Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

luận văn quản trị chiến lược MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TÁI CẤU TRÚC CÔNG TY TNHH THÁI NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.82 KB, 99 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, môi trường thay đổi nhanh hơn, yêu cầu của
khách hàng ngày càng cao hơn, đa dạng hơn, cạnh tranh mỗi ngày một quyết
liệt hơn, áp lực của nhà đầu tư ngày một nhiều Kinh doanh chỉ có một con
đường duy nhất: "tiến về phía trước". Doanh nghiệp cố gắng để phát triển liên
tục, mở rộng qui mô, tăng thu nhập

Thay đổi được xem như là phương thức để tồn tại và phát triển doanh
nghiệp. Mỗi sự thay đổi về mục tiêu phát triển, về chiến lược, về quản lý là
mỗi bước trong tiến trình tái cấu trúc doanh nghiệp. Sau mỗi năm, doanh
nghiệp tiến hành khảo sát, đánh giá lại mình để tìm ra bức tranh thực về mình,
để từ đó đề ra giải pháp phù hợp nhằm tạo ra "trạng thái" tốt hơn với mục
tiêu: tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị gia tăng cho khách
hàng Sau mỗi hai đến năm năm (tùy thuộc từng doanh nghiệp và sự biến đổi
của môi trường bên ngoài), doanh nghiệp tiến hành sự thay đổi lớn - mang
tính đột phá - xây dựng chiến lược phát triển mới với mục tiêu mới là nắm bắt
cơ hội mới, phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, tối đa hóa giá trị dài hạn của
doanh nghiệp. Đi theo với thời gian, đi theo với sự thay đổi, doanh nghiệp
từng bước lớn lên cả về lượng lẫn về chất.

Một điều tra gần đây cho biết, có đến 80% số doanh nghiệp tư nhân Việt
Nam có quy mô nhỏ (80% có vốn kinh doanh dưới 5 tỉ đồng và 87% sử dụng
dưới 50 lao động). Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc đưa ra con số về quy mô
doanh nghiệp tư nhân, quan trọng hơn như một chuyên gia kinh tế nhận định:
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
“Khi khu vực doanh nghiệp tư nhân chưa thực sự đủ lớn, việc trở thành động
lực thực sự cho sự phát triển kinh tế Việt Nam sẽ vẫn là kế hoạch”.
Đứng trước những thách thức mới của môi trường kinh doanh, cũng như
nhu cầu phát triển, cùng với những khó khăn phát sinh trong kinh doanh nhất


là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam
đang rất cần được tái cấu trúc lại để có thể tồn tại và phát triển một cách bền
vững. Vì vậy em đã chon đề tài “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TÁI CẤU
TRÚC CÔNG TY TNHH THÁI NAM” để nghiên cứu và vận dụng những
kiến thức đã học để giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Nội dung của chuyên đề gồm:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁI CẤU TRÚC.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
TNHH THÁI NAM VÀ CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN
THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH THÁI NAM VÀ
CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN ĐỂ HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ HƠN
Do trình độ còn hạn hẹp và thời gian hạn chế nên chuyên đề không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Mong được sự góp ý, điều chỉnh, bổ sung từ
thầy Phan Kim Chiến để chuyên đề của em được đầy đủ và hòan thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy.
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁI CẤU TRÚC
I. Những lý luận chung về tái cấu trúc.
1. Khái niệm tái cấu trúc.
“Restructuring” (thường được dịch là “tái cấu trúc”) là quá trình tái
chức (re-organize), sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn
cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra.
Trong thuật ngữ tiếng Anh có 3 từ đồng nghĩa là tái cấu trúc. Tuy nhiên,
bản chất của nó khác nhau:
Restructuring (Tái cấu trúc): từ này thường được áp dụng cho việc điều
chỉnh hướng chiến lược (strategic direction) của doanh nghiệp, điều chỉnh tầm
nhìn (vision) từ đó Khung Quản lý Nguồn lực HR và tài chính của doanh
nghiệp (HR & Finance Resources Management Frameworks) cũng phải thay

đổi để thích hợp. Cụ thể hơn đó là thay đổi toàn bộ mọi hoạt động của công
ty, cắt bỏ toàn bộ những gì chưa được để làm lại từ đầu.
Re-engineering (Tái cấu trúc quy trình): từ này thường được áp dụng
cho việc tái sắp xếp lại các quy trình cốt lõi của doanh nghiệp để tăng hiệu
quả, tính cạnh tranh, tối thiểu hoá chi phí, tăng lợi nhuận.
Down-sizing (tinh gọn cấu trúc): một hình thức tái cấu trúc để cắt giảm
chi phí có thể phối hợp giữa “ Tái cấu trúc” và “Tái cấu trúc quy trình”, thích
hợp trong trường hợp kinh tế suy thoái như hiện nay
Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một “thể trạng tốt hơn” cho
doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn dựa trên những nền
tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp.
Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, tái cấu trúc có thể chỉ nhằm mục tiêu đạt
được sự “cải thiện vận hành” ở một mảng nào đó trong tổ chức, doanh nghiệp
2. Sự cần thiết phải tái cấu trúc.
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hơn hai mươi năm của quá trình đối
mới. Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệptư nhân chưa một lần có một
cuộc tái cấu trúc thực sự, nhu cầu tái cấu trúc doanh nghiệp đã trở thành cấp
bách. Việc tái cấu trúc doanh nghiệp luôn phải được xem xét một cách thường
xuyên, nếu không, tình trạng mất cân bằng của hệ thống có thế xảy ra bất cứ lúc
nào. Một chương trình tái cấu trúc toàn diện sẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực
như cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành; các hoạt động và
các quá trình; các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Tái cấu trúc cũng có thể
được triển khai “cục bộ” tại một hay nhiều mảng của doanh nghiệp (tài chính,
nhân sự, bán hàng, sản xuất…) nhằm đạt mục tiêu là nâng cao “thể trạng” của bộ
phận đó.
II. Tái cấu trúc doanh nghiệp.
1. Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì.
Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình khảo sát, đánh giá lại cấu trúc

