GVPT : TS. Bùi Văn Mưa HVTH : CH1301001 _ Nguyễn Tuấn An
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH – KHCN & QHĐN
ĐỀ TÀITIỂU LUẬN
MÔN TRIẾT HỌC
NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC
TRONG LÝ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI
GVPT: TS. BÙI VĂN MƯA
HVTH: NGUYỄN TUẤN AN
MSHV: CH1301001
1
Những vấn đề triết học trong lý thuyết tương đối
GVPT : TS. Bùi Văn Mưa HVTH : CH1301001 _ Nguyễn Tuấn An
TP. Hồ Chí Minh, tháng 08/ 2014
Đề tài : Những vấn đề triết học trong lý thuyết tương đối
Mục tiêu đề tài : Bằng các kiến thức triết học thể hiện trong các phạm trù,
định lý, định nghĩa cộng với các phương pháp luận dựa trên thực tiễn khách quan
nhằm tìm hiểu làm sáng tỏ mối quan hệ và các vấn đề của triết học trong lý thuyết
tương đối.
Bố cục gồm có 4 phần chính :
+ Nêu khái quát cái nhìn về thuyết tương đối.
+ Tìm hiểu thuyết tương đối được ứng dụng trong vật lý với
“Thuyết Tương đối đặc biệt” của Einstein.
+ Xem xét các phạm trù cơ bản của triết học nhằm hiểu rõ thêm vấn đề
về tính tương đối.
+ Kết luận và rút kết thực tiễn.
Nội dung bài viết chủ yếu được tham khảo và trích lấy ý từ sách tài liệu “Đại
cương lịch sử triết học” cùng một số bài tham khảo khác.
Sẽ là sai lầm nếu cho rằng thuyết tương đối thích hợp với một hình ảnh duy
tâm về thế giới dùng “chủ nghĩa duy tâm” theo nghĩa kỹ thuật, trong đó nó hàm ý
rằng không thể có cái gì không phải là kinh nghiệm. “Người quan sát” thường xuyên
được đề cập đến trong việc trình bày thuyết tương đối không nhất thiết là một người,
mà có thể là tấm kính máy ảnh, hay bất kỳ dụng cụ ghi nào. Giả định cơ bản của
2
Những vấn đề triết học trong lý thuyết tương đối
GVPT : TS. Bùi Văn Mưa HVTH : CH1301001 _ Nguyễn Tuấn An
thuyết tương đối là hiện thực, tức là, các khía cạnh trong đó tất cả các nhà quan sát
đều nhất trí khi họ ghi nhận một hiện tượng có thể xem như một khách thể, mà
không phải như sự đóng góp của chính nhà quan sát. Giả định này được hình thành
từ lương tri thông thường. Kích thước và hình dáng biểu kiến của khách thể khác đi
tùy theo điểm nhìn, nhưng lương tri thông thường không quan tâm đến những sự
khác nhau này. Thuyết tương đối chỉ mở rộng quá trình này ra. Bằng cách xét đến
không chỉ con người quan sát -tất cả đều cùng chuyển động theo trái đất- mà cả
những “nhà quan sát” có thể trong chuyển động tương đối rất nhanh với trái đất, cho
thấy rằng nó phụ thuộc vào điểm nhìn của người quan sát nhiều hơn là trước đây vẫn
nghĩ. Nhưng thấy một thặng dư không phụ thuộc đến thế; đây là phần có thể biểu
hiện bằng phuơng pháp “ cơ căng”. Tầm quan trọng của phương pháp này khó có
thể cường điệu quá mức, tuy nhiên, hoàn toàn không có khả năng giải thích nó bằng
những thuật ngữ không –toán. (trích tài liệu tham khảo [2])
Theo V.I.Lênin, chân lý là sự phản ánh của thế giới khách quan vào đầu óc
con người và được kiểm nghiệm qua thực tiễn, là quá trình nhận thức từ thấp đến
cao, từ nghiên cứu chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn. Trong những hoàn cảnh điều kiện
lịch sử nhất định nó biểu hiện trong chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. “Như
vậy là theo bản chất của nó, tư duy của con người có thể cung cấp và đang cung cấp
cho chúng ta chân lý tuyệt đối mà chân lý này chỉ là tổng số những chân lý tương
đối. Mỗi giai đoạn phát triển của khoa học lại đem thêm những hạt mới vào cái tổng
số ấy của chân lý tuyệt đối, nhưng những giới hạn chân lý của mọi định lý khoa học
đều là tương đối, khi thì mở rộng ra, khi thì thu hẹp lại, tùy theo sự tăng tiến của tri
thức”. “Đối với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì giữa chân lý tương đối và chân lý
tuyệt đối không có ranh giới không thể vượt qua”.
