A. MỞ ĐẦU
Từ khi ra nhập WTO, Việt Nam luôn được coi là điểm đến tiềm năng của các
nhà đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện tình hình kinh tế, xã hội phát triển, thị
trường chứng khoán ở Việt Nam đang thu hút nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Sau đây em xin đi tìm hiểu đề tài:” Pháp luật về chào bán chứng khoán
của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp
lý của người nghiên cứu”.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về chào bán chứng khoán.
1. Khái niệm về chào bán chứng khoán
Theo khoản 3 Điều 1 Luật chứng khoán 2006 “chứng khoán là bằng chứng
xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn
của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút
toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử”. Có thể khẳng định chứng khoán là hàng hóa của
thị trường chứng khoán, do đó, điều tất yếu khi muốn thị trường chứng khoán đi vào
hoạt động là cần phải đưa hàng hóa vào thị trường để lưu thông.
2. Các hình thức chào bán chứng khoán
Phương thức chào bán chứng khoán là phương pháp và hình thức thực hiện
việc chào bán chứng khoán.
Việc đưa chứng khoán từ nơi phát hành đến với người có nhu cầu mua chứng
khoán có nhiều cách thức khác nhau. Chào bán chứng khoán ra công chúng và chào
bán chứng khoán riêng lẻ hiện nay đang là hai phương thức được sử dụng rộng rãi:
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 6 Luật chứng khoán năm 2006 thì: “chào
bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các
phương thức sau đây:
a.Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;
b. Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà
đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
c. Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định”.
1
Chào bán chứng khoán riêng lẻ là hoạt động chào bán của chủ thể phát hành
cho các khách hàng đặc biệt, thường là các nhà đầu tư có tổ chức. Riêng chào bán cổ
phần riêng lẻ được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 01/2010/NĐ-CP đó là
việc chào bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp và không sử dụng các
phương tiện thông tin đại chúng cho một trong các đối tượng sau:
a. Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
b. Dưới 100 nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
II. Pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam
1. Phát hành chứng khoán ra công chúng
1.1. Pháp luật về phát hành cổ phiếu ra công chúng
Chào bán cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
tại Việc Nam có sự phân biệt giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển
đổi thành công ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển đổi thành công ty cổ phần được quy định tại
Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Nghị định 14/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Chứng khoán:
“2. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần
kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 12 Luật Chứng khoán;
b) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán
được chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc Hội đồng quản trị doanh nghiệp
liên doanh thông qua;
c) Có công ty chứng khoán tư vấn trong việc lập hồ sơ chào bán cổ phiếu.
3. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển đổi thành công ty cổ
phần:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Chứng khoán;
b) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.”
Về cơ bản điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài cũng soay quanh ba điều kiện liên quan tới vốn, tới kết quả
2
kinh doanh và tới dự định huy động vốn cũng như kế hoạch sử dụng vốn huy động
của doanh nghiệp.
- Điều kiện về vốn:
Các doanh nghiệp muốn chào bán cổ phiếu phải là doanh nghiệp có tiềm lực
tài chính và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng không phải là ngoại lệ,
mức vốn điều lệ tói thiểu mà doanh nghiệp phải thỏa mãn là mười tỉ đồng Việt Nam,
tính theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán.
- Điều kiện về kết quả kinh doanh:
Pháp luật Việt Nam quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu
cầu chào bán cổ phiếu ra công chúng phải là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp dự định chào bán cổ phiếu được xem xét trên cả
hai phương diện: một là năm liền kề trước đó doanh nghiệp phải có lãi; và hai là
doanh nghiệp không có lỗ lũy kết tính đến năm đăng kí chào bán cổ phiếu.
- Điều kiện về dự định huy động vốn và kế hoạch sử dụng vốn huy động.
Theo quy định của pháp luật chứng khoán thì điều kiện này đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự khác biệt so với quy định chung của Luật
Chứng khoán 2006. Cụ thể với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi
thành công ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng, điều kiện chào bán
cổ phiếu ra công chúng là đáp ứng điều kiện tại điểm a và b khoản 1 Điều 12 Luật
Chứng khoán và “Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ
đợt chào bán được chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc Hội đồng quản trị
doanh nghiệp liên doanh thông qua”; có công ty chứng khoán tư vấn trong việc lập
hồ sơ chào bán cổ phiếu. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển
đổi thành công ti cổ phần vì thế việc thông qua phương án phát hành và phương án
sử dụng vốn thu được do Đại hội đồng cổ đông thông qua theo đúng Luật Doanh
nghiệp và đúng với Luật Chứng khoán.
- Một điểm khác biệt về của việc chào bán cổ phiếu của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài không phân biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng
haydoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển đổi thành công ty cổ phầnso
với các doanh nghiệp Việt Nam là phải “có công ty chứng khoán tư vấn trong việc
lập hồ sơ chào bán cổ phiếu”.
3
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và nhất là với doanh
nghiệp 100% vối đầu tư nước ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đầu tư vào thị
trường Việt Nam bởi những khác biệt không chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền
thống, phong tục, tập quán. Chính vì thế nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như tạo điều
kiện cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng thời đảm bảo tính minh bạch,
rõ ràng cho thị trường chứng khoán pháp luật về chào bán chứng khoán của Việt
Nam yêu cầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn chào bán cổ phiếu ra
công chúng phải có công ty chứng khoán tư vấn trong việc lập hồ sơ chào bán cổ
phiếu.