hiện tại và đề xuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “trạng
thái” tốt hơn cho doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra trong
những điều kiện, hoàn cảnh luôn thay đổi.
2. Lý do phải tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mạnh dạn tái cấu trúc doanh nghiệp không chỉ mở được lối đi an toàn
trong thời khủng hoảng mà còn tận dụng cơ hội để tạo ra những giá trị thương
hiệu mới. Sự sắp xếp, thay đổi một cách toàn diện, theo quy trình chuẩn sẽ tạo
cho doanh nghiệp có khả năng để thực hiện những công việc của mình một
cách hiệu quả và bền vững, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, nâng cao vị
thế trên trường quốc tế. tái cấu trúc doanh nghiệp là việc làm hết sức cần thiết
để nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.Trên thực tế, phần đông DN thường nghĩ đến việc TCT khi bắt đầu
xuất hiện các biểu hiện mất cân bằng như hoạt động kinh doanh không hiệu
quả, mất khả năng thanh toán, hay thậm chí sắp phá sản. Rất hiếm DN nhận
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
thức đến việc cần TCT để phục vụ chiến lược mở rộng kinh doanh khi công ty
đang hoạt động bình thường hoặc tăng trưởng tốt. Thay đổi được xem là
phương thức để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Qua trải nghiệm, doanh
nghiệp nhận thấy những thay đổi mang tính đơn lẻ sẽ không thành công.
Sự thay đổi được chọn là một trong những yếu tố cấu thành văn hóa
doanh nghiệp. Tất cả cán bộ nhân viên cùng nhau thay đổi, từ suy nghĩ đến
hành động, trong đó người đứng đầu doanh nghiệp luôn ở vị trí tiên phong.
Bắt đầu mỗi ngày làm việc, mọi người trong doanh nghiệp luôn tìm lời giải
cho câu hỏi: “Làm thế nào để thực hiện công việc tốt hơn, để đạt hiệu quả cao
hơn?”.
Doanh nghiệp cần phải mạnh dạn đổi mới, sau khi tái cấu trúc, người
lãnh đạo, người quản lý trong doanh nghiệp sẽ có thời gian hơn tập trung
vào chiến lược kinh doanh dài hạn, thay vì việc phải ngồi đau đầu với
những rắc rối do nhân sự, do bộ máy cũ đem lại. Sau khi tái cấu trúc, hệ

thống nhân sự ổn định, các bộ phận chuyên trách tập trung vào chuyên môn
tốt hơn, hiệu suất lao động cao hơn, ý thức người lao động trong môi
trường chung tốt hơn…
Tuy nhiên, vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp thường được đặt ra bới các
lý do sau:
2.1. Tái cấu trúc xuất phát từ các áp lực bên ngoài để thích nghi theo môi
trường kinh doanh đã có những biến đổi.
- Tác nhân kinh tế. Kinh tế là một lĩnh vực ưu tiên hàng đầu không chỉ ở
cấp vĩ mô là nhà nước, quốc gia, mà còn ở các doanh nghiệp. Kinh tế thế giới
đã trải qua thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI và có những biến đổi không
ngừng và là thế kỷ của Châu Á. Sự liên kết và cạnh tranh kinh tế diễn ra trên
quy mô toàn cầu. Sự liên kết kinh tế trong thế kỷ XXI là bước phát triển tiếp
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
theo của thế thế kỷ XX nhưng ở mức độ sâu rộng hơn. Các tập đoàn kinh tế
lớn trong ngành thâu tóm các các công ty nhỏ, từ đó hình thành nên các tập
đoàn đa quốc gia thuộc nhiều nghành nghề khác nhau. Kinh tế thế giới năm
2009 rơi vào suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai. Mức độ toàn cầu hoá của cuộc khủng hoảng kinh tế không chỉ
tác động ở các nước phát triển mà còn nhanh chóng lan tới các nước đang
phát triển. Thế giới chứng kiến sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers
108 năm tuổi, các vụ sáp nhập, thâu tóm diễn ra với quy mô lớn và trong thời
gian ngắn đây là cơ hội cho những tập đoàn lớn có tiềm lực để mở rộng sự
bành trướng của mình. Cũng từ cuộc khủng hoảng chứng kiến trật tự kinh tế
thế giới mới khi nhóm các nền kinh tế mới như Brazil, Ấn Độ, Mexico và
đứng đầu là Trung Quốc dẫn dắt kinh tế thế giới từng bước vượt quá khủng
hoảng chứ không phải là các nước G7 + 1. Theo như Giám đốc Ngân hàng
Thế giới, ông Robert Zoellick, một điểm mới mẻ trong cục diện kinh tế thế
giới thời gian tới chủ yếu là sự trỗi dậy của nhóm kinh tế mới nổi, trước
khủng hoảng tài chính, những nhóm kinh tế này đã bắt đầu trỗi dậy, khủng

