Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

GIÁO TRÌNH bài tập vật lý 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.56 KB, 19 trang )

GIÁO TRÌNH BÀI TẬP VẬT LÝ 9
CHƯƠNG III – QUANG HỌC
BÀI 40 – 41 : Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Chiếu 1 tia sáng tới từ không khí vào nước độ lớn góc khúc xạ như thế nào so với góc tới?
A. lớn hơn. B. bằng nhau.
C. nhỏ hơn. D. lúc lớn, lúc nhỏ, luân phiên thay đổi.
Câu 2: Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì :
A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới C. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
B. Góc khúc xạ bằng góc tới D. Góc khúc xạ lớn hoặc nhỏ hơn góc tới
Câu 3 : Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi
trường
A. Bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ
hai.
Câu 4 : Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì
A. r < i. B. r > i. C. r = i. D. 2r = i.
Câu 5: Chiếu tia tới SI từ không khí tới mặt phân cách với thuỷ tinh. Trong các tia đã cho ở hình 2, tia
nào là tia khúc xạ?
Hình 2
A. Tia 1. B. Tia 2. C. Tia 3. D. Tia 4.
Câu 6: Bạn Lan chiếu một tia sáng đi từ không khí vào nước và đo góc tới và góc khúc xạ. Hãy chỉ cặp số liệu
nào có thể là kết quả mà Lan thu được.
A. Góc tới bằng 40
0
30’; Góc khúc xạ bằng 60
0
. B. Góc tới bằng 60


0
’; Góc khúc xạ bằng 40
0
30’.
C. Góc tới bằng 90
0
’; Góc khúc xạ bằng 0
0
. D. Góc tới bằng 0
0
’; Góc khúc xạ bằng 90
0
.
Câu 7: Câu nào dưới đây liệt kê đầy đủ những đặc điểm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia sáng là đường thẳng.
B. Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
C. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
D. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi truyền từ môi trường trong suốt này sang
môi trường trong suốt khác.
Câu 8: Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?
A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.
B. Khi ta soi gương.
C. Khi ta quang sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.
D. Khi ta xem chiếu bóng.
Câu 9: Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc
xạ ánh sáng?
A. Trên đường truyền trong không khí. B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước.
C. Trên đường truyền trong nước. D. Tại đáy xô nước.
Câu 11: Một con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm
con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?

A. Không lần nào? B. Một lần. C. Hai lần. D. Ba lần
1
Câu 12: Một cốc thủy tinh trong, đáy phẳng, đựng nước trong , được đặt trên một tờ giấy có chữ O. Một người
đặt mắt trên phương thẳng đứng, nhìn chữ O đó qua mặt nước trong cốc. Hỏi tia sáng truyền từ chữ O đến mắt
đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?
A. Một lần. B. Hai lần. C. Ba lần. D. Bốn lần.
Câu 13: Có một chiếc ca hình trụ, bằng nhựa không trong suốt, gọi ABCD là mặt cắt thẳng đứng của chiếc ca
(hình 40-41.3). Một người đặt mắt theo phương BD, nhìn vào trong ca, vừa vặn không thấy được đáy ca. Đổ
nước vào trong ca. Người ấy sẽ nhìn thấy gì?
A. Người ấy vẫn không nhìn thấy đáy ca.
B. Người ấy nhìn thấy một phần của đáy ca.
C. Người ấy nhìn thấy toàn bộ đáy ca.
D. Người ấy còn không nhìn thấy cả một phần dưới của thành bên AB.
Câu 14: Có một tia sáng chiếu từ không khí xiên góc vào mặt nước thì:
A. góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới. B. góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.
C. góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới. D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.
Câu 15: Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xuyên góc vào mặt nước và
ló ra ngoài không khí thì:
A. góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới. B. góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.
C. góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới. D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.
Câu 16: Chiếu một tia sáng từ không khí vào thuỷ tinh, với góc tới bằng 60
0
thì:
A. góc khúc xạ lớn hơn 60
0
. B. góc khúc xạ bằng 60
0
.
C. góc khúc xạ nhỏ hơn 60
0

. D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
Câu 17: Chiếu một tia sáng từ trong nước ra không khí, với góc tới bằng 30
0
thì:
A. góc khúc xạ lớn hơn 30
0
. B. góc khúc xạ bằng 30
0
.
C. góc khúc xạ nhỏ hơn 30
0
. D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
Câu 18: Viết chữ “Đ” vào ô đứng trước câu đúng, và chữ “S” vào ô đứng trước câu sai.
a. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng chỉ xảy ra tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. (đúng)
b. Có thể nói mặt phẳng tạo bởi tia tới và tia khúc xạ cũng là mặt phẳng tới. (đúng)
c. Góc tới là góc tạo bởi tia tới và mặt phân cách. (sai)
d. Góc khúc xạ là góc tạo bởi tia khúc xạ và tia tới.(sai)
đ. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.(sai)
e. Khi tia sáng chiếu xuyên góc từ không khí vào nước thì góc tới bao giờ cũng lớn hơn góc khúc xạ.(đúng)
g. Góc tới bằng 0
0
thì góc khúc xạ cũng bằng 0
0
.(đúng)
h. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.(đúng)
i. Góc khúc xạ tăng tỉ lệ thuận với góc tới.(đúng)
k. Khi tia sáng chiếu vuông góc vào mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt thì nó sẽ truyền thẳng.(đúng)
Câu 19: Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Một tia sáng chiếu chếch từ không khí vào mặt một
chất trong suốt. Tia sáng đó bị gãy khúc.

b. Tia khúc xạ và tia tới luôn luôn cùng nằm trong mặt
phẳng tới. Mặt phẳng tới là
c. Góc tới là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến qua
điểm tới; Còn góc khúc xạ là
d. Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì
1. góc tạo bởi tia khúc xạ và pháp tuyến qua điểm tới.
2. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.
3. mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến của mặt phân
cách qua điểm tới.
4. ngay tại bề mặt, khi bắt đầu truyền vào chất trong suốt
đó. Đó là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
2
BÀI 42 – 43 : Thấu kính hội tụ - Ánh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
BÀI 44 – 45 : Thấu kính phân kì – Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Ảnh tạo bởi thấu kính phân kì luôn có tính chất là ?
A. Ánh thật, lớn hơn vật. B. Ảnh thật, nhỏ hơn vật.
C. Ảnh ảo, lớn hơn vật. D. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
Câu 2: Chiếu một chùm sáng tia tới song song với trục chính đi qua thấu kính phân kỳ thì chùm tia ló có tính
chất gì?
A. Chùm tia ló hội tụ B. Chùm tia ló song song
C. Chùm tia ló phân kỳ D. Cả A B C đều sai
Câu 3: Một vật AB đặt vuông góc với trục chính thấu kính phân kỳ cho ảnh ảo nhỏ hơn vật 3 lần và cách thấu
kính 10cm. Hỏi vật đặt cách thấu kính bao nhiêu?
A. 20 cm B. 30 cm C. 40 cm D. 60 cm.
Câu 4: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ tuân theo định luật nào sau đây ?
A. Định luật phản xạ ánh sáng B. Định luật khúc xạ ánh sáng
C. Định luật truyền thẳng ánh sáng D. Định luật tán xạ ánh sáng
Câu 5 : Một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ. Đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi thấu kính là:
A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật B. Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật

C. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật D. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật
Câu 6 : Một thấu kinh hội có tiêu cự 10cm, khoảng cách giữa hai tiêu điểm FF’ là bao nhiêu ?
A. 10 cm. B. 20 cm. C. 30 cm. D. 40 cm.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây là không phù hợp với thấu kính phân kỳ ?
A. có phần rìa mỏng hơn ở giữa.
B. làm bằng chất liệu trong suốt
C. có thể có một mặt phẳng còn mặt kia là mặt cầu lõm.
D. có thể hai mặt của thấu kính đều có dạng hai mặt cầu lõm.
Câu 8: Vật thật nằm trước thấu kính và cách thấu kính một khoảng d với f < d < 2f thì cho
A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
C. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều và bằng vật.
Câu 9: Khi nói về thấu kính, câu kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.
B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa.
C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 10: Thấu kính phân kỳ là loại thấu kính ?
A. Có phần rìa dày hơn phần giữa. C. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
B. Có phần giữa và phần rìa dày như nhau. D. Có phần giữa và rìa mỏng như nhau.
Câu 11: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm, đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính cách
thấu kính d(cm). Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cho ảnh nhỏ hơn vật?
A. d = 6cm B. d = 12cm C. d = 24cm D. d = 36cm
Câu 12: Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một
khoảng OA cho ảnh A’B’ cao bằng nửa vật AB khi:
A.
OA f
<
B.
OA f
=

