Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Mối liên hệ triết học & khoa học sự liên hệ, vận dụng tư tưởng Pháp gia đến sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.52 KB, 12 trang )

Tiểu luận triết học:
Mối liên hệ triết học & khoa học: sự liên hệ, vận dụng tư tưởng Pháp gia đến
sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
MỤC LỤC
HVTH: Huỳnh Thanh Việt – CH1301114
Tiểu luận triết học:
Mối liên hệ triết học & khoa học: sự liên hệ, vận dụng tư tưởng Pháp gia đến
sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Triết học và khoa học luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong mọi
lĩnh vực khoa học đều dựa trên lý luận, quan điểm, tư tưởng của triết học.
Trong mỗi quốc gia, để đảm bảo cho một nền chính trị ổn định, một
nền kinh tế phát triển và một xã hội công bằng, thì pháp luật chính là công cụ tối
ưu có hiệu quả nhất. Trong lịch sử tư tưởng cổ đại, đã có nhiều học thuyết tiến
bộ mang giá trị phổ biến đến ngày nay, trong đó thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử,
một trong những tư tưởng chính trị - xã hội nổi bật trong thời kỳ Trung Quốc cổ
đại, đã để lại nhiều kinh nghiệm lịch sử to lớn đối với quá trình thực hiện quản
lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước trong xã hội lúc bấy giờ. Chính vì vậy,
trong điều kiện lịch sử hiện nay, việc nghiên cứu, tham khảo và sử dụng tư
tưởng pháp gia một cách phù hợp là điều rất cần thiết trong quá trình xây dựng
và đổi mới đất nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam và quản lý xã hội bằng
pháp luật.
Để làm rõ mối liên hệ giữa triết học và khoa học tôi xin được phép cụ thể
hóa bằng đề tài: "Mối liên hệ giữa triết học và khoa học: sự liên hệ, vận dụng
tư tưởng Pháp gia trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở
nước ta".
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Mục đích chính của đề tài cụ thể hóa mối liên hệ giữa triết học và khoa
học bằng việc nghiên cứu nội dung chính của tư tưởng Pháp gia và liên hệ, vận


dụng những giá trị của tư tưởng này đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN ở nước ta cũng như những hạn chế lịch sử tồn tại trong tư tưởng
này. Từ đó đưa ra hướng kế thừa những giá trị và những đề xuất nhằm tránh vấp
phải những hạn chế khi vận dụng tư tưởng Pháp gia trong quá trình xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
HVTH: Huỳnh Thanh Việt – CH1301114 2
Tiểu luận triết học:
Mối liên hệ triết học & khoa học: sự liên hệ, vận dụng tư tưởng Pháp gia đến
sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
3.1. Đối tượng: Tư tưởng Pháp gia và sự vận dụng những giá trị của tư
tưởng vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tư tưởng Pháp gia thời Xuân thu - Chiến quốc và
liên hệ vận dụng những giá trị tư tưởng Pháp gia vào công cuộc xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả dựa vào phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, kết hợp với
phân tích định tính từ đó đưa ra những nhận định để thực hiện đề tài.
Dữ liệu thứ cấp bao gồm:
− Các tạp chí khoa học chuyên ngành và táp chí mang tính hàn lâm có
liên quan đến tư tưởng pháp gia, vai trò của pháp luật trong xã hội
hiện đại, sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta;
− Tài liệu giáo trình, các xuất bản khoa học vê tư tưởng chính trị;
− Bài báo cáo, luận văn, luận án của các sinh viên, học viên cao học về
tư tưởng Pháp gia cũng như chủ trương xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN ở nước ta.
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài có nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận việc nghiên cứu tư tưởng Pháp gia và xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN.