hoảng càng trầm trọng thì càng nhanh chóng nổi lên Châu Á là “trung tâm của
thế giới mới nổi”. Cuốn “Châu Phi trẻ” của Pháp đã chỉ ra: “Khủng hoảng
giống như cơn bão táp làm thay đổi toàn cảnh vật. Nhưng khi kết thúc khủng
hoảng, chúng ta sẽ phát hiện ra một thế giới khác, cục diện thế giới đã thay
đổi”. Ngay trong và sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, rất nhiều quốc gia trên
thế giới đã thấy được xu thế đi đầu trỗi dậy của châu Á.
- Tác nhân xã hội và pháp luật: Pháp luật đã ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp dưới nhiều hình thức, có những thay đổi tiêu cực kìm hãm sự phát
triển tuy nhiên đa phần là tích cực như là những cải cách liên quan đến thủ tục
đăng ký kinh doanh, ban hành Luật phá sản mới và áp dụng các biện pháp đẩy
mạnh việc thực thi hợp đồng, giảm chi phí đăng ký và chuyển nhượng bất
động sản cho doanh nghiệp. Các chính sách mới ra đời cũng tác động tới
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
doanh nghiệp như: Chính sách cổ phần hóa – chủ trương hội nhập kinh tế
quốc tế, gia nhập AFTA, WTO tuy nhiên theo Nguyên trưởng đoàn đàm
phán thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Nguyễn Đình Lương” Còn lâu Việt
Nam mới có được hệ thống pháp luật hoànchỉnh, thông thoáng, đúng luật chơi
trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại”
- Tác nhân khoa học công nghệ: Nhiều thay đổi lớn trong công việc bắt
nguồn từ những phát triển trong Khoa học và Công nghệ. Vào thế kỷ 18 và 19
cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh và các nước phương Tây đã chuyển
phương thức sản xuất thủ công sang máy móc làm tăng nưng suất lao động.
Kết quả làm cho nhiều người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và thủ công
chuyển sang lao động ở các nhà máy và hầm mỏ. Sang thế kỷ 20 là sự xuất
hiện một lục lượng lao động đông đảo tại các văn phòng, nhà máy, phòng
nghên cứu,… do sự phát triển của khoa học và các ngành công nghiệp từ thế
kỷ trước. Cuối thế kỷ 20 khi Công nghệ thông tin bùng nổ làm cho con người
tiếp nhận và xử lý ngày càng ồ ạt, thông tin được trao đổi ngay lập tức, trong
mọi lĩnh vực và bao phủ toàn cầu. Thông tin làm thay đổi thế giới và thế giới

cũng phải thay đổi với một tốc độ ngày một nhanh hơn. Nếu như con người
mất 18 thế kỷ phát minh ra điện, 150 năm sau mới phát minh ra máy hơi
nước, nhưng trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 con người đã phát minh ra một
lượng khổng lồ các phương tiện khoa học kỹ thuật để làm thay đổ hoàn toàn
thế giới. Các công nghệ mới về tin học, tự động hóa, sinh học, vật liệu mới,
năng lượng mới, quốc phòng và vũ trụ,… đang và sẽ đóng góp những thành
tựu quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
2.2. Tái cấu trúc xuất phát từ các áp lực bên trong để phù hợp theo quy mô
tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp.
- Yêu câu phân công chuyên môn hóa sâu hơn. chuyên môn hoá được
hiểu là việc làm sao để cho quá trình vận động, thao tác của các công nhân,
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
nhân viên trong công ty diễn ra hợp lý, không trùng lặp, tốn ít thời gian và sức
lực, qua đó đạt được năng suất lao động cao nhất. Đó chính là sự hợp lý hoá
lao động, hay nói theo cách hiện đại là tổ chức lao động một cách khoa học.
Phương pháp này sau đó được hãng sản xuất xe hơi Ford ứng dụng đầu tiên
khi lập ra hệ thống sản xuất theo dây chuyền dài 24 km trong nhà máy với
công suất lên đến 7000 chiếc xe mỗi ngày. Mỗi năm có hàng trăm mẫu xe hơi
khác nhau được tung ra thị trường. Mỗi mẫu xe được thiết kế cho một đối
tượng khách hàng riêng, phù hợp với thị hiếu, kinh nghiệm, thu nhập, sở thích
và nhu cầu đặc biệt. Các công ty như Toyota, Ford và Daimler Chrysler đã
thành công vượt trội vì biết thiết kế những kiểu mẫu nhằm thỏa mãn các nhu
cầu cụ thể của từng phân khúc thị trường lớn về xe hơi. Các hãng xe khác
phải chật vật cạnh tranh và thua lỗ vì đó thất bại trong việc chuyên môn hóa
các sản phẩm cung cấp cho một thị trường khách hàng đặc thù.
Lĩnh vực kinh doanh có quá nhiều đối thủ? đừng nản chí mà bỏ cuộc bởi
những người đi trước thường phải thay đổi và đa dạng hoá các hoạt động để
tồn tại, nên họ sẽ phải phân tán ra nhiều mảng. Hãy chọn lấy một điểm nhỏ
trong đó mà chuyên môn hoá để tập trung mọi chất xám và bạn sẽ nổi trội lên.

