Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích những tư tưởng về con người trong các giá trị văn minh, tinh thần trong lịch sử văn minh phương Đông cổ đạiv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.06 KB, 8 trang )

Họ và tên: Hoàng thị Luận
MSSV: 0856090089
Khoa Xã hội học
BÀI TIỂU LUẬN
(Môn : lịch sử văn minh thế giới)
Phân tích những tư tưởng về con người trong các
giá trị văn minh, tinh thần trong lịch sử văn minh
phương Đông cổ đại.
Bài làm
Lịch sử văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội
loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Loài người ra đời và đã sáng
tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần cách đây hàng triệu năm. Cuối thiên niên
kỷ IV TCN, xã hội nguyên thủy bắt đầu tan rã ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu xuất hiện, loài
người bắt đầu bước vào thời kỳ văn minh. Từ cuối thiên kỷ IV, đầu thiên kỉ III TCN, đến
những thế kỉ trước sau CN, ở phương Đông tức là ở châu Á và ở Đông Bắc châu Phi có
bốn trung tâm văn minh lớn: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ân Độ và Trung Quốc. Như vậy phương
Đông trở thành cái nôi của lịch sử văn minh nhân loại ra đời sớm và lớn nhất thế giới. đây
chính là cái nền tảng đầu tiên cho sự sáng tạo, phát triển của con người. Xuyên suốt những
tư tưởng và sự phát triển của giá trị văn minh tinh thần của lich sử văn minh phương Đông
là những tư tưởng, vừa sơ khai vừa sâu sắc và phức tạp, đây chính cái nhìn nhận đầu tiên
về con người. Không chỉ đơn thuần là cách giải thích về nguồn gốc sinh ra con người mà
cái sâu xa ở đây là những bản chất của con người, giá trị của con người mà những tư tưởng
trong lịch sử văn minh phương Đông hướng tới. Điều này giúp cho khoa học ngày nay
khám phá, tìm hiểu về con người một cách dễ dạng và sâu sắc hơn. Tất cả những tư tưởng
ấy được thể hiện đầy đủ, phong phú trong tôn giáo, nghệ thuật, và cả văn học nữa.
Vậy con người trong lịch sử văn minh phương Đông là gì? Nguồn gốc con người
sinh ra từ đâu, bản chất con người trong thời cổ đại này được hiểu là như thế nào? Giá trị
của can người ra sao?
Con người là một thực thể sinh vật bậc cao có tiếng nói, có trí óc, nhận thức và
khả năng lao động , khả năng sáng tạo, chinh phục tự nhiên và các sinh vật khác. Con
người bao gồm phần con và phần người. Phần con thể hiện bản năng tự nhiên của con


