ chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo những kế

hoạch, nhiệm vụ mà đại hội đồng cổ đông đã đề ra. Hội đồng quản trị của công ty
bao gồm 7 thành viên: 1 chủ tịch Hội đồng quản trị và 6 ủy viên.
- Ban giám đốc gồm 2 thành viên: một giám đốc và một phó giám đốc.
+ Giám đốc công ty: là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của
Công ty. Giám đốc có các quyền sau đây:
Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, tổ
chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty, ban hành quy chế
quản lý nội bộ. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công
ty, bố trí cơ cấu tổ chức của Công ty. Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty.
Giám đốc là người chỉ đạo công tác chuẩn bị hoạch định chiến lược và kế
hoạch kinh doanh. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo công tác kiểm tra mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh.
+ Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và thay quyền giám đốc
lúc giám đốc vắng mặt, có trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo và giải quyết các
6
công việc của Công ty. Phó giám đốc có quyền điều hành các hoạt động kinh doanh
thuộc trách nhiệm của mình hoặc những hoạt động được giám đốc ủy quyền.
Phó giám đốc Công ty có quyền đại diện Công ty trước cơ quan nhà nước khi
được ủy quyền và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước giám đốc
Công ty, có nhiệm vụ đề xuất định hướng phương thức kinh doanh.
- Phòng kế hoạch – kinh doanh.
+ Lập kế hoạch sản xuất, kĩ thuật, tài chính hàng năm, hàng quý, hàng tháng.
+ Xây dựng giá thành cho từng loại sản phẩm cụ thể.
+ Điều hành sản xuất theo từng hợp đồng.
+Quản lý và giám sát chất lượng sản phẩm.
+Thiết lập mối quan hệ với khách hàng.
-Phòng kế toán nghiệp vụ:
+ Đảm bảo cung cấp đủ vốn cho sản xuất kinh doanh. Phân tích các hoạt
động tài chính, lập báo cáo quyết toán, theo dõi công nợ. Tăng vòng quay đồng vốn
để phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

+ Báo cáo tài chính thường kì và đột xuất một cách kịp thời để giám đốc biết
và có biện pháp chỉ đạo đúng hướng.
+ Kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, sử dụng kinh phí phát triển, kịp
thời ngăn ngừa những sai phạm về quản lý kinh tế tài chính.
+ Thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê, các quy định của Công ty,
kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các luật thuế của nhà nước.
- Đội thi công: thực hiện sản xuất trực tiếp tại các công trường mà Công ty đang
tham gia, theo sự chỉ đạo của quản đốc.
-Quản đốc: giám sát, chỉ đạo đội thi công nhằm đảm bảo sản xuất được đúng kế
hoạch và chất lượng theo yêu cầu.
7
2. Đặc điểm về nhân sự
Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật
STT
Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật
Số lượng
Theo kinh nghiệm
>=5 năm >=3 năm
I Đại học và trên đại học 29 20 9
1 Kỹ sư xây dựng 03 02 01
2 Kỹ sư thủ lợi 01 01
3 Kỹ sư địa chất và khai thác mỏ 04 02 02
4 Kỹ sư động lực, «t« máy nổ 02 02
5 Kỹ sư cơ khí 06 04 02
6 Kỹ sư mỏ 03 02 01
7 Cử nhân kinh tế 07 05 02
8 Các ngành nghề khác 03 02 01
II Cao đẳng và trung cấp 13 08 05
1 Giao thông 02 01 01
2 Xây dựng 02 01 01

3 Trắc địa 03 02 01
4 Tài chính 06 04 02
Tổng cộng ( I + II )
42 28 14
8
Công nhân kỹ thuật
ST
T
Công nhân theo ngành nghề
Số
lượng
Bậc thợ
3/7 4/7 5/7
6/7 7/7
1 Công nhân lái xe tải và xe con 50 8 30 11 1
2 Công nhân khoan 03 03
3 Công nhân lái máy xúc, đi, gạt 22 6 14 2
4 Công nhân điện 3 3
5 Ngành nghề khác 30 8 14 5 3
Tổng cộng 108 8 28 55 16
1
Tổng lao động hiện có 150 người, bao gồm 42 cán bộ chuyên môn kĩ thuật
và 108 công nhân kĩ thuật. Về cán bộ chuyên môn kĩ thuật, Công ty sở hữu một đội
ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ cao, 69% có trình độ đại học và trên đại học và
31% ở trình độ cao đẳng và trung cấp trong số đó 66,7% đã có kinh nghiệm làm
việc trên 5 năm. Công nhân kĩ thuật đều có tay nghề, bậc thợ từ 3/7 trở lên.
3. Đặc điểm về tài chính
Phân tích cơ cấu tài sản.
Trên cơ sở phần Tài sản trong Bảng cân đối kế toán năm 2007 của Cơng ty
cổ phần Hồng Trường ta có bảng tỷ trọng các loại tài sản so với Tổng tài sản của

