Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bình luận mức độ phù hợp của quy định hiện hành với cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến mô hình các chủ thể kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.86 KB, 16 trang )

Lời mở đầu.
Kinh doanh chứng khoán là một hoạt động kinh doanh quyết định sự sôi
động và hiệu quả của thị trường. Thông thường các quốc gia khi quy định về kinh
doanh chứng khoán là quy định những vấn đề liên quan tới các đối tượng trực tiếp
tham gia vào thị trường nhằm mục đích kiếm lời. Vì vậy, pháp luật về kinh doanh
chứng khoán quy định về các tổ chức kinh doanh và làm dịch vụ cho các hoạt động
chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Đối với Việt Nam, pháp luật quy định rõ các loại chủ thể kinh doanh chứng
khoán cùng với những nội dung kinh doanh được phép tiến hành cho mỗi loại chủ
thể mới là thành viên sở giao dịch chứng khoán hay trung tâm giao dịch chứng
khoán. Theo đó, pháp luật Việt Nam quy định các mô hình chủ thể kinh doanh
chứng khoán bao gồm: công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và công ty đầu tư chứng
khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư và ngân hàng giám sát.
Các mô hình chủ thể kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam có đầy đủ, giống
với trên thế giới và các văn bản Việt Nam tham gia ký kết với nước ngoài không?
Bài viêt dưới đây: “Bình luận mức độ phù hợp của quy định hiện hành với cam kết
quốc tế của Việt Nam liên quan đến mô hình các chủ thể kinh doanh chứng khoán
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.” Bài viết phân tích về các mô hình chủ thể,
đưa ra những nhận xét pháp lý và phương hướng hoàn thiện.
Bài tập học kỳ môn luật chứng khoán đề 14
Nội dung
I. Mô hình của chủ thể kinh doanh chứng khoán theo những cam kết quốc
tế của Việt Nam.
Khi tiến hành gia nhập WTO Việt Nam đã ký kết các gói cam kết quan
trọng. Trong đó có gói cam kết về dịch vụ tài chính với ba mảng lớn và liên quan
đến các dịch vụ chứng khoán, Việt Nam cam kết cho phép nhà đầu tư nước ngoài
tham gia cung cấp các dịch vụ chứng khoán sau tại Việt Nam:
Giao dịch cho tài khoản của mình hoặc tài khoản của khách hàng tại sở giao dịch
chứng khoán, thị trường giao dịch trực tiếp (OTC) hay các thị trường khác những
sản phẩm sau:
o Các công cụ phái sinh, bao gồm cả hợp đồng tương lai và hợp đồng


quyền lựa chọn;
o Các chứng khoán có thể chuyển nhượng;
o Các công cụ có thể chuyển nhượng khác và các tài sản tài chính, trừ vàng khối.
(Các dịch vụ này bao gồm cả nghiệp vụ môi giới)
Tham gia vào các đợt phát hành mọi loại chứng khoán, bao gồm bảo lãnh phát hành, và
làm đại lý bán (chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng), cung cấp các dịch vụ liên quan đến
các đợt phát hành đó);
Quản lý tài sản (bao gồm quản lý danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản
lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác);
Các dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, các công cụ phái sinh và
các sản phẩm liên quan đến chứng khoán khác;
Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, các phần mềm liên quan của các nhà cung
cấp dịch vụ chứng khoán.
Ngoài ra, Việt Nam cam kết cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài,
các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động chứng khoán ở Việt Nam dưới các hình thức
và điều kiện sau đây:
• Văn phòng đại diện (với điều kiện các văn phòng đại diện không được thực
hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời trực tiếp);
• Liên doanh với đối tác Việt Nam (với điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước
ngoài không vượt quá 49%);
• Doanh nghiệp chứng khoán 100% vốn nước ngoài (kể từ 11/1/2012);
• Chi nhánh của công ty chứng khoán nước ngoài (kể từ 11/1/2012 và kèm
theo điều kiện hoạt động của chi nhánh chỉ giới hạn ở cung cấp các dịch vụ quản lý
tài sản, thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, cung cấp và chuyển thông tin
tài chính, các phần mềm liên quan.
Nguyễn Thị Thêm KT33D024
2
Bài tập học kỳ môn luật chứng khoán đề 14
Như vậy, đối với mô hình chủ thể kinh doanh chứng khoán mặc dù không
chỉ chính xác tên các loại hình nhưng cũng thể hiện thiện chí của Viêt Nam khi tiến

