Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh qua " Đôi Bạn: và " Bướm trắng"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 123 trang )


S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn





đại học thái nguyên
Trường đại học sư phạm
----------------------





Nguyễn Thị Mai Hương




Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
Của nhất linh qua '
đôi bạn
" và "
bướm trắng
"







Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn







Thái Nguyên. 2008


S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn








đại học thái nguyên
Trường đại học sư phạm
----------------------





Nguyễn Thị Mai Hương





Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
Của nhất linh qua '
đôi bạn
" và "
bướm trắng
"


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34



Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn

Ngi hng dn khoa hc
TS.Ngụ Vn Th













Thái Nguyên. 2008


S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn


Mục lục

A. Mở đầu .............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 11
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 12
5. Đóng góp của luận văn ...................................................................................................... 13
6. Cấu trúc luận văn .............................................................................................................. 13
B. Nội dung ........................................................................................................................ 15
Chương I ............................................................................................................................. 15
Quan niệm tiểu thuyết, nhân vật tiểu thuyết
Hai kiểu tiểu thuyết của Nhất Linh
1.1 Quan niệm tiểu thuyết và nhân vật tiểu thuyết ............................................................... 15
1.1.1. Quan niệm tiểu thuyết ............................................................................................ 15
1.1.2. Quan niệm nhân vật tiểu thuyết .............................................................................. 19
1.2. Quan niệm của Nhất Linh về tiểu thuyết ...................................................................... 22
1.3. Hai kiểu tiểu thuyết của Nhất Linh ................................................................................ 26
1.3.1. Tiểu thuyết luận đề .................................................................................................. 26
1.3.2 Tiểu thuyết tâm lý .................................................................................................... 30
Tiểu kết chương I ................................................................................................................... 35

Chương II ........................................................................................................................... 37
Nhân vật và kết cấu cốt truyện trong Đôi bạn và Bướm trắng
2.1. Quan niệm của Nhất Linh về con người ....................................................................... .37
2.1.1. Quan niệm về con người trong văn học ................................................................. .37
2.1.2. Quan niệm về con người trong sáng tác của Nhất Linh ....................................... .40
2.2. Quan hệ giữa cốt truyện và sự thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh .... .46
2.2.1. Vấn đề cốt truyện của tiểu thuyết .......................................................................... .46
2.2.2. Tiến trình cốt truyện: Trong tiểu thuyết luận đề xã hội và tiểu thuyết tâm lý ... ..48
2.3. Hành trình số phận và hành trình nội tâm trong Đôi bạn ......................................... ..53
2.3.1. Đôi bạn một tiểu thuyết luận đề xã hội với nhiều yếu tố tâm lý ........................ ..53
2.3.2. Con người hành động và con người suy tưởng ở Đôi bạn ................................. ..58
2.4. Hành trình của nhân vật trong Bướm trắng ................................................................ ..62


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
2.4.1. B­ím tr¾ng mét tiÓu thuyÕt t©m lý ..................................................................... ..62
2.4.2. Cèt truyÖn cña tiÓu thuyÕt B­ím tr¾ng ............................................................... ..67

S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn



2.4.3. Hành trình tâm lý nhân vật chính trong tiểu thuyết Bướm trắng.68
Tiểu kết chương II ............................................................................................................... ..72
CHƯƠNG III: Các thủ pháp xây dựng nhân vật
trong Đôi bạn và Bướm trắng
................................................................................................................................................ .74
3.1. Các thủ pháp thể hiện thế giới bên trong của nhân vật trong Đôi bạn và Bướm trắng

............................................................................................................................................... ..74
3.1.1. Đối thoại tâm lý .................................................................................................... ..74
3.1.1.1. Đối thoại mang tính chất ám chỉ ................................................................. ..75
3.1.1.2. Đối thoại qua hành vi và cử chỉ ................................................................... ..80
3.1.2. Độc thoại nội tâm ................................................................................................ ..83
3.1.3. Thể hiện tâm lý nhân vật qua tả cảnh thiên nhiên ........................................... ..90
3.2. Mô tả hình thức bên ngoài của nhân vật trong mối quan hệ với thế giới nội tâm sâu kín ..93
Tiểu kết chương III ............................................................................................................... ..98
C. Kết luận ..................................................................................................................... ..99
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 103



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
A - MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Năm 1941, trên báo Thanh Nghị, Đinh Gia Trinh đã kết thúc bài tiểu luận
bàn về tính cách văn chương thời kì Âu hoá như sau:
“ Văn chương Việt Nam xưa biểu hiện cho một tinh thần của một Á Đông
chưa đem đời sống của nó hoà nhịp với đời sống của Tây Phương và của hoàn
cầu. Trong khoảng non một thế kỉ này, trong sự sống chung với người Pháp,
chúng ta đã hưởng thụ nhiều cái mới lạ của văn minh Âu Châu. Những thói cũ ở
văn nghệ, ở triết học đối với chúng ta không có một giá trị tuyệt đối như xưa
nữa. Chúng ta đã ra khỏi căn nhà nhỏ của ta để ý nhìn những miền trời xa rộng
và do những điều trông thấy, cảm thấy, chúng ta đã đổi một ít phương châm xét
đoán của giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nước nhà. “ Sự cách mệnh tinh thần
ấy đã làm nảy nở ra một nền văn chương mới ở đầu thế kỉ thứ XX này [43, 32-

33].
Những nhận xét trên phần nào nói lên được một thực tế, đó là quá trình
hiện đại hoá của Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Với quá trình ấy, thời trung
đại đi dần tới chung cục và ánh sáng của một thời đại mới - thời hiện đại - lan
toả dần vào văn học dân tộc; văn học Việt Nam bước ra khỏi quỹ đạo vùng
Đông Á để ra nhập quỹ đạo toàn thế giới và không bị lạc lõng trong quỹ đạo ấy.
Quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam đã diễn r a một cách đặc
biệt, mau lẹ và phức tạp trên tất cả các phương diện, các tiêu chí định tính nền
văn học, trong đó có tiêu chí thể loại. Trên con đường hiện đại hoá, hệ thống văn
học thể loại truyền thống từng bị phá vỡ để dần dần hình thành nên một cấu trúc
thể loại của văn học hiện đại. Trong cấu trúc ấy “Tiểu thuyết xuất hiện và được
hiện đại hoá dưới ảnh hưởng của tiểu thuyết Phương Tây ” [21, 50], quan sát
những bước đi của thể loại ấy ta sẽ ít nhiều thấy được hành trình của cả nền văn
học.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Mặt khác, ngay trong quá trình sáng tác của một tác giả nhiều khi cũng
thể hiện phần nào đó sự vận động của nền văn học. Nhất Linh - Nguyễn Tường
Tam (1906-1963) là một tác gi ả như vậy. Ông bắt đầu sáng tác từ những năm
20, thành công hơn cả những năm 30 và kết thúc sự nghiệp cầm bút của mình
vào đầu những năm 60 của thế kỉ XX. Trong quá trình đó, các tác phẩm của ông
- chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết "biến đổi rất mau” (Vũ Ngọc Phan) về nội dung
tư tưởng cũng như về hình thức nghệ thuật.
Đã có nhiêu bài viết, công trình nghiên cứu về những thành tựu nghệ thuật
của Nhất Linh. Nhưng dường như ít đi sâu vào mặt nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong những tác phẩm cụ thể, đặc biệt là hai tiểu thuyết “Đôi Bạn ” và “