C.
OA f
>
D.
2OA f
=
Câu 13: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló có đặc điểm nào dưới đây?
A. Đi qua tiêu điểm. B. Song song với trục chính.
C. Đi qua quang tâm. D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 14: Ảnh của một vật sáng tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh nào dưới đây?
A. Ảnh thật lớn hơn vật. B. Ảnh thật nhỏ hơn vật.
C. Ảnh ảo lớn hơn vật. D. Ảnh ảo nhỏ hơn vật.
Câu 15: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 8 cm. Thấu
kính cho ảnh ảo khi
A. vật đặt cách thấu kính 4 cm. B. vật đặt cách thấu kính 12 cm.
C. vật đặt cách thấu kính 16 cm. D. vật đặt cách thấu kính 24 cm.
Câu 16: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, ban đầu đặt cách thấu kính
một khoảng bằng hai lần tiêu cự (2f). Thấu kính sẽ cho ảnh ảo trong trường hợp nào sau đây?
3
A. Từ vị trí ban đầu, dịch vật một khoảng f/2 lại gần thấu kính.
B. Từ vị trí ban đầu, dịch vật một khoảng f/2 ra xa thấu kính.
C. Từ vị trí ban đầu, dịch thấu kính một khoảng 3f/2 lại gần vật.
D. Từ vị trí ban đầu, dịch thấu kính một khoảng 3f/2 ra xa vật.
Câu 17: Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15 cm. Ảnh
sẽ ngược chiều vật khi tiêu cự của thấu kính là
A. 40 cm. C. 20 cm. B. 30 cm. D. 10 cm.
Câu 18: Khi nói về thấu kính, câu kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.
B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa.
C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 19: Thấu kính phân kỳ là loại thấu kính ?
A. Có phần rìa dày hơn phần giữa. B. Có phần giữa và phần rìa dày như nhau.
C. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa. D. Có phần giữa và rìa mỏng như nhau.
Câu 20: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm, đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính. Trong
các vị trí của vật sau đây, vị trí nào cho ảnh nhỏ hơn vật?
A. 6cm B. 12cm C. 24cm D. 36cm
Câu 21: Tia tới song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một
điểm cách quang tâm O của thấu kính 15cm. Tiêu cự của thấu kính này là:
A. 15cm. B. 20cm. C. 25cm. D. 30cm.
Câu 22: Thấu kính hội tụ có đặc điểm và tác dụng nào dưới đây ?
A. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
B. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
C. Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
D. Có phần giữa dày hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
Câu 23: Chỉ ra câu sai trong các câu sau đây ?
Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ theo phương vuông góc với mặt thấu kính thì tia
khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ :
A. loe rộng dần ra. B. thu nhỏ dần lại. C. bị thắt lại. D. gặp nhau tại một điểm.
Câu 24: Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ qua tiêu điểm, nếu :
A. Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.
C. Tia tới song song với trục chính.
D. Tia tới bất kì.
Câu 25: Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu :
A. tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.
C. Tia tới song song với trục chính.
D. Tia tới bất kì.
Câu 26: Chọn câu sai ? Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.

A. ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.
B. ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hoặc nhỏ hơn cây nến.
C. ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
D. ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.
Câu 27: Thấu kính phân kì đặc điểm và tác dụng nào dưới đây ?
E. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
F. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
G. Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
H. Có phần giữa dày hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
Câu 28: Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính phân kì, theo phương vuông góc với mặt thấu
kính thì
A. chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính loe rộng dần ra.
B. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính thu nhỏ dần lại.
C. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có chỗ bị thắt lại.
D. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có chỗ trở thành chùm tia song song.
Câu 29: Chiếu một tia sáng qua quang tâm của một thấu kính phân kì, theo phương không song song với trục
chính. Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương nào ?
4
A. Phương bất kì. B. Phương lệch ra xa trục chính so với tia tới.
C. Phương lệch lại gần trục chính so với tia tới. D. Phương cũ.
Câu 30 : Chiếu một tia sáng qua quang tâm của một thấu kính phân kì, theo phương song song với trục chính.
Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương nào ?
A. Phương bất kì. B. Phương lệch ra xa trục chính so với tia tới.
C. Phương lệch lại gần trục chính so với tia tới. D. Phương cũ.
Câu 31: Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính phân kì, theo phương vuông góc với mặt thấu
kính thì tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ :
A. loe rộng dần ra. B. thu nhỏ dần lại. C. bị thắt lại. D. trở thành chùm tia song song.
Câu 32: Di chuyển một ngọn nến dọc theo trục chính của một thấu kính phân kì, rồi tìm ảnh của nó, ta sẽ thấy
gì ?
A. có lúc ta thu được ảnh thật, có lúc ta thu được ảnh ảo.

B. nếu đặt ngọn nến ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính, ta sẽ thu được ảnh thật.
C. ta chỉ thu được ảnh ảo, nếu đặt thấu kính trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
D. Ta luôn luôn thu được ảnh ảo, dù đặt ngọn nến ở bất kì vị trí nào.
Câu 33: Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì ?
A. có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo. B. chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến.
C. chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến. D. chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến.
Câu 34: Đặt một ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính, ta thấy một ảnh lớn hơn chính ngón
tay. Ảnh đó là thật hay ảo ? Thấu kính này là hội tụ hay phân kì ?
A. Ảnh đó là thật ; thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
B. ảnh đó là ảnh ảo ; thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
C. ảnh đó là ảnh thật ; thấu kính đó là thấu kính phân kì .
D. ảnh đó là ảnh ảo ; thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
Câu 35: Trong các thông tin sau đây, thông tin nào không phù hợp với thấu kính phân kì ?
A. Vật đặt trước thấu kính cho ảnh ảo. B. Ảnh luôn lớn hơn vật.
C. Ảnh và vật luôn cùng chiều. D. Ảnh nằm gần thấu kính hơn vật.
Câu 36: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm B. song song với trục chính
C. tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm
Câu 37 : Khi so sánh ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì, nhận định nào dưới đây
không đúng?
A. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì luôn cùng chiều với vật;
B. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì luôn nằm trong khoảng tiêu cự;
C. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ luôn lớn hơn vật, tạo bởi thấu kính phân kì luôn nhỏ hơn vật;
D. Vật càng gần thấu kính hội tụ thì ảnh ảo càng nhỏ, càng gần thấu kính phân kì thì ảnh ảo càng lớn.
Câu 38 : Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f= 14 cm.
ảnh của vật sẽ cùng chiều với vật khi vật được đặt cách thấu kính
A. 35 cm B. 28 cm C. 21 cm D. 7 cm
Câu 39: Có các câu phát biểu dưới đây về ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ và phân kì ?
A. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
B. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ ngựợc chiều với vật và lớn hơn vật.
D. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Câu 40 : Đặt vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 14cm. Ảnh của vật sẻ
cùng chiều với vật khi vật được đặt cách thấu kính:
A. 35cm B. 28cm C. 21cm D. 7cm
Câu 41: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló nào dưới đây ?
A. Tia ló đi qua tiêu điểm.
B. Tia ló song song với trục chính.
C. Tia ló cắt trục chính tại một điểm nào đó.
D. Tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 42: Ảnh của một vật đặt ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là ảnh nào dưới đây ?
A. Ảnh thật, cùng chiều vật. B. Ảnh thật, ngược chiều vật.
C. Ảnh ảo, cùng chiều vật. D. Ảnh ảo, ngược chiều vật.
Câu 43: Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16 (cm). Có thể
thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính bao nhiêu ?
5
A. 8 cm. B. 16 cm. C. 32 cm. D. 48 cm.
Câu 44: Đặt một vật sáng có dạng chữ L vuông góc với một trục chính của một thấu kính hội tụ, song song với
mặt thấu kính, cách thấu kính 30 cm. Thấu kính đó có tiêu cự 15 cm. Ta sẽ thu được ảnh như thế nào?
A. Ảnh thật, cách thấu kính 60 cm. B. Ảnh thật, cách thấu kính 30 cm.
C. Ảnh ảo, cách thấu kính 60 cm. D. Ảnh ảo, cách thấu kính 30 cm.
BÀI 47 : Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Ảnh trên phim của máy ảnh có tính chất là ?
A. Ảnh ảo, lớn hơn vật. B. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
C. Ảnh thật, lớn hơn vật. D. Ảnh thật, nhỏ hơn vật.
Câu 2 : ảnh của vật trên phim trong máy bình thường là ?
A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật C. Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật
B. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật D. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật
Câu 3: Ảnh của một vật hiện trên phim trong máy ảnh là ảnh nào dưới đây?

