ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÒNG ĐT SĐH-KHCN&QHĐN
ĐỀ TÀI:
Giảng viên hướng dẫn: TS. BÙI VĂN MƯA
Học viên thực hiện: ĐÀO TẤN NGỌC
Mã số học viên: CH1301043
TPHCM, tháng 8/ 2014
QUAN NIỆM CỦA P. FEYERABEND
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Về vai trò của Khoa học trong xã hội hiện đại
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra cuộc chạy đua phát triển kinh tế rất sôi
động, các nước nhanh chóng thực hiện các chính sách kinh tế nhằm đa kinh tế
phát triển trong đó con người là vị trí trung tâm. Muốn vậy các nước không còn
con đường nào khác là phải đẩy mạnh phát triển khoa học. Do vậy vấn đề phát
triển khoa học là vấn đề chung mang tính toàn cầu khiến mọi người đều phải
quan tâm nghiên cứu nó.
Trong dòng chảy của triết học phương Tây hiện đại, triết học Mỹ phát triển
mạnh mẽ, không ngừng khái quát lý luận đối với thành quả của cách mạng khoa
học mới, phản ứng triết học nhanh nhậy trước mâu thuẫn xã hội phương Tây, hấp
thụ toàn diện triết học và văn hóa bên ngoài, giữ gìn và điều chỉnh khéo léo tinh
thần triết học truyền thống bản địa, tạo ra không ít nhà triết học và học thuyết
triết học mang tầm thế giới. Nghiên cứu triết học Mỹ hiện đại góp phần nghiên
cứu một cách cặn kẽ toàn bộ diện mạo triết học và văn hóa phương Tây hiện
đại. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Quan niệm của P. Feyerabend về vai
trò của khoa học trong xã hội hiện đại”.
Nội dung bài thu hoạch chia 3 phần:
1) Triết học khoa học
2) Triết lý phản nghiệm của Karl Popper
3) Quan niệm của Feyerablend về khoa học hiện đại
Em xin cảm ơn Thầy TS Bùi Văn Mưa đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức
bổ ích cho em về môn học này. Do thời gian nghiên cứu và khả năng của bản
thân em còn hạn chế nên bài thu hoạch này chắc chắn sẽ không tránh khỏi phần
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy để bài thu hoạch này hoàn
thiện hơn.
Học viên thực hiện
ĐÀO TẤN NGỌC – CH1301O43
HVTH: ĐÀO TẤN NGỌC – MSHV: CH1301043 Trang 2
QUAN NIỆM CỦA P. FEYERABEND
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Về vai trò của Khoa học trong xã hội hiện đại
QUAN ĐIỂM CỦA PAUL KARL FEYERABEND VỀ VAI TRÒ CỦA
KHOA HỌC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
1.1. Triết học khoa học
Khoa học triết học nghiên cứu về quy luật và tính hợp lý của sự phát triển
của khoa học. Trong bối cảnh cách mạng khoa học – kỹ thuật phát triển mạnh
mẽ, giới triết học Mỹ hiện đại rất quan tâm khai thác lĩnh vực này. Khuynh
hướng lý luận cơ bản của nó là phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm lôgíc, dưới ảnh
hưởng trực tiếp của triết học hậu phân tích, chú trọng vận dụng quan điểm chỉnh
thể luận, liên hệ chặt chẽ với các nhân tố lịch sử và văn hóa xã hội, nghiên cứu
trong trạng tháiđộng quá trình lịch sử của sự phát triển khoa học và kết cấu nội
tại của nó. Hình thành ba trường phái chính, mỗi trường phái đều đem lại những
thành quả nghiên cứu đáng học hỏi.
