Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY - ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY DI ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.96 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÀI THU HOẠCH MÔN
ĐIỆN TOÁN LƯỚI VÀ ĐÁM MÂY
ĐỀ TÀI
ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY - ĐIỆN TOÁN
ĐÁM MÂY DI ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Phi Khứ
SVTH: Nguyễn Hải Yến
MSSV: CH1301074
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 05 năm 2014
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 2
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
LỜI NÓI ĐẦU
Thuật ngữ điện toán đám mây “cloud computing” được bắt nguồn từ ý
tưởng đưa tất cả mọi thứ như dữ liệu, phần mềm, tính toán, … lên trên mạng
Internet. Chúng ta sẽ không còn thấy các máy PC, máy chủ của riêng các doanh
nghiệp để lưu trữ dữ liệu, phần mềm nữa mà chỉ còn một số các “máy chủ ảo” tập
trung ở trên mạng. Các “máy chủ ảo” sẽ cung cấp các dịch vụ giúp cho doanh
nghiệp có thể quản lý dữ liệu dễ dàng hơn, họ sẽ chỉ trả chi phí cho lượng sử
dụng dịch vụ của họ, mà không cần phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng cũng như
quan tâm nhiều đến công nghệ.
Nhưng ngày nay với sự bùng nổ của các thiết bị di động ( smart phone,
ipad, tablet, laptop, …) là một phần thiết yếu của cuộc sống con người, là công cụ
truyền thông hiệu quả và thuận tiện, không giới hạn thời gian và địa điểm. Người
dùng di động được tận hưởng các dịch vụ khác nhau từ các ứng dụng (các ứng
dụng iPhone, Google…), chạy trên các thiết bị hoặc trên các máy chủ từ xa thông
qua mạng không dây. Tuy nhiên một vấn đề mà các thiết bị di động đang phải đối
mặt đó là vấn đề tài nguyên (khả năng lưu trữ, băng thông, pin,…) và truyền
thông . Với lý do đó nên điện toán đám mây di động ra đời là sự kết hợp của điện


toán đám mây vào môi trường di động.
Vậy “cloud computing” là gì ? ”Mobile cloud computing” là gì ? Ứng
dụng của chúng ra sao trong thực tế chính là nội dung bài thu hoạch của em .
Em xin cảm ơn Thầy PGS.TSKH. Nguyễn Phi Khứ đã tận tình truyền đạt
kiến thức và có những định hướng giúp em hoàn thành bài thu hoạch.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài thu hoạch của em khó tránh khỏi thiếu
sót, sai lầm em mong Thầy và các bạn góp ý nhận xét để đề tài hoàn thiện hơn.
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 3
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2
MỤC LỤC 4
Chương 1 8
TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 8
Tham số so sánh 18
Điện toán lưới 18
Điện toán đám mây 18
Mục tiêu 18
Hợp tác và chia sẻ các tài nguyên 18
Sử dụng dịch vụ 18
Trọng tâm tính toán 18
Tính toán chuyên sâu 18
Các trường hợp chuẩn và ở mức cao 18
Quản lý công việc 18
Trong một nút vật lý 18
Trong EC2 (Amazon EC2+S3) 18
Mức độ trừu tượng 18
Thấp ( nhiều chi tiết) 18
Cao ( loại bỏ chi tiết) 18

Khả năng mở rộng 18
Bình thường 18
Cao 18
Đa nhiệm 18
Có 18
Có 18
Tính minh bạch, trong suốt 18
Thấp 18
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 4
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
Cao 18
Thời gian thực thi (chạy) 18
Không phải thời gan thực 18
Dịch vụ thời gian thực 18
Kiểu/ loại yêu cầu 18
Một vài (ít) nhưng phân bổ rộng lớn 18
Nhiều nhưng phân bố ( phạm vi ) nhỏ 18
Đơn vị cấp phát 18
Theo công việc, theo tác vụ ( nhỏ) 18
Tất cả các loại hình và kích thước (rộng & hẹp) 18
Ảo hóa 19
Không phải là một thương phẩm 19
Quan trọng 19
Cổng thông tin truy cập 19
Thông qua hệ thống DNS 19
Chỉ sử dụng IP (no DNS registered) 19
Truyền tải 19
Chịu delay của mạng internet 19
Nhanh đáng kể 19
Bảo mật 19

Thấp 19
Cao 19
Hạ tầng 19
Yêu cầu mức thấp 19
Dịch vụ mức cao (SaaS) 19
Hệ điều hành 19
Bất kỳ hệ điều hành chuẩn nào (any OS) 19
A hypervisor (VM) on which multiple OSs run 19
Quyền sở hữu 19
Đa 19
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 5
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
Đơn 19
Kết nối mạng 19
Chấp nhận độ trễ và băng thông thấp 19
Chuyên dụng, cao cấp với độ trễ thấp và băng thông cao 19
Quản lý người dùng 19
Decentralized and also Virtual Organization (VO)-based 19
Centralized or can be delegated to third party 19
Quản lý tài nguyên 19
Distributed 19
Centralized/Distributed 19
Phân bổ- cấp phát – lập kế hoạch 19
Decentralized 19
Cả centralized/decentralized 19
Khả năng tương tác 19
Mở những diễn đàn chuẩn về grid 19
Dịch vụ Web (SOAP và REST) 19
Quản lý lỗi 19
Giới hạn (thường bị lỗi và các ứng dụng phải khởi động lại) 19

