Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Thiết kế cung cấp điện cho chung cư the montana

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.02 MB, 211 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÂY DỰNG VÀ ĐIỆN



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH CÔNG NGHIỆP



THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN
CHUNG CƯ THE MONTANA







SVTH : VŨ VĂN DŨNG
MSSV : 0951030004
GVHD : Ths. PHAN THỊ THU VÂN












TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2014
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
 Điện năng đóng vai trò hết sức quan trong trọng mọi lĩnh vực đời sống của con người.
Ngày nay, nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng được
nâng cao. Dẫn đến nhu cầu về điện năng trong mọi lĩnh vực như công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt ngày càng tăng cao. Để đáp ứng được nhu cầu đó chúng ta
cần rất nhiều đội ngũ kỹ sư, công nhân điện lành nghề để thiết kế, thi công, vận
hành…hệ thống điện.
 Ngày nay xu thế đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khiến cho diện tích đất đô thị ngày
càng bị thu hẹp. Trong khi đó nhu cầu về nơi ở để an cư lạc nghiệp của người dân ngày
một tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó của người dân về nơi sống, các cao ốc căn hộ đã
phát triển mạnh mẽ. Các cao ốc căn hộ hiện đại này đòi hỏi phải có một mạng lưới điện
đúng tiêu chuẩn, vận hành ổn định, độ tin cậy cung cấp điện và độ an toàn cao nên
công việc thiết kế mạng lưới cung cấp điện đòi hỏi người thiết kế phải có kiến thức
chuyên môn cao về hệ thống điện.
2. Mục tiêu
 Nghiên cứu các phương pháp để thiết kế cung cấp điện cho công trình theo tiêu chuẩn
hiện hành nhằm đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật và an toàn.
3. Đối tượng và phạm vi đề tài
Thiết kế cung cấp điện cho cao ốc căn hộ
 Các tiêu chuẩn hiện hành trong thiết kế cung cấp điện cho công trình nhà ở dân dụng.
 Các bước tính toán cung cấp điện cho công trình nhà ở dân dụng.
 Hệ thống các thiết bị điện của những nhà sản xuất.
4. Kết cấu của đề tài
 Chương 1: Giới thiệu chung về tòa nhà chung cư The Montana

 Chương 2: Thiết kế chiếu sáng
 Chương 3: Phụ tải tính toán tòa nhà
 Chương 4: Chọn máy biến áp, máy phát điện và tụ bù công suất phản kháng
 Chương 5: Chọn dây dẫn
 Chương 6: Tính tổn thất điện áp và ngắn mạch
 Chương 7: Chọn thiết bị bảo vệ
 Chương 8: Thiết kế nối đất, chống sét tòa nhà
 Chương 9: Thiết kế hệ thống báo cháy địa chỉ







Để hoàn thành được đồ án tốt nghiệp “Thiết kế cung cấp điện chung cư The Montana” em
đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ tận tình từ các thầy cô và bạn bè. Vì vây, em xin phép được
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
 Tất cả các thầy cô khoa Xây Dựng và Điện trường Đại Học Mở TPHCM đã hết lòng
truyền đạt những kiến thức quý giá cho em trong những năm qua.
 Đặc biệt em xin cảm ơn cô Phan Thị Thu Vân, người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn
để em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này.
 Tất cả các anh em, bạn bè những người đã góp ý kiến để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp
này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên
Vũ Văn Dũng
LỜI CẢM ƠN