Bướm trắng”.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh qua “Đôi bạn ” và “Bướm trắng” làm
đối tượng nghiên cứu, với mon g muốn có thể góp một tiếng nói, một ý kiến
trong sự nghiên cứu chung và tìm hiểu rõ hơn nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong sự vận động của một thể loại ở quá trình sáng tác của một tác giả. Từ “Đôi
bạn”

đến “Bướm trắng”là hai tác phẩm tiêu biểu của Nhất Linh, là mốc chính
cho sự quan sát quá trình vận động thể loại tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết
tâm lý, một bước tiến dài, là một thành tựu mới trong sự nghiệp văn chương của
Nhất Linh, một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự đổi mới trong tư tưởng cũng
như về mặt nghệ thuật tiểu thuyết của ông. Nói như Phạm Thế Ngũ: đến “Bướm
trắng có thể coi như giai đoạn thành tựu của một văn tài đã chín” [ 30, 151]




2.Lịch sử vấn đề

Sự xuất hiện của Nhất Linh gắn liền với sự ra đời của một tổ chức văn học
có tên “Tự lực văn đoàn” dưới sự dẫn đạo của ông “đã làm mưa làm gió trên văn
đàn”, đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
Bởi vậy, số lượng bài viết và các công trình nghiên c ứu về tác giả này khá
phong phú, đề cập đến nhiều phương diện về con người và văn nghiệp. Trong


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

khuôn khổ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu dừng lại khảo sát các ý kiến
trực tiếp liên quan tới nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất
Linh nói chung và hai tiểu thuyết “Đôi bạn” và “Bướm trắng” nói riêng, sắp xếp
chúng theo trình tự thời gian nhằm tái hiện một cách khách q uan những quan
điểm đánh giá ấy.

2.1. Các ý kiến đánh giá về nghệ thuật tiểu thuyết và xây dựng nhân vật trong
tiểu thuyết của Nhất Linh

Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, tiểu thuyết của Nhất Linh đã thu hút
được sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình. Các nhà nghiên cứu
phê bình văn học cùng thời với Nhất Linh, đã có nhiều bài viết đánh giá sâu sắc,
phản ánh đúng vai trò đi tiên phong trong lĩnh vực đổi mới văn học, trong đó
cũng đề cập đến phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết . Tiêu
biểu là các tác phẩm và bài viết như: Bài viết về Đoạn tuyệt (đăng trên báo Loa
năm 1935); về Lạnh lùng (đăng trên báo Hữu Ích năm 1937) của Trương Tửu;
tác phẩm Dưới mắt tôi (1939) của Trương Chính ; Việt Nam văn học sử yếu
(1941) của Dương Quảng Hàm ; Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc
Phan…Khẳng định giá trị của Đoạn tuyệt trong tác phẩm Dưới mắt tôi (1939)
Trương Chính cũng đề cao nghệ thuật xây dựng nhân vật ở đây “Đoạn tuyệt là
một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại. Vì Đọan tuyệt không chỉ có giá trị
xã hội, nó còn có một giá tr ị tâm lí không ai chối cãi được. Ông Nhất Linh đã
dùng một cách quan sát rất tinh vi để tả những trạng thái phiền phức trong tâm
hồn riêng của nhân vật trong truyện để đi sâu vào đời riêng tư của họ” [6, 18].
Với Lạnh lùng, ông tiếp tục khẳng định: “Không thể lọt qua trí quan sát của ông,
những tư tưởng ta giấu kín tận đáy lòng như những con vật xấu xa. Người trong
truyện vì thế mà linh động ” [6, 27].
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng nêu lên những nhận định khái quát
về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh như sau: “Nếu đọc Nhất Linh, từ Nho
phong cho đến những t iểu thuyết gần đây nhất của ông, người ta thấy tiểu



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
thuyết của ông biến đổi rất mau. Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình
cảm, qua tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lí; sự tiến hoá ấy chứng tỏ rằng
mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn con người ta ” [35, 234]. Nhìn
chung, các ý kiến đánh giá về nghệ thuật ti ểu thuyết của Nhất Linh thời kì này
chưa thật sự phong phú. Có ý kiến thì đề cao, có ý kiến thì nghiêm khắc nhìn
nhận, nhưng nhìn một cách bao quát , tất cả các nhà nghiên cứu đều thừa nhận
phương diện đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh.
Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, trong thời đại lịch sử mới, những ý
kiến đánh giá về nghệ thuật Tự lực văn đoàn nói chung và tiểu thuyết Nhất Linh
nói riêng có nhiều ảnh hưởng sâu sắc. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
(1946-1954), trong xu thế khẳng định của nền văn học Cách mạng, Đoạn tuyệt
(1935) với những cái được coi là uỷ mị, sầu thảm cũng như ý thức đề cao cá
nhân của văn học lãng mạn , các nhà nghiên cứu hầu như không lưu tâm t ới
những tác phẩm của Nhất Linh, phải tới sau những năm 1954, chúng mới được
nghiên cứu trở lại. Nhưng do tình hình chính trị của đất nước mà việc nghiên
cứu về Nhất Linh cũng được chia thành hai bộ phận theo hai miền Nam - Bắc.
Trên thực tế, lối phê bình thời kì này chủ yếu dựa trên quan điểm xã hội học và
bị chi phối bởi tư tưởng chính trị. Mặt khác, tư tưởng chính trị của Nhất Linh có
thay đổi theo chiều hướng tiêu cực khi ông chuyển vào miền Nam thành lập
chính phủ thân Nhật.
Vì thế mà nảy sinh một hiện tượng: Trên phương diện tư tưởng, tiểu thuyết của
Nhất Linh được đề cao ở miền Nam, bị phê phán ở miền Bắc , nhưng trên
phương diện nghệ thuật có điểm gặp gỡ giữa các nhà nghiên cứu hai miền.
Ở miền Nam, nghiên cứu về Nhất Linh, bên cạnh những bài báo đăng trên
những tạp trí Văn và Văn học, chúng ta phải kể đến các chuyên luận, các công

