Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Ảnh hưởng xuất nhập khẩu Việt Nam đến FDI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.33 KB, 19 trang )

I. Ảnh hưởng xuất nhập khẩu Việt Nam đến FDI
Đứng trên góc độ phân tích về mặt lí thuyết có thể thấy giữa ngoại
thương va đầu tư trực tiếp nước ngoài có mối quan hề tương hỗ lẫn
nhau.Nếu như hoạt động xuất nhập khẩu của một đất nước hoạt động tốt
thì đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài nền
nhìn vào nền kinh tế đó, quyết định vốn đầu tư của mình. Mặt khác khi
hoạt động khi đầu tư trực tiếp nước ngoài được đẩy mạnh đặc biệt trong
lĩnh vực trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với thì năng lực sản xuất của nước
sở tại tăng lên và hàng hoá ản xuất ra có chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ
hơn, do đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
Vậy mội quan hệ giữa ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài
được biểu hiện như thế nào?
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu xem vì sao các hoạt động của các
doanh nghiệp FDI trong thời gian vừa qua lại đầu tư vào lĩnh vực xuất
nhập khẩu của Việt Nam nhanh và nhiều như vậy.
1.Trong cuộc hành trình 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã có bước
tiến nhảy vọt trong việc mở cửa giao lưu với các nền kinh tế nước bạn. Sự
ra đời của những chính sách thân thiện trong thương mại cũng như chính
sách đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chính là yếu tố quan trọng nhất đem lại
thành công trong việc tạo lập môi trường cho các công ty FDI đầu tư vào
ngành xuất nhập khẩu tai Việt nam. Tổng xuất khẩu và nhập khẩu bằng
160% GDP đã biến nền kinh tế Việt Nam trở thành một trong những nền
kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới.
Từ năm 1980 tới nay, bắt đầu với Nghị định 40- 7/2/1980 và tới
nay là Nghị định 57CP- 31/7/1998, Nhà nước đã xoá bỏ hoàn toàn điều
kiện , các doanh nghiệp có quyền tham gia các hoạt đông ngoại thương mà
không cân cần cố điều kiện gì, chỉ cần có mã số thuế ở Cục Thuế.
Ta có thể nhận thấy ró sự thay đổi về kim ngạch xuất nhập khẩu
trong 10 năm gần đây là tù 1997 tới 2007:
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục trong suốt
thời gian 10 năm từ 1997 đến 2007. Sau thời kì khủng hoảng kinh tế 1997,