A. Ảnh thật ngược chiều vật. B. Ảnh thật cùng chiều vật
C. Ảnh ảo ngược chiều vật. D. Ảnh ảo cùng chiều vật
Câu 4: Một người cao 1,6 m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3 m. Phim cách vật
kính là 6 cm. Ảnh của người đó trên phim cao bao nhiêu ?
A. 3,2 cm. B. 1,2 cm. C. 6,4 cm. D. 2,3 cm.
Câu 5: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh bình thường là
A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Câu 6: Người ta dùng máy ảnh để chụp ảnh của một vật cao 80 (m) và đặt cách máy 2(m). Sau khi
tráng phim thì thấy ảnh cao 2(cm). Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là bao nhiêu ?
A. 3 cm. B. 5 cm. C.3,7 cm. D. 9 cm.
(*)Câu 7: Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5 cm để chụp ảnh của một người đứng cách máy
3(m). Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là bao nhiêu ?
A. 4,97 cm. B. 3,2 m. C. 5,1 cm. D. 1,2 m.
Câu 8: Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5 (cm) để chụp ảnh một người cao 1,6 (m) đứng cách
máy 4 (m). Chiều cao của ảnh của người đó là bao nhiêu ?
A. 3,014 cm. B. 5,022 cm. C. 2,912 cm. D. 2,025 cm.
Câu 9 : Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh bình thường là
A. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo , cùng chiều và nhỏ hơn vật.
C. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 10 : ảnh của một vật hiện trên phim trong máy ảnh là gì ?
A. Ảnh thật ngựơc chiều với vật.
B. Ảnh thật cùng chiều với vật
C. Ảnh ảo ngựơc chiều với vật
D. Ảnh ảo cùng chiều với vật
BÀI 48 : Mắt
BÀI 49 : Mắt Cận và Mắt lão
CẦU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Khi nói về thuỷ tinh thể của mắt, câu kết luận không đúng là ?
A. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ.
B. Thủy tinh thể có độ cong thay đổi được.
6
C. Thủy tinh thể có tiêu cự không đổi.
D. Thủy tinh thể có tiêu cự thay đổi được.
Câu 2: Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì?
A. Làm tăng khoảng cách từ vật đến ảnh B. Làm giảm khoảng cách từ vật đến ảnh
C. Làm ảnh của vật hiện rõ trên màng lưới D. Cả A B C đều đúng.
Câu 3 : Khi nói về thuỷ tinh thể của mắt, câu kết luận không đúng là ?
A. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ. B. Thủy tinh thể có độ cong thay đổi được.
C. Thủy tinh thể có tiêu cự không đổi. D. Thủy tinh thể có tiêu cự thay đổi được.
Câu 4 : Đặc điểm và cách khắc phục mắt lão là ?
A. Nhìn rõ những vật ở xa và không nhìn rõ những vật ở gần, đeo thấu kính phân kì.
B. Nhìn rõ những vật ở xa và không nhìn rõ những vật ở gần, đeo thấu kính hội tụ.
C. Nhìn rõ những vật ở gần và không nhìn rõ những vật ở xa, đeo thấu kính phân kì.
D. Nhìn rõ những vật ở gần và không nhìn rõ những vật ở xa, đeo thấu kính hội tụ.
Câu 5 : Một người cận thị khi không đeo kính nhìn vật xa nhất cách mắt 50cm. Người đó phải đeo kính cận có
tiêu cự là:
A. 60cm B. 50cm C. 40cm D. 100cm
Câu 6: Tác dụng của kính cận là để ?
A. Nhìn rõ vật ở xa mắt. B. Nhìn rõ vật ở gần mắt
C. Thay đổi võng mạc của mắt. D. Thay đổi thể thủy tinh của mắt
Câu 7: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 100 cm trở lại. Mắt này có tật gì và phải đeo
kính nào?
A. Mắt cận, đeo kính hội tụ. B. Mắt lão, đeo kính phân kì.
C. Mắt lão, đeo kính hội tụ. D. Mắt cận, đeo kính phân kì.
Câu 8: Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như ?
A. Gương cầu lồi B. Gương cầu lõm
C. Thấu kính hội tụ D. Thấu kính phân kỳ

Câu 9: Kính cận là loại kính gì ?
A.Kính phẳng B.Thấu kính hội tụ
C.Thấu kính phân kỳ D.Cả ba đáp án đều sai
Câu 10 : Một người cận phải đeo thấu kính phân kì có tiêu cự 25 cm. Hỏi không đeo kính thì người đó
nhìn rõ được vật cách xa mắt là bao nhiêu?
A. 50 cm B. 75 cm C. 25 cm D. 15 cm
Câu 11: Khi nói về thuỷ tinh thể của mắt, câu kết luận không đúng là ?
A. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ.
B. Thủy tinh thể có độ cong thay đổi được.
C. Thủy tinh thể có tiêu cự không đổi.
D. Thủy tinh thể có tiêu cự thay đổi được.
Câu 12: Mắt của một người chỉ nhìn rỏ được các vật cách mắt từ 100cm trở lại mắt nầy là
A- Mắt cận, phải đeo kính hội tụ
B- Mắt lão, phải đeo kính phân kì
C- Mắt lão, phải đeo kính hội tụ
D- Mắt cận, phải đeo kính phân kì
Câu 13: Biết tiêu cự của kính cận thị bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào dưới
đây có thể dùng làm kính cận ?
A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm. B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.
C. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5 cm. D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm.
Câu 14: Khi nhìn một vật ra xa dần thì mắt phải điều tiết như thế nào ?
A. Thủy tinh thể của mắt phồng lên làm tiêu cự của mắt giảm đi.
B. Thủy tinh thể của mắt xẹp xuống làm tiêu cự của mắt tăng lên.
C. Thủy tinh thể của mắt phồng lên làm tiêu cự của mắt tăng lên.
D. Thủy tinh thể của mắt xẹp xuống làm tiêu cự của mắt giảm đi.
Câu 15 : Điểm cực viễn của mắt cận thị là ?
A. Bằng điểm cực viễn của mắt thường. B. Gần hơn điểm cực viễn của mắt thường.
C. Xa hơn điểm cực viễn của mắt thường. D. Xa hơn điểm cực viễn của mắt lão.
Câu 16 : Một người cận thị phải đeo kính phân kì có tiêu cự 25 (cm). Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn
rõ được vật cách mắt xa nhất là bao nhiêu ?

A. 50 cm. B. 75 cm. C. 25 cm. D. 15 cm.
7
Câu 17 : Chọn câu đúng ?
A. Mắt cận chỉ nhìn rõ những vật ở xa. B. Mắt lão chỉ nhìn rõ những vật ở gần.
C. Mắt lão nhìn rõ các vật ở gần và ở xa. D. Mắt cận chỉ nhìn rõ các vật ở gần.
Câu 18: Bác Hoàng, Bác Liên và Bác Sơn đi thử mắt. Bác Hoàng nhìn rõ các vật cách mắt từ 25 cm trở ra; Bác
Liên nhìn rõ các vật cách mắt từ 50 cm trở ra; Bác Sơn chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50cm trở lại. Mắt
bác nào bị cận nặng, mắt bác nào là mắt lãovà mắt bác nào là bình thường?
A. Mắt bác Hoàng là mắt cận; Mắt bác Liên bình thường; Mắt bác Sơn là mắt lão.
B. Mắt bác Hoàng là mắt lão; Mắt bác Liên bình thường; Mắt bác Sơn là mắt cận.
C. Mắt bác Hoàng là mắt bình thường; Mắt bác Liên là mắt cận; Mắt bác Sơn là mắt lão.
D. Mắt bác Hoàng là mắt bình thường; Mắt bác Liên là mắt lão; Mắt bác Sơn là mắt cận.
BÀI 50 : Kính lúp
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Một kính lúp có độ bội giác G = 2,5 X, kính lúp trên có tiêu cự là ?
A. 2,5 cm. B. 10 cm. C. 5 cm. D. 25 cm.
Câu 2: Trên vành của một kính lúp có ghi 2,5X. Thấu kính dùng để làm kính lúp trên có đặc điểm ?
A. là thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm. B. Là thấu kính phân kì có tiêu cự 2,5 cm.
C. là thấu kính hội tụ có tiêu cự 2,5 cm. D. Là thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.
Câu 3: Trên hai kính lúp lần lượt có ghi “2x” và “3x” thì
A. Cả hai kính lúp có ghi “2x” và “3x” có tiêu cự bằng nhau.
B. Kính lúp có ghi “2x” có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi “3x”.
C. Kính lúp có ghi “3x” có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi “2x”.
D. Không thể khẳng định được tiêu cự của kính lúp nào lớn hơn.
Câu 4: Ảnh của một vật khi nhìn qua kính lúp là ảnh nào dưới đây?
A. Ảnh thật, lớn hơn vật. C. Ảnh ảo, lớn hơn vật.
B. Ảnh thật, nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
Câu 5 : Trên giá đỡ của một cái kính có ghi 2,5x. Đó là:
A. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 2,5 cm. B. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.
C. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm. D. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 2,5 cm.

