Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Vài nét về thiền Phật giáo ở VN và vai trò của nó trong xã hội hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.11 KB, 113 trang )

Vài nét về thiền Phật giáo ở Việt Nam và vai trò của
nó trong xã hội hiện đại
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
3. Giới hạn nghiên cứu đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
CHƯƠNG 1. PHẬT GIÁO VÀ THIỀN
1. Phật giáo.
2. Thiền là gì
3. Mục tiêu của Thiền.
4. Đối tượng của Thiền.
CHƯƠNG 2. THIỀN PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM
1. Sự lan toả của Phật giáo Ấn Độ vào các nước Phương Đông: Bắc truyền và
Nam truyền.
2. Cội nguồn của các Thiền phái ở Việt Nam
2.1.Thiền ở Trung Quốc.
2.2.Thiền ở Nhật Bản.
3. Thiền ở Việt Nam.
3.1.Các dòng thiền sơ khởi
3.1.1.Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
3.1.2.Thiền phái Vô Ngôn Thông
1
3.1.3.Thiền phái Thảo Đường
3.2.Thiền phái Việt Nam - Thiền phái Trúc Lâm
3.3.Không ngừng tiếp thu tinh hoa các dòng thiền
3.3.1.Thiền phái Lâm Tế và Tào Động
3.3.2.Thiền phái Liễu Quán
3.4.Nối liền mạng mạch Thiền phái Việt Nam
3.4.1.Thiền viện Thường Chiếu của Hoà thượng Thích Thanh Từ


3.4.2.Thiền viện Làng Mai (Pháp) của Hoà thượng Thích Nhất Hạnh
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA THIỀN TRONG ĐỜi SỐNG XÃ HỘI
HIỆN ĐẠI
Ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Với đặc điểm thuần lý, thực tiễn, công hiệu, không bạo động, không quá
khích, khoan hồng và đại đồng, trên 2500 năm xuyên suốt lịch sử của nhân loại,
trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, Phật giáo ngày càng phát triển gần gũi với mọi
dân tộc, mọi xã hội. Sự linh động mềm dẻo không cứng nhắc của giáo lý Phật
giáo hầu như rất dễ thích ứng với từng đặc điểm mang tính đặc trưng của các
vùng văn hóa các dân tộc trên khắp thế giới. Phật giáo đã đóng vai trò quan
trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục tâm hồn mỗi con người, tạo dựng
những tình cảm tốt đẹp theo suy nghĩ Chân - Thiện – Mĩ, giúp giải quyết những
mâu thuẫn ngấm ngầm trong lòng mỗi con người từ đó xây dựng một xã hội an
lạc hạnh phúc.
Mục tiêu duy nhất, rõ ràng và thực tiễn của Phật giáo là chấm dứt sự khổ
đau, mang lại hạnh phúc cho chúng sinh ở ngay trong cuộc sống hiện tại này.
Tinh thần của mục tiêu ấy cũng được thể hiện rõ trong tinh thần của Thiền Phật
giáo. Bởi Phật giáo giải thích nguyên nhân của sự khổ đau là do tham ái và vô
minh của con người. Phật giáo hướng con người đến con đường giải thoát sự
khổ đau từ chính trong bản thân mình theo bát chính đạo: Chính kiến (hiểu biết
đúng đắn); Chính tư duy (tư tưởng đúng đắn, chân chính); Chính ngữ (nói
những lời chân chính, không nói dối, phù phiếm gây hại đến người khác);
Chính nghiệp (hành động chân chính); Chính mệnh (sinh sống chân chính);
Chính tinh tiến (Là cố gắng chân chính); Chính niệm (Liên tục quán tưởng đến
3 phương diện Thân, Khẩu, Ý); Chính định (tập trung tâm ý vào một điểm).

Bản chất của tám con đường này được thể hiện trọn vẹn trong Thiền Phật giáo
thông qua con đường tu học giới - định - tuệ. Khi con người ý thức được giới,
tức là thực hành chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, Phật giáo đã giáo dục
con người lối sống đạo đức. Tu học định, chính là thực hành chính tinh tiến,
chính niệm, chính định, mục tiêu chính là an tâm, ổn định tâm tán loạn, từ đó
3
mới khởi được trí tuệ, diệt trừ vô minh – nguyên nhân của sự khổ. Tu học Tuệ
trong bát chính đạo chính là chính kiến, chính tư duy.
Thiền là tịnh tâm, nuôi dưỡng tâm từ bi hỷ xả, để có cái nhìn sáng suốt về
cuộc sống như nó vẫn đang tồn tại, phá bỏ mọi chấp trước khái niệm mà chúng
ta đặt cho nó. Dạy con người hướng thiện, sống đạo đức chân chính, dạy con
người tĩnh tâm để có những suy nghĩ đúng đắn, nhận thức thực tướng cuộc sống
như nó vốn là thế (chân như), chính là tinh thần của Thiền và là mục đích cao cả
duy nhất của Phật giáo đó là diệt trừ sự đau khổ để được giải thoát. Rõ ràng để
thoát khỏi bể khổ đau Phật giáo không dạy con người cầu tìm một thế lực bên
ngoài giúp đỡ mà Phật giáo dạy cho con người biết hạnh phúc và sự giải thoát đã
có ngay trong chính mỗi con người. Để có cuộc sống an lạc hạnh phúc công việc
của mỗi chúng ta chính là tu tâm tích đức, có cái nhìn thấu suốt về cuộc sống,
con đường đơn giản mà huyền diệu đó chính là Thiền. Xuất phát từ ý nghĩa thực
tiễn to lớn này mà ngày nay trên khắp các châu lục ở mọi hoàn cảnh xã hội khác
nhau, Thiền được mọi người thực hành rất phổ biến. Thiền không chỉ còn là một
tông phái mang tính tôn giáo, mà đã trở thành một pháp môn thực tế, thực hành
sâu rộng nhằm đạt được những hiệu quả về tâm lý và sức khoẻ.
Ngay từ đầu công nguyên, Phật giáo đã có mặt tại Việt Nam. Cũng trong
thời gian đó, thiền đã xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, vào khoảng thế kỷ thứ 3 và
được truyền dạy bởi các vị Cao tăng đầu tiên như: Khương Tăng Hội, Chi
Cương Lương. Sau đó, Việt Nam đã tiếp nhận những dòng thiền từ Trung Quốc
như Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Thiền phái Vô Ngôn Thông, Thiền phái
Thảo Đường. Kết tụ những tinh hoa dân tộc, Việt Nam đã khái sáng thiền phái
riêng của mình, đó là Thiền phái Trúc Lâm. Mạng mạch thiền vẫn luôn được

