HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
1
PHẦN THỨ NHẤT
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH SỬ
GẮN VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
2
ĐẨY MẠNH VIỆC KHAI THÁC NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA KHO TÀNG DI SẢN
VĂN HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐIỆN BIÊN
PGS.TS. Trương Quốc Bình
Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia
Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng
500km đường bộ, có tọa độ địa lý từ 20
0
54’- 22
0
33’ vĩ độ Bắc và 102
0
10’ - 103
0
36’ kinh
độ Đông. Phía Bắc tỉnh Điện Biên giáp tỉnh Lai Châu mới, phía Đông và Đông Bắc giáp
tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp
với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của Điện Biên rất phức
tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ
cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800 mét. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và
nghiêng dần từ Tây sang Đông. Ở phía Bắc tỉnh Điện Biên có các điểm cao 1.085m,
1.162m và 1.856m (thuộc Mường Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886m. Ở
phía Tây có các điểm cao 1.127m, 1.649m, 1.860m và dãy điểm cao Mường Phăng kéo
xuống Tuần Giáo. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc
phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh, trong đó đáng kể có thung lũng Mường Thanh rộng
hơn 150 km2, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn vùng Tây Bắc (Nhất
Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tắc)
Điện Biên là tên gọi do vua Thiệu Trị đặt năm 1841 Điện có nghĩa là vững chãi,
Biên là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên - tức Điện Biên phủ - thời Thiệu Trị gồm
3 châu: Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu. Đương thời, tri phủ Điện Biên kiêm quản lý
châu Ninh Biên.
Tỉnh Điện Biên là địa bàn cư trú của 21 dân tộc anh em. Sự độc đáo về bản sắc
văn hoá của mỗi dân tộc tạo nên sự phong phú đa dạng của văn hóa tỉnh Điện Biên nói
riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Chính vì những đặc điểm hết sức đặc thù về thiên
nhiên và lịch sử mà kho tàng di sản của Điện Biên cũng hết sức độc đáo và đa dạng.
Từ nhận thức: Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng
đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các
hình thức khác có thể thấy tỉnh Điện Biên có khá nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật
thể phong phú.
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
3
Mỗi dân tộc tại Điện Biên có những luật tục quy định riêng về đồ dùng trong gia
đình; vị trí nơi ăn, ngủ trong nhà; những điều kiêng kị của gia đình, của bản; những luật
tục răn dạy con cái đều có quy định chặt chẽ, mang đậm nét gắn kết cộng đồng, gắn kết
các thành viên trong gia đình.
Những chuẩn mực nghi lễ, ứng xử trong gia đình được gìn giữ như việc thờ cúng
tổ tiên, những người sống trong gia đình có tôn ti, trật tự, con cháu luôn hiếu thảo, kính
trọng ông bà cha mẹ và giữa những thành viên trong gia đình sống hòa thuận, yêu
thương đùm bọc lẫn nhau.
Điện Biên là tỉnh có rất nhiều lễ hội nhưng chủ yếu là những lễ hội có quy mô
nhỏ, được tổ chức ở cấp thôn, bản và do chính người dân bản đứng ra tổ chức, quản
lý. Một số lễ hội có quy mô lớn hơn như lễ hội thành Bản Phủ được các tổ chức phi
chính phủ đầu tư nghiên cứu, tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy. Đến nay, nhiều lễ hội
của đồng bào các dân tộc được khôi phục và bảo tồn như: Lễ Cầu mưa (dân tộc Cống);
lễ hội Klăng khùa (dân tộc Mông); lễ Xé Pang ả (dân tộc Kháng); lễ hội zùsu (dân tộc
Mông); lễ hội thành Bản Phủ huyện Điện Biên; lễ hội trên quê hương anh hùng Vừ A
Dính ở Pú Nhung (huyện Tuần Giáo); lễ hội Xên bản - bản U Va, Co Mỵ, Noong Bua
huyện Điện Biên; lễ hội Xên Phắn bẻ (chặt cổ dê) huyện Điện Biên, lễ cúng bản tại di
tích tháp Mường Luân, xã Mường Luân (huyện Điện Biên Đông); lễ cầu mưa (dân tộc
Khơ Mú) tại các xã Pa Thơm, Mường Phăng, Mường Mươn của huyện Điện Biên.
Các nghề thủ công truyền thống như đan lát, rèn đúc vẫn tồn tại, điển hình có
nghề đan lát phát triển ở dân tộc Khơ Mú, nghề rèn đúc phát triển ở dân tộc Mông, nghề
dệt thổ cẩm phát triển ở dân tộc Thái.
Đặc trưng văn hoá ẩm thực của Điện Biên là những món ăn hấp dẫn của người
Thái với hương vị, gia vị đặc thù của quả và lá cây rừng. Bữa cơm của người Thái
thường là xôi đồ, rau rừng, cá hoặc thịt. Rau đồ chín chấm với chẩm chéo hoặc làm
nộm, măng ngâm chua nấu cá hoặc phơi khô, một món rau rất riêng nữa là món rau chế
biến từ loài rong rêu. Cá thường được chế biến thành mắm hoặc ăn gỏi, sở thích của
người Thái là ăn cá nướng hoặc sấy khô để trên gác bếp. Đồng bào Thái ăn thịt thường
chế biến thành món “lạp” hoặc thịt sấy khô. Đặc biệt, món thịt trâu, bò luộc chấm với
nặm pịa là món rất đặc trưng và đậm đà bản sắc Thái. Đồ uống của đồng bào các dân
tộc là rượu cần, rượu trắng, rượu Mông pê và các đồ uống khác.
Dưới góc độ di sản văn hóa vật thể, tỉnh Điện Biên có đầy đủ các loại hình về di
tích bao gồm: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng
cảnh. Cho đến đầu năm 2014, tỉnh Điện Biên đã có 9 di tích được Nhà nước xếp hạng
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
4
bao gồm 01 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 06 di tích quốc gia và 2 di tích
được xếp hạng cấp tỉnh. Trong số này, có 06 di tích lịch sử văn hóa bao gồm: quần thể
di tích chiến trường Điện Biên Phủ, thành Bản Phủ, thành Sam Mứn, hang Mường Tỉnh,
di tích lịch sử Pú Nhung- huyện Tuần Giáo, nhà tù Lai Châu - thị xã Mường Lay; 02 di
tích kiến trúc nghệ thuật gồm tháp Chiềng Sơ, tháp Mường Luân và 01 danh lam thắng
cảnh là động Pa Thơm.
Dưới góc độ di sản văn hóa, khu di tích chiến trường Điện Biên phủ từ lâu nay
đã, đang và vẫn là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng nhất, tiêu biểu nhất.
Trong lịch sử hiện đại, Điện Biên Phủ được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại
nhất của một nước thuộc địa nhỏ bé ở Đông Nam Á chống lại đội quân hùng mạnh của
một cường quốc phương Tây. Với ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần yêu nước
sâu sắc, Điện Biên Phủ là một trong những chiến thắng quan trọng nhất trong lịch sử
chiến tranh của Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ đã qua đi từ khoảnh khắc lịch sử của mùa
xuân năm 1954, huyền thoại Điện Biên Phủ đã trở thành biểu tượng cho hòa bình, độc
lập dân tộc và dân chủ, là thiên anh hùng ca về tinh thần quyết chiến, quyết thắng, là
niềm tin của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới, làm nức lòng bạn bè khắp năm
châu.
Các chứng tích trong cuộc chiến năm xưa giờ đã trở thành quần thể di tích lịch
sử Điện Biên Phủ trải dài trên lòng chảo Ðiện Biên bốn bề là núi bao bọc với chiều dài
18km, rộng 6km, trong đó cánh đồng Mường Thanh dài hơn 14km là vựa lúa lớn nhất
vùng Tây Bắc của tổ quốc; sông Nậm Rốm chảy cắt ngang chia Điện Biên Phủ thành
hai bên tả, hữu tạo nên vùng đất Ðiện Biên Phủ vô cung phì nhiêu, màu mỡ.
Khu di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ được hình thành từ hai hệ thống:
- Tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ do địch xây dựng - cũng là các mục tiêu tấn
công của ta, nơi ghi lại những chiến công oai hùng của quân đội ta (bao gồm các di tích:
Đồi A1, D1, D3, C1, C2, Hầm Đờ Cát, Cầu Mường Thanh, Đồi E1, Đồi Him Lam, di tích
hận thù Noong Nhai, Đồi Độc Lập, Đồi Noong Bua, các sân bay, Cụm cứ điểm Hồng
Cúm).