Câu 6 : Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật ở vị trí nào để cho ảnh ảo lớn hơn vật?
A. Ngoài khoảng tiêu cự B. Trong khoảng tiêu cự
C. sát vào mặt kính lúp D. A, B, C đúng
Câu 7 : Kính lúp là kính gì và dùng để làm gì?
A- Kính lúp là thấu kính hội có tiêu cự dài,dùng để quan sát ảnh ảo của một vật đặt ở xa
B-Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn,dùng để quan sát ảnh thậtcủa một vật lớn đặt ở xa
C-kính lúp là thấu kính hội tụ có tiê cự ngắn, dùng để quan sát ánh ảo của một vật nhỏ đặt ở gần
D-Kính lúp là thấu kính phân kì, dùng để quan sát ánh áo của các vật nhỏ đặt ở gần
Câu 8: Chọn câu không đúng ?
A. Kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ.
B. Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. Dùng kính lúp để nhìn những vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật lớn hơn vật.
D. Độ bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh của vật quan sát được càng lớn.
Câu 9: Dùng kính lúp có thể quan sát vật nào dưới đây ?
A. Một ngôi sao. B. Một con vi trùng.
C. Một con kiến. D. Một con ve sầu đậu ở xa.
BÀI 51: BÀI TẬP QUANG HÌNH ( TỔNG HỢP)
[I] – TỰ LUẬN
Câu 1: Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 8cm, điểm B nằm
trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng OB = 12cm.
a) Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính đã cho theo đúng tỉ lệ.
b) Dựa vào kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính.
c) Biết AB cao 10cm. Tính độ cao của ảnh A’B’.
Câu 2 : Một vật sáng AB = 2cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu
cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính 16cm.
8
a. Dựng ảnh A

B


của AB qua thấu kính, nêu đặc điểm của ảnh.
b. Xác định vị trí, độ cao của ảnh.
Câu 3 : Nêu đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục tật cận thị ?
Áp dụng: Hai bạn A và bạn B bị cận thị, bạn A chỉ nhìn rõ vật xa nhất cách mắt 60 cm, còn bạn B chỉ
nhìn rõ vật xa nhất cách mắt 100 cm. Hỏi bạn nào bị tật nặng hơn? Họ phải mang kính thuộc loại thấu
kính nào ? và có tiêu cự là bao nhiêu ?
Câu 4: Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật cao 80cm, đặt cách máy 2m. Sau khi tráng phim thì thấy
ảnh cao 2cm. Hãy tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh ?
Câu 5: Một người dùng một kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát vật nhỏ cao 0,5cm, vật đặt cách
kính 6cm.
• Hãy dựng ảnh của vật qua kính lúp và cho biết ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo?
• Tính khoảng cách từ ảnh đến kính và chiều cao của ảnh ?
Câu 6: Một vật cách màng 125cm, đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự f ở giữa vật và màn, tại vị trí
thứ nhất ảnh rõ nét trên màn, cao 1cm và tại vị trí thứ hai ảnh cũng rõ nét trên màn, cao 16cm. Tính
tiêu cự f của thấu kính hội tụ ?
Câu 7: Một vật sáng AB có chiều cao h = 2cm có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục
chính của thấu kính hội tụ (điểm A nằm trên trục chính) và cách thấu kính một khoảng d =
30cm, thấu kính có tiêu cự f = 40cm.
a, Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB theo đúng tỉ lệ ?
b, Nhận xét các đặc điểm ảnh A’B’ của vật AB theo dữ kiện cho trên ?
c, Tính khoảng cách d’ từ ảnh đến thấu kính và chiều cao h’ của ảnh A’B’ ?
d. Nếu vật tiến lại gần thấu kính thì ảnh thay đổi như thế nào?
Câu 8 : Hình vẽ cho biết ∆ là trục chính của thấu kính, BC là vật sáng, B’C’ là ảnh của BC.
a) Bằng cách vẽ xác định quang tâm, tiêu điển, tiêu cự của thấu kính.
b) Biết vật sáng BC có chiều cao 2cm, cách kính 8cm và tiêu cự của thấu kính 12cm. Bằng phương
pháp hình học xác định khoảng cách từ ảnh đến kính và tính chiều cao của ảnh.
Câu 9 : Dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ có dạng mũi tên, được đặt vuông góc với trục chính
của kính. Ảnh quan sát được qua kính lớn gấp 3 lần vật và bằng 9cm. Biết khoảng cách từ kính đến vật
là 8cm.
a. Dựng ảnh của vật qua kinh lúp.Tính chiều cao của vật?

b. Tính khoảng cách từ ảnh đến kính?
c. Tính tiêu cự của kính ?
Câu 10 : Đặt một vật AB có dạng một mũi tên dài 1 cm , vuông góc với trục chính của một thấu kính
hội tụ và cách thấu kính 36 cm , thấu kính có tiêu cự 12 cm .
a.Hãy dựng ảnh của vật cho biết tính chất của ảnh?
b.Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh ?
Câu 11: Cho vật sáng AB cao 2cm, đặt vuông góc trước trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự
8cm. A nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng 16cm.
a.Dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính, nhận xét đặc điểm của ảnh ?
b.Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và tính chiều cao của ảnh ?
9

B’
C’
B
C
Câu 12 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 18cm, vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu
kính sao cho OA = d = 10cm .
a/ Vẽ ảnh của AB qua thấu kính ?
b/ Tính khoảng cách từ vật đến ảnh ?
c/ Nếu AB = 2cm thì độ cao của ảnh là bao nhiêu cm ?
Câu 13 : Một vật sáng AB hình mũi tên cao 6cm đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính
(∆) và . Ảnh của AB qua thấu kính ngược chiều với AB và có chiều cao bằng 2/3 AB :
a) Thấu kính này là thấu kính gì ? Vì sao ?
b) Cho biết ảnh A’B’ của AB cách thấu kính 18cm. Vẽ hình và tính tiêu cự của thấu kính ?
c) Người ta di chuyển vật AB một đoạn 5cm lại gần thấu kính ( A vẫn nằm trên trục chính )
thì ảnh của AB qua thấu kính lúc này thế nào ? Vẽ hình , tính độ lớn của ảnh này và khoảng cách
từ ảnh đến TKính ?
Câu 14 : Một vật sáng AB hình mũi trên được đặt vuông góc với trục chính và trước một thấu kính
( A nằm trên trục chính ). Qua thấu kính vật sáng AB cho ảnh thật A’B’ nhỏ hơn vật :

a) Thấu kính này là thấu kính gì ? Vì sao ?
b) Cho OA = d = 24cm ; OF = OF’ = 10cm. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ lớn
của ảnh A’B’
Câu 15 : Một vật AB có độ cao 4cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự
20cm và cách thấu kính một khoảng 40cm
a.Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho ?
b.Vận dụng kiến thức hình học, tính chiều cao h’ của ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh đến kính .
Câu 16 : Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 25cm. Điểm A
nằm trên trục chính, cách thấu kính một khoảng d = 15cm.
a. Ảnh của AB qua thấu kính hội tụ có đặc điểm gì? Dựng ảnh ?
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến vật và độ cao h của vật. Biết độ cao của ảnh là
h’ = 40cm.
Câu 17: Một người cao 1,6 m được chụp ảnh đứng cách máy 4m.Phim cách vật kính 6 cm.Hỏi ảnh
của người đó trên phim cao bao nhiêu ?
Câu 18 : Một vật cao 1,2m khi đặt cách máy ảnh 2m thì cho ảnh có chiều cao 3cm. Tính:
a. Khoảng cách từ ảnh đến vật lúc chụp ảnh ? Dựng ảnh ?
b. Tiêu cự của vật kính ?
Câu 19 : Dùng máy ảnh để chụp một vật cao 140 cm, dặt cách máy 2,1 m thì thấy ảnh trên phim cao
2,8 cm.
a.Tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh ?
b.Tính tiêu cụ của thấu kính dùng làm vật kính ?
Câu 20: Dùng một máy ảnh vật kính có tiêu cự 12 cm để chụp một vật cao 1,64 m cách máy 5
m.Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh đó ?
Câu 21: Người ta chụp ảnh một cây cảnh có chiều cao là 1,2 mét đặt cách máy ảnh 2 mét , phim đặt
cách vật kính của máy là 6 cm . Em hãy vẽ hình và tính chiều cao của ảnh trên phim ?
Câu 22 : Một người cao 1,6m đứng cách một máy ảnh 5m. Ảnh của người đó trên phim cao 1,6cm.
a. Hãy vẽ ảnh và tính khoảng cách từ vật kính của máy ảnh đến phim ?
b. Tính tiêu cự của vật kính ?
Câu 23: Dùng một kính lúp có tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ. Muốn có ảnh ảo lớn gấp 5 lần
vật thì :

