Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Đề tài: Đóng góp của phong trào thơ trẻ chống Mỹ trên phương diện nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.8 KB, 68 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong khóa luận chưa từng
được công bố ở các bài nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thanh Hóa, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
LỜI CẢM ƠN !
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, bản thân tôi đã nhận được
nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ phía thầy cô và các bạn.
Hiện nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt ngiệp của mình. Tôi xin
được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Hồng Đức, Ban chủ
nhiệm khoa KHXH cùng toàn thể thầy giáo nói chung đã dìu dắt và tận tình
chỉ bảo trong suốt ba năm học vừa qua đồng thời tạo điều kiện để tôi được
thực hiện khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Hoàng Thị Huệ
- người trực tiếp định hướng, hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt quá trình
thực hiện và giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận đúng thời hạn và có kết quả.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn trong và ngoài lớp đã động
viên khích lệ cũng như góp ý và tạo những điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn
thành khóa luận này.
Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn cho nên khóa luận chắc
chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được
sự thông cảm và góp ý của quý thầy cô và các bạn


Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến toàn thể quý thầy cô!
Thanh Hóa, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
MỤC LỤC
Trang
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam giai đoạn (1964 – 1975) đã hoàn thành được sứ
mệnh lịch sử của mình và đạt được nhiều thành tựu nhất định. Thành công
ấy, ngoài sự đóng góp của những thế hệ nhà thơ trưởng thành trước và trong
thời kỳ chống Mỹ thì không thể không kể đến các nhà thơ trẻ.
Khái niệm thơ trẻ chống Mỹ được dùng để chỉ thơ của các cây bút
tuổi đời và đặc biệt là tuổi nghề còn trẻ xuất hiện trong thời kỳ chống Mỹ.
Đây chính là thời kỳ mà họ có những tác phẩm gây được sự chú ý, khẳng
định tài năng và dấu ấn của mình trên thi đàn. Ngay khi mới xuất hiện, thơ
trẻ chống Mỹ đã được đông đảo bạn đọc quan tâm bởi tính mới lạ, độc đáo
cùng những giá trị tư tưởng sâu sắc mà nó đã đóng góp cho văn học dân tộc.
Làm nên những thành tựu đó là một đội ngũ dồi dào, trẻ trung và đầy nhiệt
huyết, giàu cá tính. Họ đã để lại trong thơ những dấu ấn riêng khá đậm nét.
Đánh giá khái quát những thành tựu cùng những đóng góp của thơ trẻ chống
Mỹ cho nền văn học Việt Nam hiện đại, nhất là trên phương diện nghệ thuật

là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về lí luận lẫn thực tiễn.
Nhiều tác phẩm thơ kháng chiến (trong đó có thơ trẻ) được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường. Điều này chứng tỏ giá trị của thơ kháng chiến
nói chung và thơ trẻ nói riêng. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây có một số
ý kiến phủ nhận giá trị cùng những đóng góp của văn học thời kỳ này. Đối
với phê bình nghiên cứu, có thể coi là hiện tượng bình thường nhưng đối với
tiếp nhận văn học thì sự mâu thuẫn trong các quan điểm đánh giá nếu không
nhanh chóng giải quyết sẽ gây cho bạn đọc rất nhiều khó khăn. Từ góc nhìn
về nghệ thuật, tôi hy vọng khóa luận có thể đóng góp ít nhiều cho việc đánh
giá những đóng góp của thơ trẻ, đồng thời là những gợi ý bổ ích thiết thực
đối với việc dạy học phần thơ kháng chiến chống Mỹ trong nhà trường.
Thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ là một hiện tượng rất đáng chú ý của văn
học hiện đại Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện, trưởng thành của một thế hệ
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
1
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
nhà thơ và bước phát triển mới của nền thơ chống Mỹ. Tuy còn có những
hạn chế, những non nớt nhưng đã làm tròn sứ mệnh vinh quang của nó, có
những đóng góp đáng ghi nhận, xứng đáng là một hiện tượng nổi bật trong
lịch sử văm học Việt Nam hiện đại. Ngay khi thơ trẻ mới xuất hiện, nó đã
giành được sự quan tâm đáng kể của giới nghiên cứu, lý luận phê bình,
giảng dạy văn học và đông đảo công chúng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn
chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào những đóng góp của
phong trào thơ trẻ chống Mỹ trên phương diện nghệ thuật. Số lượng các bài
viết khá nhiều nhưng chủ yếu mới chỉ được tập hợp trong các công trình
chung về thơ từ năm 1945 đến năm 1975 và chỉ điểm xuyết về một số nét
nghệ thuật, chưa xác lập được hệ thống. Chọn đề tài này, chúng tôimong
muốn có một cái nhìn bao quát, tổng thể về đóng góp của phong trào thơ trẻ

trên phương diện nghệ thuật, thấy được sự thống nhất trong đa dạng của thơ
trẻ.
Nghiên cứu vấn đề này không chỉ cung cấp cho tôi và các giáo viên
Ngữ văn khác thêm nhiều tư liệu cần thiết trong quá trình giảng dậy mà còn
giúp chúng tôi hiểu biết sâu sắc hơn về những đóng góp của phong trào thơ
trẻ chống Mỹ trên phương diện nghệ thuật. Vì vậy, chúng tôi đã chọn vấn đề
này làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Có khá nhiều các công trình, bài viết về phong trào thơ chống Mĩ nói
chung và thơ trẻ nói riêng. Căn cứ vào đặc điểm xã hội, gắn với nó là quan
niệm đánh giá văn chương khác nhau, chúng tôi lấy sự kiện đổi mới (1986)
làm mốc chia các công trình nghiên cứu thành hai giai đoạn:
2.1. Giai đoạn trước đổi mới (1986)
Tuy trước đổi mới, hệ quy chiếu trong phê bình đánh giá thơ trẻ chưa
có gì thay đổi nhưng tương hợp với bước chuyển của lịch sử, sát với diễn
trình vận động của dòng thơ này, chúng tôi xin điểm luận những công trình
nghiên cứu theo từng chặng:
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
2
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
Chặng thứ nhất:
Từ khi thơ trẻ hình thành đến 1975. Đây là chặng phê bình đồng hành
“nhịp nhàng” với sáng tác, kết nối rất hiệu quả với người đọc. Người tiên
phong như một bậc thầy trong lĩnh vực này là Hoài Thanh. Những đánh giá
về các nhà thơ trẻ, mà lúc ấy, theo ông là có những triển vọng, qua thời gian,
hết thảy đều không sai. Tuy không nghiên cứu sâu giọng điệu của nhà thơ
trẻ nào nhưng trong các bài viết, Hoài Thanh đều có phát hiện và khi ông đã
phát hiện chất giọng của nhà thơ nào thì đích thực của nhà thơ đó, không lẫn