Kurt Cavano, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của TradeCard chuyên cung
ứng dịch vù tài chính điện tử đã thành công nhờ ý tưởng như vậy. Bằng việc
liên kết với khoảng 18 tổ chức tín dụng, TradeCard có thể đứng ra để đảm bảo
các giao dịch, điều hành vấn đề tài chính, cập nhật các giao dịch mua bán
thông qua hệ thống điện tử. , hiện nay có rất nhiều ngân hàng và công ty vận
chuyển đang đưa ra những dịch vụ điện tử của riêng họ, thế nhưng TradeCard
vẫn thành công là do công ty đã tập trung chuyên môn hoá vào một lĩnh vực
duy nhất.
- Quy mô doanh nghiệp lớn lên đồng thời phạm vi hoạt động rộng hơn
và lĩnh vực hoạt động kinh doanh đa dạng hơn.
Lúc khởi nghiệp, doanh nghiệp chỉ có vài người, thông thường gồm có
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
chồng, vợ và một số người thân. Quan hệ ruột thịt, tin tưởng lẫn nhau, ai thấy
tiện việc gì thì làm việc nấy, từ việc nhỏ đến việc lớn, từ bán hàng cho đến
việc quét dọn văn phòng…
Sau vài tháng, có nhiều khách hàng, công việc cũng theo đó mà tăng lên.
Cách làm cũ hình như không còn phù hợp, nhiều bất cập xảy ra, công việc
quá tải, thời gian giao hàng chậm Nhìn thấy vấn đề, mọi người họp lại, phân
chia trách nhiệm, mỗi người phụ trách một số công việc, và tuyển thêm người.
Càng ngày, tỷ lệ những người có quan hệ ruột thịt trong doanh nghiệp càng ít đi.
Tiếp tục, sau khoảng vài năm, lượng khách hàng tiếp tục tăng, công việc
nhiều lên, cơ sở vật chất và quy mô doanh nghiệp bị giới hạn, không đáp ứng
được yêu cầu hiện tại. Nhờ vào khoản lợi nhuận tích lũy, vay thêm vốn ngân
hàng, hoặc kêu gọi một số người bạn góp vốn, doanh nghiệp tiến hành mở
rộng quy mô, đổi mới công nghệ, tuyển thêm người có năng lực vào làm việc,
sắp xếp lại nhân sự, đào tạo cán bộ nhân viên…Xã hội phát triển, môi trường
kinh doanh thay đổi nhanh hơn, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, đa
dạng hơn, cạnh tranh ngày một quyết liệt, áp lực của nhà đầu tư ngày một
nhiều…

- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh đa dạng hơn. Nếu như trong những
năm đầu, phản lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ hoạt động trong
lĩnh vực thương mại và dịch vụ - những lĩnh vực rất quan trọng đối với sự
phát triển nền kinh tế quốc dân nhưng đòi hỏi vốn đầu tư không lớn - thì đến
nay, số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất với những dựa án lớn đã
tăng lên đáng kế. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có mặt trên những
"trận địa" mà chỉ 5 năm trở về trước, đó còn là lĩnh vực độc quyền của các
doanh nghiệp nhà nước như vận tải biển, sản xuất xi măng, thuỷ điện, hàng
không, v.v
- Cùng với sự lớn lên về quy mô, mở rộng hơn về phạm vi hoạt động và
lĩnh vực kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, uy tín trong kinh doanh, xây
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
dựng và phát triển thương hiệu cũng đã được quan tâm.
2.3. Tái cấu trúc xuất phát từ cả hai luồng áp lực bên trong và bên ngoài
tức là , để vừa chữa bệnh, vừa phòng bệnh.
3. Những nội dung cần giải quyết khi tái cấu trúc.
3.1. Tái cấu trúc giản đơn.
- Khảo sát, đánh giá mô hình cấu trúc hiện tại (hợp lý, bất hợp lý)
Muốn biết được doanh nghiệp đang có những vấn đề đích thực nào và đang
cần gì, không cách nào hơn là phải có một cuộc “tổng kiểm tra” toàn diện và
chuyên sâu để “bắt bệnh” cho doanh nghiệp, từ đó mới đưa ra những “ pháp
đồ điều trị” phù hợp. Những “triệu chứng” thường gặp nhất, khiến chủ doanh
nghiệp đặt vấn đề tái cấu trúc hay tái lập doanh nghiệp, có thể được chia
thành bốn nhóm chính:
“Nhóm bề mặt” bao gồm những biểu hiện rất dễ thấy, như doanh số
giảm, thị phần thu hẹp, thất thoát tài sản, hoạt động trì trệ, mất lợi thế cạnh
tranh, mất kiểm soát nhiều mặt
“Nhóm cận mặt bao gồm những biểu hiện liên quan trực tiếp đến kết
quả kinh doanh, như sự phối hợp kém giữa các bộ phận, chính sách kinh

doanh không rõ ràng, chất lượng sản phẩm không ổn định, các hoạt động tiếp
thị, bán hàng kém hiệu quả; khách hàng khiếu nại nhiều hoặc không thấy có
khiếu nại gì, nhưng cứ lần lượt bỏ đi; công nợ nhiều, tồn kNho cao
“Nhóm lớp giữa bao gồm những biểu hiện không liên quan trực tiếp,
nhưng có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh như cán bộ, nhân viên
(kể cả nhân viên văn phòng) làm việc không có mục tiêu rõ ràng; cấp quản lý
bị cuốn vào giải quyết sự vụ, lặt vặt; quản lý cấp cao thụ động, nhân sự thay
đổi liên tục hay “ổn định” theo kiểu chỉ toàn người cũ; cơ chế phân quyền
kém, mọi việc đều do ông chủ quyết định
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
“Nhóm lớp sâu bao gồm những “triệu chứng” rất khó phát hiện vì chỉ
nằm ở tầng cao, không thấy dính dáng mấy đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng ngày. Đó là sự thiếu vắng các cuộc họp cấp cao bàn về quản trị
chiến lược; doanh nghiệp không có triết lý kinh doanh, không xây dựng và
truyền đạt sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp; chủ doanh
nghiệp không quan tâm đến mục tiêu dài hạn và định hướng phát triển lâu dài
mà chỉ nhìn vào những mục tiêu ngắn hạn; các hoạt động của doanh nghiệp
chủ yếu đi theo kiểu làm ăn “chụp giựt”, “đánh nhanh, rút gọn”; chỉ có chiến
thuật, tác nghiệp mà không hề có chiến lược
- Thiết lập mô hình cấu trúc công ty mớ ; Sau mỗi năm, doanh nghiệp
tiến hành khảo sát, đánh giá lại để tìm ra bức tranh thực về mình, để từ đó đề ra
giải pháp phù hợp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn với mục tiêu tối đa hóa sự
đóng góp của cán bộ nhân viên, tối đa hóa giá trị gia tăng cho khách hàng
Sau mỗi 2-5 năm (tùy thuộc từng doanh nghiệp và những biến đổi của
môi trường kinh doanh), doanh nghiệp tiến hành thay đổi lớn - mang tính đột
phá - xây dựng chiến lược phát triển mới với mục tiêu là nắm bắt cơ hội mới,
phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, tối đa hóa giá trị dài hạn của doanh
nghiệp. Cùng với thời gian, với những thay đổi, doanh nghiệp từng bước lớn
lên cả về lượng lẫn về chất

