Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Điều kiện chế độ vận hành của thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết (Upcom), thực trạng và đề xuất pháp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.33 KB, 14 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời đầu năm 2000. Thuật ngữ
“Thị trường chứng khoán” còn khá mới mẻ đối với công chúng Việt Nam. Trong
khi đó ở nhiều nước trên thế giới, thị trường chứng khoán đã phát triển rất sôi
động. Đầu tư vào thị trường chứng khoán đã trở nên quan trọng đối với mọi
người. Để tham gia vào thị trường chứng khoán, mọi người đều phải có các kiến
thức nhất định về thị trường chứng khoán. Ở nước ta hiện nay, hoạt động của các
sàn giao dịch chứng khoán đang diễn ra rất sôi động. Đặc biệt là từ khi Thị
trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chứng chưa biêm yết (Upcom)
chính thức vận hành vào ngày 24/6/2009. Sự kiện này được cho là quan trọng
đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi vận hành đầy đủ hai loại thị
trường, với tính minh bạch cao và chuyên nghiệp. Chính vì bước ngoặt quan
trọng này của thị trường chứng khoan Việt Nam, nhóm chúng tôi chọn đề tài
“Điều kiện chế độ vận hành của thị trường giao dịch chứng khoán của các công
ty đại chúng chưa niêm yết (Upcom), thực trạng và đề xuất pháp lý”.
1
NỘI DUNG
I. Khái niệm cơ bản
1. Chứng khoán, thị trường chứng khoán
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chứng khoán trên thế giới, tuy nhiên ở
đây ta chỉ xét đến khái niệm chứng khoán theo quy định của pháp luật hiện hành
Việt Nam.
Theo khoản 1 Điều 6 Luật chứng khoán 2006 thì:
“Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được
thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm
các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp
đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.”
Thị trường chứng khoán: khái niệm “thị trường” là để chỉ một không gian giao


dịch hay một hệ thống giao dịch, theo đó nó làm “hạ tầng” cho việc mua bán chứng
khoán diễn ra.
(Các hệ thống thị trường chứng khoán chính như sau:
1. Thị trường chứng khoán niêm yết: Là thị trường được tổ chức tập trung, có địa điểm
giao dịch cố định. Chứng khoán được mua bán là loại đã được niêm yết tại sở giao dịch, việc
mua bán được thực hiện theo phương thức đấu giá hai chiều từ người mua và từ người bán.
2. Thị trường phi tập trung: Là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng
giao dịch cố định. Hàng hóa giao dịch là các chứng khoán chưa niêm yết, được chào mua, chào
bán có cạnh tranh về giá, đồng thời có thể thương lượng để có mức giá chung.
3. Thị trường yết giá: Là thị trường giao dịch các chứng khoán đăng ký yết giá, giao dịch
theo cơ chế thỏa thuận. Tức là công ty chứng khoán đưa giá và khối lượng mua bán của khách
hàng của mình lên trung tâm giao dịch chứng khoán. Nhưng giao dịch được thực hiện không
theo nguyên tắc khớp lệnh tự động như thị trường niêm yết mà theo nguyên tắc thỏa thuận.
4. Thị trường mua bán thỏa thuận các chứng khoán niêm yết: Là trung tâm giao dịch các
chứng khoán đã niêm yết tại sở hoặc trung tâm giao dịch nhưng theo cơ chế như thị trường phi
tập trung. Trung tâm này được lập ra do yêu cầu của các nhà đầu tư là tổ chức cần mua bán
2
với số lượng lớn.)
2. Thị trường giao dịch chứng khoán
Khi nói đến khái niệm thị trường giao dịch chứng khoán, trước tiên ta phải
hiểu khái niệm giao dịch chứng khoán. Trong khoa học pháp lý, có thể hiểu giao
dịch chứng khoán theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa rộng, giao dịch chứng
khoán được hiểu là bất kỳ giao dịch dân sự nào mà khi thực hiện chúng làm phát
sinh việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang chủ thể khác, vì dụ
như: bán, tặng, cho, thừa kế chứng khoán…đều được coi là giao dịch chứng khoán.
Theo nghĩa hẹp, giao dịch chứng khoán chỉ là các giao dịch mua bán chứng
khoán được thực hiện giữa các chủ thể trên thị trường chứng khoán. Và ở đây, ta chỉ
xét theo nghĩa hẹp.
Khi xét đến khái niệm thị trường giao dịch chứng khoán cần phải phân biệt với
khái niệm thị trường chứng khoán. Mặc dù pháp luật không đưa ra định nghĩa về

