Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.97 KB, 17 trang )

SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
1
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ỨNG HÒA
TRƯỜNG MẦM NON HÒA PHÚ
o
@&?
ĐỀ TÀI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI
:
:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm
quen với văn học của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non”
NGƯỜI THỰC HIỆN: LÊ THỊ ĐÀO
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG MẦM NON HÒA PHÚ - ỨNG HÒA – HÀ NỘI

NĂM HỌC 2014 - 2015
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN ỨNG HÒA
TRƯỜNG MẦM NON HÒA PHÚ
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2009-2010
I: Sơ yếu lí lịch:
Họ và tên: Lê Thị Đào
 Ngày sinh : 23/6/1978
 Năm vào ngành: 1997
 Chức vụ: Giáo viên mẫu giáo trường Mầm non Hòa Phú
 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm non


 Trình độ chính trị: Đảng viên
 Khen thưởng: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
2
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
II: Nội dung của đề tài:
*Tên đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với
văn
học của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”
1:Lý do chọn đề tài :
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người ”
Lời dạy đó của Bác Hồ- vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta -đã thấm nhuần sâu sắc
cho những người làm công tác giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng .
Sự nghiệp “Trồng người ” có một ý nghĩa hết sức quan trọng và lớn lao đối với đất
nước vì nước ta đang trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường đang cần có một
lớp người vừa hồng vừa chuyên . Để đạt được điều đó giáo dục có vị trí rất quan
trọng – Đảng ta đã nhấn mạnh “Giáo dục là quốc sách hàng đầu ” trong đó giáo dục
mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng , bậc học mầm non là nền tảng đầu tiên tạo
lên con người mới trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước .
Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện luôn luôn là mục tiêu
phấn đấu của bậc học Mầm non , đã có nhiều công trình nghiên cứu cơ bản và ứng
dụng làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung phương pháp trong công tác chăm sóc
giáo dục trẻ mầm non , rất nhiều những chuyên đề bổ sung chỉnh sửa để phù hợp
với công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong thời kỳ đổi mới .Một trong những nội
dung đó là thực hiện chuyên đề “ Hoạt động làm quen với văn học” .
Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy dạy trẻ làm quen với văn học là một
phương tiện giáo dục trẻ có hiệu quả mạnh mẽ đối với việc giáo dục trí tuệ , đạo
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
3

SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
đức, thẩm mỹ …Văn học ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và làm phong phú lời nói
của trẻ , văn học mở ra và giải thích cho trẻ cuộc sống xã hội và thiên nhiên , thế
giới tình cảm và quan hệ qua lại của con người . Nó làm phong phú những xúc
cảm , giáo dục tưởng tượng và đem đến cho trẻ nhận thức được tính rõ ràng , chính
xác của từ ngữ trong các bài thơ , là sự nhịp nhàng cân đối có giai điệu tiết tấu của
ngôn ngữ , chỉ ra trong tiếng mẹ đẻ sự phong phú , chất hài hước , lối diễn đạt ,so
sánh , sinh động và giàu hình tượng .
Khi trẻ vào trường mầm non , một trong những hoạt động mà trẻ yêu thích nhất đó
là hoạt động làm quen với văn học . Đối với trẻ mầm non , văn học như những bài
học đầu tiên về cuộc sống , trẻ thích thú khi nghe kể chuyện , đọc thơ và thích xem
biểu diễn rối , diễn kịch …Không những trẻ giành nhiều thời gian cho sở thích mà
là chính nội dung câu chuyện , bài thơ đã gây ra những biến đổi trong tâm lý của
trẻ , nó chi phối các hoạt động khác , làm cho nó mang đậm mầu sắc của lứa tuổi
mầm non , văn học sẽ hình thành cho trẻ lòng yêu thích nghệ thuật , yêu thích chữ
viết từ đó trẻ sẽ được phát triển trí tưởng tượng , tâm hồn trẻ giàu cảm xúc , trẻ
thêm yêu quê hương đất nước , kính yêu Bác Hồ , yêu bố mẹ , yêu ông bà , yêu
những việc làm tốt , không đồng tình với việc làm xấu…Việc nâng cao chất lượng
cho trẻ làm quen với văn học có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với trẻ mầm non và
nhất là trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Nhận biết được nhiệm vụ giáo dục ở trường mầm non ,nhận biết dược khả năng
cảm thụ văn học của lứa tuổi mầm non , cũng như xác định được tầm quan trọng
của việc “ Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học ”, qua đánh giá
thực tiễn hoạt động ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tôi phụ trách thì hoạt động làm quen với
văn học ở đây còn hạn chế về nhiều mặt, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để
nghiên cứu , thực hiện.
2: Phạm vi và thời gian thực hiện:
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
4
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học