ông cha ta duy trì và phát triển không ngừng. Mà ngày nay nhắc đến thiền Việt
Nam chúng ta không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn của Thiền viện
Thường Chiếu của Hoà thương Thích Thanh Từ, và Thiền viện Làng Mai (Pháp)
của Hoà thượng Thích Nhất Hạnh. Thiền Việt Nam đã có cả một quá trình lịch
4
sử hình thành và phát triển lâu dài, và đã đạt được rất nhiều thành tựu, chính vì
vậy mà chúng tôi đã chọn đề tài “Vài nét về thiền Phật giáo ở Việt Nam và vai
trò của nó trong xã hội hiện đại” để phân tích và giới thiệu.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Phật giáo là một trong ba tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn trên thế giới. Số
tín đồ Phật giáo hiện nay rất đông (theo số liệu thống kê của “Bách khoa toàn
thư Cơ đốc giáo thế giới” năm 1982, toàn thế giới có 295.570.780 tín đồ Phật
giáo) và có mặt khắp nơi trên thế giới. Có vai trò rất lớn điều tiết mọi mẫu thuẫn
ngấm ngầm trong mỗi con người ở xã hội hiện đại bằng những lời dạy, hướng
dẫn con người tu tập tìm lại chính mình, có cuộc sống an lạc thanh tịnh nơi thân
và tâm. Việc nghiên cứu về Phật giáo đã có cả một bề dày lịch sử, một kho tàng
sách về kinh tạng, lý luận, con đường tu tập … đồ sộ.
Các hướng tiếp cận để nghiên cứu Phật giáo ngày nay không chỉ hạn chế
ở các tài liệu cổ Pali – Sanscrit, các bộ kinh cổ điển nữa mà đã có rất nhiều
những cách tiếp cận khác nhau. Các học giả có thể nghiên cứu Phật giáo qua kết
quả của các cuộc khai quật khảo cổ, nghiên cứu trực tiếp các đạo sư, thiền sư nổi
tiếng - những chứng nhân sống về giáo lý và sự tu tập miệt mài về lý tưởng cao
cả của đạo Phật. Chân giá trị vĩnh cửu của Phật giáo đã được khám phá và thể
hiện ở nhiều khía cạnh nhiều lĩnh vực khác nhau và được ứng dụng ngay vào
trong cuộc sống hiện tại ngay tại đây chứ không phải của thế giới nào khác.
Trong dòng chảy nghiên cứu Phật giáo mạnh mẽ và sung sức ấy, nghiên
cứu về Thiền Phật giáo đã trở thành một trào lưu nóng, phát triển rực rỡ. Lý
thuyết của Thiền, tinh thần của Thiền dường như có mặt ở khắp mọi nơi trong
các công trình nghiên cứu về Phật giáo. Không chỉ có những công trình nghiên
cứu trực tiếp về Thiền như những tác phẩm: Thiền Căn Bản do Hoà Thượng

Thích Thanh Từ soạn dịch; Thiền Đạo Tu Tập của tác giả Trương Trùng Cơ do
Như Hạnh dịch, Thiền Sư Việt Nam do Hoà Thượng Thích Thanh Từ biên
soạn… mà tất cả những tài liệu nghiên cứu về Phật giáo nói chung đều đề cập
5
đến Thiền trong đó như những cuốn: Phật Giáo Thế Giới, Lịch Sử Phật Giáo
Trung Quốc, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận… Vì thiền là biểu hiện sinh động và
rõ nét bản chất của Phật giáo. Gần đây bạn đọc Việt Nam còn được tiếp xúc với
rất nhiều tác phẩm của Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh mà trong đó thấm đẫm
tinh thần thiền như: Thả Một Bè Lau, Tuổi Trẻ Lý Tưởng và Hạnh Phúc, Giận…
Hay tập sách Phụng Hoàng Cảnh Sách và tập Phụng Hoàng Sách Tấn của Hoà
Thượng Thích Thanh Từ.
Ý thức rất rõ về tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhằm mục đích bảo
tồn và lưu truyền phát triển mạch thiền của dân tộc, vì thế đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu thiền được công bố. Nếu để phân loại các công trình nghiên
cứu về thiền và tính chất của nó chúng ta có thể phân ra làm 3 loại, đó là:
2.1. Các công trình nghiên cứu của giới học giả nghiên cứu về Phật học.
Trong các công trình luận giải về lịch sử Phật giáo, về đặc điểm Phật giáo, đã có
mục viết về Thiền, ở nhiều góc độ và mục đích khác nhau. Như trong cuốn
“Việt Nam Phật giáo sử luận I-II-III” của tác giả Nguyễn Lang, nhà xuất bản
Văn học, năm 2000, trong Tập I, ở chương III, IV,VI,VII,XII,XIII,XIV tác giả
đã đề cập về Thiền học Việt Nam, các phái Thiền, và các Thiền sư. Ở đây Thiền
được nghiên cứu ở góc độ Lịch sử, được soi chiếu về sự hình thành và phát triển
trong tấm gương lịch sử Phật giáo Việt Nam. Hay các bài viết mà Giáo Sư Minh
Chi đã viết đăng trên các báo Nguyệt San về Phật giáo, đã đề cập đến những lợi
ích của việc hành Thiền, đặc điểm của phương pháp tu thiền… Nói chung,
Thiền được các nhà Phật học nghiên cứu ở góc độ lý luận, với cái nhìn Thiền
trong Thiền tông – một tông phái của Phật giáo. Những công trình này có ý
nghĩa rất lớn trong việc hệ thống lại các giáo lý, lịch sử hình thành và phát triển,
hiện trạng hiện nay của tông phái đó nằm trong nền của sự phát triển Phật giáo
nói chung.

2.2. Bên cạnh các công trình nghiên cứu về Thiền của giới học giả Phật
học, thật thiếu sót khi chúng ta bỏ qua nguồn tài liệu vô cùng quý giá về Thiền
6
của giới Tăng Ni Phật giáo. Thiền xuất hiện rất sớm ở Ấn Độ, khi được truyền
sang Trung Quốc vào thế kỷ thứ VI, ở đây Thiền đã phát triển rực rỡ trở thành
một tông phái (Thiền tông) sau đó được truyền rộng rãi sang Việt Nam (thế kỷ
VII), Nhật Bản (thế kỷ XII). Như vậy nguồn mạch Thiền đã truyền đến Việt
Nam từ rất sớm, và chúng ta không phải không có nguồn tài liệu về Thiền, trái
lại rất phong phú như: Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ
Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ,
Kế Đăng Lục, Tam Tổ Thực Lục, Thiền Uyển Tập Anh, … Tuy vậy, do nạn
giặc ngoại xâm có sách còn sách mất, bị giặc đốt phá hoặc mang về nước, hiện
nay số văn tự cổ viết về Thiền của ta còn không đáng kể, đa số đều đề cập đến
phả hệ của các tông phái Thiền Việt Nam. Và gần đây nhất, năm 2004 nhà xuất
bản Tôn Giáo đã tái bản lần thứ 4 cuốn Thiền Sư Việt Nam, của Hoà Thượng
Thích Thanh Từ. Những tư liệu này đề cập đến các tông phái và các Thiền sư
Việt Nam, phần nhiều mang tính lịch sử. Hiện nay, phong trào trấn hưng mạch
Thiền học ở nước ta đã được dấy lên nhằm bảo tồn mạng mạch Thiền vốn đã có
ở nước ta hơn 10 thế kỷ. Các Thiền sư nổi tiếng trong nền Phật học của nước ta
không ngừng biên soạn viết sách về Thiền. Như cuốn Thiền Căn Bản – Đại Sư
Trí Khải, Hoà Thượng Thích Thanh Từ soạn dịch, Thiền Đạo Tu Tập – Trương
Trùng Cơ, cư sĩ Như Hạnh dịch… Thiền đã có trong tất cả các bài giảng dạy cho
các Thiền sinh của mình tại Thiền viện Trúc Lâm của Hoà Thượng Thích
Thanh Từ đã được đệ tử của Ngài soạn thành tác phẩm Phụng Hoàng Cảnh
Sách và Phụng Hoang Sách Tấn. Hay trong một loạt sách mới xuất bản của
Thiền sư Thích Nhất Hạnh như Giận, Thả Một Bè Lau, Cho Đất Nước Đi
Lên, Tuổi Trẻ Lý Tưởng và Hạnh Phúc… đều phảng phất có tinh thần Thiền
trong đó. Các công trình nghiên cứu về Thiền không chỉ giới hạn trong nguồn tài
liệu sách vở mà còn được công bố rộng rãi trên các trang website bằng rất nhiều
thứ tiếng như: buddhismtoday.com; thuvienhoasen.com; phattuvietnam.net;