1. Hệ thống di tích Tập đoàn Cứ điểm Điện Biên Phủ
- Phân khu Hồng Cúm - Phân khu Nam: còn gọi là phân khu Hồng Cúm hay
Idaben (Isabelle), được xây dựng về phía Nam của Điện Biên cách trung tâm thành phố
6 km. Về mặt chiến thuật, Hồng Cúm giữ vai trò khá quan trọng, nó vừa bảo vệ phía
Nam của tập đoàn cứ điểm, vừa chi viện cho phân khu trung tâm khi bị tấn công bằng
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
5
pháo binh, bộ binh, lực lượng cơ giới và còn có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta tiến công
từ phía Nam lên, đồng thời giữ đường liên lạc với Thượng Lào. Khi Tập đoàn Cứ điểm
có nguy cơ bị tiêu diệt thì nó là cái "cửa sau" mở đường rút chạy sang Thượng Lào
cũng như đón quân từ Lào sang ứng cứu và chi viện.
- Đồi C
1
: nằm trong dãy đồi liên hoàn phía Đông. C
1
cùng với A
1
, C
2
, E
1
, D tạo
thành tấm lá chắn che chở cho phân khu trung tâm. Xét về địa thế, đồi C
1
tuy không có
độ cao như đồi E và đồi D, nhưng lại có vai trò quan trọng hơn rất nhiều bởi sự bố
phòng liên hoàn cùng với A
1
. Nếu quân ta chiếm được hai quả đồi này, có thể kiểm soát
toàn bộ các vị trí tả ngạn sông Nậm Rốm. Ngược lại, nếu để mất những cứ điểm này,
lực lượng quân Pháp ở hữu ngạn và tả ngạn sông Nậm Rốm sẽ bị chia cắt.
Lực lượng của ta tham gia đánh đồi C
1
gồm: Tiểu đoàn 215, thuộc Trung đoàn
98, Đại đoàn 316 do Trung đoàn trưởng Vũ Lăng trực tiếp chỉ huy, ngoài ra, còn có một
số đơn vị kết hợp của Đại đoàn 312.
- Đồi C
2
: nối với C
1
bằng một “yên ngựa”. Sườn đồi phía trong thoai thoải, đổ
xuống đường 41 (nay là đường 279), rất tiện cho quân Pháp cơ động lên phản kích.
Trên đồi có hệ thống chiến hào liên hoàn, với nhiều lô cốt, ụ súng khá kiên cố. Phía
ngoài là nhiều lớp rào dây thép gai và bãi mìn dày đặc mà quân Pháp bố trí. Trên đồi
C
2
tiểu đoàn dù thuộc địa và trung đoàn Ma Rốc số 4 chiếm giữ.
Về phía ta, chịu trách nhiệm đánh cứ điểm này là Trung đoàn Ba Đồn (98), thuộc
Đại đoàn Biên Hoà (316). Trung đoàn trưởng chỉ huy trận đánh trong thời gian ấy là
đồng chí Vũ Lăng.
- Đồi D: nằm trong cụm Đôminích (Dominique), bao gồm 3 ngọn đồi D1, D2, D3.
Thực dân Pháp đã xây dựng và biến cứ điểm này thành vị trí tiền tiêu của dãy đồi phía
Đông. Nhiệm vụ của đồi D là trực tiếp khống chế khu Trung tâm và sân bay Mường
Thanh. Thực dân Pháp lợi dụng địa thế tự nhiên của 3 mỏm đồi có lợi cho chúng về mặt
quân sự để xây dựng thành vị trí phòng thủ vững chắc.
Về phía ta, đơn vị đảm nhiệm tiêu diệt đồi D là các Tiểu đoàn: 130, 166, 134,
thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312.
- Bản Kéo: nằm ở phía Tây Bắc của tập đoàn cứ điểm. Thực dân Pháp đặt tên
mới cho bản Kéo là Trung tâm đề kháng Annơ Mari (Anne Marie). Trung tâm này gồm 4
cứ điểm: nằm ở vòng ngoài trên hai mỏm của đồi bản Kéo là Annơ Mari 1 và 2; nằm ở
phía Bắc sân bay, ngay trên mặt ruộng liền kề với phân khu trung tâm là Annơ Mari 3 và 4.
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
6
- Đồi Him Lam: trung tâm đề kháng Him Lam là một trung tâm phòng ngự kiên cố
nhất của địch. Him Lam thuộc phân khu trung tâm, cách trung tâm Mường Thanh
2,5km, có nhiệm vụ che chở cho phân khu trung tâm và làm nhiệm vụ án ngữ con
đường từ Tuần Giáo vào Điện Biên, ngăn chặn hướng tấn công chính của bộ đội ta vào
khu trung tâm Tập đoàn Cứ điểm Điện Biên Phủ.
- Đồi E1: là một trong 5 cao điểm phòng lực phía Đông, thuộc phân khu trung
tâm, có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta tấn công ở hướng Đông Bắc vào Điện Biên Phủ.
Vì vậy, thực dân Pháp coi đồi E1 là bức bình phong bảo vệ Tập đoàn Cứ điểm Điện
Biên Phủ, chúng tìm cách giữ bằng được cao điểm quan trọng này.
Về phía ta, đơn vị đảm nhiệm tiêu diệt đồi E1 là Đại đoàn 312.
- Đồi A1: đây một điểm cao cuối cùng trong hệ thống phòng ngự dãy đồi phía
Đông, cao gần 32 m so với mặt đường, diện tích gần 82.000m
2
, cách Sở Chỉ huy Tập
đoàn Cứ điểm Điện Biên Phủ 500 m về phía Đông. Tại đây, quân Pháp đã cho xây
dựng 3 tuyến phòng thủ vô cùng kiên cố, phía ngoài cùng lại có 5 lớp rào dây thép gai,
dầy hơn 100m, gài nhiều mìn. Pháo binh ở Mường Thanh, Hồng Cúm, hoả lực bắn
thẳng ở cứ điểm A3, C2, không quân, xe tăng sẵn sàng chi viện cho cứ điểm A1.
Về phía ta, Cứ điểm A1 là một trong các mục tiêu chủ yếu của đợt tấn công thứ
2 của chiến dịch.
- Đồi Độc Lập: được người Pháp gọi là Gabrien (Gabrielle), thuộc xã Thanh Nưa,
thành phố Điện Biên, có chiều dài 700m, rộng 200m, nằm đơn độc ngang đường 12
(Điện Biên - Lai Châu), phía Bắc Mường Thanh - là trung tâm đề kháng, làm nhiệm vụ
ngăn chặn đối phương. Tại đây đã diễn ra trận chiến đấu quyết liệt để mở "cánh cửa
thép" nhằm mở đường cho ta thọc sâu vào trung tâm chỉ huy sở vào hồi 17 giờ ngày
17/3/1954.
- Hầm Đờ Cát: thuộc xã Thanh Luông, thành phố Điện Biên, cách đồi A1 khoảng
700m về phía Đông. Đây là trung tâm của Tập đoàn Cứ điểm Điện Biên Phủ, nên được
bảo vệ chắc chắn, gồm các đơn vị, như hầm chỉ huy, trận địa pháo, khu quân y, khu hậu
cần và một số kho tàng quân trang, quân dụng, có hệ thống thông tin liên lạc tới các
trung tâm đề kháng. Từ chỉ huy sở có đường giao thông hào tới các đơn vị, xung quanh
được bảo vệ bằng hàng rào dây thép gai.
2. Sở Chỉ huy chiến dịch của quân đội tại Mường Phăng.
Được thành lập ngày 01/01/1954, ở phía Đông cánh đồng Mường Thanh. Sở Chỉ
huy đóng tại đây cho đến lúc kết thúc chiến dịch. Tại đây đã diễn ra những cuộc họp
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
7
mang tính chất quyết định trong quá trình tấn công Tập đoàn Cứ điểm Điện Biên Phủ.
Để đảm bảo bí mật, Sở Chỉ huy quyết định đào một đường hầm xuyên núi, từ lán làm
việc của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thông với lán làm việc của Tham mưu trưởng
Hoàng Văn Thái, dài 97m, với chiều cao 1,70m, chiều rộng 1,20m. Ngoài lán làm việc,
còn có rất nhiều các lán nhỏ, là nơi làm việc của các ban: Tác chiến, Chính trị, Hậu cần,
Thông tin, khu hầm và lán làm việc của đồng chí Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm, hầm và
lán làm việc của Cố vấn Trung Quốc.
