Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH XI MĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 67 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập chính là chiếc cầu nói giữa lý thuyết và thực tế. Tạo điều kiện cho sinh
viên tiếp cận với sản xuất thực tế, đồng thời thực hiện hóa những lý thuyết đã học tại
trường. Sau hai tháng thực tập tại Trạm nghiền Xi Măng Phú Hữu , đã giúp chúng em
hiểu được thêm nhiều điều kiện và tích lũy kinh nghiệm, làm quen với thực tế công
việc, tính kỹ luật, tác phong làm việc của người nhân viên kỹ thuật, đồng thời giúp
chúng em hiểu rõ hơn chuyên môn đã học.
Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc Trạm nghiền Xi
Măng Phú Hữu đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập tại Quý Công ty, cảm ơn
các Cán bộ - Công nhân viên tại Trạm nghiền Xi Măng Phú Hữu, đặc biệt là các Anh
Chị làm việc trong phòng KCS đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm
cho chúng em trong suốt quá trình thực tập.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm
Thành Phố Hồ Chí Minh, Quý Thầy Cô bộ môn Khoa Công nghệ hóa học đã nhiệt tình
giảng dạy trong thời gian qua, qua đó chúng em có rất nhiều kiến thức bổ trợ cho quá
trình thực tập tốt hơn.
Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Nguyễn Thị Lương đã
hướng dẫn tận tình để chúng em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Với thời gian thực tập và lượng kiến thức thực tế chưa nhiều, không tránh khỏi
sai lầm, thiếu sót kính mong Quý Thầy Cô thông cảm và đóng góp ý kiến để bài báo
cáo của nhóm chúng em hoàn thiện hơn.
Và sau cùng, chúng em xin gửi lời kính chúc sức khỏe, thành công đến Quý
Công ty, các Anh Chị tại phòng KCS, Quý Thầy Cô Khoa Công nghệ hóa học.
Chúng em xin chân thành cám ơn!















ii




LỜI MỞ ĐẦU
Muốn xây dựng một công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cầu
đường, hải cảng hay sân bay….nhất thiết phải có 2 yếu tố cơ bản là sức lao động của
con người để thăm dò thiết kế, thi công công trình và vật liệu xây dựng. Do đó nếu ko
có vật liệu xây dựng thì không có xây dựng cơ bản và không có sản xuất công nghiệp.
Giá trị vật liệu xây dựng thường chiếm 1 tỉ lệ rất lớn trong tổng kinh phí xây
dựng, tỉ lệ này thường chiếm từ 75% - 78% trong 1 công trình dân dụng, trên 70 %
trên 1 công trình công nghiệp hoặc công trình cầu và 50% trong công trình thủy lợi.
Mà trong vật liệu xây dựng chúng ta không thể không kể đến xi măng. Xi măng
được sử dụng rộng rãi, phạm vi sử dụng ngày càng lớn. Các loại xi măng ngày càng
nhiều để đáp ứng những điều kiện làm việc khác nhau.
Xi măng tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình xây dựng
cơ bản, 1 tỉ lệ khá lớn nhưng hiện tượng hư hỏng ở công trường là do xi măng gây nên.
Việc tăng chất lượng xi măng cũng như tìm ra những xi măng mới thích hợp với điều
kiện làm việc, kéo dài thời gian sử dụng của công trình là nhiệm vụ cơ bản của những
người chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất và trực tiếp sử dụng xi măng.

Việc sản xuất xi măng ở nước ta chẳng những có thể thỏa mãn những nhu cầu vật
liệu cho các công trình dân dụng, công nghiệp… mà còn đẩy mạnh nền khoa học và kỹ
thuật công nghiệp của chúng ta. Việc khai thác sẽ tận dụng những tài nguyên phong
phú như đá vôi, đất sét, thạch cao… để sản xuất xi măng thay thế cho việc nhập khẩu
clinker cũng như xi măng từ nước ngoài, tiết kiệm được rất nhiều ngoại tệ cho nhà
nước cũng như cho xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực.
Đó là nguyên nhân chúng em chọn đề tài “ Phân tích các chỉ tiêu hóa lý trong xi
măng” làm đề tài tìm hiểu của khóa thực tập này.





CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP
Tại: Trạm Nghiền Phú Hữu
1. Họ và Tên người nhận xét:
Chức danh:
Cơ quan:
Thời gian thực tập: từ 10/02/2014đến 10/04/2014.
Địa điểm: Tổ 8, Khu Phố 4, Phường Phú Hữu, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Kết quả đánh giá:
STT
Họ và tên SV
Ghi chú
1
Nguyễn Việt Tiến


2
Trần Thị Hạnh Nguyên

3
Nguyễn Thị Phương Thảo


- Điểm số: ……. ; Điểm chữ:………………………
- Nhận xét:
…………………………………………….…………………………………………….
…………………………………………….…………………………………………….
…………………………………………….…………………………………………….
…………………………………………….…………………………………………….
Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2014
(Ký, đóng dấu & ghi rõ họ tên)




NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
Nhóm sinh viên gồm : 1. Nguyễn Việt Tiến MSSV: 3004110528
2. Trần Thị Hạnh Nguyên MSSV: 3004110216
3. Nguyễn Thị Phương Thảo MSSV: 3004110303
Thời gian thực tập: từ 10/02/2014 đến 10/04/2014.
Nhận xét :















Tp.HCM, Ngày.… tháng…….năm 2014
(ghi rõ họ và tên, chức danh của người nhận xét)