lieuquanhue.vn; quangduc.com; vanhoaphatgiao.com;
7
thientongvietnam.huongsen.com … Tất cả các công trình này phần nhiều đề cập
đến Thiền ở góc độ tôn giáo, Thiền mà họ đề cập đến là một thứ thiền cao siêu
tu tập dẫn đến giác ngộ thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Đối tượng mà họ nhằm
đến là giới tu sĩ Phật giáo, vì thế đại đa số dân chúng khi tiếp cận rất dễ bị nản
lòng. Hoặc một số bài viết luận về Thiền, về đặc điểm, bản chất của Thiền lại
không khái quát được toàn bộ về lý thuyết Thiền cho người mới lần đầu tiếp cận
với Thiền, đọc bài viết ngắn đó của họ sẽ tiếp nhận lĩnh hội được ý tứ của người
viết.
2.3. Ngoài dòng tài liệu nghiên cứu về Thiền một cách đầy đủ từ lịch sử
hình thành, truyền thừa cho đến các nguyên tắc lý luận sâu xa của Thiền, còn có
các tác phẩm nghiên cứu về Thiền theo hướng cắt lớp, luận về một vài đặc điểm
nổi bật đặc trưng của Thiền. Vì Thiền có mặt trong mọi lĩnh vực đời sống văn
hoá, nghệ thuật, ngay cả uống trà, múa gươm cũng có thể thành đạo, nên ta gọi
là “trà đạo”, “kiếm đạo”. Bàn về lĩnh vực nghệ thuật Thiền có tác phẩm Thiền
Thoại Thiền Hoạ (dịch: Tranh minh hoạ giai thoại thiền) của Hoà thượng Tinh
Vân, Thích Tuệ Thông soạn dịch, Hay tác phẩm Chứng Đạo Ca của Thiền sư
Huyền Giác, do Thiền sư Vĩnh Thạnh giải thích…
Tóm lại, chúng ta có thể thấy việc nghiên cứu về Thiền nói chung và thiền
ở Việt Nam nói riêng đã có cả một bề dầy lịch sử và khối lượng đồ sộ các công
trình nghiên cứu đã được công bố. Chính vì thế, đã rất khó khăn cho chúng tôi
khi triển khai nghiên cứu đề tài của mình. Khó khăn về việc lựa chọn nguồn tài
liệu, khó khăn vì có thể bài viết của mình có sự trùng lặp với các tác phẩm
nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên mọi khó khăn đã được tháo gỡ. Như chúng ta
thấy các tác phẩm nghiên cứu trên đều đã rất hoàn chỉnh và công phu, luận về
tận sâu gốc rễ của Thiền trên cả trục dài lịch sử và mặt cắt ngang của từng thời
đại Thiền. Các công trình này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất to lớn. Song
không phải ai cũng có thể lĩnh hội được những triết lý cao siêu đã được nêu
trong các công trình ấy.

8
Vì thế với phạm vi luận văn của mình, chúng tôi mong mỏi nêu lên được
giá trị thực tiễn và khoa học của Thiền và truyền thống thiền học của cha ông ta
mà ngày nay chúng ta cần phải bảo tồn và phát huy triệt để những tinh hoa của
nó. Chúng tôi hy vọng với luận văn này có thể phần nào góp sức mình giới thiệu
Thiền với đại đa số người dân, giúp trải rộng mạng mạch Thiền đến từng người,
từng gia đình, để động viên họ thực tập Thiền, có một cuộc sống tu tập an lành
và hạnh phúc.
3. Giới hạn nghiên cứu đề tài
Với đề tài của luận văn, chúng tôi mong muốn sẽ đem lại sự hiểu biết tổng
quan bước đầu đối với những người chưa từng được tiếp xúc với Thiền, gieo
vào dòng suy nghĩ bất tận của các bạn một tâm Thiền rất đời sống chứ không
phải tâm Thiền triết học cao siêu khó tiếp cận, cũng không phải là phương pháp
Thiền giác ngộ để thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Luận văn chỉ đề cập về
Thiền ở góc độ dễ hiểu với mục đích giới thiệu những lợi ích của Thiền để
người đọc có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Trên thế giới, suốt tiến trình lịch sử dài lâu đã hình thành rất nhiều hình
thức hành thiền khác nhau. Có những hình thức thiền xuất phát từ tôn giáo, có
những hình thức hành thiền không gắn với một tôn giáo nào. Thiền định có
nhiều loại, nhiều thứ. Có thứ chính, thứ tà, có thứ sâu, thứ cạn, có thứ thiền của
đạo Tiên, đạo Bà la môn, các lối thôi miên, có thứ thiền của phàm phu, có thứ
thiền của Tiểu thừa, có thứ thiền của Ðại thừa… Thiền mà chúng tôi bàn luận ở
đây là Thiền Phật giáo. Thiền Phật giáo này là di sản văn hoá tinh thần rất quý
báu mà cha ông ta đã để lại đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau gìn giữ, phát huy và
giữ liền mạng mạch để không bị ngắt quãng.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để việc nghiên cứu đề tài được thành công, chúng tôi đã sử dụng cùng
một lúc rất nhiều phương pháp khác nhau.
9
Về đề tài Thiền, đây không phải là lần đầu tiên được nghiên cứu, vì thế đã

có rất nhiều tư liệu bài viết về Thiền ở nhiều góc độ khác nhau. Để làm được đề
tài này, thao tác đầu tiên là chúng tôi phải trình bày giải thích về khái niệm
Thiền. Trên các cứ liệu mà chúng tôi thu thập được từ nhiều nguồn tài liệu khác
nhau, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích để trình bày một cách gần
gũi dễ hiểu nhất về các khái niệm cũng như bản chất của Thiền và các mục đề có
trong luận văn.
Cũng từ khối tư liệu khổng lồ mà nhân loại đã nghiên cứu về đề tài Thiền
ở nhiều góc độ sắc thái với những mục đích chính trị, tôn giáo, xã hội khác
nhau, chúng tôi phải sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra các vấn đề, các
luận điểm nhằm làm rõ vấn đề trong luận văn của chúng tôi. Đây cũng là một
thao tác rất khó đối với chúng tôi vì nguồn tài liệu viết về Thiền rất nhiều, và vì
mục đích rất khác nhau nên đôi khi có những nhận định trái ngược nhau. Mặc dù
vậy chúng tôi vẫn bám sát những nguyên tắc của phương pháp tổng hợp để đưa
ra những khái quát mang tính đúng đắn và phù hợp với các mục tiêu trong đề tài
mà chúng tôi đề cập đến về Thiền.
Sử dụng nguồn tài liệu sẵn có từ cổ tới kim về Thiền, chúng tôi không thể
không sử dụng phương pháp phân tích lịch sử. Đây là phương pháp hết sức quan
trọng để chứng minh cho bạn đọc về tính logic, trình tự nhằm giải thích nguyên
nhân của các hiện tượng liên quan đến đề tài. Tất cả các hiện tượng và vấn đề
mà chúng tôi nêu ra trong luận văn đều được phân tích và đánh giá kỹ lưỡng
thông qua tiến trình hình thành và phát triển của vấn đề xuyên suốt dòng lịch sử.
Như vậy mọi vấn đề được nêu ra trong luận văn mới được giải quyết một cách
thấu đáo.
Phương pháp so sánh cũng đã giúp ích chúng tôi rất nhiều trong quá trình
nêu ra những điểm giống và khác nhau về hình thức cũng như bản chất của mỗi
phái thiền khác nhau cũng như các hình thức tu tập Thiền khác nhau. Nhờ
phương pháp này mà chúng tôi có thể giúp người đọc có thể lựa chọn phương
10
pháp tu tập Thiền nào phù hợp nhất đối với mình khi phải đối diện với nhiều sự
lựa chọn khác nhau. So sánh cũng là một phương pháp mà chúng tôi sử dụng để

