Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tổng hợp câu hỏi nhận định môn luật lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.1 KB, 32 trang )

Phần khái quát chung
Câu 2 (3 điểm)
Hãy phân tích quan hệ pháp luật về BHXH trong pháp luật lao động VN? Ý nghĩa của các quy định về BHXH?
Câu 3 ( 4 điểm)
Nguyên tắc bảo vệ người lao động thể hiện trong chế định việc làm và học nghề như thế nào?
Câu 2 ( 4 điểm )
Anh ( chị ) hiểu thế nào là đình công ? Hãy phân tích những nguyên nhân dẫn đến đình công . Từ thực trạng
đình công hiện nay, hãy nêu các biện pháp phòng ngừa và hạn chế đình công . Câu 2: Hãy phân biệt thoả ước
LĐTT & nội quy LĐ của DN? Ý nghĩa của việc ký kết thoả ước LĐTT & ban hành nội quy LĐ?
LLĐ? Ý nghĩa của quy định đó?
Câu 3: Hãy phân tích nguyên tắc bảo vệ quyền & lợi ích hợp pháp của người sử dụng LĐ theo quy định của bộ
LLĐ?
Câu 2: Phân biệt tranh chấp lao động và đình công.
- Định nghĩa tranh chấp lao động: khoản 1, điều 157 BLLĐ
- Định nghĩa đình công: điều 172 BLLĐ
Khác nhau:
- Tranh chấp lao động là tranh chấp phát sinh về quyền và lợi ích phát sinh giữa người lao động (tập thể hoặc cá
nhân) với người sử dụng lao động. Đình công là hậu quả của quá trình
giải quyết tranh chấp tập thể không thành.
- Đối tượng của tranh chấp lao động là cá nhân hoặc tập thể (người lao động) với người sử dụng lao động.
Trong đó đối tượng của đình công là tập thể.
kỉ luật lao động
Câu 1. Ý nghĩa của kỷ luật lao động.
Câu 2. Phân tích các căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động.
Câu 3. So sánh các nguyên tắc xử lý kỷ luật của người lao động và công chức nhà nước.
Câu 1. Ý nghĩa của việc quy định quản lý nhà nước về lao động?
Câu 2. Nội dung của quản lý nhà nước về lao động?
Câu 3. Nhiệm vụ của thanh tra nhà nước về lao động được PL lao động quy định như thế nào?
Câu 4. Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật lao động?
Câu 5. Mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm những quy định về quan hệ lao động được quy định như thế
nào?


Câu 6. Mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm những quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động được
pháp luật quy định như thế nào?
tranh chấp lao động
Câu 1. Phân biệt tranh chấp lao động và các loại tranh chấp khác.
Câu 2. Bộ luật lao động quy định về vấn đề đình công như thế nào?
Câu 3. Cuộc đình công hợp pháp khi có những điều kiện nào?
Câu 4. So sánh Hội đồng hoà giải lao động cơ sở và Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.
Câu 5. Các cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?
Câu 6. Trình tự, thủ tục tiến hành hoà giải của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở được quy định như thế nào?
Câu 7. Trình tự, thủ tục tiến hành hoà giải của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh được pháp luật quy định như
thế nào?
Bảo hiểm xã hội
Câu 1. Ý nghĩa của bảo hiểm xã hội.
Câu 2. Phân biệt bảo hiểm xã hội với bảo hiểm nhà nước?
Câu 3. Các quyền lợi mà người lao động được hưởng khi bị tai nạn lao động?
Câu 4. Đối tượng và điều kiện được hưởng chế độ thai sản?
Câu 5. Điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để được hưởng chế độ hưu
trí hàng tháng?
Bảo hộ lao động
Câu 1. Pháp luật lao động quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động như thế nào? ý nghĩa của việc quy
định đó.
Câu 2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động cho
người lao động .
Câu 3. Người lao động được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong những điều kiện nào?
Câu 4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động
được quy định như thế nào?
Câu 1. Tại sao nói Luật lao động là một ngành luật độc lập?
Câu 2. Tại sao quan hệ lao động là quan hệ mang tính đặc biệt?
Câu 3. Tại sao phương pháp tác động của tổ chức công đoàn được coi là phương pháp điều chỉnh đặc thù của
Luật lao động?

Câu 4. So sánh nguyên tắc bảo vệ người lao động và nguyên tắc bảo vệ người sử dụng lao động?
Câu 5. Tại sao nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể được coi là nguồn nội bộ của Luật lao động.?
Câu 6. Phương pháp thỏa thuận trong Luật Lao động với phương pháp thỏa thuận trong Luật Dân sự có điểm gì
khác nhau?
Câu 7. Phương pháp mệnh lệnh trong Luật Lao động với phương pháp mệnh lệnh trong Luật Hành chính có
điểm gì khác nhau?
Câu 8. Tại sao Luật lao động lại đề cao và cho rằng nguyên tắc bảo vệ người lao động là nguyên tắc quan trọng
nhất?
Câu 9. Nguyên tắc bảo vệ người lao động là nguyên tắc quan trọng nhất thể hiện bản chất của Luật Lao động.
Bằng các quy định của luật lao động, anh (chị)hãy chứng minh nhận định định trên?
Phần thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ nghơi
Câu 1. Bộ luật lao động quy định về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi như thế nào? Ý nghĩa của việc quy định đó.
Câu 2. Những thời giờ nghỉ nào được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương?
Câu 3. Chế độ nghỉ hàng năm của người lao động? Trong thời gian nghỉ hàng năm người lao động có được
hưởng nguyên lương không?
Câu 4. Thời gian nghỉ hàng năm được tính như thế nào đối với trường hợp người lao động có thời gian làm việc
dưới 12 tháng?
Câu 5. Pháp luật lao động quy định thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của những người làm việc trên biển,
trong hầm mỏ, và các công việc có tính chất đặc biệt khác như thế nào?
Tiền lương
Câu1. Ý nghĩa của việc quy định tiền lương tối thiểu? Bộ luật lao động quy định về vấn đề này như thế nào?
Câu 2. Trong trường hợp ngừng việc người lao động được trả lương như thế nào?
Câu 3. Việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động của người sử dụng lao động phải tuân
theo những quy định nào?
Câu 4.Sự thể hiện của nguyên tắc trả lương trên cơ sở phân phối theo lao động?
Câu 5. Người học nghề, người tập nghề nếu trực tiếp làm ra sản phẩm thì có được trả lương hay không? Nếu có,
mức lương tối thiểu mà họ nhận được là bao nhiêu?
TỔNG HỢP CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH MÔN LUẬT LAO ĐỘNG
- giữa thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động tập thể
- giữa tranh chấp lao động tập thể và đình công.

