Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu và học tập tại khoa tài chính – ngân hàng trường
đại học Thương mại Hà Nội, được sự giúp đỡ quý báu của thầy cô giáo và bạn bè,
em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Lời đầu tiên cho phép em xin được gửi lời cảm ơn tới nhà trường, toàn thể
thầy cô giáo trong khoa tài chính ngân hàng đã tạo điều kiện cho em được học tập
dưới một ngôi trường danh giá, được tiếp thu những kiến thức phúc vụ cho công
việc sau này của em.
Tiếp theo em xin gửi lời cảm ơn tới Thạc sĩ Phùng Việt Hà, người đã hướng
dẫn, giúp đỡ và giải đáp những thắc mắc của em trong quá trình hoàn thiện bài khóa
luận.
Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè đã giúp đỡ và cùng
em nghiên cứu thông tin, phương pháp làm bài để em có thể hoàn thành bài khóa
luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
MỤC LỤC
Tại Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chiếm tỷ trọng khá lớn,
hoạt động trên mọi vùng miền nhưng cũng gặp không ít khó khăn về vốn.
Dư nợ cho vay từng SME là nhỏ nhưng tính tổng dư nợ lại đạt mức cao so
với doanh nghiệp lớn 28
Các SME gặp không ít khó khăn để phát triển hoạt động kinh doanh,
ddawtcj biệt là trong công tác tiếp cận vốn vay. Nguyên nhân chủ yếu là do
quy mô, uy tín và thương hiệu của loại hình doanh nghiệp này. Bên cạnh đó
là do hạn chế về trình độ quản lý, tài sản thế chấp, năm lực sản xuất. Tuy
nhiên, hiện chính phủ đã đề ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong giai đoạn 2011 – 2015 là thành lập mới 350.000 doanh nghiệp. Để bắt
kịp xu thế, từ cuối năm 2011, ngân hàng Vpbank đã coi đây là một phân
khúc chiến lược trong lộ trình 5 năm tăng trưởng tiếp theo của ngân hàng.
Định hướng này được cụ thể hóa bằng việc thành lập một khối kinh doanh
chuyên trách phục vụ các SME cùng với sự đầu tư đáng kể về cả nhân lực,
sản phẩm, hệ thống và kênh bán hàng. Phân khúc này đang là điểm nóng
của không chỉ Vpbank mà còn cả của các ngân hàng khác 28
Biểu đồ 2.3:Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo quy mô giai đoạn 2012 –
2014 28
Đơn vị: Triệu đồng 28
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO … 49
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
DANH MỤC VIẾT TẮT
Vpbank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHNN Ngân hàng nhà nước
HO Hội sở chính
Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DPRR Dự phòng rủi ro
HĐQT Hội đồng quản trị
NQH Nợ quá hạn
RRTD Rủi ro tín dụng
SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SX - KD Sản xuất – kinh doanh
TMCP Thương mại cổ phần
TSĐB Tài sản đảm bảo
TSLĐ Tài sản lưu động
TT Tỷ trọng
TĐ Tương đối
UBND Ủy ban nhân dân
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ quy trình quản trị rủi ro
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Vpbank HO
Bảng 1.1
Bảng xếp hạng rủi ro tín dụng
Bảng 2.2
Tình hình kinh doanh của Vpbank HO
Bảng 2.3
Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của Vpbank HO giai
đoạn 2012 – 2014
Bảng 2.4
Dư nợ tín dụng DN phân theo loại hình doanh nghiệp của Vpbank
HO giai đoạn 2012- 2014
Bảng 2.5
Dư nợ tín dụng DN phân theo quy mô doanh nghiệp của Vpbank HO
giai đoạn 2012- 2014
Bảng 2.6
Phân loại dư nợ của Vpabk HO giai đoạn 2012 – 2014
Bảng 2.7
Tỷ lệ DPRR/ Nợ có khả năng mất vốn của Vpbank HO giai đoạn
2012 – 2014
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của Vpbank HO
giai đoạn 2012 – 2014
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ Dư nợ tín dụng DN phân theo loại hình doanh nghiệp của
Vpbank HO giai đoạn 2012- 2014
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ Dư nợ tín dụng DN phân theo quy mô doanh nghiệp của
Vpbank HO giai đoạn 2012- 2014
Biểu đồ 2.4
Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Vpbank HO giai đoạn 2012 – 2014
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Ngân hàng là một trong những định chế quan trọng bậc nhất của nền kinh tế.