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI MỞ ĐẦU ii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU iii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
PHẦN 1: TỔNG QUAN 3
CHƢƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3
1.1. Giới thiệu về công ty 3
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển. 3
1.3. Giới thiệu về nhà máy xi măng Phú Hữu 6
CHƢƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC 8
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính. 8
2.2. Nhiệm vụ các phòng ban trong Trạm nghiền. 8
CHƢƠNG 4: NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHÁY CHỮA
CHÁY VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM 13

4.1. Nội quy an toàn lao động 13
4.2. Phòng cháy chữa cháy 13
4.3. Xử lý ô nhiễm 14
PHẦN 2: NGUYÊN LIỆU VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT 15
CHƢƠNG 1: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT 15
1.1. Clinker 15
1.2. Xi măng 15
CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT 17
2.1. Quy trình sản xuất xi măng 17
2.2. Thuyết minh quy trình 17
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BẢNG TIÊU CHUẨN 19
3.1. Tiêu chuẩn của clinker xi măng portland thương phẩm 19
3.2. Tiêu chuẩn của xi măng portland hỗn hợp 19
3.3. Tiêu chuẩn của xi măng portland 20
PHẦN 3: THỰC NGHIỆM 22
CHƢƠNG 1: LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU 22
1.1. Các vị trí lấy mẫu phân tích 22
1.2. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu xi măng 22
1.3. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu clinker 22
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HÓA LÝ 24
2.1. Xác định hàm lượng độ ẩm 24
2.2. Xác định hàm lượng mất khi nung 26
2.3. Xác định hàm lượng cặn không tan 27



2.4. Xác định hàm lượng SO
3
31
2.5. Xác định hàm lượng SiO

2
và CKT 33
2.6. Xác định hàm lượng Fe
2
O
3
36
2.7. Xác định hàm lượng Al
2
O
3
39
2.8. Xác định hàm lượng CaO 45
2.9. Xác định hàm lượng MgO 49
PHẦN 4: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 54


































iii

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thành phần hóa học và thành phần khoáng trong clinker 15
Bảng 2.2 Các tiêu chuẩn chất lượng của clinker xi măng portland thương phẩm. 19
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng portland hỗn hợp 20
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng portland 21
Bảng 3.1 Kết quả xác định hàm lượng ẩm 26
Bảng 3.2 Kết quả xác định hàm lượng MKN 27
Bảng 3.3 Kết quả xác định hàm lượng CKT 31

Bảng 3.4 Kết quả xác định hàm lượng SO
3
33
Bảng 3.5 Kết quả xác định hàm lượng CaO 49
Bảng 3.6 Kết quả xác định hàm lượng MgO 51
































iv



DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Logo của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 3
Hình 1.2 Nhà máy Xi măng Hà Tiên 3
Hình 1.3 Những thành tích đạt được của công ty 6
Hình 1.4 Trạm nghiền Phú Hữu 7
Hình 1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 8
Hình 1.6 Xi măng Đa dụng 12
Hình 2.1 Quy trình sản xuất Xi măng 17
Hình 3.1 Quy trình xác định 2 chỉ tiêu độ ẩm và MKN 25
Hình 3.2 Quy trình xác định chỉ tiêu CKT 30
Hình 3.3 Quy trình xác định hàm lượng silic – phương pháp phân hủy HCl 36
Hình 3.4 Quy trình xác định sắt và nhôm 39
Hình 3.5 Quy trình xác định hàm lượng nhôm bằng phương pháp phức chất
– Kỹ thuật NaF – Amoni Clorua 43
Hình 3.3.6. Quy trình xác định hàm lượng CaO, MgO 48


























v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ
BXD- TCLĐ
Bộ xây dựng – Tổ chức lao động
PGĐ
Phó giám đốc
XM

Xi măng
DD
Dung dịch
HCNS
Hành chính nhân sự
TCHC
Tô chức hành chính
NCTK
Nghiên cứu triển khai
CNTT
Công nghệ thông tin
TN
Trạm nghiền
PTN
Phòng thí nghiệm
KCS
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
KTTC
Kế toán tài chính
PXXM
Phân xưởng xi măng
QLCL
Quản lý chất lượng
QLĐH
Quản lý điều hành
PXSX
Phân sưởng sản xuất
CB-CNV
Cán bộ- Công nhân viên
TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam
PC40
Xi măng Portland sản xuất
PCB
Xi măng Portland hỗn hợp
MKN
Mất khi nung
CKT
Cặn không tan








Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 3


PHẦN 1: TỔNG QUAN
CHƢƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.1. Giới thiệu về công ty
1.1.1. Tên công ty
- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1.
- Tên tiếng Anh : Ha Tien 1 Cement Joint Stock Company
- Viết tắt là: Hà Tiên 1.Co
1.1.2. Địa chỉ


Hình 1.1 Logo của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1
- Lĩnh vực sản xuất chính: Sản xuất kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ xi
măng
- Đơn vị chủ quản: Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam
- Trụ sở đặt tại công ty: 360 đường Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, quận 1.
TP Hồ Chí Minh Việt Nam.
- Điện thoại: 0838368363
- Fax: 0838367195
- Email:
- Website: www.hatien1.com.vn
- Trạm nghiền Phú Hữu : Tổ 8 – Khu Phố 4 – Phường Phú Hữu – Quận 9 – Thành
phố Hồ Chí Minh.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.