Khu di tích Điện Biên Phủ là bằng chứng lịch sử về chiến thắng lẫy lừng của dân
tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, thể hiện ý chí
quyết tâm của cả dân tộc trước một lực lượng quân sự có đủ cả phương tiện chiến
tranh hiện đại. Chiến thắng Điện Biên Phủ cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt với nghệ
thuật quân sự tài tình của Đảng ta và Hồ Chủ Tịch.
Về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã
khẳng định:
"Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến lược quy mô lớn, tiêu diệt toàn bộ Tập
đoàn Cứ điểm mạnh nhất Đông Dương hồi bấy giờ của đội quân viễn chinh xâm lược
Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức. Thắng lợi rực rỡ của trận quyết chiến lược ấy đã có ý
nghĩa quyết định đối với toàn cục diện quân sự và chính trị trên chiến trường Đông
Dương, đến thành công của Hội nghị Giơ-ne-vơ, đưa cuộc kháng chiến lâu dài anh dũng
của quân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đến thắng lợi vĩ đại", và, "Điện
Biên Phủ vĩnh viễn được các dân tộc trên thế giới ghi nhớ như một trong những trang sử
huy hoàng nhất của phong trào giải phóng dân tộc của hàng nghìn triệu người trên trái đất".
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Thủ tướng
Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ là di tích
quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1272/QĐ-TTg, ngày 12/8/2009).
Trải qua 60 năm, khu vực diễn ra trận Điện Biên lừng lẫy toàn cầu đã có nhiều
thay đổi, nhưng những di tích liên quan đến sự kiện lịch sử đặc biệt này vẫn luôn được
quan tâm bảo vệ và phát huy giá trị
Quần thể di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã được Bộ Văn hóa - Thông
tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 28 tháng 4 năm 1962. Năm 1964 bắt đầu
quá trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Năm
1996 toàn bộ Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Nhà trưng bày chiến thắng Điện Biên
Phủ được giao cho UBND tỉnh Lai Châu quản lý. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ
xây dựng với quy mô hoành tráng đã được khánh thành 7/5/2004. Hiện nay Bảo tàng
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
8
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm trên đường 7/5 (Quốc lộ 279), phố 3 - phường
Mường Thanh - thành phố Điện Biên Phủ lưu giữ, trưng bày hơn 500 hiện vật, tranh,
ảnh tư liệu… liên quan đến chiến dịch, mô tả khái quát toàn bộ cuộc chiến đấu đầy hi
sinh, gian khổ của quân và dân ta để làm nên chiến thắng vang dội của dân tộc.
Việc tu bổ, tôn tạo các di tích tại Điện Biên đã và đang được sự quan tâm đầu tư
lớn của Trung ương, địa phương. Tỉnh Điện Biên đã tiến hành khoanh vùng, cắm
mốc,tập trung vào việc trùng tu, tôn tạo, phục hồi và đưa vào sử dụng, phát huy giá trị
của các điểm di tích. Các di tích cứ điểm Đồi A1, khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện
Biên Phủ ở Mường Phăng, Tượng đài tại công viên chiến thắng Mường Phăng, khu
Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (trong đó có dự án cải tạo nâng cấp các
đường nhánh thăm quan trong khu di tích) được quan tâm tu bổ, tôn tạo nhiều hạng
mục. Tỉnh cũng đã tiến hành xây dựng tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ; cải tạo,
nâng cấp Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; tu sửa, xây dựng hệ thống bia
biển giới thiệu các điểm di tích, công trình mái che hiện vật ngoài trời khu di tích lịch sử
Điện Biên Phủ… Từ nhiều năm nay, việc tổ chức các hoạt động du lịch cũng đã và đang
được quan tâm thực hiện.
Cùng với các di tích tại khu di tích chiến trường Điện Biên phủ, các di tích khác
trên địa bàn tỉnh cũng đã được đầu tư trùng tu tôn tạo. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình bảo vệ chống xuống cấp cho di tích
kiến trúc nghệ thuật tháp Mường Luân (xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông). Trong
năm 2012, ngành tiếp tục đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử đang xuống cấp
như thành Sam Mứn, hang Mường tỉnh, tháp Chiềng Sơ.
Để khai thác những giá trị đặc sắc của các di tích lịch sử và văn hóa, đặc biệt là
khu di tích Điện Biên phủ, từ nhiều năm nay, các phương tiện và cơ sở dịch vụ du lịch
đã và đang được chú trọng đầu tư, xây dựng. Điện Biên có 21 dân tộc anh em cùng
chung sống. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, độc đáo. Cùng với hệ thống di tích
lịch sử, Điện Biên chú trọng phát huy tiềm năng du lịch văn hóa cộng đồng; xây dựng
các bản văn hóa du lịch, thu hút, hấp dẫn du khách. Hiện có 8 bản văn hóa du lịch được
đầu tư xây dựng và còn lưu giữ được những bản sắc văn hóa truyền thống. Đến đây,
du khách sẽ được tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa dân tộc; giao lưu văn hóa văn
nghệ; tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Đồng thời, du khách có thể
lưu trú ngay tại bản văn hóa và được đồng bào địa phương phục vụ tận tình, chu đáo
với tấm lòng mến khách. Các bản văn hóa du lịch không chỉ hấp dẫn bởi không gian
thoáng đãng, yên tĩnh mà còn nổi tiếng bởi các món ẩm thực đặc sản được chế biến
bởi bàn tay khéo léo của những “đầu bếp” trong bản, như: thịt hun khói, cá nướng,
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
9
gà nướng, thịt băm gói lá nướng, cơm lam… Du khách cùng giao lưu văn nghệ, múa
xòe với bà con dân bản và thưởng thức những đặc sản ẩm thực của Điện Biên.
Bên cạnh nhưng thành tựu rất đáng khích lệ, việc bảo vệ và phát huy giá trị các
di sản văn hóa tại Điện Biên cũng còn những tồn tại cần sớm được khắc phục.
Hiện nay, nhiều phong tục tập quán vẫn được duy trì và đã đưa vào hương ước
do nhân dân xây dựng để trở thành tiêu chí gắn liền với quyền và trách nhiệm của mỗi
người dân. Tuy nhiên một số luật tục đã mờ nhạt trong đời sống sinh hoạt và chỉ tồn tại
trong tâm thức của những người già.
Vấn đề bảo tồn trang phục truyền thống hiện nay của tỉnh Điện Biên đang gặp
nhiều khó khăn. Một mặt số ít người dân vẫn giữ được trang phục truyền thống của dân
tộc họ và thường mặc vào những ngày hội hay lễ, tết. Tuy nhiên, do tác động của nền
kinh tế thị trường nên người dân các dân tộc đã giảm thiểu ý thức tự dệt cho mình và
các thành viên trong gia đình những bộ trang phục mang kiều dáng và hoa văn truyền
thống, thay vào đó bằng việc mua những bộ quần áo may sẵn có bán trên thị trường.
Do đó yếu tố văn hóa truyền thống đang bị mai một đòi hỏi các cơ quan chức năng phải
có giải pháp để bảo tồn nét văn hóa đặc trưng này.
Trong những năm tới, nhằm thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị của
các di tích lịch sử văn hóa, tăng cường việc khai thác di tích phục vụ du lịch cần từng
bước thực hiện những giải pháp cụ thể như sau:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa:
Tăng cường kiểm tra công tác quản lý di tích, gắn trách nhiệm của các cấp, các
ngành, các cấp chính quyền ở cơ sở, các đoàn thể ở huyện, xã trong việc bảo vệ và
phát huy giá trị di tích, ngăn chăn sự lấn chiếm, xâm hại hành lang bảo vệ đất di tích lịch
sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Các cấp, các ngành, các chủ đầu tư dự án cần tiếp tục thực hiện nghiêm những
quy định của Luật Di sản văn hóa, Quy chế Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích của Bộ
Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và các quy định về đầu tư
xây dựng cơ bản khi triển khai các dự án tu bổ di tích. Tăng cường kiểm tra hoạt động
bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cũng như phát huy trách nhiệm giám sát của cộng
đồng để kịp thời phát hiện, điều chỉnh các sai sót có thể xảy ra trong quá trình triển khai
các dự án nhằm bảo vệ tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích trong quá trình bảo quản,
tu bổ.
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
10
Thực trạng hiện nay cho thấy các di tích đã được xếp hạng phần lớn chưa được
quan tâm tới công tác khoanh vùng cắm mốc bảo vệ di tích, việc khoanh vùng mới chỉ
được thực hiện về mặt pháp lý được ghi ở biên bản tọa độ trên bản đồ khoanh vùng
của hồ sơ di tích. Thực tế, hầu hết các di tích đều đang trong quá trình lập đề án quy
hoạch khoanh vùng cắm mốc bảo vệ. Do vậy, cần sớm hoàn thiện và triển khai Dự án
khoanh vùng, cắm mốc bảo vệ di tích.
Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia
với di tích Danh lam thắng cảnh hang động Xá Nhè (xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa), di
tích Khảo cổ học hang Thẳm Khương (xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo) và đề nghị
xếp hạng di tích cấp tỉnh như di tích danh lam thắng cảnh hang động Mùn Chung (xã
Mùn Chung, huyện Tuần Giáo), di tích dân quân Thanh An bắn rơi máy bay Mỹ (thuộc
xã Thanh An, huyện Điện Biên), di tích công trình đại thủy nông Nậm Rốm thuộc thành
phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.
- Kiện toàn và nâng cao trách nhiệm bộ máy quản lý; điều chỉnh, bổ sung ngân
sách biên chế lao động trông nom trực tiếp tại di tích.
Tổ chức mở lớp tập huấn về quản lý di tích, bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
đến các đối tượng là cán bộ cấp huyện, xã có liên quan và người trực tiếp trông nom di
tích.
Có chính sách phụ cấp cho người trông nom bảo vệ và hướng dẫn tham quan
di tích tại các cơ sở cũng như chính sách khen thưởng, tôn vinh những người làm tốt
công tác bảo vệ di tích.
Chủ động phối hợp với ngành Giáo dục trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa
Triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản Văn hóa và sự nghiệp
phát triển văn hóa tại địa phương. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chủ động
phối hợp với ngành Giáo dục ký cam kết với các trường trên địa bàn có các điểm Di tích
nhằm thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cộng
đồng chung tay, góp sức bảo vệ chăm sóc bảo vệ di tích để học sinh tham gia bảo vệ di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa và giữ thái độ văn minh lịch sự,
thân thiện với khách du lịch ngay trên địa phương mình. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết
thực, trao vào tay các em quyền lợi, nghĩa vụ chăm sóc đối với di sản văn hóa, di tích
lịch sử văn hóa của địa phương. Đồng thời đây cũng là cơ hội để tuyên truyền, giáo dục
học sinh hiểu thêm về di tích.
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
11
-Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong hoạt động bảo vệ di tích, kêu gọi các tổ
chức, cá nhân và đặc biệt là sự đóng góp của nhân dân cho công tác phát huy giá trị di
sản văn hoá, phát triển du lịch, xây dựng Điện Biên thành một trong những khu du lịch
quốc gia đặc biệt ở Việt Nam.
- Chú trọng khai thác những giá trị đặc thù về du lịch
Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc
và Lào, trong đó biên giới với Lào dài 360 km và biên giới với Trung Quốc dài 38,5 km.
Trên tuyến biên giới Việt - Lào có 2 cửa khẩu đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang,
còn 3 cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ được mở. Trên tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở
và nâng cấp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành cửa khẩu quốc gia. Điện Biên là đầu
mối giao lưu của vùng Tây Bắc Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào và Tây Nam Trung Hoa.
Chính vì vậy, bên cạnh các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là: Du lịch văn hóa,
sinh thái, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số; Du lịch sinh thái kết hợp
với du lịch tham quan, du lịch nghiên cứu hệ sinh thái núi cao và du lịch nghỉ dưỡng núi;
Du lịch mạo hiểm, nghỉ cuối tuần, thể thao khám phá, du lịch làng nghề, cần chú ý khai
thác các hình thức Du lịch biên giới gắn với du lịch mua sắm tại một số cửa khẩu.
Bên cạnh việc tập trung tổ chức các sản phẩm du lịch nhằm đẩy mạnh việc khai
thác Khu du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử Pá Khoang - Mường Phăng - Điện Biên Phủ,
các cơ quan và doanh nghiệp du lịch cần kết hợp xây dựng các tour du lịch chuyên đề,
các tour, tuyến du lịch trên cơ sở nghiên cứu, khai thác những tiềm năng và giá trị văn
hoá đặc sắc của cộng đồng các dân tộc vùng Tây - Bắc./.
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
12
NHỮNG GI TRỊ NI BT GẮN VỚI DANH NHÂN VĂN HÓA –
ANH HNG DÂN TỘC V NGUYÊN GIP TẠI ĐIỆN BIÊN
PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật
Viện trưng Viện Sử học
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
I. Nhng di tch lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đt Điện Biên
Ngày 7/5/1954, cuộc đại tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - căn cứ
quân sự mạnh nhất của Pháp với sự giúp đỡ của Mỹ tại Đông Dương đã kết thúc với sự
toàn thắng của quân đội và nhân dân Việt Nam. Toàn bộ Bộ chỉ huy quân đội Pháp tại
đây đã bị tiêu diệt và bị bắt sống. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã dẫn đến việc ký kết
Hiệp định Geneva, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
"Điện Biên Phủ như là cái mốc chói lọi bng vàng của lịch sử Việt Nam. Nó ghi r
nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc
khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn."
1
.
Tinh thần của chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam đã cổ vũ và mở ra thời kỳ
mới của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mà nổi bật nhất là phong trào đấu
tranh giành độc lập của các nước châu Phi, Mỹ-latin vào những năm đầu thập niên 60
của thế kỷ XX.
Từ sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, tên Việt Nam được thế giới nhắc đến và gắn
liền với "Việt Nam - Điện Biên Phủ - Hồ Ch Minh", "Điện Biên Phủ - V Nguyên Giáp".
Chiến thắng Điện Biên Phủ được dân tộc ta xếp vào là một trong những thắng lợi
rực rỡ nhất trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc: Bạch Đằng,
Đống Đa, Chi Lăng , và chiến thắng Điện Biên Phủ được nhân dân Việt Nam tiếp nối
bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước vào tháng 5 năm 1975.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối kháng chiến đúng
đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; tinh
thần quả cảm, sự hy sinh và đóng góp to lớn của quân đội và nhân dân Việt Nam; sự
phối hợp chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương; sự ủng hộ của các nước xã
hội chủ nghĩa trước đây cũng như nhân dân tiến bộ trên thế giới.
1
. H Ch Minh, ton tp. tp 11, Nxb. CTQG, H Ni, 1996, tr. 261-265.
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
13
Khắp vùng Tây Bắc cũng như Điện Biên rất nhiều địa danh gắn với chiến dịch,
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Các chứng tích trong cuộc chiến năm xưa đã trở
thành quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ trải dài trên lòng chảo Điện Biên bốn bề là
núi bao bọc với chiều dài 18 km, rộng 6 km, trong đó sông Nậm Rốn chảy cắt ngang
chia cánh đồng Mường Thanh dài hơn 14 km của Điện Biên thành hai bên tả, hữu phì
nhiêu, màu mỡ đầy những chứng tích lịch sử vô cùng tự hào.
Để ghi nhận sự hy sinh và đóng góp to lớn của các vị lãnh đạo, các anh hùng liệt
sỹ cũng như nhân dân, Đảng và Nhà nước đã khôi phục, bảo tồn, tôn tạo các di tích liên
quan đến chiến dịch, chiến thắng Điện Biện Phủ trên mảnh đất Điện Biên anh hùng.
Hiện nay, tại Điện Biên có hàng chục di tích lịch sử liên quan đến sự kiện chiến
thắng Điện Biện Phủ. Đó là: Khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường
Phăng, di tích đồi A1, đồi C1, đồi C2, đồi D, đồi E, đồi Độc Lập, di tích Him Lam, di tích
Đồi Cháy, di tích Mường Pồn, Hầm chỉ huy tướng Đờ Cát, cầu và sân bay Mường
Thanh, đường kéo pháo, bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, tượng đài Chiến Thắng
v.v
Quần thể di tích chiến thắng Điện Biên Phủ được Bộ Văn hóa-Thông tin nay là
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 28
tháng 4 năm 1962. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo và xây dựng, đến ngày 12 tháng 8
năm 1999, quần thể di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ được Nhà nước xếp hạng là Di
tích Quốc gia đặc biệt.
1. Khu di tch S chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng
Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng cách thành phố
Điện Biên Phủ khoảng 40 km đường bộ và 10km đường chim bay thuộc xã Mường
Phăng huyện Điện Biên.
Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã đóng tại Mường Phăng trong vòng 105
ngày từ ngày 31/1/1954 đến 15/5/1954. Các cơ quan của Sở chỉ huy chiến dịch Điện
Biên Phủ được xây dựng dọc theo con suối nhỏ, chạy quanh chân núi Pú Đồn, trên một
diện tích tự nhiên khoảng 90km2, được bố trí thành một hệ thống liên hoàn, bao bọc
trước sau có hầm hào, lán trại thuận tiện, phù hợp với tốc độ làm việc khẩn trương của
Bộ Chỉ huy chiến dịch, đảm bảo được bí mật và an toàn tuyệt đối.
Từ ngoài vào trong khu di tích rừng Mường Phăng là các cơ quan của Bộ chỉ huy
chiến dịch bao gồm: Trạm gác tiền tiêu; Lán và hầm làm việc của cơ quan thông tin và
Cục trưởng thông tin Hoàng Đạo Thúy; Lán và hầm làm việc của sỹ quan liên lạc; Lán
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
14
và hầm làm việc của đoàn cố vấn Trung Quốc; Lán và hầm làm việc của cơ quan chính
trị; Lán và hầm làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Đường hầm xuyên núi; Lán và
hầm làm việc của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái; Lán tác chiến, nhà Hội trường,
Nhà ăn, Bếp Hoàng Cầm; Lán Ban cơ yếu.
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng là cơ quan đầu não quan
trọng nhất của chiến dịch lịch sử Điện Biện Phủ. Tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
cùng với Bộ chỉ huy chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất
quyết định đến thắng lợi của từng trận đánh mà đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên
toàn mặt trận vào ngày mùng 7/5/1954.
Hiện nay khu di tích lịch sử Mường Phăng đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo
với một số hạng mục như bia, biển, hầm, lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái…
Trong Dự án tôn tạo Di tích Sở chỉ huy Mường Phăng, Ban dự án di tích Điện
Biên Phủ đã thực hiện ý tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp xây dựng một công viên
chiến thắng trên nền bãi duyệt binh. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên
Phủ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tặng đồng bào các dân tộc xã Mường Phăng ngôi
nhà Văn hoá trị giá 40.000.000 đồng ngôi nhà sàn mang bản sắc dân tộc địa phương
vừa mang những dáng nét hiện đại.
2. Di tch Đồi A1 (cứ điểm Elian 2)
Nằm cạnh quốc lộ 279 (đường7/5) thuộc phường Mường Thanh. Cứ điểm này
cao 32m so với mặt đường có diện tích 83.000 m
2
, cách Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ của Pháp khoảng 500m về phía Tây theo đường chim bay. A1 thuộc dãy
đồi phía Đông cùng với C1, C2, D và E tạo thành bức tường thành vững chắc che chở
cho phân khu trung tâm, là điểm cao cuối cùng trực tiếp che chở cho Sở chỉ huy quân
Pháp và được ví như “chìa khóa” của cả tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Chiều tối ngày 30-3-1954, ta bắt đầu tiến công đồi A1 trong đợt tấn công thứ hai.
Quân Pháp dựa vào hệ thống hầm ngầm lô cốt kiên cố và được tăng viện thường xuyên
nên đã chống trả quyết liệt. Quân đội Pháp biết rằng nếu để mất A1 thì tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ có nguy cơ bị tiêu diệt. Vì vậy cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn
ra tại cao điểm này kéo dài nhất và ác liệt nhất trên chiến trường Điện Biên Phủ với 3
đợt tấn công và một đợt phòng ngự kéo dài 39 ngày đêm. Ta và địch đã giành giật nhau
từng vị trí, từng điểm, từng thước đất. Trong các trận chiến diễn ra tại đồi A1, hơn 2000
cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hi sinh, máu các chiến sỹ đã thấm đỏ từng tấc đất,
từng ngọn cỏ trên đồi A1. Cuối cùng quân ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1 vào 4
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
15
giờ sáng ngày 07/5/1954, mở toang cánh cửa thép tiến thẳng vào trung tâm của Tập
đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Trận thắng A1 có một ý nghĩa rất quan trọng, mở cửa cho
cuộc tổng công kích quyết định thắng lợi của chiến dịch chỉ sau đó 13 giờ đồng hồ.
Ngày nay trên cứ điểm A1 dẫu không còn nguyên vẹn như xưa, nhưng những
dấu tích của một thời bom đạn như đường hầm, khối bộc phá ngàn cân, ngôi mộ tập
thể, chiếc xe tăng vẫn còn và sẽ mãi mãi trường tồn cùng non sông đất nước. Cái tên
A1 đã được ghi trên nhiều trang sách nhằm giáo dục các thế hệ con cháu về truyền
thống và khí phách đấu tranh ngoan cường của quân đội và nhân dân Việt Nam.
3. Di tích Him Lam
Hiện nay nằm tại phường Him Lam, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ dọc
theo quốc lộ 279 (7/5) hướng Điện Biên Phủ - Hà Nội khoảng 3km. Tên gọi Him Lam là
bộ đội ta đặt vì đồi này cạnh bản Him Lam nên nhân dân thường gọi đồi Him Lam. Him
Lam (người Pháp đã đặt cho nó là Beaxtrice), một trung tâm đề kháng kiên cố vào bậc
nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nằm án ngữ con đường từ Tuần Giáo vào
Điện Biên với nhiệm vụ che chở trực tiếp cho phân khu Trung tâm, chính vì thế mà Him
Lam được mệnh danh là “cánh cửa thép” của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tại đây
Pháp bố trí hệ thống binh lực và hỏa lực mạnh.
17h ngày 13/3, bộ đội ta mở màn đánh vào cứ điểm Him Lam cũng là mở màn
chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau hơn 5 giờ chiến đấu các chiến sỹ thuộc Trung đoàn 141
và Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 đã tiêu diệt và làm chủ hoàn toàn cứ điểm, mở toang
“cánh cửa thép” tiến vào phân khu trung tâm. Trong trận đánh này xuất hiện nhiều tấm
gương chiến đấu dũng cảm, nổi bật là tiểu đội phó Phan Đình Giót, người đã lấy thân
mình lấp lỗ châu mai tại mỏm 2, tạo điều kiện cho đồng đội tiến lên tiêu diệt địch. Vì vậy
ngày nay, đồi Him Lam còn có tên là đồi Phan Đình Giót.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước từ năm 2006, dự án trùng tu tôn tạo
di tích Him Lam đã và đang được thực hiện, trở thành điểm tham quan phục vụ khách
du lịch trong và ngoài nước.
4. Di tch Đồi C1 (cứ điểm Elian 1)
Đồi C
1
nằm trong dãy đồi liên hoàn phía Đông. Đồi C
1
cùng với A
1,
C
2,
E
1,
D tạo
thành tấm lá chắn bằng thép che chở cho phân khu trung tâm. Xét về địa thế, đồi C
1
tuy
không có độ cao như đồi E và đồi D, nhưng lại có vai trò quan trọng hơn rất nhiều bởi
sự bố phòng liên hoàn cùng với A
1
.
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
16
Sau 32 ngày đêm chiến đấu, bộ đội
ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm C
1,
tạo điều
kiện cho việc tiến công tiêu diệt các cứ điểm còn lại của bức tường thành phía Đông,
mở thông cánh cửa vào khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Di tích đồi C
1
hiện nằm ở địa phận phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên
Phủ. Cùng với thời gian và sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, các dấu vết của
khu di tích chiến trường xưa đã không còn nguyên vẹn như xưa, bên cạnh nó là hàng
loạt các công trình đô thị mới đang mọc lên nhưng trận chiến đấu của các chiến sỹ tại di
tích này, cùng với các di tích khác sẽ còn được ghi nhớ trong ký ức của mỗi người dân
nơi đây nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
5. Di tch Đồi C2 (cứ điểm Elian 4)
Diện tích khá rộng, nối với C
1
bằng một đồi yên ngựa. Sườn đồi phía trong thoai
thoải, đổ xuống đường 41 (nay là đường 7/5). Trên đồi, quân Pháp bố trí hệ thống chiến
hào liên hoàn với nhiều lô cốt, ụ súng khá kiên cố. Phía ngoài là nhiều lớp rào dây thép
gai và bãi mìn dày đặc.
Sáng ngày 7/5/1954 sau khi giải phóng xong A
1
, lợi dụng quân Pháp tại C
2
đang
hoang mang, Tiểu đoàn 215 của Trung đoàn 98 đã mở nhiều đợt xung phong chiếm cứ
điểm C
2
. Đúng lúc này, hoả lực của ta ở A
1
, đã kịp thời chi viện cho C
2
. Bộ đội ta chia
làm 3 mũi tấn công C
2
, lần lượt đánh chiếm từng mục tiêu. 9
h
30 phút bộ đội ta làm chủ
hoàn toàn đồi C
2
, toàn bộ quân Pháp đóng ở dãy đồi phía Đông và số đông các sỹ quan
dù tập trung tại đây đã bị ta bắt sống.