Nhưng chủ nghĩa duy vật biện chứng kiên trì cho rằng bất kỳ lý luận khoa
học nào về cấu trúc và đặc tính của vật chất cũng đều có tính chất gần đúng, tương
đối; trong tự nhiên không hề có đường ranh giới nào tuyệt đối; bản chất đang vận
3
Những vấn đề triết học trong lý thuyết tương đối
GVPT : TS. Bùi Văn Mưa HVTH : CH1301001 _ Nguyễn Tuấn An
động sẽ chuyển hóa từ một trạng thái này sang một trạng thái khác… Vật lý học mới
sở dĩ đi chệch sang phía chủ nghĩa duy tâm, chủ yếu là vì các nhà vật lý học không
hiểu được phép biện chứng. - V.I.Lênin đã vạch rõ thực chất của cuộc khủng hoảng
trong vật lý học.
Và trongtác phẩm năm 1905, Einstein đưa ra “Thuyết Tương đối đặc biệt”
làm rung chuyển quan niệm chung về không gian, thời gian, vật chất và năng lượng.
Toàn bộ thuyết tương đối này dựa vào hai giả thuyết cốt yếu.
Giả thuyết thứ nhất là: Mọi sự chuyển động đều có tính chất tương
đối. Để có một ý niệm cụ thể về nguyên tắc này, người ta thường hay lấy ví
dụ người ngồi trong toa xe hỏa đang chạy. Nếu tất cả các cửa đều đóng kín,
tối như bưng thì mọi người ngồi trên xe không có ý thức gì về tốc độ và
phương hướng, thậm chí có lẽ không biết cả xe đang chạy nữa. Một người đi
tàu thủy, nếu các cửa đóng kín, cũng ở trong tình trạng tươngtự. Chúng ta
nhận thức được sự chuyển động là qua sự tương đối với các vật khác. Ngay
cả trái đất quay chúng ta cũng không nhận thấy, nếu không có những tinh cầu
khác để so sánh.
Giả thuyết thứ hai là: Tốc độ của ánh sáng không bị lệ thuộc vào sự
chuyển động của nguồn sáng. Tốc độ của tia sáng bao giờ cũng là 186.000
dặm một giây đồng hồ (xấp xỉ 300.000km/giây), bất kỳ ở nơi nào. Tia sáng
xuyên qua trong toa xe hỏa đang chạy cũng có tốc độ ngang với tốc độ tia
sáng chạy ở ngoài toa xe. Không có mãnh lực nào vượt được tốc độ của ánh
sáng, chỉ tốc độ hạt điện tử mới suýt soát được với tốc độ của ánh sáng. Như
vậy ánh sáng là thực thể độc nhất trong vũ trụ không bao giờ biến đổi.
Thuyết tương đối của Einstein đã xác nhận rằng, không gian và thời gian
không tự nó tồn tại, tách rời vật chất mà nằm trong mối liên hệ qua lại phổ biến
không thể phân chia.
4
Những vấn đề triết học trong lý thuyết tương đối
GVPT : TS. Bùi Văn Mưa HVTH : CH1301001 _ Nguyễn Tuấn An
+ Tính khách quan: nghĩa là không gian và thời gian là thuộc tính của vật
chất tồn tại gắn liền với nhau và gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan,
do đó không gian và thời gian là thuộc tính của nó nên cũng tồn tại khách quan.
+ Tính vĩnh cửu và vô tận: nghĩa là không gian và thời gian không có tận
cùng về một phía nào, xét cả về quá khứ lẫn tương lai, cả về đằng trước lẫn đằng
sau, cả về bên phải lẫn bên trái, cả về phía trên lẫn phía dưới.
+ Không gian luôn có ba chiều (chiều dài, chiều rộng, chiều cao), còn thời
gian chỉ có một chiều (từ quá khứ tới tương lai)
Cũng như hai dạng vật chất cơ bản là chất và trường. Chất là cái gián đoạn,
được tạo ra từ các hạt, có khối lượng, có cấu trúc thứ bậc từ nguyên tử cho đến các
thiên thể cực kỳ lớn. Còn trường là môi trường vật chất liên tục, không có khối
lượng tĩnh. Trường làm cho các hạt của nguyên tử liên kết với nhau, tác động với
nhau và nhờ đó mà tồn tại được.Ranh giới giữa chất và trường là tương đối, có thể
chuyển hóa lẫn nhau.
5
Những vấn đề triết học trong lý thuyết tương đối
GVPT : TS. Bùi Văn Mưa HVTH : CH1301001 _ Nguyễn Tuấn An
Tiếp theo ta xem xét các cặp phạm trù cơ bản sau nhằm hiểu rõ thêm về
thuyết tương đối
Cái riêng và cái chung :
Cái riêng : Phạm trù chỉ một (trong những) sự vật riêng lẻ, xác định mà trong
chúng có chứa thuộc tính (yếu tố) chung.
Cái chung : Phạm trù chỉ một mặt (thuộc tính, yếu tố) không chỉ có trong cái
riêng này mà còn được lập lại trong những cái riêng khác.
Nhưng cuối cùng thì cái riêng và cái chung tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng,
tương đối.
