Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận môn triết học MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ TOÁN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.24 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Page 1
I . LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại
phát triển như vũ bão, cũng như những biến động cách mạng lớn lao làm thay đổi
tận gốc rễ bộ mặt của cuộc sống xã hội, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa
học chuyên môn giải quyết đúng đắn và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực
tiễn cấp bách. Sự giải đáp này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nắm vững và
vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo thế giới quan và phương pháp luận triết
học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Do đó việc nghiên cứu những vấn đề về mối
quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên và vấn đề về chức năng phương pháp
luận của triết học đối với các khoa học tự nhiên có ý nghĩa quan trọng.
Mục tiêu của đề tài này nhằm nêu lên mối liên quan giữa triết học và
khoa học tự nhiên thông qua việc nói lên mối liên hệ giữa triết học với toán
học .Trong đó toán học được các nhà kinh điểm chú ý trước hết vì những tư
tưởng về vận động, về các mối liên hệ, được phát triển trong toán học sớm hơn ở
các khoa học tự nhiên thực nghiệm khác. F. Enghen đã đánh giá: “Đại lượng
biến đổi của Đề các đã đánh dấu một bước ngoặt trong toán học. Nhờ đó mà vận
động và biện chứng đã đi vào toán học và phép tính vi phân và tích phân lập tức
trở thành cần thiết.”
Bài thu hoạch này chỉ mang tính thu thập những kết quả nghiên cứu
của những người đi trước với ý tưởng nêu lại một cách khái quát, ngắn gọn về
một vấn đề có ý nghĩa to lớn – mối liên hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên.
Nội dung bài thu hoạch gồm 5 phần:
1. Lời giới thiệu.
2. Mối liên hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên
3. Mối liên hệ qua lại giữa triết học với toán học
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Page 2
4. Kết luận
5. Tài liệu tham khảo
II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN.


Triết học được khoa học tự nhiên cung cấp cho những tài liệu nhận
thức về tự nhiên và mỗi lần có những phát minh vạch thời đại trong lĩnh vực tự
nhiên thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi phải thay đổi hình thức của nó.
F.Engen đã nói: “Cái thúc đẩy các nhà triết học, hoàn toàn không phải
chỉ riêng sức mạnh của tư duy thuần túy như họ tưởng tượng. Trái lại, trong thự
tế, cái thật ra đã thúc đẩy họ tiến lên chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ ngày càng
nhanh chóng và ngày càng mãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp”.
Luận điểm này đã vạch rõ về mặt lý luận, quy luật phát triển tiến lên của triết học
sát cánh với khoa học tự nhiên.
Khoa học tự nhiên về phần mình cũng ra đời và phát triển trên cơ sở sự
phát triển của đời sống vật chất, kinh tế của hội, liên hệ chặt chẽ với triết học và
ngay từ đầu đã được xây dựng trên cơ sở nhận thức luận duy vật. Khoa học tự
nhiên được triết học cung cấp cho phương pháp nghiên cứu chung những phạm
trù, những hình thức tư duy logic mà bất kỳ khoa học tự nhiên nào cũng không
thể thiếu. Với tư cách là thế giới quan, phương pháp luận chung đó, triết học đã
đi trước khoa học tự nhiên trên nhiều lĩnh vực, và bằng những tư tưởng chỉ đạo
đúng đắn, bằng những dự kiến thiên tài, triết học đã không ngừng vạch đường
cho khoa học tự nhiên tiến lên và giúp cho khoa học tự nhiên phương pháp và
công cụ nhận thức để khắc phục những khó khăn, trở ngại vấp phải trên đường đi
của mình.
Như vậy, trong suốt quá trình lịch sử ra đời và phát triển của mình,
triết học duy vật và khoa học tự nhiên luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau,
nương tựa và thúc đẩy lẫn nhau. Logic của sự phát triển bên trong của triết học
duy vật là trùng hợp với logic của sự phát triển bên trong của khoa học tự nhiên.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Page 3
Sự phát triển của khoa học tự nhiên đến một trình độ nhất định sẽ vạch ra phép
biện chứng khách quan của tự nhiên.
III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ TOÁN HỌC
3.1 Vai trò của triết học đối với sự phát triển của toán học.
3.1.1 Tác động của triết học đến sự phát triển của toán học.

