Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

CHAM SOC CON YEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.02 KB, 57 trang )

Trò chuyện- cách tốt nhất phát triển trí thông minh của trẻ
Trò chuyện, cách tốt nhất để giúp bé phát triển thông minh. Chỉ cần dành một giờ chơi với
con thôi, bạn sẽ thấy bé hiểu nhiều hơn chúng ta tưởng đấy!
Khi bạn nói, bé đang lắng nghe. Nói với con với những từ đơn giản và những câu ngắn, nói
thật rõ ràng, bé có thể hiểu bạn. Bạn có thể gây chú ý với bé bằng cách mở to mắt và
miệng. Cũng có thể thay đổi ngữ điệu, cường độ âm thanh, thu hút bé về phía mình.
Bài học đầu tiên khi nói chuyện với bé sẽ là
- Nhìn vào mắt bé khi bạn nói chuyện với bé.
- Gọi tên bé bằng cái tên dễ thương, tên bạn thường
gọi bé ở nhà như Cún ơi, Bông ơi, Sóc ơi…
- Nói những từ đơn giản như con yêu, bé xinh, dùng
những từ như ba, mẹ, bà, ông để nói với bé.
Âm nhạc giúp bạn và bé trò chuyện vui hơn
- Chú ý tới những bày tỏ của bé và lắng nghe những
âm thanh bé phát ra. Lặp lại những âm thanh tương
tự đó với bé.
- Mô tả động tác cùng với lời nói như “Tạm biệt cún
con” kèm theo cái vẫy tay.
- Hỏi bé những câu hỏi ngắn như: “Cún của mẹ uống sữa nhé?” hay như “Sóc có muốn ra
ngoài đi dạo không?”. Những câu hỏi này không cần bé trả lời.
- Nói về những việc bạn đang làm. Ví dụ khi bạn đang mặc quần áo, đang tắm hoặc thay tã
cho bé, bạn nói với bé: “Mẹ đang thay tã cho Cún đây này…”.
- Đọc cho bé nghe. Bé yêu rất thích những âm thanh có giai điệu như ca hát, ngâm thơ
chẳng hạn. Bạn có thể đọc một cuốn sách dành cho trẻ vào lúc bé thức chơi.
- Hát cho bé nghe. Điều này thật sự quan trọng vì giúp bé bắt đầu học về kĩ năng ngôn ngữ.
- Chú ý tới các dấu hiệu mà bé muốn nói với bạn khi bạn nói chuyện với bé. Nếu bé cười
hoặc nhìn bạn, bé đang nói bé muốn bạn nói chuyện với bé.
Bạn không phải nhà giáo dục học, cũng chẳng phải chuyên gia gì cả, những điều đơn giản
này bạn hoàn toàn có thể làm cho bé mà không tốn sức, không tốn công, lại mang lại nhiều
lợi ích cho sự phát triển của bé.
Một số trò chơi giúp phát triển trí tuệ


1. Chơi cát:
Có những cha mẹ không cho con nghịch cát vì sợ bẩn. Đừng quá lo. Rây bẩn là sự phát
triển tự nhiên của tính thích khám phá của trẻ. Với đống cát, trẻ có thể xây núi, đào hang,
xây cầu, làm đường, có thể lấy đá cuội và que làm vườn vui chơi. Có thể gạt bằng mặt cát
để trẻ tự vẽ viết tùy ý thích. Ngoài ra, bạn có thể dạy trẻ dùng cát ướt để nặn mô hình hay
dùng cát đã rửa sạch để làm bình lọc nước. Khi nhìn thấy nước đục sau khi lọc qua cát sẽ
làm nước trong, trẻ thấy thích thú và sẽ có những gợi mở suy nghĩ mới.
2. Gấp giấy:
Là hoạt động vui chơi đơn giản, thực dụng, và vô
cùng phong phú. Một tờ giấy nho nhỏ, qua bàn tay
khéo léo có thể biến thành quần áo, thuyền, máy
bay và các con vật có hình thù khác nhau. Trẻ chơi
gấp giấy sẽ được củng cố khái niệm hình học một
cách tự nhiên, nhận biết được các sự biến đổi từ đơn
giản đến phức tạp. Bạn hãy biến trò chơi gấp giấy
thành một trò chơi vừa rèn kỹ năng của tay lại vừa
giúp cho trẻ động não.
3. Chơi nước:
Trẻ đặc biệt rất thích nghịch nước. Nhiều bậc cha mẹ sợ con nghịch nước làm ướt quần áo,
nhất là về mùa đông dễ bị cảm lạnh. Đừng quá lo lắng như vậy. Hãy cho nước vào chậu,
thả con vịt nhựa, bóng nhựa hoặc gấp thuyền bằng giấy… hay thổi bóng xà phòng. Đơn
giản nhưng lại mang lại hiệu hiệu quả rõ rệt về phát triển trí tuệ.
10 trò chơi giúp phát triển trí thông minh
Con bạn càng lớn thì chúng càng trở nên nhanh nhẹn, nhạy cảm hơn. Cùng với trí tò mò
của mình, hằng ngày chúng không ngừng thu thập, tích lũy thông tin mới từ thế giới xung
quanh. Để giúp phát triển trí thông minh của trẻ, M&B xin đưa ra một số “trò chơi” nho
nhỏ, gồm những bài luyện tập gắn liền với những thao tác như viết, đọc, tính toán, làm
giàu vốn từ vựng,…
1. Những con số còn thiếu
Khi trẻ đã nhận biết được những con số đầu tiên,

chúng rất thích thú với việc đếm số cùng người
khác. Vì thế bạn hày cùng chúng đếm số từ 1, 2, 3,
4, sau đó bạn hãy dừng việc đếm và đưa ngón tay
biểu thị cho con số đếm của bé để bé có thể tiếp
nhận thêm “kiến thức mới”, đồng thời cũng giúp tạo
thêm sự gần gũi với bé qua trật tự lôgic của các con
số.
2. Tìm kiếm đồ vật
Trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhạy này sẽ giúp phát
triển phản xạ của bé. Để làm được điều đó, bạn hãy đọc to tên đồ vật nào đó hiện có xung
quanh bé (như quyển sách, bức ảnh, cây bút chì, chiếc ô tô bằng nhựa,…) và bé sẽ tự vận
động, tự nhận diện nhanh nhất, nếu có thể, đồ vật mà bạn vừa nêu.
3. Nhận thức màu sắc
Dạy bé nhận thức về màu sắc cũng là điều hết sức cần thiết, và bài luyện tập này trước hết
phải là sự giải trí… Bạn hãy chỉ cho bé một đồ vật có một màu cơ bản như xanh, đỏ, vàng
hoặc đen, …. sau đó bạn yêu cầu bé chỉ ra cho bạn những đồ vật xung quanh bé mà có màu
tương tự. Đối với những bé lớn hơn thì phương pháp đơn giản hơn, bạn có thể nói tên một
màu nào đó và bé sẽ chỉ ra cho bạn những đồ vật có màu đó.
4. Làm giàu vốn từ…
Để giúp bé làm giàu thêm vốn từ vựng của mình và giúp bé phát triển khả năng nghe, phản
xạ, thì trò chơi này tỏ ra khá hoàn hảo. Rất đơn giản, bạn hãy yêu cầu bé nêu tên cho bạn
tất cả những đồ vật mà bé biết, bắt đầu bằng chữ cái mà bạn yêu cầu. Ví dụ N – quả na; M
– mẹ; B – bố
5. Phân chia theo nhóm
Trò chơi này sẽ có sức hút với bé nhờ tính chất giải trí của nó. Bạn hãy đặt lên bàn chừng
10 đồ vật, chia theo cụm, nhóm (ví dụ : 2 chiếc bút chì, 1 đôi tất, 3 hình lập phương nhỏ, 3
món đồ trong bộ lắp ghép Lego…). Bạn yêu cầu bé đưa cho bạn một món đồ, rồi ba, rồi
tám, rồi chín,… cùng lúc với việc bạn đếm số bằng ngón tay. Với bé lớn hơn, bạn có thể
đặt lên bàn các đồ vật khác nhau, rồi yêu cầu bé đưa cho bạn, ví dụ ba chiếc tất, một cây
bút chí, một đồ chơi Lego, hai hình lập phương… Bạn cũng có thể thực hiện mẹo chơi

tương tự, nhưng dựa trên màu sắc, ví dụ : một hình
lập phương màu đỏ, hai hình lập phương màu xanh,
cây bút chì màu vàng,…
6. Những con số thú vị
Trên một tờ giấy rộng, bạn hãy viết những chữ số từ
0 đến 9. Sau đó, bạn hãy đọc bất kì chữ số nào và
yêu cầu bé chỉ ra cho bạn. Bài tập này cho phép kết
hợp mối liên hệ giữa thính giác và thị giác. Bạn
cũng có thể thực hiện bài tập này ở các mức độ khó
dễ khác nhau, dựa trên tình chất về màu sắc, chữ
cái,…
7. Những dấu hiệu vui nhộn
Bạn hãy nghĩ đến một đồ vật hay một con vật nào đó. Sau đó, bạn đưa ra ba dấu hiệu để
nhận biết đồ vật hay con vật vô danh đó, ví dụ : dấu hiệu thứ nhất: Nó có bốn chân; dấu
hiệu thứ hai : Đó là một con vật; dấu hiệu thứ ba : Nó kêu meo meo, và câu trả lời sẽ được
bé đưa ra. Chú ý: ở khoảng thời gian đưa ra các dấu hiệu, bạn hãy để bé tự diễn đạt ý của
mình, giúp bé nói lên được những nhận thức vừa thoáng qua trong đầu bé. Trò chơi này
giúp bé phản xạ nhanh hơn.
8. Trò chơi có - không
Bạn hãy nghĩ đến một đồ vật thật đơn giản và bé sẽ có nhiệm vụ tìm ra vật đó bằng cách
đặt ra tất cả những câu hỏi giúp tìm đồ vật, bạn sẽ chỉ trả lời “có” hoặc “không”. Ví dụ, bé
sẽ hỏi: “Cái đó có chuyển động được không?”, bạn sẽ trả lời : “Không” (giải sử bạn đang
nghĩ về cái tủ quần áo). Trò chơi này đòi hỏi phản xạ, sự tập trung và thời gian. Hơn nữa,
bé phải thật kiên nhẫn…
9. Xếp đồ vật theo đôi
Bạn hãy chuẩn bị một số đồ vật, nhưng phải đi theo đôi, như : đôi tất, hai cái mũ, hai chiếc
bút chì, hai con gấu bông…., rồi xếp chúng lộn xộn. Sau đó yêu cầu bé xếp theo loại, theo
đôi. Trò chơi này giúp bé nhận thức đồ vật được tốt hơn.
10. Trò chơi xếp hình
Trên một tờ giấy trắng bạn hãy chia thành 10 ô nhỏ. Sau đó, bạn vẽ bên trong mỗi ô đó một

