Ngừa ho cho trẻ trong mùa lạnh
Thông thường, bé ho do cảm lạnh, viêm mũi hoặc do nhiễm khuẩn cấp tính
đường hô hấp trên. Bệnh có diễn tiến từ 2 đến 3 ngày và kèm theo các
triệu chứng như nhảy mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, giọng nói thay đổi, sốt, ho…
Bé cần được ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng đầy đủ dưỡng chất, như xúp, cháo,
sữa (vẫn đủ bốn nhóm bột, béo, đạm, rau) hoặc canh, phở, miến… phù hợp với khẩu vị hằng
ngày.
Bé ho nhiều có thể nôn ra thức ăn kèm theo nhiều đờm nhớt. Vì thế, trước khi ăn, bạn nên cho
con uống vài muỗng nước, sau đó cho bé nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đàm nhớt
không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp bé đỡ ho và ăn bớt ói.
Ngoài ra, cần cho bé ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như trái cây, nước sinh tố,
những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt, trứng hoặc rau có
màu xanh, đỏ như rau muống, dền, ngót... nấu nhừ giúp tăng hệ miễn dịch cho bé. Hạn chế
những món ăn chế biến nhiều mỡ như chiên, xào.
Khi con ho, các bà mẹ nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần, mỗi lần ăn một ít, có thể cách khoảng
2 giờ cho trẻ ăn 1 lần.
Giải pháp phòng ngừa
Nếu bé vẫn sinh hoạt bình thường, không có dấu hiệu gì đặc biệt, chỉ cần chăm sóc và theo dõi
là đủ. Nên cho bé uống nhiều nước và nghỉ ngơi trong môi trường thoáng khí để giúp bé thở tốt
hơn. Khi muốn dùng thuốc cho trẻ, cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước.
Khi bé có tiền sử nhiễm hô hấp trên cấp tính, bạn cần chăm sóc bé cẩn thận như hút sạch dịch
tiết ra ở mũi, nhỏ thuốc sát khuẩn để đề phòng bệnh có thể tái phát. Đưa bé đến bác sĩ nếu
bệnh diễn tiến ở mức độ nặng như bị sốt cao và bỏ ăn uống.
Việc điều trị kịp thời và đúng cách còn phòng tránh cho bé những biến chứng khác của bệnh
như viêm phổi, viêm phế quản và viêm mũi.
Một số triệu chứng ở trẻ sơ sinh nên chú ý
Da đầu xếp vảy
Những mảng vảy nhỏ màu vàng như vảy cá, xếp thành từng lớp trên đầu bé. Với đa số trẻ sơ
sinh, đây là hiện tượng bình thường, không gây hại gì.
Cách chữa trị:
- Dùng loại dầu gội dành cho bé. Khi gội đầu, chú ý dùng đầu ngón tay chà xát nhẹ. Tình trạng
này sẽ tự giảm sau vài ngày hoặc vài tuần. Khi trẻ lớn hẳn sẽ chấm dứt hoàn toàn.
- Không nên cố gắng dùng tay bóc lớp vảy. Điều đó sẽ khiến bé đau và vảy lan ra nhiều hơn.
- Nếu vẩy chuyển sang màu đỏ hay bị sưng tấy lên, bạn cần nhanh chóng đưa bé đi khám.
Phát ban
- Vệ sinh da bé sạch sẽ với nước ấm và lau khô bằng khăn bông mềm. Những nốt đỏ trên da
trẻ sẽ nhạt đi và tự biến mất sau đó.
- Không nên để cơ thể bé trong tình trạng quá nóng, bạn nên cho con mặc quần áo rộng rãi và
giữ phòng thoáng mát. Nếu da trẻ vẫn tiếp tục nổi đỏ, bạn nên đưa con tới bác sĩ.
Rốn chảy nước
Trong vài tuần đầu, hiện tượng chảy nước ở rốn bé là hoàn toàn bình thường. Nếu trẻ không bị
đau hoặc bạn không thấy có hiện tượng khác lạ nào khu vực rốn như chảy máu, chảy mủ… thì
không nên quá lo lắng.