Bằng những sản phẩm dịch vụ của mình, ngân hàng đã giúp cho luồng tiền thông
suốt, vận động liên tục và thúc đẩy phát triển kinh tế. Với tầm quan trọng như vậy,
sự an toàn của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ
chức, cá nhân trong xã hội.
Trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao
nhất, cũng là lĩnh vực mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Đồng thời, tín
dụng cũng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động khác của
ngân hàng. Rủi ro tín dụng nếu xảy ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại
và phát triển của các NHTM nói riêng mà nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống
ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
(VPBank), được tiếp cận thực tế đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp của ngân hàng, đồng thời nhân thấy được tầm quan trọng của
công tác này, em xin được lựa chọn đề tài “ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng”.
2. Mục tiêu đề tài
- Hệ thống hóa lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
- Khảo sát thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vpbank HO giai
đoạn 2012 – 2014.
- Trên cơ sở các phân tích thực trạng, kết hợp với phân tích các yếu tố môi
trường kinh doanh của ngân hàng, đề xuất hướng giải quyết các vấn đề tồn tại
trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
1
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
- Các yếu tố môi trường kinh doanh tác động tới công tác quản trị rủi ro tín
dụng.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Khóa luận được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng hội sở.
- Về mặt thời gian: trong 3 năm từ 2012 đến 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp suy luận: sử dụng phương pháp suy diễn, dựa vào những lý
thuyết chung, các số liêu tổng hợp để luận giải các vấn đề đặt ra trong thực tiễn
quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh của ngân hàng VPBank.
- Các phương pháp sử dụng trong phân tích: sử dụng phương pháp phân tích
nhân tố, từ các nhân tố chung để chọn ra một nhân tố bao quát, thể hiện được hết
các đặc trưng tính chất của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp
so sánh kết hợp với các phương pháp chỉ số, phương pháp thống kê và phương pháp
tổng hợp.
5. Kết cấu đề tài
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro
tín dụng
Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh vượng hội sở
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng
tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG.
1.1. Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng
1.1.1. Khái niệm
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra biến cố khách hàng không hoàn trả đúng
hạn, không hoàn trả lãi và gốc của khoản tín dụng cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng
xảy ra, nguy cơ mất vốn rất lớn và tác động nghiêm trọng đến năng lực thanh khoản
của NHTM (Nguyễn Thị Phương Liên, 2008,Giáo trình Quản trị tác nghiệp Ngân
Hàng Thương Mại, NXB Thống Kê – Đại Học Thương Mại).
Rủi ro tín dụng là những tổn thất do khách hàng vay không trả được nợ
hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của khoản vay ( Theo Joel Bessis – Rick
Management in Banking).
1.1.2. Phân loại.
Phân loại theo cấp độ rủi ro, rủi ro tín dụng bao gồm:
Rủi ro đọng vốn
Khi khách hàng không hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, ngân hàng sẽ
đối mặt với rủi ro đọng vốn
Rủi ro đọng vốn sẽ gây ảnh hưởng tới các kế hoạch sử dụng vốn của ngân
hàng. Bên cạnh đó, việc đọng vốn cản trở và gây khó khăn cho ngân hàng trong
việc chi trả cho người gửi khi có nhu cầu thanh khoản
Rủi ro mất vốn
Rủi ro mất vốn là rủi ro xảy ra khi khách hàng không trả được lãi hoặc
không trả được gốc cho ngân hàng.
Khi rủi ro mất vốn xảy ra, ngân hàng sẽ mất đi một khoản lợi nhuận đã dự
tính, cao hơn nó gây ảnh hưởng tới doanh thu của ngân hàng khi mà khách hàng
không trả được nợ gốc.
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng
1.1.3.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ.
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là các khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép
và không đủ điều kiện để gia hạn nợ.
Các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được
phân chia theo thời hạn bao gồm:
• Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày: Nợ cần chú ý
• Nợ qua hạn từ 91 ngày đến 180 ngày: Nợ dưới tiêu chuẩn
• Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày: Nợ nghi ngờ
• Nợ quá hạn từ 361 ngày trở đi: Nợ có khả năng mất vốn
Tỷ lệ nợ quá hạn
Theo quy định của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đối với các ngân hàng
thương mại, tỷ lệ nợ quá hạn cho phép của các ngân hàng thương mại không được
trên 5%.
