Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Đại học quốc gia Hà Nội
BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM
MÔN VĂN HỌC TRUNG QUỐC TỪ MINH THANH ĐẾN
HIỆN ĐẠI
NHÓM 1
Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2010
Danh sách phân công nhóm:
Câu 1:
Bùi Huyền Trang
Nguyễn Huyền Trang
Bùi Thị Thu
Lê Thị Thắm
Câu 2:
Đào Thị Mơ
Hà Thị Mai
Hoàng Thanh Loan
Nguyễn Thị Thơm
Câu 3:
Chu Thị Hồng Vân
Phạm Thị Hiền Trang
Lê Thị Sen
Dương Văn Trường
Trần Thị Thanh Hải,.
Câu 4:
a. Phạm Ngọc Lan
Cao Thu Phương
Đỗ Thị Hậu
Nguyễn Thúy An
b. Nguyễn Thị Hồng
Trần Thị Lan Hoa
Nguyễn Thị Nghệ
Nguyễn Thị Hương (9/4/1990)
Câu 1:
A.VỀ TÁC GIẢ THI NẠI AM:
Cuối thời Nguyên, đầu thời Minh, cùng với sự ra đời của Tam Quốc chí là sự
ra đời của bộ tiểu thuyết xuất sắc Thủy Hử truyện.Đến bây giờ, Thủy Hử truyện
vẫn được đánh giá là tác phẩm văn học đỉnh cao của Trung Quốc cả về mặt nội
dung lẫn nghệ thuật.
Thi Nại Am (1296-1370) có tên là Tử An, quê ở Cô Tô, hai năm làm quan ở Tiền
Đường, sau bỏ quan về Tô Châu.Theo truyền thuyết, Thi Nại Am từng tham gia
cuộc khởi nghĩa nông dân Trương Sĩ Thành cuối đời Nguyên.
Cuộc đời văn chương của Thi Nại Am vẫn còn những điều chưa sáng rõ.Tuy nhiên,
với bộ tiểu thuyết vĩ đại Thủy Hử, tên tuổi của ông được khẳng định chắc chắn
trong nền văn học Trung Quốc.Thủy Hử kể lại câu chuyện khởi nghĩa nông dân đời
Tống do Tống Giang cầm đầu.Tuy nhiên, với tài năng xuất chúng, dựa trên cốt lõi
lịch sử của cuộc khởi nghĩa, tập trung những câu chuyện Thủy Hử rời rạc trong
truyền thuyết dân gian, thoại bản. tập kịch, bằng tài năng xuất chúng và tinh thần
lao động sáng tạo nghiêm túc, Thi Nại Am đã miêu tả cuộc khởi nghĩa Tống Giang
tỉ mỉ hơn, chi tiết hơn và điển hình hơn, khiến bộ tiểu thuyết phong phú về nội
dung, tinh tế điêu luyện về nghệ thuật.
B..QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỦY HỬ TRUYỆN
Cũng như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử truyện ra đời vào khoảng cuối thế
kỷ XIV do Thi Nại Am là tác giả đầu tiên viết thành một tiểu thuyết chính thức.
Câu chuyện Thủy hử vốn đã được kể trong dân gian từ trước đó khá lâu, do sự hấp
dẫn về nội dung mà được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Câu chuyện kể về cuộc khởi nghĩa của 108 người anh hùng Lương Sơn Bạc do
Tống Giang đứng đầu với phương châm hành động “Thế thiên hành đạo” ( thay
trời làm việc tốt cho dân) và “Đoạt phú tế bần” (cướp của người giàu chia cho
người nghèo). Trong một xã hội phong kiến thối nát vua là kẻ bất tài vô dụng, quan
là kẻ lưu manh gian xảo, đời sống nhân dân chịu nhiều nỗi thống khổ thì hoạt động
của những người nghĩa sĩ Lương Sơn Bạc xứng đáng tôn họ thành những anh hùng
trong nhân dân.