cán cân thương mại có nhiều xáo trộn. Năm 2001 là giới hạn của thời kì
này. Tất cả các chỉ số của năm này đều thay đổi rất ít so với năm 2000.
Tiếp sau đó là một thời kì tăng trưởng khá năng động của xuất nhập khẩu
với tỉ lê tăng trưởng trung bình lên đến hơn 20%. Thâm hụt thương mại
theo đó cũng tăng lên một cách đáng kể từ 1,2 tỷ năm 2001 lên tới 5,1 tỷ
năm 2006. Điều này chứng tỏ rằng Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu
vào nền kinh tế thế giới.
Trong vòng 9 năm nhập khẩu tăng lên khoảng 3,8 lần. Trong khi đó
nhập khẩu tăng 4,3 lần. Đó là một xu thế tốt và có thể nói là thành công
bước đầu của Việt Nam trong quá trình hội nhập nói chung và thể hiện
một môi trường tốt cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam, góp
phần tăng tỉ trọng xuất nhập khẩu nói riêng.
2. Thêm nữa, đó là do chính sách của nhà nước ta đối với các doanh
nghiệp FDI về vấn đề XNK ngày càng được nới rộng.Chúng ta có thể nhìn
thấy rõ điều đó
Nhằm khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn
đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nước
ngoài, năm 1998, Chính phủ đưa ra Nghị định số 10/1998/NĐ-CP về một
số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam trong đó điểm khác biệt rõ nét. Điểm dễ nhận thấy là
nhà nước khuyển khích đầu tư bằng cách điều chỉnh thuế suất thuế lợi tức
ưu đãi và thời hạn miễn, giảm thuế lợi tức theo các tiêu chuẩn khuyến
khích đầu tư ( Điều 8, 9 10, 11/ chương III). Nếu trước đây các doanh
nghiệp FDI phải uỷ thác vốn cho công ty Việt Nam thi theo Nghị định 10,
các doanh nghiệp FDI được quyền thu mua sản phẩm. Nhưng hạn chế của
Nghị định là chỉ được nhập khẩu các yểu tố đầu vào cho sản xuất, không
được kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đến năm 2001, theo Nghị định 44 ban hành 2/8/2001, thương nhân
theo quy định của pháp luật được quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa,
không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh, trừ hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu;
được nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh(điều 8).
Tới năm 2006, nhà nước ta thực hiện cam kết khi gia nhập WTO
trong đó cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần ngành nghề
được xuất nhập khẩu.các doanh nghiệp FDI “ được quyền tạm nhập hàng
hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của
thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài.
Thủ tục tạm nhập tái xuất giải quyết tại Hải quan cửa khẩu”(điều 13).
Đồng thời cho các doanh nghiệp FDI đứng tên mở tờ khai thuế nhập khẩu
và đóng thuế.
Tới năm 2007, theo Nghi định 23 NĐ-CP, các doanh nghiệp FDI
được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp mọi hàng hoá ; được quyền phân
phối các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hoá và nhượng
quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.(điều 3
Vào ngày 1/1/2008, theo Nghị quyết số 19/2008/NQ-QH12, nhà
nước cho phép các liên doanh nước ngoài góp vốn không hạn chế trong
lĩnh vực hoạt động phân phối
Phải nói rằng sau khoảng 10 năm mở rộng, nhưng sự thay đổi chính
sách kịp thời của Nhà nước ta đã có những hiệu quả to lớn .Có thể nhận
thấy chính sách của nhà nước ta càng ngày càng thông thoáng hơn đối với
các doanh nghiệp FDI.
II. Ảnh hưởng của FDI đến xuất nhập khẩu Việt Nam
1. FDI thúc đẩy ngoại thương phát triển – cải thiện cán cân thương
mại
Ông Lê Văn Được, Vụ trưởng Vụ đầu tư nước ngoài (Bộ Công
Thương) cho biết, nguồn vốn lớn mạnh FDI đã tác động rất lớn đến cán
cân xuất nhập khẩu.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của cả nước đạt xấp xỉ 40 tỷ
USD (39,6 tỷ), tăng 22,1% so với năm 2005, vượt 4,9% chỉ tiêu kế hoạch

của Chính phủ đặt ra từ đầu năm (37,75 tỷ USD). Đặc biệt, khu vực doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chứng tỏ vị trí chủ lực của mình
với kim ngạch chiếm 57,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 23%
so với năm 2005; còn khu vực doanh nhiệp 100% vốn trong nước tăng
20,5% so với năm 2005.
Năm 2007, xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những
mặt hàng có kim ngạch tăng khá cao: dệt may, điện tử máy tính, hàng thủ
công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, gỗ, cà phê, hạt tiêu,
hạt điều. Đã có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu
thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính, cà phê,
gạo và cao su với kim ngạch đạt 33 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước. Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
đến năm 2007 đã đạt khoảng 107 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu
đạt 48 tỷ USD mà tỷ trọng của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài chiếm gần 57%.
Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất
khẩu 6 tháng đầu năm nay đạt 29,69 tỉ đô la Mỹ, tăng 31,8% so với cùng
kỳ năm trước và đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm gần
đây (6 tháng 2007 tăng 19,4%; 6 tháng 2006 tăng 25,7%; 6 tháng 2005
năm tăng 17,4%). Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) đạt 16,92 tỉ đô la Mỹ, chiếm 57% tổng kim ngạch cả
nước, tăng 34% so với cùng kỳ.
Khu vực FDI đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế.
Thông qua đầu tư nước ngoài, nhiều công nghệ mới được nhập vào Việt
Nam như thiết kế, chế tạo máy biến thế; dây chuyền tự động lắp ráp hàng
điện tử, mạch điện tử, lắp ráp tổng đài điện thoại tự động kỹ thuật số, công
nghệ sản xuất cáp điện, cáp thông tin… Nhìn chung, phần lớn các trong
thiết bị là đồng bộ, có trình độ bằng hoặc cao hơn các thiết bị tiên tiến đã
có trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước công nghiệp trong khu
vực. Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, kiểu dáng đẹp,