Chữa trị:
- Bạn cần dùng bông vệ sinh rốn cho bé cẩn thận sau mỗi lần tắm hay khi bị chảy nước.
- Nếu tình trạng này không suy giảm sau một vài tuần, bạn nên đưa bé đi khám.
Chăm sóc bé bị tiêu chảy
- Không nên tự chữa bệnh cho bé vì tiêu chảy là một bệnh nguy hiểm. Bạn nên đưa con đến
bệnh viện càng nhanh càng tốt.
- Cho bé dùng sữa nhiều hơn ngày thường để bù vào lượng nước đã bị mất.
- Bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng sau mỗi lần thay tã cho bé để tránh bị truyền
nhiễm.
- Bạn có thể cho bé uống thêm một chút nước sôi để nguội nếu cần thiết.
Đau mông
Một vài nốt đỏ mọc quanh mông bé. Khi bạn chạm tay vào trẻ sẽ khóc vì đau.
Cách chữa trị:
- Bạn nên thay tã thường xuyên cho con, đặc biệt sau mỗi lần bé đi tiểu tiện, đại tiện.
- Bạn cũng nên chú ý vệ sinh và lau khô vùng mông, hậu môn, bộ phận sinh dục của bé khi thay
tã. Vệ sinh từ đằng trước ra đằng sau để tránh vi trùng từ hậu môn xâm nhập vào cơ quan sinh
dục.
- Thi thoảng, có thể để bé nằm trên một chiếc khăn trong ít phút vì cuốn tã liên tục khiến da bé
bị bí.
- Nếu các nốt đỏ ngày càng trầm trọng, bạn nên đưa bé đi khám.
Nghẹt mũi
- Dùng bông nhẹ nhàng vệ sinh vùng trong mũi bé, chú ý không dùng vật cứng, nhọn, chọc quá
sâu vào hai lỗ mũi.
- Có thể dùng thuốc nhỏ mũi, loại dành cho trẻ sơ sinh.
- Nếu tình trạng nghẹt mũi không được cải thiện, bạn nên đưa con tới phòng khám.
Chăm sóc sốt tại nhà
Sốt có nhiều nguyên nhân gây ra bởi một tác nhân nào đó, như nắng, nóng
do phải làm việc ở ngoài trời hay thao tác công việc trong lò cao gây ra rối
loạn cơ quan điều nhiệt của cơ thể tại hành não (vùng gáy).
Vậy thân nhiệt như thế nào được gọi là sốt?
Không phải tất các trường hợp có thân nhiệt cao (tức trên mức bình thường là 37 độ được gọi
là hằng số sinh lý) đã xem như sức khỏe đã có vấn đề. Do vậy khi cặp nhiệt độ tại nách với
người khỏe mạnh bình thường nếu như có chỉ số thân nhiệt trên, dưới 37 độ là không có gì
đáng lo ngại. Nhưng khi ta cặp nhiệt độ ở miệng hay tại hậu môn mà chỉ số thân nhiệt là 37,2
độ thì chắc chắn là cơ thể đã bị sốt.
Song cũng cần lưu ý một số chỉ số thân nhiệt thay đổi theo môi trường như vào buổi sáng có
thân nhiệt hạ hơn và cao lên vào buổi chiều hay buổi tối. Thân nhiệt lấy ở hậu môn là chính xác
nhất và thường cao hơn chỉ số thân nhiệt lấy ở miệng là 0,3 độ C.
Nhưng khi đo nhiệt độ ở miệng sau khi vừa uống nước nóng thì nhiệt độ cũng có thể tăng cao,
nếu không chú ý dễ nhầm tưởng là bị sốt. Vì vậy ta thấy thân nhiệt có thể cao hơn bình thường
khi mặc quá nhiều quần áo làm da không thể tỏa nhiệt ra môi trường, hay sau khi luyện tập,
hoặc hoạt động mạnh.