Câu chuyện về cuộc khởi nghĩa do Tống Giang đắng đầu đã được ghi chép lại
trong nhiều tư liệu trong lịch sử đời Tống như: Tống sử,Thập triều cương yếu…
đặc biệt là trong cuốn Tống Giang tam thập lục nhân tán(viết vào cuối đời Tống
đầu đời Nguyên), Đại Tống Tuyên Hòa di sự (đời Nguyên)… ghi lại khá chi tiết.
Bên cạnh đó là sự xuất hiện nhiều vở tạp kịch về các nhân vật anh hùng của Lương
Sơn Bạc cùng với nhiều câu chuyện khác nhau kể về số phận riêng của từng người
được lưu truyền trong nhân dân…Tất cả đã trở thành chất liệu để cho tác giả Thi
Nại Am viết thành một tiểu thuyết chương hồi Thủy Hử truyện có vai trò rất quan
trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Bản Thủy Hử truyện được lưu hành rộng rãi nhất trong 300 năm gần đây không
còn là nguyên bản của Thi Nại Am mà là bản gồm 71 hồi do Kim Thánh Thán(cuối
Minh đầu Thanh) chỉnh lý. Ông đã dựa vào bản một trăm hồi và bản 120 hồi chỉnh
lý lại thành bản 71 hồi dừng lại ở đỉnh cao cuộc khởi nghĩ “Anh hùng chia ngôi thứ
bậc”
C. THỦY HỬ- TÌNH HÌNH LƯU TRUYỀN VĂN BẢN “THỦY HỬ
TRUYỆN”
Cho tới nay không còn nguyên bản Thủy hử của Thi Nại Am. Bản được lưu
hành rộng rãi nhất trong 300 năm nay là bản 71 hồi do Kim Thánh Quán chỉnh lý.
Thánh Quán dựa vào bản 100 hồi và bản 120 hồi, sắp xếp lại thành bản 71 hồi,
dừng lại ở đỉnh cao của cuộc khởi nghĩa “Anh hùng chia ngôi tứ bậc”. Bản của
Thánh Quán giữ được tinh hoa của cốt truyện, văn chương trau chuốt. Ngoài ra còn
các bản 100 hồi, 115 hồi, 124 hồi và bản 120 hồi do Quách Hân đời Minh biên tập.
Các bản này đều miêu tả quá trình thất bại của khởi nghĩa sau khi nhận “Chiêu an”.
Quân khởi nghĩa bị triều đình lợi dụng điều đi đánh Tiêu và dẹp các cuộc khởi
nghĩa của Điền Hổ, Vương Khánh, Phương Lạp. Chiến thắng trở về, 108 vị anh
hùng chỉ còn có 27. Họ được triều đình phong thưởng. Nhưng từ đây tính mạng
của họ luôn bị uy hiếp. Bốn tên gian tặc trong triều là Sái Kinh, Đồng Quan, Cao
Cầu, Dương Tiễn tìm cách hãm hại anh em Tống Giang. Lư Tuấn Nghĩa được mời
về triều, vua ban cơm ngự trộn thủy ngân trên đường về, qua sông Hoàng Hà rơi
xuống sông chết. Tống Giang được ban cho bình ngự tửu trộn thuốc độc. Biết rượu
độc, Tống Giang cho gọi Lý Quỳ về cùng uống. Các anh em khác lần lượt bị giết
hại. Cuộc khởi nghĩa của các anh hùng Lương Sơn Bạc kết thúc.