Chương 2: Liên hệ và vận dụng tư tưởng pháp gia vào quá trình xây dựng
nhà nước Pháp quyền XHCN ở Việt Nam
HVTH: Huỳnh Thanh Việt – CH1301114 3
Tiểu luận triết học:
Mối liên hệ triết học & khoa học: sự liên hệ, vận dụng tư tưởng Pháp gia đến
sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG
PHÁP GIA VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN
1.1. Các khái niệm dẫn xuất:
1.1.1 Pháp gia:
Pháp gia (法家; bính âm Fǎjiā) là một trong bốn trường phái triết lý ở
thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc (Gần cuối thời nhà Chu từ khoảng thế kỷ thứ
6 TCN cho tới khoảng thế kỷ thứ 3 TCN). Trên thực tế, nó mang nhiều tính cách
triết lý chính trị thực tiễn, với châm ngôn kiểu "khi thời đại thay đổi, những
đường lối cũng thay đổi" làm nguyên tắc chính của mình, hơn là một triết học về
luật. Trong hoàn cảnh đó, "Pháp gia" ở đây có thể mang ý nghĩa "triết lý chính
trị tán thành sự cai trị của pháp luật"
(Theo Wikipedia)
1.1.2 Nhà nước pháp quyền:
Nhà nước pháp quyền là hình thức Nhà nước cộng hòa trong đó Nhà nước
xây dựng nên pháp luật để quản lý xã hội và tự đặt mình dưới pháp luật. Mọi cơ
quan Nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn
khổ quy định của pháp luật. Công dân tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật.
Quyền công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong Nhà nước pháp
quyền, ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập với nhau. Vai trò của
tòa án được đề cao. Điều kiện để có một Nhà nước pháp quyền là phải có một hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời. Điều này đòi hỏi công
tác xây dựng pháp luật và pháp điển hóa không ngừng được thực hiện. Nhà nước
pháp quyền dựa trên nguyên tắc dân chủ. Dân chủ là nền tảng để hoàn chỉnh
pháp luật. Pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền công dân.

(Theo Wikipedia)
1.1.3 Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
Trước đổi mới, Đảng ta chưa dùng khái niệm Nhà nước pháp quyền, mặc
dù trong Hiến pháp 1946, 1959, 1980 đã thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong
HVTH: Huỳnh Thanh Việt – CH1301114 4
Tiểu luận triết học:
Mối liên hệ triết học & khoa học: sự liên hệ, vận dụng tư tưởng Pháp gia đến
sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
xây dựng pháp luật và tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước theo tinh thần
nhà nước pháp quyền ở mức độ nhất định.
Bắt đầu từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (tháng 1/1994), Đảng ta đã
dùng khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội IX
khẳng định "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực của Nhà
nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
1.2 Nội dung học thuyết pháp trị của Pháp gia:
Học thuyết pháp trị của phái Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều
thời kỳ bởi những trí thức xuất sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại,
Thương Ưởng và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử.
Nếu như Thận Đáo đề cao "Thế", Thân Bất Hại đề cao "Thuật", Thương
Ưởng đề cao "Pháp" trong phép trị nước thì Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi
trọng cả ba yếu tố đó. Ông cho rằng "Pháp", "Thế", "Thuật" là ba yếu tố thống
nhất không thể tách rời trong đường lối trị nước bằng pháp luật. Trong sự thống
nhất đó, "Pháp" là nội dung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ;
"Thế" là công cụ, phương tiện tạo nên sức mạnh, còn "Thuật" là phương pháp
cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai trị. Tất cả đều là công cụ của bậc
đế vương.
1.2.1 Pháp:
Trong tư tưởng Trung Quốc cổ đại, "Pháp" là phạm trù triết học được hiểu

theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa rộng "Pháp" là thể chế quốc gia là chế độ chính trị xã hội
của đất nước;
- Theo nghĩa hẹp "Pháp" là những điều luật, luật lệ, những luật lệ mang
tính nguyên tắc và khuôn mẫu.
Kế thừa và phát triển lý luận pháp trị của pháp gia thời trước, Hàn Phi Tử
cho rằng: "Pháp là hiến lệnh công bố của các công sở, thưởng hay phạt đều được
HVTH: Huỳnh Thanh Việt – CH1301114 5
Tiểu luận triết học:
Mối liên hệ triết học & khoa học: sự liên hệ, vận dụng tư tưởng Pháp gia đến
sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
dân tin chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận, giữ pháp luật, phạt kẻ phạm
pháp, như vậy bề tôi sẽ theo Pháp".
Nội dung chủ yếu của pháp luật theo Hàn Phi là thưởng và phạt và ông
gọi đó là hai đòn bẩy trong tay vua để giữ vững chính quyền.
Điều đáng chú ý là song song với việc "thưởng hậu, phạt nặng" Hàn Phi
còn đưa ra chủ trương mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Ông cho rằng
luật pháp phải công bằng cho mọi người trong xã hội.
1.2.2 Thế:
Cùng với "Pháp", "Thế" là yếu tố không thể thiếu được trong pháp trị.
Pháp gia cho rằng muốn có luật pháp rõ ràng minh bạch và được dân tuyệt đối
tôn trọng thi hành thì nhà vua phải có "Thế".
"Thế" trước hết là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm quyền mà
trước hết là của nhà vua.
"Thế" không chỉ là địa vị, quyền hành của vua mà còn là sức mạnh của
dân, của đất nước, của vận nước (xu thế lịch sử). Hàn Phi giải thích: "Cái ná yếu
lại bắn được mũi tên lên cao là nhờ có "gió kích động", và nếu không có sự trợ
giúp của quần chúng thì làm sao kẻ kém tài lại cai trị được thiên hạ”.
1.2.3 Thuật:
Sau "Pháp" và "Thế", pháp gia rất chú ý đến "Thuật" trong đường lối

pháp trị.
"Thuật" trước hết là cách thức, phương thức, mưu lược, thủ đoạn trong
việc tuyển người, dùng người, giao việc, xét đoán sự vật, sự việc mà nhờ nó
pháp luật được thực hiện và nhà vua có thể "trị quốc bình thiên hạ".
Nhiệm vụ chủ yếu của "Thuật" cai trị là phân biệt rõ ràng những quan lại
trung thành, tận tâm và những quan lại xu nịnh ma giáo, thử năng lực của họ,
kiểm tra công trạng và những sai lầm của họ với mục đích tăng cường bộ máy
cai trị trên cơ sở bộ máy luật pháp và chế độ chuyên chế".
HVTH: Huỳnh Thanh Việt – CH1301114 6
Tiểu luận triết học:
Mối liên hệ triết học & khoa học: sự liên hệ, vận dụng tư tưởng Pháp gia đến
sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
"Thuật" còn thể hiện trong "thuật dùng người". Pháp gia đưa ra nguyên
tắc cơ bản của thuật dùng người là: "Chính danh", "Hình danh", "Thực danh".
"Thuật" phải nắm được cái cốt yếu là lấy danh làm đầu. Để chọn đúng
người trao đúng việc thì vua phải biết dùng "Thuật": "Bề tôi tỏ lời muốn làm
việc gì thì vua theo lời mà trao việc, cứ theo việc mà trách công. Công xứng
việc, việc xứng lời thì thưởng. Công không xứng việc thì phạt".
Ngoài các nội dung "Pháp", "Thế", "Thuật" đã nêu ở trên, tư tưởng Pháp
gia còn hết sức coi trọng việc xây dựng quân đội hùng mạnh đủ sức đè bẹp và
thôn tính các nước khác.
Pháp gia cũng rất chú trọng phát triển nông nghiệp, tích trữ lương thực và
của cải làm cho đời sống của xã hội no đủ và chiến đấu.
Như vậy, Tư tưởng chủ đạo của pháp gia là muốn trị nước, yên dân
phải lấy pháp luật làm trọng và nếu dùng pháp trị thì xã hội có phức tạp bao
nhiêu, nước có đông dân bao nhiêu thì vẫn "trị quốc bình thiên hạ" được.
Tư tưởng pháp gia vẫn còn nhiều yếu tố có giá trị có thể vận dụng
trong xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
HVTH: Huỳnh Thanh Việt – CH1301114 7
Tiểu luận triết học:

Mối liên hệ triết học & khoa học: sự liên hệ, vận dụng tư tưởng Pháp gia đến
sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÁP GIA
VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN
Ở VIỆT NAM
2.1 Liên hệ vận dụng tư tưởng Pháp gia vào quá trình xây dựng nhà nước
pháp quyền ở nước ta hiện nay:
2.1.1 Vận dụng "Pháp" trong Pháp gia góp phần đem lại cơ sở để xây
dựng pháp luật, bộ máy pháp luật và ý thức pháp luật của công dân:
Thứ nhất: Pháp luật phải công bằng và được tôn trọng Pháp luật không
hùa theo người sang… Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ,
kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng
cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu.
Thứ hai: Pháp luật không được hay thay đổi. “Pháp lệnh mà thay đổi thì
việc lợi hại cũng khác đi. Việc lợi hại cũng khác đi thì việc làm của dân thay
đổi. Việc làm của dân thay đổi gọi là thay đổi nghề. Cho nên cứ lấy lý mà xét thì
nếu việc lớn và nhiều mà hay thay đổi thì ít thành công … Cai trị một nước lớn
mà hay thay đổi pháp luật thì dân khó về việc đó. Do đó ông vua có đạo, quý sự
yên tĩnh, không ham thay đổi pháp luật” (Thiên Giải Lão)
Thứ ba: Coi trọng việc xây dựng đội ngũ nhân lực thực thi pháp
luật: Không có nước nào luôn mạnh, cũng không có nước nào luôn yếu. Hễ
những nguời thi hành pháp luật mà mạnh thì nước mạnh, hễ những nguời thi
hành pháp luật mà yếu thì nước yếu. (Thiên Hữu độ)
Thứ tư: Pháp luật phải theo thực tế. Việc trị dân không có nguyên tắc bất
biến; chỉ có pháp luật làm cho dân trị an. Pháp luật thay đổi theo thời thì trị;
việc cai trị thích hợp theo thời thì có công lao… Thời thế thay đổi mà cách cai
trị không thay đổi thì sinh loạn… Cho nên, bậc thánh nhân trị dân thì pháp luật
theo thời mà thay đổi, sự ngăn cấm theo khả năng mà thay đổi. (Thiên Tâm độ)
Thứ năm: Người chấp pháp phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nước
thắng được lửa, điều đó đã rõ. Nhưng lấy cái nồi để ngăn nước lại thì ở trên

nước cứ sôi, bốc hơi đến cạn, nhưng ở dưới lửa vẫn cháy. Vì nước không có cái
thế để thắng lửa. Nay việc cai trị thì thắng bọn gian tà, điều đó càng rõ hơn
HVTH: Huỳnh Thanh Việt – CH1301114 8
Tiểu luận triết học:
Mối liên hệ triết học & khoa học: sự liên hệ, vận dụng tư tưởng Pháp gia đến
sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
nữa. Nhưng bầy tôi giữ pháp luật lại làm thành cái nồi cho nên pháp luật chỉ
sáng rõ ở trong bụng mà bỏ mất cái thế ngăn gian tà. (Thiên Bị nội)
Thứ sáu: Pháp luật phải nghiêm: Gọi là hình phạt nặng, tức kẻ gian chỉ
được một chút lợi nhỏ mà bề trên bắt chịu một tội lớn. Dân chúng sẽ không vì
chút lợi nhỏ mà chịu cái tội lớn, cho nên điều gian ta nhất định chấm dứt. Gọi là
hình phạt nhẹ, tức kẻ gian được một cái lợi lớn nhưng bề trên trừng trị thì nhỏ.
Dân ham cái lợi nên coi thường cái tội, việc gian không chấm dứt. Vì vậy cho
nên thánh nhân trước đây có câu tục ngữ: “Người ta không vấp nơi núi non mà
vấp nơi mô đất”. Ngọn núi cao nên người ta cẩn thận, mô đất nhỏ nên nguời ta
coi thường. Nay dùng hình phạt nhẹ, thì thế nào dân cũng coi thường hình
phạt…Hình phạt nhẹ là cái mô đất của dân. Vì vậy, dùng hình phạt nhẹ nếu
không phải làm cho nước loạn thì cũng là chăng bẫy lừa dân. Cái này mới gọi
là làm thương tổn đến dân. (Thiên Lục Phản)
Thứ bảy: Pháp luật phải minh bạch, rõ ràng: Pháp luật rõ ràng thì nguời
hiền không cướp của kẻ kém, nguời mạnh không thể hiếp kẻ yếu, nguời đông
không thể hung bạo với kẻ ít (Thiên Thủ đạo) và chỉ riêng có pháp luật minh
bạch mới giúp ích cho sự thực hiện một nền thịnh trị (Thiên Ngũ đố)
2.1.2 Vận dụng "Thế" trong pháp gia có tác dụng gia tăng quyền lực
thuộc về nhân dân thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát của người dân là điều
kiện để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân :
Theo Hàn Phi Tử thì "Thế" chính là địa vị, quyền uy của nhà cầm quyền,
nhờ "thế" mà "Pháp" mới có thể thực hiện một cách triệt để và sâu rộng được, từ
đó liên hệ thực tiễn hiện nay trong cơ cấu quản lý nhà nước ta luôn có sự phân
công giữa các cơ quan nhằm đảm bảo thực hiện tốt các quyền lập pháp, hành