1. Trách nhiệm của ng sử dụng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
2. Công ty A có 100 công nhân, do áp dụng dây chuyền mới nên dôi dư 30 công nhân.5 người được đào tạo để
làm việc ở dây chuyền mới, 3 người đc chuyển sang bộ phận khác, số còn lại bị công ty chấm dứt hợp đồng lao
động. 22 công nhân này đã liên hệ với BCHCĐ để thương lượng với người sử dụng lao động để được nhận
lại.Tuy nhiên công ty không nhận số công nhân này. Cho rằng công ty đã vi phạm, 22 công nhân làm đưa vụ
việc ra TAND.
Hỏi : tranh chấp trên là tranh chấp cá nhân hay tranh chấp tập thể.Tại sao
(Hỏi thêm: Ý nghĩa của nguyên tắc này; 1 số vấn đề về tiền lương tối thiểu: ai quy định, căn cứ xác định, mức,
loại theo quy định hiện hành ?)
2. Thỏa ước lao động tập thể của công ty S được ký kết và đưa vào thực hiện từ tháng 05/2008. Toàn bộ người
lao động trong công ty S đều được thực hiện chế độ làm việc 8h/ngày, 48h/tuần theo như trong thỏa ước. Thời
gian gần đây, trên địa bàn công ty S hoạt động, có rất nhiều công ty khác cho công nhân của mình nghỉ thêm
nửa ngày đến 1 ngày/tuần. Thấy vậy, một số lao động của công ty S có kiến nghị lên BCHCĐ yêu cầu lãnh đạo
công ty giảm giờ làm. BCHCĐ sau đó đã có văn bản đề nghị ban lãnh đạo công ty sửa đổi 1 số nội dung trong
thỏa ước tập thể về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của công nhân. Lãnh đạo công ty kiên quyết không thay đổi.
BCHCĐ đã đưa vụ việc ra Hội đồng hòa giải ở cơ sở.
Hỏi: Tranh chấp trên là tranh chấp lao động cá nhân hay tập thể ? Tại sao ?
(Hỏi thêm: tiêu chí phân biệt tranh chấp lao động tập thể với tranh chấp lao động cá nhân?)
Câu 2:
Khi tiến hành thanh tra công ty X, Thanh tra sở LĐ-TB-XH phát hiện thoả ước lao động tập thể của công ty là
do Phó Giám đốc công ty ký. Hãy bình luận về giá trị pháp lý của thoả ước lao động tập thể trên.
- Các trường hợp đình công bất hợp pháp?
2. Công ty A có 100 công nhân, do áp dụng dây chuyền mới nên dôi dư 30 công nhân.5 người được đào tạo để
làm việc ở dây chuyền mới, 3 người đc chuyển sang bộ phận khác, số còn lại bị công ty chấm dứt hợp đồng lao
động. 22 công nhân này đã liên hệ với BCHCĐ để thương lượng với người sử dụng lao động để được nhận
lại.Tuy nhiên công ty không nhận số công nhân này. Cho rằng công ty đã vi phạm, 22 công nhân làm đưa vụ
việc ra TAND.
Hỏi : tranh chấp trên là tranh chấp cá nhân hay tranh chấp tập thể.Tại sao?
-Thời hạn khởi kiện đối với tranh chấp trên?
-Thủ tục giải quyết tranh chấp trên?

-Trình tự thủ tục hoà giải lao động cơ sở, kết cấu của hội đồng hoà giải cơ sở?
-ĐIểm khác biệt cơ bản nhất trong trình tự thủ tục hoà giải của hoà giải cấp cơ sở và hội đồng trọng tài?
2. Bài tập tình huống về tranh chấp lao động tập thể. Yêu cầu xác định loại tranh chấp và giải thích tại sao?
Biểu hiện tính công khai của Thỏa ước lao động thể?
Tại sao Thỏa ước lao động phải có tính công khai?
Trình tự ký kết thỏa ước lao động tập thể khác gì với Giao kết hợp đồng?
A và cty X ký HĐLĐ xác định thời hạn 36 tháng (từ 01/01/2003 đến 01/01/2006) với mức lương 2,6 triệu
đồng/tháng. Thời gian làm việc 8giờ/ngày.
Trong tháng 4/2005 A có làm thêm vào 1 ngày nghỉ hàng tuần, 1 ngày lễ (đã được cty cho nghỉ bù) và 04 giờ
làm thêm ban đêm vào ngày thường.
a) Tính tiền lương làm thêm của A trong tháng 4.
b) Hết hạn HĐLĐ các bên không ký HĐLĐ mới. A vẫn tiếp tục làm việc và được trả lương với mức lương là 3
triệu/tháng. Đến ngày 01/09/2007 A đơn phương chấm dứt HĐLĐ và báo trước cho Cty 30 ngày. Hãy giải quyết
chế độ cho A khi chấm dứt HĐLĐ trên.
A có thời gian đóng BHXH theo thang bảng lương nhà nước (từ 01/01/1980 đến 31/12/1999). Mức bình quân
lương làm căn cứ đóng BHXH 5 năm cuối trong khu vực nhà nước là 400.000 đ.
Ngày 01/01/2000 A chuyển sang làm việc cho DN có vốn đầu tư nước ngoài với diễn biến tiền lương như sau:
- 01/01/2000 – 31/12/2002: 750.000 đ/tháng
- 01/01/2003 – 31/12/2005: 1.000.000 đ/tháng
- 01/01/2006 – 31/12/2007: 1.500.000 đ/tháng
- 01/01/2008 ông A xin nghỉ hưu.
Hãy tính chế độ lương hưu trí của ông A trong các trường hợp sau:
a) Ông A sinh ngày 01/01/1947
b) Ông A sinh ngày 01/01/1955, có 10 năm công tác tại Campuchia trước 31/8/1999 và bị suy giảm 61% khả
năng lao động.
c) Ông A sinh ngày 01/01/1951, bị suy giảm 63% khả năng lao động.
d) Ông A sinh ngày 01/01/1966, có 10 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại. Bị suy giảm 63% khả
năng lao động và mức lương liền kề cao nhất trong thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại là 450.000
đ/tháng
e) Ông A sinh ngày 01/01/1966, có 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại. Bị suy giảm 63% khả

năng lao động và mức lương liền kề cao nhất trong thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại là 450.000
đ/tháng.
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀO QỦAN LÝ DOANH NGHIỆP
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1:
Anh ( chị) có nhận xét gì về thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật lao động trong lĩnh vực dạy nghề tại
các doanh nghiệp? theo anh ( chị) có những hạn chế nào? Cách khắc phục những hạn chế đó?
Câu 2:
Hãy ra quyết định xử lý kỷ luật trong trường hợp người lao động tự ý bỏ 05 ngày làm việc trong 01 tháng mà
không có lý do chính đáng
ĐỀ THI 1 - MÔN LUẬT LAO ĐỘNG
II. Bài tập:
A làm việc cho doanh nghiệp X theo 3 hợp đồng lao động: hợp đồng thứ nhất có thời hạn từ 01/01/2001 đến
ngày 31/12/2001; hợp đồng lao động thứ 2 có thời hạn từ 01/01/2002 đến 31/12/2003; hợp đồng lao động thứ 3
có thời hạn tứ 01/01/2004 đến 31/12/2005. Do có nơi khác trả lương cao hơn nên ngày 01/05/2005, A đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp X sau khi báo trước cho doanh nghiệp 60 ngày.
1) Hãy nhận xét về việc ký 3 hợp đồng nói trên.
2) A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này có đúng pháp luật không?
3) Quyền và nghĩa vụ của A khi chấm dứt hợp đồng lao động?
PHẦN 2: Giải quyết tình huống
Anh A làm việc tại công ty X theo hợp đồng không xác định thời hạn từ tháng 01/1998. Tháng 03/2006, do tìm
được việc làm khác ở công ty M với mức lương cao hơn, anh A xin chấm dứt hợp đồng lao động. Cty X không
đồng ý.
Anh A gởi văn bản thông báo là 2 tháng nữa sẽ chấm dứt hợp đồng.
Đúng 2 tháng sau, anh A chấm dứt hợp đồng tại Cty dù Giám Đốc không đồng ý, Vì vậy, Giám đốc Cty X đã
không trả tiền trợ cấp thôi việc cho anh.
Theo bạn:
1) Anh A có quyền chấm dứt hợp đồng lao động hay không? Tại sao?
2) Giám đốc công ty X làm thế đúng hay sai?
3) Bạn hãy giải quyết quyền lợi của anh A theo pháp luật hiện hành.

