Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MẤY NHẬN ĐỊNH VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 CHIẾN LƯỢC CẤT CÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.7 KB, 13 trang )

Mấy nhận định về “Chiến lược Cất cánh” GVHD: TS Bùi Văn Mưa
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH – KHCN & QHĐN
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN TRIẾT HỌC
MẤY NHẬN ĐỊNH VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020(CHIẾN LƯỢC CẤT
CÁNH)
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
HVTH:NGUYỄN HẢI TOÀN
MSHV: CH1301110
HVTH:Nguyễn Hải Toàn CH1301110 1
Mấy nhận định về “Chiến lược Cất cánh” GVHD: TS Bùi Văn Mưa
TPHCM, tháng08năm 2014
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền
thông cùng với nhiều ngành công nghệ cao khác đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời
sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của thế giới. Việc ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin, truyền thông đã góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ
và tinh thần của cả xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đồng thời nâng cao
chất lượng cuộc sống của mỗi người dân.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi Công nghệ thông tin và Truyền thông là một trong
những phương tiện khoa học, kỹ thuật quan trọng, đồng thời là ngành kinh tế mũi
nhọn để thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, xây dựng xã hội thông tin,
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong nhiều năm qua,
Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và tập trung nguồn lực để phát triển
công nghệ thông tin và truyền thông. Nổi bật trong số đó là “Chiến lược phát triển
Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (gọi tắt là
Chiến lược Cất cánh)” của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong phạm vi bài tiểu


luận này em xin được tìm hiểu sơ lược về “Chiến lược Cất cánh” và những thành
tựu mà ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã đạt được trong
trong những năm đầu thực hiện Chiến lược này. Bên cạnh đó, em cũng xin đưa ra
một số nhận định về một số khó khăn mà ngành Công nghệ Thông Tin và Truyền
thông Việt Năm đang mắc phải.
Em xin cảm ơn những kiến thức quý báu của Thầy TS Bùi Văn Mưa đã truyền đạt
cho em, để em có cơ sở để nghiên cứu nhiều hơn và sâu hơn.
HVTH:Nguyễn Hải Toàn CH1301110 2
Mấy nhận định về “Chiến lược Cất cánh” GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Do quá trình nghiên cứu cũng như kiến thức và tài liệu còn nhiều hạn chế nên bài
viết còn nhiều thiếu sót, chưa được đầy đủ. Em mong nhận được sự góp ý của Thầy
để bài viết được thực sự hoàn chỉnh hơn.
Bố cục bài Tiểu luận:
1. Tiền đề để thực hiện “Chiến lược Cất cánh”
2. Sơ lược về “Chiến lược Cất cánh”
3. Những thành tựu ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông đã đạt được và
những khó khăn còn mắc phải khi thực hiện “Chiến lược Cất cánh”
4. Một vài nhận định về những việc ngành Công nghệ Thông Tin và Truyền
Thông phải làm để thực hiện thành công “Chiến lược Cất cánh”
Tiểu luận này lấy nội dung từ công văn số 7/CT-BBCVT, các số liệu thống kê lấy từ
trang web của Bộ Thông Tin và Truyền thông và tham khảo các nguồn tài liệu khác
trên Internet.
NỘI DUNG
1. Tiền đề để thực hiện “Chiến lược Cất cánh”(Trích từ công văn số 7/CT-
BBCVT)
Sau hơn 20 năm đổi mới ngành Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin
Việt Nam đã có những bước tiến toàn diện, vượt bậc, tăng nhanh năng lực, không
ngừng hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực
và trên thế giới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng và
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước.

