Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Công tác tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần và sản xuất dịch vụ Tràng An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.2 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VÀ SẢN XUẤT DỊCH VỤ TRÀNG AN
Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LINH
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ NINH
MSV : 13111842
Lớp : QTKDTH. 12B
Hệ : CHÍNH QUY
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
Hà Nội, tháng 09 - 2013
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 1
Hà Nội, tháng 09 - 2013 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo và các phòng ban chức
năng 5
2.2.3.1. Chính sách tiền lương của công ty 26
Biểu đồ 2.2:Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến 41
khả năng thăng tiến tại công ty 41
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP & SXDV : Cổ phần và Sản xuất Dịch vụ
HĐSXKD : Hoạt động sản xuất kinh doanh
SXKD : Sản xuất kinh doanh
SX : Sản xuất
GTTSL : Giá trị tổng sản lượng
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
NLĐ : Người lao động
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
TNCN : Thuế thu nhập cá nhân
TNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp
Th.S : Thạc sĩ
TS: Tiến sĩ
PGS.TS : Phó giáo sư tiến sĩ
ĐH KTQD : Đại học Kinh tế quốc dân
NXB : Nhà xuất bản
CĐ TCQTKD : Cao đẳng tài chính quản trị kinh doanh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 1
Hà Nội, tháng 09 - 2013 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo và các phòng ban chức
năng 5
2.2.3.1. Chính sách tiền lương của công ty 26

Biểu đồ 2.2:Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến 41
Biểu đồ 2.2:Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến 41
khả năng thăng tiến tại công ty 41
khả năng thăng tiến tại công ty 41
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần và sản xuất dịch vụ Tràng An là một trong những công ty có
uy tín trong lĩnh vực giặt là và cung cấp các sản phẩm, thiết bị giặt là. Trải qua gần 20
năm hoạt động, với mục tiêu chuyên nghiêp hóa nghành dịch vụ giặt là và phương
châm đảm chất lượng đặt lên hàng đầu, Tràng An đã xây dựng được thương hiệu, vị
thế và chỗ đứng riêng cho mình. Để có được thành công đó thì con người trong doanh
nghiệp là một yếu tố quan trọng. Họ là những người tham gia vào quá trình sản xuất,
trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa và tính chất
cạnh tranh ngày càng khốc liệt, con người đang được coi là nguồn tài sản vô giá và là
yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Như vậy, để doanh nghiệp mình tồn tại và phát triển cùng với nền kinh tế thị
trường như hiện nay, đòi hỏi nhà quản lý phải biết khai thác và sử dụng hợp lý
nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình. Muốn khai thác và sử dụng nguồn nhân lực
hợp lý và có hiệu quả thì cần thỏa mãn các nhu cầu về lợi ích về vật chất, lợi ích
tinh thần cho người lao động. Hay nói cách khác, cần phải có biện pháp tạo động
lực cho người lao động trong lao động để họ có thể phát huy được hết nội lực của
bản thân trong lao động và đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Nhận biết được tầm quan trọng của công tác tạo động lực cho người lao động
nên tôi chọn đề tài “Công tác tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần và sản
xuất dịch vụ Tràng An” cho chuyên đề thực tập.
Ngoài lời mở đầu, các danh mục, lời kết luận, chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty CP&SXDV Tràng An;
Chương 2: Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động Công ty

CP&SXDV Tràng An;
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác tạo động lực cho
người lao động tại Công ty CP&SXDV Tràng An.
Do trình độ có hạn, thời gian thực tế chưa nhiều, bài viết còn có nhiều khiếm
khuyết, tôi rất mong thầy cô giáo và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty giúp đỡ,
góp ý để báo cáo thêm phong phú và hoàn chỉnh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
1
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ
SẢN XUẤT DỊCH VỤ TRÀNG AN
1.1. Giới thiệu chung về công ty Công ty CP&SXDV Tràng An
1.1.1. Những nét khái quát chung
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần và sản xuất dịch vụ Tràng An
Tên tiếng Anh:
TRANG AN SERVICES AND PRODUCING JOINT STOCK
CÔCCOMPANY
Tên viết tắt: TRANG AN SERPRO., JSC
Địa chỉ: Lô 06-9B khu TTCN Hoàng Mai
Thành phố: Hà Nội
Quốc gia: Việt Nam
Số ĐKKD:
0103018112
Tên giám đốc:
Nguyễn Tất Lộc
Điện thoại: (04)- 36341939; (04)-22408867
Fax: 04 36341939
Email:

Website: www.tranganjsc.vn
Kiểu công ty: Công ty cổ phần
Lĩnh vực: Sản xuất, dịch vụ.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Thành lập từ năm 1995, tiền thân là doanh nghiệp tư nhân giặt là Tràng An,
địa chỉ tại 186 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Với mục tiêu chuyên
nghiêp hóa nghành dịch vụ còn mới mẻ này, Tràng An đã xây dựng cho mình
một phương châm đảm bảo chất lượng giặt là lên hàng đầu cho dù trong
hoàn cảnh bấy giờ doanh nghiệp gặp muôn vàn khó khăn do các ngành dịch
vụ nói chung và nghành dịch vụ giặt là nói riêng còn chưa được thị trường
chú trọng. Vượt lên mọi khó khăn ban đầu, Tràng An đã xây dựng được
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
2
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
thương hiệu, vị thế và chỗ đứng riêng cho mình.
Năm 2006, doanh nghiệp tư nhân giặt là Tràng An 186 Trương Định đã chính
thức chuyển thành công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ Tràng An, đồng thời chuyển
xưởng sản xuất về Khu công nghiệp Hoàng Mai với diện tích 1000 m2 phục vụ cho
dịch vụ giặt là công nghiệp. Nâng ngành dịch vụ này lên mức chuyên nghiệp hoá.
Năm 2008, Tràng An vinh dự nhận giải thưởng " Sản phẩm dịch vụ xuất sắc".
Đây là vinh dự lớn đối với Tràng An vì lần đầu tiên, một công ty hoạt động trong
lĩnh vực giặt là nhận được giải thưởng này!
Tháng 7 - 2009, dịch vụ giặt là của Tràng An lại tiếp tục được khẳng định khi
trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp trong cả nước nhận được danh hiệu "doanh
nghiệp vàng". Cùng với đó, Tổng giám đốc công ty đón nhận danh hiệu "doanh
nhân vàng" do phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên trao tặng.
Tháng 6 - 2010, Tràng An chính thức đạt được thỏa thuận về tư vấn, cung
cấp, lắp đặt và bảo trì thiết bị giặt là, máy giặt công nghiệp của hãng máy nổi tiếng
nhất lâu đời nhất Trung Quốc Sealion

Tháng 7 - 2011, Tràng An đạt được thỏa thuận với PEO - Thái Lan, cung cấp
chính thức các sản phẩm của hãng máy Huebsch - nhãn hàng trực thuộc tập đoàn
Alliance, tại thị trường miền bắc Việt Nam.
Tháng 11 - 2011, Tràng An tiếp tục mở rộng hợp tác với Macbee Industrial -
Australia, bước đầu nghiên cứu thị trường Việt Nam đối với các sản phẩm hóa chất,
thiết bị nổi tiếng khác trên thế giới.
Tháng 1 năm 2012, Tràng An vinh dự đạt cúp đôi danh hiệu "Doanh nghiệp
tiêu biểu Hà Nội 2011" và "Doanh nhân tiêu biểu Hà Nội 2011".
Đó là sự khẳng định chất lượng của dịch vụ giặt là do Tràng An cung cấp.
Với 17 năm phát triển. Với hệ thống máy móc đồng bộ được đầu tư bậc nhất Hà
Nội. Với tiêu chuẩn cao trong dịch vụ giặt là. Tràng An tự tin sẽ cung cấp được tới
khách hàng chất lượng dịch vụ xuất sắc, thái độ phục vụ nhiệt tình chuyên nghiệp
nhất Hà Nội.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
3
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
1.1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất,mua bán, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị, vật
tư phục vụ ngành giặt là.
- Dịch vụ giặt là công nghiệp, giặt là tự động và cung cấp máy giặt tự phục vụ.
- Dịch vụ tư vấn, thiết kế hệ thống giặt là và cung cấp các thiết bị nghành giặt
- Cung cấp các loại máy giặt công nghiệp, máy sấy công nghiệp, máy giặt khô,
máy là ga, máy vắt li tâm…
- Buôn bán hoá chất ( trừ hoá chất nhà nước cấp)
- Kinh doanh dịch vụ vận tải: vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách bằng
ôtô, đóng gói, bốc xếp, giao nhận hàng hoá.
- Hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
1.2. Bộ máy tổ chức quản lý
1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Từ khi thành lập, để phù hợp với nhu cầu thực tế và nhằm tạo sự năng động
trong sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ phần và sản xuất dịch vụ Tràng An đã có
sự tổ chức lại bộ máy quản lý (dựa trên cơ sở bộ máy quản lý cũ), thêm một số bộ
phận nhưng vẫn dựa theo nguyên tắc : đơn giản, gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả cao
nhất, đồng thời xác định rõ nhiệm vụ chức năng và trách nhiệm mới cho các
phòng ban.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
4
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được thể hiện trong sơ đồ sau :

Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính công ty TRANG AN SERPRO., JSC)
Đây là mô hình hệ thống quản trị theo kiểu trực tuyến. Công ty áp dụng mô
hình theo kiểu này có ưu điểm chủ yếu là cơ cấu này tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện chế độ thủ trưởng, Tổng giám đốc chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết
quả công việc của người dưới quyền đảm bảo tính thống nhất trong tổ chức, tất cả
mọi phòng ban nhận lệnh trực tiếp từ ban Giám đốc.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng
Ban Giám đốc gồm Giám đốc, Phó Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp và
chịu trách nhiệm chung về hoạt động SXKD của Công ty:
- Giám đốc: Là người quản lý cao nhất của Công ty đại diện cho cán bộ công
nhân viên, quản lý Công ty theo cơ chế một thủ trưởng. Giám đốc là người phụ
trách chung về mọi mặt, trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ toàn Công ty, xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân và
có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b