1.2. Phát hành trái phiếu ra công chúng
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn trào bán trái phiếu ra công
chúng còn phải thỏa mãn thêm một vài điều kiện : Đó là doanh nghiệp không được
có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và phải có cam kết thực hiện nghĩa
vụ của doanh nghiệp với tư cách tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện
phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều
kiện khác.
Sự khác nhau trong điều kiện mà các doanh nghiệp phải thỏa mãn đề được
chào bán cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng xuất phát từ sự khác biệt giữa bản chất
của hai loại chứng khoán: trái phiếu và cổ phiếu. Cổ phiếu đem lại quyền sở hữu và
quyền quản trị công ty cho chủ sở hữu cổ phiểu là các cổ đông; trong khi đố trái
phiếu đem lại trái quyền cho chủ sở hữu trái phiếu và họ trở thành chủ nợ của công
ty. Chính vì vậy, việc chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng có thể sẽ ảnh hưởng tới
vị thế của cổ đông hiện hữu của công ti và cần được các cổ đông chấp thuận. Nói
cách khác, việc này phải được đại hội cổ đông thông qua.
Tuy nhiên, nếu trái phiếu được chào bán là trái phiếu chuyển đổi, trải phiếu có
kèm theo chứng quyền thì phương án phát hành, kế hoạch phát hành và phương án
sử dụng vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như doanh nghiệp
Việt Nam lại cần được đại hội đồng cổ đông thông qua. Quy định này cũng được lý
giải bởi bản chất của hai loại chứng khoán này. Mặc dù là trái phiếu nhưng hai loại
trái phiếu này lại có khả năng biến các chủ nợ của công ty phát hành thành chủ sở
hữu công ty đó ở thơi điểm trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu, hoặc thời điểm chủ
sở hữu trái phiếu có kèm theo chứng quyền thực hiện quyền mua cổ phiếu phổ thông
của mình. Điều đó cũng có nghĩa sẽ làm thay đổi vị thế của các cổ đông hiện hữu.
4
Việc trao quyền cho đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và sử
dụng vốn thu được từ đợt chào bán hai loại trái phiếu này, vì vậy, hoàn toàn hợp lý
và thể hiện tính thống nhất của Luật chứng khoán với Luật doanh nghiệp.
1.3. Phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư
Khác với mục tiêu của chủ thể chào bán cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng,
chủ thể chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư không nhằm huy động vốn để phục vụ mục
đích kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà nhằm tái đầu tư bằng vốn huy động được và
lĩnh vực đầu tư chủ yếu của quỹ đầu tư là chứng khoán. Vì vậy, điều kiện mà các chủ
thể chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng nói chung và với doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài nói riêng phải thỏa mãn được các nhà làm luật thiết kế cũng
có nét đặc thù, gắn liền với tổng giá trị phát hành và phương án đấu thầu vốn huy
động được. Cụ thể là chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng cần thảo mãn hai điều
kiện:
- Chủ thể này phải đăng kí chào bán lượng chứng chỉ quỹ bới tổng giá trị tối
thiểu là 50 tỷ đồng Việt Nam.;
- Chủ thể chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng cũng phải có phương án phát
hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt phát hành phù hợp với quy định
của pháp luật.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một chủ thể khá đặc biệt vì thế bên
cạnh việc đáp ứng các điều kiện chung về chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư các doanh
nghiệp này còn phải tuân thủ một số quy định khác áp dụng cho chủ thể này. Cụ thể
là theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Quy chế thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán ban hành kèm theo Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC, Công ty quản lý quỹ A
muốn lập quỹ tại Việt Nam và chào bán toàn bộ chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư nước
ngoài thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có quyết định thông qua việc huy động vốn ở nước ngoài và phương án sử
dụng vốn thu được của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở
hữu Công ty;
- Có phương án phát hành nêu rõ quốc gia và loại hình nhà đầu tư mà công ty
dự kiến thực hiện việc chào bán chứng chỉ quỹ đã được Đại hội đồng cổ đông hoặc
Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty phê duyệt, chấp thuận. Phương án phát
hành và phương án đầu tư phần vốn huy động phải phù hợp với các quy định của
pháp Luật.
5
1.4. Trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng của doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
Trình tự thủ tục chung về chào bán chứng khoán ra công chúng gồm có ba
bước:
- Đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng
- Công bố thông tin trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng
- Phân phối chứng khoán
a. Đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng
Đây là bước khởi đầu mà bất cứ chủ thể nào muốn chào bán chứng khoán ra
công chúng đều phải trải qua vì vậy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
cũng không phải là một ngoại lệ( trừ một số trường hợp đặc biệt theo luật định như:
Chính phủ; tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận; doanh
nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần…). Theo luật chứng khoán hiện
hay, để thực hiệ việc đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát
hành(gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sẽ lập hồ sơ đăng kí chào bán
chứng khoán ra công chúng gủi UBCKNN. Tùy thuộc và loại chứng khoán sẽ phát
hành mà chủ thể phát hành phải hoàn tất bộ hồ sơ khác nhau.
- Để phát hành cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài phát hành cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng kí chào bán cổ phiếu ra công chúng,
gồm:
+ Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng
+ Bản cáo bạch theo mẫu kèm báo cáo tài chính
+ Điều lệ công ty
+ Quyết định phê duyệt phương án chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ
phần của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài
+ Văn bản xác nhận của tổ chức, cá nhân có liên quan, trường hợp một phần
hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký chào bán được các tổ chức, cá nhân xác nhận;
+ Tài liệu về việc xác định giá trị doanh nghiệp;
+ Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán với công ty chứng khoán;
+ Quyết định của Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh hoặc chủ doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài thông qua hồ sơ.
6