1.1.3.2. Nợ xấu và tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng dư nợ.
Nợ xấu của các ngân hàng thương mại được tính từ nợ nhóm 3 đến nợ nhóm 5
(nhóm nợ được phân chia theo thời hạn ).
Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu
Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ này phản ánh khả năng không thu hồi được nợ của ngân hàng.Theo quy
định của NHNN Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu cho phép đối với các NHTM Việt Nam là
không vượt quá 3%.
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
Tỷ lệ nợ quá hạn= Dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ cho vay
4
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
1.1.3.3. Khả năng bù đắp rủi ro.
Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng:
Tỷ lệ dự phòng RRTD
Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng rủi ro được trích lập
Dư nợ cho kỳ báo cáo
Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất
Hệ số khả năng bù đắp các khoản
cho vay bị mất
= Dự phòng rủi ro được trích lập
Dư nợ bị thất thoát
Hệ số khả năng bù đắp RRTD
Hệ số khả năng bù đắp RRTD = Dự phòng rủi ro được trích lập
Nợ quá hạn khó đòi
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng
1.2.1. Khái niệm
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược,
các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an toàn hiệu
quả và phát triển bên vững. Đồng thời phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa,
hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng
doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh trong cả ngắn
hạn và dài hạn cuả các NHTM.
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
5
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng:
1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng.
Thông thường các ngân hàng dựa vào báo cáo của các bộ phận gửi lên hội sở
chính để lập ra một chiến lược phù hợp. Với mục tiêu đã đặt ra, các chi nhánh sẽ có
hướng tìm kiếm các khách hàng và có những hiểu biết sơ bộ về các loại rủi rủi mà
nhóm khách hàng có thể gặp phải, đồng thời cũng nhận biết được nhóm khách hàng
ít chứa rủi ro, hoặc có đường lối tìm kiếm khách hàng mới.
1.2.2.1. Nhận biết rủi ro
Là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Nhận dạng rủi ro bao gồm các
công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt
động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro
đã và đang xảy ra mà còn dự báo những rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân
hàng.
Khi nhận biết rủi ro với một khách hàng, ngân hàng thường dựa vào các nhóm
biểu hiện sau:
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
NHẬN BIẾT RỦI RO TÍN DỤNG
ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG
KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG NGỪA RRTD
XỬ LÝ TỔN THẤT
6
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
Nhóm 1: Dấu hiện liên quan đến quan hệ với Ngân hàng.
Ngân hàng cần xem xét các biểu hiện của doanh nghiệp như không thanh toán,
thanh toán chậm hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản lãi và nợ gốc khi đến hạn,
xin ngân hàng kéo dài kỳ hạn nợ, xin gia hạn nợ, chu kỳ vay thường xuyên gia tăng,
có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng, lập nhiều công ty ma, có hiện tượng lừa
đảo nợ từ ngân hàng này sang ngân hàng khác,….
Nhóm 2: Dấu hiệu liên quan đến quản lý và tổ chức của khách hàng.
Gồm các biểu hiện như không có sự thống nhất trong hoạt động quản trị hay
ban điều hành về quan điểm, mục đích, cách thức quản lý, nội bộ không đoàn kết,
có sự mâu thuẫn, tranh giành quyền lực, quản lý nhân sự kém, cơ cấu tổ chức không
hợp lý, dùng người không hiệu quả, nhân viên thường xuyên bỏ việc (đặc biệt là ở
vị trí cấp cao), phát sinh những khoản chi phí không rõ ràng, không hợp lý,…
Nhóm 3: Dấu hiệu về hoạt động SX-KD của doanh nghiệp
Biểu hiện của nhóm dấu hiệu này gồm doanh thu , lợi nhuận của doanh nghiệp
không đạt được như dự kiến về kế hoạch, hệ số vòng quay vốn thấp, khả năng thanh
toán giảm, các khoản nợ của doanh nghiêp tăng một cách bất thường,…
Nhóm 4: Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính kế toán.
Biểu hiện như chậm trễ hay trì hoãn nộp báo cáo tài chính, các số liệu trong
báo cáo tài chính có dấu hiệu bị làm giả.
Nhóm 5: Nhóm dấu hiệu thuộc về thương mại.