Khi thời tiết nóng ấm cũng làm cho sự tỏa nhiệt của cơ thể chậm lại khiến tích nhiệt làm cho
thân nhiệt cao hơn bình thường.
Trong các trường hợp hoạt động sinh lý như làm lượng hooc môn tăng giảm ví dụ khi phụ nữ
rụng trứng hay khi hành kinh thân nhiệt thường tăng cao hơn bình thường tới nửa độ C.
Ngoài các trường hợp như vừa nêu trên nếu như thân nhiệt đo được có chỉ số từ 37o2 – 37o7
trở lên thì chắc chắn bị sốt. Do vậy cần phải đến bác sỹ để được thăm khám. Cụ thể là:
* Với trẻ em dưới 6 tháng tuổi nếu đo nhiệt độ tại miệng mà chỉ số thân nhiệt không thay đổi, cứ
giữ ở mức 38o3, hay 38o8 lấy ở hậu môn không thuyên giảm trong suốt 48 giờ.
* Cũng với chỉ số nhiệt độ như ở trẻ em, nhưng kéo dài suốt 5 ngày liền lại kèm các dấu hiệu
như cổ cứng, đau ngực, nôn ói, ỉa chảy, đi lảo đảo, phát ban, ho, đau tai. Hiện tượng sốt dưới
40oC là bình thường, còn khi sốt cao hơn 40oC và kéo dài lại cần phải được bác sỹ khám xét
và trị liệu ngay.
Dưới đây là vài cách làm dịu cơn sốt và hạ thân nhiệt đơn giản:
* Uống nước gạo rang (có thể cho thêm chút đường và vài hạt muối) hoặc uống nước trái cây.
Nếu có Oresol thì phải pha đúng tỷ lệ nước theo sự hướng dẫn trong bao bì. Không lạm dụng
uống nhiều nước Oresol hoặc đặc quá vì có thể gây nguy hiểm. Mặt khác các loại nước trên
mỗi lần chỉ cần uống một ít, không nên uống nhiều ngay một lúc sẽ gây tăng gánh cho tim và
như vậy không có lợi cho tim mạch, và có thể gây trụy mạch (vì trong khi sốt nhịp đập của tim
bao giờ cũng tăng hơn bình thường).
* Lau người bằng khăn lau ướt thấm nước mát ở nhiệt độ 21oC. Đồng thời có thể chườm lạnh
bằng nước đá bỏ trong túi cao su hay bọc trong túi polyéthylène vào hai bàn chân, hai bên bẹn,
trên trán, riêng hai hố nách phải biết cách mới được chườm không lại gây viêm phổi nhất là trẻ
nhỏ.
* Có thể uống thuốc viên Acetaminophen với liều thích hợp tùy theo độ tuổi cách nhau từ 3 – 4
giờ một lần uống.
* Nằm nghỉ nơi yên tĩnh, thoáng mát, tránh gió lùa, không hoạt động nhất là chú ý tránh cử động
mạnh.
* Không mặc nhiều quần áo hoặc đắp chăn dày quá. Nếu trời nóng quá có thể quạt nhẹ không
trực diện vào người bệnh.
* Cần được săn sóc và theo dõi diễn biến nếu như sốt lại tăng cao hơn hoặc có thêm dấu hiệu
khác thường cần đưa đi bệnh viện ngay để được chẩn trị kịp thời nhất là với trẻ em.
Lưu ý khi tắm, cắt móng cho bé sơ sinh
Sau khi tắm, móng tay, móng chân bé trở nên mềm và bạn sẽ dễ dàng cắt
hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chờ khi bé ngủ say, khi ấy, bé không còn
ngọ nguậy hay quấy khóc, để làm vệ sinh móng cho bé một cách an toàn.
1. Lưu ý khi tắm cho bé
- Gội đầu cho bé: Làm ướt tóc bé, tiếp đến, bạn có thể dùng một số loại dầu gội dành cho bé,
tránh để dầu rơi vào mắt, chảy xuống mặt hay rơi vào tai, mũi, miệng bé. Xoa nhẹ nhàng để dầu
gội thấm đều vào tóc bé. Bạn cũng có thể dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng massage khắp vùng
đầu bé. Tiếp tục gội lại với nước ấm cho đến khi sạch mới thôi.