đồ vật rất đơn giản như quả bóng, ông mặt trời, bông hoa, con gấu, con gà, con chim,…
sao cho đủ 10 ô. Sau khi vẽ xong trên những ô này, bạn hãy vẽ lại những đồ vật này trên
10 ô nhỏ khác đã được cắt rời. Bé sẽ có nhiệm vụ xếp những ô rời có hình trùng khớp với
hình đã vẽ trên giấy. Cùng với trò chơi này, bạn có thể thay đồ chơi bằng màu sắc, tô màu
vào ô, mỗi ô một màu. Sau đó lại làm tương tự trên một tờ giấy khác, tô màu như đã tô ở tờ
giấy trước, và cắt rời, bé sẽ có nhiệm vụ ghép màu cho khớp.
Hy vọng rằng với những trò chơi này, các bậc phụ huynh sẽ không chỉ giúp con em mình
phát triển trí thông minh, phản xạ nhanh nhạy mà cả gia đình sẽ có những giây phút “chơi
mà học” thật vui vẻ, đầm ấm, nhất là vào những dịp lễ Tết có nhiều thời gian bên nhau.
(Theo Mẹ & Bé)
Những trò chơi giúp bé thích đọc sách
Bạn và con cùng chơi trò hóa trang giống một nhân vật trong câu chuyện yêu thích của bé.
Điều này sẽ mang lại niềm hứng thú đặc biệt cho trẻ.
Bạn có thể giúp con yêu thích sách cả trước khi các bé biết đọc. Tuy nhiên, mỗi bé lại có
hứng thú với những cách học khác nhau nên bạn
hãy tùy thiên hướng của bé mà áp dụng những hoạt
động dưới đây.
Với những bé thiên về hoạt động thể chất
- Tạo bảng chữ cái như các bức tranh
Bạn cùng bé viết từng chữ cái lên bảng. Sau đó, tìm
trong các cuốn tạp chí, cataloge và cắt ra những bức
tranh hay hình ảnh các vật có tên bắt đầu bằng mỗi
chữ cái rồi dán chúng lên tấm bảng.
- Làm con rối để minh họa cho câu chuyện
Cắt đầu ngón của những găng tay cũ rồi gắn lên đó miếng vải đã được vẽ hình các nhân vật
trong truyện. Bạn cũng có thể dùng nỉ hay giấy để quấn thành thân nhân vật rồi dán mắt
mắt, mũi, miệng cười và tóc lên sau. Lúc kể chuyện, bạn hãy dùng những con rồi này để
minh họa.
- Tạo "ngôi nhà của truyện kể"
Trong phòng ngủ của bé, bạn có thể chống vài cái chổi hay cây gậy lau nhà và phủ màn

hoặc chăn lên để tạo thành một cái lều. Sau đó, bạn có thể chiếu đèn bên ngoài rồi hai mẹ
con cùng chui vào "lều" và mang theo một cuốn sách kể chuyện. Bạn cần lưu ý là nên chọn
những câu chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ chứ đừng kể truyện gì rùng rợn trong khung cảnh đó
kẻo phản tác dụng nhé.
- Làm những món đồ ăn theo một câu chuyện, chẳng hạn bạn dùng màu thực phẩm để tạo
ra những quả trứng hay xúc thịt màu xanh để gợi bé nhớ đến bữa tiệc trong một câu chuyện
nào đó hay lấy chiếc rổ rồi để đầy bánh kẹo vào đó và bảo bé rằng cái này cô bé quàng
khăn đỏ sẽ xách đi qua rừng để mang đến cho bà ngoại.
- Đọc truyện khi đi dã ngoại
Hai mẹ con mang theo vài thứ đồ ăn ngon lành và những quyển sách yêu thích đến công
viên rồi cùng đọc cho nhau nghe. Bạn cũng có thể thực hiện ý tưởng này ở bất kỳ nơi nào
khác, chỉ cần đó là một không gian mới lạ, yên tĩnh.
- Tạo ra những khung cảnh liên quan đến câu chuyện đọc
Với những bé thiên về khả năng nghe
- Cho bé tham gia một câu lạc bộ đọc sách ở thư viện vào dịp nghỉ hè: Hầu hết các thư viện
đều có những cuốn sách phù hợp cho từng nhóm tuổi và đôi khi họ còn tổ chức các cuộc
thi kể chuyện theo sách. Khi tham gia những câu lạc bộ này, bé sẽ có cơ hội cùng chia sẻ
niềm ham thích đọc sách với bạn bè cùng lứa và biết đâu còn tham gia một cuộc thi và
giành giải thưởng.
- Nghe các băng đọc sách: Bạn có thể đọc một cuốn truyện rồi thu âm lại hoặc mua các
băng kể chuyện ở hiệu sách. Nếu con đã biết đọc, bạn hãy thu giọng của bé, chắc chắn khi
nghe lại trẻ sẽ rất thích thú.
- Hát một cuốn sách thay vì đọc: Những bé tuổi mầm non thích nghe các bài hát ngắn và
rất nhớ chúng. Bạn có thể bày ra một trò chơi vui nhộn bằng cách hát theo một ca khúc nào
đó mà lời chính là nội dung một cuốn truyện. Bạn thử bắt chước giọng một ca sĩ opera hay
một ngôi sao nhạc đồng quê nào đó, hai mẹ con sẽ có những giây phút sôi nổi và sảng
khoái với buổi "nhạc kịch" này.
Với những bé thiên về thị giác
- Hai mẹ con cùng đọc một cuốn truyện đã được dựng thành phim, sau đó cho bé đi xem
phim đó. Bé sẽ rất thích thú khi "gặp" nhân vật mình đã biết qua câu chuyện kể trên màn

hình lớn. Nếu không có điều kiện đến rạp, bạn có thể thuê đĩa về xem.
- Bạn cùng bé ghim lại vài tờ giấy trắng rồi mỗi trang viết một số hay một chữ nào đó và
bảo bé vẽ bức tranh tương ứng. Bạn cũng có thể làm một cuốn sổ nhỏ rồi ghi vào mỗi trang
một chữ cái là tên của bé, sau đó gợi ý cho con vẽ những đồ vật có tên bắt đầu bằng các
chữ đó.
- Biến các trang sách thành tác phẩm nghệ thuật: Hai mẹ con có thể cùng tô lại một bức
tranh mà bé rất thích trong một cuốn sách rồi trang trí khung cho nó và đặt ở phòng ngủ
của bé hay dán ở nơi dễ thấy trong nhà.
- Mua những cuốn sách khổ lớn
- Minh họa cho một ca khúc: Bạn viết lời của một ca khúc mà bé yêu thích ra giấy sau đó
bảo con vẽ những bức hình minh họa cho từng đoạn. Sau khi hoàn thành, hai mẹ con cùng
đọc lời bài hát.
- Định ra một thời gian cố định để cả nhà cùng đọc cho nhau nghe: Mỗi tối, cả nhà bạn có
thể dành 15-20 phút để cùng nhau đọc một câu chuyện. Nếu bạn bạn bè hay hàng xóm của
bạn đến chơi, hãy rủ họ cùng tham gia. Cách này giúp cho bé thấy việc đọc là điều hết sức
thú vị đối với mọi người.
- Gợi ý cho bé viết một cuốn sách về "Những điều yêu thích của tôi": Mẹ và bé cùng đóng
một tập giấy trắng, sau đó, bạn đề nghị con nghĩ về những thứ bé thích. Bạn có thể gợi ý
cho trẻ: "Con có thể viết ra những món mà con thích ăn, những người bạn tốt nhất của con,
những cuốn sách con thích đọc nhất ". Sau đó, bạn có thể sẽ viết mỗi thứ vào một trang và
để bé vẽ các bức tranh đi kèm.
Mẹ con cùng chơi để con thêm khéo léo
Những trò chơi cực kỳ đơn giản mà hữu ích cho bé. Mẹ và bé có thể cùng chơi, từ khi bé
còn nhỏ đến lúc lớn.
Trò chơi với màu nước
1. Chỉ cần các cốc đựng nước và màu nước
Mẹ có thể hoà một chút màu nước vào nước để tạo
thành các cốc màu khác nhau. Sau đó để tự bé pha
trộn các màu đó với nhau. Hoặc mẹ cùng bé có
cùng pha màu nước với nước xem ai pha màu đẹp