5
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng tổ chức
-hành chính
Phòng tài
chính-kế toán
Phòng kế hoạch-
kỹ thuật
Phòng vật tư
dịch vụ
Bộ phận giặt là
công nghiệp
Bộ phận
bán hàng
Bộ phận
thị trường
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
- Phó Giám đốc: là người được Giám đốc uỷ quyền giải quyết các công việc
khi đi vắng, chịu trách nhiệm về công việc được giao và trợ giúp cho giám đốc có
chức năng chỉ huy điều hành trong lĩnh vực sản xuất.
 Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý cán bộ, đề bạt cán bộ, tổ
chức biên chế lao động trong Công ty, lập bảng lương, khen thưởng, nhận xét, đánh
giá cán bộ hàng năm, nâng lương, nâng bậc và thực hiện chính sách chế độ có liên
quan đến người lao động, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ, kiểm tra mọi hoạt động
của đơn vị.
Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý, lao động, tiền
lương, sắp xếp tổ chức sản xuất, tiếp cận và bố trí cán bộ công nhân viên, quy hoạch
và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, báo cáo thống kê nghiệp vụ, công tác
bảo vệ nội bộ, thực hiện chế độ chính sách Nhà nước đối với người lao động, công

tác thi đua khen thưởng trong toàn Công ty. Tham mưu cho Giám đốc Công ty
trong việc quản lý, điều hành công tác, công văn giấy tờ, phương tiện trang thiết bị
văn phòng, xe ô tô, trụ sở làm việc.
 Phòng tài chính - Kế toán chuyên cập nhật mọi nghiệp vụ kinh tế phát
sinh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi kết quả trước ban Giám đốc.
Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty theo từng quý, năm. Kiểm tra,
kiểm soát việc thu – chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ của
khách hàng. Phân tích tình hình tài chính trong Công ty, đánh giá hiệu quả SXKD
của Công ty. Cuối quý, kế toán tổng hợp lập báo cáo kế toán để trình lên ban lãnh
đạo về tình hình thực hiện kinh doanh của Công ty.
Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hạch toán
kế toán trong toàn Công ty theo đúng chuẩn mực kế toán, quy chế tài chính và pháp
luật của Nhà nước. Tham mưu đề xuất với Giám đốc Công ty ban hành các quy chế
tài chính phù hợp với nhiệm vụ SXKD của đơn vị, xây dựng các định mức kinh tế,
định mức chi phí, xác định giá thành bảo đảm kinh doanh có hiệu quả.
 Phòng kế hoạch kỹ thuật chuyên trách về việc giám sát sản xuất và kinh
doanh. Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch SXKD ngắn và dài
hạn. Chủ trì và phối hợp với các phòng ban để soạn thảo, triển khai các hợp đồng
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
6
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
kinh tế; đôn đốc; kiểm tra trong quá trình thực hiện và thanh lý hợp đồng kinh tế.
 Phòng vật tư dịch vụ chuyên trách về việc cung ứng vật tư cho các bộ
phận trong công ty. Lập kế hoạch cung ứng vật tư cho phù hợp đề không bị gián
đoạn công việc khác.
Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài sản, vật tư, công cụ, dụng
cụ, máy móc, thiết bị thi công… của Công ty. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác
cung cấp vật tư, công cụ, dụng cụ, điều động xe, thiết bị của Công ty đảm bảo tiến
độ thi công đạt hiệu quả.

1.3. Kết quả hoạt động của Công ty CP&SXDV Tràng An giai đoạn
2009 – 2012
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1.1 : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2009-2012
(đvt: trđ)
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty TRANG AN SERPRO., JSC)
Biểu đồ 1.1: Doanh thu của Công ty từ 2009 – 2012
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty TRANG AN SERPRO., JSC)
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
Chỉ Tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh Thu bán hàng và cung cấp dv 16.023,975 20.308,590 19.875,793 23.675,453
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dv
16.023,975 20.308,590 19.875,793 23.675,453
4. Giá vốn hàng bán 8.127,342 11.380,845 11.308,523 12.730,935
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
7.896,145 8.928,847 8.567,734 10.945,826
6. Doanh thu hoạt động tài chính 776,153 656,746 845,364 876,957
7.Chi phí tài chính 867,555 978,163 892,856 980,573
- Trong đó : Chi phí lãi vay 867,352 978,455 892,575 980,355
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.650,374 7.031,584 6.886,266 8.492,555
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.155,275 1.575,455 1.634,964 2.349,816
10.Thu nhập khác 561,374 769,673 655,163 687,095
11. Chi phí khác 394,464 568,336 420,733 448,930
12. Lợi nhuận khác 167,225 201,684 235,513 239,935
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.322,645 1.776,325 1.869,508 2.588,186
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 311,390 230,284 231,492 288,055
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.011,225 1.564,041 1.638,016 2.300,131