trình văn học sử viết dưới dạng giáo trình dùng trong các trường trung học, đại
học. Tiêu biểu là các công trình của Nguyễn Văn Xung ( Bình giảng về Tự lực
văn đoàn, 1958), Phạm Thế Ngũ (Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, 1960),
Lê Hữu Mụ c (Khảo luận về Đoạn tuyệt, tức luận về Nhất Linh,1960), Doãn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Quốc Sỹ (Tự lực văn đoàn, 1960), Thanh Lãng (Văn học thế hệ 1932, in trong:
Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ, 1967), Bùi Xuân Bào ( Le roman
Vietnamien contemporain, 1972), Vũ Hân ( Văn học Việt Nam thế kỷ XIX tiền
bán thế kỷ XX : 1800-1945, 1973), Thế Phong ( Nhà văn tiền chiến 1930 - 1940,
1974) …
Trong cuốn Bình giảng về Tự lực văn đoàn, Nguyễn Văn Xung, với cái
nhìn so sánh với Khái Hưng, cho rằng “Nhất Linh không phải tả cảnh như Khái
Hưng nhưng là để móc vào đấy những biến đổi uyển chuyển trong tình cảm của
nhân vật “ [ 47, 65]. Còn Lê Hữu Mục thì khẳng định: “Nhất Linh có những
nhận xét tâm lý rất tinh luyện (…) Nhân vật Nhất Linh sống với những cảm xúc
rất phức tạp” [29, 90], Thanh Lãng cho rằng trong việc xây dựng nhân vật của
Nhất Linh càng về sau “càng bỏ sự động đạt để đi vào con đường phân tích tỉ
mỉ, bình lặng, tình cảm ” [ 19, 747], Phạm Thế Ngũ thì nhận xét về nghệ thuật
xây dựng nhân vật Nhung trong tiểu thuyết Lạnh lùng là “tâm lí ái tình được ghi
nhận và diễn đạt một cách khá vi diệu (…) Người ta thấy ảnh hưởng của Prust
và Frend nữa trong cái bút pháp của tác giả mô tả ái tình, dục tình, trỗi dậy trong
lòng Nhung ” [30, 463] .
Ý kiến có thể là hơi quá đề cao, song qua đó, chúng tôi nhận thấy các nhà
nghiên cứu phê bình ở đây đã chỉ ra được những đổi mới về phương diện nghệ
thuật thể hiện nhân vật của Nhất Linh ở hai thể loại tiểu thuyết.
Ở miền Bắc, các công trình của nhóm Lê Quý Đôn (Lược thảo lịch sử văn

học Việt Nam, tập 3 - từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1945, 1957), của Bạch Năng
Thi - Phan Cự Đệ ( Văn học Việt Nam 1930-1945, tập 1 , 1961), bài viết của
Nguyễn Đức Đàn (Mấy ý kiến về Nhất Linh và Khái Hưng - Hai nhà văn tiêu
biểu trong Tự lực văn đoàn, 1958)… đã cho thấy một cách nhìn khá khách quan
về tiểu thuyết của Nhất Linh.
Nhóm Lê Quý Đôn nhận xét rằng với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn “cả một
thế giới tâm tình trước kia hé mở một cách rụt rè, e lệ, bây giờ được phơi bầy
mổ xẻ tinh vi” [9,296], “Nhất Linh thành công ở cách bố trí truyện, cách sử


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
dụng cảnh vật xung quanh để làm nổi bật tâm lí nhân vật” [9, 331]. Bạch Năng
Thi trong cuốn Văn học Vi ệt Nam 1930-1945 đã khẳng định: “Nhất Linh ngó
sâu vào mâu thuẫn trong tâm hồn; tấn bi kịch âm ỉ, đôi lúc bùng ra, luôn luôn có
sức hấp dẫn” [41, 107].
Do nhìn nhận tác phẩm văn h ọc theo quan điểm xã hội học nên nhìn
chung, các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu cả hai miền Nam - Bắc phần
lớn rơi vào phán xét tiểu thuyết của Nhất Linh theo quan điểm đạo đức xã hội.
Nhưng một số ý kiến đã đề cập đến sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Nhất Linh,
trong đó có nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Bước vào giai đoạn sau Đại hội Đảng VI (1986); trong xu thế đổi mới ,
một số hiện tượng văn học quá khứ được nhìn nhận, đánh giá lại và được đánh
giá toàn diện hơn , trong đó nổi bật lên là những tác phẩm của Nhất Linh. Các
công trình nghiên cứu của các tác giả như: Phan Cự Đệ (Tự lực văn đoàn - con
người và văn chương), Hà Minh Đức ( Các bài giảng về Đoạn tuyệt , Đôi bạn
trong tác phẩm văn học 1930 -1945); Trương Chính (Vấn đề đánh giá Tự lực
văn đoàn; Tự lực văn đoàn; Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn ); Nguyễn Hoành Khung (Văn học Việt Nam 1930 -1945; Lời

giới thiệu bộ sách Văn xuôi lãng mạn trong văn học Việt Nam từ đầu những năm
1930 đến 1945), Trần Đình Hượu (Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc độ tính liên tục
của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hoá trong lịch sử văn học Phương Đông);
Nguyễn Trác - Đái Xuân Linh (Về Tự lực văn đoàn), Lê Thị Đức Hạnh (Thêm
mấy ý kiến đánh giá về tự Tự lực văn đoàn; Tự lực văn đoàn và Thơ mới ); Vu
Gia (Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hoá văn học), Lê Thị Dục Tú ( Quan
niệm về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn), Trịnh Hồ Khoa
(Những đóng góp của Tự lực văn đoàn xây dựng cho một nền văn xuôi Việt Nam
hiện đại), Vũ Thị Khánh Dần ( Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng
tháng Tám), Dương Thị Hương ( Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn)… đã thể hiện một sự đánh giá phong phú một cách nhìn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
toàn diện, đúng đắn và đa chiều về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng như tiểu
thuyết Nhất Linh.
Chúng tôi có thể dẫn ra đây một số ý kiến tiêu biểu. Chẳng hạn, Dương
Thị Hương trong công trình nghiên cứu của m ình về Nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã khẳng định tiểu thuyết luận đề của
Nhất Linh “thành công và chiếm được cảm tình của giới trẻ đương thời vì đã thể
hiện được những luận đề phù hợp với chân lý đời sống, đem lại những khám phá
chân thực về nhân vật, về tâm lý” [ 16, 51]. Nguyễn Hoành Khung thì nhận xét:
“Với Lạnh lùng, Nhất Linh không còn gò cốt truyện, dàn nhân vật nhằm minh
hoạ cho một luận đề nữa, mà đưa ngòi bút đi sâ u hơn vào việc phân tích tâm lý,
tình cảm, ở đây là tâm lý ái tình, và đạt tới một trình độ ti ểu thuyết già dặn,
thành thục” [18, 32]. Với Phan Cự Đệ đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đã khẳng định: “Ngòi bút của Nhất Linh rất có
tài miêu tả những mối tình đầu trong sáng, đượm chút nhập ngừng, e thẹn, kín