Từ năm 1962, giáo sư T.S.Kuhn thuộc Học viện kỹ thuật Massachusetts
đã xuất bản một số công trình, như Kết cấu của cuộc cách mạng khoa học, v.v.
sáng lập trường phái chủ nghĩa lịch sử. Ông cũng là một nhà lịch sử khoa học nổi
tiếng. Với tài liệu lịch sử phong phú, ông trình bày sự phát triển của khoa học
như một quá trình lịch sử chuyển đổi từ “mô hình chuẩn” sang sự thay đổi lẫn
nhau giữa tập trung, tích luỹ tri thức và sáng tạo mới, với một kết cấu sống động.
Mô hình chuẩn không hề là những công thức lôgíc không biến đổi, mà là những
mô hình tri thức tổng hợp mang bối cảnh thế giới quan và chịu sự quy định của
các loại nhân tố văn hóa xã hội. Dưới ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng
W.V.Quine, ông cho rằng về bản chất mô hình chuẩn là một “công cụ nhân tạo”
dùng để giải quyết các vấn đề khó, các mô hình khoa học khác nhau đều có các
ngôn ngữ khoa học mang sự thừa nhận và ý nghĩa bản thể luận không giống
nhau, ví như các phương ngữ khác nhau thì có “tính không thể thông ước”, nó
cho thấy khuynh hướng tương đối trong chủ nghĩa thực dụng của ông. Sau khi ra
đời, học thuyết của Kuhn đã ảnh hưởng rộng khắp giới triết học khoa học quốc
HVTH: ĐÀO TẤN NGỌC – MSHV: CH1301043 Trang 3
QUAN NIỆM CỦA P. FEYERABEND
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Về vai trò của Khoa học trong xã hội hiện đại
tế. Các học thuyết “nghiên cứu truyền thống” của Larry Laudan hay học thuyết
chủ nghĩa đa nguyên của Paul Karl Feyerabend ở Mỹ đã điều chỉnh và phát triển
thêm học thuyết của Kuhn, đều thuộc vào trường phái này.
1.2. Triết lý phản nghiệm của Karl Popper
K. Popper người gốc Do Thái, sinh trưởng ở Vienna, lúc đầu thân cận với
nhiều người trong trường phái thực chứng. Có thời ông là Marxist, và đã có
những kinh nghiệm về sự không định, thiếu logic khoa học của các giải thích
hiện tượng xã hội qua các thuyết tâm lý của Freud và Adler khi ông làm phụ tá
cho Adler trong các văn phòng xã hội giúp trẻ em và thanh niên nghèo ở Vienna.
Adler là học trò của Freud và là người đưa ra lý thuyết xã hội gọi là thuyết Adler
(Adlerism). Theo đó con người có một nhu cầu cơ bản trong xã hội: đó là muốn
có quyền lực. Khi quyền lực mình mong muốn vượt quá tầm tay của mình vì các
trở lực bên ngoài, thì con người hình thành những tâm trạng, hành động tâm lý.
Những tâm trạng, hành động này được thể hiện qua một mặc cảm tự ti nhằm che
giấu cái yếu, cái bất lực của mình.
Tuy xuất thân từ phái thực chứng, Popper đã có nhiều đóng góp vào triết
lý khoa học hiện đại. Trái với thực chứng, ông cho rằng tất cả những quan sát
(observations) đều không trung tính, mà đầy lý thuyết (theory laden). Ông nghĩ
rằng không có các môn đề (subject matters) như tâm lý, xã hội, thiên nhiên mà
chỉ có các vấn đề (problems) và ước muốn của chúng ta để giải thích chúng. Đối
với Popper, câu hỏi then chốt là: làm sao chúng ta có thể xác định một lý thuyết
là khoa học hay không khoa học (mà ông gọi là ngụy khoa học).
Theo ông, một lý thuyết được gọi là khoa học khi nó có những điều kiện
sau:
• Thuyết ấy phải cho cơ hội kiểm nghiệm để chứng tỏ là nó sai;
• Đưa ra những tiên đoán: thuyết phải “táo bạo” tiên đoán những
hiện tượng chưa được quan sát và kiểm nghiệm.