7
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
Theo số liệu từ bảng 1.1 và biểu đồ 01 ta thấy trong thời kỳ 2009 - 2012, một
số chỉ tiêu chủ yếu của công ty luôn có chiều hướng tăng lên do thực hiện tốt các
công tác trên thị trường: đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất; khâu kiểm tra kỹ thuật được tiến hành chặt chẽ nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm; thực hiện quảng cáo để đưa thương hiệu giặt là của công ty đến
từng khách hàng; đa dạng hóa các sản phẩm, chất lượng đảm bảo, giao hàng đúng
thời hạn…Nhiều khách hàng tin tưởng vào uy tín của công ty đã cho phép công ty
nhập khẩu máy móc, thiết bị nguyên vật liệu theo hình thức trả góp.
Tuy nhiên, vào thời điểm năm 2011, có thể nhận thấy hầu như các chỉ tiêu chủ
yếu của công ty có sự suy giảm mạnh như: giá trị tổng sản lượng giảm từ 9.074,298
triệu đồng năm 2010 xuống còn 8.609,282 triệu đồng vào năm 2011; doanh thu
cũng giảm từ 20.308,590 triệu đồng xuống còn 19.875,793 triệu đồng; chi phí sản
xuất giảm từ 18.532,265 triệu đồng xuống còn 18.006,285 triệu đồng Nguyên
nhân của sự giảm sút này là do vào năm 2011, doanh nghiệp đã bố trí, sắp xếp lại
lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngoài nguyên nhân kể trên còn phải nói
đến những nguyên nhân khách quan, những tác động từ bên ngoài đối với việc sản
xuất của công ty.
Với những nguyên nhân nêu trên có thể rút ra rằng việc giảm sút các chỉ tiêu
chủ yếu của công ty cổ phần và sản xuất dịch vụ Tràng An trong năm 2011 nó
không đưa đến kết luận tình hình hoạt động sản xuất của công ty bị suy giảm. Đây
chỉ có thể được coi là một cuộc cải tổ lại bộ máy công ty, điều chỉnh lại nhân sự; lao
động sẽ giúp công ty làm ăn có hiệu quả hơn, đem lại lợi nhuận lớn. Điều này đã
chứng minh qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vào năm kế
tiếp. Năm 2012, giá trị tổng sản lượng đạt 9.500,156 triệu đồng với doanh thu là
23.657,453 triệu đồng tăng 19% so với năm 2011. Để đạt được những thành tựu
như vậy là sự phấn đấu của công ty trên tất cả các lĩnh vực.
1.3.2. Kết quả hoạt động khác
- Hoạt động thể thao:

Những hoạt động thể dục thể thao của công ty được diễn ra thường niên và
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
8
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
được sự hưởng ứng nồng nhiệt của tập thể lãnh đạo và nhân viên trong công ty do
công đoàn công ty tổ chức nhằm tạo sự đoàn kết và tinh thần đồng đội cho toàn thể
CBCNV trong toàn công ty các hoạt động cụ thể: giải bóng đá Tràng An tổ chức
thường niên, Các đơn vị tổ chức thi đấu kéo co, cầu lông, bóng chuyền vào dịp kỉ
niệm ngày thành lập đoàn 26/3 hàng năm.
- Phong trào thi đua: Từ khi thành lập công ty đã tổ chức nhiều chương trình
thi đua nhằm cổ động tinh thần của cả doanh nghiệp. Điển hình như:
+ Năm 2010 công ty phát động cuộc thi Olympic dành cho toàn thể CBCNV với
các lĩnh vực: sửa máy, gấp quần áo, là Nhằm nâng cao tay nghề cho toàn bộ CNV.
+ Phong trào tiết kiệm chi phí toàn công ty được phát động vào năm 2005.
- Về văn hóa trong doanh nghiệp: Vào những dịp đặc biệt hay kết thúc năm,
công ty thường tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, các cuộc thi nhỏ giữa các phòng
ban để khích lệ tinh thần nhân viên, đồng thời tạo mối quan hệ tốt giữa các cá nhân
trong cả công ty.
1.4. Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty CP&SXDV Tràng An
ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho người lao động
1.4.1. Mục tiêu và chính sách quản lý của công ty
Mục tiêu của Công ty: đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của
doanh nghiệp, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ
phận quản trị nhân sự. Để đạt được mục tiêu thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị
nguồn lực tốt, trong đó nhân lực đóng vai trò quan trọng vì thế công tác tạo động
lực cho người lao động nhằm có được đội ngũ nhân viên ổn định và gắn bó sẽ ảnh
hưởng.
Người lao động luôn muốn làm việc trong doanh nghiệp phát riển tốt, có uy tín
trên thị trường, trong môi trường làm việc đó, họ có khả năng phát huy năng lực của

