Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ma trận, đề KT HK II, Địa 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.41 KB, 5 trang )

Ma trận đề kiểm tra học kì II Địa lí 12-Chương trình chuẩn
1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề của
học kì II Địa lí 12.
- Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các
biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp;
- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình
GDPT phần nội dung học kì II; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động
dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS;
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể;
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
2. Xác định hình thức kiểm tra
Hình thức kiểm tra tự luận
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Ở đề kiểm tra học kì II, Địa lí 12, chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra
với số tiết là: 12 tiết phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau:
-Thương mại, du lịch;
-Trung du và miền núi Bắc Bộ,
-Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ,
-Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,
-Đồng bằng sông Cửu Long

Mỗi vùng 1 tiết và 3 tiết thực hành. Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc
xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Cấp độ
Tên
chủ đề
(nội
dung,chương…)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng



Cấp độ
thấp
Cấp độ cao

Thương mại, du
lịch
Hiểu được
TH phát
triển DL,
TM qua PT
số liệu TK
Tỉ lệ 15%
Số điểm 1,5 điểm
Tỉ lệ 100%
Sđ: 1,5 đ
Số câu: 1
điểm=15%
Trung du và miền
núi Bắc Bộ
Ý nghĩa của
PTKT đối
với vùng
Tỉ lệ 15%
Số điểm 1,5 điểm
Tỉ lệ 100%
Sđ: 1,5 đ
Số câu: 1
điểm=15%
Đồng bằng sông

Hồng
TB các, thế
mạnh và
hạn chế để
PT kinh tế.
Tỉ lệ 10%
Số điểm 1,0 điểm
Tỉ lệ 100%
Sđ:1,0 đ
Số câu:1
điểm=10%
Bắc Trung Bộ PT được lí
do hình
thành
CCKT
NLN
Tỉ lệ 10 %
Số điểm 1,0 điểm
Tỉ lệ 100%
Sđ: 1,0 đ
Số câu :1
điểm=10%
Duyên hải Nam
Trung Bộ
Biết được
tiềm năng
PT tổng
hợp KT
biển
Tỉ lệ 5 %

Số điểm 0,5 điểm
Tỉ lệ 100%
Sđ: 0,5 đ
Số câu:1
điểm=5%
Tây Nguyên Trình bày
được
ĐKTN,
VTĐL để
PTKT
Tỉ lệ 15%
Số điểm 1,5 điểm
Tỉ lệ 100%
Sđ: 1,5 đ
Số câu: 1
điểm=15%
Đông Nam Bộ C.M và G.T
được khai
thác KT
chiều sâu
Tỉ lệ 15%
Số điểm 1,5 điểm
Tỉ lệ 100%
Sđ: 1,5 đ
Số câu: 1
điểm=15%
Đồng bằng sông
Cửu Long
Biết được
các BP cải

tạo đất
phèn, mặn
Tỉ lệ 15%
Số điểm 1,5 điểm
Tỉ lệ 100%
Sđ: 1,5 đ
Số câu: 1
điểm=15%
Tổng số 100%=
10 điểm
Sđ: 3,0
chiếm 35%
Sđ: 2,5
chiếm 25%
Số điểm: 4,5
chiếm 40%
Số câu: 8
Sđ 10,0
4. Viết đề kiểm tra từ ma trận
Đề kiểm tra học kì II, Địa lí 12, chương trình chuẩn
(Thời gian 60 phút)
Câu 1. (1,5 điểm)
Cho biểu đồ sau: Biểu đồ cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân
theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1995 và 2005 (%)
Hãy nhận xét cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành
phần kinh tế của nước ta.
Câu 2.(1,5 điểm) Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc bộ có ý
nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc ?
Câu 3.(1,0 điểm) Trình bày các hạn chế để phát triển kinh tế ĐBSH.
Câu 4.(1,0 điểm) Trình bày điều kiện hình thành thế mạnh về nông nghiệp Bắc Trung Bộ?

