Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Những hạn chế cần sửa đổi bổ sung và một số ý kiến hoàn thiện về điều kiện và hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.37 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nuôi con nuôi là một hiện tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện từ lâu
trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con
giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi…; dựa trên ý chí chủ
quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi. Nuôi con nuôi thể hiện tính nhân
đạo, nhân văn sâu sắc, tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa con người
với con người. Đặc biệt, đối với những trẻ em mồ côi, không ai nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục thì việc nuôi con nuôi được xem là vấn đề cấp thiết, đảm bảo cho hầu hết trẻ
em được nuôi dưỡng giáo dục tốt và được sống trong môi trường gia đình. Chế định
nuôi con nuôi được quy định trong Luật HN và GĐ của nước ta từ năm 1959 đến nay
xuất phát trước tiên vì lợi ích của người con nuôi đồng thời cũng đảm bảo lợi ích của
người nhận nuôi con nuôi (Điều 24 Luật HN và GĐ 1959; Điều 34 Luật HN và GĐ
1986 và Điều 67 Luật HN và GĐ 2000). Tuy nhiên sau bao nhiêu năm, đến Luật HN
và GĐ năm 2000 cũng vẫn còn tồn tại những hạn chế, những thiếu sót khiến cho việc
nhận nuôi con nuôi không đúng với mục đích nhân đạo mà mang những mục đích trục
lợi khác và ngày 17/6/2010 Luật nuôi con nuôi 2010 đã ra đời nhằm khắc phục, hoàn
thiện, thống nhất những hạn chế đó. Vì vậy giữa chế định nuôi con nuôi trong Luật HN
và GĐ năm 2000 và Luật nuôi con nuôi năm 2010 có rất nhiều điểm khác nhau và một
trong những điểm khác nhau mà chúng ta cùng nghiên cứu sau đây chính là về điều
kiện và hậu quả pháp lí của việc nuôi con nuôi.
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm nuôi con nuôi.
Khoản1 Điều 3 LCN 2010 và khoản 1 Điều 67 Luật HN và GĐ 2000 đều quy
định: Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ, con giữa người nhận con nuôi và
người được nhận làm con nuôi. Qua đó ta có thể thấy:
Như vậy là khi xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người
được nhận nuôi, các bên đối xử với nhau như cha mẹ đẻ và con đẻ nhưng các bên
không có quan hệ với nhau về mặt sinh học và huyết thống.
Ở một góc độ khác, việc nuôi con nuôi có thể tồn tại các hình thức như nuôi con
nuôi trên danh nghĩa, nuôi con nuôi trên thực tế, nuôi con nuôi theo phong tục tập


quán…. Quan hệ nuôi con nuôi không đòi hỏi các điều kiện chặt chẽ mà chủ yếu đáp
1
ứng những lợi ích về vật chất và tinh thần. Quan hệ nuôi con nuôi không phải bao giờ
cũng có sự thừa nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong các trường hợp này
vẫn xác lập quan hệ nuôi con nuôi, tuy nhiên, hầu như những quan hệ này không được
pháp luật điều chỉnh.
Mặt khác xét dưới góc độ pháp lý, chỉ khi quan hệ nuôi con nuôi được pháp luật
công nhận thì mới phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ và con giữa các
bên. Nuôi con nuôi là việc dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ
nuôi con nuôi và được sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.
1.2.Khái niệm chế định nuôi con nuôi.
Chế định nuôi con nuôi là chế định pháp lý bao gồm các quy phạm pháp luật do
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh những vấn đề về nuôi
con nuôi như điều kiện nuôi con nuôi, thực hiện, chấm dứt việc nuôi con nuôi, quyền
và nghĩa vụ của các bên chủ thể có liên quan trong quan hệ nuôi con nuôi, bao gồm cả
các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
1.3. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi
Về mặt xã hội, nuôi con nuôi thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, tinh thần
tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Việc nhận nuôi
con nuôi phản ánh phong tục, tập quán, những giá trị nhân văn của truyền thống tốt đẹp
của dân tộc.
Đối với Nhà nứơc việc nhận nuôi con nuôi làm giảm gánh nặng của nhà nước
trước tình trạng trẻ em không nơi nương tựa, không nguồn nuôi dưỡng phải lang thang
tự đi kiếm sống, hạn chế khả năng trẻ em lao vào con đường con đường xấu dẫn đến
những hành vi vi phạm pháp luật hay mắc các tệ nạn xã hội do thiếu sự quan tâm, giáo
dục.
Về mặt pháp lí, nhận nuôi con nuôi và nhận nuôi con nuôi là một quyền tự do nhân
thân của các cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ. Nuôi con nuôi không chỉ là
biện pháp tốt nhất, phù hợp và có lợi ích với trẻ em mà còn là cách thực hiện hợp pháp