Qua tìm hiểu sơ lược về mối quan hệ của triết học và khoa học tự
nhiên, ta thấy sự hình thành, phát triển của triết học không thể tách rời sự hình
thành, phát triển của khoa học cụ thể. Einstein đã nhận xét: “Cái khái quát của
triết học cần phải dựa trên các kết quả khoa học. Tuy nhiên, mỗi khi đã xuất hiện
và được truyền bá rộng rãi, chúng thường ảnh hưởng đến sự phát triển của tư
tưởng khoa học khi chúng chỉ ra rất nhiều phương hướng phát triển có thể có”.
Thật vậy, triết học đã tác động tích cực đến sự phát triển của toán học,
trước hết, nó dẫn đến một số khuynh hướng toán học.Chẳng hạn, những tư tưởng
triết học từ lâu đã khẳng định tính phức tạp trong giới tự nhiên. Điều này dẫn đến
toán học sau này có khuynh hướng đi sâu vào nghiên cứu hệ thống phức tạp đó.
Đặc biệt kể từ giai đoạn toán học hiện đại với tư tưởng về cấu trúc và sự phát
triển của xác suất thống kê, người ta càng thấy rõ những lĩnh vực trong đó không
thể khẳng định “đúng, sai” mà chỉ có thể nói đến một xác suất đúng hay sai nào
đó chẳng hạn như trong cơ học lượng tử, do lưỡng tính “sóng, hạt” nên không thể
khẳng định vị trí của một hạt ở một thời điểm xác định mà chỉ có thể nói đến xác
suất để hạt ở vị trí đó Từ 1965, toán học mờ ra đời chính nhờ các khái niệm
không gian, ánh xạ, hệ nhị phân mà hầu như mọi sự vật đều có những tọa độ diễn
tả ra bằng những dãy 0 và 1. Đó là lĩnh vực toán học chuyên nghiên cứu về các
tập hợp mờ tức là những tập hợp không có ranh giới rõ rệt vì không thể khẳng
định được một phần tử nào đó là thuộc tập hợp hay không mà chỉ có thể nói đến
một xác suất p để phần tử thuộc tập hợp. Điều này được ứng dụng rất nhiều trong
kỹ thuật máy tính điện tử.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Page 4
3.1.2 Triết học là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của toán học
Mỗi khoa học có thế giới quan và phương pháp luận riêng. Toán học
được xem là khoa học nghiên cứu về các quan hệ số lượng, hình dạng và logic
trong thế giới khách quan hay là khoa học nghiên cứu vế cấu trúc số lượng mà
người ta có thể trang bị cho một tập hợp bằng một hệ tiên đề. Triết học là khoa
học về những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã
hội và tư duy.

Sau đây ta sẽ minh họa vai trò thế giới quan và phương pháp luận của
triết học duy vật biện chứng đối với việc nghiên cứu toán học thể hiện ở các
nguyên lý, một số quy luật và cặp phạm trù cơ bản.
3.1.2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giúp cho các nhà toán học thấy rõ
mối liên hệ, tác động qua lại của tất cả các khái niệm, định lý, công thức toán
học. Chúng không tồn tại một cách độc lập mà liên hệ chặt chẽ, thống nhất, bổ
sung cho nhau.
Nhìn ở một khía cạnh nhỏ nào đó, chẳng hạn việc định nghĩa một khái
niệm, chứng minh một định lý đều phải dựa trên các khái niệm, định lý đã có từ
trước; giải một bài tập hình học đôi khi cũng cần phải sử dụng các phép tính của
đại số, các hàm số lượng giác… Toán học càng phát triển, tất cả các chuyên
ngành của toán học càng gắn bó khăng khít, liên thông với nhau đến mức thật
khó phân biệt ranh giới giữa chúng. Ví như, sự xuất hiện ngành tôpô đại số - hình
học, hình học vi phân là sự liên thông của hình học với các ngành giải tích, đại
số…
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi chúng ta phải có một quan
điểm toàn diện khi nghiên cứu toán học. Quan điểm này phải được nhận thức,
vận dụng bất kỳ lúc nào. Khi giải một bài toán hình học, phải nhìn một điểm, một
đường thẳng trong mối liên hệ với các điểm, đường thẳng khác trong sự thống
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Page 5
nhất với cả hình vẽ. Khi xét một bài toán có thể dùng tất cả các phương pháp của
đại số, hình học, lượng giác trong mối liên hệ thống nhất để tìm ra lời giải tổng
hợp…
3.1.2.2 Nguyên lý về sự phát triển.
Nguyên lý về sự phát triển cho chúng ta thấy rằng sự phát triển một lý
thuyết toán học hay cả lĩnh vực toán học nói chung là một tiến trình khách quan,
không phụ thuộc ý muốn cá nhân nào. Đó là quá trình giải quyết những mâu
thuẫn nảy sinh trong bản thân nội bộ toán học và giải quyết những nhu cầu của
thực tiễn.