chất lượng đạt tiêu chuẩn Việt Nam, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế; đồng
thời cũng đem lại những mô hình quản lý tiến tiến cùng phương thức kinh
doanh hiện đại, điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới
công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh lành mạnh
giữa các doanh nghiệp.
Sự tham gia của các dự án FDI vào ngành công nghiệp đã tạo ra một môi
trường kinh doanh cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đổi
mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Các dự án FDI trong lĩnh vực
công nghiệp không chỉ khai thác thị trường trong nước mà còn góp phần
làm tăng kim ngạch thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu. Điển hình như
ngành công nghiệp điện tử, mặc dù kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm
điện tử năm 2005 chỉ chiếm 4% tổng kim ngạch thương mại, song đã đạt
tốc độ tăng tới 34,4%. Trong thời gian tới, khi một số dự án của các tập
đoàn lớn được đưa vào hoạt động, góp phần thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu
của nước ta.
Trong điều kiện sản xuất nông lâm nghiệp còn thiếu vốn đầu tư thì đầu tư
trực tiếp nước ngoài đã và đang tăng cường nguồn vốn quan trọng để nâng
cao năng lực sản xuất, trang bị thêm công nghệ mới như dây chuyền sản
xuất các loại rau quả hộp, nước trái cây, một số liên doanh đã được thành
lập ở Việt Nam để xuất khẩu một phần hoặc toàn bộ sản phẩm Bên cạnh
đó, các dự án FDI đã chuyển giao nhiều giống cây, con và các sản phẩm
khác đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một số giống cây mới đã được đưa vào Việt
Nam cho năng suất cao như giống dứa Cayen, giống mía ấn Độ, Đài Loan,
châu Mỹ La tinh. Nhiều loại thiết bị chế biến đã được đưa vào Việt Nam
thuộc loại tiên tiến và hiện đại bậc nhất thế giới như dây chuyền xay xát
gạo Satake của Nhật Bản, dây chuyền sản xuất bột mỳ của Singapo,
Inđônêxia, các dây chuyền chế biến rau quả của ý, Hà Lan, các dây chuyền
chế biến thịt của úc, các dây chuyền chế biến thức ăn gia súc của Mỹ,
Pháp, Hà Lan, các dây chuyền chế biến chè của Nhật, Bỉ, Đài Loan, các
nhà máy đường của Anh, Pháp, ấn Độ, úc, Nhật, Đài Loan, liên doanh chế

biến sữa và các sản phẩm sữa, liên doanh sản xuất bia, nước giải khát, liên
doanh chế biến hải sản...
Các công nghệ mới này góp phần thúc đẩy đa dạng hóa các sản phẩm nông
lâm nghiệp, tạo ra một khối lượng hàng nông sản xuất khẩu lớn, chất lượng
cao và giá thành hạ, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Điều
này đã được khẳng định rõ trong văn kiện đại hội IX Đảng cộng sản Việt
Nam: “Trong nông nghiệp, đã ứng dụng một số thành tựu của công nghệ
sinh học; đưa một số giống mới vào sản xuất đại trà trên cơ sở áp dụng các
kết quả nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi bằng công
nghệ mới và công nghệ cao”.
Tóm lại, có thể thấy FDI đầu tư vào lĩnh vực xuất nhập khẩu đã góp
phần làm tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, thúc đẩy ngoại
thương phát triển, cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam.
2. FDI và bài toán nhập siêu
“Việt Nam đang chịu mức thâm hụt thương mại lớn và phải phụ thuộc
rất nhiều vào FDI để bổ sung cho thâm hụt thương mại đó. Nhưng nếu chỉ
dựa vào FDI thì Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phải chịu sự thâm hụt thương
mại”
Chuyên gia hàng đầu về kinh tế Việt Nam của Chương trình Phát triển
Liên hiệp quốc (UNDP), ông Jonathan Pincus, đã phát biểu như vậy trong
hội thảo tiểu vùng “Chia sẻ kinh nghiệm về việc gia nhập và thực thi các
cam kết WTO”, được tổ chức mới đây tại Hà Nội.
1.2.1. Các doanh nghiệp FDI vẫn nhập nhiều hơn là xuất
“Dòng vốn FDI rất quan trọng để các nước đang phát triển có được
công nghệ mới cho tiếp cận thị trường cũng như tăng cường năng lực quản
lí trong nước. Tuy nhiên, FDI không thể giúp Việt Nam bù đắp được thâm
hụt thương mại”, ông Jonathan Pincus nhấn mạnh.
Lí do được ông Jonathan Pincus đưa ra rất đơn giản: “Những công ty
nước ngoài tạo ra xuất khẩu nhưng cũng tạo ra nhập khẩu. Trong trường
hợp họ tạo ra nhập khẩu lượng hàng hoá lớn hơn xuất khẩu thì Việt Nam