với ai được. Cùng Hoài Thanh, Xuân Diệu cũng tỏ ra chú ý phát hiện, bồi
dưỡng tài năng các cây bút trẻ. Tiếp đến, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Xuân Nam
giới thiệu thơ Bằng Việt; Nguyễn Văn Hạnh thẩm bình Vầng trăng và
quầng lửa của Phạm Tiến Duật khi tập thơ mới được ấn hành; Định Nguyễn
phác thảo chất thơ, giọng thơ Nguyễn Đức Mậu và Vương Trọng; Vũ Quần
Phương nhận ra “Thơ Nguyễn Khoa Điềm khỏe mà thấm”; Hoàng Trung
Thông có những nhận xét tinh tế về Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Ý
Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ…Trong từng bài viết, các nhà phê bình uy tín đã rất
chú ý đến ngôn ngữ, bút pháp, nhịp thơ,… tức những vấn đề liên quan đến
nghệ thuật. Xét theo hướng nghiên cứu tổng thể, có thể nói Chế Lan Viên là
người khai mở đầu tiên. Trong lời tựa tập thơ Sức mới (1965) ông đã nhận ra
thế mạnh của thế hệ nhà thơ trẻ chính ở sự “nồng ấm cái hơi của cuộc sống”.
Đến tiểu luận “Thơ đánh Mỹ cứu nước”, Chế Lan Viên chỉ rõ sự lớn mạnh
nhanh chóng đội ngũ nhà thơ trẻ, tiếp tục khẳng định ưu thế nổi trội của họ.
Sau Chế Lan Viên, Bùi Công Hùng, Nguyễn Văn Long, Bằng Việt đều có
những bài viết về thơ trẻ.
Chặng thứ hai:
Mười năm đầu hậu chiến (1976 – 1986). Sau khi chiến tranh kết thúc,
một số nhà thơ trẻ dành nhiều thời gian nghiên cứu thơ của chính thế hệ
mình, đưa ra những ý kiến đáng chú ý (Nguyễn Trọng Tạo, Vũ Quần
Phương, Phạm Tiến Duật…). Tập trung nhiều có tính chuyên nghiệp vẫn là
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
3
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
các nhà khoa học ở các viện nghiên cứu, các trường đại học. Nhiều công
trình nghiên cứu thơ chống Mỹ tầm quy mô ra đời, trong xu hướng đó, thơ
trẻ cũng rất được chú ý. Có thể nói đến một số công trình tiêu biểu: Văn
học Việt Nam chống Mỹ cứu nước (Viện văn học, 1979), Nhà thơ Việt

Nam hiện đại (Viện văn học, 1984), Văn học giải phóng miền Nam
(Phạm Văn Sỹ, 1976)… Điểm cần quan tâm đến là, đến Văn học Việt
Nam chống Mỹ cứu nước, lần đầu tiên mảng thơ trẻ yêu nước tiến bộ
vùng đô thị miền Nam được nghiên cứu theo hướng tổng thể, hé lộ cách
nhìn mới.
2. 2. Giai đoạn từ đổi mới đến nay
Do có sự ứng dụng lý thuyết phê bình văn học phương Tây nên nhiều
vấn đề thuộc nội dung và nghệ thuật của thơ trẻ chống Mỹ được các nhà
nghiên cứu tiếp cận khá phong phú, đủ các tầm độ. Những công trình như
Một thời đại mới trong văn học (1995), Tư duy và tư duy thơ Việt Nam hiện
đại (1995), Văn học Việt Nam 1945 – 1975 (1998), Tiến trình thơ Việt Nam
hiện đại (2001), Lịch sử văn học Việt Nam tập 3 (2002), Giáo trình Văn học
Việt Nam tập 2 (2007), Thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(2010)… là những công trình khoa học khá quy mô. Trong những công trình
ấy, nhiều nhà nghiên cứu uy tín đã đưa ra một số nhận định xác đáng về
dòng thơ này, cả vềthành tựu và hạn chế (Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình
Sử, Trần Hữu Tá, Nguyễn Văn Long, Vũ Tuấn Anh, Mã Giang Lân, Nguyễn
Bá Thành…)
Bước sang thế kỷ XXI, số lượng công trình nghiên cứu thơ trẻ chống
Mỹ dưới dạng luận văn, luận án ngày càng nhiều. Tiêu biểu như: Phạm Thị
Hoan, Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ - luận văn thạc sĩ, 2008; Giang
Khắc Bình, Một số phong cách tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ chống Mỹ -
luận án tiến sĩ, 2009; Búi Bích Hạnh, Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam
1965 – 1975 – luận án tiến sĩ, 2012… Nhìn chung sau 1986 các công trình
nghiên cứu có nhiều đổi mới, tập trung nhiều hơn vào mặt nghệ thuật.
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
4
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ

Tóm lại, tất cả những công trình trên là những tài liệu tham khảo quý
giá, có ý nghĩa khai mở giúp chúng tôi tìm hiểu một cách hệ thống những
đóng góp của thơ trẻ chống Mỹ trên phương diện nghệ thuật.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu những đóng góp của phong trào thơ trẻ trên phương
diện nghệ thuật nhằm những mục đích sau:
- Khẳng định đóng góp của phong trào thơ trẻ trong nền thơ ca chống
Mỹ cứu nước nói riêng và thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung, đặc biệt là
những đóng góp về nghệ thuật.
- Bổ sung kiến thức cho học sinh, sinh viên khi tìm hiểu, nghiên cứu,
học tập phần thơ trẻ chống Mĩ nói riêng và thơ chống Mĩ nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phong trào thơ trẻ chống Mỹ - những đóng
góp trên phương diện nghệ thuật.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ và giới hạn của khóa luận, đề
tài chỉ đi sâu nghiên cứu, phân tích đóng góp về nghệ thuật của thơ trẻ
chống Mỹ qua một số sáng tác của của một số tác giả tiêu, nhất là những tác
giả được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông và đại học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp một số phương
pháp sau:
- Phương pháp hệ thống tư liệu: Sử dụng phương pháp này giúp người
nghiên cứu hệ thống nguồn tư liệu khá phong phú là các sáng tác thơ trẻ,
theo những tiêu chí đặt ra.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Giúp làm nổi bật những đóng góp
của thơ trẻ, trên phương diện nghệ thuật.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Giúp kết nối với các yếu tố văn
hóa, lịch sử, xã hội từ đó làm rõ hơn giá trị của thơ trẻ.
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö

5
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
- Phương pháp thống kê, phân loại: Giúp hệ thống, khái quát những
đóng góp của thơ trẻ trên phương diện nghệ thuật, dựa trên tần số xuất hiện,
cách thức xuất hiện.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1. Phong trào thơ trẻ trong dòng chảy thơ chống Mỹ
1.1. Sự xuất hiện của phong trào thơ trẻ chống Mĩ
1.2. Quá trình trưởng thành, phát triển của phong trào thơ trẻ chống Mỹ
Chương 2. Đóng góp của phong trào thơ trẻ trên phương diện ngôn
ngữ, giọng điệu
2.1. Trên phương diện ngôn ngữ
2.1.1.Ngôn ngữ đời thường, giản dị, khẩu ngữ; yếu tố văn xuôi
2.1.2. Vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ và sáng tạo hình ảnh thơ
2.2. Trên phương diện giọng điệu
2.2.1. Giọng điệu hào sảng, lạc quan
2.2.2. Giọng điệu trữ tình, thống thiết
2.2.3. Giọng điệu triết lý, suy tưởng
Chương 3. Đóng góp của phong trào thơ trẻ trên phương diện thể loại
3.1. Phát triển mạnh thơ tự do
3.2. Bùng nổ thể trường ca
7. Đóng góp của khóa luận.
- Khóa luận giúp cho người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về những đóng
góp của thơ trẻ chống Mỹ trên phương diện nghệ thuật.
- Qua việc tìm hiểu nội dung khóa luận người đọc sẽ bồi dưỡng sâu
sắc hơn tình yêu với thơ ca. Khóa luận hoàn thành cũng có thể là tài liệu
tham khảo cho học sinh, sinh viên trong quá trình học tập phần thơ chống
Mỹ nói chung và thơ trẻ chống Mỹ nói riêng.

Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
6
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. PHONG TRÀO THƠ TRẺ TRONG DÒNG
CHẢY THƠ CHỐNG MỸ
1.1. Sự xuất hiện của phong trào thơ trẻ.
Từ năm 1964, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta
bước sang một giai đoạn mới gay go, căng thẳng và vô cùng ác liệt. Trước
tình đó buộc chúng ta phải phát huy cao độ sức mạnh hiện tại và thời đại,
đặc biệt cần khơi dậy sức mạnh truyền thống tinh thần vốn tồn tại hàng ngàn
đời của dân tộc để tiếp thêm nguồn sức mạnh cho cuộc chiến đấu hôm nay.
Trong những yêu cầu và đòi hỏi đó của thời đại, thơ ca có thể đáp ứng một
phần không nhỏ.
Đội ngũ sáng tác của nền thơ chống Mỹ hình thành từ nhiều thế hệ
nhà thơ. Thế hệ nhà thơ từ trước cách mạng tháng Tám ( Xuân Diệu, Tố
Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh…), thế hệ nhà thơ trưởng thành
trong thời kì kháng chiến chống Pháp (Chính Hữu, Hoàng Trung Thông,
Nguyễn Đình Thi…) và thế hệ nhà thơ xuất hiện trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ. Ở mỗi thế hệ nhà thơ đều có thế mạnh và đóng góp riêng cho nền
thơ chống Mỹ nói riêng và thơ Việt Nam nói chung. Mỗi nhà thơ bằng
phong cách riêng của bản thân đã đem đến một cách nhìn, một cách cảm
nhận riêng về cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc, góp phần dựng lên bức
tranh hiện thực lớn lao của đất nước.
Nhiều nhà thơ thuộc thế hệ trước cách mạng tháng Tám và trong
kháng chiến chống Pháp đã tập trung khám phá và phát hiện Tổ quốc trong
bề rộng của không gian, trong chiều dài của thời gian, trong mối quan hệ
mật thiết với lịch sử bốn nghìn năm của dân tộc ta. Mặc dù họ có những

đóng góp đáng ghi nhận về việc tái hiện cuộc kháng chiến nhưng cách nhìn,
cách nghĩ, cách cảm nhận vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nhận thức và tình
cảm của bạn đọc. Đặc biệt lúc bấy giờ bạn đọc ngày càng có mong muốn,
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
7
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
khao khát hơn nữa trong việc khám phá hiện thực, không chỉ là hiện thực
gián tiếp từ những nhà thơ quan sát chiến tranh mà còn là hiện thực trực
tiếp, sinh động từ trải nghiệm thực tế của những nhà thơ trực tiếp cầm súng,
thực sự xông vào mưa bom bão đạn ngoài chiến trường, từng giờ từng phút
đối mặt với cái chết để nói về chiến tranh, để nói về mình và về đồng đội
của mình.
Chính hoàn cảnh cụ thể trên đã dẫn đến sự hình thành, xuất hiện của
một lớp nhà thơ trẻ - nhanh nhạy và kịp thời, nóng bỏng tính thời sự, hừng
hực tinh thần chiến đấu, tinh thần dấn thân “nhập cuộc”, tham gia trực tiếp
vào cuộc chiến tranh cứu quốc vĩ đại của toàn dân tộc. Sự xuất hiện ấy như
một đòi hỏi tất yếu, không chỉ của dân tộc, của thời đại mà còn là nhu cầu
tất yếu của nền thơ chống Mỹ. Những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các
nhà thơ trẻ như: Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật,
Nguyễn Khoa Điềm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận
Cầm…
Thế hệ nhà thơ trẻ hầu hết được sinh ra từ sau cuộc cách mạng, họ
được trau dồi kiến thức từ chế độ mới, không ít những nhà thơ từ trường học
đi thẳng đến chiến trường, chiến đấu với mưa bom bão đạn. Hiện thực ác
liệt của cuộc chiến tranh đã giúp họ trưởng thành, không chỉ vững vàng
trong cuộc sống mà còn có bản lĩnh trong nghệ thuật. Sáp mặt với thực tế
chiến tranh, họ ý thức sâu sắc về vị trí, vai trò của thế hệ mình, sự xuất hiện
đúng lúc, kịp thời của thế hệ mình. Đó là khi Phạm Tiến Duật dõng dạc,