HVTH: ĐÀO TẤN NGỌC – MSHV: CH1301043 Trang 4
QUAN NIỆM CỦA P. FEYERABEND
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Về vai trò của Khoa học trong xã hội hiện đại
Tất cả mọi thuyết và phương pháp khoa học phải khách quan. Popper cho
là luật thiên nhiên và vũ trụ là phổ quát, ông tin là lý thuyết khoa học phải cạnh
tranh trong môi trường phản nghiệm. Lý thuyết phải có tính chất phản nghiệm
(falsifiability), mạnh dạn cấp tiến trong tiên đoán và qua nguyên lý phản nghiệm
để có và được thay thế bởi các lý thuyết nào gần với sự thật hơn (Popper gọi là
"versimilitude"). Vì thế, khoa học là một chuỗi các lý thuyết bị đổ để đến lý
thuyết gần hơn với "versimilitude". Chủ nghĩa thực chứng và thuyết Popper chủ
yếu dựa vào vật lý học như mô hình triết lý khoa học
Đối thủ nổi tiếng nhất của Karl Popper là Thomas Kuhn. Theo Kuhn, ít
môn khoa học nào thật sự là "khoa học" theo tiêu chuẩn của Popper. Kuhn cho
rằng chúng ta không thể so sánh lý thuyết khoa học này với lý thuyết khoa học
khác, vì chúng thuộc những phạm trù khác nhau, với những giới hạn khác nhau.
Thuyết của Kuhn ra đời vào đầu thập niên 1960 khi mà xã hội phương
Tây bắt đầu cởi mở về văn hoá, chính trị với nhiều phong trào phản kháng các
nền tảng và trật tự xã hội hiện hữu. Các nhóm trí thức xã hội học, triết học, đa số
từ phe tả chống lại những gì đại diện cho chính thống trong xã hội, đã dùng
thuyết của Kuhn để nghiên cứu vấn đề xã hội trong sự phát triển khoa học và tri
thức. Từ đó một ngành mới được thành hình song song với ngành triết lý khoa
học và lần lần lấn át ngành triết lý khoa học cổ điển. Ngành mới này sau được
gọi là xã hội học về tri thức khoa học
1.3. Học thuyết chủ nghĩa đa nguyên của Paul Karl Feyerabend
1.3.1. Giới thiệu
Feyerabend (Paul Feyerabend Karl,1924 -1994), triết gia người Mỹ về
khoa học, sinh viên Karl Popper, tác giả của "Phương pháp chống: Chương trình
nhận thức luận vô chính phủ" ". Tự do của khoa học trong xã hội".
Trong tác phẩm nổi tiếng "Against method" ("Chống phương pháp"), đi xa
hơn nữa. Feyerabend cho rằng không có một phương pháp khoa học nào là thích
hợp cho mọi trường hợp, và hô hào "dân chủ" trong nghiên cứu khoa học. Ông
HVTH: ĐÀO TẤN NGỌC – MSHV: CH1301043 Trang 5
QUAN NIỆM CỦA P. FEYERABEND
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Về vai trò của Khoa học trong xã hội hiện đại
định nghĩa "khoa học là cái gì mà các nhà khoa học làm"! Feyerabend kêu gọi
phân chia, tách rời ảnh hưởng khoa học ra khỏi xã hội, giống như tách rời tôn
giáo và nhà nước, để tránh sự độc tôn của một chủ thuyết khoa học trong việc
vận hành xã hội.
1.3.2. Quan niệm của Feyerablend về khoa học hiện đại
P.Feyerabend kịch liệt phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm trong các hình
thức trước đây của triết học khoa học, trói buột con người phải tuân theo những
phương pháp, những quy tắc cứng nhắc, bất biến để tạo thành một lý luận nào đó.
Điều đó trở thành chướng ngại cho sự tiến bộ của khoa học. Feyerabend phủ định
khả năng của phương pháp phổ biến trong nhận thức trên cơ sở cho rằng sự phát
triển của tri thức tất yếu giả định sự khước từ các phương pháp cũ và hình thành
các phương pháp mới.
