TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
***
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN
(VISSAN) – CHI NHÁNH VISSAN HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trẫn Văn Bão
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Mã sinh viên: TC425389
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Thương mại
Lớp: Quản trị Kinh doanh Thương mại
Khóa: 42C
Hệ: Tại chức
HÀ NỘI – 2014
Chuyên đề thực tập GVHD - TS.Trần Văn Bão
MỤC LỤC
29
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương
Mại
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ
29
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 - Cơ cấu lao động theo trình độ Error: Reference source not found
Biểu đồ 2 - Biểu đồ thể hiện doanh thu, lợi nhuận, chi phí qua 3 năm Error:
Reference source not found
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
LỜI MỞ ĐẦU
Bên cạnh các hoạt động Marketing, phân phối là khâu rất quan trọng nó
giúp cho sản phẩm tiếp cân được với khách hàng và thúc đẩy sự phát triển cho
doanh nghiệp. Cùng với đó, kênh phân phối là yếu tố quan trọng nhất khi các
nhà đầu tư và đối tác quốc tế đánh giá về lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam ở
đâu trong thị trường nội địa. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh
doanh trong khâu phân phối hàng hóa tốt, coi đó là trọng yếu và tiên quyết, nếu
không muốn doanh nghiệp kinh doanh thua nỗ và trở nên lạc hậu với thời cuộc,
mất lợi thế cạnh tranh, mất dần thị trường và có nguy cơ phá sản thì kênh phần
phối là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Làm sao để quản lý kênh phân phối hiệu quả? Có lẽ đây chính là câu hỏi
mà nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay quan tâm. Cũng như tất cả các
doanh nghiệp khác Chi nhánh Vissan Hà Nội hiểu rõ được tầm quan trọng của
việc phát triển kênh phân phối trong thời buổi cạnh tranh gay gắt hiện nay là vô
cùng quan trọng. Quản lý kênh phân phối hiệu quả cũng rất cần sự am hiểu về
khách hàng mục tiêu, thị trường, văn hóa mua sắm của người… Nhưng trên thực
tế Chi nhánh đã hoàn thiện được kênh phân phối hay chưa? Với đề tài “Một số
giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty TNHH một thành viên Việt
Nam kỹ nghệ súc sản (VISSAN) – Chi nhánh VISSAN HÀ Nội” nhắm phản
ánh thực trạng việc đi vào thực hiện kênh phân phối, đồng thời đóng góp những
giải pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả kênh phân phối giúp Chi nhánh
hoàn thiện kênh phân phối và ngày càng phát triển bền vững trên thị trường
trong thời gian tới.
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của chuyên đề bao gồm 3 phần :
Phần 1: Giới thiệu chung về Chi nhánh VISSAN Hà Nội.
Phần 2: Thực trạng về hệ thống kênh phân phối của chi nhánh VISSAN Hà
Nội.
Phần 3: Một số giải pháp hoàn thiện kênh phân phối tại Chi nhánh Vissan
Hà Nội.
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
1
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH VISSAN -
HÀ NỘI
1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CN VISSAN HÀ NỘI
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh VISSAN Hà Nội được thành lập ngày 20/2/1997 dưới sự cho
phép của UBND TP. Hồ Chí Minh (Công văn số 447/UB/KT) ngày 18/02/1996
và UBND TP. Hà Nội ra quyết định thành lập Chi nhánh VISSAN Hà Nội nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm chế biến tại thị trường Hà Nội và
các tỉnh phía Bắc, mặt khác tổ chức thu mua nguyên liệu phục vụ kế hoạch sản
xuất của Công ty VISSAN. Nhiệm vụ của Chi nhánh VISSAN Hà Nội là cung
cấp các sản phẩm chế biến chuyển từ Công ty cho thị trường tại đây, tổ chức sản
xuất các sản phẩm chế biến truyền thống như các loại há cảo, chả giò, hoành
thánh,… phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng phía Bắc.
Các thông tin cơ bản về CN Vissan Hà Nội
+ Tên công ty: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Kỹ
Nghệ Súc Sản - Chi Nhánh Vissan Hà Nội
+ Tên viết tắt: CN Vissan Hà Nội
+ Giám đốc chi nhánh: Nguyễn Văn Mạnh
+ Mã số thuế: 030105356095
+ Địa chỉ: 154 Phố Huế - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
+ Điện thoại: (04) 39 435 180 - (04) 39 435 830 - (04) 35 585 782
+ Fax: (04) 39 435 306
+ Tổng số lao động chi nhánh: 281 người.
+ Doanh thu hàng năm: trên 200 tỷ đồng.
+ Logo: Ba bông mai vàng trên nền đỏ, bên trong có chữ VISSAN màu
trắng.