Nguyên lý về sự phát triển đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm lịch sử
cụ thể trước các vấn đề toán học. Chẳng hạn, nhiều học sinh sau khi được đọc nội
dung và cách chứng minh định lý Pythagore, định lý về tổng ba góc trong của
một tam giác thì thấy quá đơn giản và coi thường nó. Nhưng kì thực, việc phát
minh ra chúng ở cái thời đại của ông quả thật là vĩ đại và đã được áp dụng đến
tận ngày nay.
3.1.2.3. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Thực tiễn cuộc sống là vô cùng đa dạng và đặt ra vô số vấn đề cần giải
quyết mà những kiến thức toán học ở từng thời kỳ chưa cho phép giải quyết ngay
được. Mâu thuẫn giữa lý luận toán học và thực tiễn cuộc sống là động lực thúc
đẩy toán học phát triển để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vô số mẩu chuyện
lịch sử có thể chứng minh điều này. Ví dụ, nhu cầu phân chia lại ruộng đất sau
mỗi trận lũ của sông Nil (Ai Cập) đã thúc đẩy hình học phát triển; nhu cầu so
sánh các tập hợp như tập hợp người lao động với tập hợp các công cụ lao động
đã làm nảy sinh ra phép đếm; nhu cầu nghiên cứu cơ học đã làm nảy sinh ra phép
tính vi phân; nhu cầu nghiên cứu đỏ đen trong canh bạc đã làm nảy sinh bộ môn
xác suất…
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Page 6
3.2 Vai trò của toán học đối với sự phát triển của triết học
3.2.1 Vai trò của các ký hiệu toán học trong nhận thức khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của toán học, chúng ta nhận
thấy rằng, kết cấu logic và sự phát triển của các lý thuyết toán học ngày càng phụ
thuộc vào việc sử dụng các ký hiệu toán học và sự cải tiến các ký hiệu đó. Ngày
nay, chúng ta đã có đầy đủ căn cứ để khẳng định rằng, các ký hiệu toán học
không những chỉ là phương tiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học nói
chung và toán học nói riêng, mà chúng còn có một giá trị nhận thức luận to lớn.
Sở dĩ các ký hiệu toán học có vai trò quan trọng như vậy là do nội dung khách
quan của chúng quy định.
Chúng ta đều biết rằng, nhiều nhà triết học duy tâm thường khẳng định
tư duy của con người không có khả năng đưa ra các chân lý khách quan. Song,

trên thực tế họ lại luôn minh chứng cho nhận thức luận duy tâm của mình bằng
cách sử dụng hệ thống ký hiệu và công thức toán học do các nhà toán học đưa ra.
Giải thích việc sử dụng hệ thống này, các nhà triết học duy tâm cho rằng, đối
tượng của toán học mang tính trừu tượng cao, trong khi quy luật phát triển của
toán học lại rất phức tạp, ngôn ngữ ký hiệu thì ngày càng được sử dụng nhiều
trong toán học, nên các chân lý toán học không có tính khách quan. Từ đó, họ coi
toán học chỉ là một hệ thống ký hiệu đã được lựa chọn từ trước một cách thích
hợp và căn cứ vào đó để minh chứng cho học thuyết của mình. Bác bỏ quan niệm
đó, các nhà triết học duy vật đã dựa vào toàn bộ quá trình phát triển của tri thức
khoa học để chỉ ra sai lầm của chủ nghĩa duy tâm về đối tượng của toán học và
phân tích một cách đúng đắn nội dung, ý nghĩa của các ký hiệu toán học.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, các ký hiệu toán học, trước hết
được sử dụng để ghi lại các khái niệm và các mệnh đề toán học. Chẳng hạn,
trong số học các số tự nhiên, các ký hiệu
1,2,3,
biểu thị đặc điểm về lượng của
nhóm đối tượng chứa một, hai, ba,… đối tượng. Các ký hiệu
>, = , <
biểu diễn
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Page 7
những sự tương quan, chẳng hạn
1< 2
(1 bé hơn 2). Đồng thời, người ta còn sử
dụng đấu hiệu các phép tính số học như:
+, , , :− ×
để biểu thị những mối liên hệ
có thể có giữa các số tự nhiên. Tất cả các ký hiệu nói trên cho phép ta diễn đạt
một cách hoàn toàn chính xác nhiều mệnh đề của số học các số tự nhiên
3.2.2 Vai trò của toán học trong sự hình thành và phát triển thế giới quan
duy vật:

Ở thời kì cổ đại, toán học mới chỉ ở giai đoạn toán học sơ cấp mộc mạc
và cùng với nó là triết học duy vật thô sơ, chất phác. Những kiến thức toán học
mới chỉ là những phát kiến rời rạc, hầu như chưa có hệ thống đang hòa lẫn trong
kho tàng các kiến thức triết học. Đó là hình học của Euclide, là những kiến thức
về đại số (số thực, số phức, cách giải phương trình bậc 3, bậc 4, dùng công cụ
logarit để tính toán gần đúng), về số học (số nguyên tố, ước chung lớn nhất, bội
chung nhỏ nhất, phương trình Diophante), lượng giác. Lúc này triết học và toán
học gắn bó tới mức khó phân biệt ranh giới giữa chúng. Các nhà triết gia cũng
đồng thời là các nhà toán học: Thales, Pythagore, Zenon…Những tư tưởng, quan
niệm toán học đã ảnh hưởng đến thế giới quan triết học của các ông, dù còn
nhiều hạn chế nhưng ít nhiều chứa đựng những quan điểm duy vật biện chứng
khá sâu sắc.
Pythagore (547 – 471 TCN): là nhà toán học nổi tiếng thời cổ đại với
những phát kiến về tổng các góc trong tam giác, quan hệ giữa bình phương các
cạnh trong tam giác vuông, về số vô ước, số bè bạn, số hoàn chỉnh…
Khi nghiên cứu toán học, Pythagore cho rằng con số là khởi nguyên
của thế giới. Đối với ông, mọi cái trên thế giới đều là hiện thân của những con số,
một vật tương ứng với một con số nhất định. Chẳng hạn, điểm hình học được coi
là đơn vị đơn giản nhất tương ứng với số 1, đường thẳng coi như số 2, mặt phẳng
xem như số 3…Thậm chí linh hồn con người cũng đươc tạo thành từ các con số.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Page 8
Chúng đóng vai trò quyết định tính đa dạng của các hiện tượng tự nhiên và đẳng
cấp trong xã hội.
Quan niệm ấy của các ông đã thể hiện lập trường duy tâm khi thần
thánh hóa các con số nhưng nó lại có điểm hợp lí ở chỗ nhấn mạnh vai trò quan
trọng của các con số và nhận thức toán học. Hơn nữa, ông còn có nhiều quan
điểm biện chứng sâu sắc về mối quan hệ giữa số chẵn và số lẻ, số hữu hạn và số
vô hạn, giữa tính thống nhất và tính nhiều vẻ, vân động và đứng yên.
Toán học từ chỗ “toán học kinh nghiệm” tức là mới dừng lại ở đong,
đo trực tiếp hoặc ước lượng bằng kinh nghiệm đã tiến lên trình độ lý luận. Hình