hành ký các cam kết. Theo những cam kết này, Việt Nam gián tiếp thừa nhận các
mô hình chủ thể đặc trưng của hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Tuy nhiên, để đưa ra một cách nhìn toàn diện, chi tiết hơn về mô hình chủ
thể kinh doanh chứng khoán, mức độ phù hợp theo quy định hiện hành của Việt
Nam thì có thể tìm hiểu về mô hình chủ thể kinh doanh chứng khoán chung trên thế
giới.
1.1.1. Công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng
khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình tổ chức của công ty chứng khoán:
mô hình công ty đa năng và mô hình công ty chuyên doanh.
Thứ nhất: Theo mô hình công ty đa năng, công ty chứng khoán là một bộ
phận cấu thành của ngân hàng thương mại. hay nói cách khác. Ngân hàng thương
mại kinh doanh trên cả hai lĩnh vực là tiền tệ và chứng khoán.
Thông thường theo mô hình này, NHTM cung ứng các dịch vụ tài chính rất
đa dạng và phong phú liên quan đến kinh doanh tiền tệ, kinh doanh chứng khoán và
các hoạt động kinh doanh khác trong lĩnh vực tài chính.
Mô hình này có ưu điểm và hạn chế sau:
* Ưu điểm
- NHTM kinh doanh nhiều lĩnh vực nên có thể giảm bớt được rủi ro hoạt
động kinh doanh chung, có khả năng chịu được các biến động lớn trên thị trường
chứng khoán.
- NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ có lịch sử lâu
đời, có thế mạnh về tài chính và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính. Do đó cho
phép các NHTM tham gia kinh doanh chứng khoán sẽ tận dụng đựơc thế mạnh của
ngân hàng, tạo động lực cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.
* Hạn chế
Nguyễn Thị Thêm KT33D024
3
Bài tập học kỳ môn luật chứng khoán đề 14

- Do thế mạnh về tài chính, chuyên môn, nên NHTM tham gia kinh doanh
chứng khoán có thể gây lũng đoạn thị trường, trong trường hợp quản lý nhà nước
về lĩnh vực chứng khoán và quản trị điều hành thị trường còn yếu.
- Do tham gia nhiều lĩnh vực sẽ làm giảm tính chuyên môn hoá, khả năng
thích ứng và linh hoạt kém.
- Trong trường hợp thị trường chứng khoán có nhiều rủi ro. Ngân hàng có
xu hướng bảo thủ rút khỏi thị trường chứng khoán để tập trung kinh doanh tiền tệ.
Thứ hai: Mô hình công ty chuyên doanh: Theo mô hình này, kinh doanh
chứng khoán do các công ty chứng khoán độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực
chứng khoán đảm nhận.
Mô hình này khắc phục được hạn chế của mô hình đa năng: giảm rủi ro cho
hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán kinh doanh chuyên
môn hoá, thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán.
Ngày nay với sự phát triển của thị trương chứng khoán, để tận dụng thế
mạnh của lĩnh vưc tiền tệ và chứng khoán, bằng cách cho phép hình thành mô hình
công ty đa năng một phần – các NHTM thành lập công ty con để chuyên kinh
doanh chứng khoán.
1.1.2. Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư
a. Quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư là tổ chức hoạt động theo phương thức huy động vốn thông qua
phát hành cổ phiếu hoặc chứng chỉ của quỹ, để đầu tư vào chứng khoán và các loại
tài sản tài chính khác với mục đích làm tăng giá trị tài sản của quỹ.
Thông thường các chủ thể tham gia vào hoạt động của quỹ bao gồm:
+ Công ty quản lý quỹ: thực hiện quản lý quỹ đầu tư đảm bảo phù hợp với
điều kiện quỹ và làm tăng tài sản của quỹ.
+ Tổ chức quản lý tài sản của quỹ: thực hiện bảo đảm, lưu ký chứng khoán,
các hợp đồng kinh tế, các chứng từ có liên quan đến tài sản quỹ.
Nguyễn Thị Thêm KT33D024
4
Bài tập học kỳ môn luật chứng khoán đề 14

+ Tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động của quỹ: tuỳ mô hình quỹ mà tổ
chức này thường do ngân hàng hoặc Hội đồng quản trị của quỹ thực hiện với chức
năng chủ yếu là kiểm tra, kiểm soát hoạt động của quỹ và công ty quản lý quỹ, bảo
vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư.
+ Tổ chức kiểm toán độc lập: thực hiện kiểm soát hàng năm về tài sản và
hoạt động quản lý của công ty quản lý Quỹ để đảm bảo các số liệu báo cáo nhà đầu
tư là chuẩn xác.
+ Tổ tư vấn luật: thực hiện tư vấn về pháp luật cho hoạt động của quỹ đồng
thời giám sát, quản lý chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro và bảo vệ lợi ích cho nhà
đầu tư.
- Người lưu giữ CK
Đóng vai trò là người bảo quản tài sản của quỹ đồng thời giám sát hoạt
động của công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. một số nước
người lưu giữ CK là ngân hàng giám sát, do công ty quản lý quỹ lựa chọn. ngân
hàng giám sát có trách nhiệm:
+ Tách biệt tài sản của quỹ với các tài sản khác
+ Kiểm tra giám sát công ty quản lý quỹ sao cho đảm bảo việc quản lý quỹ
phù hợp với pháp luật nhà nước và điều lệ quỹ, bảo vệ nhà đầu tư.
+ Thực hiện các quyền lợi thu chi của quỹ theo đúng hướng dẫn của công
ty quản lý quỹ.
+ Xác định các báo cáo do công ty quản lý quỹ tiến hành các hoạt động vị
phạm pháp luật hoặc trái với điều lệ quỹ.
+ Báo cáo UBNDCKNN khi phát hiện công ty quản lý quỹ tiến hành các
hoạt động vi phạm pháp luật hoặc trái với điều lệ quỹ.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên, đòi hỏi ngân hàng giám sát phải
quản lý tài sản của Quỹ tách biệt với các tài sản khác của ngân hàng, ngân hàng
giám sát được hưởng phí theo quy định của tiền lệ quỹ.
Nguyễn Thị Thêm KT33D024
5
Bài tập học kỳ môn luật chứng khoán đề 14

- Nhà đầu tư: là người trực tiếp góp vốn vào quỹ thông qua mua chứng chỉ
quỹ đầu tư. Họ có quyền hưởng lợi từ các hoạt động đầu tư của quỹ và yêu cầu
công ty quản lý quỹ thực hiện việc đầu tư theo đúng điều lệ quỹ. Tuy nhiên, nhà
đầu tư không được phép trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của quỹ.
b. Công ty quản lý quỹ
Công ty quản lý quỹ là công ty thực hiện việc điêu hành, quản lý các quỹ
đầu tư phù hợp với điều lệ quỹ và làm tăng giá trị tài sản quỹ.
Khách hàng của công ty quản lý quỹ thường là các nhà đầu tư có tổ chức:
các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính…chức năng của công ty quản
lý Quỹ là thực hiện việc đầu tư theo sự uỷ thác của khách hàng sao cho phù hợp với
mục tiêu đầu tư của quỹ mà khách hàng đã lựac chọn.
1.1.3. Các chủ thể khác
Ngoài các chủ thể trên, tham gia kinh doanh chứng khoán còn có các chủ
thể sau:
- Công ty lưu ký và thanh toán bù trừ: là công ty thực hiện cung cấp dịch vụ
lưu ký và thanh toán bù trừ cho các giao dịch trên thị trường chứng khoán.
- Ngân hàng thương mại: tham gia kinh doanh chứng khoán thông qua thực
hiện các nhiệm vụ: đầu tư chứng khoán, lưu ký, thanh toán trên thị trường chứng
khoán.
- Các tổ chức trung gian tài chính khác: công ty bảo hiểm, các quỹ lương
hưu…các công ty này huy động vốn thông qua các nghiệp vụ kinh doanh đặc thù
của nó (ví dụ: công ty bảo hiểm huy động thông qua bán hợp đồng bảo hiểm, các
quỹ hưu trí vốn do các thành viên đóng góp theo định kỳ…) với số vốn huy động
được các công ty này sẽ thực hiện đầu tư vào tài sản tài chính, chủ yếu là các chứng
khoán. Vì vậy, trên thị trường chứng khoán các công ty này là các nhà đầu tư có tổ
chức.
Nguyễn Thị Thêm KT33D024
6

×