- Nơi tắm cho bé phải thoáng khí nhưng cũng cần tránh những nơi có gió lùa trực tiếp.
- Đặt bé trên chiếc khăn tắm. Nếu trời lạnh, bạn nên chú ý cới bỏ từ từ áo hay quần bé trước.
Sau đó, bạn vệ sinh từng phần cơ thể của bé, để tránh việc bé bị cảm lạnh.
- Nâng bé lên bằng cả hai tay: Một tay bạn giữ vùng đầu bé, tay kia giữ vùng mông bé. Nhẹ
nhàng đặt hai chân và vùng bụng bé xuống chậu tắm. Một tay bạn tắm cho bé, tay còn lại giữ
chắc vùng gáy và đầu bé.
- Lau nhẹ vùng mặt bé bằng nước ấm, tránh để nước rơi vào mắt bé. Bạn không nên dùng xà
phòng, sữa tắm khi vệ sinh mặt bé, vì chúng có thể làm cay hoặc tổn thương đến mắt bé.
- Tiếp tục vệ sinh toàn bộ cơ thể bé. Lúc này, bạn có thể sử dụng loại sữa tắm dành cho bé khi
vệ sinh toàn bộ cơ thể bé.
- Bạn nên tráng lại người cho bé bằng một chậu nước sạch, ấm khác bên cạnh.
- Lau khô người bằng một chiếc khăn mềm, khô. Bạn cũng nên cẩn thận vệ sinh vùng tai để
tránh nước tắm còn sót lại bên trong tai bé. Sử dụng thêm dung dịch ngoài da cho bé, nếu bạn
thấy cần thiết.
2. Lưu ý khi cắt móng tay, móng chân cho bé
- Một số bé có móng tay, móng chân phát triển khá nhanh, cho nên, bạn có thể cắt móng cho bé
khoảng 2 lần/tuần.
- Một số bé khác, móng mọc chậm hơn, bạn có thể cắt 2 lần/tháng.
- Chọn loại bấm nhỏ, dành cho bé sơ sinh. Khi cắt, bạn nhớ cẩn thận để không gây hại cho
vùng da xung quanh đầu móng bé.
- Cắt móng sau khi bé tắm: Bởi vì sau khi tắm, do tác động của nước, móng tay, móng chân bé
sẽ mềm hơn nên dễ cắt.
- Bạn cũng có thể tranh thủ lúc bé đang ngủ say để vệ sinh móng cho bé. Vì lúc này, bé không
thể cựa quậy, quấy khóc nên bạn sẽ dễ dàng cắt móng cho bé một cách an toàn hơn.
- Bạn có thể nhờ chồng hoặc người thân trong gia đình bế bé để việc cắt móng cho bé được
thuận lợi hơn.
- Dùng bấm cắt theo hình vòng cung tự nhiên của móng. Bạn cũng nên cẩn thận cắt sạch móng
phía mép ngón tay bé.
Một số bệnh thường gặp ở trẻ nên lưu ý
Da trẻ rất mỏng manh, chưa đủ sức bảo vệ cơ thể. Không chỉ vậy, làn da
của trẻ còn là miếng mồi ngon cho một số căn bệnh ngoài da. Những dát
đỏ, đốm hồng hoặc hạt nhỏ li ti trên da có thể làm cho bé khó chịu đến mất
ăn, mất ngủ. Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp ở trẻ mà bạn nên
lưu ý.
1. Rôm sẩy. Thường xuất hiện ở các phần lưng, ngực, bắp tay của trẻ. Những hạt nhỏ li ti, mầu
hồng này sẽ khiến cho trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
- Cách chữa trị và phòng tránh:
Lớp sừng ở da trẻ con khá non, khả năng hấp thụ các chất từ bên ngoài rất cao. Bạn nên hỏi ý
kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc hoặc xà phòng để tắm cho bé. Cần hạn chế các loại thuốc có
chứa axit boric vì chất này có khả năng gây ngộ độc cho trẻ.