hơn.
Trò chơi này có vẻ hơi “lem nhem” một chút.
Nhưng trên thực tế, rất nhiều bé thích trò chơi này.
Trò chơi kích thích trí tò mò và khám phá của bé.
Hơn nữa, bé đổ các cốc nước hòa với nhau, hoặc
trộn màu nước vào nước sẽ rèn cho bé sự khéo léo.
2. Hoặc mẹ có thể áp dụng một trò chơi khác với màu nước. Mẹ và bé cùng thi vẽ tranh. Bé
có thể tự do chọn lựa các nguyên liệu “màu sắc” để tạo nên bức tranh của mình. Điều đó sẽ
giúp cho trí tưởng tượng của bé vô cùng phong phú.
3. Khi bé được 4 tuổi trở lên, mẹ có thể pha một ít màu nước (hoặc sơn dầu), 1 tờ giấy
trắng, 1 cái khay để lót giấy vào (tốt nhất là có thành cao cao một chút), 1 vài viên bi.
Cho bé chọn một vài màu yêu thích bỏ vào khay rồi bỏ những viên bi vào và lăn những
viên bi qua lại trong khay, bé sẽ tạo được những bức tranh đầy màu sắc và khá trừu
tượng đấy!
Hay đơn giản nhất, mẹ có thể cho bé nhúng tay vào màu nước để "vẽ" nên những bức tranh
độc đáo.
Trò chơi với sáp nặn
Mẹ chỉ cần mua cho bé một hộp sáp nặn đủ màu.
Mẹ dạy bé nặn các hình từ đơn giản đến phức tạp như hình tam giác, hình vuông, hình
hoa…
Bé tha hồ nặn những gì bé thích. Trò chơi này bé
lớn bé nhỏ đều chơi được mà lại rèn được nhiều
kỹ năng cho các bé như trí tượng tượng phong phú,
cách phối hợp màu sắc, sự khéo tay, tính cẩn
thận, tỉ mẩn.
Bố mẹ và bé có thể thi xem cùng một bông hoa, ai
nặn đẹp hơn và bông hoa nào rực rỡ hơn.
Với sáp nặn, cô dạy bé nặn được bao nhiêu hình
khác nhau
Trò chơi xúc hạt và xâu hạt

Dành cho các bé từ hai tuổi trở lên mẹ nhé.
Mẹ chỉ cần các loại hạt (hạt vòng, hòn bi ).
Mẹ cho bé lấy thìa tập xúc các loại hạt đó từ bát này sang bát khác, hoặc từ rổ này sang rổ
khác.
Trò chơi này luyện cho bé cầm thìa, xúc một cách thành thạo để ăn cơm. Nó còn giúp bé
khéo léo hơn và rèn cho bé khả năng kết hợp giữa tay và mắt thành thạo hơn.
Với các hạt vòng, mẹ cũng có thể dạy bé xâu thành những chuỗi vòng thật đẹp tặng bà,
tặng mẹ, tặng cô. Màu sắc hạt vòng, hay sự kết hợp giữa hạt to và hạt nhỏ, mẹ hãy để bé tự
lựa chọn nhé!
Hiện nay, ngoài hạt vòng, các cửa hàng có bán rất nhiều các đồ vật với hình khác nhau để
bé xâu.
Mẹ có thể chọn mua rồi cùng bé chọn xâu những chuỗi độc đáo nhé!
Giúp bé học chữ cái nhanh và nhớ lâu
Chỉ còn 2 tháng nữa, các bé mẫu giáo lớn nghỉ hè và chuẩn bị bước vào lớp 1. Nhiều bố
mẹ lo lắng không biết bé có chịu học không, vì bây giờ bé đang quen chơi rồi mà!
Tại sao mẹ không thử dạy bé học chữ dần dần qua
những trò chơi vô cùng thú vị mà đơn giản nhỉ?
1. “Trốn tìm với chữ cái”
Mẹ dạy bé một chữ cái rồi mẹ giấu chữ cái đó đi và
gợi ý cho bé tìm ra chữ cái đó. Khi bé tìm được, mẹ
yêu cầu bé đọc to chữ cái đó lên. Đừng quên khen
bé nếu bé đọc đúng. Nếu bé đọc chưa đúng, mẹ hãy
hướng dẫn bé đọc lại và động viên bé ở lần chơi
sau.
Khi mẹ đã dạy bé được nhiều chữ cái, mẹ hãy giấu
tất cả các chữ cái đó. Mẹ cứ đọc to một chữ cái và
“nhờ” bé đi tìm.
Có thể đổi lại, bé giấu chữ cái và mẹ đi tìm nhé.
2. Học chữ qua sự biểu lộ tình cảm
Mẹ hãy dạy bé nhớ chữ cái qua cách biểu lộ tình cảm.

Ví dụ, mẹ dạy bé chữ C, mẹ cho bé biết: “Chữ C là chữ đứng đầu của từ cười, cay, con
cá ”. Sau đó, mẹ làm điệu bộ xuýt xoa vì ăn phải miếng ớt cay hoặc mẹ cười to và hỏi bé,
những từ đó bắt đầu bằng chữ cái gì.
Chắc chắn, bé sẽ nhớ chữ cái rất nhanh và lâu, học thêm cả cách ghép từ nữa.
3. Học chữ qua đồ chơi
Chắc chắn, bé nào cũng được bố mẹ mua cho rất nhiều đồ chơi. Mẹ có thể tận dụng những
đồ chơi đó để dạy bé học chữ.
Ví dụ, bé gái có rất nhiều thú bông, búp bê, đồ chơi nấu ăn Mẹ có thể thông qua các đồ
chơi đó để dạy bé những chữ tương ứng như chữ B, chữ N
Những chữ cái mẹ đã dạy có thể treo lên trên tường. Nếu mẹ đọc chữ nào, bé hãy giơ chữ
đồ chơi tương ứng với chữ cái đó cho mẹ xem và
ngược lại.
Mẹ có thể mua các hình con vật, hoa quả và đố bé
dán đúng chữ cái vào dưới các hình đó
4. Học chữ qua động tác
Trò chơi này cũng giống như cách học chữ qua sự
biểu lộ tình cảm.
Ví dụ, mẹ dạy bé chữ C trong từ “chạy”, mẹ vừa
đọc to chữ C và vừa làm động tác chạy. Sau đó mẹ
có thể làm động tác chạy và hỏi bé đó hành động
bắt đầu bằng chữ gì.
Nếu mẹ đã dạy bé được nhiều từ, mẹ có thể làm nhiều động tác và yêu cầu bé đoán chữ cái.
Có thể đổi lại, bé làm động tác và mẹ đoán chữ cái.
5. Học chữ qua đồ ăn
Khi bé ăn cơm, các loại hoa quả, bánh kẹo, mẹ có thể dạy bé các từ tương ứng với các vị
như: ngọt, đắng, cay, chua, nóng, lạnh
Mẹ cũng có thể tranh thủ dạy bé các chữ cái thông qua các món ăn mà bé thích như xúc
xích, sữa chua, hoa quả. Bé vừa ăn vừa chơi đố chữ cái với mẹ. Có khi, vừa học chữ cái
vừa chơi như thế, bé sẽ ăn ngon và ăn được nhiều hơn bình thường.
6. Học chữ qua các biển quảng cáo

Hầu như bé nào cũng có sở thích là xem quảng cáo. Mẹ có thể dạy bé các chữ cái thông
qua các nhãn hàng, thương hiệu được quảng cáo.
Mẹ cũng có thể dạy bé các chữ cái của các thương hiệu trên đồ dùng gia đình.
Khi bé ra đi chơi, gặp các biển quảng cáo trên các cửa hàng, xe buýt, mẹ cũng nên chỉ
cho bé xem, dạy bé chữ cái hoặc đố bé đọc được các chữ cái trên đó.
(Theo Afamily)
3 hoạt động giúp bé khéo tay và sáng tạo
Bản tính tự nhiên của các bé là tò mò và sáng tạo.
Tuy nhiên, các hoạt động như gấp giấy, chơi nhạc
cụ, chơi với những khối hình vừa kích thích trí
tưởng tượng phong phú của bé vừa giúp bé phối
hợp linh hoạt tay và mắt.
Bạn hãy hướng dẫn cho bé để bé phát triển tối đa kỹ
năng này.
1. Chơi với khối hình
Không gì vừa hóc búa, vừa kích thích trí tò mò của
bé như những khối hình, đặc biệt là trò xếp hình.
Loại đồ chơi này giúp bé phát triển trí tuệ, tăng IQ,
hoàn thiện khả năng phối hợp giữa bộ não, điều khiển và cơ bắp. Những khối hình là đồ
chơi phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của bé.
Khối hình trơn (không màu) hoặc được sơn màu, chất liệu gỗ, với những cạnh mềm nhiều
kích cỡ và hình dạng là công cụ tuyệt vời để bé sáng tạo. Ngoài ra, những lợi ích của khối
hình với bé là:
- Giúp bé sớm nhận diện màu sắc.
- Phát triển kỹ năng vận động.
- Phát triển nhận thức.
- Tăng cường khả năng phối hợp cơ bắp.
- Hỗ trợ suy nghĩ và sáng tạo.
Những khối hình được phần đông các bé ưa chuộng
là hình rào chắn, tòa nhà nhỏ hoặc nhà chọc trời,