Trong quá trình thay đổi, doanh nghiệp luôn chọn cách đi từ gốc đến
ngọn. Mỗi lần đến thăm khách hàng, đối tác, nghiên cứu sự thành bại của các
đơn vị khác, doanh nghiệp nhận ra rằng không có gì tệ hại cho sự phát triển
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
bằng một chiến lược tồi với mô hình quản lý tốt. Theo từng thời điểm, ban
lãnh đạo doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng lại chiến lược, điều chỉnh mô
hình quản lý, đầu tư cho đội ngũ nhân sự, tạo môi trường làm việc tốt để
người lao động trở thành tài sản và đóng góp lớn hơn cho sự phát triển của
doanh nghiệp
Từ đó, doanh nghiêp ưu tiên cho việc xây dựng chiến lược. Tất cả mọi
hành động của doanh nghiệp, cụ thể là mô hình quản lý, đội ngũ nhân sự đều
hướng đến việc hỗ trợ tốt nhất cho chiến lược đề ra. Khi xây dựng chiến lược,
doanh nghiệp luôn xem trọng hai yếu tố nhanh và bền vững. Dừng lại có
nghĩa là thụt lùi, kinh doanh chỉ có một con đường duy nhất là tiến về phía
trước. Trên tinh thần đó, doanh nghiệp cố gắng để phát triển liên tục, mở rộng
quy mô, tăng thu nhập cho người lao động
- Sau khi tái cấu trúc chắc chắn rằng các phòng ban thay đổi có thể sát
nhập, chia thành các nhóm nhỏ hoặc giải thể đồng thời các công việc cho từng
cá nhân cũng thay đổi ít nhiều vì vậy cần xác định trách nhiệm quyền hạn của
từng phòng ban để dễ kiểm tra, mô tả công việc mới cho từng cá nhân. Nếu
Một bản mô tả không rõ ràng, rắc rối hoặc không chính xác có thể khiến bạn
khó gắn kết giữa nhân viên với công việc mới vì nhân viên mới không thể biết
chắc chắn công việc đòi hỏi những gì
- Xây dựng hệ thống quản lý tổng thế (nội quy, quy định, quy chế, thủ
tục, biểu mẫu) hay còn gọi là nội quy lao động. Trong đó nêu ra cụ thể những
vấn đề như
+ Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi: Biểu thời giờ làm việc trong
ngày, trong tuần, thời giờ nghỉ giải lao trong ca làm việc, số ca làm việc, ngày
12

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
nghỉ hàng tuần; ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng; số giờ làm
thêm trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong năm
+ Trật tự trong doanh nghiệp: Phạm vi làm việc, đi lại; giao tiếp và
những yêu cầu khác về giữ gìn trật tự chung,
+ An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việ

+ Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của đơn vị: Các loại tài sản,
tài liệu, tư liệu, số liệu của đơn vị thuộc phạm vi trách nhiệm được gia

+ Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động
và trách nhiệm vật chấ

Nội quy lao động cần được phổ biến đến từng người lao động và những
điểm chính của nội quy lao động phải được niêm yết ở nơi làm việc, phòng
nhân sự và những nơi cần thiết khác trong Doanh nghi
.
Nội quy lao động quan trọng còn bởi vì nó là cơ sở để quy kết trách
nhiệm vật chất, xử lý kỷ luật người lao động. Nếu như một văn bản được ban
hành không phải là nội quy lao động (được cấp ban hành có thẩm quyền của
Doanh nghiệp ban hành, đăng ký với Cơ quan quản lý lao động, và công khai
thông báo cho người lao động biết) thì không thể coi là căn cứ xử lý kỷ lu
.
Thực tiễn cho thấy nhiều doanh nghiệp ban hành rất nhiều loại quy chế
quản lý khác nhau như quy chế tài chính, quy chế bảo mật thông tin, quy định
về đồng phục, quy định về văn hóa doanh nghiệp hoặc quy định về giao tiếp
khách hàng, quy trình nghiệp vụ kinh doanh….và sau này có nhiều người vi
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
phạm và bị quy kết trách nhiệm, doanh nghiệp lấy căn cứ đó làm cơ sử xử lý

kỷ luật lao động người lao động. Việc này rất rủi ro cho Chính doanh nghiệp
vì đó sơ xuất ngay từ đầu, không coi nó (tức là các quy định kia) là một phần
của nội quy lao động hoặc trong nội quy lao động chưa dẫn chiếu đến các
hành vi vi phạm quy trình, quy chế, nghiệp vụ riêng lẻ thì có thể bị xử lý kỷ
luật lao độn