Cơng ty như sau:
9
CƠNG TY CỔ PHẦN HỒNG TRƯỜNG
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN
DVT: Đồng
Nội dung Số đầu năm Số cuối năm Tăng, giảm
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ %
Tỷ
trọng
%
A- Tài sản ngắn
hạn
13,633,714,794 52.19 25,659,778,903 69.75 12,026,064,109 88.21 17.56
I. Tiền và các
khoản tương đư-
ơng tiền
209,230,179 0.80 2,653,105,223 7.21 2,443,875,044 1,168.03 6.41
II. Các khoản
phải thu ngắn hạn
12,948,533,831 49.57 22,636,512,197 61,53 9,687,978,366 74.82 11,96
1. Phải thu của
khách hàng

5,930,489,194 22.70 14,648,572,090 39,82 8,718,082,896 147.00 17,11
3. Phải thu nội bộ - - 2,761,210,202 7,51 2,761,210,202 7,51
4. Các khoản phải
thu khác
7,018,044,637 26.87 5,226,729,905 14,21 (1,791,314,732) (25.52) (12,66)
5. Thuế GTGT đ-
ược khấu trừ
475,950,784 1.82 370,161,784 1,01 - (0,82)
B- Tài sản dài
hạn
12,488,568,790 47.81 11,129,614,532 30,25 (1,358,954,258) (10.88) (17,56)
I. Tài sản cố định 12,474,425,599 47.75 9,545,194,935 25,95 (2,929,230,664) (23.48) (21,81)
1. Nguyên giá 20,548,009,958 78.66 22,460,779,006 61,05 1,912,769,048 9.31 (17,61)
2. Giá trị hao mòn
luỹ kế
(8,073,584,359) (30.91) (12,915,584,071) (35,11) (4,841,999,712) 59.97 (4,20)
III. Các khoản
đầu tư tài chính
dài hạn
- 1,000,000,000 2,72 1,000,000,000 2,72
IV. Tài sản dài
hạn khác
14,143,191 0.05 584,419,597 1,59 570,276,406 4,032.16 1,53
Cộng tài sản 26,122,283,584 100 36,789,393,435 100 10,667,109,851 40.84 -
( Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch
10
Nhận xét:
Qua bảng cơ cấu tài sản của Cơng ty cổ phần Hồng Trường trong hai năm
2008 và năm 2009 ta thấy: Tổng tài sản của Công ty tăng trên 10.5 tỷ đồng, trong
tình hình nền kinh tế còn khó khăn và chịu cạnh tranh cao thì tăng trưởng như vậy