chiếc cầu, ôtô, chiếc thuyền, tàu hỏa Nên cho bé
tham gia cùng nhóm bạn để hoàn thiện khả năng
thực hành và tổ chức.
2. Kỹ thuật gấp giấy của Nhật (Origami)
Origami là cách thú vị để tăng sáng tạo và khéo tay
cho bé. Có hàng nghìn mẫu hình mà bạn có thể
chọn cho bé. Origami kết hợp giữa trí tưởng tượng,
ngạc nhiên, thú vị và kiên trì nhưng cần chọn mẫu
origami phù hợp với độ tuổi và trí thông minh của
bé.
Không chỉ giúp bé sáng tạo, gấp giấy còn khiến bé bận rộn khi theo đuổi một môn nghệ
thuật mới, giúp linh hoạt thị giác với cử động của đôi tay. Origami còn dạy bé về sự sắp
xếp và logic.
3. Nhạc cụ
Âm nhạc mang lại nhiều lợi ích cho bé. Thậm chí, nó còn là phần quan trọng của cuộc
sống. Không chỉ nghe nhạc trên CD, bạn còn có thể dạy bé chơi một loại nhạc cụ. Mang về
nhà những loại nhạc cụ như piano, trống, sáo rồi để bé chơi bất kỳ giai điệu nào bé yêu
thích. Hãy ngồi và chơi cùng con.
Khi bé đủ tuổi, có thể cho bé tham gia một lớp âm nhạc cơ bản. Hãy chọn loại nhạc cụ mà
bé yêu thích, có thể là piano hay trống. Âm nhạc giúp bé khéo léo, lại tăng khả năng sáng
tạo và trí tưởng tượng cho con.
(Theo Mevabe)
Nuôi dưỡng trí thông minh cho bé
Bé biết những màu sắc và hình thù, biết đếm từ 1
tới 5… nhưng còn những gì bé có thể làm được mà
bạn chưa biết?
Theo các chuyên gia khoa học, bé trong độ tuổi từ
3-5 tuổi phát triển mạnh mẽ về cả về thể chất lẫn
tinh thần. Đây là thời gian cha mẹ cần tác động
nhiều nhất để trẻ có một não bộ thông minh và phát

triển được toàn diện.
Bạn cần lưu ý là không phải mọi trẻ đều phát triển
giống nhau mà chúng phát triển với các tốc độ khác
nhau. Có rất nhiều cách để cha mẹ đẩy mạnh nhận
thức của bé và kỹ năng vận động. Giúp các bé liên
kết hoạt động và cải thiện sự tập trung, học hành.
Cho bộ não ‘ăn’ gì?
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Nhóm axit omega 3 có
trong dầu cá được tin tưởng rằng, có thể tác động mạnh mẽ tới chức năng não bộ bởi
những hoạt động tích cực trong quá trình chuyển hóa thần kinh. Nghiên cứu khoa học cũng
chỉ ra rằng, trẻ tập trung hơn sau 1 tuần hấp thu.
Axit omega 3 có trong dầu cá từ thức ăn luôn tốt hơn là vitamin tổng hợp. Nếu có điều kiện
mà bé được ăn cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi khoảng 2 lần trong 1 tuần thì bé sẽ thực sự
có đủ năng lượng cho bộ não.
Một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, chứa khối lượng lớn sắt cũng quan trọng không kém.
Sự thiếu sắt liên quan tới sự trì hoãn khả năng phát triển và hành vi của trẻ. Nguồn thực
phẩm chứa sắt là thịt đỏ, lá rau xanh, đậu đỗ, bánh mì nguyên chất.
Bé phát triển nhanh nhất vào khoảng từ 3-5 tuổi
Tác dụng của đĩa DVD
Rất nhiều cha mẹ lo lắng nên cho bé xem TV như thế nào cho đúng, hợp lý và kích thích
sự phát triển. Thực tế, bé không nên xem TV quá 2 giờ trong 1 ngày. Bé dưới 3 tuổi nếu
dành thời gian quá nhiều cho việc xem TV thì khó diễn đạt được lời nói và làm toán rất tồi
vào lúc 6 hoặc 7 tuổi. Xem TV nhiều cũng liên quan tới rối loạn sự tập trung hoặc tập
trung ngắn.
Nhưng mọi người chỉ nhìn một mặt và bỏ qua hai phương tiện dạy học quan trọng đó là
TV và đĩa DVD. TV và đĩa DVD chính là nơi mà trẻ có thể trải nghiệm được những cuộc
phiêu lưu kỳ thú và những câu chuyện mà trẻ hằng tưởng tượng. Một vài bộ phim hoạt
hình giúp trẻ học được ngôn ngữ, giai điệu.
Gợi ý cho bạn trong trường hợp này, nếu bé dưới 2 tuổi, bạn nên cho bé xem TV khoảng
30 phút. Nếu bé từ 3-5 tuổi, bạn chỉ nên cho bé xem 1 giờ trong ngày. Một số các chuyên

gia lại cho rằng, để trẻ sử dụng đĩa DVD tốt hơn là cho chúng xem TV.
Lời khuyên tốt nhất cho các bậc cha mẹ là hãy ngồi xem cùng trẻ. Trả lời những câu hỏi và
hỏi bé nếu cần.
Điều cần thiết là bạn biết tác động đúng cách tới não bộ của bé
Sức mạnh của con chữ
Việc đọc chính là một cách tốt nhất giúp bé đẩy mạnh trí thông minh của mình.
Những câu chuyện hướng dẫn bé cách cấu trúc câu và từ. Khi đọc, bé rèn luyện được rất
nhiều kỹ năng như nói chuyện, lắng nghe, kể chuyện. Bé có thể bày tỏ ý kiến của bản thân,
nhận định bước đầu về nhân vật, sự việc…
Đây cũng là cách mà bé bổ sung một lượng từ mới khá lớn vào vốn từ của bé.
Chọn đồ chơi thân thiện
Nếu bạn có thời gian chơi cùng bé yêu, khuyến khích bé bằng những hành động thì đó là
cách tốt nhất để phát triển kỹ năng sống cho bé. Bạn đã giúp bé nhìn nhận cuộc sống và
cung cấp cho bé sự phát triển ngôn ngữ cần thiết.
Nhưng có một người bạn của bé mà bạn vô tình bỏ quên tác dụng đó là những đống đồ
chơi có tính giáo dục.
Hiện nay trên thị trường, có khá nhiều đồ chơi và
bạn hoa mắt trong đống đồ chơi đó, không biết mua
cái gì cần thiết cho con.
Nên tập trung mua những đồ chơi mà kích thích khả
năng tập trung của trẻ, có tính giáo dục, hạn chế đồ
chơi bạo lực như dao, kiếm, súng nhựa…
Đừng thúc giục bé
3 tuổi, bé có thể chưa học được Tiếng Anh, học
nhạc, học vi tính hoặc quá tải vì những thứ mà bạn
nhồi nhét. Nếu bạn bắt buộc bé phải học những thứ
này, không những bạn chẳng giúp được gì bé mà
còn đang hủy hoại não bộ của bé. Trẻ thực sự phát triển một cách tốt nhất theo những cách
đơn giản nhất.
Sự cân bằng trong cuộc sống cũng là cách mà bé được phát triển toàn diện.

Kích thích sáng tạo của trẻ
Chỉ đơn giản bằng một số trò chơi dưới đây:
Vẽ bằng ngón tay
Dành cho trẻ từ 1-4 tuổi
Bạn cần chuẩn bị cho trẻ những đồ dùng cần thiết
như: giấy vẽ, lọ màu…
Cách chơi:
Bạn đừng sợ trò chơi này làm bẩn quần áo của bé
bởi vì nếu lúc nào cũng sợ như thế thì bạn vô tình
nuôi con giống như giữ một con búp bê trong lồng
kính rồi. Với trò chơi này, bạn mặc cho bé những
bộ quần áo cũ, chọn một chỗ chơi mà nếu mực màu
có làm bẩn thì cũng không sao. Không gian trong vườn cây nhà bạn là lý tưởng nhất. Nếu
nhà bạn không có chỗ nào tương tự như thế thì có thể trải một tấm nilon đủ rộng xuống nền
nhà tạo không gian cho bé thỏa sức ‘vẽ’.
Bước đầu, bạn hướng dẫn bé bằng cách làm mẫu. Bạn dùng ngón tay trỏ của mình chấm
vào lọ màu, vẽ một hình ví dụ để bé làm theo.
Cần lưu ý là chọn những phẩm màu không gây độc hại cho bé . Bé có thể vẽ được hình ông
mặt trời, những bông hoa đủ màu sắc, hay một quả bí ngô, hình siêu nhân, hoa tuyết hoặc
những khuôn mặt người thân trong gia đình. Hãy để bé thỏa sức sáng tạo dù có lúc bé
không ‘bôi’ vào giấy mà lại ‘bôi’ lên mặt đấy!
Những hòn đá gia đình
Dành cho bé từ 1-6 tuổi
Mẹ bé chuẩn bị cho bé những hòn đá lớn nhỏ khác
nhau, bút màu.
Cách chơi:
Bé sẽ phân biệt những hòn đá to nhỏ khác nhau để
biểu thị những người trong gia đình. Ví dụ: Hòn đá
to nhất là ba, hòn đá to thứ hai là mẹ, hòn đá nhỏ
xíu là bé hay hòn đá to hơn là chị Hai…

