Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.59 KB, 14 trang )


LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh bảo hiểm được điều chỉnh bởi
Luật Kinh doanh
bảo hiểm
(Luật KDBH) có hiệu lực từ ngày 1/4/2001. Với phạm vi điều chỉnh rộng,
Luật KDBH đã góp phần phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam và là công cụ quan
trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh
đặc thù này. Qua mười năm thực hiện, Luật KDBH đã tạo điều kiện cho thị trường
bảo hiểm Việt Nam hội nhập quốc tế, tăng trưởng cao, là cơ sở pháp lý để duy trì trật
tự, kỷ cương, trong lĩnh vực bảo hiểm; đồng thời duy trì môi trường cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng giữa các DNBH, môi giới bảo hiểm; tạo ra những DNBH có quy mô
lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh hiệu quả; cung cấp nhiều sản phẩm bảo hiểm
với chất lượng dịch vụ tốt đáp ứng nhu cầu xã hội; thu hút đầu tư trực tiếp, các luồng
vốn trong và ngoài nước . Không những thế, thị trường bảo hiểm nước ta đang là một
thị trường mới, còn nhiều tiềm năng, nhất là trong điều kiện hội nhập, kinh tế ngày
càng phát triển, thu nhập người dân tăng lên, nhu cầu được bảo hiểm ngày càng lớn.
Ngày 16-9-2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2008/NĐ-CP quy
định về bảo hiểm bắt buộc (BHBB) trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm; trách nhiệm của
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện BHBB trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới.
Thống kê của Cục Giao thông an toàn đường bộ cho biết con số thiệt hại do tai
nạn giao thông tại Việt Nam tương đương với 885 triệu USD mỗi năm . Con số này
ngày càng gia tăng và đang đáng báo động . Thế nhưng, thực tế cho thấy, các chủ
phương tiện này , không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ
bồi thường khi có thiệt hại thực tế xảy ra cho bên bị thiệt hại . Bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã đem lại rất nhiều quyền lợi cho
người dân. Đây là quy định nhằm mục đích khắc phục hậu quả tai nạn cho nạn nhân
và đảm bảo trách nhiệm của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.


1
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
1. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Ngày nay, mọi hoạt động của cá nhân đều phải tuân theo những quy định của
pháp luật, pháp luật sẽ công nhận và bảo vệ lợi ích chính đáng cho mọi người. Một
khi những lợi ích này bị xâm phạm hì họ có quyền đòi hỏi sự bồi thường và sự bù đắp
hợp lý.
Xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích chính đáng trên, những quy tắc đã được thể
chế hóa thành một chế tài của pháp luật dân sự, đó là trách nhiệm dân sự và nó bắt
buộc mọi công dân phái tuân thủ.
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Trong đó, nghĩa vụ dân sự chính là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc
nhiều chủ thể không được làm hoặc bắt buộc làm một hành động nào đó đối với một
hoặc nhiều chủ thể khác. Người chịu trách nhiệm dân sự mà không thực hiện đầy đủ
hoặc không đúng nghĩa vụ đó thì phải chịu trách nhiệm đối với người bị hại và trước
pháp luật
Nhìn chung thì trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường về vật chất và
tinh thần. Trong đó, trách nhiệm bồi thường về vật chất và tinh thần là trách nhiệm
bồi thường những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa
vụ dân sự gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn thiệt hại, thu nhập
thục tế bị giảm sút. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm, uy tín của người khác thì ngoài việc chấm
dứt hành vi vi phạm còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị hại.
Trong pháp luật dân sự , thì ngoài việc gây ra hiệt hại cho người bị hại , thì
còn phải do hành vi có lỗi của chủ thể mới phát sinh trách nhiệm dân sự
2. CÁC YẾU TỐ LÀM PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Trách nhiệm dân sự mang đầy đủ những đặc điểm chung của loại hình trách
nhiệm pháp lý:

Thứ nhất, trách nhiệm dân sự được coi là một biện pháp cưỡng chế của pháp
luật được thể hiện dưới dạng thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm
bồi thường thiệt hại nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên bị hại.
2
Thứ hai, cùng với các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ dân sự , nó sẽ
đem lại cho người thực hiện nghĩa vụ dân sự những hậu quả bất lợi
Thứ ba, trách nhiệm dân sự do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thực thi
theo trình tự và thủ tục nhất định đối với những người có hành vi trái pháp luật gây
thiệt hại cho người khác nhưng chưa đủ để phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp
luật
2.2 CÁC YẾU TỐ LÀM PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Theo quy định của pháp luật thì những trường hợp mà thỏa mãn các điều kiện
sau đây thì sẽ là phát sinh trách nhiệm dân sự:
2.2.1 Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật
Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật là những hành vi xâm phạm tới tài sản, sức khoẻ,
tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
khác được thực hiện không phù hợp với quy định của pháp luật. Những hành vi có
gây ra thiệt hại cho người khác nhưng được thực hiện phù hợp với quy định của pháp
luật thì người thực hiện những hành vi đó không phải bồi thường. Ví dụ: hành vi gây
thiệt hại trong các trường hợp trong giới hạn phòng vệ chính đáng, trong giới hạn của
tình thế cấp thiết, do sự kiện bất ngờ.
2.2.2 Có thiệt hại xảy ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng nhằm mục đích khắc phục một phần
hoặc toàn bộ tổn thất tài chính cho người bị thiệt hại. Do đó, chỉ khi có thiệt hại xảy
ra thì mới phải bồi thường; vì vậy cần phải xác định xem có thiệt hại xảy ra hay
không và thiệt hại là bao nhiêu. Thiệt hại là những tổn thất xảy ra được tính thành tiền
, bao gồm: những mất mát, hư hỏng, huỷ hoại về tài sản, nguồn thu nhập bị mất, chi
phí nhằm ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu về tài sản, sức khoẻ, tính mạng,
danh dự, uy tín, nhân phẩm, tinh thần.
2.2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là hậu
quả trực tiếp do hành vi trái pháp luật của họ gây ra, hay hành vi trái pháp luật là
nguyên nhân gây ra hậu quả đó.
2.2.4 Có lỗi của người gây thiệt hại.
Thiệt hại xảy ra có thể do hành vi cố ý hoặc vô ý gây ra, cũng có thể do nguồn
nguy hiểm cao độ hoặc do cây cối, súc vật gây ra. Song với bản chất của bảo hiểm là
chỉ bảo hiểm rủi ro nên phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm chỉ bao gồm các
3
thiệt hại do hành vi vô ý; do súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gây ra;
không bảo hiểm với những thiệt hại do hành vi cố ý gây ra.
Vậy đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ là trách
nhiệm về bồi thường thiệt hại do hành vi vô ý gây ra.
3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
3.1 KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm mà người bảo hiểm
cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm theo cách
thức và hạn mức đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng với điều kiện người
tham gia bảo hiểm phải đóng một khoản phí tương ứng
Mục đích của người tham gia chính là chuyển giao phần trách nhiệm dân sự
cuả mình mà chủ yếu là trách nhiệm bồi thường
Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời từ rất sớm và ngày càng phát
triển. Hiện nay , có rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm như:
-Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Tuy vậy, cũng có một số nghiệp vụ bảo hiểm không áp dụng hạn mức trách
nhiệm. Hình thức bảo hiểm này thường khiến các nhà bảo hiểm không xác định được
mức độ thiệt hại của các rủi ro, không xác định được số tiền bảo hiểm, vì vậy trách
nhiệm bồi thường chính là toàn bộ trách nhiệm phát sinh của người được bảo hiểm.
Thế nhưng, loại bảo hiểm này rất dễ đẩy các công ty lâm vào tình trạng phá sản. Vì
vậy, khi nhận bảo hiểm không có giới hạn , thì các doanh nghiệp bảo hiểm phải sử
dụng các biện pháp nhằm phân tán rủi ro để bảo vệ mình

3.2 ĐẶC TRƯNG CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm về bồi
thường thiệt hại, là loại bảo hiểm không thể xác định được giá trị đối tượng bảo hiểm
tại thời điểm giao kết hợp đồng. “ Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân
sự là trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba theo quy định
của pháp luật ”. (Điều 52 Luật kinh doanh bảo hiểm). Khác với hợp đồng bảo hiểm tài
sản có đối tượng là tài sản cụ thể, hợp đồng bảo hiểm con người là bảo hiểm đối với
một người cụ thể; đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba. Đó là thiệt hại có
thể xảy ra trong tương lai, trong phạm vi, giới hạn bảo hiểm và thuộc trách nhiệm bồi
4
thường của bên tham gia bảo hiểm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang tính trừu
tượng chúng ta không nhìn thấy, không cảm nhận được bằng các giác quan và thực tế
chúng không tồn tại hiện hữu trong không gian tại thời điểm giao kết hợp đồng. Chỉ khi
nào người tham gia bảo hiểm gây thiệt hại cho người khác và phải bồi thường thì mới
xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại là bao nhiêu. Thường đối với các hợp
đồng bảo hiểm tài sản ta có thể xác định được mức tổn thất tối đa của tài sản khi giao
kết hợp đồng, còn với các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì không thể xác
định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối đa là bao nhiêu.
Mức trách nhiệm bồi thường được xác định theo thoả thuận của các bên và các
quy định của pháp luật, trên cơ sở mức độ lỗi của người gây thiệt hại và thiệt hại thực
tế của người thứ ba. Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự lỗi của người tham
gia bảo hiểm khi thực hiện hành vi gây thiệt hại là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi
thường của người tham gia bảo hiểm, đồng thời cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm
của doanh nghiệp bảo hiểm. Trên thực tế lỗi trong trách nhiệm dân sự là lỗi suy đoán,
nên người gây thiệt hại bị suy đoán là có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, trừ
trường hợp họ chứng minh được thiệt hại xảy ra trong trường hợp phòng vệ chính
đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Căn
cứ vào mức độ lỗi để xác định người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, một phần
hoặc liên đới bồi thường, từ đó doanh nghiệp bảo hiểm xác định trách nhiệm bồi

thường của mình.
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm khi có yêu cầu bồi
thường của người thứ ba.
Nếu đã phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng người thứ ba không đòi
người tham gia bảo hiểm phải bồi thường, thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không phải
chịu trách nhiệm đối với người tham gia bảo hiểm. Việc bồi thường thiệt hại có thể là
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cũng có thể là bồi thường thiệt hại theo hợp đồng.
Đối với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người thứ ba có thể là bất kì tổ
chức hoặc cá nhân nào bị thiệt hại. Còn bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì người
thứ ba được xác định cụ thể là người có một quan hệ hợp đồng đối với người tham gia
bảo hiểm và bị thiệt hại từ hợp đồng đó do hành vi của người tham gia bảo hiểm gây ra.
Hợp đồng bảo hiểm chỉ tồn tại giữa người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp
bảo hiểm, người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp trả tiền bồi
thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu pháp luật không có quy định
khác thì người thứ ba chỉ có quyền đòi bồi thường đối với người tham gia bảo hiểm,
trên cơ sở đó doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm
và trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba thuộc về người tham gia bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có thể thoả thuận về việc doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ bồi thường trực tiếp cho người thứ ba bị thiệt hại. Trong một số trường
hợp, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại; khắc phục kịp thời
5

×