người cũng giống như các sinh vật khác như ăn, ngủ, uống,…phần người thể hiện sự khác
biệt giữa con người với các động vật khác đó là con người có cảm xúc, biết nhân cách và
biết nói. Đó là cách nhìn nhận con người ngày nay. Trong lịch sử văn minh cổ đại phương
Đông nói chung, họ cũng cho rằng con người gồm hai phần đó là phần linh hồn và thể xác.
Thể xác có thể mất đi nhưng linh hồn thì bất tử, tức là tồn tại mãi mãi. Người Ai cập quan
niệm rằng: mỗi con người đều có một hình bóng đó là “ can” ( linh hồn) hoàn toàn giống
người đó như hình với bóng trong gương. Khi con người mới ra đời thì linh hồn chui vào
trong thân thể, khi con người chết đi linh hồn mới rời khỏi thể xác. Từ đó linh hồn sống
độc lập như con người nhưng con người không nhìn thấy được, chỉ có thể thấy trong giấc
mộng. linh hồn tồn tại cho đến khi thi thể con người hủy nát thì mới chết hẳn. Tư tưởng
này còn được thể hiện trong những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc. nổi bật chính là kim tự
tháp với tục ướp xác, người Ai Cập cho răng linh hồn sẽ tồn tại trong cơ thể người cho đến
khi cơ thể phân hủy. Cho nên họ ướp xác với hi vọng hồn sẽ không chết đi. Còn ở Ân Độ
trong lý thuyết luân hồi đạo Balamon giải thích rằng: linh hồn là một bộ phận của Brama
ma Brama lại tồn tại vĩnh hằng, cho nên con người có thể sống chết. nhưng linh hồn thì
còn mài mài và sẽ luân hồi trong nhiều kiếp sinh vật khác nhau.
Đây chính là điểm giống nhau giữa các nền văn minh lớn ở phương Đông. Tuy nhiên
nguồn gốc ra đời của con người mỗi nên văn minh lại có sự khác nhau, mỗi quốc gia là
một sự tích sinh ra con người riêng. Họ quan niệm sự ra đời con người phụ thuộc vào tôn
giáo, quan niệm và lãnh thổ riêng.
Ở Ai cập, vỗn là một quốc gia có nền văn minh sớm nhất, phát triển nhất ở châu
Phi,người Ai Cập chú trọng thờ nhiều thần, trong đó quan trọng nhất là thân mặt trời. vì họ
cho răng: thần mặt trời là vị thần sinh ra con người. Nước mắt của thần mặt trời hay còn
gọi là thân Ra đã sinh ra con người. đến thời Ichnaton (1424- 1388 TCN) thuộc vương
triều XVIII thời Tân vương quốc, con người cung được vị thần mặt trời mới gọi là thần
Atôn sinh ra. Trong một bài thánh ca ca ngợi thân Atôn có đoạn “ ngài là vị thần tạo ra mặt
đất theo ý nguyện của con người, sáng tạo ra người, sáng tạo ra tất cả các loại động vật
bằng chân tern mặt đất, sáng tạo ra các loài chim cùng bay tern bầu trời. ngài sáng tạo ra
đất đai của Xyri, của nubi và của Ai cập..” vì thế họ thờ rất nhiều thần và cùng thờ rấ
nhiều động vật thú hoang có thực và cả không có thực như: thờ bò mộng Apĩ, chó sói, sơn

dương, thờ cá sấu… ngoài ra còn thờ phượng hoàng nhân sư. Khác với người Ai Cập,
người Ân Độ nhất là những người theo đạo Balamon_ một tôn giáo đa thần trong đó cao
nhất là thần Brama, vị thần sáng tạo ra cả thế giới. từng bộ phận cơ thể của thần là những
bộ phận con người với đẳng cấp khác nhau. Luât Manu viết: “ do sinh ra từ bộ phận cao
quý nhất của cơ thể Brama, do sinh ra sớm nhất, do hiểu biết Veeda, Balamon có quyền là
tất cả của tạo vật ấy” bên cạnh Balamon, có hai đẳng cấp Kasatorya và Vaisya mới trở
thành tín đồ của đạo Balamon và ba đẳng cấp tern được quan niệm là những người được
sinh ra hai lần, còn Sudra không được dự các buổi lế tôn giáo và được quan niệm là những
người sinh ra một lần. ở Ân Độ, còn phát triển mạnh mẽ của đạo phật. đạo phật cho rằng:
nguồn gốc của duyên khởi cũng là nguồn gốc của vạn vật đó là Tâm. Thuyết “ vô ngã, vô
thường cũng nói: “ vô ngã là không có thực thể nào tồn tại một cách cố định. con người
cũng chỉ là sự tập hợp của 5 uẩn sắc , thụ , tưởng, hành, thức chứ không phải là một thực
thể tồn tại lâu dài. Vô thường là mọi vật đều trong quá trình sinh ra, biến đổi, tiêu diệt chứ
không bao giờ được cố định” như thế cho chúng ta thấy, trong một quốc gia có thể có
nhiều tôn giáo và mỗi tôn giáo là những quan niệm riêng không giông nhau có khi còn trái
ngược nhau, chống đối nhau. Không giống với Ai Cập cũng không giống với Ân Độ,
trung quốc có những quan điểm về nguồn gốc của con người rất thú vị. người Trung quốc
cho rằng: vũ trụ có hai yếu tố cơ bản là âm và dương. Dương có tính chất như giống đực,
ánh sáng, nóng, hoạt động, rắn rỏi ngược lại: giống cái, bóng tối, lạnh, thụ động mền
mỏng…Âm và dương kết hợp với nhau tạo thành tất cả mọi vật trong vũ trụ.
Như vậy,giải thích sự ra đời của con người trong lịch sử văn minh phương Đông
cũng có rất nhiều quan điểm phong phú và thùy thuộc vào từng đặc điểm của tôn giáo khác
nhau mà có cách giải thích khác nhau. Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, cái nhìn về
sự ra đời của con người được giải thích một cách khoa học hơn đó là con người là một
động vật bậc cao nhất có khả năng nói, chi phối, điều khiến các loại động vật khác. Con
người được tiến hóa từ vượn…tuy nhiên khoa học cũng chưa chứng minh được con người
có kiếp khác hay không, khi chết đi có mất đi hay là tồn tại trong thế giới khác. Đây vẫn là
một bí mật mà khoa học đang nghiên cứu dựa trên những tư tưởng nguồn gốc của con
người trong lịch sử văn minh cổ đại.