bản chất thực tướng của mỗi vẫn đề được lộ ra rõ nhất.
Cuối cùng trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã phải thu thập và
tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin và thống kê khác nhau. Chính vì thế
chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê để các thông số mà chúng tôi sử
dụng được chính xác, phục vụ tốt cho luận văn.
Như vậy, thực hiện luận văn này chúng tôi đã sử dụng rất nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau như: phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh và thống
kê. Tuy việc sử dụng mỗi phương pháp này có khác nhau, nhưng tất cả các
phương pháp đều hỗ trợ nhau nhằm giúp phân tích rồi tổng hợp so sánh để đưa
ra những luận điểm nhằm giải quyết, làm sáng tỏ đề tài.
11
CHƯƠNG 1. PHẬT GIÁO VÀ THIỀN
1. Phật giáo
Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới, do Tất- Đạt- Đa Cồ-
Đàm (Siddharttha Gautama) sáng lập vào khoảng giữa sau thế kỉ thứ 6 TCN - có
tài liệu cho đó là vào năm 544 TCN. Sau khi tỉnh thức, giác ngộ được Pháp,
nguyên lí của vạn vật ngài lấy danh hiệu là Phật-đà (buddha) nghĩa là người
tỉnh thức hay người hiểu biết mà chúng ta vẫn thường gọi là Thích Ca Mâu Ni
Phật.
Trước khi đi vào nội dung của Phật giáo, chúng ta tìm hiểu sơ bộ về bối
cảnh lịch sử xã hội Ấn Độ trước khi Phật giáo ra đời
Về địa lý, phía Bắc của Ấn Độ là dãy Himalaya cao lớn và dài tạo nên
một hàng rào cô lập các vùng bình nguyên của xứ này với các vùng còn lại. Để
liên lạc với bên ngoài thì chỉ có con đường núi xuyên qua Afghanistan. Nền văn
hóa chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ Đà (Veda).
Văn hoá Vệ Đà nghiêng về thờ phụng nhiều thần thánh cũng như có các
quan điểm thần bí về vũ trụ. Đạo này còn cho rằng tồn tại một bản chất của vạn
vật, đó là Brahman (hay Phạm Thiên). Những sự phát triển về sau đã biến Vệ Đà
thành một tôn giáo (đạo Bà La Môn), phân hoá xã hội thành bốn đẳng cấp gồm:
(1) đẳng cấp tế tư (Bàlamôn) là người chỉ đạo đời sống tinh thần, có đặc quyền

chính trị và xã hội, tầng lớp này được tôn là “Thần của nhân dân”; (2) đẳng cấp
Sátđếlợi (Sattria) tức võ sĩ, quý tộc, người chấp hành quyền lực thế tục, được coi
là người bảo hộ của nhân dân; (3) đẳng cấp Phệxá (Vaisia) bao gồm nông dân,
thợ thủ công và thương nhân, là những người sản xuất và lưu thông của xã hội,
nhưng phải gánh vác nghĩa vụ nộp thuế; (4) đẳng cấp Thủđàla (Suđra) là nô lệ
và phải phục vụ cho ba đẳng cấp trên. Như vậy đẳng cấp Bà La Môn (tầng lớp
tăng lữ) là giai cấp thống trị. Sự phân hoá này ngày càng sâu sắc. Việc giai cấp
tăng lữ được đề cao và được hưởng mọi ưu đãi bổng lộc trong xã hội đã tạo điều
12
kiện cho việc phân hoá thành phần này ra rất nhiều hướng triết lý hay hành đạo
khác nhau và đôi khi chống chọi phản bác nhau.
Trong thời gian Đức Phật ra đời, tôn giáo Veda cổ đã trở nên cứng nhắc
và khuôn phép. Các nghi lễ cúng tế vấy máu đã dành chỗ của sự phát triển đạo
đức và tinh thần. Trước tình thế này, những người đi tìm đạo, những triết gia
độc lập và những nhà cải cách tôn giáo, tất cả đều có chung một xu hướng tìm
đến sự cải tổ. Đây là thời kỳ phát triển rầm rộ của phong trào triết học tôn giáo ở
Ấn Độ và trên toàn thế giới. Trong thời gian trước khi Thích Ca thành đạo, đã có
rất nhiều trường phái tu luyện. Các xu hướng triết lý cũng phân hoá mạnh như là
các xu hướng khoái lạc, ngẫu nhiên, duy vật, hoài nghi mọi thứ, huyền bí ma
thuật, tu khổ hạnh, tu đức hạnh, tụng kinh...
Chính sự phức tạp của xã hội, các tư tưởng khá phong phú về nhân sinh
quan, vũ trụ quan, và sự xuất hiện của các phương thức tu tập đa dạng đã là một
môi trường giúp cho Thích Ca từ đó tìm ra con đường riêng cho đạo Phật về sau.
Sau sáu năm tu khổ hạnh trải qua nhiều thử thách khác nhau, Đức Phật đã quyết
định chọn con đường trung đạo - giữa hai con đường cực đoan là: lợi dưỡng (sự
buông thả quá mức) và khổ hạnh (sự hành xác quá độ) để đi đến sự giác ngộ.
Ngài đã đến vườn Bodh Gaya nằm ở lưu vực sông Hằng và ngồi dưới cội Bồ Đề
- “cây giác ngộ” tham thiền về ý nghĩa sự giác ngộ của mình, liên tục 49 ngày
đêm và vào đêm trăng tròn của Tháng 5 Ngài đã thoát khỏi vòng sinh tử bất tận
và trở thành Phật.