là rất đáng khích lệ. Tăng trưởng 40.84 % chứng tỏ quy mô hoạt động kinh doanh
của Cơng ty đó được mở rộng.
Trong đó:
* Tài sản ngắn hạn chiếm 52.19% trong Tổng tài sản năm 2006, chiếm
69.75% năm 2009, như vậy Tài sản ngắn hạn năm 2009 đã tăng trờn 12 tỷ đồng so
với năm 2008 tương ứng tăng 88.21%.Nguyên nhõn làm tài sản ngắn hạn tăng là
do:
- Tiền mặt năm 2009 đó tăng so với năm 2008 trờn 2,4 tỷ đồng tương ứng
tăng 1.168 %, điều này chứng tỏ Cơng ty đang rất chủ động về nguồn tiền trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các khoản phải thu năm 2009 là 22.636.512.197 VNĐ tăng trên 9 tỷ so với
năm 2008 tương ứng tăng 74,82%, tỷ trọng các khoản phải thu tăng từ 49,57% năm
2008 lên 61.53% năm 2009. Đây là dấu hiệu không tốt của Cơng ty: chứng tỏ Công
ty đang quản lý không tốt các khoản thu dẫn đến không thu hồi được các khoản nợ
để tỏi đầu tư.
- Tài sản ngắn hạn khác năm 2009 giảm so với năm 2008 trờn 105 triệu đồng
tương ứng giảm 22,23%.
* Tài sản dài hạn năm 2008 chiếm 47.81% Tổng tài sản, năm 2009 chiếm
30.25% Tổng tài sản. Tài sản dài hạn giảm trên 1,3 tỷ đồng so với năm 2008 tương
ứng giảm 10,88%. Nguyên nhõn Tài sản dài hạn giảm là do:
- Tài sản cố định năm 2009 là trên 9,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 25,95% trong
Tổng tài sản, năm 2008 là trên 12,4 tỉ đồng chiếm 47,75%. Như vậy Tài sản dài hạn
năm 2009 giảm trên 2,9 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 23,48%. Điều này
chứng tỏ Công ty không tiếp tục đầu tư cho Tài chính cố định để phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
11
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2009 tăng so với năm 2008 là1 tỷ
đồng tương ứng tăng 100%. Do năm 2008 Công ty không đầu tư tài chính dài hạn.
- Các tài sản dài hạn khác năm 2009 tăng trên 570 triệu đồng so với năm
2008 tương ứng tăng 4.032 %, điều này chứng tỏ Cơng ty đang bắt đầu tập trung

đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng.
Nhìn chung tài sản dài hạn năm 2009 của Cơng ty cổ phần Hồng Trường
giảm so với năm 2008 điều này chứng tỏ Công ty có xu hướng kinh doanh đầu tư
các dự án tài chính , hứa hẹn khả năng phát triển tốt trong những năm tiếp theo. Tuy
nhiên cơ cấu Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn trong năm 2009 của Công ty là
chưa hợp lý và không an toàn. Tỷ trọng của Tài sản ngắn hạn lớn hơn rất nhiều so
với tỷ trọng của Tài sản dài hạn điều này ảnh hưởng không tốt đến tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của Cơng ty vỡ Công ty là doanh nghiệp thiên về bốc xúc
vận chuyển khác với doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp khai thác cần Tài sản
cố định lớn như máy mĩc, thiết bị, nhà xưởng để phục vụ sản xuất.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Trên cơ sở phần nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán năm 2007 của Công
ty cổ phần Hồng Trường ta có bảng tỷ trọng các loại Nguồn vốn so với Tổng nguồn
vốn của Cơng ty như sau:
12
CƠNG TY CỔ PHẦN
HỒNG TRƯỜNG
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN
ĐVT : Đồng
Tài sản Số đầu kỳ Số cuối kỳ Tăng, Giảm
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ

(%)
Tỷ
trọng
%
A- Nợ phải trả 10,552,000,072 40.39 20,992,465,713 57,06 10,440,465,641 98.94 16,67
I. Nợ ngắn hạn 7,283,901,725 27.88
18,858,560,48
3
51,26 11,574,658,758 158.91 23,38
1. Vay ngắn hạn 3,350,000,000 12.82 6,200,000,000 16,85 2,850,000,000 85.07 4,03
2. Phải trả cho
cho người bỏn
3,921,369,377 15.01 12,632,881,737 34,34 8,711,512,360 222.15 19,33
3. Thuế và các
khoản phải nộp
NN
2,283,871 0.01 25,678,746 0,07 23,394,875 1,024.35 0,06
4. Khoản phải
trả NH khác
10,248,477 0.04 - (10,248,477) (100.00) (0,04)
II. Nợ dài hạn 3,268,098,347 12.51 2,133,905,230 5,80 (1,134,193,117) (34.70) (6,71)
1. Vay và NDH
3,268,098,347 12.51 2,133,905,230 5,80 (1,134,193,117) (34.70) (6,71)
B- VCSH
15,570,283,512 59.61 15,796,927,722 42,94 226,644,210 1.46 (16,67)
I. VCSH
15,570,283,512 59.61 15,796,927,722 42,94 226,644,210 1.46 (16,67)
1. Vốn đầu tư
của chủ sở hũu
15,514,758,672 59.39 15,514,758,672 42,17 - - (17,22)