*Phạm vi: Lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi trường Mầm non Hòa Phú
*Thời gian : Từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010
III :Quá trình thực hiện đề tài
1: Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện:
Mặc dù đã nhiều năm thực hiện chuyên đề bé làm quen với văn học và chữ viết
nhưng trên thực tế kết quả đạt được ở đây chưa cao ,chưa thật sự được chú trọng .
Một phần do năng lực , nghệ thuật lên lớp của giáo viên còn hạn chế mà hoạt động
này đòi hỏi ở người giáo viên phải có nghệ thuật lên lớp cao để thể hiện tốt tác
phẩm văn học , cũng do đặc thù tiếng địa phương đôi khi còn nói ngọng nên việc
thể hiện tác phẩm chưa được diễn cảm . Một phần còn do giáo viên vẫn lúng túng ,
cứng nhắc trong chuyển đổi hình thức dạy trẻ , chưa linh hoạt ,sáng tạo , còn nặng
nề hình thức dạy cũ . Và còn một khó khăn không nhỏ đó là nhận thức của một số
phụ huynh chưa coi trọng công tác chăm sóc giáo dục trẻ , cũng như chưa thấy được
tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với văn học .
Về phía trẻ cũng còn nhiều mặt hạn chế , trẻ chỉ đọc thơ , kể chuyện theo đúng nội
dung của tác phẩm ,kiến thức và khả năng cảm thụ văn học của trẻ còn chưa đạt kết
quả cao ,trẻ ít hứng thú với việc kể chuyện , đọc thơ , với hình thức đơn điệu làm trẻ
không chú ý lên cô , tập trung vào việc khác hoặc buồn ngủ …
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn chưa đảm bảo , nhìn chung đã có đồ
dùng để dạy học nhưng đồ dùng của hoạt động này đòi hỏi tính sáng tạo , tính nghệ
thuật và thẩm mỹ cao , đòi hỏi sự phong phú , đa dạng về thể loại đồ dùng mới thu
hút và hấp dẫn trẻ .
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
5
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
2 : Số liệu điều tra khi chưa thực hiện : ( Điều tra 40 trẻ )
STT Nội dung
Kết quả
Chất lượng Số lượng Tỉ lệ %
1 Cảm thụ văn học

Trẻ hứng thú
Trẻ không hứng thú
18
22
45
55
2
Kỹ năng đọc và kể đúng
giọng điệu , ngữ điệu của
nhân vật trong các tác
phẩm văn học
Tốt
Khá
TB
Kém
2
7
22
9
5
17,5
55
22,5
3: Biện pháp thực hiện :
Qua kết quả điều tra trên khiến tôi suy nghĩ phải tìm ra phương pháp, biện pháp
phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học .Trước suy nghĩ
như vậy với kiến thức đã học , những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và
với những tài liệu sách báo , tập san giáo dục mầm non tôi đưa ra một số biện
pháp sau đây:
3.1:Biện pháp tạo môi trường văn học để kích thích tính tò mò,tính ham hiểu biết