Mạnh (có thể dễ dàng di chuyển từ một node đến một node khác) 19
Giao diện thân thiện 19
Thấp 19
Cao 19
Loại hình dịch vụ 20
CPU, network, memory, bandwidth, device, storage,… 20
IaaS, PaaS, SaaS, 20
Mọi thứ đều là dịch vụ 20
Số lượng user 20
ít 20
Nhiều 20
Tài nguyên 20
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 6
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
Giới hạn 20
Không giới hạn 20
Cấu hình 20
Khó 20
Dễ 20
Tương lai 20
Điện toán đám mây 20
Thế hệ tiếp của Internet 20
Chương 2: 21
ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY DI ĐỘNG 21
( Mobile Cloud Computing -MCC) 21
Một đám mây trở thành một công cụ hữu ích để giúp người dùng chia sẻ hình ảnh
di động và video clip một cách hiệu quả và gán thẻ (tag) bạn bè của họ trong các
mạng xã hội phổ biến như Twitter và Facebook. 28
MCC cho phép người sử dụng điện thoại di động để chia sẻ kinh nghiệm thời gian
thực (ví dụ, du lịch, mua sắm, và sự kiện) trên những đám mây thông qua một

blog tự động. Người sử dụng di động (ví dụ, khách du lịch) được hỗ trợ bởi một số
dịch vụ đám mây như hướng dẫn chuyến đi của họ, hiển thị bản đồ, ghi lại hành
trình, và lưu trữ hình ảnh và video 28
Dịch vụ định vị di động (mobile locationing service) cho phép người dùng chụp
một video clip ngắn về các tòa nhà xung quanh. Các thuật toán phù hợp chạy trên
một đám mây có thể sử dụng một lượng lớn thông tin để tìm kiếm vị trí của các
tòa nhà này 28
KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO : 33
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 7
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
1.1. Tổng quan
Trên thực tế, các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp đều đối mặt với những
vấn đề như sau:
- Dữ liệu lớn (data intensive), như các công ty lưu trữ các thông tin địa lý (GIS),
thông tin về biến đổi khí hậu trên một khu vực, các công ty tài chính, chứng
khoán.
- Tính toán nhiều (computation intensive), như các công ty phân tích về thị
trường, phân tích về không gian, phân tích mạng cần thời gian tính toán nhanh.
- Chi phí đầu tư trang bị phần cứng, phần mềm, mạng, chi phí cho quản trị viên,
chi phí bảo trì sửa chữa cao.
- Tính toán khả năng mở rộng, nâng cấp thiết bị, kiểm soát việc bảo mật dữ liệu
cũng như tính sẵn sàng cao của dữ liệu.
 Mô hình điện toán đám mây (ĐTĐM) đang được quan tâm
1.1.1. Lịch sử điện toán đám mây
Trước điện toán đám mây (ĐTĐM), một số hệ thống tính toán được phát
triển như: tính toán song song, tính toán lưới. Tuy nhiên, ĐTĐM chính là một xu
hướng mới của công nghệ thông tin với ý tưởng “di chuyển mọi thứ” như dữ liệu,

phần mềm, tính toán từ máy tính cá nhân lên Internet.
Tuy khái niệm về ĐTĐM có mặt từ lâu (vào năm 1961 do Giáo sư John
MacCarthy “computation may someday be organized as a public utility” (theo
nhưng sự nở rộ các công
ty cung cấp các dịch vụ mới được bắt đầu từ sau năm 2000. Lịch sử phát triển
Cloud Computing được tóm gọn trong hình dưới đây:
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 8
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
Lịch sử phát triển của cloud computing (ĐTĐM)[5]
1.1.2. Khái niệm điện toán đám mây
Có nhiều cách định nghĩa về điện toán đám mây:
Theo Wikipedia: “Điện toán đám mây là một mô hình điện toán có khả năng co
giãn linh động và các tài nguyên thường được ảo hóa để cung cấp như một dịch vụ
trên mạng Internet”.
Theo Gartner: “Điện tón đám mây là một kiểu tính toán trong đó năng lực công
nghệ thông tin có khả năng mở rộng rất lớn được cung cấp dưới dạng dịch vụ qua
mạng Internet đến nhiều khách hàng bên ngoài.”
Theo Forrester Research : “ Một kho tài nguyên cơ sở hạ tầng ảo hóa, có khả
năng mở rộng cao và được quản lý, có thể hỗ trợ các ứng dụng của khách hàng
cuối và được tính tiền theo mức độ sử dụng”
Theo NIST (rõ ràng và bao quát nhất):”Điện toán đám mây là một mô hình cho
phép truy cập mạng thuận tiện, theo nhu cầu đến một kho tài nguyên điện toán
dùng chung, có thể định cấu hình (ví dụ như mạng, máy chủ, lưu trữ, ứng dụng )
có thể được cung cấp và thu hồi một cách nhanh chóng với yêu cầu tối thiểu về
quản lý hoặc can thiệp của nhà cung cấp dịch vụ. ”
Tóm lại: Điện toán đám mây là một giải pháp toàn diện cung cấp công nghệ thông
tin như một dịch vụ. Nó là một giải pháp điện toán dựa trên internet ở đó cung cấp
tài nguyên chia sẻ giống như dòng điện được phân phối trên lưới điện. Các máy
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 9
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng

tính trong các đám mây được cấu hình để làm việc cùng nhau và các ứng dụng
khác nhau sử dụng sức mạnh điện toán tập hợp cứ như thể là chúng đang chạy trên
một hệ thống duy nhất
Mô hình điện toán đám mây
1.1.3. Kiến trúc điện toán đám mây
Kiến trúc của điện toán đám mây bao gồm phần cứng và phần mềm được
thiết kế và kết nối với nhau thông qua các giao diện lập trình ứng dụng, thông
thường là các web service. gồm các thành phần
Hạ tầng đám mây (Cloud Infrastructure): Cơ sở hạ tầng của ĐTĐM là phần
cứng được cung cấp như là các dịch vụ, nghĩa là được chia sẻ và có thể sử dụng lại
dễ dàng. Các tài nguyên phần cứng được cung cấp theo thời gian cụ thể theo yêu
cầu. Dịch vụ kiểu này giúp cho khách hàng giảm chi phí bảo hành, chi phí sử
dụng,…
Lưu trữ đám mây (Cloud Storage): Lưu trữ đám mây là khái niệm tách dữ liệu
khỏi quá trình xử lý và chúng được lưu trữ ở những vị trí từ xa. Lưu trữ đám mây
cũng bao gồm cả các dịch vụ cơ sở dữ liệu, ví dụ như BigTable của Google,
SimpleDB của Amazon,…
Dịch vụ đám mây (Cloud Service): Dịch vụ đám mây là một phần độc lập có
thể kết hợp với các dịch vụ khác để thực hiện tương tác, kết hợp giữa các máy tính
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 10
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
với nhau để thực thi chương trình ứng dụng theo yêu cầu trên mạng. ví dụ các dịch
vụ hiện nay như: Simple Queue Service, Google Maps, các dịch vụ thanh toán linh
hoạt trên mạng của Amazon,…
Ứng dụng đám mây (Cloud application): Ứng dụng đám mây là một đề xuất về
kiến trúc phần mềm sẵn sàng phục vụ, nhằm loại bỏ sự cần thiết phải mua phần
mềm, cài đặt, vận hành và duy trì ứng dụng tại máy bàn/thiết bị của người sử
dụng. Ứng dụng đám mây loại bỏ được các chi phí để bảo trì và vận hành các
chương trình ứng dụng.
1.1.4. Các dịch vụ điện toán đám mây

ĐTĐM cung cấp ba loại hình dịch vụ chính, đó là: SaaS- phần mềm hướng
dịch vụ, PaaS – nền tảng hướng dịch vụ , IaaS – hạ tầng hướng dịch vụ. Các loại
hình dịch vụ khác
thường được phân loại và liệt kê vào một trong ba loại hình trên.
Ba lớp chính của điện toán đám mây
• SaaS- phần mềm hướng dịch vụ: là một dạng phần mềm chạy trên Web có
thể truy cập từ xa (máy tính, smartphone, ). Thường gặp nhất là Hệ thống
quản lý quan hệ khách hàng (Customre Relationship Management – CRM), hệ
thống Email Marketing, hệ thống quản trị nội dung (Content Management
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 11
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
System – CMS), hệ thống HelpDesk, v.v… Thông thường những dịch vụ này
sẽ được “nằm trên mây”, tức là đưa vận hành và lưu trữ trực tiếp từ điện toán
đám mây (Cloud Computing).
− Ưu điểm lớn nhất của SaaS là mọi vấn đề phát sinh và gánh nặng kỹ
thuật để phần mềm vận hành tốt đều sẽ do nhà cung cấp dịch vụ chịu
trách nhiệm.
− Dịch vụ SaaS nổi tiếng hiện nay:
o Google Apps Suit – là dịch vụ miễn phí (đến 10 users) để chúng
ta có thể sử dụng email/calendar/docs của Google bằng chính
tên miền của mình
o Saleforces – là hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
lớn nhất hiện giờ.
o Mailchimp – là một trong những hệ thống Email Marketing
phổ biến nhất hiện nay
o Desk.com - là hệ thống chăm sóc khách hàng (Helpdesk)
• PaaS – nền tảng hướng dịch vụ: có thể hiểu như một môi trường đã cài đặt
tất cả các thành phần chúng ta chỉ việc upcode và chạy không cần quan tâm
đến việc config server , cài đặt các module python
− Ưu điểm của PaaS là thời gan phát triển ứng dụng ngắn, việc triển khai