Sau đó, bé sẽ dùng bút màu vẽ những đặc điểm giống từng người lên những hòn đá ấy.
Bạn có thể mua cho bé mô hình vườn nhỏ xinh, bé có thể đặt những hòn đá trong đó. Bạn
khuyến khích bé hơn bằng cách đặt những hòn đá cùng khu vườn đó trang trí cho chiếc bàn
phòng khách nhà mình.
Hoạt động rèn luyện trí nhớ cho bé
Không thể phủ nhận, một số bé có trí nhớ tốt hơn
một số bé khác. Nhưng nói như vậy không có nghĩa
trí nhớ thuộc phạm trù bẩm sinh mà nó phụ thuộc
phần nhiều vào quá trình cha mẹ giúp bé rèn luyện
trí nhớ.
Dưới đây là những gợi ý tăng khả năng ghi nhớ,
phù hợp với nhóm bé 3-5 tuổi:
1. Nhớ chuỗi các chữ viết: Trước tiên, bạn đưa cho
bé một chữ cái trong danh sách (thường là 3-5 từ)
các từ theo một chủ đề mà bạn đã chọn. Nhiệm vụ
của bé là đặt câu có những chữ cái đó. Lấy ví dụ,
nếu bạn nói: trời mưa – cái ô – bông hoa. Tiếp đến,
bạn gợi ý để bé đặt câu tự do với 3 cụm từ mẹ vừa đưa ra.
2. Làm quen với dãy số: Tùy từng độ tuổi, bé có thể nhớ được dãy số gồm 3-7 chữ số liên
tiếp. Để giúp bé dễ nhớ hơn, nên có khoảng dừng giữa các con số thay vì bạn đọc một lượt
toàn bộ dãy số. Ví dụ: với dãy số 120899, bạn có thể tách từng hai cặp số một khi đọc là 12
08 99. Để cho bé làm quen với các dãy số, nên bắt đầu cho bé học thuộc số điện thoại của
gia đình, ngày tháng năm sinh của bé, địa chỉ nhà…
3. Thơ và bài hát: Các bé có xu hướng dễ nhớ câu từ hơn nếu chúng đi kèm với vần điệu
hoặc giai điệu. Vì thế, bạn có thể dạy bé học thuộc lòng những bài thơ ngắn hoặc những
bài ca đơn giản. Cách này vừa giúp bé giải trí vừa kích thích vùng não ghi nhớ ở bé.
các dãy số, nên bắt đầu cho bé học thuộc số điện thoại của gia đình, ngày tháng năm sinh
của bé, địa chỉ nhà…
3. Thơ và bài hát: Các bé có xu hướng dễ nhớ câu
từ hơn nếu chúng đi kèm với vần điệu hoặc giai

điệu. Vì thế, bạn có thể dạy bé học thuộc lòng
những bài thơ ngắn hoặc những bài ca đơn giản.
Cách này vừa giúp bé giải trí vừa kích thích vùng
não ghi nhớ ở bé.
4. Phương pháp liên tưởng: Cách này giúp bé ghi
nhớ tốt lại có tư duy hiệu quả do danh sách câu trả
lời (với mỗi câu hỏi của mẹ) được kéo dài ra. Hỏi
chuyện bé về những đồ vật, hiện tượng bé nhìn thấy
hàng ngày, trên đoạn đường từ nhà đến lớp, chẳng
hạn. Sau đó, bạn gợi ý để bé tìm câu trả lời, giải
thích hiện tượng bằng sự tư duy của bé.
Lấy ví dụ, bé kể về chiếc đèn đỏ bên đường, mẹ sẽ hỏi: “Vì sao đèn lại sáng được?” rồi
hướng bé đến sự liên tưởng những bóng điện trong nhà. Cuối cùng, bé có thể tìm thấy câu
trả lời: “Đèn sáng nhờ có điện”. Ví dụ khác, nếu bé kể chuyện: “Mẹ ơi, lá cây đang rơi”,
mẹ có thể thắc mắc: “Vì sao lá cây lại rơi được?” và gợi ý để bé hình dung, câu trả lời có
thể là: “Do gió mạnh quá nên thổi lá cây rơi”.
Biện pháp hay dạy bé học ngoại ngữ
Nếu không muốn dạy bé học theo cách thông
thường, bạn có thể chỉ cho bé thấy đồ vật có thể có
hai tên. Khi bé nhìn thấy quả táo bé có thể nói "quả
táo" và "apple".
Từ 2 đến 3 tuổi, trẻ phát triển những kỹ năng ngôn
ngữ rất nhanh và cũng rất dễ tiếp thu bất điều gì trẻ
nghe thấy. Bé có thể học để hiểu một từ mới bằng
hai ngôn ngữ khác nhau với tốc độ đáng kinh ngạc.
Rất nhiều cha mẹ bổ sung kiến thức ban đầu cho bé
với những sách song ngữ, đồ chơi và đĩa CD.
Cho bé tiếp xúc với một ngôn ngữ mới sẽ giúp trẻ
học về những nền văn hóa khác nhau. Các nghiên
cứu đã chỉ ra rằng những người sử dụng hai thứ tiếng có xu hướng có suy nghĩ sáng tạo

hơn những ai chỉ nói được một thứ tiếng và rằng chức năng của não cũng sẽ nhạy bén hơn.
Sau đây là một số gợi ý giúp bạn dạy bé:
- Bé 2-3 tuổi không chỉ phát triển vốn từ vựng mà trẻ cũng bắt đầu nhận ra âm điệu của
ngôn ngữ. Bạn càng sớm làm cho trẻ quen với tiếng nước ngoài, điều đó sẽ giúp bé dễ
dàng hơn trong việc tiếp thu những tiếng cơ bản. Trước 3 tuổi, khả năng nghe cách nói
những âm khác nhau của trẻ là tốt nhất. Đơn giản việc nghe chương trình tivi, nghe nhạc
hoặc một vài từ mới bằng tiếng ngước ngoài sẽ giúp bé dễ dàng hơn trong việc học tập sau
này.
- Tạo môi trường học ngẫu nhiên
Cách tốt nhất để bé hiểu được tiếng nước ngoài là để bé nghe người khác nói một cách rõ
ràng. Nếu bé được nghe những mẩu hội thảo, bé sẽ tiếp thu được những âm mới và cách
nói có trọng âm tự nhiên.
Trẻ rất thích bắt chước những gì mình nghe được và
sẽ nhanh chóng hiểu được nghĩa của những từ và
cụm từ ngắn.
- Dạy trẻ học từ mới
Nếu bạn không muốn những bài học theo kiểu
thông thường, bạn có thể nói cho bé những điều cơ
bản về ngôn ngữ bằng cách chỉ cho bé thấy đồ vật
có thể có hai tên. Khi bé nhìn thấy quả táo bé có thể
nói "quả táo" và "apple". Cách học này sẽ khiến bé
thấy thú vị, không nhàm chán.
Dĩ nhiên, bé sẽ không thể nói thêm một thứ tiếng khác một cách trôi chảy bằng cách nghe
nói từ mới, xem video hoặc hát. Nhưng đơn giản bằng cách cho bé tiếp xúc với ngôn ngữ
mới sẽ giúp bé hiểu những cụm từ đơn giản khi bé nghe được. Vì thế có thể bạn không thể
trò chuyện ngay với bé bằng tiếng anh, nhưng nếu bạn nói "tree-cái cây" vào mỗi tối khi đi
ngủ, bé sẽ hiểu bạn nói gì.
Con bạn thông minh theo nhiều cách khác nhau
Thông minh không chỉ là ham đọc sách. Các nhà
tâm lý trẻ em đã phát triển một lý thuyết về các loại

thông minh. Hãy đọc tiếp dưới đây để tìm ra con
bạn có thể thuộc dạng nào.
Nhà tâm lý học Howard Gardner đã xây dựng một
học thuyết về trí thông minh ở trẻ em mà ông ta gọi
là Học thuyết Đa Thông Minh. Học thuyết này cho
rằng một đứa trẻ có thể được gọi là thông minh theo
nhiều cách khác nhau. Triết lý chính của học thuyết
này không phải là hỏi “Đứa trẻ này thông minh hay
không?” mà là phải hỏi “Đứa trẻ này thông minh
như thế nào?”.
Trí thông minh trong những năm đầu đời
Trong những năm đầu tiên, trẻ em khám phá và học hỏi cách để tương tác với những người
khác cũng như cách để tự thỏa mãn các nhu cầu của bản thân. Các cách thức khám phá này
đóng góp vào sự phát triển trí thông minh và giác quan của trẻ. Trí thông minh và các kỹ
năng này không thể được đo lường bằng những bài kiểm tra bình thường, cũng như các
loại thông minh giúp cho trẻ học đi hay học nói sớm.
Bảy năng lực tư duy
Theo học thuyết Đa Thông Minh của giáo sư Garnder, bất kể ai trong chúng ta, bao gồm cả
trẻ em, đều sở hữu 7 loại “Năng lực tư duy”. Có nghĩa là có 7 phương diện mà chúng ta có
thể được gọi là thông minh. Mỗi đứa trẻ có khả năng khác nhau cho từng phương diện
này.Ví dụ, một đứa trẻ có thể rất khéo léo với đôi bàn tay của mình, trong khi một đứa
khác lại rất giỏi tạo ra nhịp điệu hay ca hát. Cần phải nhấn mạnh là bất cứ năng lực tư duy
nào cũng đều đem lại những ích lợi cho thế giới. Điều làm cho chúng ta trở nên đặc biệt
chính là cách mà những loại năng lực tư duy này thể hiện trong hành vi của bản thân chúng
ta, trong mối quan hệ của chúng ta với người xung quanh và trong cách chúng ta hoạt động
hàng ngày.
Nhận thức để phát triển
Nhận thức được các năng lực tư duy là một cách tốt để giúp con khám phá và phát triển
các năng lực cá nhân của chúng. Khi một đứa trẻ được khuyến khích đúng cách, sở thích
của bản thân bé và vô số cơ hội mà nền giáo dục mang đến sẽ giúp bé tìm ra chúng giỏi ở