MỤC LỤC
Lời mở đầu
Lời cảm ơn
Mục lục
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÒA NHÀ THE MONTANA 1
1.1. Giới thiệu về chung cư The Montana 1
1.1.1. Chủ đầu tư – Nhà thầu chính 1
1.1.2. Đặc điểm – Vị trí 1
1.1.3. Quy mô dự án 1
1.2. Giới thiệu về cung cấp điện 7
Chương 2: THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG 9
2.1. Các vấn đề chung về thiết kế chiếu sáng 9
2.1.1. Lựa chọn các thông số 9
2.1.2. Phương pháp tính toán chiếu sáng 10
2.1.3. Tính toán chiếu sáng tòa nhà 11
2.1.3.1. Tính toán chiếu sáng cho tầng hầm 11
2.1.3.2. Chọn đèn chiếu sáng sự cố 29
2.1.3.3. Chọn đèn chỉ dẫn thoát hiểm Exit cho tòa nhà 32
Chương 3: PHỤ TẢI TÍNH TOÁN TÒA NHÀ 47
3.1. Phân nhóm phụ tải 47
3.1.1. Nhóm các tủ điện phân phối trung gian nhận nguồn từ Tủ điện tổng EMSB 47
3.2. Phụ tải tính toán tòa nhà 48
3.2.1. Phụ tải chiếu sáng của các bộ đèn 48
3.2.2. Phụ tải tính toán tủ điện tầng hầm 50
3.2.2.3. Phụ tải tính toán tầng trệt 59
3.2.2.4. Phụ tải tính toán tầng 1 ÷15 68
3.2.2.5. Phụ tải tính toán tầng 16 81
3.2.2.6. Phụ tải tính toán tầng thượng 95
3.2.2.7. Phụ tải tính toán tổng của tòa nhà 97
3.2.2.8. Phụ tải tính toán tủ điện phòng cháy chữa cháy 98

Chương 4: CHỌN MÁY BIẾN ÁP, MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ TỤ BÙ 99
4.1. Chọn máy biến áp 99
4.2. Chọn máy phát điện dự phòng 99
4.3. Bù công suất phản kháng, nâng cao hệ số cosφ 100


4.3.1. Tính toán bù công suất cho tòa nhà 100
Chương 5: CHỌN DÂY DẪN 102
5.1. Nguyên tắc chọn dây dẫn 102
5.1.1. Xác định cỡ dây đối với cáp không chôn dưới đất 102
5.1.2. Xác định cỡ dây cho dây chôn dưới đất 105
5.2. Chọn dây 106
5.2.1. Chọn dây pha 106
5.2.2. Chọn dây trung tính: 106
5.2.3. Xác định kích cỡ dây bảo vệ PE 106
5.2.4. Tính toán chọn dây dẫn cho tòa nhà 107
5.2.4.1. Tuyến dây từ máy biến áp đến tủ điện tổng EMSB 107
5.2.4.2. Tuyến dây từ máy phát điện đến tủ điện tổng EMSB 108
5.2.4.3. Tuyến busway 108
5.2.4.4. Tuyến dây từ tủ điên tổng EMSB đến các phụ tải động lực tầng hầm 109
5.2.4.5. Tuyến dây từ Busway đến tủ điện các tầng 112
5.2.4.6. Tuyến dây từ tủ điện các tầng đến tủ điện các căn hộ, các phòng 112
5.2.4.7. Tuyến dây từ tủ điện các phòng, căn hộ đến các thiết bị điện 114
Chương 6: TÍNH TỔN THẤT ĐIỆN ÁP VÀ NGẮN MẠCH 121
6.1. Tính tổn thất điện áp 121
6.1.1. Sụt áp từ máy biến áp đến tủ điện tổng EMSB 122
6.1.2. Sụt áp từ tủ điện tổng EMSB đến các tủ động lực đặt tại tầng hầm 122
6.1.3. Sụt áp tại tủ điện các tầng của tòa nhà. 129
6.1.4. Sụt áp trên tuyến dây từ tủ điện tầng đến tủ điện các phòng chức năng, căn hộ. 130
6.1.5. Sụt áp từ tủ điện phòng, căn hộ đến thiết bị tiêu thụ 138

6.2. Tính ngắn mạch 143
6.2.1. Dòng ngắn mạch 3 pha 143
6.2.2. Dòng ngắn mạch 1 pha 153
Chương 7: CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ 170
7.1. Nguyên tắc chọn thiết bị bảo vệ (CB) 170
7.2. Tính toán chọn CB 171
7.2.1. Tuyến dây MBA-EMSB 171
7.2.2. Tuyến dây EMSB đến TĐ-PCCC 172
7.2.3. Tuyến EMSB – Tủ điện các tầng 173