quyền làm cha mẹ của cá nhân.
2. Sự khác nhau về điều kiện và hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi giữa
luật nuôi con nuôi và chế định nuôi con nuôi trong luật Hôn nhân và gia đình
2000
2.1. Điều kiện của việc nuôi con nuôi
2
2.1.1. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi.
Trước hết, Luật NCN đã thống nhất các điều kiện của người được nhận làm con
nuôi trong nước và nước và nước ngoài, vì vậy điều kiện của người được nhận làm con
nuôi trong nước và ngoài nước như nhau. Theo quy định thì ngoài việc đáp ứng những
điều kiện nuôi con nuôi trong nước, Điều 1 Nghị định 69/2006/ NĐ- CP còn quy định
thêm các điều kiện cho trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài. Luật NCN đã quy
định chung điều kiện của người được nhận làm con nuôi tại điều 8, không phân biệt
nuôi trong nước hay nuôi con nuôi có yếu tố nứơc ngoài. Vì vậy sự khác nhau cơ bản
giữa Luật NCN và Luật HN&GĐ về vấn đề này ở một số điểm sau:
Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 68 Luật HN và GĐ năm 2000 quy định “ người được
nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống” còn Luật NCN lại quy định tại
Khoản 1 Điều 8 về độ tuổi của ngươì được nhận làm con nuôi là “ Trẻ em dưới 16
tuổi”.
Tại sao lại có sự khác biệt này? Đó là bởi vấn đề về độ tuổi của người được nhận
làm con nuôi, với mục đích chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em được nhận làm
con nuôi trong môi trường gia đình nên độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi
trong Luật NCN có quan hệ và gắn bó mật thiết với độ tuổi được coi là trẻ em trong
Luật chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Vì vậy, Luật NCN tăng độ tuổi của người
được làm con nuôi thành “dưới 16 tuổi”( Điều 8 Khoản 1), nhằm phù hợp với độ tuổi
của trẻ em được quy định trong Luật Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em năm 2005
(theo điều 1, trẻ em theo quy định của luật này là công dân Việt Nam từ 16 tuổi trở
xuống). Như vậy, trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định tại khoản 2 điều 8, đối
tượng điều chỉnh chủ yếu của Luật này chính là trẻ em, quy định này phù hợp với mục
đích nuôi con nuôi. Quy định này nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp

luật trong nước đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh cam kết quốc tế với
trường hợp người nước ngoài nhận nuôi.
Thứ hai, theo Khoản 1 Điều 68 Luật HN và GĐ năm 2000 quy định: Người trên 15
tuổi có thể đựơc nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng
lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi người già yếu cô đơn. Còn tại Khoản 2 Điều 8
Luật NCN lại quy định trường hợp ngoại lệ về độ tuổi người được nhận làm con nuôi
là người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu được cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú,
bác ruột nhận làm con nuôi.
Ở đây có 2 sự khác nhau, đó là:
3
+ Luật NCN không quy định vấn đề “được nhận làm con nuôi nếu là thương binh,
người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi người già yếu cô
đơn”. Vì những trường hợp này chỉ là quan hệ vì mục đích chăm sóc, phụng dưỡng.
Việc loại bỏ các trường hợp này phù hợp với mục đích và nguyên tắc nuôi con nuôi là
để tìm mái ấm gia đình cho trẻ em, bảo đảm cho trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục trong môi trường gia đình; còn công tác đảm bảo cuộc sống cho thương binh,
người tàn tật, người già yếu cô đơn sẽ do pháp luật về an sinh xã hội điều chỉnh.
+ Phần lớn những người ở độ tuổi từ 16 đến 18 chưa thể tự nuôi sống bản thân, tâm
sinh lí cũng chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy pháp luật quy định người ở độ tuổi này
có thể được cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi để
đảm bảo tính nhân đạo của việc nuôi con nuôi. Hiện nay có tương đối nhiều hồ sơ xin
nhận trẻ em là con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi. Việc giải quyết cho trẻ em
làm con nuôi của người cha dượng hoặc mẹ kế nhằm đảm bảo cho trẻ em được hưởng
đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái khi trẻ em có cha mẹ kết hôn với
người nước ngoài và người cha, người mẹ kế của trẻ em muốn nhận trẻ em đó làm con
nuôi.
Thứ ba, theo khoản 2 điều 68 Luật HN và GĐ năm 2000: “ Một người chỉ có thể
làm con nuôi một người hoặc của cả hai vợ chồng” còn tại khoản 3 Điều 8, Luật NCN
năm 2010 lại quy định: “ một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân
hoặc của cả hai người là vợ chồng”. Quy định của luật HN và GĐ chưa làm rõ vấn đề

một người đã có vợ hoặc chồng có được phép nhận con nuôi riêng hay không. Luật
NCN đã có sự thay đổi, hiểu theo quy định của khoản 3 điều 8, luật chỉ cho phép một
người độc thân hoặc cả hai vợ chồng nhận con nuôi. Như vậy, Luật NCN không cho
phép người đã có vợ hoặc chồng nhận con nuôi riêng, việc nhận con nuôi cần có sự
thống nhất của cả hai vợ chồng. Đây cũng là một điều luật nhằm đảm bảo cho trẻ được
cho làm con nuôi có một môi trường gia đình trọn vẹn, có sự yêu thương của tất cả các
thành viên trong gia đình.
2.1.2. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi.
* Trường hợp nuôi con nuôi trong nước:
Cũng giống như quy định theo Luật HN và GĐ năm 2000, Luật NCN tiếp tục kế
thừa một số điều kiện của người nhận con nuôi như: có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ, hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt…
4
Thứ nhất, “ điều kiện thực tế” để nuôi con nuôi trong Luật HN và GĐ được bổ sung
trong quy định tại điểm c khoản 1 điều 14 Luật NCN năm 2010 là điều kiện về sức
khoẻ, kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Như vậy,
so với Luật HN và GĐ năm 2000 thì Luật NCN năm 2010 đã có quy định cụ thể rõ
ràng hơn về vấn đề này. Quy định này tạo sự thuận lợi cho những người có thẩm quyền
trong việc xem xét điều kiện của người nhận nuôi, từ đó đưa ra các quyết định hợp lí
để công nhận hay không công nhận việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi.
Theo khoản 3 điều 14 Luật NCN 2010, đối với trường hợp cha dượng nhận con
riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng hoặc cô, cậu, dì, chú, bác nhận cháu làm
con nuôi thì không áp dụng theo quy định điều kiện hơn con nuôi 20 tuổi trở lên và
điều kiện về sức khoẻ, kinh tế, chỗ ở đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
con nuôi. Sự điều chỉnh này của pháp luật là hợp lí, bởi nếu cha dượng, mẹ kế muốn
nhận con riêng của vợ hoặc chồng mà không đáp ứng đủ điều kiện trên thì sẽ ngăn cản
việc trẻ em có một gia đình trọn vẹn. Như vậy, quy định này nhằm đảm bảo cho con
nuôi được sống trong môi trường gia đình với những người thân thuộc dù người nhận
nuôi là cha dượng, mẹ kế, cô, dì, chú, bác ruột không có đủ điều kiện kinh tế, chỗ ở,
sức khoẻ hoặc điều kiện về khoảng cách độ tuổi.