Nội dung giáo lí cơ bản của Phật giáo
Phật giáo căn cứ trên kinh nghiệm bản thân. Vì thế mà Phật giáo không
phải là một lý thuyết chỉ dựa trên suy niệm và luận lý suông.
Tứ diệu đế, là giáo pháp trung tâm của Phật giáo, và cũng là điều mà Phật
đã chứng ngộ lúc đạt đạo. Bốn chân lí này chính là câu trả lời cho câu hỏi của
thời đại, đó là: Tại sao con người cứ bị trói buộc trong vòng sinh tử luân hồi và
liệu con người có cơ hội thoát khỏi nó hay không.
13
Tứ diệu đế gồm
* Khổ đế chân lí về sự Khổ: Chân lí thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều
mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Chúng ta có thể cảm nhận sự khổ
(dukkha) chính từ nguyên nghĩa của từ này. “Du” là khó, “kha” là chịu đựng.
Như vậy nguyên nghĩa của từ Dukkha mà chúng ta dịch là “khổ” là cái gì làm
cho ta khó chịu đựng, và ta có thể diễn giải theo ba hình thức sau:
Hình thức là sự đau khổ bình thường, nó tác động đến con người khi cơ
thể bị đau đớn hay sự đau đớn về tinh thần. Đó là những hoàn cảnh đau khổ khi
ta buộc phải đối mặt do bởi sinh, lão bệnh, tử, xa lìa điều mình ưa thích, sự xa
cách những người mà mình yêu thương, không đạt sở nguyện, đều là khổ. Sâu
xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm, Ngũ uẩn cũng là các điều kiện tạo nên
cái ta, đều là khổ.
Hình thức khổ thứ hai là tính không bền vững vô thường của vạn vật, khổ
đó là sự bất mãn phát sinh từ tính thay đổi. Dường như mọi người đều cho rằng
cái chết là sự diệt khổ, nhưng theo triết lý nhà Phật, sự chết chỉ là một phần của
chu kỳ sinh tử luân hồi bất tận, con người sẽ phải chịu sự đau khổ mãi mãi khi
họ nằm trong vòng luân hồi từ kiếp này đến kiếp khác.
Hình thức khổ thứ ba là mối liên kết cố hữu của những việc làm và những
hành động vượt quá cảm nhận và sức tưởng tượng của con người. Theo ý nghĩa
này Khổ đế không chỉ áp dụng cho con người mà là áp dụng cho toàn thể vạn
vật và những chúng sinh không tưởng: chư thiên, thú vật hoặc ma quỷ tất cả đều
không thể tránh được.

* Tập đế chân lí về sự phát sinh của khổ: Nguyên nhân của khổ là sự ham
muốn, tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại
diệt. Câu 216 trong Kinh Pháp Cú có ghi: “Do ái dục sinh phiền não. Do ái dục
sinh sợ sệt. Người đã hoàn toàn chấm dứt ái dục không còn phiền não, lại càng ít
sợ sệt”.
14
Sự tham ái, lòng tham ấy là một phần của vòng xoay được mô tả là Thập
Nhị Nhân Duyên: Nó phát sinh từ thọ, lần lượt phát sinh từ xúc, từ lục căn, từ
danh và sắc, từ thức, từ ý thành, từ vô minh, từ khổ, từ sanh rồi phát sinh từ hữu,
thủ và từ ái cứ như vậy xoay vòng liên tục trở lại. Các loại ham muốn này là gốc
của Luân hồi.
* Diệt đế chân lí về diệt khổ: Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì
sự khổ cũng được tận diệt. Đế này khảng định có một sự chấm dứt cái khổ dẫn
đến sự giải thoát cuối cùng đó là dập tắt nguyên nhân dẫn đến cái khổ đã nêu ở
Tập đế.
* Đạo đế chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đạt sự
diệt khổ chúng ta có con đường duy nhất, đó là con đường diệt khổ tám nhánh
hay Bát chính đạo. Khổ được giải thích là xuất phát từ ái và vô minh và một khi
dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử. Cơ chế
làm cho chúng sinh còn vướng mãi trong vòng sinh tử được đạo Phật giải thích
bằng thuyết Duyên khởi. Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc
chứng ngộ Niết-bàn. Con đường dẫn đến Niết-bàn không có con đường nào khác
chính là con đường Bát chính đạo.
Bát chính đạo bao gồm:
* Chính kiến: là hiểu biết đúng đắn và tường tận về Tứ diệu đế và giáo lí vô
ngã. Nói cách khác Chính kiến là thấu triệt tường tận thực tướng của bản thân
minh.
* Chính tư duy: Do hiểu biết chân chính (Chính kiến) từ đó ta có những tư
tưởng đúng đắn, chân chính. Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về
ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm.

* Chính ngữ: Chính tư duy dẫn đến chính ngữ, tức là: Không nói dối hay
không nói phù phiếm gây phiền giận cho người khác.
* Chính nghiệp: tức là hành động chân chính, tránh phạm giới luật
15
* Chính mệnh: Tức là sinh sống chân chính: Không sát sinh, tránh các nghề
nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí,
buôn thuốc phiện.
* Chính tinh tiến: Là cố gắng chân chính: phát triển nghiệp tốt, diệt trừ
nghiệp xấu.
* Chính niệm: Liên tục quán tưởng đến 3 phương diện Thân, Khẩu, Ý;
* Chính định: Chính tinh tiến và Chính niệm dẫn đến Chính định, tức là tập
trung tâm ý vào một điểm. Chính định là điều tối cần nhờ đó tâm quán sát có thể
nhận chân thực tướng của vạn vật.
Con đường tám nhánh này bao gồm ba loại, gọi là Tam học, tức là tu học
Giới, Định và Tuệ. Trong Phật giáo Giới (Sila) - Định (samadhi) - Tuệ (pananã)
là chính yếu để thành tựu mục tiêu - cảnh giới Niết Bàn. Trong đó Giới giúp cho
Định (Thiền định), Định giúp cho Tuệ phát triển.
Giới được mô tả trong 8 chính đạo là: Chính ngữ, chính nghiệp, chính
mệnh. Nó liên quan đến những mệnh lệnh đạo đức: không nói dối, sát sinh.
Trong tu tập của Phật giáo giới do bởi sự bố thí, đây là hành động đạo đức cơ
bản. Có ngũ giới hoặc 10 giới luật của người tu hành và cư sĩ tại gia.
Định liên quan tới: Chính tinh tiến, chính niệm, chính định. Định không
phải là sự rèn luyện về đạo đức mà là sự rèn luyện về cái tâm. Chính tinh tiến -
hướng tới và tạo nên những trạng thái tâm thiện, ngăn chặn những trạng thái tâm
bất thiện. Chính niệm – phát huy sự tỉnh giác về cảm xúc, những hoạt động của
thân và tâm.
Tuệ liên quan đến: Chính kiến, chính tư duy. Để đạt được tuệ chúng ta
phải nhập trực tiếp vào bản chất của vạn vật, như là sự giải thoát trong đạo Phật.
Chính kiến là sự hiểu biết về tứ diệu đế, chính tư duy là lòng từ bi hỷ xả khiến
cho tâm thoát khỏi tham dục, hận thù và tàn ác. Việc thực hành thiền quán hoặc