ứng dụng không còn là vấn đề.
− Dịch vụ PaaS được cung cấp bởi : google app engine , heroku ,
appfog , stackato , dotcloud
• IssS – hạ tầng hướng dịch vụ: là một mô hình dịch vụ mà sẽ cung cấp các
thiết bị nhằm hổ trợ hoạt động hệ thống cho khác hàng. Các thiết bị đó bao
gồm kho dữ liệu, phần cứng, máy chủ (server) và các thành phần networking.
Nhà cung cấp sẽ làm chủ các thiết bị và chịu trách nhiệm cho việc hoạt động
và bảo trì hệ thống. Khách hàng sẽ trả tiền trên các dịch vụ đó.
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 12
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
Tuy những dịch vụ cung cấp khác nhau, mục đích khác nhau, nhưng các nhóm
dịch vụ “as a” như SaaS, PaaS và IaaS trên ĐTĐM có những đặc tính chung
là:
− ĐTĐM thường là các hệ phân tán và cung cấp dịch vụ thông qua hệ thống
Internet.
− Nhiều người thuê: tài nguyên trong hệ thống có thể được chia sẻ để nhiều
người sử dụng. Trong hệ thống nhiều người sử dụng không đồng thời,
những nhà cung cấp sẽ được lợi về mức đầu tư hệ thống và người sử dụng
sẽ được thừa hưởng những hạ tầng tính toán hiệu năng cao.
− Khả năng mở rộng: khi công việc mở rộng, với ĐTĐM, hệ thống dễ dàng
được nâng cấp thêm về phần cứng, phần mềm để đáp ứng công việc một
cách hiệu quả.
− Sử dụng theo tùy chọn: Hệ thống sẽ cung cấp lượng tài nguyên tối thiểu xử
lý để đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Lượng tài nguyên sẽ tăng khi có nhu
cầu thêm của người sử dụng và giảm khi cần thiết. Người sử dụng chỉ trả
chi phí cho nhu cầu sử dụng.
− Độc lập thiết bị : người sử dụng có thể sử dụng các dịch vụ bằng nhiều loại
thiết bị khác nhau như: laptop, smartphone, tablet,… với điều kiện là các
thiết bị kết nối được mạng Internet.
− Chi phí thấp: người sử dụng không cần phải mua tài nguyên mà chỉ cần

thuê. Với việc thuê, người thuê sẽ giảm bớt những chi phí bảo trì, bảo
dưỡng,… đối với những tài nguyên thuê.
− Tính ổn định: các hệ thống luôn được sao lưu ở nhiều nơi (ta gọi là các
site). Do đó, khi có một site không hoạt động (do các lí do: bảo trì, mất
điện, hư hỏng, thiên tai) thì hệ thống vẫn hoạt động với sự hỗ trợ của các
site khác.
Trong ĐTĐM, người sử dụng cần quan tâm đến những giá trị “tối ưu” của hệ
thống mang lại. Và đó cũng chính là những tiêu chí chất lượng hạ tầng đối với các
nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm:
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 13
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
STT Dịch vụ Tiêu chuẩn Mục tiêu
Thể hiện trên
dịch vụ
1 SaaS
- Chất lượng dịch vụ (QoS)
của ứng dụng
- Thời gian chạy ứng dụng
- Mức độ thông suốt khi
chạy ứng dụng
- Thời gian
thực thi ứng
dụng và mức
độ thông
suốt khi sử
dụng
- Kỹ thuật cài
đặt , các
thông số trên
phần mềm

2 PaaS
- Các ứng dụng máy ảo ,
thời gian chạy ứng dụng,
mức độ thông suốt
- Về các tiện ích
- Lợi ích của
nền tảng
- Số lượng các
máy ảo ,
licences
- Các đoạn
tuyến, cache
của các máy
ảo
3 IaaS
- Bộ xử lý, bộ nhớ, các ứng
dụng quản lý đĩa
- Thời gian thực thi
- Mức độ cấp phát máy ảo
- Các ứng
dụng phần
cứng
- Việc cấp
phát bộ xử lý
cho máy ảo
- Cấu hình cho
máy ảo
( CPU, bộ
nhớ, )
- Băng thông