sẽ phải chịu thâm hụt thương mại. Thực tế, điều này đang xảy ra ở Việt
Nam.”
Cục Đầu tư nước ngoài công bố: trong 6 tháng đầu năm 2008, giá trị
xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 11,3 tỉ USD, tăng 28% so với
cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 13,9 tỉ USD, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm
trước. Căn cứ vào số liệu trên có thể thấy mức thâm hụt thương mại mà
các doanh nghiệp FDI tạo ra trong 6 tháng đầu năm khoảng 2,6 tỉ USD.
Giải thích cụ thể hơn, ông Jonathan Pincus cho rằng: “Dòng vốn FDI
chiếm phần lớn trong khu vực công nghiệp. Đó là lí do tại sao Việt Nam
phải chịu thâm hụt thương mại”. Trên thực tế, việc đầu tư vào lĩnh vực
công nghiệp đòi hỏi nhiều máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, phần lớn
chỉ dựa vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu. Trong quá trình này, khi giá trị
xuất khẩu thấp hơn so với giá trị nhập khẩu, trong chừng mực nhất định, đã
chứng tỏ nguồn vốn FDI không thể nào là “cứu tinh” cho tình trạng thâm
hụt thương mại hiện nay của Việt Nam.
1.2.2. Do lạm phát tăng cao
Theo một góc nhìn nhận khác, TS. Phan Minh Ngọc, Phó chủ tịch
nghiên cứu kinh doanh của tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui, cho rằng
trong bối cảnh lạm phát tăng cao, những doanh nghiệp FDI có chiến lược
sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu sẽ phải chùn bước vì giá thành sản
phẩm trở nên kém cạnh tranh. Chỉ những dự án đầu tư để tiêu thụ sản
phẩm ngay tại Việt Nam là vẫn muốn duy trì và mở rộng sản xuất tại Việt
Nam.
“Như vậy, có thể nói lạm phát tăng cao sẽ làm thay đổi cơ cấu dòng
FDI vào Việt Nam theo hướng khá bất lợi cho Việt Nam”, ông Ngọc nói.
Trong khi đó, thống kê của Tổng cục Thống kê, nhập siêu hàng hoá 6
tháng đầu năm 2008 ước tính là 14,8 tỉ USD, bằng 49,8% kim ngạch xuất
khẩu, tăng 184,6% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 0,7 tỷ USD so với
mức nhập siêu của cả năm 2007. Nhập siêu chủ yếu là nhập nguyên, nhiên
vật liệu từ thị trường các nước trong khu vực. Như vậy, thâm hụt thương

mại từ các doanh nghiệp FDI chiếm gần 18% trong tổng thâm hụt của cả
nước trong 6 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam rất lớn
nhưng sản xuất hầu hết phục vụ nhu cầu trong nước. Trong khi khu vực tư
nhân rất nhỏ bé, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ. Sức cạnh tranh của các

×