Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

NHẬN ĐỊNH VỀ CHỦ TRƯƠNG TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.06 KB, 10 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN MÔN HỌC








GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
HVTH: Lê Thành Nguyên
MSHV: CH1301102
Lớp : Cao học Khóa 8





TP HCM, Tháng 08 năm 2014
MÔN: TRIẾT HỌC
NHẬN ĐỊNH VỀ CHỦ TRƯƠNG
TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020



i

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

PHẦN 2: CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG VIỆT NAM 2

2.1.

CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CNTT 3

2.2.

CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CNTT 4

2.3.

CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CNNT VÀ TRUYỀN THÔNG 5

PHẦN 3: KẾT LUẬN 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 8






GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Lê Thành Nguyên

Trang 1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Sau khi Việt Nam bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thông
thương với bên ngoài, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc
trong nhiều lĩnh vực: công nghiệp, thương mại – dịch vụ, y tế, giáo dục, … cũng
như an sinh xã hội. Trong quá trình này, CNTT đóng vai trò quan trọng giúp tăng
hiệu suất công việc, chất lượng dịch vụ, gắn bó mật thiết với đời sống kinh tế của
toàn xã hội.
Đánh giá cao tầm quan trọng của CNTT đối với sự phát triển của đất nước
sau 20 năm đổi mới và phát triển, ngày 06 tháng 10 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ
đã ký ban hành quyết định 246/2005/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt chiến lược phát
triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020”. Trong
đó, khẳng định CNTT và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện
mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”[2] và chỉ rõ mục tiêu cũng như chiến lược phát triển
ngành này.
Nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển CNTT, cụ thể hóa yêu cầu và giải pháp,
ngày 07 tháng 07 năm 2007 Bộ Bưu chính Viễn thông đã ban hành chỉ thị 07/CT-
BBCVT về việc “Định hướng chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt
Nam giai đoạn 2011 – 2020”. Trong chỉ thị này đã chỉ rõ phương châm, mục tiêu cơ
bản và giải pháp tiền đề cho việc phát triển của ngành CNTT tại Việt Nam.
Trong nội dụng bài tiểu luận này, em sẽ đưa nhận định về chiến lược phát
triển CNTT và truyền thông sau năm năm thực hiện.



GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Lê Thành Nguyên

Trang 2

PHẦN 2: CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
VIỆT NAM
Trong những năm đầu hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã xác định những
cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế còn nhiều yếu kém, để khắc phục
nhược điểm này Chính phủ đã xác định “Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, xem phát triển CNTT là một trong những giải
pháp đưa Việt Nam thoát khỏi lạc hậu bắt kịp các nước trong khu vực và thế giới.
Sau 20 năm thực hiện đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những thành tựu vượt
bậc, đặc biệt là ngành CNTT và truyền thông. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng cũng như năng lực phục vụ nền kinh tế. Nhằm thúc đẩy
nền CNTT (CNTT) trong nước phát triển, Chính phủ và các Bộ, Ngành đã có những
chỉ đạo thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế thể hiện trong chính sách phát triển
ngành.
Trong giai đoạn này, nhận thức của toàn xã hội về CNTT đã được nâng lên,
hạ tầng kỹ thuật và truyền thông đã được trang bị và phát triển theo hướng hiện đại,
nguồn nhân lực về CNTT cũng tăng lên. Tuy nhiên, CNTT của Việt Nam tại thời
điểm này vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn
so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII đã ra Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về
việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Để cụ thể hóa nhiệm vụ này và đồng bộ hóa với Chương trình
cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết
định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý
hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005.
Với mục tiêu thúc đẩy CNTT truyền thông phát triển, thể hiện quyết tâm của

toàn nền kinh tế trong phát triển và ứng dụng CNTT truyền thông, ngày 06 tháng 10
năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định 246/2005/QĐ-TTg về
việc “Phê duyệt chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Lê Thành Nguyên