6. Di tch Đồi E1 (cứ điểm Dominique)
Đồi E1 là một trong 5 cao điểm phòng lực phía đông, thuộc phân khu trung tâm,
có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta tấn công ở hướng Đông-Bắc vào Điện Biên Phủ. Thực
dân Pháp coi đồi E1 là bức bình phong bảo vệ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ nên đã
tìm cách giữ bằng được cao điểm quan trọng này.
Vào đúng 17h ngày 30/3/1954, đợt tấn công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ bắt đầu. Trận chiến diễn ra tại cao điểm đồi E1 hết sức quyết liệt. Sau hơn 20
ngày đêm chiến đấu một mất, một còn bảo vệ đồi E1, ta đã giải phóng đồi E1, làm bàn
đạp để tấn công và tiêu diệt các cứ điểm tiếp theo, tiến tới tổng công kích giải phóng
hoàn toàn Điện Biên Phủ.
7. Di tch Bản Kéo
Đồi bản Kéo nằm ở phía Tây bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Cùng với
đồi Độc Lập, bản Kéo có nhiệm vụ bảo vệ sân bay Mường Thanh, ngăn chặn sự tấn
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
17
công của quân ta từ hướng Lai Châu vào Điện Biên Phủ. Tại đây, quân Pháp bố trí hệ
thống công sự phòng ngự khá vững chắc. Ngoài trận địa kiên cố, chúng còn sử dụng
hàng rào dây thép gai bao xung quanh cứ điểm. Căn cứ Bản Kéo do đơn vị lính người
Thái đóng giữ dưới sự chỉ huy của sỹ quan Pháp.
Mở màn đợt tấn công đầu tiên, ngày 13/3/1954 ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam.
Ngày 15/3/1954, ta tiêu diệt cứ điểm Độc Lập. Cứ điểm bản Kéo lúc này đã trở nên cô
lập. Trung đoàn 36 thuộc đại đoàn 308 được phân công tiêu diệt bản Kéo nhận thấy có
khả năng giải quyết cứ điểm này không cần tới một trận đánh nên dùng tuyền đơn binh
vận kêu gọi lính Thái đầu hàng.
Ngày 16/3/1954, mặc dầu chỉ huy người Pháp ra sức khống chế, nhưng lính
người Thái đã lợi dụng lúc chỉ huy Pháp chui xuống hầm ẩn nấp, đã mang vũ khí kéo ra
hàng.
Trung đoàn 36 không cần nổ súng đã chiếm được bản Kéo kết thúc đợt tấn công
thứ nhất, mở toang cánh cửa phía Bắc vào trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
8. Di tch Đồi Độc lập
Cứ điểm Độc lập ở phân khu Bắc nằm án ngữ đường Lai Châu vào Điện Biên do
một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn thuộc địa Bắc Phi chiếm giữ. Đây là một quả đồi dài
hình bầu dục, đỉnh cao tới gần 500 mét, có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng.
Chiều dài cứ điểm là 700 m, chiều rộng là 200 m. Xung quanh đồi Pháp dựng nhiều
hàng rào dây thép gai từ bùng nhùng, đến kiểu cũi lợn dày đặc từ ngoài vào trong.
3 giờ 30 phút ngày 15-3 trận tấn công đồi Độc Lập bắt đầu. Sau gần 4 giờ chiến
đấu, đến sáng ngày 15-3, trận đánh mới kết thúc khi bộ đội ta đánh lui bộ binh, xe tăng
địch đến giải vây. Tại trận đánh đồi Độc lập, chỉ qua 1 đêm, ta đã tiêu diệt gần 1.000
quân Pháp.
Trận thắng Độc lập cùng với trận thắng Him Lam đã mở thông đường vào phân
khu trung tâm Mường Thanh. Tại các trận đánh này, ta đã tiêu diệt, xoá sổ những đơn
vị bộ binh lê dương, tinh nhuệ của quân Pháp.
9. Di tch Mường Pồn
Thuộc xã Mường Pồn huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng
20km về phía Tây Bắc. Địa danh Mường Pồn nay đã gắn liền với tên tuổi của anh hùng
liệt sĩ Bế Văn Đàn cùng với chiến công của Đại đội 674, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn
174.
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
18
10. Hầm chỉ huy của tướng De Castries
Nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường
Thanh. Cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên. Xung
quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe
tăng. Hầm De Castries dài 20m và rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và
làm việc.
15h ngày 7-5-1954, sau khi tiêu diệt các cứ điểm cốt yếu xung quanh phân khu
trung tâm, bộ đội ta vượt cầu Mường Thanh và tiến thẳng vào Sở chỉ huy, bắt sống
tướng De Castries và toàn bộ Bộ chỉ huy của quân Pháp, lá cờ "Quyết chiến Quyết
thắng" đã phất cao trên nóc hầm báo hiệu ngày toàn thắng của chiến dịch Điện Biên
Phủ.
Ngày nay, di tích Hầm De Castries cùng với các di tích khác trong quần thể di
tích lịch sử Điện Biên Phủ đã được Đảng và Nhà nước đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn
tạo phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước, góp phần phát huy giá trị của khu di
tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đồng thời cũng để tuyên truyền, giáo dục truyền
thống Điện Biên Phủ anh hùng.
11. Sân bay và cầu Mường Thanh
Sân bay Mường Thanh đươc xây dựng tại trung tâm thung lũng Mường Thanh, vị
trí quân sự quan trọng của Pháp. Cầu Mường Thanh là cây cầu dã chiến bắc qua sông
Nậm Rốm, do người Pháp xây dựng sau cuộc nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ.
Chiều 7/5/1954, trong khí thế thừa thắng xông lên, các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt
Nam băng qua cầu tiến thẳng vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, cắm lá
cờ "Quyết chiến quyết thắng" lên nóc hầm De Castries, kết thúc toàn thắng chiến dịch
Điện Biên Phủ lịch sử.
12. Đường kéo pháo
Đây là tuyến đường kéo pháo đã đi vào huyền thoại trong lịch sử của Quân đội
và nhân dân Việt Nam. Chỉ với những dụng cụ rất thô sơ như cuốc, xẻng, búa, bằng
sức người và ý chí quyết chiến, quyết thắng, quân và dân ta đã mở những tuyến đường
kéo pháo trên các sườn núi quanh co, hiểm trở và dùng sức người để kéo pháo vào
trận địa.
Đây là những con đường kéo pháo độc đáo bậc nhất trên thế giới vì đây là con
đường kéo pháo hoàn toàn bằng tay. Những con đường này thể hiện sự hi sinh gian
khổ, tinh thần quyết tâm, ý chí sắt đá của quân và dân ta trong chiến dịch. Và trên tuyến
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
19
đường kéo pháo lịch sử ấy đã ghi nhận tấm gương hy sinh anh dũng của liệt sĩ Tô Vĩnh
Diện lấy thân mình cứu pháo.
Ngoài những di tích liên quan trực tiếp đến các căn cứ của ta và của Pháp trên
chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, để tri ân, tưởng nhớ sự hy sinh cũng như những
đóng góp to lớn của bộ đội, dân công và nhân dân ta, Đảng và Nhà nước đã xây dựng
các công trình mang tính tưởng niệm như Nghĩa trang liệt sỹ, Bảo tàng, Tượng Đài
chiến thắng v.v tại Thành phố Điện Biên.
- Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ được xây dựng năm 1958, năm 1994, nghĩa
trang được tu sửa nâng cấp. Nơi đây có 644 ngôi mộ của những cán bộ, chiến sỹ đã hy
sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ như một nhân chứng lịch sử nhắc nhở thế hệ
trẻ hôm nay và mai sau luôn noi gương và ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ, truyền
thống anh hùng cách mạng của cha anh để phấn đấu lao động, học tập và rèn luyện để
xây dựng quê hương Điện Biên Phủ cũng như đất nước giàu đẹp. Mặt khác, nơi đây
còn là điểm du lịch lịch sử văn hóa hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Nghĩa
trang là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam thể hiện đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”.