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
2
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
Công ty Vissan là một doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Thương
Mại Sài Gòn, được xây dựng vào ngày 20/11/1970 và đi vào hoạt động sản xuất
kinh doanh từ ngày 18/5/1974. Đến năm 2006, Công ty Vissan được chuyển đổi
thành Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản. Hoạt động
của Công ty chuyên về SXKD thịt gia xúc tươi sống, đông lạnh và thực phẩm
chế biến từ thịt. Ngay từ những năm 1990. Vissan đã bắt đầu đưa các sản phẩm
chế biến cung cấp cho khu vực phía Bắc. Được sự đồng ý của Tổng Công ty
Thương mại Sài Gòn. ngày 20-2-1997 dưới sự cho phép của UBND TP Hồ Chí
Minh (công văn số 4470/ UB-KT ngày 18/12/1996) và UBND TP Hà Nội ra
quyết định thành lập Chi nhánh Công ty Vissan tại Hà Nội với nhiệm vụ sản
xuất tại chỗ hàng thực phẩm truyền thống đông lạnh; đồng thời phân phối và
giới thiệu sản phẩm của Công ty trên toàn bộ các tỉnh miền Bắc. Trải qua 16
năm với biết bao thăng trầm, bền bỉ xây dựng, được sự chỉ đạo sát sao của Đảng
ủy, ban giám đốc công ty cùng nỗ lực vươn lên không ngừng của tập thể
CBCNV. Chi nhánh Vissan Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng tự hào:
Nếu như năm 1997 đến năm 2000. doanh thu đạt từ 5 đến 15 tỉ đồng/năm thì
đến nay đã đạt doanh thu trung bình từ 190 đến 210 tỉ đồng/năm; tăng từ 12 - 14
lần doanh thu so với những ngày đầu. Mạng lưới hàng hóa Vissan đã có mặt ở
tất cả các tỉnh phía Bắc và trở thành mặt hàng được người tiêu dùng phía Bắc tin
tưởng, yêu thích.
VISSAN nhận thấy việc đầu tư mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh tại
miền Bắc là cần thiết vì đây là thị trường có nhiều tiềm năng. hàng hóa Vissan
lại là thương hiệu yêu thích của người tiêu dùng miền Bắc. Đặc biệt CBCNV
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
3
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
Chi nhánh Vissan Hà Nội mong mỏi đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng miền
Bắc nhằm mở rộng thương hiệu Vissan. xứng đáng danh hiệu anh hùng thời kỳ
đổi mới mà công ty vừa được Nhà nước trao tặng.
1.1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Hoạt động của Công ty chuyên về sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản
phẩm thịt lơn, trâu, bò, thịt gia cầm tươi sống và đông lạnh. hải sản. sản phẩm
thịt nguội cao cấp theo công nghệ của Pháp. sản phẩm Xúc xích thanh trùng theo
công nghệ của Nhật Bản . sản phẩm chế biến theo truyền thống Việt Nam. sản
phẩm đóng hộp, trứng gà, vịt. Kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm và tiêu
dùng khác. Sản xuất kinh doanh lợn giống, lợn thịt, bò giống, bò thịt. Sản xuất.
kinh doanh thức ăn gia súc. Sản phẩm của VISSAN hiện nay đã có chỗ đứng
vững chắc trên thị trường, với doanh thu và thị phần lớn, chiếm lĩnh thị trường.
VISSAN được xem như một doanh nghiệp SX-KD ngành súc sản đứng đầu cả
nước.
Với quy mô trang thiết bị hiện đại. công nghệ khép kín bao gồm:
a. Một khu tồn trữ với sức chứa 10.000 con lợn và 4.000 con bò
b. Ba dây chuyền giết mổ lợn với công suất 2.400 con/ca (6giờ)
c. Hai dây chuyền giết mổ bò với công suất 300 con/ca (6giờ)
d. Hệ thống kho lạnh với cấp độ nhiệt khác nhau, sức chứa trên 2.000 tấn
đáp ứng thỏa mãn yêu cầu sản xuất kinh doanh.
e. Dây chuyền sản xuất – chế biến thịt nguội nhập từ Pháp và Tây Ban Nha
với công suất 5.000 tấn/năm.
f. Hệ thống dây chuyền sản xuất xúc xích tiệt trùng theo thiết bị, công nghệ
nhập khẩu từ Nhật Bản với công suất 10.000 tấn/năm.
g. Hệ thống dây chuyền sản xuất – chế biến đồ hộp với công suất
5.000tấn/năm theo thiết bị và công nghệ của châu Âu.
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
4
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
h. Nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh theo truyền thống Việt Nam có
công suất 5.000 tấn/năm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
i. Nhà máy chế biến thực phẩm do Chi nhánh Hà Nội quản lý với công suất
3.000 tấn/năm tại Khu Công Nghiệp Tiên Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
j. Xí nghiệp Chăn Nuôi Gò Sao trang bị kỹ thuật hiện đại với công suất sản
xuất 2.500 lợn nái giống và 40.000 lợn thịt mỗi năm.
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CN VISSAN HN
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của CN
Chức năng của Chi nhánh
Chức năng của CN là sản xuất và phân phối thực phẩm đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng Miền Bắc và một phần Miền Trung. Chi nhánh đang trong giai
đoạn 2 - hoàn thiện nhà máy sản xuất XXTT và đồ hộp bên khu công nghiệp
Tiên Sơn, cung cấp thêm nhiều loại sản phẩm mới đáp ứng cho nhu cầu thị
trường.