đáo và ý nhị ” [11, 43].
Ngoài việc khẳng định những thành công, các nhà nghiên cứu cũng
nghiêm khắc chỉ ra những điểm hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của
tiểu thuyết Nhất Linh. Chẳng hạn Vũ Thị Khánh Dần cho rằng: “Tiểu thuyết của
Nhất Linh còn một số hạn chế mang tính lịch sử, một số nhân vật thiếu sức sống
lâu bền, do tính cách chưa sắc cạnh, tâm lý nhân vật còn đơn giản” [8, 115]. Ngô
Văn Chương cho rằng ở Đoạn tuyệt có những chi tiết vô lý, không hợp quy luật
tình cảm “Loan đang nghĩ tới Dũng sao lại âu yếm với Thân ngay được” [7,
173], còn Phạm Thế Ngũ nhận xét : “Đọc Đoạn tuyệt, ngày nay ai cũng nhận
thấy tính gò ép của câu chuyện, những chi tiết thâu nhập vội vàng để chứng
minh cho một ý định (…) Ngay nhân vật Loan cũng đầy mâu thuẫn, cứng nhắc
và giả dối nữa” [30, 150]. Dương Thị Hương cũng chỉ ra mặt hạn chế trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh trong tiểu thuyết tâm lý: “Nhân vật được
miêu tả trong thế giới cô lập, khép kín, vì vậy quá trình tâm lý hoặc các trạng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
thái tâm lý của nó được nhìn nhận bởi cái nhìn chủ quan của tác giả và nhân vật
nhiều hơn bởi sự tác động của hoàn cảnh” [16, 148].
Như vậy, các ý kiến đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu
thuyết Nhất Linh là rất phong phú, đa dạng. Bên cạnh chỉ ra những cách tân,
những đóng góp của nhà văn đối với tiến trình văn học, các nhà nghiên cứu cũng
chỉ rõ những mặt hạn chế, những điểm chưa hoàn thiện của nhà văn Nhất Linh.
Nguyên nhân của những hạn chế đó ở tiểu thuyết Nhất Linh, theo chúng tôi, một
phần nhà văn chịu ảnh hưởng của việc xử lý những vấn đề xã hội được đặt ra
trong tác phẩm; một phần bị qui định bởi đặc điểm thi pháp của chủ nghĩa lãng
mạn; phần khác có lẽ bởi nhà văn Nhất Linh đang ở giai đoạn tìm tòi một hướng
đi mới cho tiểu thuyết Việt Nam.


2.2. Các ý kiến đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
“Đôi bạn” (1938) và “Bướm trắng” ( 1939) của Nhất Linh

Khi đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn,
Đặng Tiến, cuốn Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh, 1965, Văn nghệ số 37
viết về Đôi bạn: “Nhân vật Nhất Linh sống trong không gian không phải là hạ
giới mà trong không gian nội tâm; Dũng sống không phải trong mùa thu trước
mặt, mà là mùa thu của lòng chàng, một mùa thu đã đi qua , một mùa thu chưa
tới và một mùa thu có thể không bao giờ có trong trời đất ”.
Trong công cuộc đổi mới về nhiều mặt của đất nước, nhất là từ sau Đại
hội Đảng VI (thời kì đổi mới) - một đời sống mới trên cơ sở đổi mới tư duy đã
giúp cho các nhà khoa học thẩm định lại những vấn đề trong quá khứ một cách
khách quan hơn. Nhất Linh trở về với độc giả qua hàng loạt các tiểu thuyết được
tái bản năm 1988. Các giá trị văn học được tiếp cận trên cơ sở lấy tiêu chí văn
học, nghệ thuật Nguyễn Hoành Khung trong cuốn Văn xuôi lãng mạn Việt Nam
(1930 - 1945) có nhận xét: “Đến Đôi bạn, Nhất Linh lại trở lại với những nhân
vật yêu dấu của mình(…) Tác phẩm đào sâu tâm t ư, khát vọng của một lớp
thanh niên, không luận đề, không tuyên ngôn, nhưng Đôi bạn lại như tác phẩm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
được ấp ủ, gửi gắm tâm sự, phô diễn tâm trạng nhiều nhất của nhà văn” [18,32].
Phan Cự Đệ trong Lời giới thiệu tiểu thuyết Đôi bạn (NXB Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp, 1988) đã viết: “Tiểu thuyết Đôi bạn là một bữa tiệc tâm lý sang
trọng đôi khi đến mức thừa thãi, hành động của nhân vật và cốt truyện có phần
ngưng trệ và không khí xã hội mờ nhạt hơn so với Đoạn tuyệt. Nhưng đứng về
phương diện nghệ thuật thì Đôi bạn thành công với những nhận xét tâm lý tinh

vi, với một thanh niên giầu cảm xúc và đầy thanh sắc, với một ngôn ngữ trong
sáng trang nhã, giầu chất thơ …Đặc biệt , Đôi bạn có những thành công trong
nghệ thuật xây dựng một cốt truyện tâm lý, trong việc kết hợp tiểu thuyết luận
đề và tiểu thuyết tâm lý ” [12, 375]. Vũ Thị Khánh Dần có nhận xét: “Các nhân
vật trong Đôi bạn là những con người cô đơn (…) Đôi bạn là tiểu thuyết hướng
nội” [8, 81]. Với Đỗ Đức Hiểu trong cuốn Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh
thì cho rằng: “Im lặng, sương mờ, trời lạnh…đó là âm điệu mạnh, xuyên suốt
của Đôi bạn. Như một bản nhạc, như một bài thơ, truyện có những âm thanh
trùng điệp những cảnh đối xứng , và những tiếng vang từ chương này đến
chương khác” [14, 351].
Tiểu thuyết “Bướm trắng” ra đời ở giai đoạn sau trong sự nghiệp sáng tác
của Nhất Linh. Cã nhiÒu yÕu tè phi truyÒn thèng nªn cßn ch­a thu hút được
sự chú ý của giới nghiên cứu đương thời. Bùi Xuân Bào trong cuốn Tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại, đã chỉ ra bước phát triển mới và những khám phá về nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Bướm trắng: “Trong Bướm trắng, tâm
hồn một người bệnh bị một tình yêu vô vọng giày vò, được nghiên cứu thấu đáo
mà ta không tìm thấy được thí dụ nào trong các tác phẩm nào khác của Nhất
Linh, cũng như trong tác phẩm của các người đồng thời với ông. Nếu Bướm
trắng đánh dấu một chặng đường mới tr ong sự phát triển của Nhất Linh, thì
chính là vì tác giả đã từ bỏ dứt khoát ở đấy công thức của tiểu thuyết có luận đề
mà, cho tới bây giờ, vẫn luôn luôn là công thức của ông. Ở đây , sự hư cấu mơ
mộng không tìm cách chứng minh điều gì. Nó chỉ nhằm đi sâu vào tâm hồn của
một chàng trai, sinh ra để hưởng niềm vui sống và khao khát hạnh phúc, nhưng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
một căn bệnh hiểm nghèo ngăn anh ta không được hưởng những niềm hi vọng
chân chính nhất ” [2, 130].

