Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TỎI CHỮA BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.79 KB, 13 trang )

Tỏi xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày, trong bát nước chấm thơm lừng, trong từng món ăn
ngon miệng. Bên cạnh đó, tỏi còn có một tác dụng rất khác, tác dụng trị bệnh hữu hiệu dành
cho nam giới.

Tỏi đem lại vẻ đẹp ngoại hình, ngừa và chữa trị những căn bệnh thường gặp ở nam giới.
1. Tỏi và tác dụng trị mụn
Bao giờ cũng vậy, mọi các thức trị mụn đều không đạt hiệu quả nếu như cứ chạm tay lên da mặt
hoặc dùng tay, vật có đầu nhọn chọc vào mụn. Tỏi có tác dụng khử trùng và diệt vi khuẩn mạnh
mẽ trên làn da. Riêng với việc trị mụn, cần có một vài nhánh lá tỏi.
Tỏi nấu lên cho đến khi chín nhừ, nghiền nát tỏi ra và trộn với 1 ít mật ong.
Thoa hỗn hợp lên mặt vào 3 buổi tối trong tuần. Để yên khoảng 10 - 20 phút. Rửa mặt trở lại với
nước ấm. Thực hiện trong ít nhất 1 tháng. Dừng lại khi da bị kích ứng với tỏi.


2. Bỏ thuốc lá, chuyện đơn giản.


Bao giờ cũng vậy, lời nói luôn dễ dàng hơn hành động. Tỏi chỉ hỗ trợ đắc lực với những ai thực sự
muốn bỏ thuốc lá. Và người ấy, nhất thiết phải có sự nỗ lực không ngừng nghỉ.

Mỗi khi "thèm" điếu thuốc, hãy bóc vỏ 1 tép tỏi và nhai trong miệng. Cách này cắt đứt "cơn thèm"
thuốc lá một cách hiệu quả.

3. Đau nhức răng

Nguyên nhân chính của đau răng là sự nhiễm trùng, răng yếu, tổn thương, hay răng rụng mất.

Mỗi khi răng đau, lấy vài tép tỏi, ngâm với muối và đặt vào chỗ đau. Chỗ đau sẽ dịu đi nhanh
chóng mà không cần phương pháp nào khác đi kèm. Mỗi sáng thức dậy, nhai 1 tép tỏi, cách này
giúp răng chắc khỏe hơn.


4. Chứng đầy hơi

Ăn không tiêu, bụng chướng lên khó chịu hay có cảm giác bụng sôi lên. Lúc này, nước ép tỏi thật
sự là bài thuốc hay.

5. Hiệu quả đối với bệnh cao huyết áp

Tỏi rất hiệu quả trong việc làm giảm chứng cao huyết áp, làm hạ nhịp tim, thở dốc, hệ tiêu hóa
không ổn định.

Những lúc như vậy, ăn vài tép tỏi sống để ngăn chặn. Liên túc ăn tỏi sống trong 2 tuần để thấy
hiệu quả rõ rệt nhất.

Camnanglamdep.vn ( Theo Thanh Niên )
Một nghiên cứu của các bác sĩ tại trường Đại học Boston (Mỹ) cho thấy, tỏi có nhiều tính năng
trị bệnh. Theo đó, tỏi có thể giúp chữa lành vết thương nhanh chóng do tính chất kháng sinh
của tỏi.
Một vài múi tỏi sống dùng cùng với nước ấm mỗi sáng sẽ giúp tránh được bệnh giun sán do tỏi
có thể tiêu diệt các ký sinh trùng sống trong ruột. Tỏi còn giúp giảm chứng tăng huyết áp, ngăn
máu vón cục và tránh bệnh tim. Những ai năng dùng tỏi cũng tránh được nguy cơ bị bệnh ung
thư như ung thư bao tử, ung thư ruột kết. Tỏi có tính nhiệt nên còn có tác dụng thông mũi và
tăng cường hệ miễn dịch chống cúm nhờ những enzyme chống oxy hóa và glutathione
peroxidase. Nghiên cứu cho thấy, những ai thường ăn tỏi cũng ít có nguy cơ bị lão hóa và sống
thọ hơn.
Cách làm rượu tỏi
Tỏi khô đã bóc bỏ vỏ 40g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40
- 45o. Thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu
vàng. Đến ngày thứ 10, rượu chuyển sang màu nghệ là uống được. Mỗi ngày dùng
hai lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn; tối uống 40
giọt trước khi ngủ. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế,