Nhiệm vụ của Chi nhánh
Nhiệm vụ của chi nhánh VISSAN - HN là cung cấp các sản phẩm chế biến
từ công ty cho toàn thị trường miền Bắc. Tổ chức chế biến các sản phẩm truyền
thống như các loại há cảo, chả giò, hoành thánh,… phù hợp với khẩu vị người
tiêu dùng phía bắc. Nhằm góp phần ổn định thị trường, đảm bảo vệ sinh thực
phẩm cho người tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của các nhà sản xuất,
phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Bên cạnh đó chi nhánh công ty còn
quan hệ với nhiều đơn vị bạn trong nhiều lĩnh vực để gọp phần đa dạng về mặt
chủng loại và công nghệ vệ sinh an toàn thực phẩm cao, đẩy mạnh việc chiếm
lĩnh thị trường tạo đà phát triển vững chắc cho chi nhánh.
Đồng thời thực hiện nghĩa vụ và nhiệm vụ với nhà nước. Cũng như không
ngừng chăm lo và cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Ban
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
5
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
lãnh sạo Chi nhánh cùng với toàn thể CBCNV cùng nhau giúp sức bảo vệ doanh
nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã
hội…
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bổ máy quản lý của CN
VISSAN HN có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp các sản phẩm của tổng công
ty cho thị trường miền Bắc và tổ chức chế biến một số loại sản phẩm để cung
cấp trực tiếp tại thị trường. Vì vậy chi nhánh có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ và
được thể hiện cụ theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1 - Cơ cấu tổ chức VISSAN HN
Nguồn: Báo cáo tổ chức nhân sự từ phòng Tổ chức VISSAN HN
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban
•Giám đốc chi nhánh
- Báo cáo tình hình kinh doanh cho tổng giám đốc
- Giám sát các vị trí: phó giám đốc, lãnh đạo các phòng tại Chi nhánh
xưởng sản xuất.
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH
PHÓ GIÁM
ĐỐC
XƯỞNG SẢN
XUẤT
PHÒNG KẾ
TOÁN
PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG TỔ
CHỨC
6
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
- Đảm bảo chiến lược kinh doanh và các hoạt động của Chi nhánh thống
nhất với chiến chiến lược và các kế hoạch kinh doanh chung của tổng công ty.
- Đảm bảo việc tuân thủ các chính sách quy trình và các chế độ theo quy
định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm về quản lý. giám sát và phát triển nhân sự tại Chi nhánh.
- Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
- Hoạch định chiến lược: Xây dựng kế hoạch tác nghiệp. Xây dựng chiến
lược. kế hoạch kinh doanh hàng năm cho chi nhánh, xác định chỉ tiêu cho các
phòng ban tại Chi nhánh. Hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển nhân sự
tại Chi nhánh.
- Tổ chức điều hành Chi nhánh thực hiện đúng tiến độ kế hạch kinh doanh
đề ra.
- Kiểm tra giám sát toàn bộ các khía cạnh của hoạt động kinh doanh, công
tác nhân sự tại Chi nhánh.
•Phó giám đốc Chi nhánh
- Hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh
- Hỗ trợ giám đốc trong việc truyền đạt, đào tạo, giám sát, triển khai quy
trình. quy chế chính sách nhằm đảm bảo tính thống nhất, chuyên nghiệp và hiệu
quả của Chi nhánh.
- Hỗ trợ giám đốc trong việc xây dựng truyền đạt và định hướng kế hoạch
kinh doanh của Chi nhánh cho phù hợp với chiến lược, kế hoạch kinh doanh của
tổng công ty.
- Hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý và phát triển mạng lưới kinh doanh
của Chi nhánh.
- Hỗ trợ giám đốc đảm bảo tính chính xác và đầy đủ trong các báo cáo hoạt
động của Chi nhánh.
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
7
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
- Thay mặt giám đốc trong phạm vi cho phép được xử lý những tình huống
khẩn cấp sau đó có báo cáo đầy đủ lên giám đốc.
- Đảm bảo thông tin đầy đủ cho giám đốc từ cấp dưới và cũng là người
truyền đạt thông tin của GĐ đến CBCNV Chi nhánh.
•Phòng tổ chức
- Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tố chức lao động trong nội
bộ Công ty. Giải quyết các thủ tục về hợp đồng lao động, tuyển dụng, điều động,
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với CBCNV. Phối hợp ban chấp hành
công đoàn soạn thảo thỏa ước lao động hàng năm.
- Tham mưu cho giám đốc chi nhánh việc giải quyết các chế độ chính sách
đối với người lao động theo quy định của pháp luật. Theo dõi giải quyết các chế
độ chính sách về BHXH, BHTN, BHYT, … các chế độ khác có liên quan đến
quyền lợi và nghĩa vụ của CBCNV Chi nhánh.
- Nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp cán
bộ, công nhân cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất kinh doanh.
- Lập kế hoạch, chương trình đào tạo hàng năm và phối hợp với các phòng
ban thực hiện.
- Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị của Chi nhánh.
- Quản lý và điều phối xe ô tô phục vụ cán bộ Chi nhánh đi công tác.
- Lập báo cáo thống kê liên quan đến công nhân, nhân viên của phòng gửi
giám đốc Chi nhánh theo yêu cầu.
- Lưu trữ và bảo quản các hồ sơ hình thành trong quá trình thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của phòng. Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân đang công tác tại
doanh nghiệp theo yêu cầu.
•Phòng kế toán
- Đề xuất các giải pháp, hình thức cần thiết nhằm sử dụng hợp lý các nguồn
tài chính, các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinh doannh của chi nhánh đạt
hiệu quả cao nhất.
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
8
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
- Kiểm soát hoạt động tài chính của Chi nhánh.
- Lập kế hoạch tài chính của Chi nhánh báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch tài chính của Công ty theo tháng, quí, năm cho GĐ Chi nhánh.
- Quản lý chặt chẽ các công nợ của Chi nhánh.
- Đôn đốc thực hiện các kế hoạch tài chính.
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán. Lập báo cáo tài chính theo quy định
của bộ tài chính. Lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu của công ty và Chi
nhánh.
- Quyền hạn: chủ động tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao.
Yêu cầu các phòng ban cung cấp số liệu phục vụ công tác liên quan đến kế toán,
thống kê tài chính của chi nhánh. Có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ
theo quy định của nhà nước. Đề nghị với lãnh đạo chi nhánh nâng lương, khen
thưởng. ký luật đối với CBCNV trong phòng.
•Phòng kinh doanh
Chức năng, nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến công tác
kinh doanh có sử dụng nguồn vốn của Chi nhánh;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch khai thác để thu hồi vốn nhằm đảm bảo
nguồn vốn để triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm đã được phê duyệt của Chi
nhánh.
- Tổ chức thực hiện tiếp thị, quảng cáo, bán hàng nhằm đảm bảo thu hồi
vốn nhanh và tối đa hóa lợi nhuận.
- Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc Chi
nhánh.
- Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Chi nhánh.
Quyền hạn:
- Được chủ động giao dịch với cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan hữu
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
9
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
quan để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên.
- Được quyền yêu cầu các phòng cấp thông tin, tài liệu có liên quan để
phục vụ quá trình kinh doanh theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh.
•Xưởng sản xuất:
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo chỉ tiêu sản lượng của Chi nhánh.
- Đảm bảo sản xuất đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại đạt yêu
cầu theo hệ thống tiêu chuẩn mà Công ty áp dụng.
- Phối hợp cũng phòng kinh doanh nghiên cứu sản xuất những mặt hàng
mới phù hợp với nhu cầu thị trường.
= > Nhận xét: Vissan HN đã có một cơ cấu tổ chức hết sức đơn giản, gọn
nhẹ, đảm bảo được tính linh hoạt của tổ chức. Mọi thông tin trong doanh nghiệp
được truyền tải nhanh chóng, dễ dàng vì không có nhiều phòng ban và cấp bậc.
Tại Chi nhánh đã có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, trách
nhiệm cho từng phòng ban vì vậy hoạt động của chi nhánh khá hiệu quả. Tránh
được hiện tượng chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận, phòng ban.
Nhưng ngoài những ưu điểm trên, bộ máy tổ chức này vẫn còn cần phải
hoàn thiện hơn vì thị trường miền Bắc tương đối lớn với bộ máy tổ chức như
vậy sẽ dễ dẫn đến sự quá tải vào những mùa cao điểm cho cán bộ nhân viên. Với
đà phát triển của chi nhánh có thể trong thời gian tới chi nhánh cần cân đối lại
nguồn lực giữa các phòng ban, bộ phận để đảm bảo các nguồn lực vào mùa cao
điểm không bị quá tải và cũng không bị quá dư thừa vào mùa thấp điểm.
Vì khẩu vị, thói quen, tâm lý của người tiêu dùng miền Bắc có sự khác biệt
rất lớn với thị trường ở các vùng miền khác để thúc đẩy được thị trường tăng
doanh số bán hàng Chi nhánh cần hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng của
mình. Chi nhánh cần bổ xung trong bộ máy tổ chức phòng Nghiên cứu thị
trường để đảm bảo luôn đáp ứng đúng yêu cầu, nhu cầu tiêu dùng của đối tượng
khách hàng mà Chi nhánh đang phục vụ.
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
10
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
1.3. CẤU TRÚC SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CN
Đặc điểm về quy trình sản xuất
Với đặc điểm là một đơn vị vừa SX chế biến vừa kinh doanh trong lĩnh vực
công nghiệp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như là
nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Qua quá trình nghiên cứu chi nhánh
Vissan đã tìm thấy lợi thế và tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đầu vào sắn
có trong nước tiến hành mở rộng quy mô SX sản phẩm nâng cao chữ tín với
khách hàng.