Bạn có thể mua rau kinh giới, mướp đắng về rửa sạch, cho vào máy xay, lọc bỏ bã rồi pha với
nước để tắm cho bé.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung cho trẻ các loại hoa quả giàu vitamin C như: bưởi, quýt…
2. Chàm sữa: Một số trẻ sau ba tháng tuổi, trên má, cằm và trán xuất hiện những đám mụn nhỏ
li ti màu đỏ có rịn một ít dịch.
Những mụn này sẽ tự vỡ sau một thời gian ngắn. Chất dịch bị khô lại và đóng vảy vàng khiến
trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
- Cách chữa trị và phòng tránh:
Chàm sữa là một căn bệnh lành tính, không gây nguy hại gì đến sức khỏe của trẻ ngoài sự
ngứa ngáy, khó chịu.
Khi trẻ bị bệnh, bạn không nên dùng các thuốc có chứa chất corticoid để bôi cho con. Chất này
sẽ làm tổn thương vùng da bị bệnh.
Tốt nhất, bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được hướng dẫn chi tiết.
3. Ghẻ chốc: Trẻ ở vùng nông thôn hoặc sống trong các điều kiện vệ sinh không đảm bảo rất
dễ bị mắc căn bệnh này.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra những nốt ghẻ. Chúng là những mụn nước ở kẽ tay, chân, vùng
bụng, thậm chí là ở cả vùng kín của trẻ.
Ghẻ có nhiều loại: Ghẻ ngứa và ghẻ phỏng. Trẻ mắc ghẻ ngứa thường hay quấy khóc vào ban
đêm.
Ghẻ phỏng dể lây lan và rất nguy hiểm. Nó do một loại vi khuẩn hình cầu gây ra. Lúc đầu, ghẻ
phỏng là một vết đỏ trên da, sau nổi lên thành mụn nước như bị phỏng. Bóng nước bị vỡ, khô
lại thành mày màu vàng.
Chất dịch từ bóng nước bị vỡ sẽ lan sang vùng da khác và tạo thành ghẻ mới nếu vùng da đó bị
tổn thương.
- Cách chữa trị và phòng tránh:
Đối với ghẻ ngứa, bạn cần giúp con giữ vệ sinh và bôi các loại thuốc chuyên dụng theo đúng
hướng dẫn sử dụng. Thuốc thường có dạng kem, dung dịch, thuốc mỡ.
Ghẻ phỏng là bệnh nhiễm trùng nhẹ trên da, khi khỏi bệnh thì không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu
bệnh tái phát nhiều lần, trẻ có thể bi biến chứng viêm cầu thận cấp.
Ghẻ phỏng có thể được chữa trị bằng các loại thuốc bôi, thoa vào da. Dù vậy, bạn nên đưa trẻ
đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác.
3 bài thuốc trị chứng biếng ăn ở trẻ
Đối với trẻ biếng ăn do tỳ vị hư nhược, có thể dùng món ăn sau: Cá chép 1
con (300-500 g), gừng tươi 20-30 g, vỏ quýt 10 g, gia vị vừa đủ. Cá chép
mổ bụng, bỏ hết ruột; gừng thái nhỏ cho vào túi vải cùng vỏ quýt và gia vị
rồi nhét vào bụng cá, hấp cách thủy hoặc nấu chín.
Chia 2 phần cho trẻ ăn trong ngày (cả nước lẫn cái).
Sau đây là 2 món ăn bài thuốc khác:
Nước ép dưa hấu, cà chua
Dưa hấu và cà chua lượng bằng nhau. Dưa hấu bỏ vỏ, bỏ hạt (lấy phần ruột đỏ; cà chua chọn
quả chín đỏ, tươi, rửa sạch rồi nhúng qua nước sôi để dễ bóc vỏ. Cho 2 thứ vào ép lấy nước
uống ngày 1-2 lần, mỗi lần 50-200 ml tùy theo nhu cầu trẻ. Ép xong phải uống ngay, để lâu sẽ
dễ bị nhiễm khuẩn.