thiền minh sát chúng ta có thể đạt được Tuệ.
16
Không thấu hiểu Tứ diệu đế được gọi là Vô minh, tức là không nhận thức
được thực tướng của vạn pháp, không thấu đáo được chân tướng của chính
mình. Phật xác nhận ba đặc tướng của cuộc đời là vô thường, vô ngã và vì vậy
mà con người phải chịu khổ. Nhận thức ba dấu ấn đặc trưng của sự vật đồng
nghĩa với việc bước đầu đi vào đạo Phật.
Sự phát triển của Phật giáo được hướng dẫn qua 12 phần giáo, hay
Tam Tạng kinh điển.
Giáo pháp đạo Phật được tập hợp trong Tam tạng bao gồm:
* Luật tạng chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già cũng như các giới luật
của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau
khi Phật nhập Niết-bàn.
* Kinh tạng bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử.
Kinh tạng tiêu biểu văn hệ Pali được chia làm năm bộ: Trường bộ kinh; Trung
bộ kinh; Tương ưng bộ kinh, Tăng chi bộ kinh và Tiểu bộ kinh (chia làm 15
tập)
(1)
.
* Luận tạng cũng được gọi là A-tì-đạt-ma—chứa đựng các quan niệm đạo
Phật về triết học và tâm lí học. Luận tạng được hình thành tương đối trễ, có lẽ là
sau khi các trường phái đạo Phật tách nhau mà vì vậy, nó không còn giữ tính
chất thống nhất, mặc dù sự khác biệt giữa các trường phái không đáng kể.
Những tư tưởng cơ bản của Phật-đà đều được nhắc lại trong các kinh sách,
nhưng có khi chúng được luận giải nhiều cách khác nhau và vì vậy ngày nay có
nhiều trường phái khác nhau, hình thành một hệ thống triết lí hết sức phức tạp.
2. Thiền là gì
“Thiền” là thuật ngữ Hán Việt được phiên âm từ chữ Dhyàna, trong tiếng
Phạn từ Dhyàna là danh từ phái sinh từ gốc động từ √dhyā (hoặc √dhyai).
Nguyên nghĩa của từ này là sự tư duy, tập trung lắng đọng, “suy nghĩ” hoặc

(1)
Narada Thera, Phạm Kim Khánh dịch, Đức Phật và Phật pháp, chương 15, trang 239, Nxb TP.Hồ Chí Minh,
1999.
17
“chiêm nghiệm”, chủ trương tập trung trí tuệ để suy nghĩ. Theo cách phát âm
của chữ Trung Hoa là “Ch’an Na” mà ta đọc là “Thiền Na”, còn có các cách
phiên âm Hán Việt khác như “Đà diễn na” hay “trì a na” dịch nghĩa là “Tịnh
Lự” (Tịnh = Định; Lự = Tuệ nghĩa là đình chỉ các tư tưởng khác, chỉ chuyên chú
suy nghĩ vào một cảnh), hay nói một cách khác là “Chiêm nghiệm trong tĩnh
lặng” – tĩnh tâm. (Tong Từ điển Phật học Hán Việt của Phân Viện nghiên cứu
Phật học soạn đã giải thích rất chi tiết về nghĩa của từ “thiền” và có phân loại
thiền một cách đầy đủ, trang 1271).
Từ các nguyên nghĩa của Thiền nói trên, ngay trong ngôn từ đã thể hiện
Thiền là chủ trương tập trung trí tuệ để suy nghĩ, suy nghiệm (thiền) nhằm tìm
chân lý. Đối tượng của Thiền chính là tâm của mình. Phương cách tu học được
nhấn mạnh là việc tự nỗ lực để phá bỏ các định kiến chấp trước, các kinh
nghiệm hay lề lối suy diễn cũ của bản thân để trực tiếp chứng nghiệm chân lý.
Thiền của đạo Phật trọng tâm phát huy trí tuệ, phá si mê chấp ngã chấp pháp, để
giải thoát sinh tử luân hồi đau khổ. Sự tĩnh lặng về tâm thức chính là Thiền, sự
chuyên nhất, làm bất cứ gì mà mình chú tâm đó cũng là Thiền. Thiền là một
trạng thái tập trung tinh thần hoàn toàn. Khi ta ăn, ta chủ tâm đến từng miếng
thức ăn và từng cử động nhai của răng và hàm. Khi ta đi ta chuyên chú và cảm
nhận rõ rệt từng nhịp bước lên và tiếp đất của bàn chân, sự chú tâm và ý thức
được sự tồn tại đúng theo bản chất tự nhiên của tất cả cơ thể của ta trong mọi
hoạt động đó cũng chính là Thiền. Điều quan trọng của Thiền là chính tại đây và
bây giờ, mọi nỗ lực mà ta nhắc đến là bỏ qua phá tan mọi khái niệm, mọi hình
dung về thế giới để được nhận biết thế giới như nó là nó vậy. Để lý giải cho luận
điểm này tôi xin đưa ra một giai thoại Thiền làm ví dụ:
Một vị tăng hỏi: “Thế nào là ý của Tổ Đạt Ma từ Tây Trúc qua đây?” (ý
của câu hỏi này là: chân lý là gì). Thiền Sư đáp: “Cây trắc bá ngoài sân”. Cũng

câu hỏi đó một Thiền Sư khác trả lời: “Các khứa của tấm ván mọc lông”. Hiện
18
tượng này cũng thể hiện cái “phong cách Thiền”, nó gồm cái ngôn ngữ bí ẩn,
những thái độ kỳ quặc và những phương pháp lạ lùng mà các Thiền Sư áp dụng
trong giáo lý và pháp tu tập của họ. Quay trở lại ví dụ trên, các câu trả lời khác
nhau đều hàm ý biến tại tính của thực tại, vì chân lý ở mọi nơi và thâm nhập tất
cả: Cây trắc bá, tấm ván mọc lông, cơn gió thổi hay cả con chó hú…tất cả đều
sống động trong cái “bây giờ và ở đây” hiện diện trước mắt ta. Thực ý của việc
Tổ Đạt Ma sang Tây Trúc chính là để giải minh cái chân lý này. Những câu trả
lời của Thiền Sư về tấm ván mọc lông hay cây trắc bá ngoài sân là để đưa đệ tử
của mình ra khỏi con đường suy tưởng quen thói và tuần tự trong đó có những
chấp trước, các khái niệm được áp đặt cho một sự việc hiện tượng nào đó trong
người đệ tử, đưa đệ tử trực tiếp đến với cảnh giới thực tại như nó là nó trước mắt
chúng ta trong lúc này. Thiền Sư không có ý trả lời câu hỏi của đệ tử, mà ông
chỉ bày tỏ một cách giản dị và trực tiếp những gì ông thấy và cảm nhận được
ngay trong phút giây mà đệ tử hỏi mình. Toàn thể bí mật của Thiền nằm trọn
trong cái “cảm giác bình dị” tầm thường, ở trạng thái ban sơ, chân thật, và tự
nhiên của nó. Bình dị nhưng huyền diệu, cái cảm giác này là nguyên lý căn bản
của Thiền vì nó lập tức, nên không có giả tạo, suy tưởng đắn đo,hay ý niệm nhị
nguyên nào có thể khởi lên từ nó. Trong ví dụ trên những cảm nhận lập tức, ban
sơ và chân thật trong khoảnh khắc đệ tử hỏi Thiền Sư chính là cây trắc bá ngoài
sân hay tấm ván mọc lông.
Hiện nay, chữ 'Thiền' được sử dụng rất nhiều để diễn tả nhiều cách thực
tập như chúng tôi đã đề cập ở mục 3. Giới hạn nghiên cứu đề tài ở Phần Mở
Đầu.
Trong Phật giáo, chữ Thiền được dùng để chỉ định hai cách thực tập, đó
là: “Thiền định” (samadha) và “Thiền Minh Sát” (Vipassana)
(1)
.
(1)