PHẦN 3: Nếu ý kiến
Cho biết ý kiến của bạn về vấn đề sau:
1) Hiện nay các hợp đồng LĐ bằng văn bản được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động đều
được thực hiện theo mẫu do Bộ Lao động thương binh xã hội ban hành.
Nên quy định tỷ lệ khống chế người lao động nước ngoài được phép
A. Phân tích và đánh giá các quy định về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
B. Tình Huống:
Anh H là nhân viên bán xăng dầu thuộc cửa hàng xăng dầu B, công ti xăng dầu M theo hợp đồng lao động
không xác định thời hạn từ ngày 1.3.2000. Ngày 1.4.2002, do anh H có những biểu hiện không bình thường về
mặt thần kinh nên gia đình anh H đã làm đơn xin công ti cho anh H được nghỉ điều trị bệnh trong thời gian 6
tháng tại bệnh viện Bạch Mai. Sau khi điều trị ổn định và có giấy chứng nhận của bệnh viện về tình trạng sức
khoẻ đã ổn định, anh H tiếp tục trở lại cửa hàng B làm việc theo hợp đồng lao động đã kí kết.
Ngày 1.2.2008, do cãi nhau với chị A (là người làm cùng ca trực) anh H đã đánh chị A, gây mất đoàn kết nội bộ.
Căn cứ vào quy định trong nội quy lao động về hình thức xử lí đối với hành vi “gây mất đoàn kết nối bộ”, anh
H đã bị giám đốc công ti ra quyết định hạ bậc lương trong thời gian 6 tháng, tính từ ngày 15.2.2008.
Tiếp đó, ngày 3.4.2008, anh H có hành vi cãi nhau với khách hàng đến mua xăng dầu tại cửa hàng do khách
hàng để xe không đúng quy định.
Ngày 15.5.2008, anh H lại đánh nhau với một nhân viên khác của cửa hàng là anh P vì anh P đã nhắc nhở anh H
không được hút thuốc trong khu vực bán hàng.
Hỏi:
a/ Với những hành vi liên tiếp vi phạm kỉ luật lao động như trên, công ti M có thể sa thải anh H được hay
không? Lưu ý là: trong Nội quy lao động của công ti, người lao động có các hành vi “gây mất đoàn kết nội bộ,
có thái độ cư xử thiếu văn hoá với khách hàng” đều bị coi là vi phạm kỉ luật lao động và phải chịu các hình thức
kỉ luật tương ứng với mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra.
b/ Hãy tư vấn cho công ti M về việc nên xử lí kỉ luật lao động đối với anh H như thế nào theo đúng quy định
của pháp luật lao động và nội quy lao động của công ti.
c/ Giả định công ti M sa thải anh H trong vụ việc trên thì anh H cần làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình.
Câu 6. Nguyễn Văn K ký kết hợp đồng lao động với công ty X. Theo thoả thuận hai bên nhất trí về thời hạn hợp
đồng là 3 năm 6 tháng (vì đến lúc đó công việc mới dứt điểm hoàn thành và công ty cũng không muốn có sự
thay đổi về lực lượng lao động).

Trong điều khoản tiền lương hai bên thoả thuận”Năm đầu áp dụng mức lương là 550.000đồng/tháng, năm thứ
hai là 650.000đồng/tháng và trong thời hạn cuối cùng là 800.000đồng/tháng.” Sau 6 tháng thực hiện hợp đồng,
K mới biết rằng tiền lương thấp nhất quy định trong thoả ước của công ty là 600.000đồng/tháng. K làm đơn
khiếu nại và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Anh(chị) hãy cho biết ý kiến của mình về vụ việc trên. Cách giải quyết?
quản lý, thanh tra, xử phạt vi phạm trong lĩnh vực lao động.
Câu 6. Tháng 9/2003 tại phân xưởng C thuộc Xí nghiệp rượu bia K xảy ra vụ nổ nồi hơi, kết quả 8 người bị
thương nặng, 9 người do áp lực tăng đột ngột bị thương nhẹ đã tháot ra khỏi phân xưởng. Trong số người bị nạn
có anh Q do đứng gần nồi hơi nên bị chết tại chỗ, anh Q còn vợ là công nhân và một con nhỏ. Phân xưởng phải
ngừng sản xuất 10 ngày để khắc phục. Anh(chị) hãy xác định chế độ đối với các công nhân phân xưởng C trong
vụ việc trên.
Câu 4. Anh Nguyễn Văn X là cán bộ kỹ thuật trong công ty liên doanh nước khoáng A, do sơ xuất trong khâu
kiểm tra kỹ thuật nên anh bị công ty chuyển sang làm công nhân trực tiếp trong dây chuyền sản xuất từ ngày
01/02/2003. Ngày 03/09/2003 do bị kẹt xe nên anh X đi muộn 30 phút làm 10 công nhân khác cùng dây chuyền
phải ngừng việc trong thời gian đó. Công ty A quyết định sa thải anh X với lý do X tái phạm trong thời gian
đang thi hành kỷ luật và buộc X phải bồi thường một triệu đồng (giá của 200 chai nước khoáng đáng nhẽ sản
xuất được trong 30 phút). X khiếu nại vì nội quy doanh nghiệp chỉ ghi”Vi phạm quy định về thời gian lao động
có thể bị khiển trách hoặc chuyển việc tuỳ theo mức độ vi phạm…”.
Hỏi: 1. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
2. Cách giải quyết vụ việc trên.
Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook
Bài 1:
Anh Thanh là công nhân của Cty TNHH X theo chế độ hợp đồng lao động. Ngày 13/6/2009, sau khi tan ca, khi
vừa ra khỏi cổng doanh nghiệp để về nhà thì anh bị tai nạn giao thông. Anh phải nghỉ việc để điều trị tại bệnh
viện 2 tháng, tổng số tiền viện phí và chi phí y tế khác là 22.000.000 đồng. Sau khi điều trị ổn định thương tật
anh Thanh được giám định là bị suy giảm khả năng lao động 27%. Hỏi:
1. Công ty có trách nhiệm gì đối với tai nạn của anh Thanh?
2. Anh Thanh có thể được hưởng chế độ BHXH nào? Hãy tính chế độ đó, biết rằng đến thời điểm xảy ra tai
nạn, anh đóng BHXH được 13 năm; tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH của 6 tháng cuối là
1.200.000 đồng/tháng, của tháng trước liền kề là 1.500.000 đồng/tháng

1. Công ty có trách nhiệm gì đối với tai nạn của anh Thanh?
- Anh Thanh bị tai nạn trên đường về nhà. Trường hợp này theo quy định tại điều 39 Luật BHXH thì đây được
xem là bị tai nạn lao động. Công ty phải có các trách nhiệm đối với anh Thanh theo khoản 2 điều 107 BLLĐ
(chịu chi phí Y tế ), trả đủ lương trong quá trình anh Thanh điều trị (Điều 143 BLLĐ).
- Như vậy: Công ty phải trả tiền viện phí 22 triệu đồng + tiền lương 2 tháng ( 2 x 1,2 triệu đồng).
2. Anh Thanh được hưởng chế độ BHXH sau: Trợ cấp một lần (điều 42 Luật BHXH).
+ Suy giảm 5% thì được 5 tháng lương tối thiểu chung. Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5
tháng lương tối thiểu chung: Anh Thanh suy giảm 27%, vậy anh Thanh được 5 + (22 x 0,5) = 16 tháng lương tối
thiểu chung.
+ Ngoài mức trợ cấp trên, anh Thanh còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH, mỗi
năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương. Do đó, anh Thanh được trả thêm: 13 x 0,3 x 1,5 triệu.
Vậy anh Thanh được trợ cấp một lần với tổng số tiền: 16 tháng lương tối thiểu + 13 x 0,3 x 1,5 triệu đồng.
Lý thuyết
- Hợp đồng lao động giữa NLĐ và NSDLĐ được giao kết trực tiếp hoặc thông qua ủy quyền nhưng đối với
người sử dụng lao động là cá nhân thì phải tự mình giao kết hợp đồng không được ủy quyền cho người khác
(điểm 1, mục II, thông tư 21).
- Hợp đồng không thời hạn: không xác định được thời hạn, thời điểm kết thúc hoặc có thời hạn trên 36 tháng.
- Hợp đồng xác định thời hạn: từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng.
- Hợp đồng theo mùa vụ: dưới 12 tháng. Áp dụng cho những công việc mang tính mùa vụ hoặc tạm thời. Trừ
trường hợp tạm thời thay thế người lao động.
Tham khảo điều 27 BLHS và Điều 4 NĐ44.
Chuyển hóa loại hợp đồng (áp dụng từ ngày 1/1/2003):
- Đối với hợp động xác định thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ: Sau khi hết hợp đồng, trong thời hạn 30 ngày
phải giao kết hợp đồng mới:
+ Nếu đã hết thời hạn 30 ngày mà không có giao kết mới, thì hợp đồng đã giao kết đương nhiên trở thành hợp
đồng không xác định thời hạn.
+ Nếu giao kết hợp đồng mới (lần 2) là loại hợp đồng xác định thời hạn thì chỉ được ký thêm một lần hợp
đồng xác định thời hạn không quá 36 tháng. Lần thứ ba đương nhiên trở thành hợp đồng không thời hạn.
Như vậy, đối với hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ các bên chỉ được giao kết nhiều nhất
là 2 lần liên tiếp. Tuy nhiên, đối với người đã nghỉ hưu thì được ký nhiều lần không giới hạn. (Điểm 2, mục 1,