7.2.4. Tuyến EMSB – Tủ động lực tầng hầm 174
7.2.5. Tuyến TĐ-PCCC đến các tủ động lực bơm nước chữa cháy, quạt tạo áp cầu thang 175
7.2.6. Tuyến dây tủ điện tầng – tủ điện phân phối các phòng chức năng, căn hộ 176
7.2.7. Tuyến dây tủ điện phòng chức năng, căn hộ - thiết bị 178
7.2.8. Chọn CB chống dòng rò (RCCB) 187
7.2.9. Chọn CB đóng cắt bảo vệ tụ bù 188
Chương 8: THIẾT KẾ NỐI ĐẤT, CHỐNG SÉT TÒA NHÀ 190
8.1. Thiết kế nối đất an toàn và làm việc 190
8.1.1. Tổng quan 190
8.1.2. Tính toán nối đất cho tòa nhà 191
8.2. Thiết kế hệ thống chống sét 194
8.2.1. Tổng quan 194
8.2.2. Tính toán chống sét cho công trình 195
Chương 9: THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁO CHÁY ĐỊA CHỈ 202
9.1. Giải pháp thiết kế 202
9.2. Những yêu cầu kỹ thuật của một hệ thống báo cháy 202
9.3. Sự tương hỗ của hệ thống báo cháy đến các hệ thống khác 203
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 205



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 1

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÒA NHÀ THE MONTANA

1.1. Giới thiệu về chung cư The Montana
1.1.1. Chủ đầu tư – Nhà thầu chính
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Ngân Thanh
- Nhà thầu chính: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Lilama SHB
1.1.2. Đặc điểm – Vị trí
Chung cư The Montana tọa lạc tại số: 360 Đường Thoại Ngọc Hầu, Phường Phú Thạnh,
Quận Tân phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nằm ngay trọng tâm của quận Tân Phú, The Montana chính là chiếc cầu nối nhanh nhất
đến các địa điểm giải trí, mua sắm nổi tiếng, trường học, bệnh viện như:
- Biện viện Chợ Rẫy.
- Biện viện Phú Thọ.
- Biện viện Đại Học Y Dược.
- Trường tiểu học Việt Mỹ.
- Trường Lê Quý Đôn.
- Những địa điểm giải trí, mua sắm lớn như: siêu thị Coop-mart, Công viên văn hóa
Đầm Sen, Hùng Vương Plaza
1.1.3. Quy mô dự án
Tòa nhà cao 16 tầng. Bao gồm:
- Tầng hầm gồm: nhà giữ xe, phòng tủ điện, máy phát, điện thông tin …
- Tầng trệt dành cho các tiện ích chung: khu ăn uống, làm đẹp, sinh hoạt cộng đồng…
- Tầng 1÷15 dành cho căn hộ, mỗi tầng 7 căn. Các loại diện tích: 127m2, 106.5m2 ,
96m2, 87.6m2, 85.7m2, 75m2 .
- Tầng 16 gồm: hồ bơi, bar, tập thể dục nam, nữ và một căn hộ Penhouse duy nhất

230m2
Trên khu đất rộng hơn 2000m
2
, trong đó 65% được dành cho khu vực công cộng và cây
xanh. The Montana gồm 16 tầng, được xây dựng theo phong cách châu Âu, tổng diện tích
sàn xây dựng 15601
2
và độ cao tòa nhà 65 m. Tổng số căn hộ là 105 căn hộ với diện tích
từ 75 đến 127 m2 và một căn Penthouse diện tích 230m
2
ở tầng 16 có hồ bơi riêng với các
thiết kế riêng thích hợp cho các nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Ngoài các căn hộ
chung cư còn được thiết kế để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của mọi người với các
phòng chăm sóc và làm đẹp phụ nữ, trung tâm thể dục, hồ bơi… The Montana như một
thế giới thu nhỏ với những tiện ích cần thiết cho cuộc sống hiện đại.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 2


Toàn cảnh tòa nhà The Montana

Căn hộ mẫu:

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 3




Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 4



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 5


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 6



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 7

1.2. Giới thiệu về cung cấp điện
Dựa theo tài liệu tham khảo

2


Thiết kế hệ thống cung cấp điện là thực hiện những bước tính toán để lựa chọn các
phần tử hệ thống điện thích hợp với từng đối tượng, sao cho các phần tử này đáp ứng
được các yêu cầu về kĩ thuật, an toàn và kinh tế. Trong đó mục tiêu chính là đảm bảo

độ tin cậy cung cấp điện, nâng cao chất lượng điện năng.
Thiết kế cung cấp điện với các đối tượng là rất đa dạng với những đặc thù khác nhau.
Như vậy, thiết kế cung cấp điện tốt với bất cứ đối tượng nào cũng cần thỏa nãn các yêu
cầu sau:
- Độ tin cậy cấp điện: mức độ tin cậy cung cấp điện phụ thuộc vào yêu cầu của phụ tải.
+ Hộ loại 1: đây là hộ tiêu thụ rất quan trọng, không được mất điện trong mọi tình
huống như là: sân bay, bến cảng, văn phòng Chính phủ…đối với hộ loại này, phải
được cung cấp ít nhất từ hai nguồn điện độc lập, hoặc phải có nguồn dự phòng.
+ Hộ loại 2: là hộ tiêu thụ mà khi bị ngừng cung cấp điện sẽ gây ra thiệt hại lớn về
kinh tế. ví dụ về hộ này: nhà máy cơ khí, nhà máy thực phẩm, trạm bơm tưới
tiêu…cung cấp điện cho hộ loại này thường có them nguồn dự phòng. Vấn đề ở đây là
phải so sánh giữa vốn đầu tư cho nguồn dự phòng và hiệu quả kinh tế đưa lại do không
bị ngừng cung cấp điện.
+ Hộ loại 3: là những hộ tiêu thụ điện còn lại như khu dân cư, trường học…thông
thường hộ loại này được cấp điện từ một nguồn.
- Chất lượng điện: được đánh giá qua hai chỉ tiêu tần số và điện áp. Chỉ tiêu tần số do
cơ quan điều khiển hệ thống điện quốc gia điều chỉnh. Vì vậy người thiết kế hệ thống
cung cấp điện chỉ cần quan tâm đến đảm bảo chất lượng điện áp cho khách hang. Nói
chung, điện áp ở lưới trung áp và hạ áp cho phép dao động quanh giá trị ±5% điện áp
định mức. Các xí nghiệp yêu cầu cao hơn về chất lượng điện áp thì chỉ cho phép dao
động trong khoảng ± 2,5%.
- An toàn cung cấp điện: hệ thống cung cấp điện phải được vận hành an toàn đối với
người và thiết bị. Muốn đạt được yêu cầu đó, người thiết kế điện phải chọn sơ đồ cấp
điện hợp lý, rõ rang, mạch lạc để tránh được nhầm lẫn trong vận hành, các thiết bị phải
được chọn lựa đúng chủng loại, đúng công suất. Việc vận hành quản lý hệ thống điện
có vai trò đặc biệt quan trọng. Người sử dụng phải tuyệt đối chấp hành những quy
định về an toàn sử dụng điện.
- Kinh tế: trong quá trình thiết kế thường xuất hiện nhiều phương án, các phương án đều
có ưu và nhược điểm riêng, có thể có lợi về mặt kinh tế nhưng lại không đảm bảo về
mặt kỹ thuật. một phương án đắt tiền thường có đặc điểm là độ tin cậy và an toàn cao

hơn. Để đảm bảo hài hòa giữa hai phương án kinh tế và kỹ thuật thì phải tính toán và
so sánh tỷ mỷ giữa các phương án.
 Kết luận: Một phương án cung cấp điện được xem là hợp lý khi thỏa nãn được các yêu
cầu sau:
- Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cao tùy theo tính chất hộ tiêu thụ.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 8

- Đảm bảo chất lượng điện năng theo quy chuẩn.
- Vốn đầu tư nhỏ, chi phí vận hành hằng năm thấp.
- Thuận lợi cho công tác vận hành, sửa chữa,…
- Có thể mở rộng phụ tải trong tương lai.























Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 9

Chương 2: THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG
2.1. Các vấn đề chung về thiết kế chiếu sáng
Dựa theo tài liệu tham khảo

3


 Chiếu sáng làm việc: dùng để đảm bảo sự làm việc, hoạt động của người, vậy,
phương tiện vận chuyển khi thiếu hoặc không có ánh sáng tự nhiên.
 Chiếu sáng sự cố: cho phép vẫn tiếp tục làm việc tạm thời trong một thời gian hoặc
đảm bảo cho người di chuyển an toàn ra khỏi khu vực bị sự cố.
 Chiếu sáng an toàn: để phân tán người cần thiết ở nhưng lối đi lại.
 Chiếu sáng bảo vệ: cần thiết trong đêm tại các công trình xây dựng hoặc những nơi
sản xuất.
2.1.1. Lựa chọn các thông số
2.1.1.1. Chọn nguồn sáng
Chọn nguồn chiếu sáng phụ thuộc
- Nhiệt độ màu của nguồn sáng theo biểu đồ Kruithof
- Các tính năng của nguồn sáng: đặc tính điện (điện áp, công suất), khích thước,
hình dạng bóng đèn, đặc tính ánh sáng, màu sắc, tuổi thọ đèn.

- Mức độ sử dụng (liên tục hay gián đoạn); nhiệt độ môi trường, kinh tế.
2.1.1.2. Lựa chọn hệ thống chiếu sáng
- Hệ 1: hệ chiếu sáng chung bao gồm hệ chiếu sáng chung đều và hệ chiếu sáng
khu vực.
- Hệ 2: hệ chiếu sáng hỗn hợp bao gồm các đèn chiếu sáng chung và các đèn đặt
trực tiếp tại chỗ làm việc khi cần nâng cao độ rọi.
2.1.1.3. Các yếu tố ảnh đến sự lựa chọn hệ chiếu sáng
- Đảm bảo độ rọi theo yêu cầu
- Tiện nghi cao: tránh chói, độ rọi tuyệt đối đồng đều trên bề mặt làm việc, màu
sắc phù hợp
- Phù hợp với môi trường
- Linh hoạt, thay đổi vị trí lặp đặt đèn, mức điều khiển tự động cao
- Tiết kiệm điện, chi phí bảo trì, vận hành
- Thẩm mỹ
2.1.1.4. Chọn độ rọi E
Việc chọn độ rọi phụ thuộc vào cáy yếu tố sau:
- Loại công việc, kích thước các vật, sự sai biệt giữa vật và hậu cảnh
- Mức độ căng thẳng của công việc
- Lứa tuổi sử dụng
- Hệ chiếu sáng, loại nguồn sáng lựa chọn
2.1.1.5. Hệ số dự trữ k (hệ số bù d)
Khi thiết kế chiếu sáng, khi tính công suất cần phải chú ý trong quá trình vận hành
của hệ chiếu sáng, giá trị độ rọi trên mặt phẳng làm việc bị giảm. Những nguyên
nhân chính làm giảm độ rọi E là: giảm quang thông của nguồn sáng trong quá trình
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 10

làm việc, giảm hiệu suất của đèn khi thiết bị chiếu sáng, tường trần bị bụi bẩn. vì
vậy khi thiết kế chiếu sáng, để đảm bảo độ rọi đạt yêu cầu cần xét đến hệ số bù d.

2.1.2. Phương pháp tính toán chiếu sáng
Thiết kế chiếu sáng theo phương pháp sử dụng bao gồm các bước:
2.1.2.1. Nghiên cứu đối tương chiếu sáng
- Chức năng
- Kích thước
- Vật liệu: tường sàn trần
- Tuổi thọ ngươi lao động
- Môi trường
- Các yêu cầu khác (tiết kiệm, thẩm mỹ, tự động…)
2.1.2.2. Lựa chọn độ rọi yêu cầu
2.1.2.3. Chọn hệ chiếu sáng
2.1.2.4. Chọn nguồn sáng
2.1.2.5. Chọn bộ đèn
- Tính chất môi trường xung quanh
- Các yêu cầu về sự phân bố ánh sáng, sự giảm chói
- Các cấp bộ đèn được phân chia theo tiêu chuẩn IEC; kinh tế
2.1.2.6. Lựa chọn chiều cao treo đèn
Tùy theo đặc điểm của đối tượng; loại công việc, loại bóng đèn, sự giảm chói, bề
mặt làm việc ta có thể phân bố các đèn sát trần (h’=0) hoặc cách trần 1 khoảng h’.
Chiều cao bề mặt làm việc có thể trên độ cao 0,8m so với sàn hoặc ngay trên sàn
tùy theo công việc. Khi đó độ cao treo đèn so với bề mặt làm việc: h