pháp, tư pháp của đất nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân. Đồng thời,
thông qua cơ chế kiểm tra giám soát các cơ quan trong nhà nước sẽ đảm bảo cho
việc thực hiện quyền làm chủ của giai cấp cầm quyền, tránh lạm quyền, quyền
lực công biến thành quyền lực tư
HVTH: Huỳnh Thanh Việt – CH1301114 9
Tiểu luận triết học:
Mối liên hệ triết học & khoa học: sự liên hệ, vận dụng tư tưởng Pháp gia đến
sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
2.1.3 Vận dụng tư tưởng Pháp trị của Pháp gia đề cao vai trò của đội
ngũ lãnh đạo trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước
ta:
Theo Hàn Phi: “những người thi hành pháp luật mà mạnh thì nước mạnh,
còn những người thi hành pháp luật yếu thì nước yếu” từ đó cho thấy đây là
quan điểm tiến bộ, và là một điều kiện quan trọng trong quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN ở nước, làm sao phải có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo
đủ sức, đủ tài để gánh vác trên vai trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân
giao phó.
2.1.4 Vận dụng "Thuật" của tư tưởng Pháp gia trong việc chọn lựa,
tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ:
Hàn Phi Tử cũng lưu ý những nhà lãnh đạo, phải dựa vào pháp trị để làm
cho đất nước giàu mạnh, song nếu “không có cái thuật để biết kẻ gian thì chỉ lấy
cái giàu mạnh của nước mà làm giàu có cho các quan đại thần mà thôi”. Hiện
nay, yếu tố con người là quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở
nước ta, chính vì vậy đòi hỏi công tác tuyển chọn người tài phải được đầu tư,
chăm lo thật kỹ. Tránh hình thức chọn và bổ nhiệm lầm.
2.2 Những điểm hạn chế của tư tưởng Pháp gia và bài học kinh nghiệm
trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta:
Tư tưởng Pháp gia tuy có nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc trị nước bằng
pháp luật, nhưng bên cạnh đó cũng tỏ ra những điểm hạn chế xoay quanh tư
tưởng của mình, cụ thể như sau:

- Hàn Phi chỉ nhìn thấy con nguời ở khía cạnh vụ lợi và phủ nhận Đức
trị. Cũng từ chỗ nhận thức bản tính con nguời là Đại ác và ra đời trên cơ sở
chống lại tư tuởng Nho giáo, Hàn Phi chủ trương loại trừ Đức trị trong trị
quốc. Đây cũng là sai lầm cơ bản vì theo lẽ tự nhiên có âm phải có dương,
có cương phải có nhu, đạo trời là ở lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu… Pháp luật là
quan trọng để quản lý xã hội nhưng nếu chỉ sử dụng pháp luật thì mọi hoạt
động sẽ trở nên cứng nhắc. Vì thế, trong quản lý xã hội, Pháp trị và Đức trị
HVTH: Huỳnh Thanh Việt – CH1301114 10
Tiểu luận triết học:
Mối liên hệ triết học & khoa học: sự liên hệ, vận dụng tư tưởng Pháp gia đến
sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
phải thống nhất bổ sung cho nhau, tùy thời mà đổi vị trí chính, phụ thì xã
hội mới có thể ổn định và phát triển.
- Một điểm hạn chế trong tư tưởng của pháp gia là quá đề cao vai trò của
pháp trị lại xem thường giáo dục, đó là một điểm hạn chế thiết xót khá lớn
bởi vì, Giáo dục là để nguời ta tự cảm thấy không nên làm cái xấu, cái ác;
còn Pháp luật là để nguời ta không dám làm cái xấu, cái ác và để trừng phạt
cái xấu cái ác
- Pháp trị của Hàn Phi là pháp luật của vua, người dân dù được nêu ra theo
hướng bình đẳng trước pháp luật, nhưng không phải với nghĩa “dân chủ” và
pháp luật được “thượng tôn” nhưng vua vẫn đứng trên pháp luật.
- Pháp gia tuy khác Nho gia ở quan điểm trị nước nhưng hoàn toàn giống
Nho gia ở quan điểm khẳng định quyền lực tối thượng của vua. Việc xây
dựng một lý thuyết pháp trị vững chắc dựa trên quyền lợi của một cá nhân
là không nên và sẽ không thành công.
Như vậy, có thể nói, trong đường lối Pháp trị của Pháp gia, dân vẫn chỉ có
thể vui buồn, ơn oán và mơ ước, chờ đợi vua giỏi, tôi hiền. Các hạn chế dân chủ
và chủ trương quyền lực của pháp trị làm cho nó trở nên không bền vững và
không thể phù hợp với thời đại chúng ta đang sống. Vì thế, khi xây dựng và hoàn
thiện Pháp luật, Việt Nam cần tránh những hạn chế trên, phải xây dựng được

tinh thần thượng tôn pháp luật, theo đúng nghĩa không ai đứng trên pháp luật;
pháp luật phải là của dân, do dân, và vì lợi ích nhân dân; dân phải có quyền giám
sát việc thực thi pháp luật.
HVTH: Huỳnh Thanh Việt – CH1301114 11
Tiểu luận triết học:
Mối liên hệ triết học & khoa học: sự liên hệ, vận dụng tư tưởng Pháp gia đến
sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
PHẦN KẾT LUẬN
Tư tưởng Pháp gia không những mang những giá trị là học thuyết mà còn
ở mặt thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì Pháp gia còn có
nhiều mặt hạn chế khi quá đề cao hành pháp, không giáo dục, giáo hóa con
người về mặt đạo đức. Do đó, khi vận dụng tư tưởng Pháp gia vào xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN ở nước ta cần phải có sự chắt lọc những yếu tố tiến bộ
của Pháp gia.
Trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay, đối với Việt Nam việc xây
dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là thực sự rất cần
thiết. Xây dựng được nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân là điều kiện
cần thiết để Việt Nam mới đủ sức để tiếp tục phát triển theo con đường xã hội
chủ nghĩa trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách - giáo trình:
1. TS Bùi Văn Mưa, Slide Bài giảng Triết học, 2014
2. TS Bùi Văn Mưa (chủ biên), Giáo trình Triết học, 2011
3. Đặng Đức An (chủ biên), Những mẫu chuyện lịch sử thế giới, NXB. Giáo
dục, Hà Nội, 2002, tập 1;
4. Hội Đồng TW Chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia Các bộ môn Khoa
học Mac-Lenin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Triết học Mác -
Leenin, NXB. Chính trị Quốc gia;
5. Doãnh Chính, Trương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình, Đại
cương lịch sử triết học Trung Quốc, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

1998.
EBook - Intenet:
1. Wikipedia;
2. Website Chính phủ;
3. Bài viết: PGS.TS Nguyễn Văn Vĩnh: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền
cần phải có trạng thái pháp trị tốt và nhà cầm quyền trí tuệ”
HVTH: Huỳnh Thanh Việt – CH1301114 12

×