HVTH:Nguyễn Hải Toàn CH1301110 3
Mấy nhận định về “Chiến lược Cất cánh” GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Từ năm 1986 thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
đề ra, ngành Bưu chính, Viễn thông đã dũng cảm chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang
cơ chế “tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm”.
Đã thực hiện thành công chiến lược “Tăng tốc” giai đoạn 1993 – 2000 với
phương châm “ đi thẳng vào công nghệ hiện đại” và “ lấy ngoài nuôi trong”. Đã đạt
được mục tiêu số hóa hoàn toàn mạng lưới viễn thông, phát triển dịch vụ mới, mở
rộng phạm vi phục vụ đến các vùng nông thôn.
Tiếp theo thành công đó, ngành Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ đã thực
hiện tiếp chiến lược “Hội nhập và phát triển” giai đoạn 2001 – 2010 với phương
châm “phát huy tối đa nội lực, tạo môi trường cạnh tranh sâu, rộng và hội nhập quốc
tế”, đổi mới quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh, chủ động hội nhập quốc
tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tham gia Tổ Chức Thương mại Thế giới
WTO, xóa bỏ độc quyền dịch vụ, mở cửa thị trường và chuyển sang cạnh tranh trên
tất cả các loại hình dịch vụ.
Nhờ thực hiện thành công hai chiến lược nêu trên, ngành Bưu chính, Viễn thông
và Công nghệ thông tin nay là ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông đã có
những bước phát triển mạnh mẽ. Mật độ điện thoại đạt gần 50%, 100% số xã có
điện thoại, số người sử dụng Internet đạt trên 20%, bán kính phục vụ trung bình của
một điểm bưu chính giảm xuống dưới 2,3 km. Hầu hết các cơ quan nhà nước và
50% doanh nghiệp đã ứng dụng Công nghệ thông tin. Tỷ lệ cán bộ công chức biết sử
dụng thành thạo Công nghệ thông tin và khai thác Internet ở các cơ quan trung ương
đạt gần 70%. Công nghiệp Công nghệ thông tin phát triển ngày càng cao, Tốc độ
phát triển trung bình của công nghiệp phần cứng đạt 20 – 30 %, công nghệ phần
mềm và dịch vụ đạt tỷ lệ trung bình 30 – 40%, nhiều tập đoàn Công nghệ thông tin
và Truyền thông hàng đầu thế giới đã tham gia vào thị trường Việt Nam mở ra nhiều
điều kiện thuận lợi mới. Công nghệ thông tin và Truyền thông đang góp phần quan
HVTH:Nguyễn Hải Toàn CH1301110 4
Mấy nhận định về “Chiến lược Cất cánh” GVHD: TS Bùi Văn Mưa

trọng nâng cao năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo; rút ngắn
khoảng cách số; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quốc gia.
Tuy nhiên, những kết quả nêu trên vẫn “ chưa tương xứng với tiềm năng, thế
mạnh của ngành và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, chưa phát huy,
khai thác hết năng lực con người trong quản lý nhà nước cũng như quản lý các
doanh, năng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hệ thống văn bản, cơ chế chính sách vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và cụ thể
hóa , chưa giải phóng hết tiềm năng của mọi thành phần kinh tế trong ngành.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong tiến trình đổi mới
đang có những biến đổi tơ lớn và “tăng tốc” mạnh mẽ, đòi hỏi ngành Công nghệ
thông tin và Truyền thông với tư cách là ngành hạ tầng kinh tế - xã hội cần phải đi
trước, chuyển sang giai đoạn “cất cánh”, phát triển mạnh hơn, với chất lượng ngày
càng cao hơn, vượt qua nguy cơ tụt hậu, tận dụng cơ hội vươn ra biển lớn, bắt kịp
các nước tiến trong khu vực và trên thế giới.
2. Sơ lược về “Chiến lược cất cánh” (Trích từ công văn số 07/CT-BBCVT)
2.1 Các phương châm và quan điểm của chiến lược
Hai phương châm :
o Lấy phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông có
trình độ và chất lượng cao làm khâu đột phá.
o Lấy việc nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước để từng bước vững
chắc mở rộng sáng thị trường khu vực và toàn cầu làm khâu quyết định.
Ba quan điểm :
o Chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng sang chiều sau; từ số lượng sang
chất lượng; tăng cường hiệu quả, năng suất.
HVTH:Nguyễn Hải Toàn CH1301110 5
Mấy nhận định về “Chiến lược Cất cánh” GVHD: TS Bùi Văn Mưa
o Tận dụng hiệu quả, ngoại lực để tăng cường nội lực. Nội lực trở thành
nòng cố và chủ yếu, ngoại lực giữa vài trò quan trọng.
o Phát huy tính chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động kinh doanh theo
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực cạnh