mình, và sự an toàn về việc làm khá cao. Công ty cổ phần và sản xuất dịch vụ Tràng
An trải qua gần 20 năm hoạt động đã có chỗ đứng và xây dựng được uy tín trên thị
trường. Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của lãnh đạo Công ty, cùng với sự cố gắng, nỗ
lực của toàn thể nhân viên, đến nay Công ty đã có một hệ thống cửa hàng giao nhận
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
9
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
rộng khắp.Với hệ thống cửa hàng rộng lớn, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu
quả; Công ty đã tạo dựng được uy tín và niềm tin trong lòng khách hàng; luôn đạt
được sự tín nhiệm của khách hàng. Với ưu thế về kỹ thuật và trang thiết bị, Tràng
An đã cung cấp thiết bị giặt là công nghiệp cho rất nhiều những cơ sở nghỉ dưỡng,
khách sạn, bệnh viện cũng như các cơ sở giặt là khác trên địa bàn Hà Nội cũng như
các tỉnh thành khác trên cả nước Công ty với kế hoạch sản xuất ổn định tăng
trưởng bền vững sẽ tạo cho nhân viên niềm tin tưởng vào công ty và tăng thêm
động lực để nhân viên có thể yên tâm gắn bó lâu dài với công ty.
- Các hoạt động xã hội: Ngoài việc kinh doanh, lãnh đạo công ty cũng rất chú
trọng tới công tác quảng bá hình ảnh cũng như các hoạt động xã hội. Công ty
thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính vui chơi, thư giãn cho nhân viên, tạo
môi trường làm việc thoải mái, năng động để nhân viên có đầy đủ điều kiện thể hiện
và nâng cao năng lực bản thân. Bên cạnh đó, công ty còn thường xuyên tổ chức các
hoạt động xã hội như trợ giúp người nghèo, người neo đơn, tặng quà cho các học
sinh nghèo vượt khó trong địa bàn. Hàng năm, công ty còn tổ chức trao quà cho con
em nhân viên có thành tích học tập xuất sắc, tặng quà cho các em nhỏ dưới 15 tuổi
vào dịp lễ Trung thu và tết thiếu nhi. Ngoài ra, công ty còn tổ chức cho nhân viên và
gia đình đi tham quan, du lịch vào dịp hè hoặc các dịp nghỉ lễ lớn. Nhờ các hoạt
động ấy mà công ty tạo được danh tiếng trong cộng đồng, từ đó dần dần nâng cao vị
thế của công ty, tạo động lực cho người lao động.
- Chính sách quản lý của doanh nghiệp: Quản trị nhân lực vừa là một khoa
học vừa là một nghệ thuật. Tính khoa học thể hiện ở việc các nhà quản trị phải biết

nắm vững những đặc điểm vốn có của con người để có thể xây dựng nên các chính
sách quản lý hợp lý dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan. Và nói quản
trị nhân lực là một nghệ thuật vì các nhà quản lý phải biết lựa chọn và kết hợp các
phương pháp quản lý thích hợp vì mỗi cá nhân con người đều có sự khác biệt lẫn
nhau về nhu cầu, thái độ, nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý.
Như vậy chính sách quản lý của doanh nghiệp phải bao gồm nhiều biện pháp
khác nhau vì một chính sách quản lý của doanh nghiệp tác động rất nhiều đến thái
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
10
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
độ, hành vi của người lao động. Ơ một khía cạnh nào đó người lao động trong
doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi chính sách quản lý, cách cư sử của lãnh
đạo trong doanh nghiệp
Công ty CP&SXDV Tràng An đã có chính sách luân chuyển công việc để
giảm tối thiểu sự nhàm chán trong công việc cho người lao động đồng thời có các
chính sách về đào tạo và phát triển để người lao động có cơ hội thăng tiến như vậy
sẽ làm tăng một phần động cơ của người lao động. Bên cạnh đó công ty còn có các
chính sách khen thưởng nhằm tăng sự nỗ lực tiếp theo của người lao động.
1.4.2. Đặc điểm về dịch vụ giặt là
Quá trình lao động bao giờ cũng được diễn ra trong một môi trường sản xuất
nhất định. Môi trường sản xuất khác nhau có các điều kiện khác nhau tác động đến
người lao động. Như vậy điều kiện làm việc của mỗi người lao động rất phong phú
và đa dạng và mỗi một môi trường làm việc, một điều kiện làm việc đề tác động rất
nhiều đến người lao động và nó tác động đến họ theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Do đó các công việc cụ thể trong hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là hoạt
động giặt là công nghiệp có tác động lớn đến người lao động và ảnh hưởng không
nhỏ tới các yếu tố tạo động lực cho người lao động.
Quy trình, công đoạn giặt là công nghiệp: Giặt là được chia chi tiết làm 08 giai
đoạn cơ bản, qua mỗi khâu sẽ có nội dung thực hiện dịch vụ khác nhau bắt đầu từ

Khách hàng và kết thúc cũng là Khách hàng. Trong 08 công đoạn trên cũng có thể
nhóm dưới góc độ 03 nhóm giai đoạn lớn: Nhận hàng - Xử lý - Trả hàng
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
11
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
Sơ đồ 1.2: Quy trình giặt là công nghiệp
(Nguồn: Phòng kế hoạch – kỹ thuật công ty TRANG AN SERPRO., JSC)
Từ sơ đồ 1 ta có thể phân tích điều kiện làm việc của người lao động trong
công ty Tràng An: Quy trình giặt là khá đơn giản, tuy nhiên mỗi một giai đoạn giặt
là cần một nhóm người lao động có sức tập trung tinh thần, nhịp độ làm việc hiệu
quả và ăn khớp với nhau. Đồng thời tính chất công việc yêu cầu sự linh hoạt do đó
tính đơn điệu của công việc giảm. Những điều kiện này tác động đến sức khoẻ và sự
hứng thú của người lao động. Quy trình giặt là được xử lý khép kín tạo được môi
trường làm việc trong lành, sạch sẽ, không gian làm việc bố trí một cách hợp lý tạo
tâm lý thoải mái nhất người lao động và giảm tai nạn lao động, tăng năng suất và
chất lượng lao động . Yêu cầu công việc luôn đòi hỏi công nhân viên làm việc nhóm
nên dễ xây dựng bầu không khí của nhóm, không những thế nó còn tác động đến
việc phát huy sáng kiến, các phong trào thi đua trong doanh nghiệp.
1.4.3. Đặc điểm về nguồn vốn
Vốn là một trong những tiềm năng quan trọng để doanh nghiệp sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực hiện có và tương lai. Với những ý nghĩa trên vốn chính là
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
Công đoạn giặt
là công nghiệp
Giai đoạn 1: Nhận vải
bẩn từ khách hàng
Cán bộ giao nhận sẽ tiếp
nhận hàng hoá cần thực