Hình 1.2 Nhà máy Xi măng Hà Tiên
Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 4

Đi cùng công nghệ hiện đại, sản phẩm của VICEM Hà Tiên ngày càng chất lượng
và phong phú. Các sản phẩm mang biểu tượng Kỳ Lân Xanh nổi tiếng luôn là sự lựa
chọn của bao công trình dân dụng, công nghiệp suốt nửa thế kỉ qua.
Năm 1960: Khởi công xây dựng nhà máy Xi măng Hà Tiên (tiền thân của Công ty
Xi măng Hà Tiên 1 ) do hãng VENOT.PIC của Cộng Hòa Pháp cung cấp thiết bị.
Ngày 21/03/1964: Nhà máy chính thức đưa vào hoạt động với công suất ban đầu là
240.000 tấn clinker/năm tại Kiên Lương, 280.000 tấn xi măng/năm tại nhà máy Thủ
Đức.
Năm 1974: Nhà máy Xi măng Hà Tiên đã ký thỏa ước tín dụng và hợp tác với hãng
POLYSIUS (Pháp) để mở rộng nhà máy nâng công suất từ 300.000 tấn xi măng/năm
lên đến 1.300.000 tấn xi măng/năm.
Năm 1981: Nhà máy Xi măng Hà Tiên tách ra thành nhà máy Xi măng Kiên Lương

và nhà máy Xi măng Thủ Đức.
Năm 1983: Hai nhà máy được xác nhập và đổi tên là nhà máy Liên Hợp Xi măng
Hà Tiên .
Ngày 09/08/1986: Máy nghiền số 3 chính thức đi vào hoạt động và đến tháng
02/1991 dây chuyền nung clinker ở Kiên Lương cũng được đưa vào hoạt động, đưa
công suất của toàn nhà máy lên 1.300.000 tấn xi măng/năm .
Năm 1993: Nhà máy lại tách thành hai công ty là:
- Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 (cơ sở sản xuất ở Thủ Đức – Tp.HCM) với công
suất là 800.000 tấn xi măng/năm.
- Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2 (cơ sở sản xuất ở Kiên Lương) với công suất là
1.100.000 tấn clinker/năm và 500.000 tấn xi măng/năm.
Ngày 01/04/1993: Công ty Cung ứng Vật tư số 1 được xác nhập vào nhà máy Xi
măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 139/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng .
Ngày 30/09/1993: Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 được đổi thành Công ty Xi măng
Hà Tiên 1 theo quyết định số 441/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng.
Ngày 03/12/1993: Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã ký hợp đồng liên doanh với tập
đoàn Holderbank – Thụy Sỹ thành lập Công ty Liên doanh Xi măng Sao Mai với công
suất 1.760.000 tấn xi măng/năm. Tổng vốn đầu tư 441 triệu USD, vốn pháp định 112,4
triệu USD trong đó Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đại diện 35% tương đương 39.34 triệu
USD.
Tháng 11/1994: Dự án đầu tư cải tạo môi trường (để xử lý triệt để tình trạng ô
nhiễm môi trường) và nâng cao năng lực sản xuất, đã được chính phủ phê duyệt với
tổng kinh phí là 23.475.000 USD. Dự án này đã khởi công ngày 15/06/1999 và đã
hoàn tất đưa vào hoạt động từ năm 2001 nâng công suất của công ty thêm 500.000
tấn/năm (tổng công suất là 1.300.000 tấn xi măng/năm).
Tháng 04/1995: Được ủy nhiệm liên doanh giữa Tổng Công ty Xi măng Việt Nam
với Supermix Asia Pte Ltd (Malaysia và Singapore), Công ty tham gia Liên Doanh Bê
Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 5


Tông Hỗn Hợp Việt Nam (SPMV) với công suất thiết kế 100.000m
3
bê tông/năm. Vốn
pháp định là 1triệu USD trong đó Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đại diện 30% tương
đương 0,3triệu USD.
Ngày 21/01/2000: Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã thực hiện cổ phần hóa Xí nghiệp
Vận tải trực thuộc Công ty thành Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên, trong đó Công ty
Xi măng Hà Tiên 1 nắm giữ 30% cổ phần tương đương 14,4 tỷ đồng .
Ngày 03/11/200: được chứng nhận ISO 9001 : 2000
Ngày 06/02/2007: Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công bố chuyển
từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần theo Quyết định số 1774/QĐ-BXD
của Bộ Xây Dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần thành Công ty Cổ phần Xi
măng Hà Tiên 1 với vốn điều lệ ban đầu là 870 tỷ đồng .
Ngày 30/03/2007: Công ty khởi công dự án Nhà máy Xi măng Bình Phước tại xã
Tham Lương, tỉnh Bình Phước với công suất 1.760.000 tấn clinker/năm và 2.200.000
tấn xi măng PCB-40/năm. Dự án có tổng mức đầu tư gần 4.800 tỷ đồng, dự kiến đưa
hoạt động vào năm 2009.
Ngày 31/10/2007: Công ty đã được Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận
đăng ký niêm yết cổ phiếu với mã chứng khoán : HT1 tại Sở Giao dịch Chứng khoán
Tp.HCM theo quyết định số 136/QĐ-SGDCK. Cổ phiếu HT1 chính thức giao dịch
trên sàn chứng khoán kể từ 13/11/2007.
Ngày 29/12/2009: Với sự đồng ý của gần 78% số cổ phần có quyền biểu quyết,
phương án sát nhập Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) vào Công ty Cổ phần
Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) đã được thông qua. Sau khi sát nhập, doanh nghiệp sẽ có
tên mới – Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên. Trụ sở chính của Công ty: 360
Bến Chương Dương, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM.
Ngày 08/06/2010: chính thức giao dịch số lượng cổ phiếu chuyển đổi từ Công ty
CPXM Hà Tiên 2 sang Công ty CPXM Hà Tiên 1 tại sàn chứng khoán Tp.HCM.
Ngày 25/06/2010: nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đánh dấu
bước khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới của Công ty CPXM Hà Tiên 1 sau sáp