= h – h’-0,8.
2.1.2.7. Xác định các thông số kỹ thuật của ánh sáng
- Chỉ số địa điểm
Đặc trưng cho kích thước hình học của địa điểm
K=

h


(+)

- Hệ số bù: có thể chọn giá trị hệ số bù theo bảng 6 Tài liệu tham khảo

3

tùy
thuộc vào loại bóng đèn và mức độ bụi của môi trường
- Tính tỷ số treo:
j=
′


+ h


với: h’ là chiều cao từ bề mặt đèn đến trần
- Xác định hệ số sử dụng:
Dựa trên các thống số: loại bộ đèn, tỷ số treo, chỉ số địa điểm, hệ số phản xạ
trần, tường sàn ta tra giá trị hệ số sử dụng trong các bảng do các nhà chế tạo cho
sẵn.
Hoặc dựa vào công thức:
U= 

. 

+

. 



Trong đó:
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 11



,

: hiệu suất trực tiếp và gián tiếp của bộ đèn.


,

là hệ số có ích ứng với nhóm trực tiếp và gián tiếp
2.1.2.8. Xác định quang thông tổng yêu cầu
Φ
ổ
=
E

..


Trong đó:
 E

:độ rọi lựa chọn theo tiêu chuẩn(lux)
  diện tích bề mặt làm việc( 

2
)
 : hệ số bù
 Φ
ổ
: quang thông tổng các bộ đèn(lm)
 : hệ số sử dụng
2.1.2.9. Xác định số bộ đèn
Số bộ đèn được xác định bằng cách chia quang thông tổng các bộ đèn cho số quang
thông các bóng trong một bộ đèn. Tùy thuộc vào số bộ đèn tính được ta có thể làm
tròn lớn hơn hoặc nhỏ hơn để tiện phân chia thành các dãy. Tuy nhiên sự làm tròn
ở đây không được vượt quá khoảng cho phép (-10% ÷20%), nếu không số bộ đèn
lựa chọn sẽ không đảm bảo đủ độ rọi yêu cầu( hoặc quá cao hoặc quá thấp).
N
ộđè
=
Φ
ổ
Φ
áó/ộ

Φ
áó/
: tổng quang thông các bóng trong một bộ đèn
2.1.2.10. Kiểm tra sai số quang thông
Φ%=
N
đè

áó/

Φ

Φ


2.1.2.11. Phân bố các bộ đèn
Dựa trên các yếu tố:
 Phân bố sao cho độ rọi đồng đều và tránh chói
 Đặc điểm kiến trúc của đối tượng, phân bố đồ đạc
 Thỏa nãn yêu cầu về khoảng cách tối đa giữa các dãy và giữa các đèn trong một dãy;
dễ dàng vận hành và bảo trì.
 Ta phân bố các bộ đèn sao cho khoảng cách giữa các dãy đèn L

<L


khoảng cách giữa các đèn trong một dãy L
ọ
< 
ọ
. Nếu khoảng cách đó vượt
quá mức cho phép thì phải phân bố lại. chọn khoảng cách từ dãy đèn ngoài cùng đến
tường bằng (0,3÷ 0,5) khoảng cách giữa các dãy đèn.
2.1.2.12. Kiểm tra độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc
E

=
N
đè


áó/
.
.