đường hoàng lên tiếng: “Ta đi hôm nay đã không là sớm - Đất nước hành
quân mấy chục năm rồi - Ta đến hôm nay cũng chưa là muộn - Đất nước
còn đánh giặc chưa thôi” (Chào những đội quân tuyên truyền – Chào những
đội quân nghệ thuật). Đó là khi các nhà thơ trẻ tự nhận thức sâu sắc về sứ
mệnh lịch sử lịch sử của thế hệ mình: “Cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước
trên vai” (Bằng Việt).
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
8
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
Đầy bản lĩnh, các nhà thơ trẻ tự tin vào sự cảm nhận của chính mình,
không muốn lặp lại cách nói của những người đi trước. Hữu Thỉnh đã nhân
danh thế hệ mình mà bộc bạch: “Đừng viết về chúng tôi với chiếc bi đông
bẹp dúm kia là một – Cả những hòn đá kê nồi cũng có bao điều ấm lạnh liên
quan” (Đường tới thành phố).
Trong thực tế, các nhà thơ trẻ chỉ thực sự khẳng định được vị trí của
mình trong nền thơ chống Mỹ khi họ có một sự thống nhất chung cao độ của
cả một thế hệ, có cách nhìn riêng, có giọng điệu riêng khi viết về chiến
tranh. Hiểu được bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật, các nhà thơ trẻ ý thức
được sự cần thiết phải tạo ra nét riêng cho thế hệ mình.Và cứ như thế, với ý
thức “Không có sách chúng tôi làm ra sách – Chúng tôi làm thơ ghi lấy
cuộc đời mình” (Hữu Thỉnh), một thế hệ thơ trẻ chống Mỹ đã tự khẳng định
mình, vừa tiếp nối truyền thống của các thế hệ trước, vừa có những sáng tạo
độc đáo làm nên những nét riêng không dễ lẫn.
1.2. Quá trình trưởng thành và phát triển của phong trào thơ trẻ
Quá trình trưởng thành và phát triển của phong trào thơ trẻ có thể chia
thành ba chặng. Mỗi chặng có những nét riêng gắn liền với sự xuất hiện của
những nhà thơ tiêu biểu.
1.2.1. Chặng thứ nhất: 1964 đến 1968

Ở chặng đường đầu tiên, đội ngũ nhà thơ trẻ bước đầu được khẳng
định với sự xuất hiện của những cây bút trẻ tiêu biểu như: Bằng Việt, Lưu
Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Lê Anh Xuân, Cảnh Trà, Phạm Ngọc Cảnh… Thơ
của họ trẻ trung, tươi tắn, sôi nổi, đậm màu sắc lí tưởng. Thơ thế hệ trẻ
thường theo những môtíp quen thuộc là những dự cảm vào cuộc, những
cuộc chia tay, những đêm hành quân, khát vọng ra quân,… Một số bài thơ
tiêu biểu cho chặng này như: Đêm hành quân, Qua sông Thương, Gửi các
anh, Ngã ba thị xã, Đường xuân của Lưu Quang Vũ; Gửi Bến Tre, Trở về
quê nội của Lê Anh Xuân; Tiếng gà trưa, Chiến hào của Xuân Quỳnh; Tình
yêu và báo động, Trở lại trái tim mình của Bằng Việt.
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
9
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
Thơ trẻ chặng đường này rưng rưng cảm xúc, đậm đà chất trữ tình,
chứa chan chất men say nồng của tuổi trẻ. Họ hướng ngòi bút tới khao khát
của thế trẻ được trực tiếp cầm súng bằng một cảm xúc chân thành, trong
sáng nhất:
Ôi ta thèm được cầm khẩu súng
Đi giữa đoàn quân cùng với bạn bè
Nằm chờ giặc trên quê hương anh dũng
Ta say nồng mùi lá rụng bờ tre.
(Gửi Bến Tre – Lê Anh Xuân)
Những năm đầu cuộc chiến tranh, thơ của các nhà thơ trẻ còn bồng
bột, mang đậm cái nhìn lãng mạn. Họ lí tưởng hóa mọi khó khăn, gian
khổ làm bật lên tinh thần lạc quan… Niềm tin của thế hệ trẻ cầm súng
được biểu hiện rõ trong thơ của Lưu Quang Vũ, Nguyễn Mỹ Cái nhìn
lãng mạn, lí tưởng hóa, thi vị hóa cũng rất đậm trong thơ Lê Anh Xuân ở
chặng đường này:

Ta có ngờ đâu em ta đấy
Dưới mái lều kia em đã lớn lên
Em đẹp lắm như mùa xuân bừng dậy
Súng trên vai cũng đẹp như em
Em ơi! Sao tóc em thơm vậy
Hay em vừa đi qua vườn sầu riêng
Ta yêu giọng em cười trong trẻo
Ngọt ngào như nước dừa xiêm
Yêu dáng em đi qua cầu tre lắt lẻo
Dịu dàng như những nàng tiên
(Trở về quê nội)
Không để cho bạn đọc phải chờ đợi lâu, trong những năm cuối của
chặng đường đầu tiên này thơ trẻ đã bắt đầu giàu có thêm nhờ chất suy nghĩ
và khả năng khái quát. Tuy nhiên, về cơ bản, sự từng trải, sự chiêm nghiệm
cá nhân, sự lắng động trong suy tư còn ít thấy trong thơ của những nhà thơ
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
10
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
trẻ chặng đường này. Mặc dù không tránh khỏi những non nớt nhưng đây là
chặng mở đầu đầy ý nghĩa, rất đáng ghi nhận, tạo cơ sở cho sự phát triển của
thơ trẻ chống Mỹ ở những chặng sau.
1.2.2. Chặng đường thứ hai: từ 1969 đến 1972
Đây là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt dữ dội nhất, cũng
là chặng đường ghi dấu những bước trưởng thành vượt bậc của phong trào
thơ chống Mỹ nói chung và thơ trẻ chống Mỹ nói riêng. Về đội ngũ sáng
tác: Ngoài những tác giả xuất hiện ở chặng đầu tiên, ở chặng này có thêm
nhiều cây bút tài năng khác: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn
Đức Mậu, Phan Thị Thanh Nhàn, Hoàng Nhuận Cầm, Lâm Thị Mỹ Dạ