nhập. Trụ sở chính của Công ty tại địa chỉ: 360 Bến Chương Dương, Phường Cầu
Kho, Quận 1, Tp. HCM.
Ngày 23/01/2011: Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (Vicem Hà Tiên) chính
thức tiếp quản Trạm nghiền Xi măng Cam Ranh từ Công ty Cổ phần Xây lắp Đà
Nẵng, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Địa chỉ:
Thôn Hòn Quy - Xã Cam Thịnh Đông - Tp.Cam ranh - Tỉnh Khánh Hòa.
Hiện nay công ty hoạt động trong môi trường sạch và xanh với công suất thiết
kế 7.300.000 tấn xi măng/năm với 2 Nhà máy và 4 Trạm nghiền.
Từ ngày thành lập năm 1964 đến nay, Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 luôn
đồng hành cùng người xây dựng Việt Nam. Các sản phẩm mang biểu tượng Kỳ Lân
Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 6

Xanh nổi tiếng có mặt tại hầu hết các công trình dân dụng và công nghiệp trên khắp
miền Nam.
Với VICEM HÀ TIÊN Nhân - Nghĩa - Trí - Tín là phương châm cho mọi hoạt
động tổ chức, sản xuất và kinh doanh.
Những thành tích đạt đƣợc
- Giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn liên
tục từ năm 1997 đến nay.
- Huân chương lao động hạng III.
- Cúp vàng vì sự phát triển cộng đồng.
- Năm 2005 đạt danh hiệu “ Đứng đầu ngành xây dựng cơ bản”.
- Đạt chứng nhận ISO 9001: 2000 do Quacert và DNV cấp.
- Hơn 20 huy chương vàng từ Hội chợ triển lãm quốc tế tại Giảng Võ – Hà Nội.
- Năm 2009 đạt thương hiệu chứng khoán uy tín.


Hình 1.3 Những thành tích đạt được của công ty
1.3. Giới thiệu về nhà máy xi măng Phú Hữu

Ngày 29/03/2007: Công ty đã khởi công dự án Trạm tiếp nhận, nghiền và phân phối
xi măng phía Nam tại KCN Phú Hữu, Phường Phú Hữu, Quận 9, Tp HCM. Dự án này
có công suất khoảng 1 triệu tấn xi măng PCB-40/năm , tổng mức đầu tư là 918 tỷ
đồng, dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2009.
Ngày 03/11/2008: Trạm nghiền Xi măng Phú Hữu đi vào hoạt động với công suất
1.2 triệu tấn/năm. Đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình phát triển của Công
ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1:
- Trạm nghiền Phú Hữu là dự án Trạm tiếp nhận, nghiền và phân phối xi măng
phía Nam trực thuộc Tổng Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 1, một trong những
công ty hàng đầu sản xuất và tiêu thụ xi măng của Việt Nam tại khu vực phía Nam.
- Dự án được xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể Ngành Công
nghiệp Xi Măng giai đoạn 2000-2010, với nhiệm vụ góp phần cân đối cung cầu và
bình ổn giá cả thị trường xi măng miền Nam trong tương lai.
- Dự án góp phần nâng cao vị thế và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cho
Tổng Công ty, đồng thời góp phần đưa Tổng Công ty Cổ Phần Xi măng Hà Tiên 1 trở
Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 7

thành một tập đoàn mạnh, đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng ổn định thị trường
xi măng trong nước.

Hình 1.4 Trạm nghiền Phú Hữu




















Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 8

CHƢƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính.

Hình 1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.2. Nhiệm vụ các phòng ban trong Trạm nghiền.
Ban Giám đốc chức năng: Ban Giám đốc gồm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc.
Giám đốc được Hội đồng quản trị ủy quyền. Là người đại diện theo pháp luật, điều
hành mọi hoạt động hàng ngày và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Giám đốc được phân công phụ trách các mảng
khác nhau, gồm: Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật; Phó Giám đốc phụ trách cung ứng
đầu tư; và Phó Giám đốc dự án.


GIÁM ĐỐC
PGĐ
CUNG ỨNG – ĐẤU TƯ

QL
KĨ THUẬT
PGĐ
PHÓ BAN QLĐH
XM
TIÊU THỤ
PHÒNG
VẬT TƯ
TCHC
BAN ISO
CNTT
TN
PHÖ HỮU
KTTC
CHIẾN
LƯỢC
NCTK
KCS
HCNS
CNTT
NCTK
PHÒNG
HẬU CẦN
PXSX
PXXM
TRƯỞNG
PHÒNG
QLCL
TỒ HÓA
TỔ LÝ

Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 9

Ban quản lý dự án:
- Thay mặt chủ đầu tư làm việc với cơ quan chức năng Nhà nước để xây dựng
các định mức, đơn giá công trình và trình duyệt, làm cơ sở lập dự toán, tổng dự toán.
Xây dựng và trình duyệt phương án và kế hoạch sản xuất thử. Tổ chức triển khai thực
hiện phương án sản xuất thử được duyệt cho đến khi bàn giao sang sản xuất kinh
doanh.
- Tổ chức quản lý, giám sát, xác nhận và lập báo cáo hàng tháng hoặc theo yêu
cầu của chủ đầu tư, quá trình cung cấp vật tư, thiết bị, thiết kế, dịch vụ kỹ thuật, quá
trình xây lắp.
- Lập kế hoạch huy động vốn và kế hoạch sử dụng vốn đầu tư theo kế hoạch tài
chính của dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch
vốn đã được duyệt.
- Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm và quyết toán vốn đầu tư với tổ
chức cung ứng vốn khi hoàn thành dự án theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và báo cáo
với chủ đầu tư và các cơ quan Nhà nước.
- Tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Nhiệm vụ các phòng ban chức năng và Phân xƣởng – Xí nghiệp: hiện có 19
phòng ban chức năng (Theo sơ đồ tổ chức, quản lý):
- Nhiệm vụ chức năng Phòng Hành chính - Nhân sự:
+ Xây dựng chương trình, biện pháp thực hiện, kiểm soát qui trình thực hiện và
phân tích kết quả thực hiện chức năng tổ chức: bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực
cơ cấu tổ chức - nhân sự, quản lý nhân sự và các hợp đồng lao động, pháp chế, thi đua
– khen thưởng – kỷ luật, bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra – phòng chống tham nhũng
nhằm thực hiện được các mục tiêu dài hạn/ngắn hạn về tổ chức của Trạm nghiền.
+ Thiết lập các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn với các tiêu chí đào tạo hiện đại và phù hợp với chiến lược phát triển
của Trạm nghiền.

+ Xây dựng chương trình, biện pháp thực hiện, kiểm soát và phân tích hoạt
động hành chánh nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động, tối ưu hóa các mối quan hệ cộng
đồng phù hợp với vị thế Trạm nghiền.
+ Xây dựng và đệ trình ngân sách tiền lương hàng năm.
- Nhiệm vụ chức năng Phòng Kế toán -Tài chính:
+ Xây dựng kế hoạch tài chánh theo định hạn, kiểm soát và phân tích kết quả
thực hiện. Ghi nhận, kiểm soát và phân tích kết quả đầu tư tài chính của Trạm nghiền.
+ Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm tra, giám sát hoạt động kế toán
hạch toán tại các phòng ban và xí nghiệp trực thuộc.
+ Phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chế độ, quy định của pháp luật và Trạm
nghiền về kế toán thống kê tài chánh.
+ Giám sát sử dụng ngân sách của các đơn vị trong toàn Trạm nghiền.
Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 10

+ Kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh theo trung tâm chi phí. Phân tích hợp
lý để tìm giải pháp nhằm giúp các đơn vị giảm chi phí, giá thành sản xuất.
+ Kiểm soát vốn đầu tư của Trạm nghiền vào các liên doanh, các dự án đầu tư
phát triển của công ty.
- Nhiệm vụ chức năng Phòng Hậu cần:
+ Cung cấp thiết bị, vật tư và hàng hóa cho toàn bộ hoạt động trên cơ sở cân đối
một cách khoa học và hiệu quả giữa cung - cầu và tồn kho hợp lý, tiết kiệm.
+ Tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ tin cậy, hỗ trợ, cạnh tranh, hiệu quả và
dài hạn với các nhà cung cấp và vận chuyển. Thực hiện đánh giá nhà cung cấp theo
định kỳ.
+ Chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát, tổ chức kiểm định, nghiệm
thu, xác nhận khối lượng thực hiện theo quy định của hợp đồng. Chủ trì giải quyết các
vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
+ Tổ chức và quản lý cảng nhập vật tư, nguyên liệu một cách minh bạch, khoa
học và hiệu quả.

- Nhiệm vụ chức năng Phòng Công nghệ thông tin:
+ Xây dựng chương trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin với nội dung
và thời hạn cụ thể, phối hợp với mục tiêu phát triển ngắn hạn, dài hạn.
+ Thiết lập, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng trung tâm tích hợp dữ liệu (server), hệ
thống thông tin điện tử và cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin.
+ Thiết lập và ban hành các quy trình, quy định, hướng dẫn khai thác hệ thống
thông tin, bảo mật dữ liệu và kiểm soát việc thực hiện.
- Nhiệm vụ chức năng Phòng nghiên cứu và triển khai:
+ Quản lý toàn bộ bí quyết kỹ thuật, công nghệ của Trạm nghiền.
+ Nghiên cứu và thực hiện mục tiêu tối ưu hóa kỹ thuật sản xuất, công nghệ sản
xuất hiện hữu để giải quyết các hạn chế về kỹ thuật và công nghệ sản xuất; tăng hiệu
quả về chất lượng, chi phí, tính hiệu dụng của sản phẩm.
+ Tiếp cận và nghiên cứu ứng dụng thành tựu mới trong kỹ thuật, công nghệ
sản xuất vào hoạt động của Trạm nghiền. Chủ trì triển khai thử nghiệm ở dạng mô
hình, hoàn chỉnh quy trình sản xuất thử nghiệm và chuyển giao để đưa vào sản xuất
sản phẩm mới/công nghệ mới.
+ Giải quyết các vướng mắc về công nghệ, năng lượng, chi phí, hiệu quả đặt
ra trong quá trình hoạt động của Trạm nghiền.
+ Nhận chuyển giao kỹ thuật, bí quyết công nghệ kèm theo các dự án đầu tư của
Trạm nghiền.
+ Thực hiện các thủ tục về đăng ký, quản lý và kiểm soát nhãn hiệu hàng hóa
cho các sản phẩm hiện hữu hoặc các sản phẩm mới trong tương lai. Bảo vệ tính hợp
pháp và độc quyền của nhãn hiệu hàng hóa về mặt pháp luật.

Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 11

- Phân xưởng sửa chữa:
+ Chịu trách nhiệm ổn định hoạt động của máy móc thiết bị trong toàn bộ Trạm
nghiền. Xây dựng chương trình tu bổ định kỳ cho toàn Trạm nghiền, tổ chức thực hiện

phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh của Trạm nghiền.
+ Xử lý các hư hỏng đột xuất xảy ra trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của
các đơn vị.
+ Gia công các chi tiết phục vụ cho hoạt động sửa chữa.
+ Xác định khả năng tự sửa chữa/ tổ chức thuê ngoài sửa chữa các hư hỏng của
máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển.
+ Xác định khả năng tự sửa chữa/ tổ chức thuê ngoài sửa chữa các hư hỏng của
máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển. Tối ưu hóa hệ thống quản lý kho. Chịu
trách nhiệm bảo quản về khối lượng và chất lượng hàng hoá lưu kho.
- Phân xưởng sản xuất xi măng:
+ Tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất xi măng, từ tiếp nhận nguyên
liệu, phụ gia, sản xuất xi măng cho đến khi xuất xi măng, giao sản phẩm cho khách
hàng.
+ Quản lý, phối hợp và chịu trách nhiệm về bảo trì, sửa chữa toàn bộ máy móc
thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng (hệ thống điện, cấp nước trên mặt bằng nhà máy)
của dây chuyền sản xuất, từ khâu nhập nguyên liệu đến xuất xi măng cho khách hàng.
+ Tổ chức và thực hiện công tác kỹ thuật sản xuất xi măng, chịu trách nhiệm về
chất lượng các loại xi măng sản xuất theo chính sách chất lượng và quy định của Nhà
nước.
- Phòng thí nghiệm – KCS:
+ Chức năng: Đảm trách phân tích cơ – lý – hóa và kiểm soát chất lượng
nguyên vật liệu, thành phẩm của Trạm nghiền Phú Hữu. Đáp ứng các phân công khác
của Giám đốc Trạm.
+ Nhiệm vụ: Xây dựng và thực hiện các quy định, quy trình cụ thể để thực hiện
tốt nhất chức năng của phòng trong hoạt động chung của Trạm nghiền. Đề xuất xây
dựng và vận hành phòng thí nghiệm hợp chuẩn, có đủ thiết bị tiên tiến và đủ năng lực
đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm. Kiểm tra, phân
tích, giám sát chất lượng sản phẩm từ giai đoạn cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất,
lưu kho cho đến khi xuất cho khách hàng, đảm bảo các tiêu chí thể hiện trong mục tiêu
chất lượng và các cam kết chất lượng của công ty. Phối hơp với các đơn vị liên quan

để kiểm soát và thống nhất quản lý về quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng nguyên vật liệu
và thành phẩm trong toàn Trạm. Tuân thủ hệ thống các quy chế, quy định, quy trình
của Công ty có liên quan đến triển khai hoạt động của phòng.



Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 12

CHƢƠNG 3: CÁC SẢN PHẨM CỦA TRẠM NGHIỀN
Các sản phẩm chính
- Xi măng PCB 40: TCVN 6260:1997 dùng cho các công trình công dụng, đúc
bê tông đà kiền ,…
- Xi măng PC 40: Là xi măng Portland không phụ gia, có cường độ nén tối thiểu
40N/mm
2
sau 28 ngày. Dùng đúc trụ điện, tấm lợp, xây nhà cao tầng, trụ cột lớn,
đường băng sân bay.
- Xi măng VHĐD (Đa dụng): Là sản phẩm xi măng được sử dụng cho nhiều
mục đích: đổ bê tông móng, sàn, cột, đà hoặc trộn vữa xây, vữa tô hoặc ốp gạch đá
hoặc cán nền

Hình 1.6 Xi măng đa dụng.
- Xi măng xây tô: Là xi măng chuyên sử dụng cho các công tác xây tô hoàn
thiện công trình, với những tính năng vượt trội.

















Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 13

CHƢƠNG 4: NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHÁY CHỮA
CHÁY VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM
Quá trình hoạt động sản xuất thường tồn tại và phát sinh các yếu tố bất lợi có thể
gây tổn hại tới thân thể và sức khỏe người lao động. Các yếu tố tác động đó có thể bởi
dòng điện nhiệt độ, bụi bẩn,chất nổ, tiếng ồn…Các yếu tố này phát sinh và tồn tại
trong sản xuất do những thiếu sót về tổ chức kỉ luật, tổ chức lao động hoặc do sự vô ý
cẩu thả của con người gây ra tai nạn lao động, gây nhiễm độc, bệnh nghề nghiệp và tác
hại nghề nghiệp, làm giảm sút sức khỏe hoặc gây thiệt hại tính mạng người lao động.
Vì vậy mà an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy có ý nghĩa quan trọng đối với
mỗi nhà máy và làm cho hoạt động sản xuất không bị gián đoạn.
4.1. Nội quy an toàn lao động
Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động được cấp phát khi làm việc .
Thủ kho hóa chất phải am hiểu và biết sử dụng các tính chất hóa lý, cháy nổ của
từng loại hóa chất trong kho để sắp xếp, cấp phát và bảo quản một cách khoa học bảo
đảm an toàn lao động và an toàn phòng cháy chữa cháy.
Hóa chất phải có đầy đủ nhãn hiệu, bao bì nguyên vẹn.