2. Lợi nhuận sau
thuế chưa phân
phối
55,542,840 0.21 282,169,050 0,77 226,626,210 408.02 0,55
TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN
26,122,283,584 100
36,789,393,43
5
100,00 10,667,109,851 40.84 -
( Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch)
13
Nhận xét:
Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn của Cơng ty trong hai năm 2008 và năm
2009 ta thấy. Nguồn vốn của Cơng ty năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008. Năm
2009 Tổng nguồn vốn tăng trên 10,6 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng tăng
40.84% điều này chứng tỏ quy mô hoạt động kinh doanh của Cơng ty ngày càng
được mở rộng.
Trong Tổng nguồn vốn thì:
* Nợ phải trả năm 2009 là gần 21tỷ đồng chiếm tỷ trọng 57,06%, năm 2008
là trên 10,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 40,39%. Như vậy nợ phải trả của Cơng ty năm
2009 tăng so với năm 2008 là trên 10,4 tỷ đồng tương ứng tăng 98,94%. nguyên
nhõn làm Nợ phải trả tăng là do:
- Nợ ngắn hạn tăng từ gần 7,3 tỷ đồng năm 2008 lên trên 18,8 tỷ đồng năm
2009, tăng trên 11,5 tỷ đồng tương ứng tăng 158,91%. Trong khi đó nợ dài hạn năm
2009 giảm trên 1,1 tỷ dồng tương ứng với 34,7%. Qua phân tích ta thấy Công ty
đang có xu hướng chuyển từ huy động vốn dài hạn sang huy động vốn ngắn hạn, vì
huy động vốn ngắn hạn tuy mạo hiểm nhưng làm cho Cơng ty chủ động về nguồn
vốn trong kinh doanh.
* Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 là trên 15,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng

59,61%, năm 2007 là gần 15,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 42,94% tổng nguồn vốn. Như
vậy Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng 266.644.210 triệu đồng tương ứng với tỷ
lệ tăng là 1,46%. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng về lượng nhưng giảm về tỷ
trọng so với năm 2008. Điều này chứng tỏ khả năng chủ động về tài chính của Công
ty không được tốt.
Qua phân tích ở trên ta thấy cơ cấu Nguồn vốn của Cụng ty cổ phần Hoàng
Trường năm 2009 chưa tốt vì Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với
Nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ trọng Nợ phải trả của năm 2009 tăng lê,n đặc biệt là nợ
ngắn hạn, nguồn này ảnh hưởng khụng tốt đến khả năng tự chủ tài chính của Cơng
ty cũng như hiệu quả kinh doanh.
II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
14
1.Một số chỉ tiêu đánh giá
Báo cáo tài chính 04 năm của công ty
Đơn vị tính: nghìn đồng
TT
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Năm 2009 Năm 2010
1 Doanh thu 19.985.487 24.178.036 115.710.740 200.675.400
2 Tổng chi phí 19.869.891 24.098.714 115.326.801 200.198.860
3
Lợi nhuận
ST 86.697 55.525 287.954
333.578
4 Nộp NSNN 499.625 549.672 2.881.179 5.006.926
5
Thu nhập
bql® 2.500 2.700
3.100 3.300
2.Nhận xét

Từ bảng trên ta thấy, doanh thu vẫn tăng nhanh qua các năm, đặc biệt trong
năm 2009, doanh thu tăng 4,78 lần so với năm 2008, năm 2010 tăng 1,73 lần so với
năm 2009. Điều đó cho thấy sự phát triển một cách lớn mạnh của Công ty.
Tuy nhiên, đi kèm doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng theo tỉ lệ thuận, các
khoản nộp ngân sách nhà nước cũng tăng lên. Lợi nhuận sau thuế thu được cũng
tăng mạnh vào năm 2009 và năm 2010, năm 2008 có giảm đi do Công ty vừa bắt
đầu đi vào hoạt động các lĩnh vực mới như kinh doanh xăng dầu và nuôi trồng thủy
sản. Thu nhập bình quân của người lao động vẫn tăng đều qua các năm, đảm bảo
được đời sống cho người lao động.
15
PHẦN III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY
I.Cơ hội và thách thức.
1. Cơ hội
Công ty phát triển và làm việc theo 3 ngành chính:
+Bốc xúc vận tải, san lắp vận tải và chuyên chở đất đá, than. Tập trung chủ
yếu là cho các mỏ than quy mô tỉnh Quảng Ninh.
Cơ hội cho ngành này càng ngày càng lớn bởi lẽ: tình trang thiếu hụt năng
lượng ngày càng gia tăng không chỉ trên toàn thế giới nói chung mà còn đất nước
Việt nam nói riêng. Trong khi đó nhu cầu năng lượng thì ngày càng lớn bởi sự phát
triển ngày càng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp cũng như nhu cầu sinh hoạt
của con người. Than cung cấp 1 nguồn năng lượng vô giá cho con người, chính vì
thế công việc khai thác than cũng lien tục phát triển để đáp ứng được nhu cầu lớn.
Vói lợi thế Quảng Ninh là một trong những nguồn khai thác than lớn của đất nước
(90% trữ lượng than cả nước), công việc bốc xúc vận tải, chuyên chở đất đá, than
cũng phát triển xong hành vô cùng manh mẽ. Chính những lợi thế như vậy mà công
ty đã có nhưng cơ hội lớn để phát triển ngành nghề này. Vì là một ngành hộ trợ vô
cùng đặc biệt và quan trọng của ngành khai thác than ở đây nên công ty dễ dàng
cung cấp được công việc thương xuyên cho người lao động trong công ty cũng như
luôn có công việc cho các xe máy móc hoạt động lien tục. Ngoài ra với sự cộng tác