a. Người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu? Dựng ảnh ?
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến vật ?
Câu 24: Một người dùng một kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát vật nhỏ cao 0,5cm, vật đặt cách
kính 6cm.
a. Hãy dựng ảnh của vật qua kính lúp và cho biết ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo?
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến kính. Ảnh của vật đó cao bao nhiêu?
Câu 25: Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát vật nhỏ . Vật đặt cách kính 8cm.
a. Ảnh là ảnh thật hay ảnh ảo ?
10
b.Vẽ ảnh và Tính khoảng cách từ ảnh đến kính lúp ?
c.Tính độ bội giác của kính lúp ?
Câu 26: Một kính lúp có độ bội giác G = 5 X .Người ta dùng kính này để quan sát một vật nhỏ đặt
cách thấu kính 4 cm,
a.Xác định tiêu cự của thấu kính ?
b.Vẽ ảnh và tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính lúp, chiều cao của ảnh ?
Câu 27: Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với một trục chính của thấu kính phân kì, điểm
A nằm trên trục chính, cách thấu kính 20 cm. Thấu kính có tiêu cự 20cm .
a. Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính đó.
b. Đó là ảnh thật hay ảnh ảo.
c. Ảnh cách thấu kính bao nhiêu centimet?
Câu 28: Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 8 cm. Máy ảnh được hướng để chụp một vật
cao 40 cm, đặt cách máy 1,2 m.
a. Hãy dựng ảnh của vật trên phim (không cần đúng tỉ lệ).
b. Dựa vào hình vẽ tính độ cao của ảnh trên phim.
Câu 29: Một người đứng ngắm một cái cửa cách xa 5m. Cửa cao 2m, tính độ cao của cái cửa trên
màn lưới của mắt. Coi thể thủy tinh như một thấu kính hội tụ cách màng lưới 2cm.
[II] – TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hãy ghép mỗi thành phần a,b,c, d với một thành phần 1,2,3,4 để thành câu đúng ?
a. Vật kính của một máy ảnh là 1. Thấu kính hội tụ có tiêu cự có thể thay đổi được
b. Kính lão là một 2. Thấu kính phân kỳ

c. Kính cận là một 3. Thấu kính hội tụ có thể tạo ảnh ảo cùng chiều lớn
hơn vật.
d. Thể thủy tinh là một 4. Thấu kính hội tụ tạo ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn
vật
A- B- C - D -
Câu 2 : Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để được một câu có nội dung đúng.
a) Nếu trộn chùm sáng màu vàng với chùm sáng
màu lam một cách thích hợp thì
1. chiếu chùm sáng cần phân tích qua một lăng
kính, chiếu chùm sáng vào mặt ghi của đĩa CD
b) Phân tích một chùm sáng là 2. cho hai chùm sáng đó gặp nhau.
c) Trộn hai chùm sáng với nhau là 3. ta có thể được chùm sáng màu lục.
d)Có nhiều cách phân tích một chùm sáng như: 4. tìm cách tách từ chùm sáng đó ra những chùm
sáng màu khác nhau.
BÀI 52 : Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
BÀI 53 – 54 : Sự phân tích ánh sáng trắng và sự trộn các ánh sáng màu
BÀI 55 : Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
BÀI 56: Các tác dụng của ánh sáng
Câu 1: Các vật có màu sắc khác nhau là vì
A. vật có khả năng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
B. vật không tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
C. vật phát ra các màu khác nhau.
D. vật có khả năng tán xạ lọc lựa các ánh sáng màu.
Câu 2: Khi chiếu một chùm tia sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh thì thu được ánh sáng có màu nào sau đây?
A. Đỏ B. Xanh C. Đen D. Cam
Câu 3: Khi chiếu một chùm sáng tím qua tấm lọc màu vàng thì thu được ánh sáng có màu nào sau đây?
A. Tím B. Vàng C. Xanh D. Đen
Câu 4: Trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?
A. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.
B. Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng.

11
C. Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm.
D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt Trời của máy tính để nó hoạt động.
Câu 5 : Nguồn sáng nào dươic đây phát ra ánh sáng màu?
A. Đèn LED B. Đèn ống thường dùng. C. Ngọn nến. D. Đèm pin
Câu 6 : Lăng kính và đĩa CD có tác dụng gì ?
A. Khúc xạ ánh sáng. B. Nhuộm màu ánh sáng.
C. Phân tích ánh sáng. D. Tổng hợp ánh sáng.
Câu 7 : Chọn phát biểu đúng ?
A. Khi nhìn thấy vật có màu nào (trừ vật đen) thì có ánh sáng màu đó đi vào mắt ta.
B. Tấm lọc màu nào thì hấp thụ tốt ánh sáng màu đó.
C. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng ta thu được ánh sáng trắng.
D. Các đèn LED phát ra ánh sáng trắng.
Câu 8: Để thu được ánh sáng trắng ta phải trộn ít nhất:
A. 2 chùm sáng màu thích hợp. B. 3 chùm sáng màu thích hợp.
C. 4 chùm sáng màu thích hợp. D. 5 chùm sáng màu thích hợp
Câu 9: Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?
A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.
B. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.
C. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.
D. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.
Câu 10: Một ngọn đèn phát ra ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu lục ta sẽ thấy gì?
A. Ánh sáng màu đỏ B. Màu gần như đen
C. Ánh sáng màu xanh D. Ánh sáng trắng
Câu 11: Hiện tượng cầu vồng là do :
A. Sự phân tích ánh sáng trắng B. Sự tán xạ ánh sáng
C. Sự phân tích ánh sáng màu D. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Câu 12 :Trong số bốn nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ra ánh sáng trắng ?
A. Bóng đèn pin đang sáng. C. Bóng đèn ống thông dụng.
B. Một đèn LED. D. Một ngôi sao.

Câu 13: Trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng ?
A. Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm.
B. Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng.
C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.
D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.
Câu 14: Chọn câu đúng ?
A. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng có màu đỏ.
B. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng.
C. Mái tóc đen ở chỗ nào cũng là mái tóc đen.
D. Chiếc bút màu xanh để ở trong phòng tối cũng vẫn thấy màu xanh.
Câu 15 : Khi nhìn thấy một vật màu đen thì ánh sáng đến mắt ta là ?
A. ánh sáng trắng B. áng sáng xanh C. ánh sáng đỏ D. không có áng sáng truyền đến mắt
Câu 16 : Có thể trộn màu nào dưới đây để được áng sáng trắng
A. lục, lam, đỏ B. đỏ, vàng, tím C. từ đỏ đến tím D. cả A, C đều đúng
Câu 17 : Hãy chọn câu phát biểu đúng ?
A.Tác dụng của ánh sáng lên pin là tác dụng quang điện
B.Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện là tác dụng quang điện
C.Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện là tác dụng nhiệt
D.Cả A, B, C đều sai
Câu 18: Các vật có màu sắc khác nhau là vì
A. vật có khả năng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
B. vật không tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
C. vật phát ra các màu khác nhau.
D. vật có khả năng tán xạ lọc lựa các ánh sáng màu.
Câu 19: Trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?
A. Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm.
B. Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng.
C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.
D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.
12