người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.
Một số nghiên cứu khác của các nhà khoa học phương Tây cho thấy cụ thể hơn,
rượu tỏi có thể chữa được bốn nhóm bệnh: xương khớp (viêm đau khớp, vôi hoá các
khớp, mỏi xương khớp), hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản), tim
mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch), tiêu hoá (ợ chua, khó tiêu,
viêm loét dạ dày, tá tràng), mất ngủ. Năm 1983, các nhà nghiên cứu Nhật Bản thông
báo đã bổ sung thêm hai nhóm bệnh nữa là bệnh trĩ và tiểu đường. Họ nhận xét đây
là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao, không gây phản ứng phụ.
Những năm gần đây, nhiều nước cũng đã nghiên cứu và phát hiện nhiều đặc tính trị
liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Tác dụng kháng virút
cũng đã được nói đến. Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác
dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng
cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hoá mỡ trong máu. Tỏi có
khả năng giúp cơ thể phòng ngừa được ung thư song có điều trị được ung thư khi nó
đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu
tiếp.
Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều
lượng thích hợp. Thuốc dùng liều quá cao cũng có hại và các phản ứng phụ, không
nên lạm dụng. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày, ruột, ức
chế tuyến giáp… Chính vì vậy chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà
WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với chừng ấy là đã có tác dụng phòng và
chữa được nhiều bệnh, lạm dụng có thể dẫn đến những hậu quả xấu.
CÁCH LÀM RƯỢU TỎI
Tỏi sống 0,25 kg, bóc vỏ ngoài ngâm với 0,65 lít rượu gạo 40 độ trong vòng 10
ngày. Ngày uống 2 lần (sáng trước bữa ăn và tối trước khi đi ngủ), mỗi lần
khoảng 3 cc. Uống trong vòng 3-3,5 tháng thì hết chai 0,65 lít.
Theo kinh nghiệm của một bệnh nhân cao huyết áp - ông Hoàng Kiến Ba (68 tuổi,
quê Trực Thắng, Trực Ninh, Nam Định) - rượu này chữa cao huyết áp khá hiệu quả.
Công thức pha chế nói trên được ông ghi lại từ chương trình "Người cao tuổi" của
Đài Tiếng nói Việt Nam.

Ông Ba bị bệnh cao huyết áp từ nhiều năm nay, chỉ số đo thường là 170-180/100
mmHg, đã có lần bị choáng gục tại giường do với cố để mắc dây màn. Sau 1 năm
dùng rượu theo cách nói trên, huyết áp của ông đã trở về bình thường 120-130/80
mmHg.
Kỹ sư Phạm Công (Nông Nghiệp Việt Nam)
Kỹ sư Phạm Công (Nông Nghiệp Việt Nam)
Cách dùng tỏi chữa bệnh
Ngày đăng: 04/03/2011
Ăn hàng ngày từ một nửa đến một củ tỏi trong từ 8 – 24 tuần có thể hạ
cholesterol xuống khoảng 9%
Tỏi có hàm lượng cao các hợp chất chống oxy hoá như allicin, liallyl
sulfide, ajoene Những hoạt chất này vừa có tác dụng nở mạch,
giảm cholesterol xấu, giảm độ dính của máu, giúp phòng chống cao
huyết áp, đột quỵ.
• Tác dụng chữa bệnh của tỏi
• Tỏi, vị thuốc tuyệt vời
• Công dụng của củ tỏi
Không phải ai cũng dùng tỏi được
Nhiều chuyên gia về tim mạch cho rằng ăn tỏi là biện pháp tự nhiên và đơn
giản nhất nếu muốn hạ cholesterol trong máu xuống khoảng từ 10 – 15%,
một số người có đáp ứng tốt với tỏi, tỷ lệ này có thể đến 25 – 30%. Bác sĩ
Piotrowski ở đại học Geneve (Thuỵ Sĩ) qua nghiên cứu trên 100 bệnh nhân
cao huyết áp cho biết huyết áp của họ bắt đầu hạ sau một tuần điều trị với
dầu tỏi.
Ông cho rằng tỏi hạ huyết áp bằng cách làm nở mạch, qua đó làm giảm các
triệu chứng như đau ngực, chóng mặt, nhức đầu. Một nghiên cứu khác của
nhóm nhà khoa học Ấn Độ trên những người khoẻ mạnh cho dùng khoảng
2 ounce (khoảng 57g) tỏi, hoặc lượng chất chiết xuất tỏi tương đương, cũng
ghi nhận cholesterol giảm trung bình từ 229 xuống còn 213 trong ba giờ
đồng hồ.