trong một thời gian nhất định với một số đơn vị kinh tế, có uy tín và thay đổi, nâng
cấp máy móc trang thiết bị cho các phương tiên vận tải mà dịch vụ của công ty
Hồng Trường đã có một chỗ đứng riêng của mình. Cơ hội với công ty phát triển là
điều dễ hiểu trong ngành này.
Tuy nhiên cũng có những nguy cơ mà công ty phải đối mặt đó chính là vấn
đề về môi trường cũng như việc thay đối phương thức khai thác than nơi đây. Trước
tiên là do vấn đề về bảo vệ môi trường: phương tiện xử dụng của công ty chủ yếu là
các loại xe tải phân khối lớn. Do phải thường xuyên di chuyển đi lại chở đất đá,
than nên gây bụi và ảnh hưởng đến môi trường chính vì vậy tỉnh thành Quảng Ninh
16
cũng đang muốn hạn chế mặt này để bảo vệ môi trường cảnh quan cho tỉnh. Hơn
thế nữa vì vừa muốn bảo vệ môi trương hơn cũng như do cần phải tìm cách khai
thác them than ở các vùng xa và sâu hơn so với long đất nên công việc khai thác
than đã thay đổi cách thức khai thác đó là tăng cường khai thác hầm lò thay vì khai
thác lộ thiên(công nghệ khai thác lộ thiên được đánh giá là gây tác hại rất lớn về ô
nhiễm môi trường, hạn chế độ sâu khai thác) như trước đây ( trước đây là
50%/50%). Đó thật sự là một nguy cơ với ngành, bởi lẽ như trước đây với phương
thức chủ yếu là khai thác kiểu lộ thiên sẽ sử dụng ô tô vận tải và nổ mìn nhiều hơn
nhưng công việc đó gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng hơn cũng như chỉ khai
thác được các phần nông của mỏ nên đang dần được thay thế. Với việc khai thác
hấm lò việc vận chuyển sẽ thay thế bằng các băng chuyền nhanh và khia thác được
sâu hơn. Nếu dần được thay thế như vậy thì công việc vận tải sẽ bị hạn chế hơn
nhiều cũng như cùng lúc có rất nhiều các công ty bốc xúc vận tải mới phát triển
được mọc lên.
Ngành kinh doanh xăng dầu của Công ty: nói về thế mạnh cũng như cơ hội
của ngành là khá lớn với xu hướng chung của thế giới. Xăng dầu luôn là một ngành
mạnh và luôn phát triển với nhu cầu về năng lượng lớn. Lại với lợi thế của một
vùng phát triển về công nghiệp, nhu cầu về xăng dầu trong tỉnh là vô cùng lớn. Với
1 nguồn cung cấp gần như ổn định và chắc chắn cùng như các đầu mối tiêu thụ
thường xuyên, công ty vần có thể duy trì và phát triển với ngành. Công ngiệp của