v.v… Ở chặng đường này, thế hệ thơ trẻ đã thực sự khẳng định được tiếng
nói riêng của mình qua những vần thơ giàu chi tiết chân thực, sinh động như
còn vương bụi đất chiến trường và mùi khét lẹt của đạn bom, mang khí thế
hừng hực của cuộc chiến đấu. Phản ánh chân thực, sinh động hiện thực của
cuộc sống chiến trường là nét nổi bật đáng ghi nhận cũng là đóng góp lớn
nhất của thơ trẻ ở chặng đường thứ hai trong cuộc hành trình thơ.
Nếu ở chặng đường trước, những nhà thơ trẻ có khuynh hướng đi
tìm chất thơ trong mảng hiện thực đời sống có vẻ nên thơ, trong trẻo thì ở
chặng đường này, họ có khuynh hướng đi tìm chất thơ trong các mảng
hiện thực trần trụi, thô nhám, dữ dội, đầy ác liệt của cuộc sống chiến
trường. Cảm hứng thơ vì thế càng trở nên mảnh liệt, sôi nổi, khác hơn ở
chặng đường trước.
Thơ trẻ trong chặng đường này có xu hướng vươn tới tầm khái quát
những mảng hiện thực lớn của cuộc chiến tranh chống Mỹ với những sắc
thái dữ dội, ác liệt của nó, làm ngời sáng chủ nghĩa anh hung cách mạng của
thế hệ trẻ trong thời đại chống Mỹ. Những chi tiết chân thực của đời sống
chiến trường ùa vào các trang thơ, không khí sôi sục của những năm tháng
chống Mỹ được truyền vào các bài thơ. Đời sống thực của người lính được
thể hiện chân thực trong thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Hoàng
Nhuận Cầm, Thanh Thảo… Chưa bao giờ hình ảnh thế hệ trẻ sống, chiến
đấu giữa chiến trường lại được thơ tập trung khắc họa đạt được tính chân
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
11
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
thực cao như thơ trẻ chống Mỹ. Đó là những người lính lái xe, chiến sỹ công
binh, anh bộ đội coi kho, cô thanh niên xung phong, cô gái giao liên:
…Đi qua hết tuổi thanh xuân
Để lại trong rừng những gì quý nhất

Mất mọi thứ để nhân dân không mất
(Đi trong rừng – Phạm Tiến Duật)
Chứa đựng nhiều chi tiết chân thực, tươi ròng sức sống, thể hiện được
nhiều gương mặt trẻ trung, tinh nghịch mà kiên cường anh dũng, thơ Phạm
Tiến Duật được coi là “một góc bảo tàng tươi sống” về Trường Sơn (Đỗ
Trung Lai) trong những năm tháng chống Mỹ.
Thơ trẻ chặng đường này vẫn tiếp tục viết về đề tài quê hương, đất
nước, nhưng với một ý thức tự giác cao hơn và tình cảm sâu nặng hơn. Sự
thống nhất cao độ giữa ý thức của nhà thơ với trách nhiệm công dân, tư cách
người chiến sĩ cầm súng đã tạo nên cho những trang thơ của những nhà thơ
trẻ một chiều sâu mới trong nhận thức và trong tình cảm. Thấm thía hơn
thực tế chiến tranh, các nhà thơ trẻ càng nhận thức rõ hơn trách nhiệm của
mình, càng thấy mình gắn bó sâu nặng hơn với nhân dân, đất nước. Thơ họ
chính là tiếng lòng của những con người trực tiếp cầm súng, lấy máu mình
để giữ gìn, bảo vệ non sông. Vùng làng của Phạm Tiến Duật, Mùa giống của
Cảnh Trà, đặc biệt là những trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên
một cách thấm thía và đầy xúc động tình cảm thiêng liêng, sâu nặng ấy.
Ở chặng thứ hai này, thơ trẻ chống Mỹ đã đạt tới một mức độ nhất
định về chiều sâu của suy nghĩ và tầm cao của sự khái quát. Thường là từ
những chi tiết, những hình ảnh thực của chiến tranh, của đời sống chiến
trường, các nhà thơ trẻ đã soi rọi vào đó luồng ánh sáng của tư tưởng để làm
nổi bật lên ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Và cũng từ những chi tiết, những hình
ảnh cụ thể, các nhà thơ trẻ đã “quy nạp”, tổng hợp, nâng lên thành những
khái quát. Từ những trái cây chín, từ một ngọn “lửa đèn”, Phạm Tiến Duật
đã khái quát thành sức sống tiềm tàng, bất diệt của đất nước và con người
Việt Nam. Từ những tiếng chim kể chuyện trên đồi chốt, nhà thơ nói tới nỗi
đau một thời kì bị cắt chia: “Mẹ ơi đất nước cắt chia – Tiếng kêu con cuốc
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
12

Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
vọng về quả tim”. Từ hơi ấm ổ rơm, bằng hình ảnh “rơm vàng bọc tôi
như kén bọc tằm”, Nguyễn Duy nói lên một cách thấm thía, sự gắn bó
máu thịt của tình quân dân, những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của con
người Việt Nam.
1.2.3. Chặng đường thứ ba: Từ 1973
Đến chặng cuối này, thơ trẻ chống Mỹ đã bổ sung thêm một số nhà
thơ đồng thời cũng là những chiến sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến
trường. Những cây bút tiêu biểu ở giai đoạn này là: Thanh Thảo, Hữu
Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Văn Lê, Anh Ngọc…
Ở chặng này, khuynh hướng thơ của các nhà thơ trẻ phản ánh những
mảng hiện thực lớn của chiến tranh, tổng kết cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại.
Qua những trang thơ này người đọc có thể bắt gặp những rung cảm mang
tính thâm trầm nhất, những suy tư sâu sắc nhất về những phạm trù lớn như
nhân dân, Tổ quốc, quê hương, đất nước…
Xuyên suốt cả chặng đường chiến đấu, các nhà thơ trẻ đã sử dụng
ngòi bút sắc sảo của mình để thể hiện những hình ảnh về hiện thực đời sống
chiến trường. Đó là những ngày mà cảnh mưa bom bão đạn tràn ngập trên
cả Miền Nam yêu dấu. Trong những nỗ lực chung đó, thơ trẻ đã vượt lên
góp vào nền thơ chống Mỹ những trang thơ viết về đời sống chiến trường,
phản ánh tích chất ác liệt, dữ dội, những hi sinh gian khổ của dân tộc Việt
Nam trong chiến tranh.
Sự hi sinh gian khổ tột cùng đó được thể hiện qua ngày sinh nhật đầu
tiên của một người chiến sĩ:
Ngày sinh nhật bắt đầu bằng cơn sốt
Cổ đắng khô ngồi thở trên đỉnh dốc
Bạn mở bi đông nhường hớp nước cuối cùng
Hớp nước cuối cùng giữa cơn sốt đầu tiên
Ngày sinh nhật tuổi 25 mình được sống