Nội quy lao động được điều chỉnh các mối quan hệ hàng ngày giữa
người lao động và chủ sử dụng lao động, như giờ giấc, nghỉ ngơi, trình tự thủ
tục xin nghỉ phép, .
.
Nhà quản lý doanh nghiệp nên quan tâm thích đáng tới nội quy lao động
vì đó là một trong những công cụ hữu ích để quản lý, điều hành công việc một
cách có trật tự, quy
.
- Tập huấn triển khai, vận hành và duy trì vận hành hệ thống quản lý
mới. Như áp dụng hệ thống quản lý điện tử. Bắt đầu từ việc giới thiệu về hệ
thống và hướng dẫn sử dụng như cách nhập văn bản, quản lý văn bản; sử
dụng chức năng lập “Lịch công tác”; chức năng tìm kiếm; Cách khởi tạo
công việc, theo dõi, giám sát và tra cứu công việc, chức năng hệ thống cho
quản trị;….đưa ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều
hành để phát huy tối đa khả năng tương tác giữa các thành viên trong đơn vị,
đồng thời tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, nhanh chóng với độ tin cậy
cao và tiết kiệm nhiều chi p
.
3.2. Tái cấu trúc chuyên sâ

Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong Công ty thực hiện đúng chức
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
năng nhiệm vụ đạt hiệu quả trong công việc.Các bộ phận thực hiện đúng

nhiệm vụ tránh chồng chéo, đỗ lỗi bao gồm công việc của tái cấu trúc doanh
nghiệp cơ bản, cộng thê

- Tái thiết lập chính sách quản trị hành chính, nhân sự chuyên âu .
Nhân sự sau khi được bố trí tổ chức vào các phòng ban mới, lúc này phòng
hành chính mới đưa ra các nội quy hoạt động trong công
.
+ Phục vụ các công tác hành chính để BGĐ thuận tiện trong chỉ đạo
điều hành, phục vụ hành chính để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động
tốt. Tham mưu đề xuất cho BGĐ để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Hành
chính. Cụ thể các công việc như: Xây dựng, tổ chức và quản lý hệ thống
thông t
- .
Nghiên cứu và nắm vững qui định pháp luật liên quan đến hoạt động của
Công ty, đảm bảo cho hoạt động của Công ty luôn phù hợp pháp lu
- .
Phục vụ hành chánh, phục vụ một số mặt hậu cần cho sản xuất in h doa
- .
Xây dựng, gìn giữ và phát triễn mối quan hệ tốt với cộng đồng xã hội
xung qua
- .
Tổ chức cuộc họp theo yêu cầu của Công
- .
Tổ chức thu thập, phân tích, xử lý, lưu trữ và phổ biến các thông tin kinh
tế, xã hội, thương mại, pháp luật, công nghệ và kịp thời báo cáo BGĐ để cú
quyết định kịp th
- .
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
Phục vụ tốt nhất các điều kiện pháp lý hành chánh, hậu cần, an sinh để

sản xuất thông su
- .
Lưu giữ, bảo mật tài liệu, bảo vệ tài sản Công
- .
Thực hiện các công tác pháp lý, bảo vệ lợi ích pháp lý cho Công ty, giữ
các hồ sơ pháp lý của Công
- .
Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị trong công ty bảo vệ bản quyền
nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, xuất xứ, phát minh, sáng chế…
của Công
- .
Tiếp nhận các loại công văn vào sổ công văn đi và đ
- .
Phân loại và phân phối công văn cho các bộ phận, tra cứu, cung cấp tài
liệu hồ sơ theo yêu c
- .
Chuyển giao công văn tài liệu, báo chí, báo cáo đến các bộ phận liên qu
- .
Đánh máy, photocopy các văn bản, công văn giấy
- .
Sắp xếp hồ sơ, tài liệu để lưu trữ vào sổ sách, theo dõi luân chuyển hồ
- .
Giữ bí mật nội dung các công văn giấy tờ, tài li
- …
Quản lý tổng đài, máy fax theo qui định của Công
.
- Giao nhận hàng hoá, công văn tài liệu đến các bộ phận liên q
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
- n

Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty, đảm bảo an
ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong
công ty. Quản lý hồ sơ các loại tài sản của công
- y.
Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng các loại tài sản
công ty của các bộ p
- n.
Phối hợp nhà cung cấp tổ chức việc lắp đặt tài
- n.
Phối hợp đơn vị bảo trì thực hiện việc bảo trì thường xuyên và bảo trì đột
x
- t.
Xử lý kịp thời những công việc liên quan đến công tác bảo
- ệ.
Thực hiện công tác an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và
phòng chống cháy nổ trong côn
ty.
Nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ
tốt, cơ sở hạ tầng vững chãi nhưng nếu thiếu lực lương lao động thì doanh
nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh. Có
thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Tuy vậy,
nếu chỉ chú trọng tới phát triển nhân lực mà không gắn kết nó với những
nguyên tắc và mục tiêu chung của doanh nghiệp thì mọi sự cố gắng nhằm
phát huy hiệu quả hoạt động của người lao động sẽ trở nên lãng phí vô ích.
Cơ cấu nhân sự của doanh nghiệp dễ dàng thiết lập và thay đổi
• eo:
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
Danh mục phòng ban, tổ

• ức.
Sơ đồ tổ chức thể hiện dưới dạng cây thư
• ục.
Danh mục chức vụ hiện có của doanh ng
• ệp.
Danh mục chức danh tương ứng tại các phòng
• an.
Mô tả công việc tương ứng với các vị trí làm
ệc.
Việc điều chỉnh cơ cấu nhân sự được thực hiện tự động qua hệ thống các
quyết
• nh:
Quyết định bổ nhiệm vị trí công
• ác.
Quyết định thuyên ch
• ển.
Quyết định nghỉ
• ệc.
Quyết định thử
• ệc.
Quyết định
.
- Tái thiết lập chính sách quản trị chiến lược kinh doanh – kế hoạch
kinh oanh . Có thể công việc, chiến lược kinh doanh cũ đã phá sản cần có
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
chiến lược kinh doanh mới hoặc kế hoạch kinh doanh để có sự khởi đầu mới.
Chiến lược kinh doanh nhìn về tương lai xa hơn của công ty. Chiến lược kinh
doanh là sự khác biệt giữa một công ty thành công và một công ty làng nhàng.
Một chiến lược kinh doanh tốt có thể đem lại sự chính xác, đáng tin và tạo ra