tỉnh càng phát triển cùng như ngày càng được mở rộng và thêm nhiều công ty mọc
lên. Việc đi tìm đối tác là không quá khó.
Nguy cơ của việ kinh doanh xăng dầu đó là xăng dầu là một ngành kinh doanh
có điều kiện, không được kinh doanh tự do và được nhà nước định giá. Chình vì thế
với sự gia tăng về giá của ngành xăng dầu mà chi phí của công ty phải bỏ ra lớn
trong khi lợi nhuận lại không nhiều như mong đợi, hơn thế nữa ngành kinh doanh
này còn bị hạn chế và rủi ro về mặt pháp lý. Nếu là một công ty độc quyền thì
không khó nhưng với sự cạnh tranh gay gắt thì để trụ lại và phát triển, cạnh tranh là
chiến lược của công ty cùng như dựa vào những khách hang có sẵn ốn định và khả
17
năng thu hút cúa các đối tác mới, cái đó lại phụ thuộc vào năng lực riêng của từng
công ty.
Ngành nuôi trồng thủy sản: ngoài là một vùng công nghiệp, Quảng Ninh còn
là một vùng biển. Chính vì vậy người dân nơi đây có nhu cầu khá lớn về tiêu thụ
thủy hải sản, một phần đó là thói quen của con người nơi đây, những con người
vùng biển và gắn bó với đồ ăn hải sản. Không những cung cấp cho người dân địa
phương mà còn cung cấp cho 1 lượng lớn khách du lịch đến vùng đất biển, thưởng
thức đồ ăn biển. Với nhu cầu thực tế ấy mà công ty đã quyết định đầu tư ngành nuôi
trồng thủy sản trước mắt là nguồn cung cấp hải sản cho các đầu mối lớn để rồi bán
lẻ đi các khu trong tỉnh. Với lượng tiêu thụ lớn của chỉ riêng những người dân trong
vùng lại thêm sự phát triến hơn của ngành du lịch thì ngày càng nhiều du khách đến
với vùng đất nơi đây, chình vì vậy cơ hội cung cấp thủy sản của công ty cũng vì thế
mà tăng theo.
Nguy cơ của ngành kinh doanh hải sản: nguồn thức ăn để nuôi trồng thủy sản
ngày càng tăng cao, chính vì thế chi phí càng lớn, chi phí lớn làm lợi nhuận của
công ty giảm hơn. Công ty phải có những biện pháp thiết thực để cân bằng chi phi
cũng như giá bán hợp lý để có thể đạt được lợi nhuận nhất định. Hơn thế nữa, vấn
đề môi trường trong ngành kinh doanh này cũng thực sự được để ý vì lợi ích chung
của toàn tỉnh, chi phí bảo vệ, đám bảo môi trường cũng được đặt ra. Nguy cơ từ
thiên nhiên cũng xuất hiện như biển động, tràn hải sản ra ngoài hay hải sản bệnh

ốm, đó thật sự là 1 nguy cơ lớn bất ngờ mà công ty khó lòng trở tay
2. Thách thức
Môi trường bên ngoài
Công ty Hồng Trường thật sự đối đầu với các thách thức như:
Ví dụ như về việc kinh doanh xăng dầu , ngành được quản lý bởi nhà nước thì
thật sự vẫn bị hạn chế. Thứ 2 đó chính là sự thay đổi bởi yếu tố kinh tế. Với thị
trường hiện nay, giá cả leo thang thì chi phí cho các hoạt động kinh doanh tăng lên,
mà để thu hút khách hàng thì công ty phải có một mức giá hợp lý với khách hàng.
Đó thật sự là một bài toán nan giải mà thực chất công ty nào cũng phải đối mặt để
cạnh tranh. Thứ 3, đó là sự cạnh tranh vô cùng khắc liệt đối với các công ty khác.
18
Thật sự cũng là một bất lợi cho công ty Hồng Trường khi mô hình là một công ty
trong phạm vi 1 tỉnh thành khi bên cạch đó có rất nhiều công ty khác cùng cạnh
tranh. Có thể nói cơ hội có nhưng bị thu hẹp lại khi thị trường lại bị chia sẻ quá
nhiều như vây. Thứ 4, đó chính là sự phát triển đổi mới ngày càng vượt bậc của các
trang thiết bị cũng như các phương tiện vận chuyển. Công ty phải theo sát và nắm
bắt, tiếp cận được những công nghệ mới để có thể làm việc hiệu quả và nhanh gọn
hơn trước thế mới có thể cạnh tranh được với nhưng công ty ra đời sau với những
cộng nghệ mới đó. Thứ 5, do đa phần là các ngành kinh doanh làm theo và bổ xung
cho ngành khai thác than của tỉnh nên công ty còn phụ thuộc nhiều vào ngành khai
thác than. Nếu khai thác than bị hạn chế thì công ty cũng bị hạn chế theo.
Môi trường bên trong
Là một công ty làm nhiều hoạt đông kinh doanh một lúc nên Hồng Trường
thực sự rất khó quản ly. Trước tiên về mặt nhân sự, thực sự là rất khó cho giám đốc
khi quản lý một công ty đa năng như thế. Nhân viên trong công ty cũng phải được
đòi hỏi là có chuyên môn cao và thích ứng với từng ngành nghề đó. Cũng vì không
chuyên sâu về riêng một lĩnh vực nào nên các ngành kinh doanh của công ty bị phân
chia không đồng đều, . Không tập trung vào một ngành cũng là nguy cơ của khả
năng mất kiểm soát hoặc không thâu tóm được tình hình dấn đến lệch phương
hướng phát triển. Cũng có thể không tìm được phương án tốt nhất cho tưng ngành