Ông cho rằng không một phương pháp hay phương thức nào có thể gọi là
chuẩn để tuân theo trong nghiên cứu khoa học. Nói cách khác, không nên loại bỏ
phương pháp nào. Kết quả của các nhà khoa học dựa vào các phương pháp không
phải lúc nào cũng thành công. Ta chỉ có thể đánh giá thành tựu sau kết quả của
nghiên cứu, và không thể tiên đoán chắc chắn về sự thành công của các phương
pháp. Công chúng có thể tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học, và nếu nó
có ảnh hưởng đến mọi người trong xã hội thì công chúng nên tham gia. Khoa học
phải được dân chủ hoá và những khoa học gia thiểu số có ý kiến, phương thức
khác với đa số phải được bảo vệ.
P.Feyerabend chủ trương sử dụng “phương pháp kiểu mở cửa, kiểu sáng
tạo, có sức sống tìm ra bí mật giới tự nhiên một cách có hiệu quả nhất”. Ông cho
rằng, việc tuân thủ một phương pháp, cho dù nó chân thực và hiệu quả thì cũng
không dung hợp với tư duy sáng tạo của khoa học, vì vậy mà các nhà khoa học
cần phải tuân theo nguyên tắc “mọi thứ đều được cho phép” hay “thế nào cũng
được”. Đó là nguyên tắc cơ bản của phương pháp luận đa nguyên của
P.Feyerabend. Nghĩa là nhà khoa học có thể và cần sử dụng mọi phương pháp,
HVTH: ĐÀO TẤN NGỌC – MSHV: CH1301043 Trang 6
QUAN NIỆM CỦA P. FEYERABEND
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Về vai trò của Khoa học trong xã hội hiện đại
nguyên lý, lý luận, cũng như cách tiếp cận mà đối với họ là cần thiết để giải
quyết những vấn đề nghiên cứu của mình.
Theo Feyerabend, có nhiều loại khoa học khi con người tiếp cận với thế
giới bên ngoài và học hỏi qua nhiều phong cách, quan niệm khác nhau. Thí dụ, ở
vùng sa mạc nam California xưa kia có cả ngàn thổ dân Cuahila mà ngày nay chỉ
có một vài gia đình da trắng có thể ở và tồn tại được. Dân tộc Cuahila sống được
là vì họ có những kiến thức mà họ tiếp thu qua con đường khác phương pháp mà
chúng ta gọi là "khoa học". Khoa học của Tây phương hiện nay chỉ là một trong
nhiều loại khoa học mà thôi. Chúng ta phải chấp nhận và sử dụng thành quả kiến
thức của các xã hội bản địa để phục vụ và làm lợi cho họ chứ không phải áp đặt
thay thế hoàn toàn những kiến thức ấy.
Cơ bản, khoa học là một hoạt động "vô tổ chức" và nhân bản, Feyerabend
khẳng định. Vì thế, theo ông, nên khuyến khích, thúc đẩy sự tiến bộ, thay vì ép
buộc khoa học vào một khuôn khổ được chỉ đạo theo "luật lệ và trật tự". Một
nguyên lý duy nhất không ngăn cản sự tiến bộ của con người là: tất cả đều được
cho phép và hoạt động. Feyerabend cho rằng nên bãi bỏ sự phân biệt giữa bối
cảnh (context) của sự khám phá và bối cảnh của sự phản nghiệm, của tiêu chuẩn,
của dữ kiện quan sát. Cố gắng phân biệt chúng sẽ có những kết quả thảm hại
không lường được. Theo Feyerabend, chủ nghĩa duy lý phê phán của Popper thất
bại là vì thế. Trong xã hội dân chủ, khoa học phải được tách rời ra khỏi chính
quyền cũng như tôn giáo đã được tách ra khỏi chính quyền như hiện nay; không
một phương pháp hay một tôn giáo nào được độc tôn trong hệ thống chính quyền
xã hội.