Thiền là gì, Mỹ Thanh dịch, Venerable Ajahn
Sumedho
19
Thiền định (Samadha) là cách tập trung ý tưởng vào một vật và không để
bị chi phối bởi gì khác. Ta chọn một đối tượng như hơi thở chẳng hạn, và chú
tâm theo dõi hơi thở ra vào. Trong cách thực hành này sau một thời gian luyện
tập, tâm trí của bạn sẽ được an lành, yên tịnh, vì những ý tưởng lăng xăng lộn
xộn đến từ những cảm thọ đã bị cắt đứt. Bạn có thể chọn những đề mục, đối
tượng khác nhau để tập trung sự chú tâm cho đến khi mà bạn cảm thấy mình và
đề mục chú tâm trở nên Một. Sau một thời gian tập luyện đến mức độ này thì
gọi là “sự hòa nhập”.
Thiền định có bốn đặc tính căn bản sau:
1. Trong Thiền định, hành giả chìm trong sự tập trung hoàn toàn vào đối
tượng. Đây là trạng thái mà chúng ta gọi là “sự hoà nhập”, hành giả và đề mục là
Một.
2. Trong Thiền định, hành giả luôn thể nghiệm một cảm giác an lạc mạnh
mẽ và sâu xa hơn bất cứ cảm giác an lạc nào mà trước đó hành giả được trải qua.
3. Trong Thiền định, hành giả sẽ được làm sáng tỏ và sẽ nhận thức được
chính ý thức của mình.
4. Trong Thiền định, tâm hành giả không còn một niệm tưởng nào khởi
lên nữa, thậm chí ngay cả khái niệm về đối tượng mà hành giả đang tập trung
cũng không còn nữa. Mỗi tư tưởng của chúng ta là một tiến trình toàn vẹn quen
thuộc khởi từ trạng thái sinh, đến trụ và diệt. Điều mà Thiền định nhắm đến là
chế ngự và đưa tâm thức của hành giả vào trạng thái “vô niệm”. Đây là ý thức
ổn định và sáng tỏ chứ không phải ý thức luôn chuyển động của mỗi con người
chúng ta đang diễn ra từng giây từng phút mỗi ngày.
Sự hoà nhập, an lạc, sáng tỏ và “vô niệm” chính là những kinh nghiệm
nền tảng của Thiền định.
Thiền Minh sát (Vipassana) là một phương pháp tu đơn giản, thực tế
mang lại kết quả là tâm an lạc và hướng đến một đời sống lợi lạc và hạnh phúc.

Vipassana có nghĩa là " thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong
20
lúc quan sát"; nó là một tiến trình logic của việc thanh lọc tâm qua phương cách
tự quán chiếu (self- observation). Thực tập Thiền Minh Sát (Vipassana) hoặc
“Thiền quán” bằng cái nhìn thấu đáo thì tư tưởng của chúng ta sẽ được mở rộng.
Chúng ta không cần phải chọn những đề mục đặc biệt để tập chú tâm, hoặc phải
hòa nhập với chúng, mà chỉ cần nhìn, quan sát để hiểu rõ sự vật như nó là. Khi
nào chúng ta thấy rõ sự vật như nó là thì chúng ta sẽ thấy những cảm xúc thật là
vô thường. Mọi thứ chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm; tất cả những
khái niệm trừu tượng... những cảm giác, ký ức hay ý nghĩ… đang trên đà thay
đổi, và tâm tưởng của chúng ta cũng vì thế mà đổi thay... Chúng xuất hiện một
lúc rồi chúng biến mất. Trong Thiền Minh sát, chúng ta giữ ý niệm của sự vô
thường (hoặc thay đổi) như là một cách để quan sát những cảm thọ. Ðây không
phải là một triết lý hay một sự tin tưởng có tính cách Phật học, mà đây là thấy
được Vô thường - thấy mọi vật một cách thấu đáo, với cặp mắt của hiểu biết, để
biết rõ mọi sự vật như chúng là. Ðây không phải là cách phân tách những sự vật
để đánh giá rằng chúng như thế nầy hay thế khác - và khi sự vật không như ta
nghĩ, ta lại tìm cách suy đoán nguyên nhân tại sao. Với sự thực tập về “cái thấy
rốt ráo”, chúng ta không phân tách hay thay đổi sự vật theo ý của mình. Trong
cách thực tập nầy, chúng ta chỉ kiên nhẫn quan sát để thấy những gì xuất hiện sẽ
biến mất, cho dù trên phương diện tinh thần hay vật chất. Khi “căn” và “trần”
duyên với nhau thì ý thức liền xuất hiện. Sau đó là cảm giác thương hoặc ghét
đối với những gì chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm được khởi lên. Tất
cả những tên gọi, những ý tưởng, những chữ và khái niệm, chúng ta đặt ra theo
kinh nghiệm của sự cảm thọ, và tâm chúng ta bị lôi theo sự chỉ bảo của những
cảm thọ này, dẫn đến sự khổ đau, buồn phiền khi không đạt được mục đích mà
tâm bình thường mong muốn, hoặc là vui quá mức khi ta đạt được những gì
mình mong muốn. Vì thế thực hành phép Thiền Minh sát là cho chúng ta biết
được sự vật như chúng là để tâm bình thường không còn bị chi phối bởi cái vô
thường đấy. Đây là cách thực tập để đạt được tâm an lạc, hạnh phúc.

21
3. Mục tiêu của thiền
Thiền là một trong rất nhiều phương pháp tu tập của Phật giáo, để nhằm
được mục tiêu cuối cùng của Phật giáo là Giác ngộ, giải thoát. Trong Thiền cũng
có rất nhiều phương pháp thực hành nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu duy
nhất này của Phật giáo.
Tiếng Pali Phật pháp tức là Dhamma nghĩa là nâng đỡ hay giữ lại (nâng
đỡ người hành động đúng theo qui tắc và giữ cho khỏi rơi vào trạng thái đau
khổ). Dhamma, Giáo pháp, là cái gì thực sự là vậy, là thực tướng, do đó
Dhamma là giáo lý của thực tế, Dhamma là phương tiện để giải thoát ra khỏi
mọi khổ đau. Và Dhamma chính là sự giải thoát. Lời giảng dạy về mục tiêu duy
nhất này của Đức Phật được ghi trong kinh Udana (Tập Khúc Ca Khải Hoàn của
Tiểu Bộ Kinh trong Tạng Kinh) như sau:
“Này hỡi Tỳ khưu, cũng như nước của đại dương hùng dũng chỉ có một vị
là vị mặn của muối. Giáo pháp chỉ có một vị là vị Giải Thoát”.
(1)
Giáo pháp cao thượng không phải là cái gì ở ngoài mà hoàn toàn tuỳ
thuộc nơi ta và chỉ do ta mà chứng ngộ. Phật giáo nhấn mạnh đến khả năng nỗ
lực tự mình giải thoát, mà không chủ trương dựa vào một thế lực siêu nhiên nào
bên ngoài mỗi con người: “Hãy ẩn náu nơi chính ta như một hải đảo, như chỗ
nương tựa”.
Do đó, theo giáo lí nguyên thuỷ thì một hành giả đạt Bồ-đề, Giác ngộ khi
ông ta đạt được một cái nhìn vạn vật như chúng có, với một tâm thức thoát khỏi
phiền não và si mê. Trong các loại phiền não thì tham ái và vô minh cũng được
gọi là si là những loại nặng nhất. Tham, sân và si được gọi chung là ba chất độc
(Tam độc), vì chúng gây ảnh hưởng lớn đến tâm thức. Vì phiền não vây phủ tâm
thức nên hành giả gắng sức tiêu diệt chúng, và để tiêu diệt được thì ông ta phải
gắng sức đạt được tri kiến chân chính bằng cách thực hành Bát chính đạo, tu tập
giới – định – tuệ.
(1)