Việc tổ chức SX của đơn vị có một phân xưởng SX chính chuyên về chế
biến và SX ra các mặt hàng phục vụ kinh doanh của chi nhánh. Trong phân
xưởng SX này được chia thành nhiều tổ như: Tổ SX há cảo, tổ cuốn chả giò, tổ
bánh đa, tổ làm tôm bao bột. Các tổ này tự chịu trách nhiệm về số lượng và chất
lượng sản phẩm của tổ. Hiện nay chi nhánh Vissan - HN có 4 dây chuyền sản
xuất với quy trình sản xuất như sau:
•Dây chuyền sản xuất há cảo
Nguyên vật liệu để sản xuất há cảo bao gồm:
+ Thịt nạc lợn: Thịt sử dụng ở đây là thịt tươi và thịt đông lạnh.
Yêu cầu: Thịt tươi màu sắc bên ngoài tươi, màu hồng nhạt, cơ thịt cứng.
Gân cứng có màu trắng hoặc tro. Thịt đông lạnh sau khi rã đông thịt có mùi đặc
trưng.
Thịt sau khi kiểm tra làm sạch cho vào xay thành bán thành phẩm.
+ Tôm: Rửa sạch, bỏ đầu, lột vỏ, lấy chỉ tôm. Sau khi kiểu tra tôm được rửa
lại bằng nước thường, để ráo rồi xay thành bán thành phẩm.
+ Cà rốt: Nguyên liệu cà rốt sau khi làm sạch kiểm tra đạt tiêu chuẩn được
đưa và máy cắt hạt lựu, ly tâm trong khoảng thời gian nhất định để tách bớt nước.
+ Củ gia vị: hành, tỏi tím. Làm sạch theo quy trình, sơ chế thành bán thành
phẩm.
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
11
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
+ Bột há cảo: Đưa vào trộn nhào rồi cán thành tấm mỏng tạo hình bằng
khuôn để làm vỏ há cảo.
Nguyên liệu sau khi được sơ chế như trên sẽ được tiếp tục thực hiện qua
các công đoạn quy trình sau:
Sơ đồ 2 - Quy trình sản xuất Há Cảo
Nguồn: Xưởng sản xuất chi nhánh VISSAN HN
•Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh đa.
Nguyên liệu: Gạo, chất tạo vị, chất tạo hương
Sơ đồ 3 - Quy trình sản xuất bánh đa
Nguồn: Xưởng sản xuất chi nhánh VISSAN HN
•Dây chuyền sản xuất chả giò
Nguyên liệu:
+ Thịt lơn: Thịt nạc lợn, mỡ phần sau khi nhập kiểm tra chất lượng được
đưa vào máy xay nhỏ.
+ Miến, mộc nhĩ, cà rốt, củ đậu: tất cả được làm sạch, sơ chế mà cho vào
máy nghiền nhỏ theo đúng kích thước tiêu chuẩn.
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
Hòa bột
Đảo bột Máy cán bột
Xay thịt Cấp đôngCuốn tay
Trộn
Tạo nhân
12
Xay bột Pha bột
Nhúng
phim
Hấp Phơi điện
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
Nguyên liệu sau khi sơ chế được đưa vào sản xuất theo quy trình sau:
Sơ đồ 4 - Quy trình sản xuất chả giò
Nguồn: Xưởng sản xuất chi nhánh Vissan HN
•Dây chuyền sản xuất tôm bột
Nguyên liệu: Tôm tươi, chất tạo vị, chất tạo hương, bột quận.
Sơ đồ 5 - Quy trình sản xuất tôm bột
Nguồn: Xưởng sản xuất chi nhánh Vissan HN
Do đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh nên quy trình công nghệ sản
xuất sản phẩm của chi nhánh theo kiểu khép kín giản đơn chế biến liên tục và
khi chu kỳ sản xuất sản phẩm kết thúc là khi sản phẩm hoàn thành nên không có
sản phẩm dở giang. Vì này sản xuất thực phẩm nên, trong quá trình sản xuất
phải chấp hành đúng nội quy, quy trình công nghệ nhằm đảm bảo sức khỏe, tính
mạng của người tiêu dùng.
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
13
NL bán
T.Phẩm
Thịt bán
T.Phẩm
Phối trộn Cuốn tay Cấp đông Đóng hộp
Trộn bột
Ướp gia vị
Nhúng tôm Chiên tôm Đóng hộp
Tôm bán
T.Phẩm
Ủ bột
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
1.4. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CN
1.4.1. Nhân lực của CN
Bảng 1 - Cơ cấu trình độ lao động
Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Đại học & trên ĐH 43 15.3
CĐ 6 2.1
Trung cấp 14 4.96
Công nhân 218 77.64
Tổng cộng 281 100
Nguồn: Báo cáo trình độ CBCNV Vissan Hà Nội từ Phòng Tổ chức
Biểu đồ 1 - Cơ cấu lao động theo trình độ
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
14
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
Bảng 2 - Cơ cấu nhân viên theo độ tuổi
Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Dưới 30 174 61.9
Từ 31 – 45 77 27.4
Trên 45 30 10.7
Tống cộng 281 100
Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự - chi nhánh Vissan HN
•Về trình độ: Chi nhánh có đội ngũ CBCNV có trình độ, tay nghề cao, có
nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt là độ tuổi dưới 30 chiếm tỉ lệ rất lớn đến 61.9 %.