mạng
1.1.5. Các kiểu điện toán đám mây
• Đám mây công cộng (Public Cloud): là các dịch vụ đám mây do bên thứ 3
(người bán) cung cấp. Chúng tồn tại ngoài tường lửa công ty, được lưu trữ đầy
đủ và do nhà cung cấp đám mây quản lý.
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 14
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
• Đám mây riêng (Private Cloud) (hay còn gọi là đám mây doanh nghiệp): là các
dịch vụ đám mây này được cung cấp cho nội bộ cơ quan, tổ chức và doanh
nghiệp. Những đám mây này tồn tại bên trong tường lửa công ty và chúng
được doanh nghiệp trực tiếp quản lý.
• Đám mây lai (Hybrid Cloud) : là một sự kết hợp của các đám mây công cộng
và đám mây riêng. Các đám mây này đều do doanh nghiệp tạo ra và trách
nhiệm quản lý sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung
cấp đám mây công cộng.
• Đám mây cộng đồng (Community Cloud): đề cập đến một cơ sở hạ tầng điện
toán đám mây được thành lập bởi một tập đoàn của một số tổ chức có khả năng
có những yêu cầu phổ biến cho một cơ sở hạ tầng điện toán đám mây. Do đó,
họ có thể đồng ý thực hiện một cơ sở hạ tầng chung đó là đáng tin cậy và chi
phí hiệu quả
1.2. Những đặc trưng cơ bản của điện toán đám mây
Các dịch vụ đám mây đưa ra 5 đặc trưng cơ bản thể hiện mối quan hệ của
chúng như sau:
• Tính linh hoạt, mềm dẻo : có thể tăng hoặc giảm cấp phát tài nguyên theo
yêu cầu
• Tính có thể thay đổi qui mô
• Tính tự phục vụ theo yêu cầu.
• Giao tiếp theo dạng tiêu chuẩn hóa : chuẩn APIs
• Dịch vụ được đo đếm: dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu
1.3. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng điện toán đám mây

1.3.1. Lợi ích
− Tiết kiệm chi phí đầu tư : mua phần cứng,phần mềm. Thuê phần mềm
thông qua dịch vụ điện toán đám mây và "xài bao nhiêu trả bấy nhiêu" giúp
chúng ta thoát khỏi áp lực tài chính
− Chi phí quản lý hệ thống công nghệ thông tin thấp: luôn được tiếp cận với
phiên bản phần mềm mới nhất mà không cần sự hỗ trợ từ chuyên viên công
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 15
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
nghệ thông tin. giảm chi phí hỗ trợ, vận hành, bảo trì, giảm chi phí nhân
công IT
− Dung lượng lớn: Chi phí thuê dung lượng sẽ rẻ hơn rất nhiều chi phí bạn
phải bỏ ra để mua thêm ổ cứng cho các máy tính của bạn.
− Giảm thiểu rủi ro: Bảo mật dữ liệu sẽ là trách nhiệm của công ty cung cấp
dịch vụ điện toán đám mây chứ không phải của bạn.
− Truy cập mọi lúc mọi nơi: Truy cập các tài liệu của bạn từ nhà hoặc từ bất
kỳ nơi nào khác mà không gặp phải trở ngại nào
1.3.2. Khó khăn trở ngại
− Trở ngại về bảo mật (security): Vấn đề bảo mật và thông tin riêng tư -
Security and Privacy: hacker và nhiều người cố ý có thể xâm nhập vào hệ
thống và truy xuất những dữ liệu nhạy cảm bên trong hệ thống
− Trở ngại về tính riêng tư (privacy): Các thông tin về người sử dụng như
tuổi, sở thích, giới tính, thu nhập có thể bị mất. Hơn thế nữa, người sử dụng
các dịch vụ đối mặt với những vấn đề về bản quyền và ý tưởng
− Trở ngại về tính pháp lý: đối với các quốc gia như Việt Nam, những tranh
chấp và sự cố trong việc sử dụng các dịch vụ cloud computing đặt tại các
nước khác là vấn đề liên quan đến các pháp luật liên chính phủ và cần có
những hành lang pháp lý ổn định
− Trở ngại khi chuyển đổi dịch vụ (hoặc chuyển sang sử dụng hệ thống cloud
khác): Người sử dụng dịch vụ cloud qua nhiều năm sẽ phải đối mặt với việc
chuyển đổi hệ thống. Do đó, việc chọn lựa hệ thống đầu tiên sử dụng sẽ là

bài toán về đầu tư. Sự trở ngại này đặc biệt đối với dịch vụ PaaS, khi đó,
người sử dụng phải chọn các yếu tố như: ngôn ngữ lập trình, các gói
chương trình/phần mềm đã được lập trình. Một minh họa cụ thể là: các gói
chương trình của Facebook chỉ thực hiện được trên nền tảng Facebook mà
không thực hiện được trên nền tảng khác.
1.4. Xu hướng ứng dụng Cloud computing trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới:
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 16
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
• Vương quốc Anh: Tại đây, Chính phủ đã xây dựng “G-cloud” một mạng
điện toán đám mây trên quy mô toàn chính phủ và cũng là một ưu tiên
chiến lược.
• Nhật Bản: Tại đây, Chính phủ đang triển khai một sáng kiến lớn về điện
toán đám mây, nhân rộng “đám mây Kasumigaseki” (được đặt theo tên
một khu vực tại Tokyo nơi đặt văn phòng các Bộ thuộc Chính phủ Nhật
Bản). Sáng kiến này tìm cách phát triển một môi trường điện toán đám
mây riêng có thể host toàn bộ hệ thống tính toán của chính phủ Nhật Bản.
• Thái Lan: Tại đây, Cơ quan Dịch vụ Công nghệ Thông tin Chính phủ
(Goverment Information Technology Service – GITS) đang xây dựng một
đám mây điện toán riêng để các cơ quan chính phủ Thái Lan sử dụng.
• Niu-di-lân: Tại đây, Bộ Thương mại đã công bố vào tháng 6 năm 2009
việc họ sẽ tập trung hóa hoạt động mua sắm CNTT của tất cả các cơ quan
chính phủ, tìm cách hình thành nên “các trung tâm kiến thức chuyên môn”
tập trung vào việc hợp lý hóa vào việc mua sắm và nghiên cứu xem điện
toán đám mây và SaaS có thể đóng một vai trò quan trọng hơn trong
tương lai như thế nào.
• Singapore: Cơ quan phát triển Thông tin & Truyền thông Singapore
(Infocomm Development Authority of Singapore – iDA) khẳng định
rằng điện toán đám mây thể hiện “một bối cảnh mới quan trọng trong lĩnh
vực công nghệ thông tin” và do đó, “điều quan trọng là Singapore phải