tranh toàn ngành.
2.2 Các mục tiêu định hướng cơ bản của chiến lược đến năm 2020
Đến năm 2020,Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đóng góp
vào GDP ngày càng tăng, Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đạt
trình độ tiên tiến trong các nước ASEAN.
Hạ tầng Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin đạt các chỉ tiêu về
mức độ sử dụng dịch vụ tương đương với mức bình quân của các nước công
nghiệp phát triển.
Ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông và Internet sâu rộng trong
mọi lĩnh vực : chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quản lý. Xây dựng hiệu quả
thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam
điện tử với công dân điện tử, chính phủ điện tử và doanh nghiệp điện tử, giao
dịch và thương mại điện tử đạt trình độ nhớm các nước dẫn đầu khu vực
ASEAN.
Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn. Phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung, coi trọng sở
hữa trí tuệ và bản quyền tác giả.
Nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông đạt trình độ nhóm các
nước dẫn đầu khu vực ASEAN về số lượng, trình độ và chất lượng.
2.3 Các giải pháp tạo tiền đề cho việc thực hiện chiến lược
2.3.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của Công nghệ thông tin và Truyền
thông:
HVTH:Nguyễn Hải Toàn CH1301110 6
Mấy nhận định về “Chiến lược Cất cánh” GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Nâng cao nhận thức về xã hội thông tin, kinh tế tri thức và vai trò của
Công nghệ thông tin và Truyền thông trong toàn xã hội.
2.3.2 Hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp
Rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật,các cơ chế, các
chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ ứng dụng và phát triển
Công nghệ thông tin và Truyền thông đáp ứng các yêu cầu về hội nhập toàn

diện kinh tế quốc tế, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia.
2.3.3 Thực hiện tốt các chiến lược và quy hoạch
Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch ngành nhằm sử dụng
hiệu quả và tiết kiệm nguồn vốn đầu tư, nguồn tài nguyên và các nguồn lực
quốc gia khách đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước
2.3.4 Tăng cường tổ chức bộ máy quản lý của nhà nước; Đổi mới mô hình
doanh nghiệp
Tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về Công nghệ thông tin và
Truyền thông theo mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp với xu
thế hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin – Truyền
thông.
Đổi mới tổ chức, cải tiến quy trình, nâng cao trình độ quản lý, năng
suất lao động, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranhcủa các doanh
nghiệp Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin.
2.3.5 Mở rộng và phát triển thị trường Công nghệ thông tin và Truyền thông
Phát huy thế mạnh của mọi thành phần kinh tế, nhanh chóng làm chủ
thị trường trong nước, từng bước mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới,
HVTH:Nguyễn Hải Toàn CH1301110 7
Mấy nhận định về “Chiến lược Cất cánh” GVHD: TS Bùi Văn Mưa
đồng thời tăng cường xây dựng và làm giàu hình ảnh thương hiệu “ Công
nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam”.
2.3.6 Phát triển nguồn nhân lực
Hoàn thiện hệ thống chương trình đào tạo, dạy nghề thống nhất và
chuyên nghiệp về Công nghệ thông tin trong cả nước, ở tất cả các bậc học.
Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công
chức, người lao động ở các doanh nghiệp, đặc biệt là nâng cao trình độ ứng
dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông vào hoạt động quản lý nhà nước
và sản xuất kinh doanh.
Có chính sách và chế độ đãi ngộ đặc biệt để thu hút nhân tài, khuyến