Khi bốc xếp vận chuyển, sang rót hóa chất phải tiến hành bằng phương tiện chuyên
dùng không được để vãi hoặc kéo lê.
Khi thực hiện các phản ứng hóa học hoặc pha chế dung dịch phải tuân thủ đúng
trình tự quy định và với các dụng cụ chuyên dùng để phòng chống hơi độc và sự tỏa
nhiệt.
Khi sử dụng hóa chất độc, axit, kiềm… không được dùng miệng hút mà phải sự
dụng Pipet có bơm cao su hoặc các ống đong, bình định lượng.
Khi sử dụng các máy móc thiết bị để tạo và thử mẫu phải tuân thủ đúng quy trình
vận hành và an toàn điện chỉ được đặt và lấy nồi trộn, đặt và lấy mẫu khi máy đã
ngừng chuyển động hoàn toàn.
Khi lấy mẫu tại các phân xưởng và các xà lan phải tuân thủ nội quy an toàn của các
nơi đó.
Sau khi kết thúc công việc phải tiến hành vệ sinh các dụng cụ, thiết bị máy móc và
nơi làm việc, trước khi ra về phải tắt cầu dao điện.
4.2. Phòng cháy chữa cháy
Cấm hút thuốc, đun nấu trái phép trong sản xuất và những nơi cấm lửa .
Trong khi sản xuất, bảo quản, sử dụng. vận chuyển các loại vật liệu dể cháy nổ, độc
cần quản lý các nguồn lửa, nhiệt, điện. Bảo quản sạch gọn gàng trật tự ngăn nắp, lối đi
lại thông thoáng.
Trước và sau khi làm việc, giao ca, cần phải kiểm tra lại máy móc, vật liệu, hàng
hóa , các thiết bị điện.
Cấm không được tự ý nối dây điện, chụp giấy vào bóng điện. Không để các vật dể
cháy nổ gần cầu dao, cầu chì , bếp điện và các nguồn nhiệt khác.
Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 14

Trang bị các bình CO
2
, bình chữa cháy hoặc các vật liệu dụng cụ khô để chữa cháy.
4.3. Xử lý ô nhiễm

Nguồn gây ô nhiễm
Ô nhiễm không khí (bụi thải ra từ các công đoạn sản xuất, khí thải từ máy phát điện,
xe cộ lưu thông trong nhà máy).
Nước thải các loại (bao gồm nước thải sinh hoạt, các hoạt động sản xuất, từ các
công trình phụ trợ).
Chất thải rắn các loại (bao gồm các rác thải sinh hoạt và chất rắn công nghiệp).
Biện pháp xử lý ô nhiễm
Lượng nước thải: Nước sinh hoạt với lưu lượng bằng 15 cm
3
/ngày, nước dùng cho
sản xuất được hồi lưu không thải ra môi trường, hệ thống khí nước thải đã thi công,
đang trong thời gian chạy thử, chờ xin cấp giấy chứng nhận về môi trường.
Chất thải rắn: Nguyên liệu đóng rắn, xà bần dùng sang lấp mặt bằng trong khuôn
viên, sắt thép, phế liệu, giấy phế liệu bán cho các đơn vị thu gom.
Bụi phát sinh từ công đoạn sản xuất: Lựa chọn công nghệ thế hệ mới, hiện đại, sản
xuất với chu trình khép kín và tự động hóa hầu hết các khâu. Các công đoạn sản xuất
đều sử dụng hệ thống sử lý ô nhiễm đi kèm, thu hồi bụi tiên tiến đi cùng với công nghệ
tiên tiến như lọc bụi tây áo, lọc bụi tĩnh điện.
Tiếng ồn: Máy móc được trang bị lớp chóng rung tại móng của máy nghiền. ngoài
ra còn thực hiện công tác bảo trì bảo dưỡng thiết bị nhằm hạn chế phát sinh tiếng ồn.




















Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 15

PHẦN 2: NGUYÊN LIỆU VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
CHƢƠNG 1: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
1.1. Clinker
Gồm hai nguyên liệu chính là đá vôi và đết sét, ngoài ra còn có nguyên liệu phụ như
quặng sắt, quặng boxit, quặng laterit…
Đá vôi: Có hai thành phần chủ yếu là CaCO
3
và lượng nhỏ MgCO
3
, một số tạp chất
khác. Làm nguyên liệu sản xuất xi măng phải thõa mản yêu cầu về hàm lượng các chất
là: CaCO
3
≥ 85%, MgCO
3
≤ 5%, K
2
O + Na

2
O ≤ 1%.
Đất sét: thành phần chủ yếu là SiO
2
= 55%  70%; Al
2
O
3
= 10%  24%, K
2
O +
Na
2
O ≤ 3%.
Cát: Thành phần chủ yếu là SiO
2
≥ 85%.
Các loại quặng chứa sắt: Là nguyên liệu không thể cung cấp Fe
2
O
3
nhằm tạo pha
lỏng cần thiết quá trình nung luyện clinker.
Bảng 2.1 Thành phần hóa học và thành phần khoáng trong clinker.

1.2. Xi măng
Là chất kết dính thủy lực được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao
thiên nhiên và phụ gia. Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo
thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy
hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng

nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định.
1.2.1. Clinker
Xem (1.1)
1.2.2. Thạch cao
Bản thân Clinker xi măng Portland được nghiền mịn khi trộn với nước đóng rắn rất
nhanh. Để giải quyết vấn đề này, người ta đưa vào nghiền trộn với clinker một lượng
STT
Oxit
Hàm
lượng

thuyết (%)
STT
Loại
khoáng
Hàm lượng

thuyết (%)
1
CaO
63 – 67
1
C
3
S
40 – 60
2
SiO
2


21 – 24
2
C
2
S
15 – 35
3
Al
2
O
3

4 – 8
3
C
3
A
4 – 14
4
Fe
2
O
3

2 – 4
4
C
4
AF
10 – 18

5
MgO
1 – 5
-
-
-
6
SO
3

0,1 – 0,5
-
-
-
7
CaO
tự do

0 – 1,5
-
-
-
Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 16

phụ gia từ 3 – 5 % để làm chậm thời gian đóng rắn của xi măng. Loại phụ gia phổ biến
đáp ứng các yêu cầu trên là thạch cao.
Thạch cao có công thức CaSO
4
.2H