học xuất hiện lý luận về so sánh hình dựa trên sự so sánh một số đoạn thẳng hay
góc nào đó, quy tắc tính diện tích, thể tích một số hình đơn giản. Đại số xuất hiện
các công thức, phương trình để tìm các ẩn số theo các số đã biết. Tuy những lý
luận này mới chỉ han chế ở chỗ phát hiện ra những mối liên hệ có tính quy luật
(được phát biểu bằng các định lí, các công thức) trong những sự vật, hiện tượng
tĩnh tại, riêng lẻ nhưng đây cũng là bước tiến rất lớn từ cái đơn nhất, ngẫu nhiên
lên cái phổ biến, tất nhiên. Toán học đã thông qua cơ học và thiên văn học góp
phần vào cuôc cách mạng của Copecnic thay hệ địa tâm bằng hệ nhật tâm. Sự
phát triển của thế giới quan mới gắn liền với cuộc cách mang mà Copecnic đòi
hỏi phải có một nền toán học mang những tư tưởng mới về chất ra đời .
Cũng ở thời kỳ này, những thành tựu của số học, hình học cũng đã tạo
ra mối liên hệ đầu tiên với những quan niệm của phép biện chứng. Chẳng hạn,
mối quan hệ giữa số thực và số ảo, giữa vô hạn và hữu hạn…
Như vậy là, toán học đã có những đóng góp nhất định vào sự hình
thành và phát triển một số yếu tố biện chứng, tuy chỉ dừng lại ở việc góp phần
hình thành và củng cố thế giới quan duy vật siêu hình máy móc.
Thời kỳ Phục hưng, nhu cầu nghiên cứu các vận động cơ học, vật lý
đẩy toán học sang một giai đoạn mới. Trọng tâm của toán học hướng vào nghiên
cứu sự biến thiên của các hàm số, sự nghiên cứu đạo hàm rồi nguyên hàm, tích
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Page 9
phân cùng với phương pháp toạ độ của Decartes ra đời làm nền tảng cho lý
thuyết các hàm số thực và phức, lý thuyết các phương trình vi phân thực và
phương trình đạo hàm riêng, lý thuyết các chuỗi hình học giải tích, hình học vi
phân cùng với các phép biến đổi hình học. Vận động thực sự tràn vào toán học.
Như F.Enggen đánh giá: “Đại lượng biến đổi của Decartes đã đánh dấu bước
ngoặt trong toán học. Nhờ đó, vận động và biện chứng đã đi vào toán học và
phép tính vi phân và tích phân lập tức trở thành cần thiết.
Toán học cũng đã giáng một đòn mạnh mẽ vào thế giới quan siêu hình
“mà điểm trung tâm là quan niệm về tính bất di bất dịch tuyệt đối của tự nhiên”.
Nó đã tạo cho các nhà khoa học một phương tiện mới trong nhận thức về các

hiện tượng, sự vật. Toán học đã góp phần phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn ở
thế kỷ XVII, quy luật truyền sóng và truyền nhiệt ở thế kỷ XVIII, thuyết tương
đối của Einstein cũng là nhờ sự phát triển từ trước của hình học phi Euclide. Vậy
là, một cách gián tiếp, toán học đã thông qua vật lý học đóng góp vào cuộc cách
mạng thế giới quan thay chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc dựa trên cơ học
Newton bằng chủ nghĩa duy vật biện.
Trong thời kỳ này, sự ra đời của tư tưởng xác suất – thống kê. Đây là
một thành tựu khá quan trọng. Tư tưởng này khẳng định sự tồn tại khách quan
của cái ngẫu nhiên bên cạnh cái tất nhiên và mối quan hệ biện chứng giữa chúng.
Tư tưởng xác suất – thống kê cho ta một quan niệm mới về sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình. Nó vượt hẳn quan điểm coi sự phụ
thuộc, liên hệ giữa các sự vật chỉ là đơn tại chặt chẽ và tính tất nhiên thống trị
tuyệt đối trong giới tự nhiên. Như vậy, các tư tưởng vận động, liên hệ và xác suất
– thống kê đã góp phần hình thành tư duy biện chứng và là cơ sở khoa học để
luận chứng cho thế giới quan duy vật biện chứng.
3.2.3 Toán học thúc đẩy triết học tiến lên.
Trước hết, toán học hiện đại đã làm rõ thêm, sâu sắc thêm về quan
điểm tính thống nhất của thế giới, không chỉ thể hiện ở khía cạnh định tính mà
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Page 10
còn ở khía cạnh định lượng. Ở khía cạnh định tính thì khoa học càng tiến lên, loài
người càng thấy rõ rằng đâu đâu trong vũ trụ thì vật chất cũng được cấu tạo từ
các hạt cơ bản và các hạt này ở đâu cũng tuân theo cùng những quy luật biến đổi,
tương tác như nhau. Ở khía cạnh quan hệ về số lượng thì ngay trước khi loài
người khám phá ra các cấu trúc toán học, các nhà khoa học đã rất chú ý đến hiện
tượng cùng một dạng phương trình đại số hay phương trình vi phân lại diễn tả
được quan hệ số lượng trong những hiện tượng rất đa dạng của thế giới khách
quan. Ví dụ, phương trình dạng
y a x b
= +
diễn tả mối quan hệ giữa hai đại lượng