khích chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt đối với người Việt Nam ở
nước ngoài có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình tham gia đóng góp
cho phát triển ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông của đất nước.
2.3.7 Thu hút đầu tư và huy động nguồn vốn
Hình thành môi trường nuôi dưỡng, phát triển và đón đầu cuộc cách
mạng khoa học công nghệ, sẵn sang về cơ sở hạ tần vật chất, hậu cần, nguồn
nhân lực để thu hút các tập đoàn Công nghệ thông tin và Truyền thông lớn
trên thế giới đầu tư, triển khai hoạt động nghiên cứu và phát triển Công
nghệ thông tin và Truyền thông tại Việt Nam.
Huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế cho phát triển
Công nghệ thông tin và Truyền thông.
3. Những thành tựu ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông đã đạt được
và những khó khăn còn mắc phải khi thực hiện “Chiến lược Cất cánh”
HVTH:Nguyễn Hải Toàn CH1301110 8
Mấy nhận định về “Chiến lược Cất cánh” GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Sau gần 4 năm ( từ năm 2011 đến giữa năm 2014) thực hiện “Chiến lược Cất
cánh”, ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đã đạt được những
thành tựu sau đây:
Việt Nam đang là môi trường đầu tư thu hút được các tập đoàn Công nghệ thông tin
và Truyền thông lớn trên thế giới:
“Tính đến 2014, nhà máy sản xuất và kiểm định chip của Intel đặt tại khu
công nghệ cao TP.HCM trở thành nhà máy lớn nhất thế giới, lớn gấp ba so với các
nhà máy thông thường, lớn gấp đôi so với nhà máy hiện tại tại Malaysia. 80% chip
bán ra trên thế giới sẽ được sản xuất tại Việt Nam. Tính đến hết năm 2013, giá trị
xuất khẩu các chip của Intel đạt gần 2 tỉ USD”.
1
“Ngày 2/7, UBND tỉnh Bắc Ninh đã trao giấy chứng nhận đầu tư dự án có
tổng số vốn 1 tỷ USD cho công ty SamSung Display thuộc tập đoàn SamSung. Đây
là dự án thứ 3 của hãng công nghệ Hàn Quốc tại Việt Nam.”
2

Các tập đoàn Công nghệ thông tin và Truyền thông lớn trên thế giới đều có
nhà máy sản suất đặt tại Việt Nam như LG, Foxcon,Compal…
Một số tập toàn Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đã bắt đầu mở rộng
hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Thương hiệu “Công nghệ thông tin và Truyền
thông Việt Nam” đang dần được thế giới biết đến:
“Tính đến 2014, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã đầu tư vào thị
trường di động tại 7 nước :Đông Timor, Peru, Cameroon, Mozambique, Campuchia,
Lào, Haiti. Viettel cũng đang dự định đầu tư vào các nước Tanzania, Kenya, Congo
1 Theo báo Tuổi Trẻ
2 Theo báo Thanh Niên
HVTH:Nguyễn Hải Toàn CH1301110 9
Mấy nhận định về “Chiến lược Cất cánh” GVHD: TS Bùi Văn Mưa
và Cuba…Năm ngoái 2013 doanh thu từ thị trường nước ngoài chiếm khoảng 15%
trong tổng doanh thu 163.000 tỉ đồng của Viettel”.
3
“FPT đã tăng cường đầu tư ra thị trường ngoài nước:Kể từ ngày 01/07/2014 ,
RWE IT Slovakia sẽ trở thành DN 100% vốn của FPT Software tại châu Âu và được
đổi tên thành FPT Slovakia. FPT hiện đã thiết lập văn phòng tại 3 thành phố lớn của
Nhật Bản và có trên 130 khách hàng là các công ty hàng đầu của Nhật Bản như
Hitachi, Panasonic, Toshiba, Fujitsu, Nissen, NTT”.
4
Ngày 07/07/2014, Công ty Viễn thông Quốc tế VNPT International ( trực
thuộc tập đoàn VNPT) cũng đã khai trương văn phòng đại diện đầu tiên tại
Campuchia.
Bên cạnh những thành công trong việc thu hút vốn đầu tư và mở rộng thị trường ra
nước ngoài, thì ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông cũng có những thành
tựu nổi bật khác:
“Tính đến ngày 26/12/2013, tổng doanh thu viễn thông ước đạt 9,9 tỷ USD.
Tổng số thuê bao điện thoại đạt 105 triệu thuê bao, trong đó di động chiếm 93%;
hơn 31 triệu người sử dụng Internet; tổng số thuê bao Internet băng rộng (xDSL) đạt