Thứ hai, Luật NCN năm 2010 quy định rõ cấm ông bà nhận cháu làm con nuôi,
hoặc anh chị em nhận nhau làm con nuôi, tránh sự đảo lộn các thứ bậc trong gia đình
(Điều 13). Ở đây cần phân biệt rõ việc nuôi con nuôi với việc nuôi dưỡng. Việc nuôi
con nuôi phải làm phát sinh mối quan hệ cha mẹ và con; còn việc nuôi dưỡng chỉ là
nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Trường hợp cha mẹ bị chết thì ông bà
(nội, ngoại) có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cháu hoặc anh chị em có nghĩa vụ,
chăm sóc em, đó là trách nhiệm nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình, không
cần phải xác lập quan hệ nuôi con nuôi thì mới ràng buộc được trách nhiệm của các
bên. Những trường hợp nuôi con nuôi như vậy đã làm đảo lộn các thứ bậc trong gia
đình như việc ông bà nhận cháu làm con nuôi thì người cháu lại trở thành con của ông
bà, ông bà lại thành “cha mẹ” của cháu hoặc anh chị lại trở thành “cha mẹ” và con,
điều này ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục, không phù hợp với truyền thống dân tộc
ta. Mặt khác, Luật NCN có quy định này để ngăn chặn việc thực hiện quan hệ nuôi con
nuôi vì các mục đích khác không dựa trên chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
*Trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:
Trước hết, chế định nuôi con nuôi trong Luật HN và GĐ 2000 đã có sự mâu
thuẫn khi quy định về vấn đề này. Khoản 1 Điều 105 Luật HN và GĐ năm 2000 xác
5
định điều kiện của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi dựa trên
quy định của pháp luật nơi người đó mang quốc tịch. Tuy nhiên, theo Khoản 1 điều 37
NĐ 68/2002/NĐ-CP thì việc xác định điều kiện của người xin nhận con nuôi lại dựa
trên pháp luật Việt Nam và pháp luật nơi đó thường trú. Sở dĩ lại có quy định như vậy
nhằm bảo đảm sự phù hợp giữa pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế. Theo Khoản
1 Điều 29 Luật NCN 2010: “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài
thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện theo
quy định của pháp luật nơi người đó thường trú và quy định tại điều 14 của Luật này”.
Với điều kiện luật nói trên, một mặt luật NCN đã giải quyết tình trạng mẫu thuận
giữa các quy định trước đây, mặt khác Luật NCN đã thể hiện sự kế thừa hợp lí trong
NĐ 68/2002/NĐ- CP và NĐ 69/2006/ NĐ- CP, từ đó tạo ra khuôn khổ pháp lí thống
nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập công ước quốc tế.

Vấn đề điều kiện của người nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài còn được quy
định tại điều 28 Luật NCN 2010. Điều Luật này đưa ra 4 trường hợp nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài. Theo khoản 1 Điều 28: “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi
con nuôi với Việt Nam làm con nuôi”
Khoản 2 Điều 28 quy định về các trường hợp người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh. Vấn
đề đặt ra từ các quy định này là:
Thứ nhất, những người nhận nuôi con nuôi đích danh theo quy định khoản 2 Đều
28 Luật NCN năm 2010 có nhất thiết phải là người Việt Nam định cư ở nước ngoài
hoặc người nước ngoài thường trú tại quốc gia có kí kết điều ước quốc tế về nuôi con
nuôi với Việt Nam hay không. Đối với vấn đề này, có thể nhận thấy người nhận nuôi
con nuôi không nhất thiết phải đáp ứng điều kiện định cư hoặc thường trú tại quốc gia
kí kết hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam. Chỉ cần việc nuôi con nuôi thuộc một
trong các trường hợp tại Khoản 2 Điều 28 thì người nhận nuôi con nuôi có thể nhận
nuôi đích danh.
Thứ hai, có phải tất cả các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 28 đều không
được nhận con nuôi không đích danh không ? Khoản 2 Điều 28 nêu ra các trường hợp
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài
đựơc nhận nuôi con nuôi đích danh nhưng không quy định rõ là những người này có
được nhận nuôi con nuôi không đích danh hay không. Ví dụ tại điểm đ) người nước
ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất 1 năm có thể được
6

×