Trang 3

2010 và định hướng 2020” khẳng định quyết tâm thực hiện mục tiêu hiện đại hóa
ngành CNTT và truyền thông trong nước trong đó xác định hai thành phần cơ bản
phải được đầu tư, phát triển trong tiến trình hiện đại hóa đất nước bao gồm hạ tầng
CNTT và nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
2.1. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CNTT
Là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của nền CNTT và truyền
thông nước nhà, Nhà nước ta đã xác định các yêu cầu và mục tiêu phát triển nguồn
nhân lực CNTT cụ thể trong giai đoạn “cất cánh” được thể hiện trong nội dung
quyết định 246/2005/QĐ-TTg:
- Xây dựng và phát triển công dân điện tử [6] xác định phổ cập CNTT và
truyền thông là nội dung chiến lược nhằm thay đổi nhận thức của toàn bộ xã hội
thúc đẩy ứng dụng CNTT rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội.
- Phát triển nguồn nhân lực CNTT và truyền thông [6] xác định đào tạo và
đầu tư vào giáo dục nhằm tạo nguồn lực chất lượng cao có khả năng hòa nhập với
thế giới là một mục tiêu quan trọng, lấy phát triển nguồn nhân lực CNTT và truyền
thông có trình độ và chất lượng cao làm khâu đột phá[4].
Để tạo hành lang pháp lý, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã luật hóa vấn đề đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong nội dụng Luật CNTT
số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2005, quy định về giáo dục đào tạo, nghiên cứu và
ứng dụng CNTT, truyền thông.
Bên cạnh đó, ngày 08/06/2006 Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã ký quyết định 134/2006/QĐ-TTg về việc thành lập trường Đại học
CNTT thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo, nghiên cứu

chuyên sâu trong lĩnh vực CNTT với mục tiêu tạo nguồn lực CNTT chất lượng cao
phục vụ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là CNTT và
truyền thông.
Như vậy, với chủ trương trên Nhà nước ta đã quyết tâm xây dựng nguồn nhân
lực CNTT, truyền thông chất lượng cao phục vụ cho tiến trình phát triển CNTT,
truyền thông trong giai đoạn “cất cánh”.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Lê Thành Nguyên

Trang 4

2.2. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CNTT
Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu trao đổi
thông tin của toàn xã hội. Cơ sở hạ tầng viễn thông và internet Việt nam đi thẳng
vào công nghệ hiện đại, phát triển nhanh, đa dạng hóa, cung cấp cho người sử dụng
các dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật [6]. Hạ tầng Bưu
chính Viễn thông và CNTT đạt các chỉ tiêu về mức độ sử dụng dịch vụ tương đương
với mức bình quân của các nước công nghiệp phát triển, đa dạng các loại hình dịch
vụ, bắt kịp xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông - CNTT - Truyền thông,
hình thành hệ thống mạng tích hợp theo công nghệ thế hệ mới, băng thông rộng,
dung lượng lớn, mọi nơi, mọi lúc với mọi thiết bị truy cập, đáp ứng nhu cầu ứng
dụng CNTT và truyền thông, rút ngắn khoảng cách số, bảo đảm tốt an ninh, quốc
phòng [4].
Chính phủ đã xác định đầu tư phát triển hạ tầng CNTT là điều kiện cốt yếu
trong quá trình phát triển chung, do đó, đã ban hành những chính sách được quy
định trong Luật Công nghệ thông tin về việc đầu tư và thu hút đầu tư cũng như ưu
tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng CNTT.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo khả năng phát triển mãnh mẽ, Chính phủ đã xây
dựng chính sách thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài FDI, ODA.
Từ quyết tâm phát triển nền CNTT nước nhà trở nên mạnh mẽ, Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết định 1104/QĐ-TTg ngày 18/10/2005 về việc đầu tư dự án vệ

tinh VINASAT, vệ tinh VINASAT – 1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào năm
2008. Sau đó 2 vệ tinh VINASAT – 2, VNREDSAT – 1 được đưa lên quỹ đạo thành
công mở ra cho nền CNTT Việt Nam một giai đoạn mới, từ trạng thái bị động sang
chủ động.
Bên cạnh đó, đề án chuyển đổi IPv4 sang IPv6, đang được nghiên cứu và
triển khai nhằm tạo nguồn tài nguyên IP cung cấp dịch vụ mạng, đảm bảo khả năng
hoạt động xuyên suốt của toàn bộ hệ thống, thay thế cho IPv4 đã dần cạn kiệt tài
nguyên.
Như vậy, với sự quan tâm đúng mức trong nghiên cứu và đầu tư CNTT của
Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong hiện
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Lê Thành Nguyên

Trang 5

đại hóa cơ sở hạ tầng mạng làm cơ sở cho sự phát triển của các ứng dụng và dịch vụ
CNTT.
2.3. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CNNT VÀ TRUYỀN THÔNG
Đây là mục tiêu lớn nhất của Chính phủ trong toàn bộ chiến lược phát triển
CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, với các
yêu cầu cụ thể sau:
- CNTT, truyền thông được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, lĩnh vực
trọng điểm của nền kinh tế: xây dựng chính phủ điện tử, giao dịch và thương mại
điện tử.
- Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về CNTT và truyền
thông [6], làm chủ công nghệ mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và
thế giới. Chính phủ đã đưa ra yêu cầu phát triển CNTT:
- Tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân; góp phần xây dựng nhà nước minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ và phục vụ
người dân ngày càng tốt hơn, giao dịch và thương mại điện tử đóng góp vai trò quan
trọng trong nên kinh tế.