Biểu hiện như doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực không thuộc
ngành nghề chuyên môn của mình, đặc biệt là các ngành nghề kinh doanh có độ rủi
ro cao. Các yếu tố thị trường không thuận lợi, cơ cấu vốn không hợp lý, sử dụng
vốn không đúng mục đích,…
1.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng.
Hoạt động giám sát, kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện trước, trong và
sau khi ra quyết định tín dụng nhằm mục tiêu hạn chế tối đa rủi ro tín dụng bắt
nguồn từ nguyên nhân chủ quan. Như vậy, trước khi ra quyết định tín dụng tài trợ,
NHTM phải ước lượng rủi ro tín dụng cho khoản tín dụng đó và thục hiện giám sát
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
7
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
quá trình hoàn trả khoản tín dụng. Hoạt động lượng hóa rủi ro tín dụng được thực
hiện thông qua phân tích sử dụng công cụ mô hình và chấm điểm tín dụng để đánh
giá rủi ro tín dụng khi ra quyết định tín dụng tài trợ của NHTM.
Mô hình điểm số Z
Người phát minh ra mô hình điểm số Z là E.I.Altman. Đại lượng Z được xác
định phụ thuộc vào giá trị các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp và hệ số tương
quan của các chỉ tiêu tài chính với đại lượng Z. Công thức xác định đại lượng Z áp
dụng cho ba loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã được cổ phần hóa,
doanh nghiệp sản xuất chưa cổ phần hóa và doanh nghiệp khác.
• Đối với doanh nghiệp sản xuất đã cổ phần hóa:
Z = 1,2X
1
+ 1,4X
2
+ 3,3X
3
+ 0,64X
4
+ 0,999X
5
Trong đó:
X
1
: Chỉ tiêu vốn ngắn hạn ròng trên tổng tài sản
X
2
: Chỉ tiêu lợi nhuận để lại trên tổng tài sản
X
3
: Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản
X
4
: Chỉ tiêu thị giá cổ phiếu trên nợ dài hạn
X
5
: Chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản
Nếu Z> 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z< 1,8: Doanh nghiệp trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao.
• Đối với doanh nghiệp sản xuất chưa cổ phần hóa:
Z = 0,717X
1
+ 0,847X
2
+ 3,107X
3
+ 0,42X
4
+ 0,998X
5
Trong đó:
X
1
: Chỉ tiêu vốn ngắn hạn ròng trên tổng tài sản
X
2
: Chỉ tiêu lợi nhuận để lại trên tổng tài sản
X
3
: Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản
X
4
: Chỉ tiêu thị giá cổ phiếu trên nợ dài hạn
X
5
: Chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản
Nếu Z> 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
8
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
Nếu Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z< 1,23: Doanh nghiệp trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao.
• Đối với doanh nghiệp khác:
Z = 6,56X
1
+ 3,26X
2
+ 6,72X
3
+ 1,05X
4
Trong đó:
X
1
: Chỉ tiêu vốn ngắn hạn ròng trên tổng tài sản
X
2
: Chỉ tiêu lợi nhuận để lại trên tổng tài sản
X
3
: Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản
X
4
: Chỉ tiêu thị giá cổ phiếu trên nợ dài hạn
Nếu Z> 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu 1,2<Z < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo có thể có nguy cơ
phá sản.
Nếu Z< 1,1: Doanh nghiệp trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao
Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ
Công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp thông thường bao
gồm 6 bước:
(1) Thu thập thông tin;
(2) Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh;
(3) Xác định quy mô của doanh nghiệp;
(4) Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính;
(5) Chấm điểm các chỉ tiêu khác;
(6) Tổng hợp điểm cuối cùng và xếp hạng.
Nội dung cụ thể:
Bước 1: Thu thập thông tin
Để phân tích tài chính của doanh nghiệp cho công tác chấm điểm tín dụng thì
các cán bộ tín dụng phải thu thập và sử dụng mọi nguồn thông tin. Thông tin có tầm
quan trọng rất lớn, do đó yêu cầu phải thu thập thông tin không chỉ chính xác mà
còn phải đầy đủ và toàn diện.
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
9
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
Để đánh giá một cách cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể
sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như một nguồn thông tin quan
trọng bậc nhất. Bên cạnh đó cũng cần phải quan tâm thu thập các thông tin chung
như các thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính
sách thuế,….