hai khái niệm này nhưng từ sự phân tích trên có thể thấy nội hàm khái niệm thị
trường chứng khoán rộng hơn khái niệm thị trường giao dịch chứng khoán. Trên thị
trường chứng khoán có thể diễn ra bất kỳ hoạt động nào liên quan đến chứng khoán
(cả phát hành chứng khoán, mua bán chứng khoán…) trong khi đó trên thị trường
giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra các giao dịch chứng khoán là các giao dịch mua
bán chứng khoán.
Ở đây, thị trường giao dịch chứng khoán có thể là thị trường giao dịch có tổ
chức và thị trường giao dịch phi tổ chức (hay còn gọi là thị trường mua bán trao
tay). Thị trường giao dịch có tổ chức là thị trường được tổ chức quy củ đúng theo
quy định của pháp luật. Việc mua bán chứng khoán diễn ra ở thị trường này phải
tuân thủ một cách nghiêm ngặt pháp luật về chứng khoán và các quy định có lien
quan dưới sự giám sát của cơ quan chức năng của nhà nước. Trước khi luật chứng
khoán ra đời năm 2006, thị trường giao dịch có tổ chức chính là thị trường giao dịch
tập trung. Tuy nhiên, Luật chứng khoán 2006 đã mở rộng nội hàm của thị trường có
tổ chức và đưa thị trường phi tập trung vào là đối tượng điều chỉnh của luật. Do vậy
3
hiện nay, thị trường giao dịch có tổ chức bao gồm thị trường giao dịch tập trung và
phi tập trung (OTC).
Thị trường giao dịch phi tổ chức là thị trường không được tổ chức theo các
quy định của pháp luật về chứng khoán cho nên ta không xét trong bài này.
Tóm lại, thị trường giao dịch chứng khoán là thị trường diễn ra việc mua, bán
chứng khoán sau phát hành theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.
3. Công ty đại chúng chưa niêm yết (Upcom) và thị trường giao dịch chứng
khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết.
Điều 25 Luật Chứng khoán quy định:
- Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;
- Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hoặc
trung tâm giao dịch chứng khoán.
- Công ty có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà
đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam

trở lên.
Xét luật với ba loại hình trên, công ty đại chúng chưa niêm yết là loại
hình thứ nhất và thứ ba.
Phương thức giao dịch trên thị trường Upcom là thỏa thuận, bao gồm hai hình
thức:
1 - Thỏa thuận điện tử là hình thức giao dịch trong đó đại diện giao dịch nhập
lệnh với các điều kiện giao dịch đã được xác định và lựa chọn lệnh đối ứng phù hợp
để thực hiện giao dịch;
2 - Thỏa thuận thông thường là hình thức giao dịch trong đó bên mua, bên bán
tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch nhập
thông tin vào hệ thống đăng ký giao dịch để xác nhận giao dịch này.
Như đã nói ở tại phần về giao dịch chứng khoán, hiện nay thị trường giao dịch
chứng khoán bao gồm thị trường giao dịch tập trung và phi tập trung (OTC).
Thị trường giao dịch tập trung là thị trường giao dịch được tổ chức tại địa
điểm cố định về mặc địa lý và được quản lý chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật
4
hiện hành về chứng khoán. Muốn được xuất hiện trên thị trường tập trung thì các
chủ thể cần phải niêm yết chứng khoán tại các sở giao dịch hoặc các trung tâm giao
dịch chứng khoán. Trong khi đó, thị trường chứng khoán của các công ty đại chúng
chưa niêm yết, tức là chứng khoán chưa được niêm yết tại sở giao dịch chứng
khoán hay trung tâm giao dịch chứng khoán thì lại giao dịch trên thị trường tự do
với sự điều chỉnh ít ỏi của những quy định pháp lý.
Có thể hiểu, thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty chưa niêm yết
(Upcom) là địa điểm diễn ra việc mua bán chứng khoán chưa được niêm yết theo
quy định của pháp luật hiện hành.
II. Điều kiện chế độ vận hành của thị trường giao dịch chứng khoán của
các công ty đại chúng chưa niêm yết (Upcom).
1Chứng khoán đăng ký giao dịch
Đăng ký giao dịch tại Thị trường giao dịch chứng khoán gồm cổ phiếu, trái
phiếu chuyển đổi được chấp thuận đăng ký giao dịch.

2 Thời gian giao dịch.
- Giao dịch từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Thời gian từ 8h30 đến 15h00,
thời gian nghỉ từ 11h30 đến 13h30 trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ luật
Lao động (Cần chú ý về thời gian tạm ngừng hoạt động giao dịch chứng khoán)
- SGDCK tạm ngừng hoạt động giao dịch chứng khoán trên toàn hệ thống
trong trường hợp quy định tại Điều 4 Thông tư 74 TT-BTC
a) Hệ thống giao dịch hoặc hệ thống chuyển lệnh của SGDCK gặp sự cố;
b) Khi xảy ra các sự kiện bất khả kháng làm ảnh hưởng đến hoạt động giao
dịch của thị trường như thiên tai, hỏa hoạn;
c)UBCKNN yêu cầu ngừng giao dịch để ổn định thị trường
d) Các trường hợp SGDCK thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư sau
khi được UBCKNN chấp thuận.
- Việc tạm ngừng giao dịch từng loại chứng khoán cụ thể thực hiện theo Quy
chế giao dịch của SGDCK.
5

×