- Bảo tàng Điện Biên Phủ nằm đối diện với nghĩa trang liệt sĩ trên đồi A1, ở trung
tâm thành phố Điện Biên. Bảo tàng Điện Biên Phủ được xây dựng vào năm 1984 nhân
dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Vào cuối năm 2003, bảo tàng
Điện Biên Phủ đã tiến hành nâng cấp và chỉnh lý lại khu trưng bày. Hiện nay Bảo tàng
có 2 khu trưng bày:
Ngoại thất: gồm 112 hiện vật, là những loại vũ khí của Quân đội nhân dân Việt
Nam và của quân đội Pháp sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nội thất: Nơi lưu giữ và trưng bày với 274 hiện vật và 202 bức ảnh tư liệu được
trưng bày theo các vấn đề: Tóm tắt 8 năm kháng chiến chống Pháp của Quân và dân
Việt Nam; Âm mưu và hành động của thực dân Pháp; Vị trí chiến lược của Điện Biên
Phủ; Tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ; Chủ trương của Đảng trong chiến
cuộc Đông xuân 1953-1954; Công tác chuẩn bị của quân, dân ta trong chiến dịch Điện
Biên Phủ; Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ; Tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ
đối với trong nước và quốc tế; một số hình ảnh về thành phố Điện Biên Phủ trong thời
kỳ đổi mới.
- Tượng đài chiến thắng
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
20
Tượng đài chiến thắng được đặt trên đỉnh đồi di tích D1 nằm ở trung tâm thành
phố Điện Biên Phủ. Tượng đài được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng
Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2004). Tượng đài chiến thắng - một công trình nghệ thuật
kiến trúc vĩ đại, biểu tượng tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân đội nhân dân
Việt Nam.
II. Nhng gi trị ni bật và trường tn v Danh nhân văn ha - anh hng dân tộc
V Nguyên Gip trên đt Điện Biên
Hiện nay, bất cứ đâu trên đất Điện Biên Phủ cũng đều ghi dấu những chiến
công oai hùng của nhân dân các dân tộc Điện Biên nói riêng, của quân đội và nhân dân
cả nước nói chung. Điện Biên Phủ đã trở thành một địa danh trường tồn của dân tộc,
một điểm du lịch, lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, bởi địa danh Điện Biên Phủ đã gắn liền
với chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu: Chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ ngày 7/5/1954.
Có thể khẳng định rằng tất cả các di tích thuộc quần thể di tích Chiến thắng Điện
Biên Phủ đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các
tướng lĩnh, các chiến sỹ cũng như toàn thể nhân dân ta.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Võ Nguyên Giáp giữ cương vị là y viên
Bộ Chính trị, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Với tư cách đó, Võ
Nguyên Giáp là tham mưu chính cho Trung ương Đảng trong các hoạt động quân sự và
là chỉ huy tối cao các trận đánh của quân đội Việt Nam.
Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất, quan trọng nhất trong toàn bộ
cuộc kháng chiến chống Pháp. Không những vậy, chiến trường Điện Biên Phủ lại cách
xa Thủ đô kháng chiến, cách xa Trung ương với địa hình phức tạp, phương tiện thông
tin hạn chế. Do vậy, quyền và trách nhiệm của vị chỉ huy tối cao rất lớn và rất quan
trọng.
Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương thời bấy
giờ. Cả Pháp và Mỹ đều coi đây là "Pháo đài bất khả xâm phạm". Bộ chỉ huy quân Pháp
tại Điện Biên Phủ thách thức: "V Nguyên Giáp có gii thì đến đánh Điện Biên Phủ"
2
.
Câu nói này được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong báo Cứu quốc số 2610 ra ngày 2
tháng 6 năm 1954 đã khẳng định hai điều: Một là: Quy mô và sự kiên cố của tập đoàn
cứ điểm Điện Biên Phủ, Hai là: Quyền chỉ huy tối cao chiến dịch là Võ Nguyên Giáp.
2
. H Ch Minh Ton tp. In ln th ba. Tp 8. Nxb. CTQG, H Ni, 2011, tr. 498.
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
21
Tin tưởng vào uy tín và tài thao lược của Võ Nguyên Giáp, trước khi ra trận, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã giao quyền Tổng Chỉ huy chiến dịch cho Võ Nguyên Giáp: "Tổng tư
lệnh ra mặt trận, tướng quân tại ngoại. Trao cho Chú toàn quyền quyết định. Trận này
quan trọng phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh".
Không phụ lòng tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, Đại tướng
Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã chủ động, sáng tạo chỉ huy lực lượng vũ trang và
nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ
tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tên tuổi Võ Nguyên Giáp được nhắc đến gắn
liền với cái tên Điện Biên Phủ oai hùng của Việt Nam.
Với tư cách là Tư lệnh tối cao của chiến dịch, tại S chỉ huy Mường Phăng, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp hiểu rõ chỗ mạnh, yếu của đối phương cũng như thế mạnh và
những hạn chế của ta để có những quyết sách đúng đắn mà không phải vị tướng nào
cũng có được. Từ đây, mọi mệnh lệnh của các cuộc tấn công, cuộc tổng công kích
trong suốt chiến dịch đã được phát ra. Đặc biệt, để chắc thắng và tránh tổn thất cho bộ
đội và nhân dân, Đại tướng đã đưa ra một quyết định "khó khăn nhất trong cuộc đời" là:
chuyển từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" để có một Điện Biên
"lng ly năm châu, chấn động địa cầu". Quyết định trên và kết quả của nó đã chứng
minh Đại tướng là con người Nhân -Tr- Dũng.
Di tích Sở chỉ huy Mường Phăng đã được nhân dân tôn vinh gọi là Núi Đại
tướng, Hầm Đại tướng, giống như cánh rừng Trần Hưng Đạo, nơi mà vào năm 1944,
Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã được thành
lập, được gọi là Rừng Đại tướng.
Là vị tướng luôn có niềm tin sắt đá vào sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của
binh sỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hết sức coi trọng sự sáng tạo của bộ đội và
nhân dân và chính điều đó góp phần tạo ra sức mạnh vô biên của chiến tranh nhân dân
Việt Nam mà kẻ thù không thể tưởng tượng nổi. Xe đạp thồ của hàng vạn dân công;
kéo pháo hạng nặng lên núi; xẻ núi, đào hầm bằng tay của bộ đội Việt Nam đã chiến
thắng máy bay, ô tô vận tải, xe tăng của quân đội Pháp. Hình ảnh người chiến sỹ Việt
Nam lấy thân chèn bánh pháo, lấy thân mình lấp lỗ châu mai, lấy thân làm giá súng
chỉ có với tinh thần "Quyết chiến, quyết thắng" của người "Bộ đội Cụ Hồ", của người
lính "quân Tướng Giáp".
Di tích đồi A1, đồi C1, đồi C2, đồi D, đồi E, đồi Độc Lập, Di tch Him Lam, di tch
Đồi cháy, Di tch Mường Pồn, Đường kéo pháo, Hầm chỉ huy tướng Đờ Cát, cầu và sân
bay Mường Thanh , đều thấm đẫm máu và nước mắt của hàng ngàn chiến sỹ, dân
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
22
công đã hy sinh thân mình và một phần xương máu cho chiến dịch Điện Biên Phủ toàn
thắng. Mỗi một di tích đều gắn với một chiến công; và mỗi một chiến công là thành quả
của sự lao lực, sự chỉ huy tài tình của vị Tổng tư lệnh tối cao Võ Nguyên Giáp.
Nhân cách lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước hết là tấm lòng vì dân, vì
nước, là ý chí và quyết tâm giành độc lập, tự do cho đất nước; là niềm tin của người
lãnh đạo, chỉ huy vào sức mạnh của nhân dân; là vị thống soái văn võ kiêm toàn.
Từ chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 đến chiến thắng "Điện Biên Phủ
trên không" năm 1972, rồi thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhân dân
ta tôn vinh là Đại tướng huyền thoại, Đại tướng của nhân dân, Anh hùng dân tộc, Danh
nhân văn hóa. Những sự tôn vinh đó chứng minh Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người
học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên tuổi Đại tướng gắn với lịch sử đấu tranh
giành độc lập và giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong thế kỷ XX./.
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
23
THỰC TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ
Điện Biên là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc, là vùng đất có lịch sử
hình thành và phát triển lâu đời, được khách du lịch trong nước và quốc tế biết đến với
phong cảnh hùng vĩ, sự đa dạng về văn hóa của 19 dân tộc và hệ thống các di tích lịch
sử cách mạng gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước của cha ông. Nhắc đến Điện
Biên là nhắc đến một trong những chiến trường ác liệt nhất gắn với chiến thắng vĩ đại
làm chấn động thế giới, nơi kết thúc cuộc chiến tranh thần thánh chống Thực dân Pháp
xâm lược. Đó chính là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Lịch sử đấu tranh giành độc lập
trên mảnh đất Điện Biên là những trang sử hào hùng, là chiến công hiển hách của thế
hệ đi trước, là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên hôm nay.