Kinh Udàna, Trang 69.
22
Như vậy, mặc dù có nhiều cách tu tập khác nhau nhưng mục tiêu cuối
cùng của hành giả là đạt được Giác ngộ.
Mục tiêu của Thiền cũng không nằm ngoài Giác ngộ.
Thiền, như các vị Thiền sư nhấn mạnh, là trở về với tự nhiên. Mục đích
thực tiễn của Thiền là giải phóng con người ra khỏi sự ràng buộc của hình danh
sắc tướng, thoát ra khỏi sự cám dỗ của thế gian, làm chủ được tâm, điều phục
được ngũ căn, nhìn thế giới như nó vốn là nó. Với những người này, sự thành
bại, nhục vinh, hơn thua, được mất, khen chê không gây được một ảnh hưởng gì
nơi họ. Như vậy nên Người tu Thiền phải thanh tịnh tâm ý, không để vọng
tưởng quấy rầy, không dấy chứa phiền não, tham, sân, si. Tâm không bẩn nhơ, ý
không vẩn đục, đó là tâm an tịnh rất cần thiết cho hành giả.
Theo quan niệm của Thiền Phật giáo thì vạn hữu đều do tâm sinh khởi
(Vạn pháp duy tâm) cho nên khi nắm được cái tâm thì làm chủ được tất cả; thành
ra phương thức duy nhất, không tìm cầu bên ngoài, không dựa vào tha lực. Bởi
vì Thiền, tự bản tính và ở mức độ cao, không phải là một triết học, mà là kinh
nghiệm trực tiếp mà người ta phải thâm nhập bằng cả con người mình, mục tiêu
đầu tiên của Thiền giả là đạt đến được và sau đó là thể hiện được kinh nghiệm
thiền ấy. Toàn thể bí mật của Thiền nằm trọn trong cái “cảm giác bình dị” tầm
thường, ở trạng thái ban sơ, chân thật, và tự nhiên của nó. Bình dị nhưng huyền
diệu, cái cảm giác này là nguyên lý căn bản của Thiền vì nó lập tức, nên không
có giả tạo, suy tưởng đắn đo, hay ý niệm nhị nguyên nào có thể khởi lên từ nó.
Từ đây ta có thể thấy mục tiêu duy nhất của Thiền là khiến ta có đủ khả
năng để hiểu, thực hiện, và toàn thiện tâm của mình. Tâm là chủ đề và then chốt
của việc nghiên cứu Thiền. Đây chính là con đường đạt Giác ngộ.
Đạo Phật đã tồn tại và có một lịch sử phát triển thăng trầm trong suốt hơn
2500 năm, từ Ấn Độ nó lan toả ra khắp nơi trên thế giới. Các đặc điểm của Phật
giáo vì thế cũng chuyển vận để thích nghi với môi trường mới để phù hợp với
phong tục tập quán của từng con người, từng cộng đồng khác nhau trong xã hội

23
cũng như các nền văn minh riêng biệt mới mà Phật giáo đến. Cốt tuỷ của đạo
Phật không phải là các hình thức cứng nhắc của lễ đạo hay các lời sấm giảng mà
là các phương pháp thực hành đôi khi dị biệt để dẫn dắt hành giả chứng ngộ
được chân lý tối thượng. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có
thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, con người và tập tục ở các thời kỳ
khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả
trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu. Do đó, việc
hình thành các bộ phái khác nhau có phương pháp tu học và cách giải thích khác
nhau về giáo lý cho thích hợp với tình hình của mỗi xã hội mỗi thời điểm là điều
tất yếu.
Như vậy không chỉ Thiền mới đưa hành giả đến được với con đường giác
ngộ, mà cũng có rất nhiều hình thức tu tập khác nhau của Phật giáo, tuy khác
nhau về hình tướng nhưng cùng chung một mục tiêu duy nhất là đạt được Giác
ngộ.
Ở Mật tông, hành giả chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí để
nhanh chóng đạt đến giác ngộ.
Trong Mật tông, việc tu tập không thể tự tiến hành theo sách vở mà phải
có một đạo sư đã giác ngộ gọi là "guru" để chỉ dẫn thực hành. Mật tông có rất
nhiều pháp môn thực hành nổi bật như: Mandala, Mantra, Mudra.
• Mandala: coi các vòng hoa văn (biểu tượng cho sự tương đương giữa bản
thể người và vũ trụ hay hệ thống đại vũ trụ và hệ thống tiểu vũ trụ) là các
hành trình tinh thần và sự quan sát hoàn tất các hành trình này sẽ làm thức
tỉnh các năng lực tinh thần đang bị chôn sâu trong tàng thức của hành giả
để đưa hành giả đến giác ngộ.
• Mantra: Sử dụng các chú (hay thần chú) với những ý nghĩa thâm sâu và
năng lực huyền diệu làm phương tiện tu tập để đạt đến Giác ngộ.
• Mudra: tu tập dựa vào các thủ ấn hay "bắt ấn". Thủ ấn được coi là một
biểu tượng cho Phật hay Bồ Tát. Số lượng thủ ấn là không đếm được vì
24

nó ứng với số lượng Phật hay Bồ Tát. Thủ ấn không chỉ là biểu tượng mà
còn có khả năng phát huy năng lực tinh thần. Tuy nhiên, muốn tiến hành
một thủ ấn thì phải đồng bộ quá trình này với tâm.
Tịnh Độ Tông chủ trương tu dựa trên tha lực (lực từ bên ngoài) của Phật
A Di Đà. Tha lực này rất quan trọng đối với căn cơ con người thời nay (kể cả
thành phần trí thức trong nhân gian) đại đa số giới Phật tử chọn cách tu tập theo
Tịnh độ tông.
Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức
mạnh cứu độ của vị Phật này, là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán
tưởng đến mình. Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là "tín tâm",
thậm chí có người cho là "dễ dãi", vì chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài (tha
lực) là Phật A-di-đà.
Phương pháp tu học có 3 nguyên tắc: Tín, Nguyện và Hành.
• Tín: Phải có niềm tin tuyệt đối rằng Phật Di Đà và Cực Lạc quốc tồn tại.
• Nguyện: Các biểu hiện về tâm, khẩu và ý phải hướng về cõi Tịnh độ và
làm suy giảm các nghiệp khác bằng cách dẹp bỏ các ham muốn về vật
chất, tình cảm, tư tưởng trong đời sống.
• Hành: Tập trung, tích cực và chủ động thân khẩu ý một cách liên tục để
có thể đạt trạng thái định và giải thoát.
Hình thức tu học phổ biến là: Niệm danh hiệu Phật A Di Đà, tập trung
nhìn tượng Phật và quán các tướng tốt của Phật, quán tưởng đến hình ảnh Phật,
hay là tập niệm Phật cho đến khi đạt tới mức vô niệm. Đây là một trong các tông
phái tương đối dễ tu học nên ở Đông và Nam Á có rất nhiều Phật tử trong vùng
theo tông này, nhất là các người lớn tuổi.
Như vậy, để đạt được mục tiêu giác ngộ, hành giả có thể lựa chọn rất
nhiều con đường tu tập khác nhau. Hình thức tu tập khác nhau nhưng bản chất
chỉ có một, đó là hành giả phải tu tập tâm và đạt được định.
25

×