chuẩn bị thật tốt để khai thác điện toán đám mây với quy mô, ảnh hưởng và
tính cạnh tranh kinh tế lớn hơn”.
1.4.2. Ở Việt Nam:
Khái niệm “điện toán đám mây vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam.” Về thực
trạng ứng dụng điện toán đám mây ở các doanh nghiệp Việt Nam, có thể rút ra kết
luận như sau: Hiện nay đã có một vài doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đưa điện
toán đám mây vào ứng dụng và hiệu suất kinh doanh được cải thiện đáng kể.
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 17
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
(công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Việt Nam)Tuy nhiên số lượng là khá
ít. Phần lớn vẫn chỉ dừng ở mức quan tâm và tìm hiểu.
1.5. Vài nét so sánh điện toán đám mây và điện toán lưới
Tham số so sánh Điện toán lưới Điện toán đám mây
Mục tiêu Hợp tác và chia sẻ các tài
nguyên
Sử dụng dịch vụ
Trọng tâm tính toán - Tính toán chuyên sâu
- Vận hành
Các trường hợp chuẩn và
ở mức cao
Quản lý công việc Trong một nút vật lý Trong EC2 (Amazon
EC2+S3)
Mức độ trừu tượng Thấp ( nhiều chi tiết) Cao ( loại bỏ chi tiết)
Khả năng mở rộng Bình thường Cao
Đa nhiệm Có Có
Tính minh bạch, trong
suốt
Thấp Cao
Thời gian thực thi (chạy) Không phải thời gan thực Dịch vụ thời gian thực
Kiểu/ loại yêu cầu Một vài (ít) nhưng phân

bổ rộng lớn
Nhiều nhưng phân bố
( phạm vi ) nhỏ
Đơn vị cấp phát Theo công việc, theo tác
vụ ( nhỏ)
Tất cả các loại hình và
kích thước (rộng &
hẹp)
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 18
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
Ảo hóa Không phải là một
thương phẩm
Quan trọng
Cổng thông tin truy cập Thông qua hệ thống DNS Chỉ sử dụng IP (no DNS
registered)
Truyền tải Chịu delay của mạng
internet
Nhanh đáng kể
Bảo mật Thấp Cao
Hạ tầng Yêu cầu mức thấp Dịch vụ mức cao (SaaS)
Hệ điều hành Bất kỳ hệ điều hành
chuẩn nào (any OS)
A hypervisor (VM) on
which multiple OSs
run
Quyền sở hữu Đa Đơn
Kết nối mạng Chấp nhận độ trễ và băng
thông thấp
Chuyên dụng, cao cấp với
độ trễ thấp và băng

thông cao
Quản lý người dùng Decentralized and also
Virtual Organization
(VO)-based
Centralized or can be
delegated to third
party
Quản lý tài nguyên Distributed Centralized/Distributed
Phân bổ- cấp phát – lập
kế hoạch
Decentralized Cả
centralized/decentrali
zed
Khả năng tương tác Mở những diễn đàn chuẩn
về grid
Dịch vụ Web (SOAP và
REST)
Quản lý lỗi Giới hạn (thường bị lỗi và
các ứng dụng phải
khởi động lại)
Mạnh (có thể dễ dàng di
chuyển từ một node
đến một node khác)
Giao diện thân thiện Thấp Cao
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 19
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
Loại hình dịch vụ CPU, network, memory,
bandwidth, device,
storage,…
IaaS, PaaS, SaaS,