(Thanh Thảo)
Chỉ bằng giọng điệu thâm trầm mà thơ trẻ vẫn thể hiện được sự mất
mát to lớn của chiến tranh:
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
13
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
Nếu tất cả trở về đông đủ
Sư đoàn tôi sẽ thành mấy sư đoàn
(Trường ca sư đoàn – Nguyễn Đức Mậu)
Hay sự căm phẫn, tức giận đối với chiến tranh:
Cánh rừng này mấy trận B52
Cây cụt ngọn dựng bia vào trời xanh căm giận
(Con chim thời gian – Nguyễn Khoa Điềm)
Sáng tạo những vần thơ giàu chất suy nghĩ, những hình tượng thơ
mang ý nghĩa khái quát là xu hướng chính của thơ trẻ ở chặng đường cuối
này. Cũng chính ở chặng này, khuynh hướng muốn phản ánh những mảng
hiện thực lớn của chiến tranh, tổng kết cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại đã
xuất hiện như một đòi hỏi chính đáng của thời đại. Không phải ngẫu nhiên
mà từ sau 1975, thơ trẻ chống Mỹ xuất hiện hàng loạt những trường ca về
chiến tranh, thể hiện khát vọng tổng kết cuộc kháng chiến thông qua cách
nhìn và sự trải nghiệm riêng của mỗi nhà thơ. Những người đi tới biển,
Những ngọn song mặt trời của Thanh Thảo, Mặt trời trong lòng đất, Đất
nước hình tia chớp của Trần Mạnh Hảo, Con đường của những vì sao của
Đinh Trọng Tạo v.v… là sự thể hiện cụ thể những khát vọng đó. Với những
đặc trưng và ưu thế của thể trường ca, trong những trường ca tiêu biểu ở
chặng này, các nhà thơ trẻ đã phối hợp khá nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự
sự, đan xen, phối hợp nhiều thể thơ trong một trường ca, phác họa được
nhiều chân dung của nhân vật trữ tình nhằm vươn tới tính khái quát, tổng

hợp, mở rộng hiện thực, tăng cường tính triết lý, chính luận trong thơ. Qua
những trường ca này, tính chất dữ dội, khốc liệt của chiến tranh được khơi
sâu, nhấn mạnh. Do có độ lùi nhất định về thời gian, cuộc chiến tranh chống
Mỹ được thể hiện với một cách nhìn trầm tĩnh hơn, hiện thực chiến tranh
được tái hiện toàn vẹn và đầy đặn hơn. Đọc trường ca, người ta có thể nhận
ra ngọn nguồn sâu xa nhất đã tạo nên sức mạnh quật cường của dân tộc, thúc
đẩy cuộc kháng chiến trường kì tới chiến thắng vĩ đại. Có thể nói, trong
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
14
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
những trang thơ này, người đọc có thể bắt gặp những rung cảm trữ tình vào
loại thâm trầm nhất, những suy tư vào loại sâu sắc nhất về những phạm trù
lớn như nhân dân, Tổ quốc, quê hương, đất nước…
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
15
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
Chương 2. ĐÓNG GÓP CỦA PHONG TRÀO THƠ TRẺ TRÊN
PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU.
2.1. Trên phương diện ngôn ngữ
2.1.1. Ngôn ngữ đời thường, giản dị, giàu yếu tố khẩu ngữ, yếu
tố văn xuôi
Trước đây người ta vẫn quan niệm rằng, từ ngữ dùng trong phong
cách thơ phải là từ ngữ bóng bẩy, có tính hoa mỹ cho nên yếu tố khẩu ngữ
thường bị coi rẻ và bị loại ra khỏi thơ ca truyền thống. Ngay trong thơ mới,
các yếu tố khẩu ngữ, hầu nhưkhông tìm được chỗ để xuất hiện.
Trong thơ ca, việc dùng từ ngữ bóng bẩy là cần thiết, song không