Đây là nguồn lao động trẻ được đào tạo bài bản và kết hợp với độ tuổi trên 30
tích lũy được nhiều kinh nghiệm và bắt đầu phát huy năng lực cao.
•Về mặt huấn luyện đào tạo: Chi nhánh cùng công ty đã chú ý thực hiện
khá nhiều hoạt động để nâng cao trình độ tay nghề cho CNV chi nhánh như: cử
các kỹ sư tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài; tiếp tục mở các lớp bỗi
dưỡng chuyên môn. tay nghề cho người lao động.
•Về bố trí lao động: Chi nhánh phân bố hợp lý số lượng người có trình độ
đại học, cao đẳng đa phần giữ các chức vụ quản lý trong chi nhánh. Số còn lại
có trình độ trung cấp, lao động phổ thông chiếm tỉ lệ khá cao do được phân bổ
vào các khâu sản xuất.
•Về tuyển dụng: Chi nhánh đã xây dựng quy trình tuyển dụng khá rõ ràng
(bao gồm 5 bước: từ lập kế hoạch tuyển dụng. thông báo tuyển dụng. tiếp nhận
và sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, thỏa thuận hợp đồng) để có thể tuyển dụng được
những nhân viên thực sự có năng lực, nhưng công tác tuyển dụng này đã không
thực sự được áp dụng. Trên thực tế công tác tuyển dụng vẫn dựa trên mối quan
hệ quen biết hơn là năng lực chuyên môn. Do đó, tốn nhiều chi phí và thời gian
đào tạo lại.
•Về chính sách tiền lương, phúc lợi
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
15
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
+ Tiền lương: trong những năm gần đây cùng với sự thay đổi chính sách
tiền lương của Nhà nước, cộng với hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh
ngày càng có hiệu quả hơn nên có sự thay đổi lớn về tiền lương của CBCNV chi
nhánh. Chủ yếu là tiền lương của bộ phận quản lý tăng mạnh.
+ Phúc lợi: Chi nhánh đã thực hiện nhiều chính sách phúc lợi như bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tổ chức tham quan, khen thưởng hàng năm, Cho
tất cả các CBCNV.
Đồng thời chi nhánh cũng khuyến khích CBCNV học tập nhằm nâng cao
trình độ phát triển chuyên môn bằng việc tài trợ học phí cho các khóa học quy
hoạch cán bộ.
1.4.2. Phân bổ nhân sự trong CN
Bảng 3 – Số lượng nhân viên trong từng phòng ban
Chỉ tiêu,
SL
Ban Giám
đốc
Phòng Tổ
chức
Phòng kinh
doanh
Phòng kế
toán
Xưởng sản
xuất
281 3 4 51 5 218
Nguồn: Phòng tổ chức.
Trong năm bộ phận phòng ban ta thấy số lượng nhân viên tại ba bộ phận
được rút gọn tối đa đó là : Ban giám đốc gồm một giám đốc chi nhánh và hai
phó giám đốc giúp việc điều này đảm bảo sự tuân thủ của bộ máy theo chế độ
thống nhất một thủ trưởng mà vẫn đảm bảo công việc được giải quyết vì có sự
trợ giúp của hai phó giám đốc. Phòng tổ chức chỉ với 4 trên tổng số 281 chiếm tỉ
lệ 1,4%, nhân viên hành chính được tinh giản ở mức cứ 72 nhân viên thì mới có
một nhân viên hành chính, điều này sẽ giúp Chi nhánh giảm bớt được chi phí
cho bộ phận lao động gián tiếp. Phòng kế toán với 5 nhân viên đảm nhận toàn
bộ trách nhiệm về thu chi, hoạch toán, kế toán cho Chi nhánh, với số lượng nhân
viên và mức doanh thu của Chi nhánh thì lao động trong phòng kế toán sẽ phải
làm việc với cường độ cao để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Hai bộ phận lao động trực tiếp chiếm phần lớn số lượng nhân viên với tỷ lệ
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
16
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
là 95,7%, các hoạt động của hai bộ phận này trực tiếp tạo ra doanh thu cho chi
nhánh vì vậy số lượng nhân viên áp đảo so với số lượng nhân viên ở bộ phận lao
động gián tiếp là khá hợp lý. Ta có được tỉ lệ lao động gián tiếp trên lao động
trực tiếp của chi nhánh xấp xỉ là 1/23 đây là một tỉ lệ khá tốt so với tỉ lệ của
ngành là 1/19 – 1/21 (số liệu lấy từ tạp chí ngành năm 2013).