Nguyên nhân và kết quả :
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Còn kết quả là
phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan,
tính phổ biến, tính tất yếu và chuyển hóa cho nhau : có thể từ nguyên nhân dẫn đến
kết quả nhưng kết quả này có thể là nguyên nhân của kết quả khác hay từ kết quả có
được này sẽ tác động ngược lại để tìm ra nguyên nhân.
Tất nhiên và ngẫu nhiên :
Sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét
trong mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng đó là cái ngẫu
nhiên, nhưng khi xem xét trong mối quan hệ khác, thông qua mặt khác thì sự vật,
hiện tượng đó lại là cái tất yếu. Như vậy ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ
có ý nghĩa tương đối.
Nội dung và hình thức :
Vì nội dung là những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, còn
hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nội
6
Những vấn đề triết học trong lý thuyết tương đối
GVPT : TS. Bùi Văn Mưa HVTH : CH1301001 _ Nguyễn Tuấn An
dung. Nên nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống
nhất. Không có hình thức nào tồn tại thuần túy không chứa đựng nội dung, ngược lại
cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định. Nội
dung nào có hình thức đó.
Bản chất và hiện tượng :
Bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất
nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự
vật. Hiện tượng là phạm trù chỉ sự biểu hiện ra "bên ngoài" của bản chất.
Quan điểm duy tâm không thừa nhận hoặc không hiểu đúng sự tồn tại khách
quan của bản chất và hiện tượng. Nhưng chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, cả
bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan là cái vốn có của sự vật không do ai
sáng tạo ra, bởi vì sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Những
yếu tố này liên kết với nhau bằng những mối liên hệ khách quan, đan xen, chằng
chịt. Trong đó có những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định.
Khả năng và hiện thực :
Hiện thực là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế. Khả năng là phạm
trù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại
thực sự khi có các điều kiện tương ứng.
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách
rời nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật, có
nghĩa là trong sự vật hiện đang tồn tại chứa đựng khả năng, sự vận động phát triển
của sự vật chính là quá trình biến khả năng thành hiện thực. Trong hiện thực mới đó
lại nảy sinh khả năng mới, khả năng mới này nếu có những điều kiện lại biến thành
hiện thực mới.
Như vậy :
Tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý không tồn tại tách rời nhau mà có sự
thống nhất biện chứng với nhau. Một mặt, tính tuyệt đối của chân lý là tổng số các
7
Những vấn đề triết học trong lý thuyết tương đối
GVPT : TS. Bùi Văn Mưa HVTH : CH1301001 _ Nguyễn Tuấn An
tính tương đối. Mặt khác, trong mỗi chân lý mang tính tương đối bao giờ cũng chứa
đựng những yếu tố của tính tuyệt đối. V.I.Lênin viết: "Chân lý tuyệt đối được cấu
thành từ tổng số những chân lý tương đối đang phát triển; chân lý tương đối là
những phản ánh tương đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập với nhân loại;
những phản ánh ấy ngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân lý khoa học, dù là
có tính tương đối, vẫn chứa đựng một yếu tố của chân lý tuyệt đối" [V.I.Lênin: Toàn
tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.18, tr. 383].
8
Những vấn đề triết học trong lý thuyết tương đối
GVPT : TS. Bùi Văn Mưa HVTH : CH1301001 _ Nguyễn Tuấn An
Có thể nói, việc phân tích tính tương đối đem lại cho chúng ta một phương pháp
luận không chỉ trong nhận thức mà cả trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Muốn nhìn
nhận sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ, ít sai lầm nhất, phải phân tích cụ thể, phải
xem xét sự vật, hiện tượng trên quan điểm biện chứng, tức là xem xét trong mối liên
hệ toàn diện của tiến trình vận động của sự vật, hiện tượng, không dừng ở hiện
tượng bề ngoài, ở kinh nghiệm. Trong việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn mỗi hành
đông thực tiễn đều phải căn cứ vào tình hình cụ thể của hoàn cảnh, chống máy móc,
áp đặt, phải hành động phù hợp với tiến trình và giai đoạn phát triển cụ thể của sựvật
và phải dựa vào quy luật vận động và phát triển của sự vật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vật lý và triết học - Cuộc cách mạng trong khoa học hiện đại - Werner
Heisenberg - Nhà xuất bản Tri thức, tháng 11/2009.
[2] Tiểu luận : Thuyết Tương Đối: Các Hệ Quả Triết Học - Hiếu Tân.
[3] Tài liệu : Đại cương lịch sử triết học và các slides bài giảng của thầy TS. Bùi
Văn Mưa.
9
Những vấn đề triết học trong lý thuyết tương đối
GVPT : TS. Bùi Văn Mưa HVTH : CH1301001 _ Nguyễn Tuấn An
[4] Giáo trình triết học - PGS. TS. Phạm Công Nhất - PGS. TS. Đoàn Thị Minh
Oanh (Chủ biên).
10
Những vấn đề triết học trong lý thuyết tương đối