hiện dịch vụ đồng thời
ghi nhận các thông tin và
giao dịch
Giai đoạn 02: Thực hiện
dịch vụ
- Chuyển đến phòng giặt:
Phân loại vải;
- Giặt; - Vắt & sấy
- Là, gấp
- Đưa vào kho, móc
Giai đoạn 03: Trả hàng
cho khách.
Khi trả hàng cho khách
đảm bảo trả đúng chất
lượng, loại hàng yêu cầu,
thời hạn yêu cầu đồng
thời thực hiện các giao
dịch.
12
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
điều kiện quan trọng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong những năm đầu thành lập, công ty chỉ sở hữu một lượng vốn
rất nhỏ, nhưng qua quá trình phát triển, bằng nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ
công nhân viên, quy mô của công ty đã được mở rộng và đến nay công ty đã huy
động được một nguồn vốn đủ lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình và trở thành một trong những công ty có nguồn vốn lớn trong ngành giặt là
công nghiệp tại Việt Nam.
Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2009-2012
Năm
Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2012
Tổng nguồn vốn (Tr.đ) 7.380,162 9.096,428 8.668,974 10.001,675
Tốc độ phát triển (%) 123,25 95,30 115,38
Vốn cố định (Tr.đ) 4.710,096 5.767,301 5.463,098 6.305,431
Tỷ trọng (%) 63,82 63,40 63,02 63,04
Tốc độ phát triển (%) 122,44 94,73 115,41
Vốn lưu động (Tr.đ) 2.670,066 3.329,127 3.205,876 3.696,244
Tỷ trọng (%) 36,18 36,6 36,98 36,96
Tốc độ phát triển (%) 124,68 96,28 115,32
Trong đó:
Vốn vay dài hạn (Tr.đ) 1.767,034 2.253,274 2.046,741 2.418,149
Tỷ trọng (%) 23,94 24,78 23,61 24,18
Tốc độ phát triển (%) 127,51 90,79 118,19
Vốn vay ngắn hạn (Tr.đ) 4.927,104 6.079,109 5.901,050 6.779,156
Tỷ trọng (%) 66,77 66,83 68,07 67,78
Tốc độ phát triển (%) 123,34 97,07 114,89
Vốn chủ sở hữu (Tr.đ) 686,024 764,045 721,183 803,370
Tỷ trọng (%) 9,3 8,4 8,32 8,02
Tốc độ phát triển (%) 111,37 94,37 111,37
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty TRANG AN SERPRO., JSC)
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
13
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2009-2012
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty TRANG AN SERPRO., JSC)
Chú giải: Đơn vị tính: 1000đ
Cột 1: Tổng nguồn vốn
Cột 2: Vốn cố định
Cột 3: Vốn lưu động

Qua các số liệu về tình hình nguồn vốn của công ty cho thấy: tổng nguồn vốn
của công ty tương đối lớn. Xét về cơ cấu có thể thấy: đây là một doanh nghiệp sản
xuất nên phần vốn cố định chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh
(>60%). Vì vậy khi dưa ra các chính sách như: đầu tư mua sắm trang thiết bị máy
móc, đầu tư dài hạn, góp vốn liên doanh, liên kết… là vấn đề vô cùng quan trọng,
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ công ty.
Bên cạnh đó, cơ cấu vốn vay (vay ngắn hạn và dài hạn) chiếm tỷ trọng cao
trong tổng nguồn vốn. Phần vốn vay này, công ty phải tiến hành trích lợi nhuận
hàng năm ra để tiến hành trả tiền lãi. Vì vậy, việc cần thiết là làm sao giảm tỷ trọng
của nguồn vốn vay lại là tốt nhất. Điều này thể hiện sự tự chủ về tài chính của công
ty còn chưa mạnh. Việc phải trả một khoản lãi vay lớn sẽ gây rất nhiều khó khăn
trong công ty, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Đối ngược lại với phần vốn vay đó là nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn này
chiếm một tỷ trọng còn tương đối thấp (<10%). Trong giai đoạn vừa qua, công ty đã
làm tăng thêm nguồn vốn này nhưng tốc độ tăng của nó còn thấp hơn tốc độ tăng
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
14
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
của nguồn vốn vay vì vậy làm cho tỷ trọng đóng góp của nguồn vốn này trong tổng
nguồn vốn liên tục giảm từ 9.3% năm 2009 xuống còn 8,02% năm 2012.
Cơ cấu vốn vay (vay ngắn hạn và dài hạn) chiếm tỷ trọng cao trong tổng
nguồn vốn và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng còn tương đối thấp (<10%)
do đó có thể nhận thấy cơ cấu vốn của công ty chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những
biến động của kinh tế vì vậy nên mức lương và mức lương của người lao động
không được đảm bảo công việc không ổn định nên không tạo được tâm lý yên tâm
khi làm việc lâu dài tại doanh nghiệp. Đồng thời với nguồn kinh phí hạn hẹp nên
những chương trình nhân sự cần nhiều kinh phí đều phải xin các ý kiến phê duyệt,
thủ tục rất mất thời gian.