Bước 2: Xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có mức
vốn, khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp trong nền kinh
tế là khác nhau. Các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có nhu cầu vốn, khả năng
sinh lời khác nhau, vì vậy nó có ảnh hưởng lớn đến quyết định về hạn mức tín dụng
và lãi suất,… Vì vậy hệ thống chấm điểm tín dụng quan tâm đến yếu tố ngành nghề,
lĩnh vực là cần thiết.
Bước 3: Xác định quy mô của doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, khả năng sinh lời,
khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đối với ngân hàng, một doanh nghiệp có quy mô
lớn sẽ được đánh giá cao hơn so với một doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Để có sự chính xác và hợp lý trong đánh giá, các cán bộ tín dụng phải biết kết
hợp phân tích các chỉ tiêu quy mô như: Vốn, lao động, doanh thu thuần, giá trị nộp
sổ sách,….
Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Ở Việt Nam, các NHTM thường áp dụng 4 nhóm chỉ tiêu tài chính:
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Gồm hai chỉ tiêu:
• Khả năng thanh toán hiện hành: Cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn
của chủ nợ được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong giai đoạn
tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
Khả năng thanh khoản =
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
10
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
• Khả năng thanh toán nhanh: Cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn
hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ.
Khả năng thanh toán nhanh =
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn
kho
Nợ ngắn hạn
Nhóm chỉ tiêu hoạt động: là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài
nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp; nó được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử
dụng tài sản của doanh nghiệp. Nhóm này gồm 3 chỉ tiêu:
Vòng quay hàng tồn kho: Giá trị tồn kho bao gồm nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm.
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình quân
Kỳ thu tiền bình quân: Dùng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán
trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày.
Kỳ thu tiền bình quân =
Giá trị các khoản phải thu bình quân
x 360
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Cho biết một đồng tài sản mang lại bao nhiêu
đồng doanh thu.
Nhóm chỉ tiêu cân nợ: phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như
khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Nhóm này gồm 3 chỉ tiêu:
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
Doanh thu trên tổng tài sản = Doanh thu thuần
Tổng tài sản
11
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
Hệ số nợ: Cho biết một đồng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng
hình thành từ đi vay. Hệ số nợ càng cao, rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh
nghiệp càng lớn.
Hệ số nợ = Nợ phải trả
Tổng tài sản
Hệ số tự trả nợ: Phản ánh khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Hệ
số này càng nhỏ, giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng lớn.
Hệ số tự trả nợ = Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Nợ quá hạn/ tổng dư nợ ngân hàng: Cho biết việc hoàn vốn vay ngân hàng
của doanh nghiệp.
Nhóm chỉ tiêu thu nhập: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất
của một doanh nghiệp. Nhóm này gồm ba chỉ tiêu:
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: Phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm
đồng doanh thu.
ROS = Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
Doanh lợi vốn chủ sở hữu: Phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Doanh lợi tài sản: là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư.
ROA = Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu khác
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
12
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
Các chỉ tiêu phi tài chính cũng đóng góp quan trọng trong việc đánh giá tình
hình tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng đối với các khoản tín dụng
ngắn hạn.
Thông thường ngân hàng thường xem xét các chỉ tiêu sau: Lưu chuyển tiền tệ,
Trình độ quản lý; Tình hình giao dịch; các yếu tố bên ngoài; và các đặc điểm khác.
Các chỉ tiêu phi tài chính này nhằm đánh giá khả năng đứng vững trên thị trường
của doanh nghiệp. Từ đó có được sự đánh giá cao từ phía ngân hàng.
Bước 6: Tổng hợp điểm cuối cùng và xếp hạng
Cán bộ tín dụng sẽ tổng hợp điểm cuối cùng bằng cách cộng điểm các chỉ tiêu
tài chính và điểm các chỉ tiêu phi tài chính.
Sau khi đã tổng hợp điểm cuối cùng, ngân hàng sẽ tiến hành xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp. Kết quả sẽ được phân loại thành 9 mức độ tín nhiệm như bảng sau:
Bảng 1.1: Xếp hạng rủi ro tín dụng.