Một báo cáo của các nhà khoa học ở đại học New York (Mỹ) cũng cho biết
những người ăn hàng ngày từ một nửa đến một củ tỏi trong từ 8 – 24 tuần
có thể hạ cholesterol xuống khoảng 9%. Khảo sát chung về ảnh hưởng của
chế độ ăn uống có dùng tỏi đối với bệnh tim mạch đã phổ biến trên tạp chí
Science News cho biết thêm, những người hay ăn tỏi giảm được 32% các
cơn đau thắt ngực và giảm khoảng 45% nguy cơ tử vong do bệnh tim so
với người không ăn tỏi.
Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nhưng tỏi có tính nóng và tác
dụng hành khí mạnh nên có thể gây phản ứng phụ, kể cả tăng huyết áp
trong một số trường hợp nếu dùng sai chỉ định. Người đang có thai, người
có thể tạng nhiệt, đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang, nhất
là khi dùng rượu tỏi hoặc những viên thuốc tỏi dài ngày, phải rất thận
trọng. Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người.
Người sắp phẫu thuật không nên dùng tỏi vì tỏi có thể làm thay đổi tác
dụng các thuốc chống đông máu dùng trong giải phẫu. Một số nghiên cứu
còn cho biết dùng tỏi có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm với người đang
điều trị HIV/AIDS. Khi dùng tỏi phối hợp với thuốc, cần tham khảo ý kiến
bác sĩ điều trị.
Rượu tỏi có tác dụng giúp giảm mỡ máu, hạ
cao huyết áp…
Vài cách dùng tỏi làm thuốc
Rượu tỏi giảm mỡ máu, hạ cao huyết áp: dùng
300g tỏi, bóc vỏ và xắt lát mỏng, ngâm trong
600g rượu trắng khoảng 40o. Sau hai tuần,
chắt rượu ra dùng. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần từ
15 – 20 giọt. Sau khi dùng hai hoặc ba tuần
nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều xuống
Ăn bao nhiêu tỏi là vừa?
Cách dùng tỏi an toàn nhất
là dùng như một gia vị kèm

theo bữa ăn. Để giảm cao
huyết áp, người bệnh cần
khoảng 10.000mcg allicin
mỗi ngày. Liều này tương
đương với bốn tép tỏi cỡ
trung bình hoặc 4g tỏi.
Cũng nên biết rằng, điều trị
cao huyết áp hoặc phòng
chống các loại bệnh tim
mạch cần phải phối hợp với
chế độ ăn nhiều chất xơ, ít
chất béo bão hoà trong các
loại thịt động vật và năng
vận động, chứ không chỉ
dựa vào một bài thuốc nhất
định, kể cả tỏi.
đúng liều duy trì. Ngưng dùng rượu tỏi khi có triệu chứng viêm nhiễm cấp
tính xảy ra.
Cơm tỏi gạo lức chữa phù thủng, cao huyết áp: lấy một chén gạo lức, một
chén đậu xanh cà còn vỏ, từ ba đến năm tép tỏi. Nấu cơm trộn đậu xanh.
Khi cơm vừa cạn, trộn đều vào cơm số tép tỏi đã cắt mỏng. Ăn cơm với
chuối chín, giảm tối thiểu muối hoặc nước mắm. Ăn liên tục từ 10 – 15
ngày. Đây là phương thuốc hữu hiệu cho nhiều chứng bệnh liên quan đến
hội chứng chuyển hoá như béo phì, tiểu đường, tim mạch.
Bài thuốc tỏi, đậu trắng chữa cao huyết áp: dùng 100g tỏi và 100g đậu
trắng. Bóc vỏ tỏi, thái mỏng và vo sạch đậu. Nấu nhừ tỏi và đậu với khoảng
hai lít nước. Không dùng lò vi sóng để tránh làm giảm hoạt chất của tỏi.
Chia làm hai hoặc ba lần, ăn cả cái lẫn nước trong một ngày. Dùng mỗi
tháng một lần. Hầu hết các trường hợp đã sử dụng đều biểu hiện giảm
huyết áp ngay ngày hôm sau và tiếp tục giảm dần sau đó.