cũng như có ngành không được quan tâm xứng đáng. Điều này đã được khẳng định
khi thấy công ty tham gia nhiều hoạt động kinh doanh nhưng chỉ tập trung làm 3
ngành chính như đã nêu ở trên.
Thứ 2, đó chính là khả năng huy động vốn là hạn chế: vì phải dải quá nhiều
vốn đầu tư cho cùng một lúc nhiều ngành mà vốn thật sự không có sẵn nếu như cần
phải phát triển 1 ngành kinh doanh hoặc có tức khắc trong lúc cần thiết.
19
II.Hướng phát triển công ty
1.Mục tiêu
Mục tiêu ngắn hạn:
Làm tốt thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng đã và đang làm việc với công ty
để tạo sự uy tín. Sắp xếp và quan tâm làm tốt hơn những ngành còn yếu kém và
thiếu xót của công ty. Bổ xung thêm lực lương công nhân viên có chuyên môn về
ngành nghề. Tăng năng xuất kinh doanh lên hơn so với các năm trước. Tìm hiểu thị
trường đầu tư ngành nghề có hiệu quả, lợi nhuận cao. Nghiên cứu, tìm tòi, phát triển
về thị trường khai thác mỏ ở Quảng Ninh, là ngành vốn có lợi thế rất lớn trong tỉnh
Quáng Ninh
-Mục tiêu dài hạn:
Mục tiêu dài hạn của công ty là : bằng sự cố gắng làm việc uy tín, chất lượng
sẽ có một lương nhà cung cấp cũng như khách hàng trung thành lớn cho công ty để
có thể làm ăn lâu dài. Ngoài ra xây dựng một chỗ đứng thật chắc để thu hút sự chú ý
của các công ty đối tác mới. Tăng hiệu quả, năng xuất làm việc của công nhân viên,
lao động trong công ty. Chất lượng sản phẩm cũng như công việc phải cao hơn nữa.
Máy móc được cải tiến tốt để có thể làm ăn lâu dài trong uy tín. Hơn thế nữa, mục
tiêu của công ty còn là mở rộng thêm quy mô sản xuất lớn và xa hơn. Ngành khai
thác mỏ được đầu tư và phát triển, trở thành một Công ty hàng đầu tại địa bàn
Quảng Ninh trong lĩnh vực khai thác mỏ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
.Để đạt được những mục tiêu ấy, công ty Hồng Trường phải có những kế hoạch đầu
tư dài hạn vào máy móc trang thiết bị, con người và quá trình để tăng vị thế cạnh
tranh, thúc đẩy khả năng sinh lợi dài hạn. Ngoài ra để tồn tại được lâu dài, công ty