của trẻ:
Cô giáo đứng trước một nhiệm vụ phức tạp,đem đến cho trẻ tác phẩm văn học ,
như một tác phẩm nghệ thuật , mở ra ý nghĩa của nó truyền cho thính giả nhỏ tuổi
thái độ xúc cảm đối với các nhân vật của tác phẩm , hiểu và rung động với nó .
Ngay từ đầu năm học tôi phối hợp với phụ huynh của các cháu đóng góp , sưu
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
6
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
tầm sách văn học , những tập thơ ,truyện , sách báo , tạp chí , tranh rối làm bằng
bìa , giấy mầu do cô và trẻ tự làm để trưng bày ở góc “ Thư viện của bé ” để trẻ
được xem , quan sát làm quen với các tác phẩm văn học …Cô giáo đọc cho trẻ
nghe và dạy trẻ cách tri giác tranh truyện , dần dần trẻ có thể tự đọc , lúc đầu trẻ
đọc theo trí nhớ , trẻ nhớ về nội dung câu chuyện cô đã kể rồi khớp nội dung câu
chuyện với sách tranh truyện .
Ví dụ : Trong giai đoạn 1 với câu chuyện “ Ba cô gái ” tôi đã để ở góc “Thư viện
của bé” các nhân vật làm bằng rối dẹt ,bộ truyện tranh về câu chuyện ba cô gái
cho trẻ được quan sát các nhân vật , được đọc truyện theo ý thích của mình .
Ngoài ra tôi còn tận dụng các mảng tường để trang trí “Vườn cổ tích ” trang trí
các hình ảnh trong truyện cổ tích , các bài thơ theo chủ điểm mà trẻ đã được nghe
, được đọc , vì đặc điểm tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng nên trẻ rất
thích được xem các hình ảnh … trong các khoảng tường ấy tôi còn tạo góc mở
cho trẻ hoạt động , trẻ có thể vẽ ,xé dán các bức tranh về câu chuyện mà mình
thích để trang trí cùng cô , trẻ có thể tìm các chữ cái tương ứng với tên các nhân
vật trong truyện để trẻ được làm quen với các chữ cái tạo điều kiện thuận lợi cho
trẻ bước vào lớp 1.
Không dừng lại ở trang trí cho bài sắp dạy mà tôi dành mảng lớn để trang trí cho
cả chủ điểm , như trang trí các hình ảnh có liên quan đến chủ điểm mới và lưu lại
hình ảnh của chủ điểm đã qua vì nó còn có tác dụng củng cố những điều mà trẻ
đã được nghe , làm rõ những chỗ mà trẻ chưa hiểu rõ , mở rộng đầy đủ hơn các
hình tượng nghệ thuật . Từ các loại sách báo họa mi , gia đình và bé , sắp xếp