thông tư 21).
-Hợp đồng có thời hạn dài từ 3 tháng trở lên phải giao kết bằng văn bản. Trừ trường hợp hợp đồng lao động
với người lao động giúp việc nhà (không lảm nhiệm vụ trông coi tài sản). (Khoản 1 Điều 139 BLLĐ).
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, có 03 thời điểm (khoản 1 Điều 33 BLLĐ): 1. Từ ngày hai bên giao
kết; 2. Từ ngày do hai bên thỏa thuận; 3. Từ ngày NLĐ bắt đầu làm việc.
- Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu (Điều 29, 166 BLLĐ): Thanh tra lao động và Tòa án nhân
dân.Thanh tra LĐ không tuyên hợp đồng vô hiệu ngay mà hướng dẫn các bên thỏa thuận, còn Tòa án nhân dân
thì tuyên vô hiệu ngay trong mọi trường hợp.
* Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng:
- Trợ cấp thôi việc (Điều 42 BLLĐ): trong hầu hết các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc:
+ Làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.
+ Thuộc trường hợp quy định tại điều 36, 37; điểm a, c, d, đ, khoản 1, điều 38; khoản 1 điều 41; điểm c,
khoản 1 Điều 85 BLLĐ.
+ Mức trợ cấp thôi việc được tính theo khoản 1, điều 42 BLLĐ: cứ mỗi năm làm việc được hưởng trợ cấp ½
tháng lương.
- Trợ cấp mất việc làm (Điều 17 BLLĐ): Do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ thì người sử dụng lao động có
trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc
làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng
lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương. Thông thường là các trường hợp tinh giảm biên chế, nhân
sự
- Trợ cấp thất nghiệp: ý nghĩa giống “Trợ cấp thôi việc” được thực hiện ở nước ta từ 1/1/2009, khoảng thời
gian người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp thì không được tính để trả trợ cấp thôi việc
(khoản 6 điều 139 Luật BHXH).
- Trả lương trong một số trường hợp đặc biệt (Điều 61 BLLĐ), Lưu ý: Trả lương vào ngày nghỉ hàng tuần,
ngày nghỉ hàng tuần là do hai bên thỏa thuận, có thể là ngày Chủ nhật hoặc là một ngày cố định khác.
ĐỀ THI MÔN :
TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Confused
Câu 3 ( 4 điểm )
Ông Khiêm có 31 năm 8 tháng đóng bảo hiểm xã hội được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm 62%

khản năng lao động . Ông có quyết định nghỉ hưu 01/09/2007 khi 53 tuổi 3 tháng .
Hãy giải quyết chế độ hưu trí cho ông biết rằng :
Trong 31 năm đóng bảo hiểm xã hội trong khu vực Nhà nước, ông có mức bình quân tiền lương tháng 5 năm
cuối trước khi nghỉ hưu là 3 triệu đồng . Ông có 14 năm 10 tháng làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực có hệ số
0.7
ĐỀ THI MÔN LUẬT LAO ĐỘNG
có hiệu lực từ ngày 01/01/1997. Ngày 01/01/2008 doanh nghiệp X thay đổi một phần máy móc thiết bị có năng
suất lao động cao hơn, từ sự thay đổi đó mà một số người lao động trong đó có bà A phải chấm dứt hợp đồng
lao động mặc dù doanh nghiệp đã đào tạo lại nhưng không tìm được chổ làm mới. doanh nghiệp cũng đã tuân
thủ thủ tục luật định để giảm lao động. Cũng tại thời điểm tháng 01/2008 là lúc bà A đủ 55 tuổi đóng bảo hiểm
xã hội đủ 27 năm, bà đã đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.
Hỏi:
a. Doanh nghiệp X có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với bà A trong trường hợp trên? Vì sao? Bà A có
thể được hưởng loại trợ cấp gì khi đủ điều kiên hưởng chế độ hưu trí hàng tháng? Nếu có anh (chị) hãy tính chế
độ cho bà ?
b. Hãy tính chế độ hưu trí cho bà biết rằng:
Trong 27 năm đóng bảo hiểm xã hội bà có 20 năm làm việc trong khu vực nhà nước
Với mức lương bình quân 05 năm cuối trong khu vực nhà nước 1.000.000đ 07 năm làm việc tại doanh nghiệp tư
nhân có đóng bảo hiểm xã hội mỗi tháng bà hưởng tiền lương 4.000.000đ.
BÀI LÀM
1/ a. Sai, tại K.1 Đ12 NĐ 152/2006/NĐ-CP 22/12/2006
1/b. Sai. Tại K.1 Đ141 LLĐ
2. Các nguyên tắc cơ bản của tiền lương:
- Tiền lương trả cho người lao động phải căn cứ vào năng suất lao động, chất lượng công việc, yêu cầu phải đảm
bảo sao cho sức lao động là thước đo của việc trả lương, lao động có trình độ, lao động thành thạo phải trả
lương cao hơn lao động giản đơn, lao động kém thành thạo hơn.
- Tiền lương trả cho người lao động còn phải căn cứ vào điều kiện lao động tức là ngoài trình độ chuyên môn kỹ
thuật nghiệp vụ của người lao động thì phải còn căn cứ vào điều kiện lao động như: xa xôi, hẻo lánh, độc hại,
đắc đỏ.
- Tiền lương trả ngang nhau cho những việc như nhau, không phân biệt giới tính dân tộc, tôn giáo.

- Tiền lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức qui định cho từng thời kỳ, từng khu vực và từng
ngành nghề.
3/a. - DN X được quyền chấm dứt tại K1 Điều 17
- Bà A được trợ cấp mất việc mỗi năm là một tháng lương tổng tháng lương được nhận là 11 tháng
- 11 tháng x 4.000.000 = 4.400.000
b.Tại K3 Đ.31 NĐ 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006
- Bà A được hưởng lương hưu 75% với mức lương bình quân của 10 năm sau cùng.
- {(3*12*1.000.000) + (7*12*4.000.000)}/12*10 = 3.100.000
- 3.100.000 * 75% = 2.325.000
Câu 3:
a. Doanh nghiệp A muốn sa thải chị Lan khi chị Lan đang nuôi con nhỏ 6 tháng tuổi
- Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động quy định: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12
tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
- Vậy DN A phải thỏa thuận với chị Lan nếu muốn chấm dứt hợp đồng với chị Lan.
b. Muốn chấm dứt hợp đồng với ông Bình là chủ tịch công đoàn.
- Theo khoản 4, điều 155 BLLĐ, ông Bình là chủ tịch công đoàn thì khi chấm dứt hợp đồng thì phải thỏa thuận
với tổ chức công đoàn cấp trên.
c. DN A muốn xây dựng nội quy lao động phù hợp với pháp luật:
theo Điều 82, điều 83, điều 84 và điều 1 nghị định 33
Câu 2: Phân biệt tranh chấp lao động và đình công.
- Định nghĩa tranh chấp lao động: khoản 1, điều 157 BLLĐ
- Định nghĩa đình công: điều 172 BLLĐ
Khác nhau:
- Tranh chấp lao động là tranh chấp phát sinh về quyền và lợi ích phát sinh giữa người lao động (tập thể hoặc cá
nhân) với người sử dụng lao động. Đình công là hậu quả của quá trình giải quyết tranh chấp tập thể không
thành > Cái này mình không đồng ý, vì thực chất Đình công cũng là một biện pháp giải quyết tranh chấp lao
động.
- Đối tượng của tranh chấp lao động là cá nhân hoặc tập thể (người lao động) với người sử dụng lao động.
Trong đó đối tượng của đình công là tập thể.