Câu 20 : Trong ba nguồn sáng gồm đèn LED, mặt trời và đèn dây tóc nóng sáng thì nguồn nào phát ánhsáng
trắng:
A. Đèn LED,mặt trời B. Chỉ mặt trời
C. Mặt trời, đèn dây tóc nóng sáng D. Chỉ đèn dây tóc nóng sáng
Câu 21 : Đặt một vật màu xanh lục dưới ánhsáng đỏ,ta thấy vật đó có:
A. Màu trắng B. Màu đỏ C. Màu xanh lục D. Màu đen
Câu 22 : Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu:
A.Đỏ B. Xanh C. Da cam D. Lục
Câu 23 : Tácdụng nhiệt của ánh sáng được sử dụng khi
A.Đưa một chậu cây ra ngoài phơi cho đở cớm
B. Phơi thóc ngoài sân khi tròi nắng to
C. Kê bàn học ngoài cửa sổ cho sáng
D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động
Câu 24: Trường hợp nào dưới đây có sự trộn các ánh sáng màu ?
A. Khi chiều một chùm ánh sáng lục lên một tấm bìa màu đỏ.
B. Khi chiếu đồng thời một chùm ánh sáng màu lục và một chùm ánh sáng đỏ vào một vị trí trên tờ giấy trắng.
C. Khi chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm kính lọc màu lục, sau đó qua kính lọc màu đỏ.
D. Khi chiếu một chùm ánh sáng lục qua một tấm kính lọc màu đỏ.
Câu 25: Câu nào sau đây không đúng ?
A. Vật màu trắng tán xạ tốt mọi ánh sáng (trắng, đỏ, vàng, lục, lam).
B. Vật có màu đen không tán xạ ánh sáng.
C. Vật có màu xanh tán xạ hoàn toàn ánh sáng trắng.
D. Vật có màu nào ( trừ màu đen) thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó.
Câu 26: Trong trường hợp nào dưới đây, chùm sáng trắng không bị phân tích thành các chùm sáng có màu
khác nhau ?
A. Cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính.
B. Cho chùm sáng trắng phản xạ trên một gương phẳng.
C. Cho chùm sáng trắng phản xạ trên mặt ghi âm của một đĩa CD.
D. Cho chùm sáng trắng chiếu vào các váng dầu, mỡ hay bong bóng xà phòng.
Câu 27: Một tờ giấy màu vàng được chiếu sáng bằng một bóng đèn điện dây tóc. Nếu nhìn tờ giấy đó qua hai

tấm kính lọc màu đỏ và màu vàng chồng lên nhau thì ta thấy tờ giấy màu gì ?
A. Vàng. B. Da cam. C. Lam. D. Đen.
Câu 28 : Nhìn một mảnh giấy màu xanh dưới ánh sáng đỏ sẽ thấy mảnh giấy có màu gì ?
A. Trắng. B. Xanh. C. Đỏ. D. Đen.
Câu 29: Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy gì?
A. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu đỏ.
B. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu lục.
C. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu vàng.
D. Ánh sáng đèn LED vẫn có màu lục, ánh sáng đèn quả nhót vẫn có màu đỏ.
Câu 30: Dưới ánh sáng đỏ và ánh sáng màu lục, ta thấy một dòng chữ có màu đen. Vậy, dưới ánh sáng trắng,
dòng chữ ấy sẽ có màu:
A. đỏ B. vàng. C. lục. D. xanh thẫm, tím hoặc đen.
Câu 31: Dưới ánh sáng trắng, trên một bức tranh vẽ chiếc ôtô, ta thấy: lốp ôtô màu đen, người lái mặc
áo trắng, đội mũ xám, đầu ôtô có cắm lá cờ màu đỏ. Dưới ánh sáng đỏ, các vật đó sẽ có màu gì?
Màu chiếc lốp Màu áo Màu mũ Màu cờ
A Đỏ Đỏ Đỏ Đỏ
B Đen Đỏ Đen Đỏ
C Đen Trắng Xám Đỏ
D Đen Đen Đen Đen
Câu 32: Dưới ánh sáng đỏ, ta thấy một người mặc áo đỏ. Dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đỏ chắc chắn không
phải là chiếc áo màu:
A. trắng B. đỏ. C. hồng. D. tím.
Câu 33: Chọn câu đúng ?
A. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng có màu đỏ.
B. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng.
C. Mái tóc đen ở chỗ nào cũng là mái tóc đen.
13
D. Chiếc bút màu xanh để ở trong phòng tối cũng vẫn thấy màu xanh.
Câu 34: Trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng ?
A. Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm.

B. Kê bàn học sinh cạnh cửa sổ cho sáng.
C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.
D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.
Câu 35: Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.
a. Ánh sáng chiếu vào màng lưới của mắt sẽ gây ra
cảm giác sáng.
b. Ánh sáng mặt trời làm cho nước ở biển, hồ, ao, sông
ngòi…bay hơi lên cao tạo thành mây.
c. Ánh sáng mặt trời chiếu vào bộ pin lắp trên các vệ
tinh vừa làm cho pin phát điện, vừa làm nóng bộ pin.
d. Ánh sáng mặt trời chiếu vào lá cây đồng thời gây ra
quá trình quang hợp và quá trình quang hợp và quá
trình bay hơi nước.
1. Ở đây ta thấy đồng thời xảy ra tác dụng sinh học và
tác dụng nhiệt của ánh sáng.
2. Ở đây không thể tách riêng tác dụng quang điện với
tác dụng nhiệt của ánh sáng được.
3. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.
4. Điều này chi thấy vai trò quan trọng của tác dụng nhiệt
của ánh sáng.
Câu 36: Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cây cối có thể gây ra những tác dụng gì?
A. Tác dụng nhiệt và tác dụng sinh học.
B. Tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện.
C. Tác dụng sinh học và tác dụng quang điện.
D. Chỉ gây ra tác dụng nhiệt.
Câu 37: Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt trời trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra những tác dụng gì?
A. Chỉ gây ra tác dụng nhiệt. B. Chỉ gây ra tác dụng quang điện.
C. Gây ra đồng thời tác dụng quang điện và tác dụng nhiệt. D. Không gây ra tác dụng nào cả.
Câu 38: Trong việc sưởi nắng của người già và việc tắm nắng của trẻ em, người ta sử dụng tác dụng gì của ánh
sáng mặt trời.

A. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng nhiệt.
B. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng sinh học.
C. Đối với người già thì sử dụng tác dụng nhiệt, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng sinh học.
D. Đối với người già thì sử dụng tác dụng sinh học, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng nhiệt.
Câu 39: Trong tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện của ánh sáng thì có những sự biến đổi năng
lượng nào?
Sự biến đổi năng lượng trong tác dụng
nhiệt
Sự biến đổi năng lượng trong tác dụng quang
điện
A Quang năng thành nhiệt năng. Điện năng thành quang năng.
B Quang năng thành nhiệt năng. Quang năng thành điện năng.
C Nhiệt năng thành quang năng. Điện năng thành quang năng.
D Nhiệt năng thành quang năng. Quang năng thành điện năng.
Câu 40: Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.
a. Khi ánh sáng Mặt trời chiếu vào một vật thì nó sẽ
làm nóng vật đó lên. Đó là
b. Trong việc chữa bệnh còi xương , người ta cho trẻ
em ngồi dưới ánh sáng của đèn thủy ngân. Ánh sáng
này sẽ kích thích quá trình hấp thụ canxi của xương.
Đó là
c. Khi phơi pin quang điện ra ánh sáng thì sẽ xuất hiện
dòng điện chạy trong mạch điện của pin. Đó là
d. Tác dụng nhiệt luôn luôn đi kèm
1. tác dụng sinh học của ánh sáng đèn thuỷ ngân.
2. tác dụng quang điện của ánh sáng .
3. với các tác dụng khác của ánh sáng. Chẳng hạn như,
khi chiếu ánh sáng vào pin quang điện, ta thấy xuất hiện
dòng điện đồng thời pin cũng bị nóng lên một chút.
4. tác dụng nhiệt của ánh sáng Mặt trời.

Câu 41: Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.
a. Trong các tác dụng của ánh sáng thì
b. Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì quang năng
được
c. Trong tác dụng sinh học của ánh sáng thì quang
1. biến thành năng lượng cần thiết cho các quá trình biến
đổi trong thực vật và động vật.
2. biến thành điện năng.
3. quang năng được biến thành các dạng năng lượng
14
năng được
d. Trong tác dụng quang điện của ánh sáng thì quang
năng được
khác.
4. biến thành nhiệt năng.
Câu 42: Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?
A. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng.
B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng.
C. Chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính.
D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì.
Câu 43: Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu ?
A. Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.
B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng.
C. Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ sau đó qua kính lọc màu vàng.
D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.
Câu 44: Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích?
A. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính.
B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng.
C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi của một đĩa CD.
D. Chiếu chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng.