Thực chất, bản chất của con người là như thế nào? Con người những giá trị, sức
mạnh gì? Nhìn chung, trong tư tưởng về con người của lịch sử văn minh phương đông
bản chất của con người là tính thiện, tức là con người khi mới ra đời vỗn rất lương thiện,
hiện lành. Nhưng do cuộc sống, trong quá trình tồn tại và phát triển thì bản tính của con
người có sự thay đổi, xấu đi hoặc tốt hơn. Và trong khát vọng sâu thăm, ý muốn chung của
con người hướng đến đó là tính lương thiện. Điều này được thể hiện rõ trong các quan
điểm, tôn giáo của họ.
Người Ai Cập tin rằng linh hồn người quá cố sẽ đi đến cõi âm gọi là Duat. Đê vào
Duat, người chết phải thông qua cuộc xét hỏi trước hàng loạt thẩm định trong điện của thần
Osiris nhằm biết người chết này trước đây có sống lương thiện hay không. Tern đường đi
đến Duat, lương tâm của người chết sẽ được cân xem họ sống co ngay lành trước hay
không. Để từ đó có những cách trừng trị xứng đáng. Trong nền văn học, người Ai Cập xây
dững những hình tượng văn học phong phú và đa dạng bao gồm tục ngữ, thần thoại, thơ ca
trừ trình… mang tính chất giáo huấn, đạo lý, trào phúng…tiêu biểu có truyện nói thật và
nói láo thông qua truyện này, người dân muốn nói đến đạo lý ở đời là sống ngay thẳng,
không được nói dối, lừa gạt và độc ác, ở hiền sẽ gặp lành. Truyện lời răn dạy của Đuaup là
những lời của một người cha răn dạy con cía phải chăm chỉ họ hành để sau này làm quan,
nếu không sẽ phải khổ. Câu chuyện muốn nói đến khát vọng vươn lên cái ngèo đói, cũng
như đề cao đức tính chăm chỉ của con người. Tác phẩm Lời kể của Ipuxe nói về những
biến động lớn lao trong cuộc khởi nghĩa đấu tranh của quần chúng năm 1750 TCN cũng
thể hiện sức mạnh toàn dân, sức mạnh đấu tranh, kiên cường bất khuất. Ngoài ra trong
những công trình điêu khắc, nghệ thuật của người Ai Cập cũng thể hiện rõ những khát
vọng, đề cao, tôn xưng những con người tốt đẹp, tôn kính tiêu biểu là tượng Xphanh( nhân
sư) vĩ đại … tất cả đều thể hiện sức mạnh, giá trị to lớn đó là trí thông minh, lòng dũng
cảm , sự sáng tạo và cả sức mạnh về lao động, sự đoàn kết cộng đồng để làm nên những
công trình vĩ đai, kỳ quan thế giới có một không hai của con người Ai Cập là kim tự tháp
hũng vĩ. Họ tự hào : “ tất cả đều sợ thời gian, nhưng thời gian sợ Kim tự tháp”

×