Có người dùng cách đổ ba chén nước sắc còn một chén, bỏ xác, uống nước
sắc; lập lại ba lần trong ba ngày liên tiếp, cũng thấy có kết quả. Liều lớn của
tỏi giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng xơ vữa và hạ huyết áp. Đậu trắng
giúp tăng cường tác dụng chuyển hoá chất mỡ, điều hoà hấp thu các hoạt
chất để giảm bớt tính nóng và một số phản ứng phụ của tỏi khi dùng liều
lớn.
Đắp tỏi huyệt dũng tuyền chữa cao huyết áp: dùng từ một đến hai tép tỏi
và phần hành lá tương đương. Tỏi lột vỏ, hành lá cắt nhỏ. Giã nát và trộn
đều. Trước khi đi ngủ đắp thuốc vào huyệt dũng tuyền ở hai lòng bàn chân.
Dùng băng gạc để cố định miếng đắp. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Đắp
thuốc ban đêm khi ngủ, ngày tháo ra, liên tục từ 3 – 5 lần. Huyệt dũng
tuyền ở chỗ lõm giữa lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của
đoạn thẳng từ đầu ngón chân thứ hai đến bờ sau gót chân.
Theo Lương y Võ Hà
Tác dụng chữa bệnh của tỏi
Ngày đăng: 20/12/2008
Sức mạnh của gia vị này đã được biết từ mấy nghìn năm trước.
Những người xây Kim tự tháp đã ăn tỏi để lấy sức mạnh. Các chiến
binh La Mã ăn tỏi để chữa bệnh cúm. Các vận động viên Olympic Hy
Lạp cổ đại cũng dùng nó để cải thiện sức bền. Còn trong Thế chiến
1, nhiều người lính sử dụng tỏi như thuốc kháng sinh.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, tỏi giúp phục hồi allicin, một hợp chất tự
nhiên trong cơ thể, có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol và giảm
huyết áp.
Trong vòng 20 năm qua, có hơn 700 nghiên cứu về tác dụng của tỏi. Viện
Ung thư (Mỹ) phát hiện thấy tỏi giúp làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Nhiều nghiên cứu khác kết luận tỏi hạn chế nguy cơ tắc động mạch vành và
giảm nồng độ cholesterol có hại. Một công trình của Đại học Ohio (Mỹ) cho
thấy, phụ nữ và đàn ông ở độ tuổi 50-80 nếu ăn khoảng 300 mg tỏi mỗi
ngày trong 2 năm sẽ giảm 15% nguy cơ tắc động mạch chủ so với những