- Công nghiệp CNTT và Truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và
khâu quan trọng trong dây chuyền gia công, sản xuất và cung cấp toàn cầu, đảm bảo
tăng trưởng tốc độ cao, công nghệ hiện đại, sản xuất nhiều sản phẩm Việt Nam ngày
càng có hàm lượng sáng tạo cao.
Bên cạnh đó, để đảm bảo các dịch vụ CNTT và truyền thông phát triển bền
vững, cũng như tăng cường năng lực quản lý Nhà nước đối với dịch vụ CNTT, Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Giao dịch điện tử,
Luật Công nghệ cao, Luật sở hữu trí tuệ. Từ đó, đảm bảo tính công bằng giữa các
bên tham gia vào quá trình phát triển CNTT quốc gia.
Từ những hành lang pháp lý trên đã thúc đẩy việc nghiên cứu, triển khai cũng
như chuyển giao công nghệ. Các phân hệ trong hệ thống chính phủ điện tử được
hình thành, các cổng thông tin điện tử đã được xây dựng và triển khai.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Lê Thành Nguyên

Trang 6

Thêm vào đó, ngành công nghệ phần mềm được phát triển mạnh mẽ với số
lượng lớn các công ty sản xuất, gia công phần mềm theo đặt hàng của thế giới tập
trung tại các khu công nghệ cao; dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ truyền thông
đa phương tiện phát triển mạnh mẽ.
Đặt biệt, nhờ chính sách đãi ngộ của Nhà nước các tập đoàn CNTT lớn trên
thế giới đã đầu tư xây dựng phân xưởng tại Việt Nam: Intel, Samsung,… cũng như
sự tin tưởng của các nhà đầu lớn vào Việt Nam trên các diễn đàn song và đa phương
trên thế giới.
Tuy nhiên, với sự bùng nổ dịch vụ CNTT và truyền thông đã gây ra nhiều
khó khăn trong việc quản lý của nhà nước đặt biệt trong gian lận thương mại điện tử
và các vấn đề phát sinh cần được luật hóa nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Lê Thành Nguyên

Trang 7


PHẦN 3: KẾT LUẬN
Như vậy, chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm
2010 định hướng đến năm 2020 thể hiện quyết tâm phát triển nền CNTT và truyền
thông trên cả nước của Đảng, Chính phủ nước ta. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển của
nên CNTT nước nhà.
Nói cách khác, Đảng và Chính phủ đã nhìn nhận chính xác thực tế của ngành
CNTT và truyền thông “chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành và yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [4] và đã đề ra những nội dung chiến
lược các giải pháp chủ yếu từ đó thúc đẩy ngành CNTT phát triển. Trong đó, xác
định đúng đối tượng và mục tiêu phát triển của từng đối tượng trong mối quan hệ
mới – mối quan hệ mở cửa là yếu tố quan trọng của chiến lược. Trong số đó, đầu tư
phát triển nguồn nhân lực được Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và truyền thông, các vấn đề mới
đã phát sinh ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển chung cần được loại trừ bằng các
quy phạm pháp luật bổ sung phù hợp hơn.

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Lê Thành Nguyên

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TT&TT (2011), Sách trắng CNTT-TT Việt
Nam, 2011, Nhà Xuất bản TT&TT, Hà Nội.
[2] Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Báo cáo Ứng dụng CNTT 2010, Hà Nội.
[3] Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Quyết
định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề
án “đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT”.
[4] Bộ Bưu chính Viễn thông(2007), Chỉ thị 07/CT-BBCVT về Định hướng Chiến
lược phát triển CNTT và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.

[5] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2006), Luật
CNTT năm 2006.
[6] Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Quyết
định 245/2005/QĐ-TTG về việc phê duyệt chiến lược phát triển CNTT và truyền
thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020.
[7] Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Quyết
định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005.

×