hơn 5,17 triệu thuê bao; tổng băng thông kết nối Internet trong nước đạt 613,8Gb/s
và tổng băng thông kết nối Internet quốc tế đạt 549Gb/s; hơn 263.000 tên miền
“.vn” đã đăng ký và Việt Nam tiếp tục giữ vị trí số 1 Đông Nam Á về số lượng sử
dụng tên miền cấp cao mã quốc gia, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 172% năm;
tổng số tên miền tiếng Việt đã đăng ký đạt gần 950.000; tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp
đạt trên 15,5 triệu địa chỉ”
4
.
3
4
Trích từ trang web của báo Tuổi Trẻ
4: Theo báo báo tổng kết công tác năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
/>aspx
HVTH:Nguyễn Hải Toàn CH1301110 10
Mấy nhận định về “Chiến lược Cất cánh” GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Ngày 16//2012, vệ tinh viễn thông VINASAT-2 đã được phóng thành công
vào quỹ đạo,gần vị trí phóng VINASAT-1.Theo VTV1, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng có bài phát biểu cho rằng việc phóng thành công VINASAT-2 là một sự kiện
quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn của ngành viễn thông Việt Nam. "Đây là dự án
quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt
Nam trên không gian vũ trụ", theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
“Tổng doanh thu công nghiệp CNTT tiếp tục đạt mức cao, ước tính đạt hơn
20 tỷ USD, trong đó khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp hơn 90% giá trị
xuất khẩu. Về ứng dụng CNTT, 100% cơ quan nhà nước có Trang/Cổng thông tin
điện tử, cung cấp hơn 100.000 dịch vụ công trực tuyến các loại phục vụ người dân
và doanh nghiệp. Hệ thống đào tạo nhân lực CNTT tiếp tục được duy trì ổn định với
khoảng 290 cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và gần 150 cơ sở đào tạo nghề về
CNTT-TT”
5
.

“Chỉ số phát triển CNTT-TT của Việt Nam năm 2012 đã vươn lên xếp vị trí
thứ 4 khu vực Đông Nam Á, và đứng thứ 12/27 nước châu Á – Thái Bình Dương”
6
.
Bên cạnh những thành công thì ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt
Nam cũng có những tồn tại cần phải được khắc phục:
Hạ tầng Viễn thông còn kém, Các nước phát triển đã có kết nối 4G,LTE,
Trong khi đó ở Việt Nam người sử dụng mới bước làm quen với kết nối 3G. Tốc độ
kết nối Internet của Việt Nam gần thấp nhất Châu Á (Thông tin Internet).
Thiếu an toàn và bảo mật thông tin ( Vụ nghe lén 14000 thiết bị di động năm
2014).
5 : Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
/>6 : Theo sách trắng công nghệ thông tin 2013
HVTH:Nguyễn Hải Toàn CH1301110 11
Mấy nhận định về “Chiến lược Cất cánh” GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần cao, Việt Nam nằm trong top những quốc gia
có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao nhất thế giới.
Thiếu nguồn nhân lực tay nghề cao:
- Hiện cả nước có trên 270 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành CNTT. Trung
bình mỗi năm, chỉ riêng các trường trên địa bàn TP.HCM đào tạo từ
18.000 đến 20.000 sinh viên ngành CNTT (trong đó ĐH chiếm 41%, CĐ:
43%, TC: 26%). Tuy nhiên, theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT cho
thấy, hiện nay 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực
hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 100% không biết lĩnh vực hành
nghề. Đặc biệt là đối với các sinh viên mới tốt nghiệp, chỉ khoảng 15%
sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Hơn 80% lập trình
viên phải đào tạo lại, cá biệt có những doanh nghiệp phải mất tới 2 năm
để đào tạo lại.
7
4. Một vài nhận định về những việc ngành Công nghệ Thông Tin và Truyền