biến thiên
x

y
khi mà chúng có các số gia tỉ lệ thuận với nhau như thời gian
và đoạn đường đi được, như chi phí bỏ ra mua sắm và số lượng hàng hóa cần
mua.
Đối với mối liên hệ phổ biến, toán học làm rõ tính khách quan và tính
phổ biến của các mối liên hệ ngay trong nội bộ toán học. Toán học càng phát
triển, ranh giới giữa các chuyên ngành toán học cũng khó được xác định rạch ròi.
Chẳng hạn, trong hình học vi phân, trong xác suất thống kê đều sử dụng các cấu
trúc đại số nhóm, vành, trường. Decartes sáng tạo ra hình học giải tích như là một
công cụ nghiên cứu hình học thông qua các phép biến đổi đại số. Hơn nữa, tất cả
các khái niệm, định lý trong toán học đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau,
rời rạc và liên tục, vi phân và tích phân, số âm và số dương, số vô tỉ và số hữu tỉ,
chiều thuận và chiều nghịch của định lý, hữu hạn và vô hạn,… là những khái
niệm luôn song hành, tồn tại khách quan, tác động lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn
biện chứng thống nhất với nhau và xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong toán học.
Tóm lại, qua sự phân tích ở trên ta thấy rằng toán học trong quá trình
phát triển đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển tiến lên của triết học. Đó
là toán học đã cung cấp cho triết học những dữ kiện, dữ liệu giúp cho triết học
xây dựng nên lý luận cho mình; những thành tựu của toán học là minh chứng
hùng hồn cho sự đúng đắn của các học thuyết triết học duy vật tiến bộ, làm
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Page 11
phong phú, sâu sắc thêm những tư tưởng triết học. Có thể nói, toán học góp phần
hình thành, phát triển và củng cố, hoàn thiện chủ nghĩa duy vật biện chứng – cơ
sở phương pháp luận của thế giới quan khoa học.
IV. KẾT LUẬN
Nhìn lại tiến trình lịch sử phát triển của triết học duy vật và khoa học
tự nhiên, chúng ta thấy rằng, hai lĩnh vực tri thức này luôn có mối quan hệ qua lại

mật thiết với nhau. Mối liên hệ giữa triết học nói chung, triết học duy vật biện
chứng nói riêng với khoa học tự nhiên là một tất yếu có tính quy luật và ngày
càng phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn đặt cho mình nhiệm vụ phải
khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên để làm sâu sắc thêm,
phong phú thêm những nguyên lý, những quy luật của mình. Và mỗi bước ngoặt
của khoa học tự nhiên, trước sự đổ vỡ của những nguyên lý cũ và sự ra đời của
những phát minh mới thì đại đa số các nhà khoa học tự nhiên đều đứng về phía
chủ nghĩa duy vật. Khoa học hiện đại ngày càng chứng tỏ mối liên hệ mật thiết
giữa nó với triết học duy vật biện chứng.
Và thông qua việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa triết học và KHTN,
có thể đưa ra mối quan hệ mang tính tổng quát hơn, đó là mối quan hệ giữa triết
học và khoa học cụ thể. Tuy ở các khoa học cụ thể mối quan hệ này có khác nhau
nhưng nhìn chung là có những điểm tương đồng nhất định. Từ việc nghiên cứu
mối quan hệ này, có thể đưa ra những giải pháp cho các vấn đề thực tiễn cuộc
sống.
Tài Liệu Tham Khảo
[1] Slide bài giảng Triết học , TS. Bùi Văn Mưa
[2] Triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên, Tạp chí Khoa học
Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 5(40).2010
[3] Giáo trình Triết học, TS. Bùi Văn Mưa
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Page 12
[4] Tiểu luận mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên , Nguyễn Mạnh
Tường , Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Page 13

×