những mặt nào và làm thế nào dung hòa các yếu điểm để chúng không gây trở ngại. Điều
đó không có nghĩa là bạn có thể nhìn thấy trong đứa con 3 tuổi của mình một nhà kế toán,
hay họa sỹ hay vận động viên tương lai. Nó chỉ có nghĩa là bạn có thể hỗ trợ với con trong
quá trình trẻ khám phá thế giới và giúp bồi đắp sở thích để bé phát triển những kỹ năng
riêng.
Dưới đây là 7 loại năng lực tư duy theo lý thuyết Đa
Thông Minh của Howard Garnder:
• Thông minh Từ vựng - Ngôn Ngữ: Đây thường là
đặc điểm của các phóng viên, luật sư và người kể
chuyện. Người thông minh về ngôn ngữ thường rất
giỏi sử dụng ngôn ngữ cả viết lẫn đọc để diễn tả.
• Thông minh Logic – Toán học: Đây thường là đặc
điểm của các nhà khoa học, kế toán và nhà lập trình
máy tính. Người có năng lực Logic thường giỏi lý
luận và suy nghĩ theo lối nguyên nhân – kết quả.
• Thông minh Thị giác – Không gian: Người có
năng lực thị giác tốt thường suy nghĩ bằng hình ảnh. Một người có năng lực Thị giác –
không gian rất giỏi nắm bắt phương hướng và có thể hình dung và tái hiện hình ảnh một
cách chính xác.
• Thông minh Âm nhạc – Nhịp điệu: Đây là khả năng nắm bắt nhịp điệu âm nhạc, hát đúng
nốt và có thể nhận biết sự khác nhau giữa các đoạn nhạc. Người có năng lực âm nhạc là
những người có khả năng cảm nhận và đánh giá các bản nhạc.
• Thông minh Vận động cơ thể: Người có năng lực vận động cơ thể rất giỏi kiểm soát các
hoạt động của cơ thể. Điều này không chỉ đúng với các môn thể thao ngoài trời mà cả các
hoạt động đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay như may vá và thợ mộc.
• Thông minh Tương tác – Giao tiếp: Những người này có thể nắm bắt, phản ứng và hợp
tác tốt với người khác. Đó là sự thấu cảm sẵn có.
• Thông minh Nội tâm: Người có năng lực thông minh nội tâm thường rất trầm tĩnh và có
thể dễ dàng kết nối với các cảm xúc của bản thân. Họ có thể rất hướng nội và thích thiền
định cũng như các hoạt động khám phá nội tâm bản thân.

Khi xem xét các năng lực tư duy của con mình, bạn
hãy nhìn tổng thể mọi mặt của đứa trẻ. Điểm quan
trọng là không được chỉ tập trung vào các điểm
mạnh mà bỏ lơ các điểm yếu. Và đừng đánh giá chỉ
dựa trên quan niệm sai lầm là chỉ có một số năng
lực thì hữu dụng hơn. Cuộc sống hàng ngày yêu cầu
cả 7 loại năng lực. Bằng cách phát triển đủ cả 7 loại
năng lực tư duy, một đứa trẻ sẽ được trang bị đầy
đủ và sẽ có cơ hội thành công trong nhiều mặt của
cuộc sống.
Bạn nên tìm cách phát hiện ra các ưu điểm của con
khi chúng được thể hiện ra. Để cho con tự thể hiện
bản thân và chúng sẽ nói cho bạn mọi điều mà bạn
cần biết để hiểu và giúp bé. Nếu trẻ em có cơ hội để học tập trong các lĩnh vực mà chúng
yêu thích và cải thiện những mặt mà chúng còn yếu thì chúng sẽ trở nên thông minh hơn
theo nhiều cách khác nhau. Bằng cách nhận ra ưu và khuyết điểm của con, bạn sẽ có thể
tham gia vào quá trình nuôi dưỡng và giúp đỡ phát triển tối ưu các khả năng của con.
Theo http://math-and-reading-help-for-
kids.org/articles/Your_Child_is_Smart_in_More_Ways_than_One!.html
Dạy bé nhận diện các loại quả
Những hoạt động vừa giúp bé biết phân biệt các loại
quả vừa có tác dụng khuyến khích bé thích ăn hoa
quả hơn.
Giúp bé nhận diện hoa quả theo màu sắc
Trước tiên, bạn có thể chọn cùng một loại quả
nhưng có màu sắc khác nhau; chẳng hạn, táo xanh -
táo đỏ, dưa vàng - dưa đỏ, nho xanh - nho tím…
Đồng thời, bạn cũng có thể chọn những loại quả
khác nhau nhưng có màu sắc tương đồng như quả
cam và quả quýt, quả mận đỏ và quả nho đỏ… Sau

đó, bạn xếp các loại quả này trên cùng một đĩa.
Bạn yêu cầu bé “Lấy cho mẹ quả táo” hoặc “Lấy cho mẹ những quả có màu đỏ”… Bé sẽ
phân biệt được hai khái niệm:
- Khái niệm thứ nhất, cùng một loại quả nhưng có nhiều màu sắc khác nhau.
- Khái niệm thứ hai, cùng một màu nhưng có nhiều loại quả khác nhau.
Bạn có thể giúp bé nhận biết quả theo màu sắc
Trò chơi cầu vồng sắc màu: Bạn có thể sử dụng
màu vàng của dứa, xoài; màu cam của cam, quýt,
carrot; màu đỏ của dâu tây, dưa hấu; màu xanh của
quả kiwi; màu trắng của sữa chua. Bạn xếp các loại
quả đã được cắt miếng thành hình cầu vồng trên
một chiếc đĩa thật lớn. Sau đó, bạn đưa cho bé một
miếng hoa quả và yêu cầu bé gọi tên. Nếu bé trả lời
chính xác, bé sẽ được phép “măm măm” món quả
này.
Bé sẽ biết cách nhận diện hoa quả cho dù chúng
được thái lát. Ngoài ra, bé còn được làm quen với
món sữa chua nhúng hoa quả ngon miệng.
Trò chơi ghép hoa quả theo tranh: Trước tiên, bạn chuẩn bị một giỏ hoa quả với nhiều loại
khác nhau như cam, táo, lê, dưa hấu, dâu tây… Đồng thời, bạn để sẵn một quyển sách có
hình minh họa các loại quả bên cạnh. Khi bạn chỉ tay vào một hình trong sách, bé sẽ tự
chọn một loại quả trong giỏ sao cho phù hợp.
Bé sẽ nhận diện được những loại hoa quả có trong sách và những loại hoa quả ngoài đời
thực.
hoặc cũng có thể theo mùi vị của loại quả
Giúp bé nhận diện hoa quả theo mùi vị
Bạn có thể chế biến cam theo 2 kiểu: cắt thành miếng và vắt thành nước cam để cho bé
uống. Tiếp đến, bạn pha thêm một cốc nước chanh (hoặc một cốc nước hoa quả khác) và
để cạnh nhau.
Bạn có thể gợi ý với bé: “Mẹ con mình cùng chơi trò bí mật với hoa quả nhé”. Sau đó, bạn

gợi ý để bé uống một ngụm nước cam và một ngụm nước chanh. Cuối cùng, bạn mới cho
bé ăn cam và đưa ra câu hỏi trắc nghiệm với bé: “Đố con biết, mùi vị của miếng cam này
giống với cốc nước nào con vừa uống nhất?”.
Cách này cũng có tác dụng lớn trong việc kích thích bé ăn hoa quả. Nhiều cha mẹ tin việc
chế biến hoa quả thành những món đẹp mắt sẽ lôi cuốn được bé mà họ quên rằng, dạy bé
cách phân biệt mùi vị thực phẩm cũng khiến bé thích thú.
Theo M&B/Bett
Trẻ có thể học ngoại ngữ từ khi còn nằm nôi
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ĐH
Washington (Mỹ) đã chỉ ra rằng độ tuổi học ngoại
ngữ tốt nhất là từ 1 đến 7 tuổi. Bộ não của trẻ ở độ
tuổi này có thể dễ dàng tiếp thu hai ngôn ngữ cùng
một lúc.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra trẻ em vừa được
sinh ra đã có khả năng phân biệt các âm thanh mà
chúng nghe thấy. Nhưng khả năng đó sẽ kém đi khi
trẻ biết nói.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nhiệm bằng cách
kiểm tra phản xạ mắt của trẻ đối với những đồ vật
được gắn với những âm thanh khác nhau. Não của
của trẻ có khả năng liên hệ một thanh với một hình
ảnh cụ thể rất nhanh. Do vậy khi nghe thấy một âm thanh, trẻ sẽ nhìn về đồ vật được gắn
với âm thanh đó.
Độ tuổi học ngoại ngữ tốt nhất là từ 1 đến 7 tuổi, bộ não của trẻ ở độ tuổi này có thể dễ
dàng tiếp thu hai ngôn ngữ cùng một lúc.
Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Washington đã đưa ra một ví dụ: Phần lớn những người
học tiếng Anh ở Nhật Bản không phân biệt được cách phát âm của hai chữ cái "L" và "R"
trong tiếng Anh.
Nhóm nghiên cứu của bà đã chứng minh được rằng một đứa trẻ 7 tháng tuổi ở Tokyo và
một đứa trẻ 7 tháng tuổi ở Seattle có khả năng phân biệt âm thanh tương đương nhau.