theo từng chủng loại một cách dễ thấy , dễ lấy để thuận tiện cho việc sử dụng của
trẻ , mặt trên của giá sách là các loại sách dựng hình , có ngăn treo các bộ quần
áo , mũ để tập kịch ,có sa bàn cát để trẻ sử dụng các loại rối que , rối dẹt … có
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
7
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
khi lại cho trẻ nghe chuyện qua đài catset hoặc băng hình , thay đổi hình thức kể
chuyện để trẻ đỡ nhàm chán .
Với hình thức này tôi đã động viên khen trẻ để phát huy tính tích cực sáng tạo
trong hành động và suy nghĩ .
3.2 : Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen với văn
học:
Với kiến thức làm đồ dùng đồ chơi được học ở trường sư phạm mầm non , với sự
học hỏi tìm tòi , sự sáng tạo của bản thân , sự giúp đỡ của BGH nhà trường , của
phụ huynh , tôi đã huy động mọi nguồn lực , cùng với trẻ làm được rất nhiều đồ
dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động văn học .
Ví dụ như : Làm quần áo mèo,thỏ ,dê , sói . Các loại rối ( Rối tay , rối dẹt , rối que… )
Làm mặt lạ , mũ cho trẻ đóng kịch . Làm “Ô cửa bí mật “ cho trẻ khám phá…
Là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi gặp trực tiếp một số phụ huynh làm nghề thợ
may tôi đưa những con rối đã làm được cho phụ huynh xem và trao đổi về cách làm
rối , xin phụ huynh góp ý , giúp đỡ thêm các nguyên liệu để làm rối , như những
tấm vải để bọc đầu rối , quần áo rối tay , may ủng hộ những bộ trang phục vừa với
trẻ để trẻ sử dụng trong các tiết học và để tập kịch , những trang phục đó có thể sử
dụng nhiều trong các thể loại truyện thơ .
Ví dụ :
Thơ : “ Mèo đi câu cá ”
Truyện : “Ai đáng khen nhiều hơn ” , “Cáo và thỏ ”, “ Chú dê đen ”…
Còn những rối tay khi biểu diễn cho trẻ xem yêu cầu phải có không gian mô hình
để diễn tôi đã vận động phụ huynh là thợ mộc đóng giúp bộ khung để treo phông
màn trình diễn , bộ khung lắp ráp bằng các chốt gỗ nhỏ tháo nắp dễ dàng tiện vận

dụng sử dụng , khi không sử dụng được tháo nắp gọn gàng .
Một số câu chuyện bài thơ tôi đã tự làm như : Cắt , dán , tô màu khuôn mặt của
nhân vật ,phần thân tôi lấy giấy bìa từ hộp bánh cuộn tròn dùng kéo khoét lỗ vừa hai
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
8
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
ngón tay, khi sử dụng luồn ngón giữa và ngón trỏ vào để di chuyển , nhân vật đi lại
trên sa bàn rất sống động và ngộ nghĩnh . Có những hình ảnh đẹp trong sách báo tôi
photo phóng to , rồi cùng trẻ tô mầu tạo cho trẻ niềm vui giúp cô làm đồ dùng dạy
học , và đã tạo được rất nhiều tranh truyện trong góc văn học .
3.3: Nâng cao chất lượng cho trẻ hoạt động làm quen với văn học qua các hoạt
động :
a: Hoạt động chung:
Thực hiện đổi mới chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã áp dụng tích hợp văn học vào các
hoạt động :Toán , giáo dục âm nhạc , khám phá khoa học …
Ví dụ ; Khi dạy âm nhạc ,bài hát “Ông cháu ” tôi đã đưa bài thơ “ Ông em ” để
giới thiệu dẫn dắt vào bài .
Ông em tóc bạc
Trắng muốt như tơ
Ông em kể chuyện
Ngày xửa ngày xưa
Em ngồi nghe chuyện
Mê mãi say sưa…
Ví dụ : Khi dạy khám phá KH “ Sự phát triển của cây từ hạt ”Tôi cho trẻ đọc bài
thơ : “ Vòng quay luân chuyển ”để giới thiệu bài .
Tích hợp các môn học để nâng cao chất lượng hoạt động văn học tiết học sẽ sinh
động , gây hứng thú cho trẻ và đạt kết quả cao hơn khi cô giáo biết linh hoạt , khéo
léo tích hợp các hoạt động vào “ Hoạt động làm quen với văn học ” cô có thể vận
dụng môn âm nhạc để giới thiệu dẫn dắt vào bài thơ , câu chuyện kể , bài thơ hoặc
chuyển tiếp giữa các phần , vận dụng hoạt động tạo hình vào tiết dạy làm quen với