người không ăn. Theo một nghiên cứu khác, tỏi có thể giết hoặc làm chậm
sự phát triển của 60 loại nấm và 20 loại vi khuẩn. Nó cũng có ích với phụ nữ
mãn kinh vì rất giàu oestrogen thực vật, giúp giảm nguy cơ ung thư và hạn
chế những tác động của hội chứng mãn kinh.
Các chuyên gia cho rằng, ở bất kỳ dạng nào, tỏi cũng đều an toàn. Khoảng
1 hoặc 2 nhánh tỏi (hoặc 600-900 mg) mỗi ngày là liều lượng phổ biến và
rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể thêm tỏi tươi hay tỏi bột vào các món súp,
thịt, rau hay salad, thậm chí ăn sống cũng tốt.
Nếu tỏi tươi làm bạn khó chịu, bạn có thể chọn tỏi chín, tỏi bột hay dầu tỏi.
Tỏi bột thực tế là tỏi sấy khô nghiền ở nhiệt độ cao, giảm mùi hắc những
vẫn duy trì được tác dụng. Nếu bạn khó chịu bởi mùi tỏi, hãy chọn loại già
ngày; sử dụng những chất khử mùi như kẹo cao su, hoa quả chua.
Một số bài thuốc từ tỏi
Để trị cảm, viêm họng, sổ mũi, nên dùng cồn tỏi nhỏ mũi hoặc giã tỏi cho
ngửi. Cũng có thể giã tỏi, đổ cồn 70 độ, đốt cháy rồi trùm chăn xông cho ra
mồ hôi.
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc,
sát trùng, chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng đầy chướng, tiêu nhọt, đờm và
hạch ở phổi, tẩy uế.
Lưu ý: Tỏi kỵ mật (mật ong, mật mía)
Một số bài thuốc có vị tỏi:
- Trị cảm lạnh, ho gà, hen phế quản: Giã nát tỏi, xoa ngực cho nóng lên.
Ngày làm 2-3 lần.
- Ho gà: Tỏi 5 củ, bóc vỏ, giã nát, đổ vào 150 ml nước sôi để nguội, ngâm
trong 6 tiếng, chắt lấy nước, cho một ít đường trắng (hoặc đường phèn)
uống 2 lần trong ngày.
- Say nắng hôn mê: Giã nát tỏi, vắt lấy nước nhỏ vào mũi, kích thích niêm
mạc mũi cho hắt hơi, sẽ tỉnh.
- Tăng huyết áp: Lấy 500 g tỏi, bóc vỏ, cho 50 g muối để muối dưa. Sau 3
ngày đem ra hong khô, cho vào lọ thủy tinh ngâm với giấm ăn, cho tí

đường, ngâm 2-3 ngày là dùng được. Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ ăn
1-2 tép tỏi và uống một tí nước giấm ngâm tỏi. Ăn 15 ngày, nghỉ 3 ngày lại
ăn tiếp. Huyết áp sẽ hạ xuống một cách ổn định. Thuốc này cũng chữa viêm
khí quản mạn tính và ho lâu ngày.
- Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Giã tỏi lấy nước cốt trộn với dầu vừng, nửa
nọ nửa kia. Rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông tẩm thuốc nhét
vào.
- Viêm, đau khớp: Tỏi và lá lốt đun sôi để xông, sau đó ngâm khớp tay
chân đau. Nếu đau lưng, đầu gối thì lấy khăn nhúng nước thuốc nóng mà
chườm. Ngày làm 2 lần sáng, tối, sẽ khỏi.
- Lỵ, tiêu chảy: Lấy 5 củ tỏi lớn bóc vỏ, sắc cùng 2 lạng củ cải, lấy nước
uống hằng ngày.
- Chảy máu cam: Giã vài tép tỏi đắp gan bàn chân (từ gốc ngón giữa đo
xuống bằng 3 đốt ngón tay giữa của bệnh nhân). Nếu chảy lỗ mũi phải, đắp
gan bàn chân trái và ngược lại. Nếu chảy máu cả 2 lỗ mũi thì đắp cả 2 gan
bàn chân. Hết chảy máu, bỏ tỏi, rửa chân sạch.
- Sưng vú: Dùng 50-100 g tỏi giã nhỏ, trộn với bột mì, đường đỏ, dùng
nước ấm trộn đều đắp nơi sưng, chỉ 1 ngày sẽ giảm.
- Giun đũa, giun kim: Giã nhỏ tỏi, trước khi đi ngủ xát vào hậu môn. Hoặc
sắc 25 g tỏi với 1 lít nước, đun sôi 10 phút, ngày uống 30 ml. Cũng có thể
dùng 2 củ tỏi giã nhỏ, hòa với nước sôi, gạn lấy nước, thụt vào hậu môn
ngay lúc giun kim đang chòi ra, rất có hiệu quả.
Có thể trị các chứng đau sưng khớp, các bệnh đái tháo đường, trĩ, béo phì,
bệnh ở tim mạch, phế quản, hệ tiêu hóa bằng cách dùng rượu tỏi. Cách
làm: Tỏi khô bóc vỏ 40 g, thái nhỏ, bỏ lọ, đổ vào 100 ml rượu trắng 45 độ.
Sau 10 ngày dùng được. Sáng uống 40 giọt trước khi ăn, tối uống 40 giọt
trước khi đi ngủ (hòa thêm nước nguội mà uống). Ngâm uống liên tục.
Nguồn: Sức khỏe và đời sống
Tỏi, vị thuốc tuyệt vời
Ngày đăng: 20/12/2008