Điểm Xếp hạng Mức độ rủi ro Quyết định cho vay
> 92,4 AAA Thấp Cho vay
84,8 – 92,3 AA Thấp Cho vay
77,2 – 84,7 A Thấp Cho vay
69,6 – 77,1 BBB Trung bình Cho vay
62,0 – 69,5 BB Trung bình Không nên cho vay
54,4 – 61,9 B Trên trung bình Không nên cho vay
46,8 – 54,3 CCC Cao Không nên cho vay
39,2 – 46,7 CC Cao Không nên cho vay
31,6- 39,1 C Cao Không nên cho vay
< 31,6 D Đặc biệt cao Không cho vay
1.2.2.3. Phòng ngừa rủi ro tín dụng
Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng được các NHTM áp dụng:
Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tín dụng hợp lý
Các nội dung chính sách như:
• Chính sách khách hàng như phân loại khách hàng về quy mô, vùng miền,
ưu tiên,…
• Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
13
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
• Lãi suất và suất phí tín dụng
• Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ
• Các khoản đảm bảo
• Chính sách đối với tài sản có vấn đề
Xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và xếp hạng rủi ro tín dụng.
Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng
NHTM cần: Tổ chức giám sát theo dõi hoạt động của khách hàng; Kiểm soát
việc cho vay nội bộ; Kiểm tra trước, trong và sau cho vay; Sàng lọc khách hàng,
phân loại khách hàng.
Trích lập dự phòng tổn thất
Ngoài việc trích lập dự phòng bắt buộc theo quy định của ngân hàng nhà
nước, các NHTM cũng cần thực hiện trích lập dự phòng tự nguyện tại từng ngân
hàng để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình.
Sử dụng các công cụ phái sinh
Bao gồm: hợp đồng hoán đổi tín dụng; hợp đồng quyền chọn; trái phiếu ràng
buộc,… nhằm giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.
1.2.2.4. Xử lý tổn thất tín dụng.
Khi rủi ro xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về
tài sản, về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý. Sau đó cần có những biện pháp tài trợ
rủi ro thích hợp. Các biện pháp này được chia làm 2 nhóm: tự khắc phục rủi ro và
chuyển giao rủi ro.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng
Nhóm nguyên nhân khách quan:
Sự biến động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như chiến tranh, biến
động chính trị, thiên tai,… có thể gây nên những tác động to lớn do đặc thù mang
tính nhạy cảm của Ngành ngân hàng. Ngân hàng hoạt động trong điều kiện môi
trường càng nhiều biến động thì yêu cầu đối với công tác quản trị rủi ro càng phải
cao.
Các quy định của Ngân hàng nhà nước và hệ thống pháp luật
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
14
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
Các NHTM hoạt động đều phải chịu sự chi phối từ NHNN qua các quy định
như Trích lập dự phòng bắt buộc, chính sách tiền tệ, Chính sách lãi suất trần và sàn,
…. Khi các quy định này thay đổi, các NHTM cũng cần có sự điều chỉnh trong hoạt
động quản trị cũng như các hoạt động tác nghiệp cụ thể.
Hoạt động của ngân hàng liên quan đến hầu hết các hoạt động trong nền kinh
tế nên tính hoàn thiện và hợp lý trong các quy định của các hệ thống văn bản pháp
lý đều tác động đến hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng và cần được đề xem
xét trong việc đề xuất và tổ chức thực thi các chính sách quản trị rủi ro.
Các kênh cung cấp thông tin về khách hàng
Hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng ngân hàng phụ thuộc vào việc thu
thập thông tin về khách hàng. Để có được thông tin về khách hàng một cách toàn
diện và chính xác cần phải có sự hỗ trợ của các kênh thu thập, xử lý và cung cấp
thông tin một cách chuyên nghiệp để hỗ trợ cho hoạt động quản trị của ngân hàng.
Nhóm yếu tố chủ quan:
Từ phía ngân hàng
Thứ nhất, để công tác quản trị RRTD đạt hiệu quả cao cần phải đặt ra yêu cầu
về trình độ và đạo đức của các cán bộ ngân hàng. Cụ thể:
• Đối với lãnh đạo cấp cao cần có kỹ năng quản lý, tổ chức và phân cấp hoạt
động, tổng hợp và phân tích để có thể hệ thống các thông tin về mọi hoạt động của
hệ thống. Từ đó đưa ra chiến lược và thực hiện các chiến lược đó.
• Đối với cán bộ ngân hàng trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh của ngân
hàng cần có khả năng tổ chức hoạt động, khả năng điều hành, khả năng nhận biết và
đánh giá rủi ro.
• Đối với cán bộ tín dụng cần phải có khả nang đánh giá rủi ro liên quan đến
từng đối tượng khách hàng.
Đạo đức nghề nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới RRTD,toàn bộ cán bộ ngân hàng
phải đề cao đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu.