phải là tuyệt đối. Bởi vì, trước thực tế phong phú và ngày càng mở rộng, các
sự vật, hiện tượng được nhà thơ khám phá cần phải xem xét từ nhiều góc độ,
nhiều phương diện khác nhau. Có lúc ngôn ngữ phải lắng sâu, nhiều tính
triết lý, nhưng cũng có lúc phải bộc bạch trực quan sinh động đối tượng mà
mình miêu tả. Do vậy, sự xuất hiện của ngôn ngữ đời sống, khẩu ngữ trong
thơ có thể xem như là một tất yếu.
Thơ trữ tình cách mạng hướng đến ngôn ngữ đại chúng, thơ cần
chuyền tải đời sống chiến đấu và sản xuất, trực tiếp tác động nhanh đến tâm
trí người đọc. Điều đó lí giải vì sao ngôn ngữ thơ viết trong chiến tranh, mà
tiêu biểu là ngôn ngữ thơ trẻ lại mộc mạc, thô ráp. Thơ trẻ đã có những đóng
góp quan trọng trong việc xây dựng ngôn ngữ thơ trữ tình cách mạng. Ngôn
ngữ thơ trẻ chống Mỹ giản dị, gần với đời sống thường ngày hay thậm chí là
khẩu ngữ. Đặc điểm này bộc lộ rõ ở hệ thống từ ngữ đời thường trong thơ
của những nhà thơ trẻ, tiêu biểu nhất là ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật
Đọc tuyển tập “Thơ một chặng đường” của Phạm Tiến Duật ta bắt
gặp rất nhiều hư từ, quán từ vốn được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng
ngày. Đó là những phụ từ, quan hệ từ: hơi, đã, cứ, để, mà, thì, là; những
quán ngữ: buồn cười, đáo để, vô khối, hóa ra… Chính nhờ đó mà thơ trở
nên gần gũi vói lời nói, biểu hiện sự trẻ trung và những tình cảm chân thật.
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
16
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
Những từ ngữ tưởng chừng như không thể thành thơ vậy mà lại rất thơ trong
lối kết hợp sáng tạo cảu Phạm Tiến Duật như:
- Không có kính không phải vì xe không có kính
- Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
- Không cần lửa phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
(Bài thơ về Tiểu đội xe không kính)
Từ những câu thơ giản dị như ngôn ngữ nói đời thường, Phạm Tiến
Duật đã cho người đọc thấy sự ác liệt của bom đạn chiến tranh, và nhất là đã
nói lên thật sinh động nét hồn nhiên, dí dỏm, pha chút ngạo nghễ, không sợ
khó khăn, không màng hiểm nguycủa những anh lính mười tám đôi mươi.
Những chiếc xe không kính có thể khiến cho những người lính gặp vô vàn
khó khăn, nguy hiểm. Dù vậy, những người lính lái xe vẫn ung dung, hiên
ngang, lạc quan và luôn tin tưởng vào chiến thắng. Đó là những câu thơ
mang chất liệu khẩu ngữ. Tuy nhiên nó không giống như kiểu nói nôm na:
nay ta là một người du kích – là ta chỉ thích đánh Tây – mùa thu này mày
mà đến – đến nơi này ta sẽ giết… mà người đọc có thể tìm thấy đằng sau
những lời nói bình thường, giản dị ấy là cái cao cả của người lính lái xe, tất
cả vì miền Nam, vì chiến thắng.
Trong thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, việc đưa các yếu tố khẩu
ngữ, văn xuôi dần trở nên phổ biến. Nổi bật trong việc trả về cho thơ cái
giản dị của ngôn ngữ đời thường một cách thành công là nhà thơ Phạm Tiến
Duật. Nhớ là một bài thơ tứ tứ tuyệt, cấu trúc của bài thơ tứ tuyệt thường là
cấu trúc vững chắc cân đối, có sự hài hòa về nhịp điệu. Nhưng thực ra trong
bài thơ vẫn có sự co giãn về câu chữ và có cả một câu văn xuôi:
Cái vết thương xoàng mà đưa viện
Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ biển
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.
(Nhớ)
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.
Hoàng Thị Huệ

Cỏi vt thng xong m a vin. Cõu th tht gn gi vi cỏch
núi trong cuc sng hng ngy. Cỏch núi y khụng nhng khụng lm gim
i cht thi v ca bi th m ngc li rt cn thit núi lờn mt tõm trng
tht ca ngi lỏi xe. Mt s trỏch múc nh, mt chỳt phn nn xut phỏt t
ni lo lng v trỏch nhim ca mỡnh ang thc hin. Bi th do ú thc v
t nhiờn hn.Hay bi th Gi em cụ thanh niờn xung phong cng l cỏch
núi, cng l h thng t ng mang y cht khu ng y ca Phm Tin
Dut. Cõu th Em Thch Kim sao li la anh núi l Thch Nhn cho
ngi c thy c hỡnh nh cụ thanh niờn xung phong hn nhiờn, tinh
nghch vi cõu núi ựa Thch Kim, Thch Nhn hn l hon cnh gia
chin trng y ỏc lit, him nguy ca bn thõn (Gi em, cụ thanh niờn
xung phong)
Trong th, Phm Tin Dut dựng khỏ nhiu t m, cú lỳc ựa
vui, phỏt hin: Bao nhiờu ngi lm th ốo Ngang, M khụng bit con
ốo chy dc (ốo Ngang); cú lỳc l s quan tõm rt tỡnh cm: Em li
sui th no m ng qun rỏch rp (Lỏ lc tiờn). Nhng dự sc thỏi
tỡnh cm no thỡ mt iu dng nh nht quỏn, khụng thay i ú l s
gin d, gn gi vi ngụn ng hng ngy toỏt ra t ý th, cõu th v chớnh
ngụn ng nh th tng nh khụng cú kh nng biu cm y li gúp phn
th hin s chõn thc ca cm xỳc.
Th tr chng M khụng ch khỏm phỏ, tỡm tũi, a ngụn ng v
gn vi ngụn ng i thng m thm chớ ngụn ng cũn mang phong
cỏch khu ng:
Cỏi ming em ngoa cho chỳng bn ci giũn
Ging H Tnh nghe bun ci ỏo
(Gi em cụ thanh niờn xung phong Phm Tin Dut)
Nhng t ng mang tớnh khu ng c a vo ỳng v trớ ca nú
khin cho cõu th, bi th tr nờn lp lỏnh, sinh ng, thm chớ nhng t
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Lớp:
K34 CĐ Văn - Sử

18
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
mang tính khẩu ngữ, đời thường “ngoa”, “đáo để” còn trở thành điểm nhấn
của câu thơ, làm cho hình tượng thơ sống mãi trong lòng người đọc.
Thơ trẻ chống Mỹ cũng thường sử dụng ngôn ngữ mang phong cách
sinh hoạt. Cụ thể trong thơ Phạm Tiến Duật khi ông bắt gặp những tình cảnh
bất ngờ, hay khi ông phát hiện ra diều thú vị:
Vẫn ngỡ tiếng mưa, giật mình thức dậy
Hóa ra là giọng hò em đấy
(Nghe hò đêm bốc vác)
Cũng quần áo ướt phơi dây
Cũng gàu múc nước, ô hay cũng làng
(Vùng làng)
Ơ hay núi cứ ba hòn nhỉ
Cứ kết liền nhau đến lạ kì
(Thắng giặc lên núi Ba Vì)
Trong thời kỳ chống Mỹ việc đưa vào thơ ngôn ngữ gần với ngôn
ngữ đời sống thậm chí là khẩu ngữ đã gợi lên được tính chất dữ dội, ác
liệt, sự gian khổ trong chiến tranh, nhằm thể hiện thực chất đời sống
chiến trường, qua đó đốt cháy lên ngọn lửa căm thù quân xâm lược. Các
nhà thơ trẻ lấy sự gian khổ, ác liệt, tàn khốc của đời sống chiến trường
để làm phông, làm nền qua đó làm nổi bật chân dung, tinh thần của cả
một thế hệ trẻ cầm súng, thơ ca mang đậm chất lính:
Quân ta bao vây đã dày như nêm
Cái ác không còn nơi nào lẩn trốn
(Những mảnh tàn lá)
Hay:
Đạn một trăm mili mét xếp ngang
Đạn cao xa một trăm xếp dọc