Câu 2
Thủy hử phản ánh trung thành quá trình phát sinh, phát triển và thất bại của
cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thời Bắc Tống. Cuộc đấu tranh của một trăm linh
tám vị anh hùng trong Thủy hử chưa hẳn là cuộc khởi nghĩa cử Tống Giang cuối
thời Bắc Tống, Nhưng không phải vì thế mà tác phẩm thiếu giá trị hiện thực lịch
sử. Cuộc đời hoạt động của một trăm linh tám vị anh hùng Lương Sơn Bạc trong
Thủy hử có thể không hoàn toàn phù hợp với lịch sử thời Bắc Tống. Nhưng nó
phản ánh tinh thần của các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều đại phong kiến
Trung Quốc. Lòng hào hiệp cứu người của các vị anh hùng, tinh thần chiến đấu
dũng cảm , giàu lòng hi sinh của anh em Tống Giang, đã kế thừa tinh thần đấu
tranh bền bỉ của bao thế hệ nông dân Trung quốc trước đó. Thủy hử thông qua hoạt
động của các loại nhân vật xuất thân từ nhiều tầng lớp trong xã hội. Thông qua quy
mô đấu tranh của các anh hùng hảo hán đất Lương Sơn đã phản ánh toàn diện bộ
mặt xã hội thời bấy giờ.
1. Quá trình phát sinh của khởi nghĩa nông dân trong xã hội phong kiến
Trung Quốc điển hình trong Thủy hử:
Áp bức giai cấp, là nguyên nhân cơ bản nảy sinh khởi nghĩa nông dân. Chân lý
lịch sử này, được thể hiện hết sức sinh động qua việc miêu tả các sự kiện và hành
động của các nhân vật, dưới ngòi bút tài hoa của Thi Nại Am.
Những nhân vật xấu xa của giai cấp bốc lột, đã được tác giả vẽ nên một bức tranh
ghê tởm của xã hội phong kiến. Chúng từng phơi bày những bộ mặt nham hiểm
của chúng, khiến xã hội tối tăm, u ám , khiến người dân sống không nổi,. Ở đây,
những con người bị áp bức rất đông vì thế đã chứng minh được quy luật “ Quan
bức dân phản” đã được Thi Nại Am phản ánh trung thực và đầy đủ trong tác phẩm.
Bên cạnh bọn bốc lột nắm chính quyền, còn có cả một tập đoàn cường hào áp
bức, có quyền có tiền, có thế mặc sức đè đầu cưỡi cổ dân chúng như bọn cường
hào, tác giả đã vạch trần được sự cấu kết sâu sắc và thường xuyên giữa hai thế lực
đó trong việc áp bức bốc lột dân nghèo, như thiên la địa võng vây bủa, khiến cho
sự vùng lên của họ lại càng tất yếu.
Dưới sự áp bức bốc lột tà khốc của triều đình Bắc Tống, không chỉ người nông
dân bần cùng đứng lên phản kháng, mà quan lại triều đình như Tống Giang, Lâm
Xung hoặc con cháu nhà danh tướng như Dương Chí,.., thậm chí những người xuất
thân từ giai cấp địa chủ, dòng dõi quý tộc như Sài Tiến, Lư Tuấn Nghĩa cũng tích
cực chống lại chúng. Họ từ bỏ quyền cao chức trọng, tình nguyện đi theo tiếng gọi
của nghĩa quân, sẵn sàng hy sinh tính mạng cho sự nghiệp chung.
2. Sự phát triển của khởi nghĩa nông dân trong xã hội phong kiến Trung
Quốc:
Dưới ngọn cờ “Thiên thế hành đạo, bảo cảnh an dân”,các anh hùng hảo hán
liên hiệp thành lực lượng hùng hậu hoàn toàn đối kháng với giai cấp thống trị.
Hành động của họ là không còn phục thù cá nhân cá như xưa. Từ hồi 41 các anh
hùng Lương Sơn Bạc đã chuyển sang thế tấn công với những chiến công lẫy lừng:
ba lần đánh Chúc gia trang, hai lần đáng chợ Tăng Đầu, công kích Thanh
Châu,..,Đang lúc phong trào lên cao như nước vỡ bờ thì Tống Giang ngỏ ý lập đàn
chay và cầu mong triều đình chiêu an. Từ đó cuộc khởi nghĩa đi đến kết thúc bi
thảm.