Mình xin bổ sung các ý kiến thêm:
- Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động có thể phát sinh từ bất kỳ nguyên nhân nào trong mối quan hệ lao
động, tuy nhiên nguyên nhân phát sinh đình công chỉ có thể từ tập thể lao động.
- Biện pháp giải quyết: Tranh chấp lao động có nhiều biện pháp để giải quyết tuy nhiên đình công chỉ là cách
thức nghỉ việc tạm thời của tập thể lao động.
Câu 3:
a. Doanh nghiệp A muốn sa thải chị Lan khi chị Lan đang nuôi con nhỏ 6 tháng tuổi
- Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động quy định: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12
tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
- Vậy DN A phải thỏa thuận với chị Lan nếu muốn chấm dứt hợp đồng với chị Lan.
Mình xin bổ sung:
- Riêng câu này, về tư vấn có thể xảy ra thêm một trường hợp nữa:
+ Thương lượng được thì cho nghỉ.
+ Không thương lượng được thì chờ 6 tháng giải quyết theo luật định > lúc đó tư vấn tiếp > hơi củ chuối
nhưng lô gic!
b. Muốn chấm dứt hợp đồng với ông Bình là chủ tịch công đoàn.
- Theo khoản 4, điều 155 BLLĐ, ông Bình là chủ tịch công đoàn thì khi chấm dứt hợp đồng thì phải thỏa thuận
với tổ chức công đoàn cấp trên.
Mình bổ sung:
- Trường hợp muốn chấm dứt với ông Bình không phải là thỏa thuận với Tổ chức công đoàn cấp trên mà là báo
và trao đổi với Công đoàn cấp trên. Vì ngay cả khi Tổ chức công đoàn không đồng ý, DN vẫn có thể cho ông
Bình nghỉ việc theo luật định.
c. DN A muốn xây dựng nội quy lao động phù hợp với pháp luật:
theo Điều 82, điều 83, điều 84 và điều 1 nghị định 33
Phụ cấp độc hại
Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng bao gồm:
Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau: Làm các nghề, công
việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một

trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực
tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bệnh. Việc xác định các yếu tố quy định nêu trên phải được thực hiện bởi
đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định tại Thông tư số 19/2011/TT - BYT.
Mức bồi dưỡng: Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các
mức sau: Mức 1: 10.000 đồng; Mức 15.000 đồng; Mức 3: 20.000 đồng; Mức 4: 25.000 đồng.
Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo đặc điểm điều kiện lao động thực hiện theo quy định tại Phụ
lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trên đây là những quy định chung, chị đối chiếu với phụ lục của Thông tư này với ngành nghề mà chồng chị
đang làm để xác định mức phụ cấp cụ thể.
ĐỀ THI 1 - MÔN LUẬT LAO ĐỘNG
I. Lý thuyết:
1) Hãy cho biết các nhận định sau đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn tại sao?
a) Người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được trợ cấp thôi việc. S
b) Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực sau khi đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đ
2) So sánh hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.
II. Bài tập:
A làm việc cho doanh nghiệp X theo 3 hợp đồng lao động: hợp đồng thứ nhất có thời hạn từ 01/01/2001 đến
ngày 31/12/2001; hợp đồng lao động thứ 2 có thời hạn từ 01/01/2002 đến 31/12/2003; hợp đồng lao động thứ 3
có thời hạn tứ 01/01/2004 đến 31/12/2005. Do có nơi khác trả lương cao hơn nên ngày 01/05/2005, A đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp X sau khi báo trước cho doanh nghiệp 60 ngày.
1) Hãy nhận xét về việc ký 3 hợp đồng nói trên.
2) A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này có đúng pháp luật không?
3) Quyền và nghĩa vụ của A khi chấm dứt hợp đồng lao động?
ĐỀ THI 2 MÔN LUẬT LAO ĐỘNG
PHẦN 2: Giải quyết tình huống
Anh A làm việc tại công ty X theo hợp đồng không xác định thời hạn từ tháng 01/1998. Tháng 03/2006, do tìm
được việc làm khác ở công ty M với mức lương cao hơn, anh A xin chấm dứt hợp đồng lao động. Cty X không
đồng ý.
Anh A gởi văn bản thông báo là 2 tháng nữa sẽ chấm dứt hợp đồng.
Đúng 2 tháng sau, anh A chấm dứt hợp đồng tại Cty dù Giám Đốc không đồng ý, Vì vậy, Giám đốc Cty X đã

không trả tiền trợ cấp thôi việc cho anh.
Theo bạn:
1) Anh A có quyền chấm dứt hợp đồng lao động hay không? Tại sao?
2) Giám đốc công ty X làm thế đúng hay sai?
3) Bạn hãy giải quyết quyền lợi của anh A theo pháp luật hiện hành.
PHẦN 3: Nếu ý kiến
Cho biết ý kiến của bạn về vấn đề sau:
1) Hiện nay các hợp đồng LĐ bằng văn bản được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động đều
được thực hiện theo mẫu do Bộ Lao động thương binh xã hội ban hành.
Nên quy định tỷ lệ khống chế người lao động nước ngoài được phép
Đề Thi Môn: Những vấn đề chung về luật lao động
Câu 1: Nhận định sau đây đúng sai? giải thích ngắn gọn có cơ sở pháp lý
1/ Quỹ GQVL của địa phương chỉ được hình thành từ NS địa phương do HĐBD Tỉnh, TP trực thuộc TW quyết
định?
2/ Trong thời gian học nghề, nếu người học nghề trực tiếp làm ra SP thì DN trả lương cho họ bằng mức TL tối
thiểu do NN quy định?
3/ Luật LĐ điều chỉnh QHLĐ giữa xã viên với HTX?
Câu 2: Hãy nêu các điều kiện để công dân VN trở thành chủ thể của QH PL LĐ theoB
Câu 3: A ký HĐLĐ ko xác định thời hạn với Cty X. HĐ có hiệu lực từ 1/1/2000. Ngày 1/1/2005 Cty X xác nhập
với CTY Y & A trở thành NLĐ của CTY Y với HĐLĐ ko xác định thời hạn.
Ngày 1/8/2007 A đơn phương chấm dứt hĐLĐ với Cty Y (có thực hiện nghĩa vụ báo trước 45 ngày làm việc)
nhưng khi nhận trợ cấp thôi việc. Cty Y chỉ trả trợ cấp trong khoảng thời gian A làm việc cho Cty Y (mỗi năm
làm việc được nhận 1/2 tháng tiền lương theo Đ42 BLLLĐ ), còn thời gian làm việc cho Cty X thì ko trả trợ cấp
thôi việc.
Theo PL LD( hiện hành Anh chi hãy cho biết việc giải quyết trợ cấp thôi việc của Cty Y đúng hay sai? vì sao?.
Nếu A ko đồng ý với cách giải quyết đó thì có quyền khởi kiện ko? CQ tổ chức nào có thẩm quyền g/q tranh
chấp Lđ đó? vì sao?
TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
( Luật Lao động HP 2 )
Thời gian làm bài : 75 phút

Câu 3 ( 4 điểm )
Ông Khiêm có 31 năm 8 tháng đóng bảo hiểm xã hội được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm 62%
khản năng lao động . Ông có quyết định nghỉ hưu 01/09/2007 khi 53 tuổi 3 tháng .
Hãy giải quyết chế độ hưu trí cho ông biết rằng :
Trong 31 năm đóng bảo hiểm xã hội trong khu vực Nhà nước, ông có mức bình quân tiền lương tháng 5 năm
cuối trước khi nghỉ hưu là 3 triệu đồng . Ông có 14 năm 10 tháng làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực có hệ số
0.7
Đề thi môn : Luật lao động 1 - Các vấn đề chung
Lớp 5C - Lần 2
Thời gian : 60 phút
Được sử dụng tài liệu
Câu 1. Luật LĐ quy định, NLĐ là người có khả năng lao động, có giao kết HĐLĐ và có độ tuổi:
a.Ít nhất đủ 15 tuổi
b.Ít nhất đủ 16 tuổi
c.Ít nhất đủ 17 tuổi
d.Ít nhất đủ 18 tuổi
Câu 2. Luật LĐ quy định, người sử dụng lao động là cá nhân phải là người:
a. Đủ 16 tuổi
b. Đủ 17 tuổi
c. Đủ 18 tuổi.
d. Đủ 20 tuổi
Câu 3. HĐLĐ bao gồm các loại:
a. HĐLĐ không xác định thời hạn; HĐLĐ xác định thời hạn.
b. HĐLĐ không xác định thời hạn; HĐLĐ xác định thời hạn; HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công
việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
c. HĐLĐ không xác định thời hạn; HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng.
d. HĐLĐ ngắn hạn; HĐLĐ trung hạn; HĐLĐ dài hạn.
Câu 4. Tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc được quy định bằng:
a. Ít nhất bằng 50% mức lương cấp bậc của công việc đó.