Mọi thứ đều là dịch vụ
Số lượng user ít Nhiều
Tài nguyên Giới hạn Không giới hạn
Cấu hình Khó Dễ
Tương lai Điện toán đám mây Thế hệ tiếp của Internet
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 20
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
Chương 2:
ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY DI ĐỘNG
( Mobile Cloud Computing -MCC)
2.1. Giới thiệu
Ngày nay với sự bùng nổ của các thiết bị di động ( smart phone, ipad,
tablet, laptop, …) là một phần thiết yếu của cuộc sống con người, là công cụ
truyền thông hiệu quả và thuận tiện, không giới hạn thời gian và địa điểm. Người
dùng di động được tận hưởng các dịch vụ khác nhau từ các ứng dụng (các ứng
dụng iPhone, Google…), chạy trên các thiết bị hoặc trên các máy chủ từ xa thông
qua mạng không dây. Tuy nhiên một vấn đề mà các thiết bị di động đang phải đối
mặt đó là vấn đề tài nguyên (khả năng lưu trữ, băng thông, pin,…) và truyền thông
. Với lý do đó nên điện toán đám mây di động ra đời là sự kết hợp của điện toán
đám mây vào môi trường di động.
Không giống như các công nghệ điện toán di động thông thường, tài
nguyên trong điện toán đám mây di động được ảo hóa và được gán cho một nhóm
các máy tính phân tán khổng lồ. Nhiều ứng dụng dựa trên Điện toán đám mây di
động như gmail của Google, các hệ thống Định vị và Bản đồ cho di động, tìm
kiếm bằng giọng nói và một số ứng dụng trên nền tảng Android, MobileMe của
Apple, LiveMesh của Microsoft và Motoblur của Motorola, đã được phát triển
và phục vụ người sử dụng.
Phân phối các dịch vụ đám mây trong môi trường di động sẽ gặp phải nhiều
thách thức. Một thiết bị di động cũng không thể thường xuyên online nên cũng cần
xem xét đến giải pháp offline. Sự thiếu vắng các chuẩn, tính bảo mật và tính riêng

tư, yêu cầu về các ứng dụng di động linh hoạt có thể là cản trở đối sự phát triển
của Điện toán đám mây di động .
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 21
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
2.2. Khái niệm
Thuật ngữ "điện toán đám mây di động" Mobile Cloud Computing
( MCC) ra mắt vào giữa năm 2007. Nó đã thu hút được sự chú ý của các doanh
nhân như một lựa chọn kinh doanh có lợi nhuận, làm giảm các chi phí phát triển
và chạy các ứng dụng di động, của người sử dụng di động như là một công nghệ
mới để trải nghiệm một loạt các dịch vụ di động với chi phí thấp, và các nhà
nghiên cứu như một hứa hẹn cho giải pháp IT xanh
MCC đề cập đến một cơ sở hạ tầng lưu trữ và xử lý dữ liệu xảy ra bên
ngoài thiết bị di động. Ứng dụng đám mây di động di chuyển sức mạnh tính toán
và lưu trữ dữ liệu từ điện thoại di động và vào các đám mây, các ứng dụng và tính
toán di động của không phải chỉ người dùng điện thoại thông minh mà phạm vi
rộng hơn nhiều các thuê bao di động "
Aepona [5] mô tả MCC là một mô hình mới cho các ứng dụng di động,
theo đó việc xử lý dữ liệu và lưu trữ được chuyển từ thiết bị di động vào các nền
tảng mạnh mẽ và tập trung đặt trong các đám mây. Các ứng dụng này sau đó được
truy cập qua kết nối không dây dựa trên trình duyệt web trên các thiết bị di động.
Ngoài ra, MCC có thể được định nghĩa là một sự kết hợp của web di động
và điện toán đám mây, là công cụ phổ biến nhất cho người sử dụng di động để truy
cập vào các ứng dụng và dịch vụ trên Internet.
Tóm lại, MCC cung cấp cho người sử dụng di động với việc xử lý dữ liệu
và các dịch vụ lưu trữ trong các đám mây. Các thiết bị di động không cần một cấu
hình mạnh mẽ (ví dụ, CPU tốc độ và dung lượng bộ nhớ) vì tất cả các mô-đun tính
toán phức tạp có thể được xử lý trong những đám mây.
2.3. Kiến trúc của MCC
Kiến trúc của MCC được hiển thị như hình sau đây:
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 22

Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
Kiến trúc MCC
Trong đó :
Các thiết bị di động kết nối đến các mạng di động thông qua các trạm gốc ( Ví
dụ : các điểm truy cập ( access point ), vệ tinh (Satellite), trạm thu phát cơ sở
(Base Transceiver Station). Các trạm gốc này thiết lập và điều khiển các kết
nối,các giao diện chức năng giữa các mạng và các thiết bị di động. Yêu cầu và
thông tin của người dùng di động (ví dụ: ID , vị trí) được truyền đến bộ vi sử lý
trung tâm được kết nối với máy chủ cung cấp dịch vụ di động . Ở đây, các dịch vụ
như nhận thực, cấp phép và tính toán AAA (Authentication , authorization,
accounting) có thể được cung cấp đến người sử dụng dựa trên Home Agent (HA)
và dữ liệu thuê bao lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Sau đó, các yêu cầu của thuê bao
được chuyển lên đám mây thông qua Internet. Các bộ điều khiển đám mây ở trong
đám mây, xử lý các yêu cầu để cung cấp cho người sử dụng di động các dịch vụ
đám mây tương ứng. Những dịch vụ này được phát triển dựa trên các khái niệm
điện toán tiện dụng, ảo hóa và kiến trúc hướng dịch vụ ( ví dụ : Web, ứng dụng,
máy chủ cơ sở dữ liệu)
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 23
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
2.4. Ưu điểm cuả MCC
• Tiết kiệm pin:
Pin là một trong những mối quan tâm chính cho các thiết bị di động. Một số
giải pháp đã được đề xuất để nâng cao hiệu suất của CPU và để quản lý đĩa,
màn hình một cách thông minh để giảm tiêu thụ điện năng. Tuy nhiên, các
giải pháp này yêu cầu thay đổi trong cấu trúc của thiết bị di động, hoặc yêu
cầu một phần cứng mới mà kết quả có thể làm gia tăng chi phí và có thể
không khả thi cho tất cả các thiết bị di động . Kỹ thuật dỡ tải tính toán
(computation offloading) được đề xuất để di chuyển các tính toán lớn và
phức tạp từ các thiết bị có nguồn lực hạn chế (các thiết bị di động) cho các
máy tính tháo vát ( các máy chủ trong các đám mây).Việc thực hiện ứng