Súng bắn tỉa để riêng một góc
(Nghe hò đêm bốc vác)
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
19
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
Những câu thơ trên của Phạm Tiến Duật đã đưa vào mọi tên gọi
thông thường của vật liệu, kỹ thuật, công tác ngổn ngang ngoài mặt trận,
làm cho thơ bật ra tự nhiên, không mất công gọt giũa.
Chất trẻ trung, bung phá trong suy nghĩ cũng tạo nên một khuynh
hướng của thơ trẻ là sử dụng nhiều những chi tiết cụ thể, thô nhám của đời
sống sinh hoạt và chiến tranh, mạnh dạn sử dụngnhững câu thơ văn xuôi.
Những chi tiết được sử dụng trong thơ trẻ như còn giữ được cái chất nguyên
sơ, tươi ròng của sự sống:
Nào cuốc nào chòong xoong nồi xủng xoảng
Cách sử dụng từ ngữ như câu thơ trên quả là táo bạo. Nó đã diễn tả
đắc địa cuộc sống sôi động nơi chiến trường một cách độc đáo. Còn đây là
một đoạn thơ mang chất văn xuôi, nói lên nỗi đau của sự hy sinh mất mát
một cách chân tình, giản dị nhất, bởi thế, cũng chạm đến sâu nhất trái tim
bạn đọc:
Buổi sáng ấy tôi bước vào tuổi 25
Ở đường dây 559 – trạm 73
Ngày sinh nhật bắt đầu bằng cơn sốt
Cổ đắng khô ngồi thở trên đỉnh dốc
Bạn mở bi đông nhường hớp nước cuối cùng
Hớp nước cuối cùng giữa cơn sốt đầu tiên
Ngày sinh nhật 25 mình còn sống.
(Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Những câu thơ như những lời nói mộc mạc nhưng cũng chứa đầy

chất thơ. Phải chăng, khi sự hi sinh mất mát đã là nỗi đau quá lớn thì những
gì để chuyển tải nó cũng nên giản dị chân tình. Mộc mạc mà đầy suy tư,
giản dị mà thấm thía sâu sắc. Thanh Thảo đã làm được điểu đó, một phần
nhờ ở cách sử dụng hệ thống từ ngữ mang chất văn xuôi, ở lối diễn đạt của
câu thơ văn xuôi.
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
20
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
Dù đối diện vói hiểm nguy, vất vả và sự ác liệt của chiến tranh nhưng
đôi lúc, người lính cũng có những niềm vui nho nhỏ. Niềm vui xuất phát từ
hành động quan tâm nhẹ nhạng của cô gái trong bữa ăn tập thể:
Bếp tập thể đậu kho và rau muống
Em gắp cho tôi bằng đũa cau rừng
(Phạm Tiến Duật)
Trong thơ trẻ chống Mỹ các nhà thơ đều có ý thức đưa văn xuôi vào
thơ, tạo nên những câu thơ văn xuôi. Ví như thơ của Nguyễn Đức Mậu,
Hoàng Nhuận Cầm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh… Những câu thơ mấp mé văn
xuôi nhưng vẫn ở bên này ranh giới, vẫn còn giữ được đặc trưng của ngôn
ngữ thơ ca. Trong bài “Nhật ký”, Hoàng Nhuận Cầm có ý thức tạo nhịp điệu
phong phú cho câu thơ, làm cho thơ tiếp cận với văn xuôi, gần gũi với cuộc
sống nhưng vẫn giàu chất thơ:
Sáng: Bình minh ấy là bình minh kỉ niệm
Chiều: Hoàng hôn như lạ như quen
Tối: Tắc kè ném lưỡi vào đêm
Có ngủ được đâu
Nằm nghe súng nổ
Đánh trận đầu tiên ai chả thế
Thôi, sáng rồi! vẫn tiếng gà xóm mẹ

Cuốn võng vào theo hướng súng mà đi.
Những kỉ niệm hiện lên rõ ràng trong tâm trí người chiến sĩ về những
năm tháng chiến đấu gian khổ, vất vả trên chiến trường, được miêu tả chi
tiết một cách tự nhiên bằng những câu thơ mang yếu tố văn xuôi.
Sự gia tăng chất văn xuôi trong thơ ca thời kỳ này có nguyên nhân
sâu xa từ việc đưa ngôn ngữ về gần với ngôn ngữ đời thường. Trên cơ sở đó
chất văn xuôi đã góp phần quan trọng vào việc diễn tả trực tiếp và sinh động
hình ảnh cuộc sống và con người kháng chiến
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
21
Khãa luËn tèt nghiÖp GVHD: ThS.
Hoµng ThÞ HuÖ
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Đất nước và nhân dân
Lấy nước trời xoa dịu những đau thương.
(Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Với những câu thơ dài ngắn thoải mái, Lâm Thị Mỹ Dạ đã diễn đạt
nỗi đau xót của nhân dân, đất nước trước sự hy sinh anh dũng của cô thanh
niên xung phong mở đường. Hữu Thỉnh cũng có những câu thơ tự sự vang
lên như một khẩu lệnh:
Nhưng trước mặt là Tổ quốc
Dù chỉ là gốc sim thôi, dù chỉ gốc sim cằn
Anh ôm súng bò lên với trái tim tình nguyện
(Đường tới thành phố)
Một số đoạn trong trường ca “Những người đi tới biển” của Thanh
Thảo có dáng dấp thơ văn xuôi. Hình thức những câu thơ ở đây không
theo một khuôn mẫu nào cố định mà nó do nội dung cảm xúc, dựa vào
những cung bậc tình cảm khác nên câu thơ cũng có nhiều hình vẻ khác

nhau. Câu thơ vì thế mà vẫn chan chứa chất thơ, đọc lên tự nhiên thấy tự
nhiên và thoải mái:
Chúng tôi không mệt đâu
Nhưng có sắc và ấm quá
Tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ

Mười tám hai mươi sắc như cỏ.
Các nhà thơ trẻ có xu hướng mở rộng câu thơ thành những lời tâm sự.
Hàng loạt lời thơ gần với văn xuôi theo mô hình câu kể đã tạo kênh giao tiếp
mở, người đọc như đang trực diện với chuỗi trạng thái tâm lí của cái tôi trữ
tình cô đơn, oán thán, bế tắc:
Cậu bé con đôi mắt ngây thơ
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Lan Líp:
K34 C§ V¨n - Sö
22

×