Thứ hai, tổ chức bộ máy quản trị rủi ro phải đảm bảo sự giám sát và kiểm soát
đối với mọi hoạt động trong ngân hàng để có thể đánh giá và nhận định được rủi ro.
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
15
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
Một bộ máy quản trị RRTD khoa học, hệ thống và có tính tổ chức cao sẽ giúp ngân
hàng đánh giá và kiểm soát rủi ro một cách nhanh chóng, kịp thời và đưa ra được
những giải pháp tối ưu nhất.
Thứ ba, các chính sách và quy định của ngân hàng phải được thực thi một
cách đồng bộ, nhất quán tránh sự chồng chéo giữa các cấp và các bộ phận. Từ đó
tạo điều kiện cho các nguồn thông tin được tập trung và tạo hiệu quả hoạt động cao
nhất.
Từ phía khách hàng vay vốn
Nhu cầu tín dụng của khách hàng là yếu tố quyết định chính sách tín dụng của
ngân hàng. Đối với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh kinh doanh khác nhau thì nhu
cầu vốn và mức độ rủi ro là khác nhau. Cần phải dựa vào từng đối tượng cụ thể để
đưa ra các chính sách tài trợ phù hợp tránh tổn thất cho ngân hàng.
Công tác quản trị rủi ro tín dụng đòi hỏi phải có sự đánh giá và giám sát hoạt
động sử dụng vốn một cách thường xuyên thông qua các thông tin về khách hàng,
nguồn thông tin này chủ yếu do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên độ chính xác và tin
cậy của các thông tin này phụ thuộc vào khả năng và ý thức trách nhiệm của khách
hàng trong việc cung cấp thông tin đó.
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
16
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT
NAM THỊNH VƯỢNG HỘI SỞ.
2.1. Tổng quan về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – VPbank
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng tiền thân là ngân hàng thương mại
Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam ( VPBank) được thành lập
theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt
Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 và giấy phép số 1535/QĐ-UB do UBND Hà
Nội cấp ngày 04/9/1993. Sau gần 20 năm hoạt động, VPbank đã nâng vốn điều lệ
lên đến 5770 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ
trên 4000 cán bộ nhân viên.
Tên tổ chức: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Prosperity Bank
Tên viết tắt: VPBank
Trụ sở chính: số 72, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 043.9288880 / fax: 043.9288867
Website: />Email:
Loại hình đơn vị: Công ty cổ phần.
2.1.2. Bộ máy tổ chức.
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ bộ máy tổ chức của Vpbank HO.
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
17
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
NGUỒN VỐN VÀ ĐẦU
TƯ
NH BÁN BUÔN
KH DOANH NGHIỆP
KH DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ
KH CÁ NHÂN
TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
BÁN HÀNG VÀ KÊNH
PHÂN PHỐI
TÍN DỤNG
VẬN HÀNH
CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN
PHÁP CHẾ VÀ XỬ LÝ
NỢ
TRUYỀN THÔNG VÀ
QUẢN LÝ THƯƠNG
HIỆU
QUẢN TRỊ RR
QUẢN TRỊ
NGUỒN NHÂN
LỰC
CHIẾN LƯỢC
VÀ QUẢN LÝ
DỰ ÁN
TGĐ
ALCO HĐ ĐẦU
TƯ
HĐ TÍN
DỤNG
TÀI CHÍNH
VĂN PHÒNG
TGĐ
18
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
Một số chức năng cơ bản của các khối trung tâm của VPbank hội sở:
ALCO: Phê duyệt các vấn đề liên quan đến lãi suất, các hạn mức kinh doanh
tiền tệ, các chỉ số thanh khoản,…
Ủy ban quản lý rủi ro: xem xét các báo cáo rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động,
khởi tạo một số dự án về quản trị rủi ro, xem xét các đề xuất, các chính sách, quy
chế về quản trị rủi ro trình HĐQT phê duyệt.
Hội đồng tín dụng: phê duyệt các khoản cấp tín dụng vượt hạn mức phê duyệt
của các chuyên gia, các trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung của Vpbank và các
nội dung khác thuộc thẩm quyền.