dụng từ xa có thể tiết kiệm năng lượng đáng kể. Ví dụ, giảm tải cho
chương trình tối ưu hóa trình biên dịch cho xử lý hình ảnh có thể làm giảm
41% tiêu thụ năng lượng của một thiết bị di động. Ngoài ra, sử dụng bộ
nhớ số học đơn vị và giao diện (MAUI - memory arithmetic unit and
interface) để di chuyển các thành phần trò chơi di động đến các máy chủ
trong các đám mây có thể tiết kiệm 27% tiêu thụ năng lượng cho các trò
chơi máy tính và 45% cho các trò chơi cờ vua.
• Cải thiện khả năng lưu trữ dữ liệu và sức mạnh xử lý:
MCC cho phép người sử dụng di động có thể lưu trữ / truy cập dữ liệu lớn
trên đám mây thông qua mạng không dây. Ví dụ đầu tiên là Amazon
Simple Storage Service (Amazon S3), dịch vụ hỗ trợ lưu trữ tập tin. Một ví
dụ khác là Image Exchange sử dụng không gian lưu trữ lớn trong các đám
mây cho người sử dụng di động. Dịch vụ chia sẻ anh trên di động cho
phép người sử dụng di động để tải hình ảnh lên những đám mây ngay lập
tức sau khi chụp. Người dùng có thể truy cập tất cả các hình ảnh từ bất kỳ
thiết bị nào. Với đám mây,người dùng có thể tiết kiệm số tiền đáng kể cho
năng lượng và không gian lưu trữ trên các thiết bị di động của họ vì tất cả
các hình ảnhđược gửi đi và xử lý trên những đám mây.
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 24
Bài thu hoạch Tìm hiểu về điện toán đám mây di động và ứng dụng
• Cải thiện độ tin cậy:
Lưu trữ dữ liệu hoặc chạy các ứng dụng trên đám mây là một cách hiệu quả
để cải thiện độ tin cậy vì các dữ liệu và ứng dụng được lưu trữ và sao lưu
trên nhiều máy tính. Điều này làm giảm nguy cơ bị mất dữ liệu và ứng
dụng trên các thiết bị di động. Ngoài ra, MCC có thể được thiết kế như là
một mô hình bảo mật toàn diện dữ liệu cho các nhà cung cấp dịch vụ và
người sử dụng.
Ví dụ: các đám mây có thể được sử dụng để bảo vệ bản quyền nội dung
số (ví dụ, video, clip, và âm nhạc) không bị lạm dụng và phân phối trái
phép . Ngoài ra, các đám mây từ xa có thể cung cấp cho người sử dụng di

động với dịch vụ bảo vệ chẳng hạn như quét virus, phát hiện mã độc hại, và
xác thực. Ngoài ra, bảo mật dựa trên dịch vụ đám mây có thể nâng cao hiệu
quả các dịch vụ bằng việc sử dụng hiệu quả các dữ liệu thu thập được từ
nhiều người dùng khác nhau.
• Khả năng cung cấp động:
Linh động trong việc cung cấp theo yêu cầu các nguồn tài nguyên, dịch vụ
để chạy các ứng dụng của họ.
• Khả năng mở rộng
Việc triển khai các ứng dụng di động có thể được thực hiện và mở rộng để
đáp ứng nhu cầu về số lượng không đoán trước được của người dùng (do
cung cấp nguồn tài nguyên rất linh hoạt)
• Dễ dàng tích hợp:
Nhiều dịch vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau có thể được tích hợp
dễ dàng thông qua các đám mây và internet.
2.5. Ứng dụng của điện toán đám mây di động
2.1.1.1. Thương mại di động (Mobile Commerce)
Thương mại di động ( m- Commerce) là một mô hình kinh doanh thương
mại bằng cách sử dụng các thiết bị di động (ví dụ : giao dịch và thanh toán qua di
động, nhắn tin di động và bán vé qua di động). Các ứng dụng thương mại di động
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 25

×