sự thúc đẩy cho công việc kinh doanh. Chiến lược nên trọn vẹn, chuyên
nghiệp và có tính thực tế. Bản kế hoạch phải súc tích, phải dễ đọc, dễ hiểu và,
trình bày những cơ hội thị trường lớn và sinh lãi cho công việc kinh doanh,
bày sức mạnh và trình độ của e-kíp quản lý. Bản chiến lược kinh doanh mới
nên tập trung
•ào:
Giới thiệu về côngty ( The company description): mô tả lịch sử của
công ty cũng như mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, Tạo sự khác biệt (điều gì làm
quý vị khác với người khác). Bạn cũng nên tóm tắt những mục tiêu chủ yếu
của công ty – cả những mục tiêu dài hạn lẫn những mục tiêu tạm
• hời
Quản lý (Management): phần quản lý trong bản kế hoạch xác định rõ
các thành viên chủ chốt của ê-kíp quản lý, mô tả những trách nhiệm cá nhân,
những kinh nghiệm cũng như như thành tựu của họ. Đưa ra lý lịch mà nó
nhấn mạnh đến những thành tựu cũng như những thành tích trong quá khứ
trong phần phụ
• ục.
Sản phẩm (The product): Nếu công ty đang bán sản phẩm, phần này mô
tả sản phẩm là gì hoặc sẽ là gì và chỉ rõ tại sao nó có thể thâm nhập vào thị
trường. Nếu sản phẩm vẫn đang được phát triển, bàn luận một cách chi tiết dự
án đang dừng ở đâu, những gì còn lại để đưa sản phẩm ra thị trường. Các nhà
đầu tư thường không thích các công ty chỉ có 1 sản phẩm, bởi vậy bạn nên
bàn luận về sự mở rộng của mặt hàng sản phẩm của công ty và sự phát triển
trong tương lai trong phần sản
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
• ẩm.
Thị trường (The market): Bạn phải thuyết phục các nhà đầu tư tương lai
rằng thị trường của công ty rộng lớn, đang tăng trưởng và dễ dàng đón nhân
sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nếu thị trường nhỏ hoặc đình trệ, các nhà đầu

tư sẽ không muốn đầu tư. Phần phụ lục có thể bao gồm các thông tin chi tiết
hơn về thị tr
ng.
+ Phân tích ngành: xu hướng, triển vọng nhu cầu, những rào cản đối với
gia nhập thị trường và tăng trưởng, ảnh hưởng của đổi mới và công nghệ, tác
động của nền kinh tế, chính phủ và sức khỏe tài chính của ngành. Mọi doanh
nghiệp hoạt động trong phạm vi của một ngành nào đó. Kế hoạch kinh doanh
của quý vị phải nêu được các lực lượng đang tham gia trong ngành của mình,
những xu hướng và tăng trưởng cơ bản theo thời gian, và công ty của quý vị
khớp ở chỗ nào. Trình diễn cho người ngoài biết quý vị am hiểu và đã dự
đoán được các nhân tố quan trọng của ngành mình, xây dựng nền tảng cho sự
thành công của công ty của quý vị. Hãy nghĩ về ngành của quý vị như là những
công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự như của quý vị. Điều này bao
gồm các công ty bán những sản phẩm và dịch vụ tương tự, cũng như các sản
phẩm hoặc dịch vụ bổ trợ hoặc bổ sung. Bất cứ doanh nghiệp nào nằm ở giữa
một đầu là cung cấp nguyên liệu thụ và đầu kia là kênh phân phối loại sản
phẩm hoặc dịch vụ của quý vị đều năm trong ngành của quý vị. Trong phần
phân tích ngành của kế hoạch kinh doanh, hãy trả lời cho các câu hỏ
dưới đây:
* Quy mô của ngành mình như thế nào xét cả về doanh thu và
công ty?
* Thảo luận đặc điểm của ngành này như: xu hướng tăng trưởng, đơn vị
bán ra hoặc số
hân công.
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
* Những nhân tố nào ảnh hưởng tới tăng trưởng hoặc suy thoái
ủa ngành?
* Xu hướng trong những năm t
ớc là gì?

* Dự báo xu hướng trong những năm sắp tới? (kể cả nghiên cứ
minh họa)
* Những rào cản gia nhập ngành của
nh là gì?
* Có bao nhiêu công ty dự kiến gia nhập ngành trong
ương lai?
* Những quy định nào của chính phủ tác động đến ngành và doanh
nghiệp
a quý vị?
* Ngành của quý vị có bọ điều tiết nhiều không hoặc có bị nằm trong
tầm kiểm soát của chín
phủ không?
* Giải thích tổng quan về hệ thống phân phối sản phẩm và dịch vụ trong
ngành
ủa quý vị.
* Để được phân phối cho ngành của quý vị có khó không?
iải thích.
+ Thị trư
g Mục tiêu
Điều cốt yếu là phải xác định rõ thị trường mục tiêu trong kế hoạch kinh
doanh – nhà đầu tư cần thông tin này. Khách hàng của quý vị hiện nay là ai và
mô tả chi tiết đặc điểm của họ. Cung cấp thông tin như: tuổi, giới tính, vị trí
địa lý, thu nhập, sức mua tương ứng, và hơn n
(nếu cần)
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
Mục tiêu của phần này nhằm xây dựng một hồ sơ về khách hàng điển
hình của quý vị. Quý vị càng mô tả các đặc tính của khách hàng rõ ràng bao
nhiêu, càng dễ xây dựng một chương trình marketing để tiếp cận khách hàng
một cá