văn học ở phần luyện tập hoặc vận dụng các hoạt động khác như làm quen với chữ
cái , toán vào tiết dạy một cách phù hợp.
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
9
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
Ví dụ :Khi dạy bài thơ : “Hoa kết trái ” Tôi cho trẻ vẽ các loài hoa trong bài thơ ,
hoa kết thành quả như nội dung bài thơ , trẻ rất thích vẽ qua đây trẻ được củng cố
thêm về các loài hoa và cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên qua nội dung bức tranh ,
cũng như nội dung bài thơ .
VÍ dụ : Khi đọc bài thơ “Giữa vòng gió thơm ” tôi đã vận dụng bài hát “Cháu yêu
bà ” có tác dụng hỗ trợ cho việc giáo dục , yêu thương ,quan tâm đến bà cũng như
người thân .
Ví dụ : Khi dạy trẻ bài thơ : “Trăng ơi từ đâu đến ” tôi cho trẻ đọc bài thơ bằng chữ
to rồi cho trẻ tìm chữ a, ă, â trong bài thơ nhằm ôn luyện chữ cái đã học .
b : Hoạt động góc :
Sau hoạt động chung ,là hoạt động vui chơi đây là hoạt động chủ đạo của trẻ ở
trường mầm non ,trẻ được học mà chơi , chơi mà học vì vậy để nâng cao chất
lượng hoạt động văn học thì hoạt động chơi có một ý nghĩa hết sức to lớn .
Ví dụ : Trẻ chơi ở góc văn học xem tranh cùng nhau trao đổi về nội dung bài thơ và
cô gợi ý trẻ tự họa lại những gì đã được nghe đọc , kể . Khi thể hiện lại ấn tượng
của mình về tác phẩm qua tranh vẽ trẻ sẽ làm các nhân vật sống lại đầy tình cảm
của mình hay những điều chúng cảm nhận dược . Qua đó ngôn ngữ của trẻ ngày dần
hoàn thiện , tôi đã khích lệ trẻ để trẻ trình bày những điều trẻ muốn diễn tả bằng các
câu hỏi :
+ Con vẽ gì đấy ?
+ Vì sao con lại vẽ như thế ?
+Con có ý kiến gì về bức tranh bạn vẽ ?
Ví dụ: Trong góc phân vai cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch , cô giáo vận dụng các
câu chuyện trong chương trình cho trẻ tập đóng kịch trẻ rất hứng thú khi tham gia ,
trẻ được vào vai một cách tích cực , chủ động , sáng tạo , trẻ tái tạo lại ngôn ngữ ,

hành động theo nhân vật một cách hồn nhiên thông qua vai diễn của mình .
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
10
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
c : Cho trẻ làm quen với văn học trong các giờ đón trẻ ,hoạt động ngoài trời ,
trước khi trẻ ngủ , thời gian vui chơi tự do buổi chiều :
Ngoài việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong hoạt động chung , hoạt
động góc , tôi còn tận dụng mọi thì giờ hoạt động đều có thể đưa văn học đến với
trẻ bằng các trò chơi một cách nhẹ nhàng như đọc các bài đồng dao , ca dao có tính
chất vận động nhẹ lại có khả năng rèn luyện phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ .
Ví dụ : “Nu na nu nống ”
“Ông sảo ông sao ”
“Gánh gánh gồng gồng ”
Trò chơi vận động ở giờ hoạt động tôi sử dụng các trò chơi vận động kèm lời thơ
với các bài .
Ví dụ : “Rồng rắn lên mây”
“Vuốt hột nổ ”
“Lộn cầu vồng ”
Trước khi trẻ ngủ tôi chọn những bài thơ êm dịu nhẹ nhàng mang tính chất lời ru ,
lời thơ của các bài hát “ Ru con ” , “Mẹ yêu con ”, “Ru con mùa đông” , “Ơn nghĩa
sinh thành ”…
Ở hoạt động buổi chiều tôi chọn bài thơ , câu chuyện trong báo họa mi đọc cho trẻ
nghe rồi đặt câu hỏi gợi mở trẻ trả lời để đạt được mức độ sâu sắc của cảm thụ văn
học . Đó là một giải pháp hiệu quả để trẻ nhận thức , thức tỉnh trong trẻ những gì
vốn có khiến trẻ không phải thụ động nghe cô giáo đọc và kể tác phẩm rồi ghi nhớ
một cách thụ động .
Ví dụ : Tôi giới thiệu tên truyện , đọc cho trẻ nghe đến khoảng 2/3 nội dung rồi cho
trẻ đưa ra các nhận xét về tính cách các nhân vật , xác định các thái độ của mình với
các nhân vật bằng các câu hỏi : Con thấy câu chuyện này như thế nào ? , hay ở điểm
nào ? , Nếu con là nhân vật đó con có làm như vậy không ? Tại sao ?

Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
11
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
Trong khi trả lời câu hỏi của cô giáo , trẻ phải thể hiện sự hiểu biết của mình về tư
tưởng tác phẩm , học cách trình bày , thể hiện các ý nghĩ của mình .
3.4 : Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học qua các phương tiện
:Đài , ti vi , tạp chí “Giáo dục mầm non ”
Ngày nay các phương tiện như báo , đài , tivi , băng đĩa rất sẵn . Tôi đã sưu tầm
mua các băng kể chuyện mẫu giáo để mở cho trẻ xem trong những giờ hoạt động
chiều , đón trả trẻ … theo dõi lịch phát sóng tivi để hướng trẻ về nhà xem , hướng
dẫn phụ huynh mua băng đài ,đĩa về các loại truyện , thơ lứa tuổi mẫu giáo . Qua
theo dõi tôi thấy nhiều gia đình đã có và đến lớp trẻ kể cho cô và các bạn nghe ở
nhà trẻ đã xem và nghe kể câu chuyện gì , trẻ kể cho cô và các bạn nghe câu chuyện
đó …
Ở lớp với những buổi có hoạt động làm quen với văn học tôi cũng cố gắng tạo điều
kiện cho trẻ được tiếp cận với CNTT như : Có buổi thì kể chuyện đọc thơ trên màn
hình , có buổi thì nghe đọc qua đầu đĩa ,băng catset …
Hoặc là trong tạp chí chuyên ngành mầm non như “ Giáo dục Mầm non”, “Gia đình
và bé ”có những câu chuyện rất vui , rất ngộ nghĩnh dành cho lứa tuổi Mầm non .
Tôi cho trẻ xem và đọc ở hoạt động góc , ở mọi lúc mọi nơi , lúc đầu cô đọc cho trẻ
nghe , vừa đọc vừa chỉ vào từ tương ứng ở dưới tranh , dần dần khi trẻ thuộc trẻ sẽ
tự “Đọc ”, bằng biện pháp này trẻ được làm quen với tác phẩm văn học , biết cách
đọc và được làm quen với chữ viết .
3.5 : Biện pháp phối kết hợp tuyên truyền với phụ huynh :
Vào đầu năm học , Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các lớp tiến hành họp
phụ huynh để phổ biến nhiệm vụ năm học và mục tiêu phấn đấu của lớp và nhà
trường . Qua cuộc họp tôi nói rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn ,
thống nhất về nội dung và cách dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học . Tôi cũng
thảo luận với các bậc phụ huynh về việc đóng góp xây dựng “Thư viện của bé ”. Tôi
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú

12
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
nói rõ : Trẻ nhỏ cần được tiếp cận với truyện tranh nhưng truyện tranh phải phù hợp
với trẻ không nên cho trẻ xem các loại truyện tranh về siêu nhân hay truyện tranh
dài kỳ về vũ lực … một số phụ huynh thường mua cho con mình mà chưa hiểu tác
động của nó . Để góc sách của lớp được phong phú hơn về chủng loại về số lượng ,
mong được sự quan tâm đóng góp của phụ huynh . Bố mẹ trẻ cũng đã ủng hộ rất
nhiệt tình ,bàn bạc thống nhất từng nhóm phụ huynh đi mua sách phù hợp với trẻ
đến cho lớp : Nhóm thì mua sách dựng hình , nhóm thì mua sách tranh , nhóm thì
góp tiền đặt mua báo họa mi …
Giờ đón trả trẻ một lần nữa tôi tiếp tục tuyên truyền với phụ huynh bằng cách
mời phụ huynh vào xem trẻ đang hoạt động ở góc sách , trao đổi với phụ huynh về
mặt mạnh mặt yếu của từng trẻ qua các hoạt động trong ngày mà tôi đã nắm bắt
được ở trẻ để phụ huynh quan tâm giúp đỡ , hỗ trợ thêm bằng cách dạy trẻ đọc kể ,
ngắt giọng , diễn cảm , dạy trẻ học cách lật trang sách , chỉ tay đưa mắt từ trái qua
phải , dạy thêm ở nhà để mở rộng thêm vốn hiểu biết và ý thích ham muốn đọc sách
ở trẻ .Động viên phụ huynh ngoài những giờ làm việc , vui chơi hàng ngày của gia
đình nên giành một số thời gian nhất định để đọc truyện cho trẻ nghe để bố mẹ và
trẻ cùng được thư giãn bằng các câu chuyện có nội dung giáo dục nhẹ nhàng . Tôi
hướng dẫn cho các bậc phụ huynh chọn các câu chuyện trong và ngoài chương trình
để đọc và kể cho trẻ nghe đồng thời cùng phối hợp với giáo viên trong việc thực
hiện chương trình dạy trẻ .
Vào những ngày có giờ hoạt động làm quen với văn học có phụ huynh là ông bà
đưa cháu đi học hay bố mẹ trẻ rỗi việc , tôi mời phụ huynh ở lại dự giờ để phần nào
nắm bắt được cách dạy trẻ đọc , kể diễn cảm hay biết thêm hoạt động học tập của
trẻ .
Trong dịp thi “Liên hoan hát dân ca và trò chơi dân gian ”cấp trường ,cấp cụm
tôi đều mời phụ huynh tham gia sáng tác , sưu tầm các bài thơ ,ca dao , đồng dao ,
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
13

SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
hò vè , để phục vụ cho hội thi , nhiều phụ huynh rất quan tâm và ủng hộ hội thi cả
về trang phục cho trẻ ,giúp đỡ giáo viên dạy trẻ các trò chơi dân gian , dạy trẻ các
bài thơ , ca dao , đồng dao và hát dân ca . Đây là cơ hội lớn để thu hút sự chú ý ,
quan tâm đóng góp công sức , kinh phí của phụ huynh , tuyên truyền với phụ huynh
về các hoạt động của bậc học mầm non để phụ huynh quan tâm hơn nữa tới môn
học nói riêng và chương trình dạy trẻ nói chung .
IV: Kết quả thực hiện:
Nhờ có sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và sự quan tâm của hội phụ
huynh học sinh cùng sự trăn trở , tìm tòi , suy nghĩ , sáng tạo của bản thân , qua một
năm thực hiện các biện pháp trên và đã thu được kết quả đáng mừng :
-Về học sinh : Trẻ đã có ý thức , có thái độ đúng với người xung quanh , tôn trọng
kính yêu và biết ơn người lớn , trẻ tự tin mạnh dạn , đọc diễn cảm trước đông
người , hạn chế tối đa trẻ nói ngọng nói nắp , trẻ biết ghép tranh kể chuyện sáng
tạo , biết mở sách đưa mắt chỉ tay đúng , và trẻ rất có khả năng cảm thụ văn học …
-Về giáo viên đã có kinh nghiệm thêm về dạy trẻ làm quen với văn học ,biết cách
tạo nhiều đồ dùng đồ chơi từ mọi nguồn nhân lực , và giáo viên đã được nâng cao
năng lực và nghệ thuật lên lớp của mình.
-Về đồ dùng học tập : Đã có các loại tranh truyện, rối tay ,quần áo tập kịch , mũ
nhân vật … đầy đủ về chủng loại đẹp , hấp dẫn ,góc sách có đủ loại sách báo phù
hợp với nhận thức của trẻ.
Bảng kết quả đối chứng
STT Nội dung Chất lượng
Kết quả
Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện
Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %
1 Cảm thụ văn học
Trẻ hứng thú
Không hứng thú
18