Công dụng: Thanh nhiệt, tiêu tích, kiện vị, dùng cho trẻ biếng ăn do tỳ vị tích nhiệt.
Cá diếc, thịt dê hấp ý dĩ
Cá diếc 1 con (100 g), thịt dê 100 g, ý dĩ 15 g, gia vị vừa đủ. Cá diếc mổ bụng, bỏ hết ruột, thịt
dê thái miếng, ý dĩ đãi sạch vỏ. Tất cả cho vào nồi hấp chín, ăn trong ngày.
Công dụng: Kiện tỳ, ích vị, trừ thấp, dùng cho trẻ biếng ăn do hàn thấp, hại tỳ.
Chú ý: Có thể sử dụng thường xuyên các món ăn trên (tuần vài lần). Tuy nhiên, nên chọn
những món phù hợp với cơ thể trẻ bằng cách theo dõi xem trẻ có thích ăn hay không. Ngoài ra,
cần thay đổi món ăn cho trẻ và đảm bảo đủ chất (thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi).
Cách trị "cứt trâu" ở trẻ
Theo bác sĩ Nguyễn Hải Vân, Trung tâm Tư vấn sức khỏe phụ nữ, gia đình và trẻ em Hà Nội,
nếu kết hợp một trong những loại nước trên với ít dầu gội dành riêng cho bé, hoặc vaselin, thì
hiệu quả sẽ rất cao.
"Cứt trâu" trên đầu trẻ là do da đầu bé có quá nhiều chất dầu. Nhiều bà mẹ tỏ ra lo lắng, nhưng
thực ra đám vảy này, tuy nhìn không đẹp mắt, nhưng hoàn toàn vô hại. Chỉ khi trên cơ thể trẻ
có những vùng đỏ, đóng vẩy, thì cha mẹ nên đưa con đi khám, bởi có thể trẻ bị chàm bã nhờn.
Bác sĩ Hải Vân khuyên, bạn tuyệt đối không nên dùng tay để cạy những đám vảy bám trên đầu
của con, vì sẽ làm da bé bị tổn thương. Trước khi tắm cho bé hằng ngày, bạn cần làm ướt
vùng tóc này bằng nước chè hoặc chanh. Sau đó, bạn bôi dầu gội dành cho trẻ hoặc vaselin
vào chỗ có cứt trâu, để 15 đến 20 phút rồi lấy lược của bé chải nhè nhẹ theo các hướng từ trên
xuống, từ dưới lên, trái qua phải và ngược lại.
Sau đó, bạn làm sạch đầu trẻ bằng chậu nước chè hay bồ kết đã pha ấm. Mỗi ngày, bạn gội
cho con theo cách này một lần, liên tục từ 4 đến 5 ngày, da đầu trẻ sẽ trắng, sạch. Để tránh cứt
trâu tái phát, bạn nên dùng dầu gội cho con thường xuyên, da sẽ sạch chất nhờn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa một chút muối tinh vào nước tắm gội của bé để giúp cơ thể trẻ
vệ sinh, giữ cảm giác sạch sẽ, mát mẻ.
Cách xử trí khi thân nhiệt trẻ sơ sinh thay đổi
Khi trẻ hạ nhiệt, cần lau khô và quấn tã ngay cho trẻ, tránh để mất nhiệt
lượng do bay hơi. Khi thân nhiệt tăng trên 38 độ C, việc đầu tiên là phải cởi
bớt quần áo cho trẻ và cho bú mẹ ngay.
Hiện tượng hạ thân nhiệt: Thai nhi khi nằm trong tử cung thường có thân nhiệt cao hơn thân
nhiệt người mẹ từ 0,5 đến 1 độ C, nên ngay khi ra đời, trẻ có nguy cơ bị giảm nhiệt rất nhanh,