1.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CN
Kết quả hoạt động kinh doanh của CN trong những năm gần đây nhìn
chung là phát triển theo chiều hướng tích cực, tình hình doanh thu và lợi nhuận
đều tăng. Số liệu cụ thể thông qua bảng sau:
Bảng 4 - Báo cáo KQKD của Chi nhánh Vissan HN từ 2009 – 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thời gian
So Sánh
2011 với 2010 2012 với 2011
2010 2011 2012
Tuyệt
đối
%
Tuyệt
đối
%
Tổng TS 151.671 155.852 170.997 4.181 102.76 15.145 109.72
TSNH 107.341 106.663 115.197 -678 99.37 8.534 108.00
TSDH 44.330 49.189 55.800 4.859 110.96 6.611 113.44
Tổng NV 151.671 155.852 170.997 4.181 102.76 15.145 109.72
Vốn CSH 111.701 120.814 126.672 9.113 108.16 5.858 104.85
Nợ phải trả 39.970 35.038 44.325 -4.932 87.66 9.287 126.51
Doanh thu thuần 194.485 238.894 272.143 44.409 122.83 33.249 113.92
Giá vốn hàng bán 122.915 148.675 180.316 25.760 120.96 31.641 121.28
Lợi nhuận gộp 71.570 90.219 91.827 18.649 126.06 1.608 101.78
Lãi vay phải trả 64 90 2.809 26 140.63 2.719 3.121
CP bán hàng 44.337 61.846 55.092 17.509 139.49 -6.754 89.08
CP QLDN 8608 7.413 10.885 -1.195 86.12 3.472 146.84
Tổng CP 53.009 69.349 68.786 16.340 130.82 -563 99.19
LN Trước thuế 18.561 20.870 23.041 2.309 112.44 2.171 110.40
LN sau thuế 13.921 15.653 17.281 1.732 112.44 1.628 110.40
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh Vissan HN từ phòng KT.
Giai đoạn từ 2010 -2012 là một giai đoạn khó khăn của cả nền kinh tế,
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
17
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
cho đến thời điểm hiện tại kinh tế vẫn chưa thể hồi phục. Sức mua giảm, sự cạnh
tranh giữa trên thị trường càng gay gắt hơn để giữ vững được thị phần và đảm
bảo doanh số.
Trong 3 năm thuộc giai đoạn này Vissan HN đã có một sự nỗ lực lớn đảm
bảo được doanh số luôn tăng trưởng, mặc dù mức độ tăng trưởng doanh thu có
xu hướng giảm đôi chút, năm 2011 so với 2010 mức tăng trưởng là 122%, năm
2012 so với 2011 là 113% tương đương với con số hơn 44 tỷ và hơn 33 tỷ .
Mặc dù đã cố gắng tăng doanh số nhưng do mọi chi phí đều tăng cao.
Tổng chí phí tăng từ 53.009 tỷ lên đến 68.786 tỷ nên lợi nhuận sau thuế chỉ tăng
nhẹ qua 3 năm từ chỉ tăng từ 13.921 tỷ lên 17.281 tỷ tương đương với mức tăng
trung bình mỗi năm khoảng 109%. Những con số này sẽ được thể hiện rõ qua
biểu đồ sau:
Biểu đồ 2 - Biểu đồ thể hiện doanh thu, lợi nhuận, chi phí qua 3 năm.
Nguồn : Phòng Kế Toán Chi nhánh Vissan Hà Nội.
Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. cần phải dựa vào
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
18
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
một hệ thống các tiêu chuẩn. các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục
tiêu phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn. là mốc xác định ranh
giới có hay không có hiệu quả. Ta sẽ đi sâu tính toán về các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả SXKD của chi nhánh để thấy rõ hiệu quả sử dụng tài sản. sử dụng vốn
của chi nhánh .
Dựa vào các số liệu khai thác được ta tính toán được các chỉ số như bảng
sau:
Bảng 5 - Bảng đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Vissan Hà Nội
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012
1 Doanh thu thuần Triệu đồng 194.485 238.894 272.143
2 LN trước thuế Triệu đồng 21.812 26.424 30.529
3 LN sau thuế Triệu đồng 16.359 19.818 22.897
4 Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 151.671 155.852 170.997
5 Tài sản cố định Triệu đồng 17.239 27.093 32.892
6 Tài sản lưu động Triệu đồng 134.432 128.759 138.105
7 Tổng ngồn vốn Triệu đồng 151.671 155.852 170.997
8 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 111.701 120.814 126.672
9 Vốn vay Triệu đồng 39.970 35.038 44.325
10 Số lao động Người 276 281 281
11 Tổng chi phí Triệu đồng 53.009 69.349 68.786
12 SSXTS (1/4) đ/đ 1.28 1.53 1.59
13 SSXTSCĐ (1/5) đ/đ 11.28 8.81 8.27
14 SSXTSLĐ (1/6) đ/đ 1.44 1.85 1.97
15 ROATS (3/4) đ/đ 0.11 0.13 0.13
16 ROE (3/8) đ/đ 0.15 0.16 0.18
17 HSV (2/9) đ/đ 0.54 0.75 0.7
18 Tỷ suất lợi nhuận % 11.22 11.06 11.22
19 Năng suất lao động Trđ/ người 704,66 850,16 968,48
Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Vissan Hà Nội
+ Sức sản xuất của TSLĐ tính bình quân trong 3 năm là 1.66. có sự tăng
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
19
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
đều qua các năm. Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ thu
được về 1.66 đồng doanh thu thuần, chi nhánh đã quản lý và sử dụng tốt lượng
vốn lưu động của mình.