Giống với luận điểm nêu trên của Bùi Xuân Bào, khi khẳng định một thế
giới mới trong sáng tác của Nhất Linh qua Bướm trắng - thế giới nội tâm bên
trong, Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3) cũng
khẳng định: “Qua Bướm trắng Nhất Linh cũng đã đưa ngòi bút phân tích tâm lý
vào địa hạt nhân bản muôn thủa với trường hợp bi đát con người bị giằng co
giữa tình yêu và cái chết ” [30, 160].
Những ý kiến đánh giá trên có thể coi là bước mở đường cho các nhà
nghiên cứu miền Bắc nhìn nhận và xem xét về tiểu thuyết Bướm trắng giai đoạn
sau này. Phan Cự Đệ, trong Lời giới thiệu cuốn Đoạn tuyệt ( NXB Đại học và
Giáo dục chuyên nghiệp, tái bản năm 1991), đã có ý kiến nhận định khái quát về
nghệ thuật Bướm trắng: “Xét về một phương diện nào đó thì nghệ thuật của Đôi
bạn và Bướm trắng già dặn hơn những nhận xét về tâm lý nhân vật sâu sắc và
tinh vi hơn” [11, 317]. Trong lời giới thiệu nhân tái bản cuốn Bướm trắng năm
1989 Trần Hữu Tá đã chỉ ra những khám phá mới cũng như những hạn chế như
sau: “Đến Bướm trắng Nhất Linh đã thể hiện một phẩm chất nghệ thuật mới:
Tuy có chỗ còn gượng gạo , thiếu tự nhiên nhưng tác giả đã khai thác tinh tế
những tầng những lớp, những ngó c ngách tâm lý éo le, khuất khúc của con
người ” [17, 379].
Trong bài viết Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh, đăng trên Tạp chí Văn
học, số 10-1996, Đỗ Đức Hiểu cũng viết: “Bướm trắng là tiểu thuyết hiện đại;
nó không phải “cái viết về những cuộc phiêu lưu ”(Như Don Quichote, Thuỷ hử,
Quả dưa đỏ, Tiêu sơn tráng sĩ…) mà “phiêu lưu của cái viết”. “Phiêu lưu” ở đây
là những hành trình qua các ngóc ngách của tình cảm, tư duy, cảm xúc, giấc mơ
đẹp, hoảng loạn, cái sống và cái chết…Bướm trắng, với cốt truyện đơn giản, là
“thế giới bên trong” con người vô cùng biến động cái ý thức và cái tiềm thức,
cái vô lý và cái phi lý, giấc mơ, mê sảng, linh cảm…” [14, 382].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
Điểm qua một số ý kiến nhận định tiêu biểu về nghệ thuật xây dựng nhân
vật của tiểu thuyết Nhất Linh cũng như trong hai tiểu thuyết “Đôi bạn ” và
“Bướm trắng”, chúng ta thấy:

1- Các ý kiến đánh giá phong phú, đa dạng, nhưng cũng rất phức tạp. Các
nhà nghiên cứu phần lớn đứng trên quan điểm lịch sử để đánh giá nhận định, cố
gắng tìm tòi những khám phá và đóng góp của Nhất Linh đối với tiến trình văn
học, nh­ng vÒ nghÖ thuËt tiÓu thuyÕt cßn ch­a ®i s©u.


2- Đối với hai tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng, giới nghiên cứu nhìn
chung kh¸ thống nhất ý kiến ở phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật và
những khám phá, tìm tòi, thể nghiệm của nhà văn Nhất Linh. Họ đều cho rằng
đây là một trong những nét đổi mới về tư duy nghệ thuật tiểu thuyết. Với phạm
vi nghiên cứu của đề tài , chúng tôi mạnh dạn nêu lên ý kiến: Đôi bạn vẫn còn
nhiều yếu tố của tiểu thuyết luận đề, song việc mô tả tâm lý đã được coi trọng
đặc biệt, nó đã q ui định kết cấu của tiểu thuyết. Đôi bạn là cầu nối giữa tiểu
thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lý. Còn Bướm trắng là một bước đột phá về
nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết, thoát ra khỏi lối xây dựng nhân
vật tiểu thuyết cổ điển cũng như tiểu thuyết luận đề và tâm lý trước đó . Với
Bướm trắng Nhất Linh đã đưa nghệ thuật tiểu thuyết nước ta phần nào tiếp cận
được với tiểu thuyết hiện đại trên thế giới. Nh­ vËy nghÖ thuËt tiÓu thuyÕt t©m
lý cña NhÊt Linh ®­îc nghiªn cøu theo mét qu¸ tr×nh.

3. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát thế giới hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn
và Bướm trắng, đi sâu vào các thủ pháp xây dựng nhân vật của tiểu thuyết, đặc
biệt chú trọng đến các yếu tố thể hiện tâm lý. Tiểu thuyết là một đơn vị tổ chức
nghệ thuật phức tạp nhiều khía cạnh, nhiều tầng bậc. Nhân vật cũng là một

phương diện của tổ chức nghệ thuật. Do đó việc phân tích nhân vật không tách
rời nghiên cứu các yếu tố khác của tiểu thuyết như cốt truyện, kết cấu, tả


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
cảnh...đặc biệt là cốt truyện. Và tiểu thuyết phần nào cả thực chất là hành trình
của số phận nhân vật trong thời gian - trước là cốt truyện.
Về văn bản tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng, chúng tôi căn cứ trong
cuốn Văn chương Tự lực văn đoàn - Nhà xuất bản Giáo dục tái bản lần thứ nhất,
Hà Nội, năm 2001 làm tư liệu chính của mình trong quá trình làm việc.