Nhưng điều này hoàn toàn khác khi chúng được 11
tháng tuổi và bắt đầu tập nói.
Tiến sĩ Patricia Kuhl - thành viên của nhóm nghiên
cứu cho rằng: "Chúng tôi nghĩ trẻ em có thể dễ dàng
tiếp thu những bài học bằng tình huống, do vậy
chúng cũng có thể hoàn toàn đủ sức tham gia một
số khóa học dành cho người lớn".
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ đến 18 tháng tuổi
có thể nói được trung bình khoảng 50 từ và việc cho
trẻ học 2 ngôn ngữ sẽ làm tăng tư duy cho não của
trẻ đồng thời sẽ giúp trẻ nói được nhiều từ hơn. Tuy
nhiên, các nhà khoa học cho biết khả năng học
ngoại ngữ của trẻ tốt nhất khi chúng lên 7 tuổi.
Gần đây, nghiên cứu của các nhà khoa học Ý cũng cho kết quả tương tự về khả năng 2
ngôn ngữ cùng một lúc ở trẻ em. Họ đã tiến hành kiểm tra 44 trẻ 12 tháng tuổi về khả năng
phân biệt âm thanh giữa trẻ được tiếp xúc với hai ngôn ngữ với trẻ chỉ được tiếp xúc với
một ngôn ngữ. Kết quả cho thấy trẻ được tiếp xúc với hai ngôn ngữ có khả năng phân biệt
âm thanh tốt hơn.
Tiến sĩ Patricia Kuhl đã khuyên các bậc phụ huynh nên giao tiếp bằng hai ngôn ngữ với trẻ
ngay từ khi còn nhỏ, hoặc đưa trẻ đến những nơi có người nước ngoài vì điều đó sẽ giúp
trẻ học ngoại ngữ và tư duy tốt hơn khi chúng lớn lên.
Cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1: Nên hay không?
Không cho con học chữ trước khi vào lớp 1 thì sợ
con không theo kịp các bạn. Cho con học chữ trước
thì sợ bé sẽ chủ quan, lơ là chuyện học hành. Nên
hay không nên là câu hỏi đang khiến nhiều phụ
huynh đau đầu.
Không cho con học chữ trước khi vào lớp 1 thì sợ
con không theo kịp các bạn. Cho con học chữ trước
thì sợ bé sẽ chủ quan, lơ là chuyện học hành. Nên

hay không nên là câu hỏi đang khiến nhiều phụ
huynh đau đầu.
Đi cũng lo, không đi càng lo
Chị Mai Hương, nhà ở đường Nguyễn Chí Thanh,
Hà Nội, tâm sự, 4 năm trước sợ con “mất đi” tuổi
thơ nên không cho con trai lớn đi học trước. Ai dè vào lớp 1, các bạn khác đã biết đọc, biết
viết thì con chị vẫn chưa biết phát âm, còn viết là một cực hình.
Không cho con học chữ trước khi vào lớp 1 thì sợ con không theo kịp các bạn
Sáng nào gọi con đi học là cu cậu tìm đủ trò để được ở nhà. Môn tập viết cháu chỉ đạt 3 - 4
điểm. Sau 3 tháng học mà chữ con vẫn xấu quá, tay cầm bút viết như cầm sáp tô, cứ khum
khum chúi xuống không sao sửa được, chị Hương đành phải đưa tới lớp luyện chữ học
thêm.
Cũng rút kinh nghiệm từ việc không cho đứa con đầu đi học chữ trước khi vào lớp 1 khiến
con toàn bị điểm kém, chị Hà Linh (Lò Đúc, Hà Nội) để con gái đi học chữ từ khi cháu
đang ở mẫu giáo lớn. Tuy nhiên, do đã biết chữ từ trước nên khi bước vào năm học mới,
con gái chị Linh lơ là về nhà không chịu ôn bài. Kết quả là học kỳ 1 cháu được điểm cao
nhưng đến kỳ 2 kết quả lại kém đi. Đến giờ, chị Linh cũng đang lúng túng không biết tư
vấn cho cậu em trai nên cho con học trước hay không.
Đứng trước tình thế cho đi học cũng lo mà không cho đi lại càng lo nên em trai chị Linh
đành quyết định cho con đi học trước. "Cho con đi học mới thấy nhà nào cũng có tâm trạng
giống mình nên lớp học rất đông"- em trai chị Linh tâm sự. Một số gia đình sợ lớp học
đông, trẻ ngồi đụng tay, cô giáo không đến từng trẻ cầm tay nắn nót bèn mời luôn các cô
giáo dạy lớp 1 về nhà dạy trước cho trẻ.
Nhà giáo Đặng Mai Đông hiện công tác tại Trường
ĐHSP Hà Nội, tác giả cuốn "Giáo án luyện chữ đẹp
từ xa", cho rằng: "Trẻ từ mẫu giáo sang lớp 1 có
quá nhiều thay đổi, không có bước đệm thì học sinh
sẽ lúng túng, kéo theo cô giáo quá vất vả để dạy dỗ,
phụ huynh thì rất khổ để kèm cặp con ". Theo bà
Đông, với các môn học khác thì không nên dạy

trước, nhưng viết chữ đẹp dễ thực hiện, nên việc
cho trẻ em biết viết chữ trước khi vào lớp 1 phải
được cân nhắc.

Ép học sinh làm quá khả năng?
Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, chương trình học hết lứa tuổi mầm non chỉ làm
quen với 24 chữ cái, nhận biết từ số 1 - 10, cấm dạy thêm, học thêm cho trẻ 5 tuổi. Ông
Trịnh Đức Minh, Phó phòng Giáo dục Tiểu học cho biết, chủ trương của ngành giáo dục là
không cho trẻ học trước chương trình lớp 1. Học chữ, làm toán trước khi đi học không phải
là hoạt động giáo dục trước tuổi học đường, mà đó là do xã hội ép học sinh làm quá khả
năng.
Cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1: Nên hay không?
Cũng theo ông Minh, ở trường mầm non chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng chương trình dạy
làm quen với chữ cái và con số. Việc này rất khoa học, nhẹ nhàng, thoải mái, phù hợp với
tâm sinh lý và sự tiếp thu của lứa tuổi mẫu giáo, cũng là tiền đề quan trọng để làm quen với
hoạt động học tập ở tiểu học. Học chữ ở tuổi mầm non chỉ tạo nền tảng bước đầu, vào lớp
1 trẻ mới thực sự được dạy theo chương trình đúng chuẩn.
Ông Minh nói: “Mục đích giáo dục mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng, tổ chức hoạt động
vui chơi. Trẻ được làm quen với chữ cái và chữ số không đồng nghĩa với việc dạy học viết
chữ và tính toán. Các cô giáo mầm non cũng không có chức năng và nhiệm vụ dạy học cho
trẻ như các cô giáo lớp 1. Trẻ đi học trước, không được đào tạo theo một quy trình bài bản
sẽ không đạt được hiệu quả sư phạm như mong muốn. Chưa kể người dạy trước không có
phương pháp sư phạm, không uốn nắn khi trẻ ngồi sai tư thế, cầm bút sai và khi vào lớp
1 được dạy đúng chuẩn cô giáo sẽ rất khó uốn và trẻ rất khó sửa".
PGS.TS Lê Thị Thanh Hương, Viện phó Viện Tâm
lý học cũng cho rằng: "Tâm lý trẻ nghe lại những
cái đã biết sẽ không gây hứng thú, sinh kiêu, chủ
quan, không tập trung nghe cô giảng và dần mất đi
những kiến thức cơ bản. Mặt khác, không phải tất
cả học sinh đều được đi học trước, vì thế sẽ tạo

chênh lệch và áp lực lớn trong môi trường sư phạm
giữa học sinh biết và chưa biết. Lớp có nhiều trẻ
biết chữ cô dạy đỡ vất vả hơn, tiến độ cũng nhanh
hơn, nhưng trẻ chưa biết sẽ bị điểm kém, sinh tự ti,
chán học, rồi về cằn nhằn làm khổ bố mẹ, rồi bố mẹ
cũng bị áp lực liên quan Nhà trường chắc không
khuyến khích các em học trước, nhưng cách thức
đang làm đã tạo áp lực cho phụ huynh, buộc họ phải
cho con đi học trước dù chẳng thích".
Theo bà Thanh Hương, muốn giải quyết việc đi học sớm trước khi vào lớp 1 cần có sự
quan tâm của cả xã hội, nhà trường và gia đình. Cần phải làm nhiều thứ, trong đó có tuyên
truyền và phải có sự thống nhất trong xã hội và gia đình. Cho trẻ khoảng 5 tuổi học chữ
trước khi bước vào lớp 1 là quá sức. Nên để trẻ vào lớp 1 sẽ bắt đầu học tập và rèn luyện.
Thời gian đầu có thể trẻ chưa tập trung vào học tập, viết nguệch ngoạc đó là bình thường
nhưng trẻ sẽ dần bắt nhịp và học tốt. Giáo viên và phụ huynh nên tìm cách trò chuyện với
trẻ nhiều hơn, xem trẻ có khó khăn gì thì giúp trẻ vượt qua chứ đừng ép trẻ phải học sớm.
Hãy tạo điều kiện cho trẻ vui chơi hồn nhiên đúng lứa tuổi của mình
Rèn luyện trí não những năm đầu đời
Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết rằng hai năm đầu đời của bé là vô cùng quan trọng nhưng
không nhiều người biết cách phát triển và rèn luyện trí não cho trẻ.
Một nghiên cứu được thực hiện gần đây cho thấy
rằng các vùng cụ thể của não bộ không được xác
định bởi yếu tố di truyền, mà thay vào đó, nó được
hình thành nhờ quá trình rèn luyện và học tập. Do
đó, việc tìm hiểu các hoạt động rèn luyện trí tuệ cho
trẻ là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hai năm
đầu đời.
Hai năm đầu đời của trẻ chính là khoảng thời gian
bé trải nghiệm và phát triển trí não mạnh mẽ nhất.
Hãy xem bộ não mới phát triển của bé giống như