Câu 5.(0,5 điểm) Trình bày những thuận lợi để phát triển dịch vụ hàng hải DHNTB.
Câu 6.(1,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí VN và kiến thức đã học hãy xác định vị trí giới hạn
của vùng Tây Nguyên. Ý nghĩa VTĐL đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
Câu 7.(1,5 điểm) Vì sao việc xây dựng các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong
việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ?
Câu 8.(1,5 điểm) Trình bày các biện pháp để cải tạo đất phèn, đất mặn ở ĐBSCL.
Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm
Câu 1. (1,5 điểm)
- Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của
nước ta từ 1995 đến 205 có sự chuyển biến (0,25 điểm)
- Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước giảm (dẫn chứng). (0,25 điểm)
- Tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng và chiếm tỉ trọng cao nhất (dẫn chứng).
(0,5 điểm)
- Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng, tuy nhiên chiếm tỉ trọng
không lớn. (dẫn chứng). (0,5 điểm)
HS trình bày không theo thứ tự trên, nhưng đủ ý vẫn cho điểm tối đa
Câu 2. (1,5 điểm)
* (0,5 đ) Về mặt kinh tế: Thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển. Cung cấp cho cả nước
nguồn năng lượng, khoáng sản, nông sản… cho thị trường trong nước và quốc tế.
* (1,0 đ) Về mặt chính trị, xã hội:
-Xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa miền ngược và miền xuôi.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo sự bình đẳng giữa các
dân tộc.
- Góp phần hạn chế và tiến tới xóa bỏ du canh, du cư, thúc đẩy sự phân bố lại dân cư
và lao động trên quy mô lãnh thổ.
- Góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế trao đổi hàng hóa với các nước Trung Quốc,
Lào và các nước khác trong khu vực.
Mỗi ý trình bày đúng 0,25 điểm, HS trình bày không theo thứ tự trên, nhưng đủ ý vẫn cho
điểm tối đa

Câu 3. (1,0 điểm)
-Dân đông, mật độ dân số rất cao, vấn đề việc làm rất khó khăn
-Vùng chịu nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán
-Vùng nghèo tài nguyên, khai thác chưa hợp lí, một số tài nguyên bị xuống cấp.
-Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm
Câu 4. (1,0 điểm)
-Vùng đồi: có đồng cỏ, phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đất feralit (có đất bazan) trồng
cây công nghiệp lâu năm.
-Vùng đồng bằng: đất cát pha, thuận lợi trồng cây công nghiệp hàng năm nhưng không
thật thuận lợi cho trồng lúa.
Câu 5. (0,5 điểm)
-Vùng có nhiều vũng, vịnh kín gió thuận lợi xây dựng các hải cảng (dẫn chứng)
-Đã và đang xây dựng các hải cảng lớn phục vụ vận tải cho vùng và cả nước (dẫn
chứng)
Câu 6 (1,5 điểm)
- TN có diện tích 54,7 nghìn km
2
, đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.
- Vị trí nằm sát dải DHNTB dài mà hẹp, lại giáp với miền Hạ Lào và Đông Bắc Cam-
pu-chia.
- Vì vậy, TN có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và phát triển kinh tế đất nước.
Mỗi ý trình bày đúng 0,5 điểm, HS trình bày đủ ý nhưng có bố cục khác vẫn cho điểm tối đa.
Câu 7. (1,5điểm)
Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí
tài nguyên nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ vì:
- Vùng khá giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp, tuy nhiên khó khăn lớn nhất của
vùng đối với phát triển nông nghiệp là thiếu nước vào mùa khô.
- Nhiều công trình thuỷ lợi đã được xây dựng. Công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng, Phước
Hoà cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.
- Diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm cũng tăng và

khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.
HS trình bày đủ ý nhưng có bố cục khác vẫn cho điểm tối đa.
Câu 8. (1,5 điểm)
Các biện pháp để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- (0,5 đ) Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô.Cách làm phổ biến là
chia ruộng thành các ô nhỏ để có đủ nước thau chua, rửa mặn vào mùa khô.
- (0,25 đ) Nghiên cứu để tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn trong điều kiện tưới
nước bình thường.
- (0,5 đ) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm phá thế độc canh, đẩy mạnh trồng cây công
nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp
chế biến.
- (0,25 đ) Đẩy mạnh trồng rừng ven biển.

×