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
15
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP&SXDV TRÀNG AN
2.1. Tổ chức bộ phận thực hiện công tác tạo động lực cho người lao động
tại Công ty CP&SXDV Tràng An
Trong công tác tạo động lực cho người lao động tại Tràng An đều có sự tham
gia của nhiều phòng ban, cụ thể như sau:
Ban Giám Đốc:
- Định hướng chiến lược nhân sự, công tác tạo động lực cho người lao động
trong toàn Công ty
- Phê duyệt các ý tưởng, giải pháp tạo động lực cho người lao động trong
Công ty
- Phê duyệt các ngân sách cần thiết cho công tác tạo động lực cho người lao
động.
Phòng Tổ chức hành chính
- Tổ chức phối hợp với các bộ phận phụ trách để triển khai công tác tạo động
lực cho người lao động đã được phê duyệt cụ thể như: đề bạt cán bộ, tổ chức biên
chế lao động trong Công ty, lập bảng lương, khen thưởng, nhận xét, đánh giá cán bộ
hàng năm, nâng lương, nâng bậc và thực hiện chính sách chế độ có liên quan đến
người lao động, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ, kiểm tra mọi hoạt động của đơn
vị.
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý, lao động, tiền
lương, sắp xếp tổ chức sản xuất, tiếp cận và bố trí cán bộ công nhân viên, quy hoạch
và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, báo cáo thống kê nghiệp vụ, công tác
bảo vệ nội bộ, thực hiện chế độ chính sách Nhà nước đối với người lao động, công
tác thi đua khen thưởng trong toàn Công ty.
Phòng tài chính - Kế toán

- Tổ chức phối hợp với các bộ phận phụ trách để lập ngân sách cụ thể cho
công tác tạo động lực cho người lao động
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
16
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
- Theo dõi, phản ánh kết quả hoạt động, kiểm tra, kiểm soát việc thu – chi, lập
báo cáo để trình lên ban lãnh đạo về tình hình thực hiện cho công tác tạo động lực
của Công ty.
- Tổng hợp nhu cầu nhân sự của các phòng ban, phân tích công việc của từng
phòng ban và lập kế hoạch thuyên chuyển, tuyển dụng lao động trình Ban Giám
đốc.
Các bộ phận phòng ban khác trong Công ty
- Đề xuất ý kiến trong công tác tạo động lực, phân tích công việc và chuẩn hóa
chức danh cho người lao động.
- Triển khai, tổ chức thực hiện các đề xuất tạo động lực cho người lao động
khi đã được giám đốc phê duyệt
- Đánh giá hiệu quả của công tác tạo động lực cho người lao động trong bộ
phận cụ thể.
2.2. Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty
CP&SXDV Tràng An
2.2.1. Thực trạng về lao động và tổ chức lao động
Trong những năm đầu thành lập, tổng số CBCNV của công ty là 12 người,
tính đến cuối năm 2012 số lượng lao động của công ty tăng lên là 316 người.
Bảng 2.1: Tình hình biến động chung lao động của công ty giai đoạn 2009-2012
Chỉ tiêu
Năm
Tổng số

(người)

Lượng tăng tuyệt
đối (người)
Tốc độ phát triển
(%)
Tốc độ tăng (%)
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định gốc
Liên
hoàn
Định gốc
2009 217 - - 100,00 100,00 - -
2010 230 13 13 106 106 6 6
2011 272 42 55 118,26 125,34 18,26 25,34
2012 317 45 100 116,54 146,08 16,54 46,08
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty TRANG AN SERPRO., JSC)
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
17
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
Biểu đồ 2.1: Số lượng lao động của Công ty từ 2009 – 2012
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty TRANG AN SERPRO., JSC)
Theo số liệu từ bảng tên ta thấy trong thời kỳ 2009-2012, tổng số lao động của
công ty tăng liên tục tuy nhiên tốc độ tăng không ổn định. Điều này cho thấy công
ty đang mở rộng hoạt động sản xuất thu hút và giải quyết công ăn việc làm cho
hàng loạt lao động. Việc không ngừng gia tăng về số lượng lao động là một chỉ tiêu