b. Ít nhất bằng 60% mức lương cấp bậc của công việc đó.
c. Ít nhất bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó.
d. Ít nhất bằng 85% mức lương cấp bậc của công việc đó.
Câu 5. Thời gian thử việc tối đa được Luật LĐ quy định là:
a. 30 ngày
b. 60 ngày.
c. 90 ngày.
d. 120 ngày
Câu 6. HĐLĐ được tạm hoãn thực hiện khi:
a. NLĐ đi làm NVQS hoặc các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật quy định.
b. NLĐ bị tạm giữ, tạm giam.
c. Các trường hợp khác do NLĐ và người sử dụng lao động thỏa thuận.
d. Cả 3 trường hợp trên đều đúng.
Câu 7. Trừ trường hợp bị sa thải, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động phải báo trước cho
người lao động có HĐLĐ không xác định thời hạn, XĐ thời hạn, mùa vụ ít nhất là bao nhiêu ngày:
a. 30 ngày.
b. 45, 30, 03 ngày
c. 60 ngày
d. 75 ngày
Câu 8. Thỏa ước lao động tập thể giữa tập thể NLĐ và người sử dụng lao động phải làm thành mấy bản và do ai
giữ?
a. Làm thành 4 bản. Một bản cho người sử dụng lao động; một bản cho BCH Công Đoàn cơ sở; một bản
cho Công Đoàn cấp trên; một bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
b. Làm thành 4 bản. Một bản cho người sử dụng lao động; một bản cho BCH Công Đoàn cơ sở; một bản cho
chính quyền địa phương; một bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
c. Làm thành 3 bản.Một bản cho người sử dụng lao động; một bản cho BCH Công Đoàn cơ sở; một bản cho cơ
quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
d. Làm thành 3 bản. Một bản cho người sử dụng lao động; một bản cho BCH Công Đoàn cơ sở; một bản cho
chính quyền địa phương.
Câu 9. Thỏa ước lao động tập thể bị xem là vô hiệu toàn bộ khi:

a. Toàn bộ nội dung thỏa ước trái pháp luật.
b. Người ký kết thỏa ước không đúng thẩm quyền.
c. Không tiến hành theo đúng trình tự ký kết.
d. Cả 3 trường hợp trên đều đúng
Câu 10. Trong mọi trường hợp, khấu trừ lương hằng tháng của NLĐ tối đa là:
a. 10% lương tháng
b. 20% lương tháng
c. 30% lương tháng
d. 50% lương tháng
Câu 11. NLĐ làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương:
a. Ít nhất bằng 150% lương ngày thường
b. Ít nhất bằng 200% lương ngày thường
c. Ít nhất bằng 250% lương ngày thường
d. Ít nhất bằng 300% lương ngày thường
Câu 12. Thời gian làm việc trong một tuần của NLĐ tối đa là:
a. 40h/tuần
b. 48h/tuần
c. 56h/tuần
d. 64h/tuần
Câu 13. Theo quy định hiện hành, NLĐ được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong bao nhiêu ngày lễ:
a. 8 ngày
b. 10 ngày (1 ngày Tết DL, 5 ngày Tết AL, 1 ngày Quốc khánh, 1 ngày Giỗ tổ, 30/4 và 1/5)
c.09 ngày
d. 11 ngày.
Câu 14. NLĐ đã có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hay một người sử dụng lao động mà công việc bình
thường thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày:
a. 12 ngày( lam việc bth)
b. 14 ngày (nặng nhọc, độc hại)
c. 16 ngày(rất )
d. 18 ngày

Câu 15. Sau mỗi 5 năm làm việc liên tục tại một doanh nghiệp hoặc với 1 người sử dụng lao động, số ngày nghỉ
hàng năm của NLĐ thay đổi như thế nào?
a. Không thay đổi
b. Tăng thêm 1 ngày
c. Tăng thêm 2 ngày
d. Giảm đi 1 ngày.
Câu 16. NLĐ được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp nào:
a. Kết hôn, nghỉ 3 ngày
b. Con kết hôn, nghỉ 1ngày
c. Bố mẹ (bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày
d. Tất cả các trường hợp trên
Câu 17. NLĐ bị kỷ luật sa thải khi:
a. NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại
nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp.
b. NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian
chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà vẫn tái phạm.
c. NLĐ tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn tỏng 1 năm mà không có lý do chính
đáng.
d. Cả 3 trường hợp trên đều đúng
Câu 18. NLĐ bị sa thải nếu trong một năm có số ngày nghỉ việc cộng dồn không có lý do chính đáng vượt quá:
a. 15 ngày
b. 20 ngày
c. 25 ngày
d. 30 ngày
Câu 19. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên do tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp mà không
do lỗi của họ thì người sử dụng lao động phải bồi thường:
a. Ít nhất 12 tháng tiền lương và phụ cấp
b. Ít nhất 16 tháng tiền lương và phụ cấp
c. Ít nhất 24 tháng tiền lương và phụ cấp
d. Ít nhất 30 tháng tiền lương và phụ cấp

Câu 20. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên do tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp mà do lỗi
của họ thì người sử dụng lao động phải bồi thường:
a. Ít nhất 12 tháng tiền lương và phụ cấp
b. Ít nhất 16 tháng tiền lương và phụ cấp
c. Ít nhất 24 tháng tiền lương và phụ cấp
d. Ít nhất 30 tháng tiền lương và phụ cấp
Câu 21. Luật Lao động quy định NLĐ chưa thành niên là NLĐ:
a. Dưới 15 tuổi
b. Dưới 16 tuổi
c. Dưới 17 tuổi
d. Dưới 18 tuổi
Câu 22.Thời gian làm việc của NLĐ chưa thành niên tối đa trong một tuần là:
a. 35h/tuần
b. 42h/tuần
c. 48h/tuần
d. 56h/tuần
Câu 23. Thời gian làm việc của NLĐ tàn tật tối đa trong một tuần là:
a. 35h/tuần
b. 42h/tuần
c. 48h/tuần
d. 56h/tuần
Câu 24. Thời hạn giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tối đa là:
a. 12 tháng
b. 24 tháng
c. 36 tháng
d. 48 tháng
Câu 25. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được tiến hành khi số người lao động trong doanh nghiệp tán thành nội
dung thỏa ước:
a. Trên 50% tổng số lao động.
b. Trên 60% tổng số lao động.

c. Trên 70% tổng số lao động.
d. Trên 80% tổng số lao động.
Câu 26. Nhiệm kỳ của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở là bao nhiêu năm:
a. 1 năm
b. 2 năm
c. 2,5 năm
d. 3 năm
Câu 27. Hội đồng trọng tài lao động do ai thành lập:
a. LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW
b. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW
c. Tập thể NLĐ tại doanh nghiệp
d. NLĐ và người sử dụng lao động cùng thành lập
Câu 28. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền:
a. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động
b. Chủ tịch UBND cấp huyện và tương đương
c. Tòa án nhân dân các cấp
d. Cả 3 cơ quan trên
Câu 29. Bộ Luật Lao động có hiệu lực kể từ ngày tháng năm nào:
a. Ngày 23 tháng 6 năm 1994
b. Ngày 23 tháng 6 năm 1995
c. Ngày 1 tháng 1 năm 1994
d. Ngày 1 tháng 1 năm 1995
Câu 30. Bộ Luật Lao động hiện hành được sửa đổi, bổ sung gần nhất vào năm nào:
a. Năm 2002
b. Năm 2004
c. Năm 2006
d. Năm 2007
Câu 31. HĐLĐ có hiệu lực kể từ:
a. Ngày giao kết HĐLĐ
b. Ngày NLĐ bắt đầu làm việc