2.1.3. Tính toán chiếu sáng tòa nhà
2.1.3.1. Tính toán chiếu sáng cho tầng hầm
Bao gồm


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 12

Bảng 2.1: Bảng thống kê các khu vực chiếu sáng tầng hầm
Tầng
Khu vực chiếu sáng
Độ rọi tiêu chuẩn
Etc(lux)
Hầm
Bãi giữ xe 1
150
Bãi giữ xe 2
150
Phòng xử lý nước cấp
150
Phòng xử lý nước thải
150
Phòng máy bơm
150
Kho rác

100
Phòng máy phát điện
300
Phòng điện trung tâm
300
Phòng báo cháy và camera
300
Sảnh khu máy phát + điện TT
150
Phòng GAIN kỹ thuật
300
Sảnh khu Gain kỹ thuật
150
Cầu thang thoát hiểm sự cố
150
Cầu thang đi bộ
150
Đèn khẩn cấp có lưu điện 3 giờ

Cấp nguồn đèn Exit có Pin 2 giờ

Phòng dầu dự phòng máy phát
150

2.1.3.1.1. Áp dụng lý thuyết tính toán chiếu sáng cho bãi giữ xe số 1
- Kích thước
Chiều cao: h=3,4m
Diện tích : S=a.b=50x20,3=1015 
2


- Màu sơn
Màu sơn của trần: vàng creme – hệ số phản xạ: ρ

= 0,7
Màu sơn của tường: vàng nhạt – hệ số phản xạ: ρ

= 0,5
Chất liệu sàn: xi măng phủ sơn xanh sậm– hệ số phản xạ: 

= 0,2
- Độ rọi yêu cầu:
Đối tượng được chiếu sáng ở đây là nhà giữ xe. Vì vậy đô rọi nằm trong khoảng
150lux.
E

= 150 lux
- Chọn hệ chiếu sáng
Với mặt bằng nhà xe như trên, ta chọn hệ chiếu sáng chung đều: khoảng cách giữa
các đèn trong một dãy và giữa các dãy được đặt cách đều nhau, đảm bảo các điều
kiện chiếu sáng mọi nơi như nhau.
- Chọn khoảng nhiệt độ màu
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 13

Dựa vào biểu đồ Kruithof cho phép lựa chọn bóng đèn theo độ rọi yêu cầu trong
môi trường tiện nghi. Ứng với E

= 150 lux khoảng cho phép của nhiệt độ màu
nằm trong khoảng:

T

= 2700 – 3500 ( °K).
- Chọn bóng đèn
Chọn đèn huỳnh quang T8, TL-D 36W của nhà sản xuất PHILIP vì đáp ứng được
các yêu cầu trên về nguồn sáng.
Thông số bóng đèn:
T

= 4100 °K, R

= 63, P

= 36 W, Φ

= 3350 lm
- Chọn bộ đèn
Loại: 4MX091 2xTL-D36W
Cấp hiệu suất: 0.62H+0.33T
Số đèn/bộ: 2
Tổng quang thong các bóng/bộ: 6700 lm
L

= 1,6h

, L

= 2h



- Lựa chọn chiều cao treo đèn
Với độ cao của phân xưởng là h=3,4m, chiều cao bề mặt làm việc là h

=0,8m thì
ta có thể phân bố các bộ đèn sát trần.
Cách trần h’=0m
Chiều cao treo đèn so với bề mặt làm việc: h

= h - h’ - 0.8=3,4 – 0 – 0.8 = 2,6m
Chiều cao treo đèn thỏa nãn điều kiện: chiều cao h

đối với đèn huỳnh quang
không được vượt quá 4m.
- Chỉ số địa điểm
Đặc trưng cho kích thước hình học của địa điểm
K=

h

(+)
=
50.20,3
2,6(50+20,3)
= 5,55
- Hệ số bù
Đối với bóng đèn huỳnh quang làm việc ở môi trường bụi trung bình thì hệ số bù là:
d= 1,35
- Tỷ số treo
j=
′



+h

=
0
0+2,6
= 0
- Hệ số sử dụng
Vì đã chọn bô đèn cấp H/T nên ta có công thức tính hệ số sử dụng :
U= 

. 

+

. 


Trong đó:


,

: hiệu suất trực tiếp và gián tiếp của bộ đèn.