một chiếc máy tính, nó cực kỳ tinh vi, nhưng lại
không hề có phần mềm nào được cài đặt trong đó
cả. Bé phải tự mình phát triển phần mềm dành cho
chính mình để tận dụng hết sức mạnh của não bộ.
Tốc độ tăng trưởng, phát triển và hoạt động của não bộ trong hai năm đầu đời nhanh đến
chóng mặt. Bộ não tự bản thân nó là một phần cứng cố định, với rất nhiều các hoạt động và
trải nghiệm, điều cần thiết bây giờ là bạn kích thích phát triển các phần mềm cho não bộ
của bé ngay trong hai năm đầu đời.
Kỹ năng nghe
Trẻ có thể giao tiếp với bạn ngay sau khi mới được sinh ra. Giai đoạn này, việc lắng nghe
của bé chính là khi bé tập trung sự chú ý vào bạn, khi bé quan sát bạn tức là bé đang lắng
nghe.
Vì thế, khi bạn cho bé ăn, tắm rửa hoặc cho bé ngủ,
hãy dành thời gian ngắm nhìn bé và chính bạn cũng
hãy lắng nghe bé, dù bé chưa nói được gì. Khi bạn
quan sát và nhìn bé, bạn sẽ hiểu được ngôn ngữ
riêng mà bé nói, khi đó, bạn sẽ hiểu được ý nghĩa
của việc bé khóc, hiểu bé đang học cái gì và hiểu
được bé đang phát triển như thế nào.
Nói chuyện
Hãy thường xuyên nói chuyện với trẻ, cho dù trẻ có
thể không hiểu được ý nghĩa của những từ bạn nói
nhưng trẻ sẽ lưu giữ trong đầu mình âm thanh của
ngôn ngữ bạn nói. Hãy nói với trẻ về tất cả mọi thứ. Ví dụ, khi bạn bế bé ra ngoài đi dạo,
hãy miêu tả quang cảnh xung quanh, tả cho bé nghe về âm thanh mà bạn nghe thấy: “Con
hãy nhìn những đám mây trắng như bông trên bầu trời xanh kìa. Con có nghe thấy con chó
màu nâu kia đang sủa không? ” Bé của bạn còn quá bé để có thể tham gia vào cuộc đối
thoại này nhưng ít nhất, bé có thể nghe được những điều bạn nói.
Đọc
Hãy đọc cho bé nghe hàng ngày, bé sẽ vô cùng thích thú khi nép mình vào người mẹ, nhìn

những hình ảnh tuyệt đẹp trong sách và lắng nghe giọng nói dịu dàng của mẹ.
“Mối quan hệ yêu thương” đó chính là kết quả của việc chia sẻ câu chuyện hàng ngày và từ
những cuốn sách bạn đọc cùng với bé. Cho dù bé còn quá nhỏ để có thể hiểu được cuốn
sách nhưng bé thích thú khi nghe bạn đọc cho bé.
Nuôi dưỡng các giác quan
Khi bạn bế con, bé sẽ học được ở bạn từ những cảm
giác của sự động chạm, của mùi vị và âm thanh từ
bạn. Hãy nuôi dưỡng tất cả các giác quan của trẻ từ
khi còn nhỏ.
Các chuyên gia cũng khuyến khích các bậc cha mẹ
nên cho con tiếp xúc với những môi trường mới, để
bé có cơ hội nhận biết những điều mới mẻ và quan
sát chúng. Bằng cách cho bé tiếp xúc với môi
trường thay đổi liên tục, bạn sẽ tạo ra một kịch bản
hoàn hảo, thách thức sự tư duy ở não bộ của trẻ. Bé
sẽ phải tư duy liên tục, những cái này khác nhau
như thế nào, giống nhau ở điểm nào? Việc rèn luyện tư duy, khả năng nhận xét sẽ thúc
đẩy cả năm giác quan phát triển, tạo tiền đề cơ bản cho việc học tập của trẻ.
Điều đặc biệt quan trọng cho sự phát triển tối đa chính là việc trẻ nhận được nhiều tình yêu
thương, những tiếp xúc, động chạm… Những điều này sẽ khiến giác quan của trẻ phát
triển, trẻ có thể sử dụng tất cả các giác quan của mình để nhận biết các sự vật, con người
xung quanh.
Vui chơi vận động
Trẻ em cần một không gian rộng và được tự do di
chuyển để phát triển đầy đủ nhất. Không nên nhốt
và gò bó trẻ vào một không gian cố định như ngồi
trong xe tập đi hoặc cũi.
Các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, số lượng trẻ
chậm phát triển ngày càng một tăng lên do trẻ thiếu
không gian vận động. Bố mẹ hãy khuyến khích trẻ

chơi các trò chơi vận động để tăng cường hoạt động
của cổ, cơ bắp và lưng. Việc vận động tốt sẽ giúp
trẻ có thời gian khám phá và chơi độc lập hơn.
Để mọi thứ thật tự nhiên
Hầu hết các bé hạnh phúc nhất là khi cha mẹ tiếp cận các hoạt động của con sát sao và
không hề mong đợi kết quả phải thay đổi ngay lập tức. Trẻ em học tập qua một quá trình
rất dài và học hỏi qua chính những hoạt động hàng ngày của mình.
Các bậc cha mẹ hãy dành càng nhiều thời gian cho con càng tốt. Hãy khuyến khích trẻ,
chơi với trẻ, khích thích các giác quan của trẻ, nói chuyện với trẻ và để trẻ học hỏi từ chính
bạn. Và điểm mấu chốt trong giai đoạn hai năm đầu đời phát triển của trẻ chính là, bố mẹ
hãy thư giãn và để mọi thứ phát triển thật tự nhiên.
Phát triển trí tuệ cho bé từ 12-18 tháng
Trí tuệ của mỗi người đều là sự kết hợp hữu cơ của
trí tuệ ngôn ngữ, tư duy vận động thân thể, tư duy
logic toán học, trí tuệ không gian, trí tuệ âm nhạc,
trí tuệ giao tiếp và trí tuệ tự nhiên… Trí tuệ của trẻ
em 12-18 tháng tuổi cũng không nằm ngoài quy luật
đó.
Những biểu hiện của trí tuệ
Trong giai đoạn này, bố mẹ sẽ được chứng kiến
nhiều thứ đầu tiền của trẻ: bước đi đầu tiên, nói
những từ đầu tiên, nỗ lực tự lập đầu tiên…
Vận động
Nhiều trẻ có thể tập đi được từ khi tròn 12 tháng nhưng cũng có nhiều trẻ chậm hơn.
Trẻ 15 tháng chập chững đi không cần trợ giúp, biết đẩy xe, đứng lên, ngồi xuống, chơi
xếp gỗ đơn giản.
18 tháng, hầu hết các trẻ đều biết đi, thậm chí cả biết chạy. Trẻ đã có thể vịn leo cầu thang,
chơi chung trò chơi có tổ chức như nắm đuôi áo nhau chơi trò “đoàn tàu tí hon”.
Khi khả năng giữ thăng bằng và phối hợp động tác đã nhuần nhuyễn, bé sẽ học cách đi giật
lùi, tập chạy.

Trẻ cũng phát triển tốt hơn các kỹ năng vận động
tinh tế và phối hợp: có thể cầm bút chì, vẽ nguyệch
ngoạc lên giấy, xếp chồng các khối gỗ từ loại nhỏ
đến to, có thể cầm thìa múc đồ ăn.
Ngôn ngữ
Vốn từ vựng phát triển rất nhanh, trẻ có thể hiểu và
nói các từ đơn thậm chí những câu đơn giản như gọi
bố mẹ, diễn đạt yêu cầu, chào khách.
Nếu được chỉ bảo, trẻ sẽ nhanh chóng nắm được tên
các đồ vật, phân biệt được to nhỏ, khoảng cách,
nông sâu, có khái niệm về thời gian.
Khả năng tập trung
Ở độ tuổi này sẽ bắt đầu hình thành nơi trẻ mầm mống của “chú ý có ý thức”.
Còn “chú ý vô thức” đã có tiến bộ vượt bậc. Điều đó giúp bé có thể tập trung chú ý trong
thời gian dài vào một vật gì đó. Chỉ chú tâm vào trò chơi đó mà không lưu tâm, chú ý đến
lời nói và hành động của người xung quanh.
Trẻ có thể chơi một mình với đồ chơi khoảng 30 phút, sau khi chơi chán thì sẽ ném đồ chơi
đó đi.
Ghi nhớ
Trí nhớ của trẻ cũng phát triển tốt hơn. Ký ức non nớt giúp trẻ có thể nhớ được một vài bài
thơ, câu chuyện đơn giản, ngắn gọn.
Thực ra đối với trẻ, cái dễ nhớ nhất vẫn là những ấn tượng mạnh mẽ hoặc những sự thể
mang đậm màu sắc tình cảm.
Thông thường, một sự việc nào đó chỉ được ghi nhớ trong vài ngày có thể chục ngày hoặc
không lưu lại ấn tượng gì cả.
Khả năng tư duy
Tư duy của trẻ nhỏ bắt đầu phát sinh ở thời kỳ này.
Đặc điểm chủ yếu về tư duy của trẻ từ 1 đến 3 tuổi
là nó hành động theo trực giác, tức là khi mắt có
cảm nhận với sự vật nào đó thì trẻ tự có hành động

gắn liền ngay, tư duy được thực hiện qua các thao
tác.
Tưởng tượng
Thời kỳ 12-18 tháng, hình thái ban đầu của tưởng
tượng xuất hiện. Tưởng tượng là từ dùng để chỉ một
hoạt động tổng hợp, phân tích có tính sáng tạo từ
một biểu hiện có sẵn.
Những khả năng khác
Trẻ đã bắt đầu có thể phân loại các đồ vật vào các nhóm. Ví dụ như: bé biết con gà và con
vịt giống nhau là cùng có cánh và lông. Trẻ cũng có ý niệm về sự sở hữu, ví dụ nhận biết
được áo của bố, áo của mình, giầy của mẹ
Lúc này, trẻ thường thích thú với các trò chơi “giả vờ”, đặc biệt là “giả vờ” nói chuyện trên
điện thoại. Bố mẹ sẽ có dịp quan sát con của mình cầm điện thoại lên và nói bập bẹ như có
người ở đầu dây bên kia thật.
(Theo Bibi.vn)
Gợi ý để bé học giỏi tiếng Anh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×