4 - Phương pháp nghiên cứu


A. Einstein (1879-1955) mang đến cho loài người một nhận thức vĩ đại
không chỉ về vũ trụ mà còn về chính bản thân con người, đó là tính tương đối
của thế giới. Quan niệm của ông đưa đến một hệ quả là không có cái gì tuyệt đối
và hoàn hảo. Nhân vô thập toàn và trong nghiên cứu khoa học cũng vậy. Không
có một phương pháp nào là hoàn m ỹ, thoả mãn mọi mục đích của các nhà
nghiên cứu. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi đã kết hợp một vài phương
pháp nghiên cứu phù hợp với mục đích nghiên cứu của mình. Đó là do vận dụng
tổng hợp các phương pháp mà các thao tác chính là:
4.1. Phương pháp thống kê phân loại:
Luận văn tiến hành thống kê, phân loại các phương pháp, phưong tiện thể hiện
nhân vật, tần số xuất hiện của chúng trong tác phẩm …từ đó đưa ra những nhận
xét khái quát trên cơ sở nhũng số liệu cụ thể.
4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Chúng tôi phân tích những đặc điểm của các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân

vật trong tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng, từ đó tổng hợp để đi đến những
kết luận cụ thể.
4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu:
Được vận dụng trong luận văn khi cần thiết để thấy được những điểm tương
đồng và dị biệt của hai tác phẩm trên với một số tác phẩm khác của Nhất Linh
cùng thể tài và ở giai đoạn trước, để chỉ ra được những bước đổi mới của ông
trong sáng tác. Trong những trường hợp cần thiết, luận văn cũng so sánh nghệ
thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh với các tác giả khác trên hai bình diện
lịch đại và đồng đại.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
4.4. Phương pháp lịch sử:
Tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng ra đời trong một hoàn cảnh xã hội văn hoá
cụ thể. Việc vận dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu nghệ thuật xây dựng
nhân vật của hai tiểu thuyết này giúp chúng tôi xác định một cách đúng đắn vị
trí, vai trò và những đóng góp của nó ở phương diện nghệ thuật tiểu thuyết.

5. Đóng góp của luận văn

Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn và
Bướm trắng , chúng tôi mong muốn góp mộ t phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu,
nghiên cứu thế giới nghệ thuật của hai tiểu thuyết nêu trên, xem nó như một
thành phần quan trọng của toàn bộ hệ thống tác phẩm của nhà văn Nhất Linh.
Mục đích của luận văn là chỉ ra:
- Những thủ pháp xây dựng nhân vật, những đóng góp và những hạn chế
của nghệ thuật tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng.
- Những đóng góp của Nhất Linh đối với tiến trình hiện đại hoá nghệ

thuật tiểu thuyết Việt Nam ở giai đoạn đương thời; đồng thời cũng chỉ ra sự vận
động, chuyển hướng trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng cũng như nghệ
thuật trong tiểu thuyết Nhất Linh.
Đây là công trình chuyên biệt đ ầu tiên tập trung nghiên cứu nhân vật của
tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng. Có thể nói với luận văn này, hai tiểu thuyết
Đôi bạn và Bướm trắng được nghiên cứu một cách tỉ mỉ và cụ thể về nghệ thuật
nhân vật . Từ đó, luận văn bước đầu đưa ra nhận định về nh ững đóng góp của
Nhất Linh với tiến trình hiện đại hoá nghệ thuật tiểu thuyết ở giai đoạn sau trong
sự nghiệp sáng tác của ông.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Chương 1: Quan niệm tiểu thuyết, nhân vật tiểu thuyết, hai kiểu tiểu
thuyết của Nhất Linh.
Chương 2 : Nhân vật và kết cấu cốt truyện trong Đôi bạn và Bướm
trắng.
Chương 3 : Các thủ pháp xây dựng nhân vật trong Đôi bạn và Bướm
trắng.

























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15

B - NỘI DUNG

CHƯƠNG I
QUAN ĐIỂM VỀ TIỂU THUYẾT, NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT
HAI KIỂU TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH

1.1 . Quan niệm tiểu thuyết và nhân vật tiểu thuyết

1.1.1. Quan niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một trong những thể loại quan trọng nhất của văn chương,
nghệ thuật hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ thế kỉ XIX, tiểu thuyết
đã được coi là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ". Từ đó cho đến nay,
tiểu thuyết vẫn đứng ở vị trí then chốt trong hệ thống thể loại văn học. Là một
hình thức tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết có khả năng riêng trong việc tái hiện với một
quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn
đề sâu sắc của xã hội, của số phận con người, của lịch sử, của đạo đức, của
phong tục…Nghĩa là nó có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và
sinh động theo hướng tiếp cận trên cả bề rộng lẫn chiều sâu của nó.
So với các thể loại khác, tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn. Không những
thế, nó “là một thể loại văn chương đang biến chuyển và còn chưa định hình”
(M.Bakhtin). Việc nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết là một yêu cầu chủ yếu,
luôn có tính thời sự của lý luận văn học. Vì vậy, đi tìm quan niệm tiểu thuyết
cũng là vấn đề có ý nghĩa về mặt lí thuyết. Theo M. Bakhtin: “Tiểu thuyết không
đơn thuần chỉ là một thể loại trong nhiều thể loại. Đó là thể loại duy nhất nảy
sinh và được nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới và vì thế mà thân
thuộc sâu sắc với thời đại ấy ”. [ 3, 21].
Vì những lí do vừa nêu trên, việc đưa ra một khái niệm về thể loại tiểu
thuyết một cách hoàn chỉnh không phải là dễ. Bởi vì đã có khá nhiều quan niệm
khác nhau về tiểu thuyết.
Trước năm 1945, có công trình Bàn về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh đăng
trên tạp chí Nam Phong năm 1921. Sau đó là các công trình chuyên khảo về tiểu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
thuyết : Theo dòng (1941) của Thạch Lam, Khảo về tiểu thuyết (1941) của Vũ
Bằng. Ngoài ra, còn có một số công trình cũng bàn về một số vấn đề của tiểu

