Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xoá giảm nghèo Vì sao xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo An sinh xã hội bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.3 KB, 11 trang )

Câu 1) Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan
đến chương trình xoá giảm nghèo?
Câu 2) Vì sao xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo An sinh xã hội bền
vững?
BÀI LÀM
Câu 1) Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan
đến chương trình xoá giảm nghèo?
trả l ời:
 Những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương
trình xoá đói giảm nghèo quốc gia là :
• Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân
tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm")
• Chương trình 134 là tên thông dụng của Chương trình hỗ trợ đất sản xuất,
đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời
sống khó khăn
• Chương trình 139 : Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân
nghèo và đồng bào Dân tộc thiểu số
• 32/2007/QĐ-TTg Về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng
bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
• 56/2005/NĐ-CP hoạt động khuyến nông, khuyến ngư
• Nghị quyết 08/1997/QH10 về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
1
 Nội dung chính chương trình:
1) Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng
dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm")
− Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ
sản suất của đồng bào các dân tộc. Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản.
Khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư. Xây dựng các mô hình sản xuất có
hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản xuất:
Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá
trị.


− Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Làm đường dân sinh từ thôn, bản đến trung tâm xã phù hợp với khả năng
nguồn vốn, công khai định mức hỗ trợ nhà nước. Xây dựng kiên cố hóa
công trình thủy lợi: Đập, kênh, mương cấp 1-2, trạm bơm, phục vụ tưới
tiêu sản xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt. Làm hệ thống
điện hạ thế đến thôn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng
lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng các công trình cấp nước
sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản
(tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết.
− Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kỉ năng quản lý điều hành xã
hội, nâng cao năng lực cộng đồng. Đào tạo nghề cho thanh niên 16 - 25
tuổi làm việc tại các nông lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động.
− Hỗ trợ các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ
sinh giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân. Tiếp cận các
dịch vụ y tế, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng động.
2) Chương trình 134
2
Là tên thông dụng của Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và
nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn
mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến
độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Sở dĩ gọi là Chương
trình 134 vì số hiệu của Quyết định của Thủ tướng chính phủ Việt Nam phê
duyệt chương trình này là 134/2004/QĐ-TTg.
Các mục tiêu chính sách của Chương trình 134 gồm:
− Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số có tối thiểu 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc
0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ
để sản xuất nông nghiệp.
− Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số ở nông thôn có tối thiểu tối thiểu 200 m²
đất ở. Riêng hộ dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có chính sách
riêng.

− Chính quyền trung ương cùng chính quyền địa phương sẽ trợ cấp cho các
hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ để họ xây nhà.
− Chính quyền trung ương sẽ trợ cấp bằng 0,5 tấn xi măng cho mỗi hộ dân
tộc thiểu số để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc cấp 300.000 đồng để đào
giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt đối với các hộ dân tộc thiểu số sống
phân tán tại vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt.
Đối với các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên,
chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 100% kinh phí xây dựng công trình cấp
nước sinh hoạt tập trung. Đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50%
số hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 50%
kinh phí xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.
3) Chương trình 139 : Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người
dân nghèo và đồng bào Dân tộc thiểu số với nội dung chính sau:
3
+ Đối tượng được hưởng chế độ khám, chữa bệnh theo Quyết định này gồm:
- Người nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn hộ nghèo quy định tại
Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01-11-2000 của Bộ trưởng
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Nhân dân các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo
Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó
khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
- Nhân dân các dân tộc thiểu số vùng Tâu Nguyên theo Quyết định số
168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc
định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ
bản phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên và nhân dân các dân tộc
thiểu số tại 6 tỉnh đặc biệt khó khăn của miền núi phía Bắc theo Quyết
định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về phát triển kinh tế xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc
thời kỳ 2001-2005

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập quỹ khám, chữa bệnh cho
người nghèo với định mức tối thiểu là 70.000 đồng/người/năm.
+ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo là quỹ của Nhà nước, hoạt động
theo nguyên tắc không vì lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.
4) Số: 32/2007/QĐ-TTg Về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với
hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
+ Thực hiện việc cho vay vốn đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn để phát triển sản xuất, ổn định đời sống, sớm vượt qua đói nghèo.
- Đối tượng được vay vốn:
4
• Hộ đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả các hộ có vợ hoặc chồng là người dân
tộc thiểu số) sống ở các xã (xã, phường, thị trấn) thuộc vùng khó khăn quy
định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính
thuộc vùng khó khăn, có đủ 3 tiêu chí:
• Có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 60.000đồng/tháng;
• Tổng giá trị tài sản của hộ không quá 3 triệu đồng (không tính giá trị
quyền sử dụng đất, giá trị các lán trại trên nương rẫy, nhà ở được Nhà
nước và các tổ chức hỗ trợ);
• Có phương hướng sản xuất nhưng thiếu hoặc không có vốn sản xuất.
− Nguyên tắc cho vay vốn
• Việc xem xét hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được thực
hiện trên cơ sở bình xét công khai, dân chủ, đúng đối tượng ở cơ sở và
được lập danh sách theo từng xã; hàng năm danh sách này được rà soát để
bổ sung và đưa ra khỏi danh sách những hộ không còn thuộc đối tượng;
• Việc cho vay phải dựa trên các phương án sản xuất và cam kết cụ thể của
từng hộ hoặc nhóm hộ gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn của chính
quyền và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; ưu tiên những hộ khó khăn
hơn được vay vốn trước;

• Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện việc cho vay và có thể uỷ thác
từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở trong việc cho vay
vốn và thu hồi nợ.
• Thời gian thực hiện giai đoạn I từ năm 2007 đến năm 2010. Năm 2010
thực hiện việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh, bổ
sung chính sách cho phù hợp với các giai đoạn tiếp theo.
+ Nội dung chính sách cho vay
5

×