hiệu quả.
Thông tin và nghiên cứu được đưa vào phần thị trường mục tiêu nên lấy
từ nguồn sơ cấp và thứ cấp. Nguồn sơ cấp bao gồm thông tin quý vị phát hiện
ra hoặc đúc kết được từ quan sát của bản than và nghiên cứu, như là nghiên
cứu của cá nhân, kết quả bảng điều tra, đi thăm thực địa, và đối thoại với
chuyên gia
ong ngành.
Nguồn thứ cấp gồm các nguồn như tạp chí, sách, các báo cáo đã in, số
liệu của chính phủ, hoặc tìm kiếm trên mạ
internet.
Đối thủ (ompetition) : Phần này xác định các sản phẩm và công nghệ
cạnh tranh. So sánh sản phẩm hoặc dịch vụ của bản với đối thủ. Mức giá hoặc
chất lượng sẽ khác như thế nào? Điều gì sẽ tạo nên sự thành công? Đối thủ
cạnh tranh đã đi trước bạn trên thị trường. Họ đã thiết lập được vị trí, phân
phối, tiếp cận thị trường và có khách hàng. Sự sống còn của doanh nghiệp quý
vị phụ thuộc vào khả năng công ty giành được thị phần từ tay các đối thủ cạnh
tranh – hoặc chiếm lĩnh được một phân đoạn của thị trường hịên chưa đượ
khai thác.
Nên đưa ra bảng biểu hoặc đồ thị hình bánh cho thấy thị phần của các
đối thủ cạnh tranh, xu hướng và thay đổi theo thời gian. Giải thích thị phần
quý vị dự định chiếm lĩnh, và từ tay ai hoặc làm thế nào quý vị xâm nhập
được vào thị
rường này.
Quý vị cũng có thể trình bày mình có ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh ở chỗ
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
nào? Tại sao khách hàng sẽ chọn quý vị chứ không phải là các công ty khác? Ai
đang chiếm lĩnh thị trường và tại sao họ làm được như vậy? Điểm dễ bị tổn thương
của đối thủ cạnh tranh là ở chỗ nào và làm thế nào có thể tận dụng được những
điểm yếu này. Liệt kê những mặt mạnh và mặt yếu của từng đối thủ cạnh tranh với

một cách nhìn khách quan. Đây là những vấn đề quý vị cần cân nhắc khi hoàn tất
phân tích cạnh tranh. Phần này nên gồm n
ng mục sau:
* Tổng quan
* Các sự kiện / kin
phí gần đây
* Sáp nhập / mu
lại công ty
* Liệt kê và mô tả các đối thủ cạn
tranh chính
* Phân tích chính xác từng doanh nghi
cạnh tranh
* Mặt m
h / mặt yếu
* Tạo sự khác biệ
cho công ty
Tiếp th (Marketing) : Mô tả người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của quý
vị. Họ là ai, ở đâu và có bao nhiêu người? Số lượng này đang tăng hay giảm
và tại sao? Có sự tập trung về địa lý không? Đối tượng mục tiêu là thị trường
nội địa hay có thể gồm cả các cơ hội quốc tế? Làm thế nào tiếp cận được thị
trường? Làm thế nào khách hàng biết được công ty, thương hiệu, hình ảnh và
sản phẩm của quý vị? Ai sẽ chịu trách nhiệm bán hàng và marketing và thông
t
nền về họ.
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
Phần marketing & bán hàng nên bao quát những
ủ đề dưới đây:
* Chiến lược bán
ng / phân phối

* C
ến lược giá cả
* Xác định
ị trí sản phẩm
* Quản
bá thương hiệu
* V
liệu thế chấp
* Chiến lược quảng bá sản p
m / thị trường
* Quảng cáo và x
tiến bán hàng
* Quan ệ
ng chúng (P R)
* Quảng cáo trên phương tiện thô
tin đại chúng
* Mar
ting trực tiếp
* Triể
lãm thương mại
* Chiến lược / kế hoạch l
trang website
* Liên minh / quan hệ đố
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức QLKT48A
c chiến lược
* (Bảng) Ngâ
ch Marketing
Báo cáo tài chính và kế hoạchtài chính (Fina ncial statements and
projections): Phần thân của bản kế hoạch nên đưa ra bản tóm tắt dự báo tài

chính (phần này được viết chi tiết hơn trong phần phụ lục). Nó có thể bao
gồm tổng lượng tiền mặt cần thiết, khung thời gian cho vòng quay tiền mặt và
dự báo tăng trưởng trong việc bán sản phẩm và lợi nhuận. Bảng dự báo tài
chính nên chi tiết hơn: Bảng cân đối tài chính, báo cáo thu nhập và dự báo
vòng quay tiền mặt cho giai đoạn trong 3 đến 5 năm tới, với thông tin đưa ra
hàng tháng trong năm đầu tiên và hàng quý trong những năm tiếp sau. Báo
cáo dự báo thu nhập có thể là phần dự báo
• an trọng nhất.
Những dự báo quan trọng nhất là một chuỗi những giả định hỗ trợ cho
những con số của bạn. Hãy chắc chắn rằng sự bàn luận của bạn phải truyền
đạt đầy đủ những giả định cơ bản của bạn – chúng phải thực tế, logic và có t
• đạt tới được.
Nếu bạn không phải là chuyên viên báo cáo tài chính giỏi, hãy nhờ sự
giúp đỡ. Những dự báo tài chính đáng tin rất quan trọng – nếu bạn không
quen với việc báo cáo tài chính thì bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ kế toán
viên hoặc những nguồn
ng tin cậy khác.
Sau khi nhân sự, hành chính đã ổn định công việc mới cầ
được triển khai
- Tái thiết lập chính sách quản trị chất lượng, sản xuất. Khi nói đến
25

×