thuyết như Phê bình và cảo luận (1938) của Thiếu Sơn, Nhà văn hiện đại (1942)
của Vũ Ngọc Phan … Tuy nhiên, điểm nhìn và phạm vi nghiên cứu của mỗi
công trình có khác nhau nhưng với sự có mặt của chúng, lịch sử nghiên cứu thể
loại tiểu thuyết đã bước đầu hình thành và đặt nền móng cho việc nghiên cứu thể
loại tiểu thuyết sau này.
Sau năm 1945, việc nghiên cứu thể loại tiểu thuyết được trải rộng ra cả ở hai
miền Bắc – Nam, nhưng tiêu biểu hơn là ở miền Nam. Ở miền Nam, có thể kể
như Nhân vật trong tiểu thuyết (Nhiều tác giả, sáng tạo, số 1/1960); Viết và đọc
tiểu thuyết (Nhất Linh, NXB, Đời nay, 1961); Hiện hữu của tiểu thuyết (Lê
Tuyên, Đại học số 4/1963); Tiểu thuyết Việt Nam thế hệ 1932 - 1945 (Thanh
Lãng, Đại học số 2 tháng 4/1961); Tiểu thuyết hiện đại (Tràng Thiên, NXB Thời
mới, 1963); Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết (Nguyễn Văn Trung, Nam Sơn xb,
1965); Sự hình thành của tiểu th uyết mới trong Việt Nam văn học sử giản ước
tân biên (Phạm Thế Ngũ , Quốc học Tùng thư xb, 1965); Chuyện phiếm về tiểu
thuyết của Triều Sơn, Văn số 34, ra ngày 15/5/1965; Văn học và tiểu thuyết
(Doãn Quốc Sỹ, sáng tạo xb, 1973). Ỏ miền Bắc, 150 thuật ngữ văn học của Lại
Nguyên Ân cũng c ó nói đến quan niệm tiểu thuyết ; Lí luận văn học (Phương
Lựu ,NXB Giáo dục - 2002) – Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (Phan Cự Đệ, năm
2000); Lí luận văn học (Hà Minh Đức (Chủ biên) NXB Giáo dục, năm 2002)…
Nếu ở những giai đoạn trước, cách hiểu tiểu thuyết còn mang tính khái
quát để chỉ chung cho tác phẩm văn xuôi, đó là truyện ngắn, truyện vừa, truyện
dài. Lí do là thành tựu sáng tác còn ít ỏi nên chưa có những hệ thống lý luận đầy
đặn về tiểu thuyết, việc đề ra quan niệm về tiểu thuyết, một mặt xuất phát từ
thực tiễn sáng tác; mặt khác một số tác giả đã thâu thái các quan niệm tiểu
thuyết của phương Tây vào Việt Nam dựa trên hoàn cảnh thực tế của văn học
nước nhà. Một hướng khác nữa là do nguồn ảnh hưởng từ “Tân thư” của Trung
Quốc, với n hững tư tưởng “cách mạng văn học” của Lương Khải Siêu ảnh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17
hưởng tới Việt Nam. Khi viết tiểu thuyết đã trở thành nhu cầu bức thiết của nhà
văn Việt Nam đầu thế kỉ 20 thì lý luận về tiểu thuyết càng trở nên cấp thiết.
Chúng tôi đưa ra một số quan niệm tiêu biểu: Trong “Bàn về tiểu thuyết” Phạm
Quỳnh định nghĩa như sau: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra
để tả tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự lạ tích kỳ, đủ làm cho
người đọc có hứng thú …Tiểu thuyết bây giờ thời như trên kia đã là một truyện
đặt ra và là một truyện có hứng thú; thường thường thời viết bằng văn xuôi, theo
lối tự sự như lời nói thường, cũng có một đôi khi viết băng lối vận văn, như
Truyện Kiều…Nói tóm lại, thời tiểu thuyết là một truyện bịa đặt mà có thú vị”
[37,249]. Tiểu thuyết ở đây được quan niệm là một sản phẩm của hư cấu nghệ
thuật, biểu hiện bằng ngôn ngữ đa dạng. Có tác giả lại dựa vào dung lượng hiện
thực trong tác phẩm để chỉ ra những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Trong lời
tựa cho tiểu thuyết “Cuộc tang thương” của nhà văn Đặng Trần Phất, Bùi Xuân
Học nêu nhận xét : “Quyển sách này thực là tả đủ các hạng người trong xã hội,
câu chuyện rất ly kỳ mà khi đọc đến có thể tưởng tượng như mình có trông thấy
vậy” [32, 268 - 269].
Ở giai đoạn sau này, khi sự phân định về mặ t thể loại ngày càng cụ thể
hơn, khái niệm về tiểu thuyết cũng được các nhà lý luận phê bình văn học, các
nhà văn hiểu một cách rõ ràng hơn, sát với đặc trưng thể loại. Trong chuyên luận
“Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết”, Nguyễn Văn Trung cho rằng: “Yếu tính của
tiểu thuyết là cái tưởng tuợng, không thể kiểm chứng được” [44]. Còn với Võ
Phiến “Tiểu thuyết là công trình giả tưởng. Mầu trời , sắc nắng, cây, lá, gió,
trăng, mọi hoạt động trong đó đều bịa đặt”
[
36
].
Tuy cách diễn đạt có khác nhau,
song trong quan niệm của các tác giả trên đều thống nhất cho rằng yếu tính của

tiểu thuyết là tưởng tượng, hư cấu. Chúng ta nhận thấy rằng nhà văn dẫu có hư
cấu cũng phải trên cơ sở tôn trọng sự thật đời sống. Bởi vì “với sự có mặt của
mình trước cuộc đời, với sự hiện hữu của mình ở trong cuộc đời , tiểu thuyết là
một hình thái nghệ thuật, một lối diễn đạt của con người gần gũi cuộc đời nhất”
[46, 154]. Nguyễn Đình Toàn đưa ra nhận định: “Tiểu thuyết không phải là tấm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
gương phản ánh đời sống mà là cái phần được che giấu của đời sống, cái phần
không thuộc về đời sống”. Quả thật, tiểu thuyết cho dù là tấm gương phản ánh
đời sống, cũng không bao giờ là bản sao cuộc sống. Bởi lẽ ngoài việc phản ánh
thực tại cuộc đời, tiểu thuyết còn phản ánh được thế giới thẳm sâu của tâm hồn
con người và “giá trị của một cuốn tiểu thuyết là đi sâu vào tâm hồn người đời”
[28, 73]. Vì thế chúng ta mãi băn khoăn tiểu thuyết phản ánh được bao nhiêu
phần trăm sự thực ở đời, lấy đó làm căn cứ thẩm định giá trị t ác phẩm tiểu
thuyết thì vô hình trung làm nghèo thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết và làm vơi
đi thế giới tưởng tượng của người tiếp nhận. Giá trị tiểu thuyết cần nhất là sự sâu
sắc và “sâu sắc chính là ở chỗ mình diễn tả được tất cả những cái mông lung bí
ẩn của tâm hồn” [28,72].
Càng về sau thì quan niệm của các nhà nghiên cứu khi đưa ra quan niệm
về tiểu thuyết càng có phần cụ thể hơn trước . Cuốn Từ điển văn học (tập II ,
NXB khoa học xã hội, 1984) đã định nghĩa một cách khái quát: “Tiểu thuyết là
một loại hình tự sự, có ít nhiều hư cấu, thông qua nhân vậ t, sự việc và hoàn
cảnh, thường dùng văn xuôi, để phản ánh bức tranh xã hội” [33, 390]. Nhà
nghiên cứu Phương Lựu trong cuốn Lí luận văn học [NXB Giáo dục - 2002] đã
viết : “Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại
và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật tiểu thuyết có
thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã

hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp tái hiện nhiều tính cách đa
dạng” [13,387].
Như vậy, quan niệm về tiểu thuyết đã nêu trên chúng ta thấy những cái
nhìn đa diện, đa chiều. Tuy họ đều thống nhất cho rằng yếu tính của tiểu thuyết
là tưởng tượng, hư cấu, là loại hình tự sự, nhưng dù là tưởng tượng, hư cấu thì
tiểu thuyết cũng phải tái tạo cuộc sống, phải mang hình bóng của cuộc đời.
Thoát ly cuộc đời , tiểu thuyết sẽ không còn là tiểu thuyết, sẽ đánh mất giá trị
nhân bản; sẽ không thể sống trong lòng người đọc. Vì từ trong ý thức sáng tác,


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
nhà tiểu thuyết bao giờ cũng muốn trình bày những con người sống thực . Mà
con người sống thực bao giờ cũng có liên hệ chặt chẽ với xã hội, với quá khứ.

1.1.2. Quan niệm nhân vật tiểu thuyết


Một trong những thành phần quan trọng của tiểu thuyết là nhân vật. Nói
đến tiểu thuyết là nói đến việc xây dựng nhân vật. Vai trò, vị trí và phương thức
tồn tại của nhân vật trong tiểu thuyết như thế nào thì luôn là vấn đề lí thuyết mà
mọi nền lý luận văn học đều quan tâm lý giải.
Nhân vật trong tiểu thuyết khác với nhân vật trong các thể loại khác, nhân
vật của tiểu thuyết có những đặc điểm riêng mà nhân vật thuộc các thể loại khác
không có được. Truyện ngắn chỉ có thể nói về nhân vật trong quỹ thời gian ngắn
có những biến động lớn mà người đọc không thể hiểu rõ tiểu sử, sự phát triển cụ
thể của cuộc đời họ. Còn tiểu thuyết với khuôn khổ rộng lớn, vô tận về thời gian
và không gian, nhà văn có thể khai thác nhân vật , miêu tả nhân vật một cách tỉ
mỉ, toàn diện theo từng bước của cuộc đời. Nếu ký chỉ từ một con người thực,

một bối cảnh thực để xây dựng nên hình tượng điển hình thì tiểu thuyết lại có
khả năng cùng một lúc tạo dựng được hình tượng điển hình từ nhiều con người,
tính cách, bối cảnh khác nhau.
Theo nhà nghiên cứu Trần Thanh Hiệp , trong tiểu thuyết vấn đề quan
trọng “phải là vấn đề nhân vật. Người ta sẽ tìm thấy bộ mặt của con người trong
các nhân vật của ti ểu thuyết (…). Trong tiểu thuyết, ngoài nhân vật còn có gì
khác nữa, thời nhân vật cũng vừa là cá thể, vừa là linh hồn” [15, 93-94]. Nhân
vật là linh hồn, là yếu tố không thể thiếu trong tiểu thuyết, ở nhân vật có thể là
chiếc cầu nối giữa “cuộc đời thực” và “cuộc đời có vẻ thực” trong tiểu thuyết.
Qua thế giới nhân vật, người đọc sẽ tìm thấy những vấn đề nhân sinh mà tác giả
muốn gửi gắm, muốn chia sẻ. Trong tiểu thuyết, con người là một chủ thể trải
nghiệm, được giao cho tính chủ động về tư tưởng và ngôn ngữ. Tính chủ động
này sẽ làm biến đổi tính chất và hình thái con người. Trong công trình Bàn về
tiểu thuyết, Phạm Quỳnh có cái nhìn bao quát về tiểu thuyết truyền thống. Nhân


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
vật trong tiểu thuyết theo tác giả “Không nhất thiết phải là người siêu bạt quần
chúng, lại thường thường là những người bình thường như mọi người” [37,
101]. Giữa nhân vật và hoàn cảnh luôn có một quan hệ tác động lẫn nhau. Nhân
vật chịu sự chi phối mạnh mẽ của hoàn cảnh, lệ thuộc vào hoàn cảnh. Đôi khi
nhân vật cũng có thể làm thay đổi hoàn cảnh trong phạm vi nhất định, nhưng
hoàn cảnh vẫn giữ một vai trò quyết định trong tiểu thuyết. Hoàn cảnh ở đây
được nhận thức là “vận mệnh” tác động trực tiếp đến nhân vật, quyết định số
phận nhân vật.
Cũng giống như phương thức miêu tả của một số thể loại văn học khác,
nhân vật trong tiểu thuyết được nhà văn miêu tả qua những chi tiết, những xung
đột, tình tiết biến cố, những mâu thuẫn bên trong. Vì vậy n hân vật trong tiểu

thuyết phải tương tự với con người trong cuộc sống, nó phải là con người mang
bản chất xã hội một cách chân thực khách quan, song nó lại phải có cá tính, có
cuộc đời, số phận riêng, độc lập. Nhân vật trong t iểu thuyết hiện lên trọn vẹn,
đầy đủ từ góc độ ngoại hình đến nội tâm, từ tình cảm đến lý trí. Người viết có
thể khai thác nhân vật một cách toàn diện, tỉ mỉ, theo từng bước thăng trầm của
số phận. Nhân vật trong tiểu thuyết đa dạng, phong phú phát triển có quá trình ,
tham gia vào tình huống với nhiều hành động khác nhau nên có khả năng có sức
sống nội tại, tự nó tìm thấy con đường đi của nó trong tác phẩm.
Khi sáng tác, mỗi nhà văn thường chọn cho mình một thế giới nhân vật
phù hợp với sở thích, cá tính của mình để miêu tả, thể hiện. T rong tiểu thuyết,
nhân vật là nơi duy nhất để tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng
tác. Để khẳng định vấn đề này Nguyễn Đình Thi đã viết : “Vấn đề trung tâm của
nghệ thuật tiểu thuyết theo tôi, là miêu tả những con người và đường đi của họ
trong xã hội . Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua các
nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc” [42, 645]. Một đặc điểm rất
quan trọng trong tiểu thuyết hiện đại là nhân vật dường như mang tính tự thân.
Nhiều lúc nó vượt ra khỏi sự kiểm soát, sự định hướng ban đầu của nhà văn để
đi theo qui luật của cuộc đời , số phận. Nói như Đỗ Đức Hiểu : “Nhân vật trong

×