Tư tưởng về sự phát triển khoa học của Feyerabend mang xu hướng nhân
đạo. Nó hướng đến sự phát huy tính sáng tạo của con người, hình thành không
khí dân chủ tự do trong nghiên cứu tìm tòi. Với Feyerabend khoa học như một
phương tiện phát triểnnhân cách và tiền đề sáng tạo của con người. Tuy nhiên
chủ nghĩa đa nguyên của ông thể hiện rõ “tính trung lập” giữa chủ nghĩa duy vật
HVTH: ĐÀO TẤN NGỌC – MSHV: CH1301043 Trang 7
QUAN NIỆM CỦA P. FEYERABEND
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Về vai trò của Khoa học trong xã hội hiện đại
và chủ nghĩa duy tâm và đó cũng là đặc điểm chung của chủ nghĩa hậu thực
chứng.
KẾT LUẬN
Sự nghiệp của khoa học là một tất yếu lịch sử. Nó nhắm tới những mục
tiêu rất cụ thể và mang tính cách mạng. Nó thay đổi mới hàng loạt vấn để cả về
lý luận và thực tiễn, cả về kinh tế và chính trị - xã hội.
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, con người vừa là điểm
khởi đầu vừa là điểm kết thúc, đồng thời vừa là trung tâm của mọi biến đổi lịch
sử. Nói cách khác, con ngời là chủ thể chân chính của các quá trình xã hội. Trong
xã hội hiện đại ngày nay, chủ thể của quá trình phát triển khoa học vẫn chính là
con ngời. Chính vì vậy, quá trình này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ về số
lượng, mạnh về chất lượng. Nói cách khác, nguồn nhân lực phải trở thành động
lực thật sự của sự phát triển.
HVTH: ĐÀO TẤN NGỌC – MSHV: CH1301043 Trang 8
QUAN NIỆM CỦA P. FEYERABEND
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Về vai trò của Khoa học trong xã hội hiện đại
Không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội cũng đã nhờ cái lực
đẩy đó mà trở thành khoa học nhân văn, khoa học con người. Khoa học nhân văn
chỉ có thể xuất hiện cùng lúc khi triết học về con người đã phát triển tới đỉnh cao.
Đó là một cuộc cách mạng trong nền văn hoá của loài người khi bước vào thế
giới hiện đại. Giờ đây, khi khoa học hiện đại được triết học khơi nguồn thì chủ
nghĩa trung tâm xã hội phải lùi bước và "chủ nghĩa trung tâm cái tôi" phải được
thay bằng quan niệm coi con người là trung tâm thực tại, con người là chủ thể để
nhận thức thực tại. Chủ nghĩa kỹ trị phải được thay thế bằng chủ nghĩa nhân trị.
Không chỉ có "văn học là nhân học", mà tất cả các khoa học xã hội, kể cả các bộ
môn lấy xã hội làm trung tâm như xã hội học, kinh tế cũng đều trở thành khoa
học nhân văn, một khi chúng gắn hữu cơ với triết học con người.
HVTH: ĐÀO TẤN NGỌC – MSHV: CH1301043 Trang 9
QUAN NIỆM CỦA P. FEYERABEND
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Về vai trò của Khoa học trong xã hội hiện đại
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Slide bài giảng môn “Triết học” năm 2014 của TS. Bùi Văn Mưa, Đại Học
CNTT – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh;
[2] Triết học Mỹ đương đại:
/>duong-dai
[3] Khoa học trong xã hội tự do (Luân đôn: New Left Books). Feyerabend,P.
(1981) Realism, Rationalism and Scientific Method, Philosophical Papers,
Volumne 1 (Cambridge University Press).
[4] Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012
[5] Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng, Giáo trình lịch sử triết học phương Tây
hiện đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002.
HVTH: ĐÀO TẤN NGỌC – MSHV: CH1301043 Trang
10