tốt tuy nhiên nó chưa phản ánh hết được đặc điểm của đội ngũ lao mà còn phải xem
xét về mặt chất lượng của người lao động.
Bảng 2.2: Lao động theo trình độ của công ty giai đoạn 2009-2012
Đơn vị: người
Năm
Tổng số
lao động
Lao
động
Công
nhân
Trình độ
Đại học
Cao
đẳng
Trung
cấp
LĐ khác
2009 217 60 157 20 35 56 106
2010 230 58 172 25 39 53 113
2011 272 55 217 25 35 57 155
2012 317 52 265 33 41 55 188
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty TRANG AN SERPRO., JSC)
So với năm 2009, số lượng lao động có trình độ đại học tăng lên 1.65 lần và
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
18
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
cao đẳng tăng lên xấp xỉ 1,2 lần. Lượng lao động gián tiếp giảm từ 60 lao động năm
2009 xuống còn 52 lao động năm 2012. Đối với mỗi doanh nghiệp nói chung, việc

giảm dần lượng lao động mà vẫn đem lại hiệu quả kinh doanh tốt là một điều cần
thiết. Điều này nhằm giúp bộ máy quản lý không quá cồng kềnh, chồng chéo, hạn
chế được các chi phí quản lý lãng phí. Cũng trong giai đoạn này, lực lượng công
nhân trực tiếp tăng lên 1,7 lần, cho thấy công ty ngày càng mở rộng được sản xuất,
thu hút được một lượng lao động. Qua bảng số liệu trên cho thấy trong những năm
gần đây, công ty không chỉ chú trọng đến việc mở rộng quy mô về lao động mà còn
chú ý nâng cao trình độ chuyên môn, sắp xếp cơ cấu lao động hợp lý. Để có được
những thành quả này, công ty dã phải có những biện pháp thỏa đáng để phát huy
mạnh mẽ những tiềm năng của người lao động. Một trong những biện pháp đó để
được thể hiện qua việc trả lương cho đã người lao động.
Bảng 2.3. Bảng cơ cấu lao động của Công ty năm 2012
Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ %
Viên chức quản lý 33 10,38 %
Viên chức chuyên môn nghiệp vụ 41 12,93 %
Nhân viên 55 17,35 %
Công nhân 188 59,31%
Tổng 317 100 %
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty TRANG AN SERPRO., JSC)
Qua bảng cơ cấu trên ta thấy, với trình độ và tay nghề như vậy thì để hoạt
động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và hoàn thành kế hoạch là không mấy khó
khăn. Nhưng để sử dụng có hiệu quả hơn nữa lực lượng lao động và nâng cao thu
nhập cho người lao động thì phía Công ty cần phải có chiến lược sản xuất kinh
doanh nhạy bén. Đặc biệt, Công ty cần phải khảo sát thị trường và thu thập thông
tin phản hồi từ phía khách hàng để xây dựng được những kế hoạch và bố trí lực
lượng lao động phù hợp với từng địa bàn, sử dụng trang thiết bị, máy móc phù hợp
nhất, đồng thời tương ứng với lực lượng lao động của Công ty. Bằng với những
kinh nghiệm và sự sắp xếp công việc khoa học, hợp lý, với tinh thần làm việc cần
cù chăm chỉ của người lao động, công việc triển khai hoạt động kinh doanh của
Công ty có nhiều thuận lợi.Công ty tiến hành hoàn thành và hoàn thànhvượt mức kế
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh

Lớp QTKDTH 12b
19
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh
hoạch đề ra. Như vậy, việc sử dụng lao động trong Công ty là hợp lý, song Công ty
cần chú trọng nâng cao hơn nữa về mặt chất lượng lao động, để đáp ứng nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh của Công ty trong cơ chế thị trường.
2.2.2. Thực trạng phân công lao động
Sơ đồ 2.1: Phân công lao động theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh
năm 2012
Nhóm chức năng sản xuất kinh doanh: Nhóm chức năng này gồm 188 người
do công nhân kỹ thuật và công nhân sản xuất thực hiện. Nhiệm vụ của nhóm này là
biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm. Chức năng sửa chữa và lắp đặt các
trang thiết bị do công nhân kỹ thuật thực hiện. Công nhân sản xuất họ là những
người trực tiếp làm thay đổi đối tượng lao động, hoàn thiện sản phẩm.
Nhóm chức năng quản lý kinh doanh: Nhóm này gồm có 129 người họ là
những nhà quản lý. Họ không trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất để tạo ra sản
phẩm nhưng họ là những đối tượng lao động gián tiếp góp phần tạo ra những sản
phẩm của Công ty.Thông qua hoạt động quản lý của mình họ chịu trách nhiệm chính
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh SVTH: Nguyễn Thị Ninh
Lớp QTKDTH 12b
CÔNG TY CP&SXDV TRÀNG AN (317 NGƯỜI)
Nhóm chức năng quản lý kinh doanh
( 129 người ) chiếm 41%
Công nhân
sản xuất
( 161 người
Chiếm 51%)
Viên chức
quản lý
(33 người

Chiếm
10%)
Viên chức
chuyên môn
nghiệp vụ
(41người
Chiếm
12%)
Nhân viên
(55 người
Chiếm
17%)
Nhóm chức năng sản xuất kinhdoanh
( 188 người ) chiếm 59%
Công nhân
kỹ thuật
(27 người
Chiếm
8%)
20

×