Thông phải làm để thực hiện thành công “Chiến lược Cất cánh”
Nhìn chung, trong vòng 3 năm kể từ ngày thực hiện “Chiến lược cất cánh”,
Ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đã có những bước phát triển
rõ rệt và đạt được những thành công nhất định. Thương hiệu Công nghệ thông tin và
Truyền thông đã bắt đầu được biết đến trên thế giới. Việt Nam cần phải đẩy mạnh
phát triển những thế mạnh của mình : nguồn nhân công giá rẻ, môi trường đầu tư
hấp dẫn và nhiều ưu đã, đẩy mạnh việc gia công phần mềm cho nước ngoài, đẩy
mạnh việc đầu tư ra nước ngoài… Bên cạnh đó vẫn có những tồn tại cần được khắc
phục, để ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam phát triển bền vững
và mạnh mẽ hơn:
7 Trích dẫn từ trang web của Bộ thông tin và Truyền thông
HVTH:Nguyễn Hải Toàn CH1301110 12
Mấy nhận định về “Chiến lược Cất cánh” GVHD: TS Bùi Văn Mưa
- Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao : giỏi ngoại ngữ, thành thạo các
kỹ năng, sinh viên ra trường có thể làm việc luôn không cần đào tạo lại,
việc học đi chung với thực hành.
- Giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm.
- Nâng cao chất lượng hạ tầng viễn thông.
HVTH:Nguyễn Hải Toàn CH1301110 13
Mấy nhận định về “Chiến lược Cất cánh” GVHD: TS Bùi Văn Mưa
KẾT LUẬN
Công nghệ thông tin(CNTT) với 4 trụ cột chính là phát triển nguồn nhân lực CNTT,
công nghiệp CNTT, hạ tầng CNTT và ứng dụng CNTT được xem như tiền đề vững
chắc để thực hiện Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và
truyền thông" mà Đảng Chính phủ đưa ra.
Hơn nữa, trong bối cảnh như hiện nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho
rằng CNTT là một phương thức phát triển hiệu quả giúp Việt Nam phát triển nhanh,
bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh của nền kinh tế; đưa Việt Nam thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, vượt qua
bẫy thu nhập trung bình và phát triển kinh tế tri thức; tạo nền tảng để đến năm 2020,

Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
8
Bàn về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son khẳng
định "Trong xã hội ngày nay, không có một lĩnh vực nào, ngành nào, không có nơi
nào không có sự hiện diện của CNTT. Tác động của CNTT đối với đời sống xã hội
là vô cùng to lớn, không chỉ đẩy mạnh, nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế mà còn
kéo theo sự biến đổi về phương thức sáng tạo, tạo ra của cải trong đời sống xã hội và
tư duy của con người… Trong thời gian tới, CNTT sẽ trở thành một động lực quan
trọng và mang tính đột phá của sự phát triển đất nước."
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Công văn Số : 07/CT-BBCVT
[2] Sách trắng Công nghệ thông tin 2013
[3] Trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông
[4] Trang web của Báo Tuổi trẻ , Báo Thanh
Niên
8 : Trích dẫn từ trang web của Bộ thông tin và truyền thông
HVTH:Nguyễn Hải Toàn CH1301110 14

×