cũng phải để ý quan tâm đến môi trường xung quanh mình, bảo vệ môi trường thiên
nhiên, môi trường sống, đúng pháp luật để được sự ủng hộ của xã hơi. Trở thành
một đơn vị kinh doanh tiên tiến và uy tín.
2. Giải pháp thực hiện
Giải pháp về quản lý:
Để có thể quản lý tốt được 1 doanh nghiệp, quan trong nhất là phải có một
người quản lý tốt, một nhà lãnh đạo tài ba và còn phải có đạo đức. Chính người
20
đứng đầu phải có một tinh thần sang suốt và có cách xử lý công việc hiệu quả. Tuy
nhiên, để thành công, người lãnh đạo doanh nghiệp phải có hệ thống các nhà quản
trị cấp trung, bao gồm các trưởng phòng, trưởng nhóm, trưởng dự án, những chuyên
viên làm việc hiệu quả, bởi chính những nhà quản trị cấp trung này là những cầu
nối quan trọng và thiết yếu giữa các nhà quản lý cấp cao tới nhân viên trực tiếp thực
hiện công việc. Chính vì vậy, giải pháp về quản lý đó là những người làm việc trong
hệ thống này cần được sàng lọc kĩ càng và làm được việc có hiệu quả. Là một công
ty làm việc đa dạng như Hoang Trường, người trong công ty không những phải biết
những chuyên ngành riêng của mình mà họ còn nên được đào tạo có khả năng thích
nghi với nhưng công việc mới hoặc dễ dàng tiếp thu được những kĩ năng khác.
Những con người năng động như vậy sẽ dễ dàng có nhưng ý tưởng mới phát triển
cho công ty để tiếp xúc với một lĩnh vực kinh doanh mới có hiệu quả hơn cũng như
hạn chế hơn được lượng công nhân viên cần thiết, công ty sẽ giảm được chi phí cho
nhân sự.
Các báo cáo, kế hoạch, giấy tờ của công ty nên được hệ thống hóa dưới dạng
điện tử để có thể dễ dàng lưu trữ kiếm tra, in ấn. Tránh việc làm thủ công, giấy tờ
thất lạc khó kiểm xót. Là một công ty ngoài quốc doanh vấn đề nhanh nhạy và bắt
nhịp xu hướng là thật sự cần thiết vì vậy hạn chế tối đa các hủ tục rườm rà từ cấp
trên xuông cấp dưới để có thể nhanh chóng tìm và xử lý sai phạm khi xảy ra. Mọi
người nên có những ý kiến riêng đóng góp cho công ty và nên được khuyến khích.
Giải pháp về nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực của công ty nên được kiểm soát ổn định. Người lao động được

tuyển chọn là những người có kinh nghiệm được tuyển chọn, có thể thích nghi
nhiều công việc 1 lúc nếu cần thiết. Nên có nhưng khóa tập huấn cũng như giảng
dạy và giới thiệu cho nhừng lao đông mới chưa lành nghề để đảm bảo công việc. Để
giảm chi phí cho công việc, tiết kiệm được tiền lương, có thể tìm chọn những lao
động ngoại tỉnh với mức đòi hỏi lương thấp hơn. Công ty trao quyên hợp pháp cho
người lao động để họ có cảm giác được về giá trị bản thân, có trách nhiệm công ăn
việc làm, trả lương đúng cho công nhân lao động cũng như quan tâm đến chế độ an
toàn lao động cho công nhân. Làm được như vậy công ty sẽ có được nhưng lao
21
động lành nghề, trung thành, làm việc vì công ty cũng như làm việc cho chính bản
thân họ mà cố gắng.
Giải pháp về tài chính:
Như đã nói ở trên, đối với công ty việc huy đọng vốn trong công ty là bị hạn
chế chính vì vậy công ty cần tìm cách để tìm kiếm thêm các nhà đầu tư có tiềm lực
để phát triển hơn. Để làm được như vậy, công ty cần chứng minh sự làm việc hiệu
quả trong lĩnh vực mà muốn kêu gọi các nhà đầu tư. Không nhứng chứng minh
được sự hiệu quả mà còn phải tự khẳng định được chỗ đứng cũng như danh tiếng
của mình để được biết đến và nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư đó.
Bên cạnh đó nếu có khả năng, công ty có thể lấy lời trong lĩnh vự này để duy
trì, phát triển và bố xung cho các lĩnh vực khác để cùng nhau phát triển.
Quản lý và chống lạm phát trong ngân quỹ để có thế đảm bảo được nguồn tài
chính của công ty.
Giảm tối đa các chi phí không cần thiết hoặc tìm những nguồn cung cấp có
giá thấp hơn.
22
Tên đề tài:
1. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu tại Công ty Cổ phần Hồng Trường.
2. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hồng Trường.
MỤC LỤC

×