Nhưng trong khi lực lượng lớn mạnh có khả năng uy hiếp sự thống trị của triều
đình Bắc Tống, thì vua Tống không thể làm ngơ. Thái úy Trần Tôn Thiện lãnh
chiếu chỉ của Tống Huy Tông đích thân đến Lương Sơn Bạc. Tất nhiên cũng lắm
gian nan vất vả Trần Tôn Thiện mới dụ nổi những con hổ quen vùng vậy đất
Lương Sơn.
Từ đầu tác phẩm tác giả tả một loạt anh hùng xuất hiện với những hành vi nghĩa
hiệp nổi tiếng trong thiên hạ như Lỗ Trí Thâm gặp sự bất bình giết tên ác bá Trịnh
Đồ cứu cha con Lão Kim. Bảy anh em Triều Cái: Ngô Dụng, Công Tôn Thắng,
Lưu Đường, Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Ngũ, Nguyễn Tiểu Thất, dùng mưu
đạt mười quan vàng bạc châu báu của thái thú Lương Trung Thu chia cho dân
nghèo,...., Lực lượng Lương Sơn Bạc không ngừng lớn mạnh, ngọn cờ” thế thiên
hành đạo” tung bay trước gió. Theo lời hô của Cập Thời Vũ Tống Công Minh
(Tống Giang), anh hùng bốn phương tụ tập tại Trung Nghĩa, đáng phủ Cao
Đường, Thanh Châu,..,
Kết thúc bản bảy mươi mốt hồi là việc Tống Giang lập đàn tràng tụng niệm oan
hồn Triều cái, những kẻ thác oan và việc anh hùng Lương Sơn Bạc chia ngôi thứ
bậc, họ cùng nhau chích máu ăn thề: “ chẳng bao giờ sinh nhị tâm, nguyện sống
chết có nhau, họan nạn giúp đỡ, đồng lòng giữ nước yên dân”.
Sau khi về triều đình, một trăm linh tám anh hùng Lương Sơn Bạc đi dẹp loạn
mười vạn quân Liêu, đang đánh chiếm đất Cửu Chân, sau đó đi dẹp Điền Hổ,
Vương Khánh. Trong các trận chiến đấu này lực lượng của anh em Tống Giang
vẫn nguyên vẹn như xưa không mất một ai. Số thương vong đều là những người
mới nhập nghĩa quân. Tiếp đó là trận chiến đấu khốc liệt của anh em Tống Giang
với nghĩa quân Phương Lạp . Lần này lực lượng của Tống Giang bị tổn thất nặng
nề, phần lớn đều bị hy sinh và thương tổn. Saucuộc chiến đấu với nghĩa quân
Phương Lạp lực lượng của anh em Tống Giang từ một trăm linh tám nay chỉ còn
lại hai mươi bảy người, số sống xót trở về họ được triều đình phong thưởng, nhưng
từ đây số phận họ cũng bị nhiều hiếp. Bốn tên gian tặc trong triều là Sái Kinh,
Đồng Quan, Cao Cầu, Dương Tiễn bưng bít Huy Tông Tìm cách ám hại anh em
Tống Giang. Và cuối cùng cuốc khởi nghĩa đã đã đi đến thất bại.
3. Sự thất bại của khởi nghĩa nông dân trong Thủy hử đã tái hiện lên một bức
tranh phong kiến đương thời Trung quốc đầy ấn tượng và sâu sắc:
Kết cục bi thảm do việc chiêu an gây ra đã được tác giả tái hiện một cách trung
thực trong bầu không khí thê lương, phẫn uất của nủa sau của truyện. Tuy nhiên
cấn thấy có mấy dạng kết cục trong khỡi nghĩa nông dân trung Quốc lúc bấy giờ.
Một là sự thắng lợi của khởi nghĩa người đứng đầu sẽ lên làm vua. Hai là, sự thất
bại tất yếu các lãnh tụ và quân khởi nghĩa sẽ bị dìm trong biển máu. Ba là “chiêu
an”, giai cấp thống trị sẽ phải lùi bước để rồi mưu toan lợi dụng nghĩa quân đi đánh