2
O, dạng đá màu trắng, khi lẫn tạp chất có màu
hơi xám đen, dễ nghiền, mềm, tương đối dễ hòa tan trong nước.
Tác dụng của thạch cao
Điều chỉnh thời gian đóng rắn của xi măng. Khi có mặt thạch cao quá trình đóng
rắn xảy ra phản ứng:
C
3
A + CaSO
4
.2H
2
O + 26H
2
O → 6CaO.Al
2
O
3
.3SO
3
.3H
2
O
C
3
A + CaSO
4
.2H
2
O + 26H

2
O → 3CaO.Al
2
O
3
.3SO
3
.3H
2
O
Tạo bộ khung cấu trúc ban đầu để các khoáng kết tinh.
1.2.3. Phụ gia
Là nguyên liệu dùng để pha, phối liệu hay cho vào nghiền chung với clinker xi
măng, nhằm mục đích cải thiện công nghệ nghiền, nung hay tính chất của sản phẩm.
Phân loại:
- Phụ gia hiệu chỉnh thành phần (phụ gia trợ nghiền) được pha vào trong quá
trình sản xuất xi măng nhằm tăng năng suất máy nghiền, máy đóng bao, hoặc cải thiện
quá trình công nghệ nghiền, đóng bao, bảo quản xi măng.
- Phụ gia khoáng hoạt tính (phụ gia thủy hoạt tính) là các chất có sẵn trong tự
nhiên hoặc phế thải công nghiệp có chứa các oxit SiO
2
, Al
2
O
3
có khả năng phản ứng
tạo thành các khoáng bền vững với nước trong quá trình đóng rắn xi măng.
- Phụ gia đầy (thường là đá vôi CaCO
3
): Được cho vào clinker xi măng Portland

khi nghiền mịn với tỷ lệ cho phép nhằm mục đích tăng sản lượng mà không làm giảm
chất lượng của xi măng, trong một số trường hợp có thể cái thiện một số tính chất của
xi măng và bê tông.















Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 17

CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT
2.1. Quy trình sản xuất xi măng

































Hình 2.1 Quy trình sản xuất Xi măng
2.2. Thuyết minh quy trình
Đá vôi, đất sét, đá đỏ được khai thác tại mỏ có kích thước lớn nên phải qua cối đập
để đạt kích thước phù hợp. Ở phân đoạn này hỗn hợp liệu được kiểm tra nhanh các
thành phần hóa bằng máy phân tích PGNAA, chuyển vào kho nhầm đồng nhất mẫu,

rồi vào bin chứa, chuyển qua cân dịch định lượng trước khi đi vào máy nghiền.
Đất sét

Đá vôi

Đập nhỏ

Đập nhỏ

Sấy khô

Trộn đều

TRẠM
NGHIỀN
PHÚ HỮU
Định lượng

Định lượng

Nghiền

Trộn đều

Phụ gia

Clinker
Thạch cao

Nghiền


Xi măng
Xuất xi măng rời

Đóng bao

Phòng KCS kiểm tra
công đoạn này
Nung ở 1450
0
C

Làm lạnh nhanh

Trường: ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lương Trang 18

- Nguyên liệu sau khi đồng nhất được chuyển qua cân định lượng cùng với cát
tiêu chuẩn cho phù hợp tiêu chuẩn rồi chuyển vào máy nghiền để được kích thước nhỏ
hơn 60mm, chuyển qua kho đồng nhất.
- Sau khi đồng nhất thì được băng tải chuyển lên cân định lượng để phối liệu
các chỉ tiêu hóa lý đạt chuẩn trước khi chuyển vào lò nung. Giai đoạn này cần phải có
kiểm tra phân tích.
- Nhiên liệu được nhập về chứa trong các silo chứa gồm than và dầu (có kiểm
tra và phân tích). Than được nghiền mịn, chuyển vào kho đồng nhất, sau đó qua băng
tải chuyển lên cân định lượng và chuyển vào lò nung. Giai đoạn này cần phải có kiểm
tra và phân tích.
- Sau khi nhiên liệu được chuyển vào lò nung thì nhiên liệu cũng được đốt và
nhiệt độ của lò nung được tuần hoàn theo vòng qua buồng phụ đốt, qua các tháp gia
nhiệt và qua lại lò nung.

- Từ lò nung ở nhiệt độ 1450
o
C, nguyên liệu được tách rời cấu trúc thành dạng
khối lỏng chứa các ion, sau đó các khối này được chuyển qua hệ thống làm lạnh sẽ kết
dính lại thành các dạng hạt mịn hoặc viên có kích thước nhỏ hơn 30mm. Đây gọi là
clinker và chuyển về các silo chứa theo từng loại. giai đoạn này cần phải có kiểm tra
và phân tích theo hàng giờ. Khi tại đây đạt chuẩn thì clinker có thể được dùng làm
nguyên liệu sản xuất xi măng cho nhà máy và xuất theo yêu cầu. Nếu chưa đạt chuẩn
thì sản phẩm được chuyển lại định lượng và nung lại.
- Xi măng được sản xuất từ clinker, thạch cao và phụ gia.
- Nếu các thành phần đã đạt chuẩn thì chuyển vào máy nghiền xi măng, sau khi
nghiền cần kiểm tra và phân tích. Khi đạt chuẩn xi măng được chuyển vào các silo
chứa, tại đây xi măng được xuất theo yêu cầu của đơn đặt hàng xuất xe bồn hoặc đóng
bao.














×