,

là hệ số có ích ứng với nhóm trực tiếp và gián tiếp

Với bộ đèn đã chọn thì ta có 

=0,62, 

=0,33
 Bộ phản xạ: 752
 Chỉ số địa điểm K=5,55. Do đó ta sẽ tra bảng với chỉ số địa điểm K=5
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 14

 Chỉ số lưới: 

= 1
 Chỉ số gần: 

=0,5
 Tỷ số treo : j=0
Tra bảng hệ số có ích của bộ đèn cấp H ta được 

=0,72
Tra bảng hệ số có ích của bộ đèn cấp T ta được 

=0,55
 U= 

. 

+


. 

= 0,62.0,72 + 0,33.0,55= 0,628
- Quang thông tổng
Ta có công thức tính quang thông tổng


=
E

..


Trong đó:
 E

:độ rọi lựa chọn theo tiêu chuổn(lux)
  diện tích bề mặt làm việc( 
2
)
 : hệ số bù
 

: quang thông tổng các bộ đèn(lm)
 : hệ số sử dụng
 

=
E


..

=
150.1015.1.35
0,628
= 327289 lm
- Xác đinh số bộ đèn
Số bộ đèn được xác định bằng cách chia quang thông tổng các bộ đèn cho số quang
thông các bóng trong một bộ đèn. Tùy thuộc vào số bộ đèn tính được ta có thể làm
tròn lớn hơn hoặc nhỏ hơn để tiện phân chia thành các dãy. Tuy nhiên sự làm tròn ở
đây không được vượt quá khoảng cho phép(-10% ÷20%), nếu không số bộ đèn lựa
chọn sẽ không đảm bảo đủ độ rọi yêu cầu( hoặc quá cao hoặc quá thấp).
N
đè
=



áó/
=
327289
6700
= 48,8 bộ

áó/
: tổng quang thông các bóng trong một bộ đèn.
Chọn số bộ đèn: 48 bộ
- Kiểm tra sai số quang thông
%=
N

đè
.
áó/




=
48.6700 327289
327289
= -0,017%
 Kết luận: sai số quang thông nằm trong khoảng cho phép ( -10% ÷ 20%). => số bộ
đèn đã chọn đạt yêu cầu.
- Kiểm tra độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc
E

=
N
đè

áó/
.
.
=
48.6700 .0,628
1015.1,35
= 147,4 lux
- Phân bố các bộ đèn
Với 48 bộ đèn ta có thể phân bố như sau:
 Theo chiều rộng ta đặt 6 bộ tạo thành 6 hàng, mỗi hàng 8 bô. Nhưng do

đặc điểm hình học của công trình (xem bản vẽ) nên ta phải bỏ bớt 4 bộ
đèn.
Vậy số bộ đèn cần thiết cho bãi giữ xe 1 là 44 bộ.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 15

2.1.3.1.2. Thiết kế chiếu sáng dùng phần mềm dialux4.9
Khởi động phần mềm dialux4.9
Sau khi khởi động chương trình sẽ xuất hiện hộp thoại sau


Chọn “New Exterior Project” màn hình làm việc xuất hiện

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 16

Nhập thông số đầu vào: bao gồm tọa độ các cạnh và độ cao của phòng cần thiết kế vào
hộp thoai “Room Editor”


Sau khi nhập xong ta có hình dạng của bãi giữ xe 1 như sau:


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 17

Hình 3D của bãi giữ xe 1



Chọn thẻ “General “đặt tên dự án là “ Bãi giữ xe1”



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 18

Chọn thẻ “maintenance plan method” chọn hệ số suy giảm ánh sáng. Độ bụi bám công
trình bãi giữ xe 1 ở mức trung bình nên ta chọn hệ số suy giảm ánh sáng là 0.67



Chọn thẻ “Room Surfaces “ để chọn hệ số phản xạ trần, tường, sàn


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp GVHD: Ths. Phan Thị Thu Vân

SVTH: Vũ Văn Dũng MSSV: 0951030004 Trang 19

Vào phần “Object” để chèn vào bãi giữ xe các vật dụng như: xe cộ, trụ bê tông, cửa ra
vào… sau khi chèn xong ta có hình ảnh bãi giữ xe cần thiết kế như sau:


Vào phần “Field Arrangement” để chọn kiểu phân bố đèn dạng chung đều:



×