Câu 45: Hãy làm thí nghiệm sau để có thể trả lời câu hỏi của bài. Chiếu ánh sáng phát ra từ một đèn LED lục
vào mặt ghi của một đĩa CD rồi quan sát ánh sáng phản xạ từ mặt đĩa theo đủ mọi phía (hình 53-54.1). Ta sẽ
thấy những ánh sáng màu gì?
A. Chỉ thấy ánh sáng màu lục. B. Thấy các ánh sáng có đủ mọi màu.
C. Không thấy có ánh sáng. D. Các câu A, B, C đều sai.
Câu 46: Cùng làm thí nghiệm trên với đèn LED đỏ, rồi chọn câu trả lời đúng.
A. Chỉ thấy ánh sáng màu đỏ. B. Thấy các ánh sáng có đủ mọi màu.
C. Không thấy có ánh sáng. D. Các câu A, B, C đều sai.
Câu 47: Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng lục vào cùng một chỗ trên một màn ảnh trắng. Ta sẽ thu
được một vệt sáng màu gì?
A. Màu đỏ B. Màu vàng. C. Màu lục. D. Màu lam.
Câu 48: Tại mỗi điểm trên màn hình của một tivi màu có ba hạt, phát ra ba thứ ánh sáng khác nhau: đỏ, lục và
lam. Nếu ba hạt này được kích thích phát sáng mạnh, yếu khác nhau thì sẽ tạo ra được những màu khác nhau tại
điểm đó. Hỏi nếu cả ba hạt đều được kích thích phát sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu gì?
A. Màu vàng B. Màu xanh da trời. C. Màu hồng. D. Màu trắng.
Câu 49: Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Nhìn một bóng đèn dây tóc nóng sáng (phát ra ánh
sáng trắng) qua một lăng kính ta thấy
b. Nhìn một bóng đèn đỏ hình quả nhót (thường thắp ở
các bàn thờ) qua một lăng kính, ta cũng thấy
c. Nhìn một bóng đèn LED đỏ qua một lăng kính ta
chỉ thấy
d. Có ánh sáng đỏ đơn sắc và
1. có rất nhiều ánh sáng có màu khác nhau từ đỏ đến tím.
Như vậy, ánh sáng đỏ của đèn này không phải là ánh
sáng đơn sắc.
2. có ánh sáng đỏ. Như vậy, ánh sáng đỏ của đèn này là
ánh sáng đơn sắc.
3. ánh sáng đỏ không đơn sắc.
4. có rất nhiều ánh sáng có màu khác nhau từ đỏ đến tím.

Như vậy, ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn sắc.
Câu 50: Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Chiếu chùm sáng màu đỏ và chùm sáng màu lục vào
cùng một chỗ trên một tờ giấy trắng, ta sẽ
b. Cho ánh sáng vàng, có được do trộn ánh sáng đỏ và
ánh sáng lục với nhau, chiếu vào mặt ghi của một đĩa
CD. Quan sát kĩ ánh sáng phản xạ trên mặt đĩa. Nếu
c. Nếu trong thí nghiệm nói ở câu b, ngoài các ánh
sáng màu vàng, đỏ và lục, ta còn thấy có
d. Như vậy, có thể trộn hai hay nhiều ánh sáng đơn sắc
hoặc không đơn sắc với nhau để được
1. chỉ thấy có các ánh sáng màu vàng, màu đỏ và màu lục
thì có thể kết luận các ánh sáng màu đỏ và màu lục nói
trên là các ánh sáng đơn sắc.
2. các ánh sáng màu khác nữa, thì ít nhất một trong hai
ánh sáng đỏ và lục, dùng để trộn với nhau, không phải là
ánh sáng đơn sắc.
3. một ánh sáng không đơn sắc có màu khác. Đó là cách
trộn màu ánh sáng trên các màn hình của tivi màu.
4. thấy có một vết sáng màu vàng, rõ ràng màu vàng này
là màu không đơn sắc.
Câu 51: Trong số bốn nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ra ánh sáng trắng ?
A. Bóng đèn pin đang sáng. B. Bóng đèn ống thông dụng.
15
C. Một đèn LED. D. Một ngôi sao.
Câu 52: Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.
a. Bút laze khi hoạt động thì phát ra ánh sáng
b. Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm kính màu xanh
thì ta được ánh sáng
c. Ánh sáng do đèn pha ôtô phát ra là ánh sáng

d. Có thể tạo ra ánh sáng vàng bằng cách chiếu ánh
sáng trắng qua một tấm lọc màu
1. trắng.
2. xanh.
3. đỏ.
4
Câu 53: Nguồn sáng nào dưới đây phát ra ánh sáng trắng?
A. Đèn LED vàng. B. Đèn neon trong bút thử điện. C. Đèn pin. D. Con đom đóm
Câu 54: Nguồn sáng nào dưới đây phát ra ánh sáng màu?
A. Đèn LED. B. Đèn ống thường dùng. C. Đèn pin. D. Ngọn nến.
Câu 55: Chỉ ra câu sai. Có thể thu được ánh sáng đỏ nếu:
A. thắp sáng một đèn LED đỏ.
B. chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ.
C. chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu đỏ.
D. chiếu một chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu tím.
Câu 56: Nhúng một tấm kính màu lục vào một bình nước màu đỏ rồi nhìn tấm kính qua thành ngoài của bình,
ta sẽ thấy nó có màu gì?
A. Màu trắng. B. Màu đỏ. C. Màu lục. D. Màu đen.
CHÚ Ý
1. Thấu kính có khả năng cho ảnh thật của ngọn nến. (thấu kính hội tụ)
2. Dụng cụ dùng để quan sát các vật nhỏ. (kính lúp)
3. Điểm trên thấu kính mà tia sáng qua đó sẽ truyền thẳng. (quang tâm)
4. Thấu kính chỉ có thể tạo ảnh ảo của một ngọn nến. (thấu kính phân kì)
5. Dụng cụ dùng để ghi hình.(máy ảnh)
6. Phần tia sáng ở trong nước khi truyền từ không khí vào nước. (tia khúc xạ)
7. Điểm trên trục chính mà chùm tia song song với trục chính, sau khi qua thấu kính sẽ hội tụ tại đó. (tiêu
điểm)
8. Mắt không nhìn được các vật ở xa. (mắt cận)
9. Bộ phận quang trọng nhất của các máy ảnh. (vật kính)
10. Đại lượng đặc trưng quan trọng của một kính lúp. (số bội giác)

+ Một dụng cụ quang học giúp ta nhìn được cả các vi khuẩn. (kính hiển vi)
11. Thứ ánh sáng khi trộn với hai ánh sáng lục và lam sẽ cho ánh sáng trắng. (ánh sáng đỏ)
12. Tên gọi khác của năng lượng ánh sáng. (quang năng)
13. Ánh sáng được tạo ra khi trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng lục. (ánh sáng vàng)
14. Tác dụng lên các sinh vật của ánh sáng. (tác dụng sinh học)
15. Ánh sáng do Mặt trời, đèn ôtô, đèn ống,…phát ra.(ánh sáng trắng)
16. Tác dụng làm nóng các vật của ánh sáng. (tác dụng nhiệt)
17. Tác dụng điện của ánh sáng. (tác dụng quang điện)
18. Màu của vật có khả năng tán xạ tốt mọi ánh sáng màu. (màu trắng)
19. Sự tách một chùm sáng thành các chùm sáng màu khác nhau. (sự phân tích ánh sáng)
20. Màu của vật không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. (màu đen)
CHƯƠNG IV – SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
BÀI 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng
BÀI 60 : Định luật bảo toàn năng lượng
BÀI 61 : Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thủy điện
BÀI 62: Điện gió – điện mặt trời – Điện hạt nhân
Câu 1: Ta nhận biết trực tiếp một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng
A. giữ cho nhiệt độ của vật không đổi.
B. sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
16
C. làm nóng một vật khác.
D. nổi được trên mặt nước.
Câu 2 : Nội dung của Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là ?
A. Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền
từ vật này sang vật khác.
B. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc mất đi và có thể truyền từ vật này sang vật khác.
C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà có thể biến đổi từ vật này sang vật khác.
D. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc mất đi và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
Câu 3 : Khi máy phát điện hoạt động thì có sự chuyển hóa năng lượng từ ?
A. Nhiệt năng thành điện năng. B. Quang năng thành điện năng.