c. Ngày do NLĐ và người sử dụng lao động thỏa thuận
d. Cả 3 trường hợp trên đều đúng
Câu 32. Khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền
tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác trái nghề trong thời gian tối đa là:
a. 30 ngày
b. 60 ngày
c. 90 ngày
d. 120 ngày
Câu 33. HĐLĐ được chấm dứt khi:
a. Hết hạn hợp đồng, hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
b. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng
c. NLĐ bị kết án tù, bị cấm làm công việc, NLĐ bị chết hoặc mất tích theo tuyên bố của tòa án.
d. Cả 3 trường hợp trên đều đúng
Câu 34. NLĐ làm theo HĐLD không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLD và báo cho
người sử dụng lao động:
a. Không cần báo trước
b. Báo trước ít nhất 15 ngày
c. Báo trước ít nhất 30 ngày
d. Báo trước ít nhất 45 ngày
Câu 35. Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, Luật Lao động
quy định người sử dụng lao động phải:
a. Nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã ký
b. Bồi thường một khoản tiền tương đương với tiền lương và phụ cấp trong những ngày NLĐ không được làm
việc.
c. Bồi thường ít nhất 2 tháng tiền lương và phụ cấp.
d. Làm cả 3 việc trên
Câu 36. Thỏa ước lao động tập thể là:
a. Văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao
động, quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên trong quan hệ lao động.
b. Văn bản thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện

lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên trong quan hệ lao động.
c. Văn bản thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động và người lao động về các điều kiện lao động
và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên trong quan hệ lao động.
d. Văn bản thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động và Liên đoàn lao động về các điều kiện lao
động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên trong quan hệ lao động.
Câu 37. Luật Lao động quy định ở nhứng doanh nghiệp mới thành lập thù sau thời gian bao lâu (kể từ ngày bắt
đầu hoạt động) phải thành lập tổ chức Công Đoàn:
a. 3 tháng
b. 6 tháng
c. 9 tháng
d. 12 tháng
Câu 38. NLĐ phải đóng bao nhiêu % lương hàng tháng cho quỹ BHXH khi tham gia BHXH:
a. 1% lương tháng
b. 2% lương tháng
c. 5% lương tháng
d. 10% lương tháng
Câu 39. Người sử dụng lao động phải đóng bao nhiêu % tổng quỹ lương cho quỹ BHXH:
a. 10% tổng quỹ lương
b. 15% tổng quỹ lương
c. 20% tổng quỹ lương
d. 25% tổng quỹ lương
Câu 40. Người bị kỷ luật khiển trách thì sau bao lâu thì đương nhiên được xóa kỷ luật nếu không tái phạm:
a. 3 tháng
b. 4 tháng
c. 5 tháng
d. 6 tháng
Câu 41. Doanh nghiệp có bao nhiêu lao động thì phải có nội quy lao động bằng văn bản:
a. Có sử dụng ít nhất 2 lao động.
b. Có sử dụng ít nhất 5 lao động.
c. Có sử dụng ít nhất 10 lao động.

d. Có sử dụng ít nhất 30 lao động.
Câu 42. NLĐ có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động mà công việc
đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt thì được nghỉ hàng năm,
hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày:
a. 12 ngày
b. 14 ngày
c. 16 ngày
d. 18 ngày
Câu 43.NLĐ có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động mà công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người lao động
dưới 18 tuổi thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày:
a. 12 ngày
b. 14 ngày
c. 16 ngày
d. 18 ngày
Câu 44. NLĐ chưa sử dụng hết thời gian nghỉ phép năm thì những ngày chưa nghỉ còn lại được xử lý như thế
nào:
a. Không trả lương cho những ngày chưa nghỉ.
b. Trả 50% lương cho những ngày chưa nghỉ.
c. Trả 70% lương cho những ngày chưa nghỉ.
d. Trả 100% lương cho những ngày chưa nghỉ.
Câu 45. NLĐ làm thêm giờ vào ngày thường được trả lương:
a. Ít nhất bằng 100% lương ngày thường
b. Ít nhất bằng 150% lương ngày thường
c. Ít nhất bằng 200% lương ngày thường
d. Ít nhất bằng 300% lương ngày thường
Câu 46. NLĐ làm thêm giwof vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương được trả lương:
a. Ít nhất bằng 100% lương ngày thường
b. Ít nhất bằng 150% lương ngày thường
c. Ít nhất bằng 200% lương ngày thường

d. Ít nhất bằng 300% lương ngày thường
Câu 47. NLĐ làm việc vào ban đêm được trả thêm so với tiền lương làm công việc ban ngày:
a. Ít nhất 10% tiền lương ban ngày
b. Ít nhất 20% tiền lương ban ngày
c. Ít nhất 30% tiền lương ban ngày
d. Ít nhất 50% tiền lương ban ngày
Câu 48. Luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua vào ngày tháng năm nào?
a. Ngày 23 tháng 6 năm 1994
b. Ngày 26 tháng 3 năm 1994
c, Ngày 23 tháng 6 năm 2002
d. Ngày 26 tháng 3 năm 2002
Câu 49. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp:
a. NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
b. NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải
c. NLĐ làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền.
d. Cả 3 trường hợp trên đều đúng
Câu 50. Bộ Luật Lao động được áp dụng đối với:
a. Mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo HĐLĐ thuộc các thành phần kinh tế, các
hình thức sở hữu và đối với người học nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác.
b. NLĐ, người sử dụng lao động theo HĐLĐ thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước.
c. Tất cả mọi người lao động có HĐLĐ
d. Người sử dụng lao động theo HĐLĐ thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu và đối với người học
nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác.
Câu 1. Hợp đồng lao động là gì?
A. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công,
điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
B. Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền công
trong quan hệ lao động.
C. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về công việc, tiền lương,
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động.

Đáp án: A (Điều 26 Bộ luật lao động)
Câu 2. Có mấy loại hợp đồng lao động, đó là những loại nào?
A. 2 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.
B. 3 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động 1 năm và hợp đồng lao động có
thời hạn từ 1 đến 3 năm.
C. 3 loại, gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12
tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng.
Đáp án: C (Điều 27 Bộ luật lao động)
Câu 3. Thời gian thử việc được quy định như thế nào?
A. Không quá 30 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao.
B. Không quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao.
C. Không quá 90 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao.
Đáp án: B (Điều 32 Bộ luật lao động)
Câu 4. Những trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động?
A. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật quy định.
B. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam. C. Cả A và B
Đáp án: C (Điều 35 Bộ luật lao động)
Câu 5. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào là đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Người lao động bị kết án tù giam. B. Người lao động bị tam giữ, tạm giam.
C. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự. D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: A (Điều 36 Bộ luật lao động)
Câu 6. Trong trường hợp nào người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
B. Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy
nhà nước.
C. Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.
D. Cả ba trường hợp A, B và C.
Đáp án: D (Điều 37 Bộ luật lao động)
Câu 7. Trong trường hợp nào người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

A. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
B. Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.
C. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
Đáp án: A (Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động)
Câu 8. Điều kiện để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với
Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
B. Người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước một khoảng thời gian luật định.
C. Cả hai điều kiện A và B
Đáp án: C (Khoản 2, khoản 3 Điều 38 Bộ luật lao động)
Câu 9. Trong trường hợp nào thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động?
A. Người lao động nữ đang nuôi con từ đủ 12 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi.
B. Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng
lao động cho phép.
C. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: B (Điều 39 Bộ luật lao động)
Câu 10. Hậu quả pháp lý trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp
luật?
A. Người lao động không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền
lương và phụ cấp lương (nếu có).
B. Bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) cho người sử dụng lao động.
C. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền
lương tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
D. Cả A, B và C đều đúng
Đáp án: D (Điều 41 Bộ luật lao động)
Câu 11. Người lao động làm việc vào ban đêm được trả lương như thế nào?
A. Được trả thêm ít nhất bằng 10% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang
làm theo ban ngày.
B. Được trả thêm ít nhất bằng 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang

làm theo ban ngày.
C. Được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang
làm theo ban ngày.
Đáp án: C (khoản 2 Điều 61 Bộ luật lao động)
Câu 12. Người lao động làm việc trong khoảng thời gian nào sau đây thì được coi là làm việc vào ban đêm?
A. Từ 20 giờ đến 5 giờ sáng hoặc từ 21 giờ đến 6 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định.
B. Từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định.
C. Từ 21 giờ đến 6 giờ hoặc từ 22 giờ đến 7 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định.
Đáp án: B (Điều 70 Bộ luật lao động)
Câu 13. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương thì được trả lương như thế nào?
A. Ít nhất bằng 150% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm.
B. Ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm.
C. Ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm.
Đáp án: C (Điều 61 Bộ luật lao động)
Câu 14. Thời giờ làm việc được quy định như thế nào?
A. Không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong một tuần.
B. Không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần.
C. Không quá 10 giờ trong một ngày hoặc 50 giờ trong một tuần.
Đáp án: B (Điều 68 Bộ luật lao động)
Câu 15. Tổng số giờ làm thêm được quy định như thế nào?
A. Không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300
giờ trong một năm.
B. Không quá 4 giờ trong một ngày, 300 giờ trong một năm.
C. Trường hợp đặc biệt không quá 6 giờ trong một ngày, 300 giờ trong một năm.
Đáp án: A (Điều 69 Bộ luật lao động)
Câu 16. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở phải được thành lập trong doanh nghiệp nào?
A. Doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
B. Doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời.
C. Tất cả các doanh nghiệp đều phải thành lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở.
Đáp án: B (Điều 162 Bộ luật lao động)

Câu 17. Người lao động làm việc 12 tháng tại một doanh nghiệp trong điều kiện bình thường thì được nghỉ hàng
năm, hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày?
A. 10 ngày làm việc. B. 12 ngày làm việc. C. 14 ngày làm việc.
Đáp án: B (Điều 74 Bộ luật lao động)
Câu 18. Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?
A. Kết hôn, nghỉ 3 ngày. B. Con kết hôn, nghỉ 1 ngày.
C. Bố mẹ (cả hai bên chồng và vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày.
D. Cả 3 trường hợp trên.
Đáp án: D (Điều 78 Bộ luật lao động)
Câu 19. Bộ luật lao động quy định những hình thức xử lý kỷ luật lao động nào?
A. Cảnh cáo, kéo dài thời gian nâng lương và sa thải.
B. Khiển trách, hạ bậc lương hoặc chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn và sa thải.
C. Khiển trách; kéo dài thời gian nâng lương không quá sáu tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức
lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức; sa thải.
Đáp án: C (Điều 84 Bộ luật lao động)
Câu 20. Hình thức kỷ luật sa thải được áp dụng trong những trường hợp nào?
A. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây
thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp.
B. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong
thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
C. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà
không có lý do chính đáng.
D. Cả 3 trường hợp trên
Đáp án: D (Điều 85 Bộ luật lao động)
Câu 21. Thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động được quy định như thế nào?
A. Tối đa là ba tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt không được quá sáu tháng.
B. Tối đa là bốn tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt không được quá chín tháng.
C. Tối đa là năm tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt không được quá chín tháng.
Đáp án: A (Điều 86 Bộ luật lao động)
Câu 22. Nghĩa vụ chứng minh trong xử lý kỷ luật lao động thuộc về người nào?

A. Người lao động có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi.
B. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ chứng minh lỗi của người lao động.
C. Tổ chức Công đoàn có nghĩa vụ bảo vệ người lao động, chứng minh người lao động không có lỗi.
Đáp án: B (khoản 1 Điều 87 Bộ luật lao động)
Câu 23. Trong trường hợp công việc phù hợp với cả nam và nữ và họ đều có đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thì người
sử dụng lao động phải ưu tiên tuyển dụng người nào?
A. Người nhiều tuổi hơn. B. Người lao động nữ.
C. Người lao động nam. D. Người đưa ra mức lương thấp hơn.
Đáp án: B (khoản 2 Điều 111 Bộ luật lao động)
Câu 24. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên được quy định như thế nào?
A. Không quá 6 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong một tuần.
B. Không quá 7 giờ trong một ngày hoặc 42 giờ trong một tuần.
C. Không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần.
Đáp án: B (khoản 1 Điều 122 Bộ luật lao động)
Câu 25. Độ tuổi để xác định người lao động cao tuổi được quy định như thế nào?
A. Lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi. B. Lao động nam trên 65 tuổi, nữ trên 60 tuổi.
C. Lao động nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi.
Đáp án: A (Điều 123 Bộ luật lao động)
Câu 26. Cấm sử dụng người tàn tật làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong trường hợp nào?
A. Người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
B. Người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
C. Người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 71% trở lên.
Đáp án: A (khoản 2 Điều 127 Bộ luật lao động)
Câu 27. Tranh chấp lao động được giải quyết theo những nguyên tắc nào?
A. Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp.
B. Thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích
chung của xã hội và tuân theo pháp luật.
C. Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật; có sự tham gia của đại diện
người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp.
D. Tất cả các nguyên tắc trên.

Đáp án: D (Điều 158 Bộ luật lao động)
Câu 28. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có quyền gì?
A. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp
B. Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp
C. Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó
không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp.
D. Tất cả các quyền trên
Đáp án: D (khoản 1 Điều 160 Bộ luật lao động)
Câu 29. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có nghĩa vụ gì?
A. Cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động;
B. Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của
cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân.
C. Tất cả các nghĩa vụ trên.
Đáp án: C (khoản 2 Điều 160 Bộ luật lao động)
Câu 30. Hội đồng trọng tài lao động do cơ quan nào thành lập?
A. Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập. B. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.
C. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành lập.
Đáp án: B (khoản 1 Điều 164 Bộ luật lao động)
Câu 31. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?
A. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động;
B. Toà án nhân dân. C. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: C (Điều 165 Bộ luật lao động)
Câu 32. Những tranh chấp lao động cá nhân nào do Toà án nhân dân giải quyết mà không bắt buộc phải qua hoà
giải tại cơ sở:
A. Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động;
B. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
C. Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
D. Cả ba trường hợp trên
Đáp án: D (khoản 2 Điều 166 Bộ luật lao động)

Câu 33. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân về bồi thường thiệt hại giữa người lao động
với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
A. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm.
B. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm.
C. Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm.
Đáp án: C (khoản 3 Điều 167 Bộ luật lao động)
Câu 34. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
A. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động.
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
C. Tòa án nhân dân. D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D (Điều 168 Bộ luật lao động)
Câu 35. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
A. Tòa án nhân dân.
B. Hội đồng trọng tài lao động, hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động.
C. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: B (Điều 169 Bộ luật lao động)
Câu 36. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể được quy định như thế nào?
A. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
B. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
C. Hai năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
Đáp án: B (Điều 171a Bộ luật lao động)
Câu 37. Đình công là gì?
A. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp
lao động tập thể.
B. Đình công là việc tập thể người lao động nghỉ làm việc để gây sức ép buộc người sử dụng lao động đáp ứng
những yêu cầu mà họ đưa ra.
C. Đình công là hình thức người lao động đấu tranh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đáp án: A (Điều 172 Bộ luật lao động)
Câu 38. Cuộc đình công như thế nào là bất hợp pháp?
A. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể.

B. Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành.
C. Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của
pháp luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: D (Điều 173 Bộ luật lao động)
Câu 39. Người nào sau đây có thẩm quyền quyết định hoãn đình công?
A. Thủ tướng Chính phủ. B. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
C. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Đáp án: A (Điều 176 Bộ luật lao động)
Câu 40. Cơ quan nào có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
A. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi diễn ra cuộc đình công.
B. Liên đoàn lao động cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc đình công.
C. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc đình công.
Đáp án: C (Điều 177 Bộ luật lao động)
1) Hãy cho biết các nhận định sau đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn tại sao?
a) Người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được trợ cấp thôi việc.
b) Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực sau khi đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2) So sánh hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.
PHẦN 1: Nhận định đúng sai và giải thích.
1) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì luôn phải bồi thường chi phí đào
tạo.
2) Quan hệ lao động của công chức, viên chức không áp dụng các quy định của Luật lao động.
3) Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn thì không được hoàn trả phần học
phí còn lại.

×