+ ROA chỉ số cho thấy một đồng tài sản có thể tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế. Qua hai năm 2009, 2010 sức sinh lời giữ ở mức 0.11.
Và đã tăng nhẹ lên 0.13 trong năm 2011 và 2012.
+ Tỷ suất lợi nhuận thể hiện tỷ lệ lợi nhuận thuần trên một đồng doanh
thu thuần. Trong 3 năm dù doanh thu có tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận lại có xu
hướng giảm và chững lại trong 3 năm liền ở mức trên 11%. Điều này được giải
thích do tổng chi phí tăng cao. tăng nhanh hơn mức tăng doanh thu vì vậy mà tỉ
suất lợi nhuận chỉ đạt ở mức 11%.
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
20
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI
CHI NHÁNH VISSAN HÀ NỘI
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CN
VISSAN HN
Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và các cá nhân phu thuộc
lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu
dùng.
Khi tất cả các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đều thực hiện kênh phân
phối thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh vô cùng lớn trên thị trường tiêu dùng. Vì vậy
mà, để phát triển các chiến lược Marketing thành công trong thời điểm này là
một việc khó khăn và phức tạp. Cho nên, việc mà tạo ra được lợi thế hơn so với
đối thủ lại càng khó hơn. Các chiến lược để cắt giảm giá không chỉ không mang
lại hiệu quả mà còn làm cho lợi thế của doanh nghiệp cũng như lợi nhuận của
doanh nghiệp bị suy giảm. Các chiến lược quảng cáo và xúc tiến sáng tạo
thường chỉ có kết quả trong một thời gian ngắn. Vì vậy mà, hầu hết các doanh
nghiệp cho dù lớn hay nhỏ đều đang dồn tâm trí để tìm ra chiến lược Marketing
phù hợp nhất để dựa vào để cạnh tranh. Thực hiện tái cấu trúc và phát triển kênh
phân phối có lẽ là một cơ sở cho sự cạnh tranh mang lại hiệu quả lớn trên thị
trường hiện nay. Hàng ngàn doanh nghiệp đã thấy được rằng để cạnh tranh
thành công, họ khong chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh
tranh mà còn phải làm cho chúng sẵn có ở đúng thời gian, địa điểm và phương
thức mà mọi người tiêu dùng mong muốn. Cùng với Tổng công ty Chi nhánh
VISSAN HN đã ý thức được rằng chỉ có làm tốt khâu tổ chức và quản lý kênh
phân phối khoa học thì doanh nghiệp mới phát triển được. Sau đây chúng ta sẽ
tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và quản lý kênh phân phối
của CN VISSAN HN
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
21
Chuyên đề thực tập
GVHD - TS.Trần Văn Bão
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức kênh phân phối bao
gồm cả các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Việc xác định các nhân tố
ảnh hưởng giúp doanh nghiệp có cơ sở lựa chọn và tổ chức được kênh phân phối
có khoa học và hiệu quả.
2.1.1. Các nhân tố bên trong
• Mục tiêu của kênh phân phối
Mục tiêu của kênh phân phối giúp xác định rõ kênh phân phối sẽ vươn tới
thị trường mục tiêu nào? Những mục tiêu khác nhau đòi hỏi kênh phân phối
khác nhau cả về cấu trúc lẫn cách quản lý. Mục tiêu có thể là mức dịch vụ khách
hàng, yêu cầu mức độ hoạt động của các trung gian, phạm vi bao phủ thị trường.
Các mục tiêu được xác định phụ thuộc mục tiêu của Marketing – Mix và mục
tiêu chiến lược của công ty. Đối với CN VISSAN HN mục tiêu phân phối của
CN là bao phủ rộng khắp thị trường Miền Bắc và một phần Miền Trung nhằm
vào tất cả các khách hàng có nhu cầu về thực phẩm. Những sản phẩm mang
nhãn hiệu VISSAN thì đều có mức giá khác nhau phù hợp với mọi đối tượng, từ
những khách hàng có mức thu nhập thấp, trung bình, đến cao trong xã hội.
Chính vì vậy, hệ thống phân phối của CN đòi hỏi phải được xây dựng rộng khắp
không chỉ ở các thành phố lớn mà ở cả các vùng nông thôn…
• Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu mà Công ty cũng như CN luôn
hướng tới và cũng là điều quyết định sự sống còn của mình vì thế:
Tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) đưa ra khái niệm như sau :
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng kinh tế kỹ thuật
của nó, phù hợp với công dụng cả sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”.
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế kinh tế xã hội, công nghệ tổng
hợp, luôn luôn thay đổi theo thời gian và không gian, phụ thuộc chặt chẽ vào
môi trường và diều kiện kinh doanh cụ thể trong từng thời kỳ. Những sản phẩm
SV - Nguyễn Thị Hương K42C QTKD Thương Mại
22