C. Cơ năng thành điện năng. D. Điện năng thành cơ năng.
Câu 4: Điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của điện gió?
A. Không gây ô nhiễm môi trường. B. Không tốn nhiên liệu.
C. Thiết bị gọn nhẹ. D. Có công suất rất lớn.
Câu 5: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là :
A. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Điện năng.
B. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Nhiệt năng – Điện năng.
C. Năng lượng hạt nhân – Thế năng – Điện năng.
D. Năng lượng hạt nhân – Nhiệt năng – Cơ năng – Điện năng.
Câu 6: Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là ?
A. Nhà máy phát điện gió B. Pin mặt trời
C. Nhà máy thuỷ điện D. Nhà máy nhiệt điện
Câu 7: Nội dung của Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là gì ?
A. Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà có thể biến đổi từ vật này sang vật khác.
B. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể truyền từ vật này sang vật khác.
C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền
từ vật này sang vật khác.
D. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
Câu 8: Trong nhà máy thủy điện, dạng năng lượng nào sau đây chuyển hóa thành điện năng ?
A. Hóa năng. B. Nhiệt năng. C. Cơ năng. D. Năng lượng nguyên tử.
Câu 9: Khi động cơ điện hoạt động thì có sự chuyển hóa dạng năng lượng nào dưới đây ?
A. Cơ năng thành điện năng. B. Điện năng thành hóa năng.
C. Nhiệt năng thành điện năng. D. Điện năng thành cơ năng.
Câu 10: Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, đều gì luôn xảy ra với cơ năng?
A. Luôn được bảo toàn. B. Luôn tăng thêm.
C. Luôn bị hao hụt. D. Khi thì tăng, khi thì giảm.
Câu 11: Trong máy điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy. Vì
sao?
A. Vì một đơn vị điện năng lớn hơn một đơn vị cơ năng.
B. Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng.

C. Vì một phần cơ năng đã tự biến mất.
D. Vì chất lượng điện năng cao hơn chất lượng cơ năng.
Câu 12: Hiện tượng nào dưới đây không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng?
A. Bếp nguội đi khi tắt lửa. B. Xe dừng lại khi tắt máy.
C. Bàn là nguội đi khi tắt điện. D. Không có hiện tượng nào.
Câu 13: Vì sao nhà máy thủy điện lại cần phải xây hồ chứa nước ở trên vùng núi cao?
A. Để chứa được nhiều nước mưa.
B. Để nước có thế năng lớn, chuyển hóa thành điện năng thì lợi hơn.
C. Để có nhiều nước làm mát máy.
D. Để tránh lũ lụt do xây nhà máy.
Câu 14: Trong nhà máy nhiệt điện và thủy điện đều có một bộ phận giống nhau là tuabin. Vậy, tuabin có
nhiệm vụ gì?
A. Biến đổi cơ năng thành điện năng.
B. Đưa nước hoặc hơi nước vào máy phát điện.
C. Tích lũy điện năng được tạo ra.
D. Biến đổi cơ năng của nước thành cơ năng của roto máy phát điện.
17
Câu 15: Trong nhà máy nhiệt điện và thủy điện, năng lượng được biến đổi thành nhiều giai đoạn, dạng năng
lượng cuối cùng trước khi được biến đổi thành điện năng là gì?
A. Nhiệt năng. B. Hóa năng. C. Cơ năng. D. Quang năng.
Câu 16: Trong máy phát điện gió, dạng năng lượng nào đã được chuyển hóa thành điện năng?
A. Cơ năng. B. Nhiệt năng. C. Hóa năng. D. Quang năng.
Câu 17: Dòng điện do pin mặt trời cung cấp có gì khác với dòng điện do máy phát điện gió cung cấp?
A. Pin Mặt Trời có công suất lớn hơn máy phát điện gió.
B. Dòng điện do pin mặt trời cung cấp là dòng một chiều, còn do máy phát điện gió là xoay chiều.
C. Pin Mặt Trời cho dòng điện liên tục, còn máy phát điện gió cung cấp dòng điện đứt quãng.
D. Dòng điện do Pin Mặt Trời cung cấp là dòng điện xoay chiều còn do máy phát điện cung cấp là dòng một
chiều biến đổi.
Câu 18: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt khi vật đó có khả năng nào ?
A. Làm tăng thể tích vật khác. B. Làm nóng một vật khác.

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động. D. Nổi được trên mặt nước
Câu 19: Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì?
A. Đứng yên. B. Chuyển động. C. Phát sáng. D. Đổi màu.
Câu 20: Bằng các giác quan, căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng?
A. Có thể kéo, đẩy các vật khác. B. Có thể làm biến dạng các vật khác.
C. Có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật khác. D. Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác.
Câu 21: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được biến đổi thành nhiệt năng?
A. Cơ năng. B. Điện năng. C. Hóa năng. D. Quang năng.
Câu 22: Trong nồi nước đang sôi bốc hơi, năng lượng được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào?
A. Động năng thành thế năng. B. Nhiệt năng thành cơ năng.
C. Nhiệt năng thành hóa năng. D. Hóa năng thành cơ năng.
Câu 23: Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng?
A. Núm đinamô quay, đèn bật sáng. B. Tốc độ của vật tăng, giảm.
C. Vật đổi màu khi bị cọ xát. D. Vật nóng lên khi bị cọ xát.
MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 : Máy phát điện xoay chiều gồm các bộ phận chính nào dưới đây ?
A. Nam châm vĩnh cửu và hai thanh quyét B. Cuộn dây dẫn và nam châm.
C. Ống dây điện có lõi sắt và hai vành khuyên. D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
Câu 2: Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên
qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín :
A. Luôn luôn tăng. B. Luôn luôn giảm.
C. Luân phiên tăng giảm. D. Không đổi.
Câu 3: Từ trường sinh ra trong lõi sắt của máy biến thế là gì ?
A. từ trường không thay đổi. B. từ trường mạnh.
C. từ trường biến thiên. D. không thể xác định được.
Câu 4: Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện
sẽ thay đổi như thế nào nếu tăng tiết diện dây dẫn lên 3 lần ?
A. giảm 3 lần. B. tăng 3 lần. C. giảm 9 lần. D. tăng 9 lần.
Câu 5: Thấu kính phân kì là loại thấu kính như thế nào ?

A. có phần rìa dày hơn phần giữa. B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. có phần giữa và phần rìa dày bằng nhau. D. có phần rìa và phần giữa mỏng như nhau.
Câu 6: Khi đặt vật trước dụng cụ quang học cho ảnh ảo, cùng chiều, và bằng vật thì dụng cụ đó là gì ?
A. thấu kính hội tụ. B. thấu kính phân kì.
C. máy ảnh. D. gương phẳng.
Câu 7: Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì sao ?
A. góc khúc xạ lớn hơn góc tới. B. góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
18
C. góc khúc xạ bằng góc tới. D. góc khúc xạ lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới.
Câu 8: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 cm, đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu
kính. Trong các vị trí của vật sau đây, vị trí nào cho ảnh nhỏ hơn vật ?
A. 6 cm. B. 12 cm. C. 24 cm. D. 36 cm.
Câu 9: Một ngọn đèn phát ra ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu lục ta sẽ thấy gì ?
A. ánh sáng màu đỏ. B. ánh sáng màu xanh.
C. ánh sáng như đen. D. ánh sáng trắng.
Câu 10: Ảnh của một vật thu được trên phim của một máy ảnh có đặc điểm gì ?
A. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
C. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. D. Ảnh thật, ngược chiều với vật và lớn hơn vật.
B. TỰ LUẬN
Câu 11 : ( 1 điểm). Để quan sát vật nhỏ người ta dùng dụng cụ nào ? Có đặc điểm gì ? Đặt vật ở đâu
để quan sát ? Mắt nhìn thấy vật hay ảnh của vật ?
Câu 12: ( 2 điểm). Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp
một hiệu điện thế xoay chiều 220 V thì giữa hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế xoay chiều 12 V.
a) Máy này là máy tăng thế hay giảm thế ? Giải thích ?
b) Tính số vòng cuộn dây thứ cấp tương ứng ?
Câu 13: Nêu đặc điểm của mắt cận ? mắt lão ? và cách khắc phục ?
Câu 14: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12 cm ; vật sáng AB có dạng mũi tên cao h = 6 cm, đặt
cách thấu kính một khoảng d = 18 cm và vuông góc với trục chính tại A , cho ảnh A’B’ qua thấu kính.
a) ảnh A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo ? Vì sao ? Vẽ ảnh A’B’ ?
b) Dùng kiến thức hình học để tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính ?

c) Tìm vị trí đặt vật để giữa ảnh và vật có tỉ lệ là
A'B' 4
=
AB 5
?
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 : Khi hiệu điện thế 4,5 V đặt vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường
độ là 0,3 A. Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm 3 V nữa thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có
cường độ là bao nhiêu ?
A. 0,2 A. B. 0,5 A. C. 0,9 A. D. 0,6 A.
Câu 2 : Xét các dây dẫn cùng được làm bằng cùng một vật liệu, nếu chiều dài tăng gấp 3 lần và tiết
diện giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫn :
A. tăng 6 lần. B. tăng 1,5 lần. C. giảm 6 lần. D. giảm 1,5 lần.
Câu 3: Công của dòng điện không tính theo công thức nào sau đây ?
A. A = UIt. B. A = I
2
.Rt. C. A = IRt. D. A =
2
U
t
R
19

×