Văn phòng tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm về các quyết định kinh doanh
của hội sở. Bao gồm:
STT Chức danh Họ tên
1 Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh
2 Phó tổng giám đốc Nguyễn Thanh Bình
3 Phó tổng giám đốc Phan Ngọc Hà
4 Phó tổng giám đốc Dương Thị Thu Thủy
5 Phó tổng giám đốc Nguyễn Thị Bích Phương
6 Phó tổng giám đốc Vũ Minh Trưởng
7 Phó tổng giám đốc Lưu Thị Thảo
8 Phó tổng giám đốc Peterjan Van Niseuweahuizen
9 Phó tổng giám đốc Nguyễn Thành Long
10 Phó tổng giám đốc Fung Kai Jin
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
19
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh của Vpbank HO giai đoạn 2012 – 2014.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Chênh lệch
2013/2012
Chênh lệch
2014/2013
Tuyệt đối TĐ(%) Tuyệt đối
TĐ(%
)
Tổng thu
nhập
1.579.967 1.699.789 1.883.515 119.882 7,58 183.726 10,81
Tổng chi
phí
1.155737 1.147.399 1.226.171 (8.338) (0,72) 78.772 6,87
LNTT 424.230 552.390 657.344 44.866 49,48 104.954 19
LNST 333.558 416.852 512.728 83.294 24,97 95.876 23
Nguồn: Báo cáo tài chính Vpbank HO.
Tổng doanh thu của ngân hàng VPbank hội sở tăng nhanh qua các năm và có
xu hướng tăng trưởng. Năm 2012, doanh thu của Vpbank đạt 1.579.967 triệu đồng.
Năm 2013, doanh thu đạt 1.699.789 triệu tăng 119.882 triệu đồng tương ứng với
mức tăng 7,58%. Năm 2014, doanh thu tăng 183.726 triệu so với 2013 và đạt mức
tăng trưởng 10,81%.
Chi phí của Vpbank HO có sự biến động bất thường. Năm 2012, chi phí đạt
1.155.737 triệu đồng. năm 2013, chi phí có sự sụt giảm nhẹ so với 2012, giảm 8.338
triệu đồng ứng với 0,72%. Năm 2014, chi phí của Vpbank tăng mạnh so với 2013.
Chi phí 2014 tăng thêm 78.772 triệu đồng tương ứng với mức tăng trưởng dương
6,87%.
Năm 2012, lợi nhuận của Vpbank HPO đạt 333.558 triệu đồng. Năm 2013, lợi
nhuận đạt 416.852 triệu đồng tăng 83.294 triệu đồng tương ứng với mức tăng
trưởng 24,97%. Năm 2014, lợi nhuận tăng thêm 95.876 triệu đồng so với 2013
tương ứng với mức tăng trưởng 23%. Sự chênh lệch về tăng trưởng giữa doanh thu
và chi phí cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động về lợi nhuận. Năm
2013, chi phí có xu hướng giảm so với 2012 trong khi doanh thu tăng. Năm 2014.
chi phí và doanh thu đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí vẫn thấp hơn so với
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
20
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng
doanh thu. Trong vòng 3 năm, VPbank đã nỗ lực cố gắng để đạt mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận, và đã có thành công nhất định trong việc tăng lợi nhuận lên hơn 53%
trong giai đoạn 2012- 2014.
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Khóa luận sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp
được thu thập như sau:
Phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng Vpbank HO trong 3 năm 2012,
2013, 2014 để có số liệu về tình hình kinh doanh của HO, đặc biệt là hoạt động cho
vay doanh nghiệp. Cùng đó là những số liệu về dư nợ tín dụng nhằm đưa ra những
nhận xét về tình hình nợ xấu, nợ quá hạn của HO.
Nghiên cứu hồ sơ vay của khách hàng để có nhận định về RRTD.
Nghiên cứu tài liệu nội bộ về quy trình cho vay, quy trình thẩm định TSĐB,…
cùng các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước nhằm phát hiện rủi ro trong
việc xây dựng chính sách tín dụng.
2.3. Thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng VPbank.
2.3.1. Quy trình cho vay doanh nghiệp.
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay của khách hàng.
Bước 3: Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng.
Bước 4: Ra quyết định cho vay.
Bước 5: Ký hợp đồng vay vốn với khách hàng.
Bước 6:Giải ngân khoản tín dụng cho khách hàng.
Bước 7: Kiểm tra sau vay.
Bước 8: Thu hồi nợ.
2.3.2. Dư nợ cho vay doanh nghiệp của Vpbank HO:
2.3.2.1. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Yến Lớp: K47H1
21