Chiến dịch Điện Biên Phủ được bắt đầu từ ngày 13/3/1954, phát triển qua 3 giai
đoạn, đến ngày 7/5/1954 đã kết thúc thắng lợi rực rỡ. Thắng lợi quân sự trên chiến
trường Điện Biên của ta đã buộc thực dân Pháp phải đặt bút ký Hiệp định Giơnevơ, lập
lại hòa bình ở Đông Dương. Khu di tích Điện Biên Phủ là bằng chứng lịch sử về chiến
thắng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân
Pháp, thể hiện ý chí quyết tâm của cả dân tộc trước một lực lượng quân sự có đủ cả
phương tiện chiến tranh hiện đại. Chiến thắng Điện Biên Phủ cho thấy sự lãnh đạo sáng
suốt với nghệ thuật quân sự tài tình của Đảng ta và Hồ Chủ tịch.
Về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã
khẳng định: "Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến lược quy mô lớn, tiêu diệt toàn bộ
Tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương hồi bấy giờ của đội quân viễn chinh xâm
lược Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức. Thắng lợi rực rỡ của trận quyết chiến lược ấy đã
có ý nghĩa quyết định đối với toàn cục diện quân sự và chính trị trên chiến trường Đông
Dương, đến thành công của Hội nghị Giơ-ne-vơ, đưa cuộc kháng chiến lâu dài anh
dũng của quân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đến thắng lợi vĩ đại" và
"Điện Biên Phủ vĩnh viễn được các dân tộc trên thế giới ghi nhớ như một trong những
trang sử huy hoàng nhất của phong trào giải phóng dân tộc của hàng nghìn triệu người
trên trái đất".
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
24
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Thủ tướng
Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ là di tích
quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1272/QĐ-TTg, ngày 12/8/2009).
Gần 60 năm qua, khu vực diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu
đã có nhiều thay đổi, nhưng những di tích liên quan đến sự kiện lịch sử đặc biệt này vẫn
luôn được quan tâm bảo vệ và phát huy giá trị. Nếu khi xưa, Điện Biên Phủ là những hệ
thống công sự, hầm, hào từng được tôn vinh là “Biểu tượng của đại Pháp”, thì ngày nay
vẫn mảnh đất đó, nhưng những hầm hào, công sự đã trở thành điểm đến quen thuộc
của khách du lịch trong nước và quốc tế. Từ sau năm 1964 vấn đề bảo tồn, phát huy giá
trị của Di tích chiến trường Điện Biên Phủ bắt đầu được quan tâm đầu tư để trùng tu,
tôn tạo và phục vụ tham quan. Đặc biệt là năm 2004, kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện
Biên Phủ, với sự quan tâm của Đảng, nhà nước, khu di tích đã được đầu tư cho việc
trùng tu tôn tạo, Vì vậy, nhiều các hạng mục công trình hiện nay đang tồn tại trong tình
trạng kỹ thuật khá tốt, hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử cách
mạng đã thực sự đem lại hiệu quả rõ nét, là nền tảng cho sự phát triển du lịch. Đối với
những di tích quan trọng, có giá trị đã đưa vào phục vụ khách tham quan nổi bật là các
di tích tiêu biểu như: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng, Di tích
Đường kéo pháo, Đồi A1, hầm Đờ Cát, Di tích đồi D1 (Tượng đài chiến thắng), năm
2013 Điện Biên đón khoảng gần 400.000 lượt khách trong nước và quốc tế tới tham
quan, tìm hiểu. Hiện nay công trình Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đang
được thi công, gấp rút hoàn thành và sẽ đưa vào phục vụ dịp kỷ niệm 60 năm chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ, là công trình quy mô, hoành tráng, xứng tầm với chiến
thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Cũng trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày chiến
thắng, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên đang nỗ lực hết mình với việc đẩy
mạnh các nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh giao nhằm đáp ứng được lòng mong mỏi của
nhân dân cả nước. Một trong các nhiệm vụ đó là việc tăng cường các hoạt động bảo
tồn, khai thác, phát huy giá trị của Di tích chiến trường Điện Biên Phủ, cụ thể là: đảm
bảo an toàn, an ninh trật tự và thường xuyên tu sửa, bảo quản tại các điểm di tích lịch
sử. Bên cạnh đó những nội dung lịch sử, thuyết minh tại các điểm di tích lịch sử Chiến
trường Điện Biên Phủ được chỉnh sửa, bổ xung, đáp ứng nhu cầu thực tế.
Nhằm phát huy giá trị to lớn của các di tích lịch sử chiến tường Điện Biên Phủ,
ngoài việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo, tỉnh Điện Biên còn đặc biệt chú ý tới việc đổi mới
phương pháp trưng bày tại nhà Bảo tàng và tại các điểm di tích để thấy được tính nghệ
thuật, sự phong phú, hấp dẫn của các hiện vật và làm sống lại cuộc kháng chiến trường
HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh
phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc
25
kỳ sau hơn nửa thế kỷ. Cùng với các nội dung trên là việc đào tạo, nâng cao chuyên
môn nghiệp vụ cho thuyết minh viên, hướng dẫn viên tại các diểm di tích, đây là việc
được làm thường xuyên và hiệu quả trong thời gian qua. Hoạt động khai thác, phát huy
giá trị của các di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ đã được quan tâm, nâng cao
chất lượng công tác thuyết minh, hướng dẫn tại các điểm di tích bằng cách tăng cường
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên Du lịch và các Thuyết minh viên tại điểm
đạt yêu cầu cả về trình độ, ngoại ngữ, cách giao tiếp, ứng xử với khách. Tháng 10 năm
2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Dự án EU mở lớp đào tạo, tập
huấn thuyết minh viên nhằm nâng cao chất lượng thuyết minh viên, hướng dẫn viên
trên địa bàn tỉnh, cũng là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tuyên truyền, quảng bá
giá trị lịch sử của các di tích nói chung, di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ nói
riêng
Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Quần thể di tích chiến trường Điện
Biên Phủ trong những năm qua đã đạt được hiệu quả tích cực. Tuy nhiên vẫn còn một
số bất cập. Vấn đề cần nói đến đầu tiên, đó là vốn đầu tư dành cho công tác Bảo tồn
tôn tạo, trùng tu các di tích còn thiếu và yếu. Với những dự án được đầu tư thì còn dàn
trải, không tập trung ảnh hưởng tới chất lượng của công trình. Vì vốn ít nên việc đầu tư
mới chủ yếu ở những di tích quan trọng, gần trung tâm, còn đối với những di tích xa
trung tâm thì hầu như vẫn còn bỏ hoang, chưa được quy hoạch, khoanh vùng; kéo theo
đó vấn đề về nhân lực tại các điểm di tích cũng hạn chế. Hiện nay chỉ tính riêng Di tích
lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ mới có 23 điểm di tích (theo quyết định 41/VH/QĐ
ngày 12/4/1983 của Bộ Văn hóa Thông tin) được quy hoạch, khoanh vùng, hiện tại
ngành đã có văn bản gửi Cục Di sản đề nghị bổ xung và cho thực hiện khoanh vùng
cắm mốc thêm 24 điểm di tích. Việc Bảo tồn, tôn tạo mới chỉ tập trung vào một số di tích
tiêu biểu như Đồi A1, Sở chỉ huy Mường Phăng, hầm Đờ Cát, Đường kéo pháo, Trận
địa pháo , còn lại các di tích xa trung tâm như: Sở chỉ huy Thẩm Púa; Sở chỉ huy Huổi
He; Đài quan sát của Sở chỉ huy Mường Phăng; Sở chỉ huy của các trung đoàn, đại
đoàn; Bệnh viện tiền phương; Trụ sở Báo Quân đội nhân dân… chưa được khoanh
vùng cắm mốc và đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo. Bên cạnh đó, tác động của thiên
nhiên, thời tiết, các yếu tố ngoại vi mà đặc biệt là trải qua thời gian khá dài các di tích
đang mất dần các yếu tố gốc và bị bào mòn trầm trọng. Ngày càng nhiều các hộ dân cư
sinh sống xung quanh đang làm thay đổi môi trường, cảnh quan di tích, thậm chí là tình
trạng xâm lấn di tích cũng đang diễn ra ngày càng nhiều khiến cho các hoạt động bảo
tồn và phát huy giá trị các di tích bị ảnh hưởng nghiêm trọng.