Nhờ chứa nhiều hoạt chất sinh học, nên tỏi được dùng để bảo vệ
sức khỏe và phòng trị bệnh rất hiệu nghiệm
Những công dụng hay của tỏi
Theo lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa y học cổ truyền, Đại học
Y Dược (TP.HCM), tỏi có những công dụng rất hay. Hợp chất sulfur trong tỏi
có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất mạnh. Từ xưa, tỏi vốn được xem là
chất sát khuẩn tự nhiên, là kháng sinh thiên nhiên. Dùng tỏi lâu dài giúp dự
phòng cảm cúm và tránh lây nhiễm vi khuẩn và virus. Trong tỏi chứa rất
nhiều chất nâng cao hệ miễn dịch - Allycin trong tỏi kích hoạt tế bào, làm
tăng số lượng tế bào hạt trung tính, thực bào và tế bào lympho. Các loại tế
bào này có khả năng bao vây, làm ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, tỏi còn ức chế các khuẩn gây bệnh đường ruột, trợ giúp điều
chỉnh chức năng hệ tiêu hóa, là khắc tinh của ung thư - nhờ chứa hợp chất
sulfur, tỏi trực tiếp ức chế và tiêu diệt các tế bào khối u. Nitrat là tiền thân
của chất gây ung thư nitrosamine, tỏi ức chế nitrat trong biến chuyển thành
nitrite, ngăn cản hình thành nitrosamine, từ đó phòng ngừa được ung thư
dạ dày. Tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của các hóa chất có độc, kim
loại nặng, độc tố và các chất gây ung thư đối với cơ thể. Ngoài ra, tỏi còn
ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư da, ung thư trực tràng, thực
quản, mũi họng, gan (tỏi phòng ngừa sự hình thành của các gốc tự do).
Trong tỏi chứa nhiều germani và selen giúp cơ thể tăng khả năng chống
ung thư. Các nghiên cứu cho thấy, ăn tỏi hằng ngày giúp sát khuẩn, tăng
tuổi thọ. Người thường ăn tỏi tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp hơn 50%
so với người không ăn tỏi. Hơn nữa, người ăn nhiều tỏi tỷ lệ mắc ung thư
trực tràng cũng rất thấp.
Tỏi ức chế hấp thụ cholesterol xấu, giảm hấp thụ cholesterol tại ruột non,
nhờ đó giúp quân bình cholesterol trong máu. Nhiều thức ăn thường ngày
như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật (đồ lòng), thịt mỡ , dùng nhiều sẽ
dẫn đến tăng mỡ trong máu. Nếu ăn kèm với tỏi, thì mỡ trong máu sẽ bị
khống chế. Tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết

khối, giúp dự phòng mắc bệnh tim mạch. Động mạch chủ của người thường
ăn tỏi có tính đàn hồi hơn so với người không ăn tỏi. Người bệnh tăng huyết
áp, mỗi sáng ăn vài tép tỏi ngâm giấm sẽ giúp hạ áp.
Những cách dùng tỏi có hiệu quả
Băm tỏi thật nhuyễn, và đặt trong không khí 10-15 phút mới ăn là tốt nhất.
Vì theo lương y Nguyễn Công Đức, trong tỏi không có allycin tự do, chỉ sau
khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra
allycin. Tỏi băm nhuyễn, dù nấu chín thì vẫn bảo tồn được 60% tác dụng
dược lý.
Một số lưu ý khi dùng tỏi: không nên ăn quá nhiều tỏi một lần, vì sẽ làm
kích thích mắt, dễ gây ra viêm kết mạc mắt; không nên ăn tỏi lúc bụng đói -
tỏi có tính phân hủy và kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày, ruột. Cách sử
dụng tỏi đơn giản là, tỏi khô bóc vỏ 50 gr giã nát để 30 phút sau đó mới
cho vào lọ sạch, ngâm với 100 ml (nửa chén) rượu trắng 45 độ. Ngâm 10
ngày, thỉnh thoảng lại lắc lọ, mới đầu có màu trắng, sau chuyển dần sang
vàng, đến ngày thứ 10 thì có màu vàng nghệ. Dùng sáng 1 muỗng cà phê,
tối 1 muỗng cà phê trước khi ngủ. Tỏi ngâm rượu có công dụng chữa thấp
khớp, tăng huyết áp, viêm họng, hen phế quản, trĩ nội, viêm loét dạ dày tá
tràng, ăn khó tiêu, ợ hơi Nhưng, lưu ý, người đang mang thai, đau mắt
đỏ, mụn nhọt lở loét, ban trái, người nóng bứt rứt, tiểu vàng, khô họng thì
không nên dùng rượu tỏi.
Nguồn: Thanh niên
Thành phần chính của củ tỏi gồm có: protein 6%, chất đường bột 23,5%, các chất
vitamin B1, B2, C và anlixin (là chất có tác dụng diệt khuẩn mạnh, được xem là
kháng sinh tự nhiên). Cần biết, tỏi có vỏ đỏ (tỏi tía) có tác dụng diệt khuẩn mạnh
hơn tỏi vỏ trắng.
Trong củ tỏi có i-ốt, selen là chất vi lượng chống oxy hóa, nên có tác dụng chống
suy lão rất tốt. Ăn tỏi thường xuyên có thể đề phòng bệnh cơ tim, cao huyết áp,
thiếu máu, mỡ máu Trong tỏi còn có nguyên tố vi lượng Giecmani có tác dụng
chống ung thư, do vậy ăn tỏi còn có tác dụng phòng ngừa ung thư rất tốt.

Lương y Vũ Quốc Trung hướng dẫn cách dùng tỏi chữa bệnh như sau: để chữa cao
huyết áp có thể dùng tỏi ngâm trong rượu bằng cách: 1 phần tỏi đã bóc vỏ lụa
(100g) ngâm trong 500 ml rượu 60 độ trong 15 ngày, thỉnh thoảng lắc nhẹ để hoạt
chất trong tỏi tan trong rượu.
Mỗi ngày dùng 20 đến 50 giọt rượu này chia làm 3 lần trong ngày, không được
uống quá nhiều, vì không những không hạ huyết áp mà còn làm tăng huyết áp. Chỉ
uống rượu tỏi trong trường hợp có tăng huyết áp (huyết áp tối đa trên 140 mmHg và
huyết áp tối thiểu trên 90 mmHg).
Ngoài tác dụng chữa cao huyết áp, tỏi còn được sử dụng để chữa một số bệnh khác
như: phòng chữa viêm ruột, kiết lỵ: mùa hè, trong mỗi bữa ăn nên dùng 1-2 tép tỏi,
hoặc lúc ăn thức ăn nguội thì ăn nước tỏi ép với lượng vừa phải, có tác dụng phòng
bệnh (còn khi chữa bệnh thì dùng mỗi lần 1 củ tỏi). Để chữa viêm dạ dày gây nôn
ói, thì dùng 2 củ tỏi nướng chín ăn với mật ong.
Để phòng cảm cúm và cảm gió, lấy tỏi lượng vừa đủ giã nhuyễn, rồi cho nước sôi
(vừa phải) vào đánh đều ép lấy nước, nhỏ mũi ngày 3 lần, mỗi lần 3-5 giọt, làm liên
tục 3-4 ngày. Chữa viêm khí quản mãn tính: dùng 10 củ tỏi, 200 ml giấm, 100g
đường đỏ. Bóc vỏ tỏi, giã nát nhừ, cho đường vào đánh kỹ, cho vào giấm ngâm 3
ngày, lọc bỏ bã, mỗi lần uống nửa thìa canh với nước đun sôi để nguội, ngày dùng 3
lần.
Chữa rụng tóc thì dùng tỏi tía, bóc vỏ cắt đôi, xát đi xát lại chỗ tóc rụng ngày làm 1-
2 lần. Chữa ho kéo dài từng cơn thì lấy 16g tỏi bỏ vỏ giã nát, 60g đường trắng cho
tan vào 200 ml nước sôi rồi cho vào tỏi đã giã, ngâm 24 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước,
ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần 10 ml.
Theo Thanh Niên

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×