22
45
55
35
5
87,5
12,5
2 Khả năng đọc, kể
đúng giọng điệu,ngữ
điệu của nhân vật ở
Tốt
Khá
TB
2
7
22
5
17,5
55
8
24
8
20
60
20
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
14
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
tác phẩm văn học
Yếu

9 22,5 0 0
V: Bài học kinh nghiệm
* Sau khi thực hiện đề tài tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau đây :
- Với trẻ nhỏ phải biết cách tạo môi trường cho trẻ hoạt động , tìm tòi khám phá
thêm ngoài kiến thức cô giáo truyền đạt , tạo cho trẻ niềm say mê, yêu thích văn học
Cần tạo đồ dùng trực quan , nhưng phải được thay đổi chủng loại theo từng loại tiết
cho phù hợp không lặp lại giống tiết học trước mới thu hút được sự chú ý và phát
huy được tính tích cực hoạt động học tập của trẻ .Trong khi đó thời gian của giáo
viên có hạn giáo viên có thể huy động từ các nguồn lực như sự quan tâm của phụ
huynh và sự tham gia làm đồ dùng của trẻ cùng với giáo viên.
-Với giáo viên phải là người có kiến thức về chuyên môn , tham gia học hỏi thêm ở
đồng nghiệp , không bao giờ được bằng lòng với những kiến thức mà mình đã có
mà luôn luôn phải trau dồi chuyên môn một cách kiên trì nhẫn lại , nâng cao trình
độ , mở rộng kiến thức bằng cách tham khảo qua các sách báo có liên quan về
ngành học và luôn sáng tạo trong quá trình dạy trẻ , không được đầu hàng với khó
khăn thử thách mà phải tìm cách giải quyết khó khăn đó .
- Ngoài ra việc tạo được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo , các ban ngành đoàn thể và
công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh là yếu tố thành công rất lớn trong công
tác chăm sóc giáo dục trẻ .
IV: Những kiến nghị và đề nghị :
-Đề nghị cấp trên đầu tư hơn nữa về cơ sơ vật chất mua sắm thêm trang thiết bị đồ
dùng để daỵ và học .
-Trang bị thêm tài liệu giảng dạy hoạt động làm quen với văn học.
-Mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên để nâng cao nghệ thuật giảng dạy.
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
15
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
-Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi thăm quan các trường trọng điểm để giáo
dùng để daỵ và học .
-Trang bị thêm tài liệu giảng dạy hoạt động làm quen với văn học.

-Mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên để nâng cao nghệ thuật giảng dạy.
-Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi thăm quan các trường trọng điểm để giáo
dùng để daỵ và học .
-Trang bị thêm tài liệu giảng dạy hoạt động làm quen với văn học.
-Mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên để nâng cao nghệ thuật giảng dạy.
-Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi thăm quan các trường trọng điểm để giáo
dùng để daỵ và học .
-Trang bị thêm tài liệu giảng dạy hoạt động làm quen với văn học.
-Mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên để nâng cao nghệ thuật giảng dạy.
-Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi thăm quan các trường trọng điểm để giáo
viên học hỏi kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hòa phú , ngày 3 tháng 5 năm2010
Đánh giá của HĐKH cấp trường Người viết

Lê Thị Đào

Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
16
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
Đánh giá của HĐKH cấp huyện
Đánh giá của HĐKH cấp huyện
Đánh giá của HĐKH cấp huyện
Đánh giá của HĐKH cấp huyện
Đánh giá của HĐKH cấp huyện
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
17

×