Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tìm hiểu về cồng chiêng Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.89 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

Bài tập môn:
NGHỆ THUẬT TRUYỀN
THỐNG
ĐỀ TÀI: CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
GIẢNG VIÊN: HỒ THU HÀ
NHÓM:2
BÁO CÁO THỰC HIỆN
BÀI TẬP NHÓM 2
1. Danh sách nhóm và nhiệm vụ phân công
STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ ĐƯỢC
PHÂN CÔNG
GHI CHÚ
1 Nguyễn Thị Vân Anh Tổng hợp, làm word, pp
2
Nguyễn Thị Thanh
Ngọc
Thuyết trình
3 Bùi Thị Thu Hường Thuyết trình
4 Trần Thị Hạnh Tìm tài liệu
Cồng chiêng- vật thiêng của người
Tây Nguyên
5 Đỗ Ngọc Tuyên Tìm tài liệu Đặc trưng về diễn xướng
6 Phạm Ngọc Thiệu Tìm tài liệu
Đặc trưng về cách thức diễn
xướng
7 Đỗ Thị Phương Thanh Tìm tài liệu Đặc trưng về cơ cấu dàn nhạc
8 Bùi Thanh Xuân Tìm tài liệu Đặc trưng về hệ bài bản
9 Vũ Đình Đông Tìm tài liệu
Giá trị văn hóa của cồng chiêng


Tây Nguyên
10 Nguyễn Văn Lý Tìm tài liệu Giá trị du lịch của cồng chiêng TN
11 Lương Thị Thu Trang Tìm tài liệu
Văn hóa cồng chiêng đang đứng
trước nguy cơ của sự mai một
12 Nguyễn Hải Yến Tìm tài liệu
Những bước chuyển mình của văn
hóa cồng chiêng TN trong thời
gian gần đây
13 Trần Thị Linh Tìm tài liệu Giải pháp, đề xuất
2. Quá trình làm việc của nhóm
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ
- Các thành viên tìm tài liệu từ các nguồn khác nhau, tổng hợp, sắp xếp lại và gửi
về cho nhóm trưởng
- Nhóm trưởng tổng hợp tài liệu, làm word và power point
- Thành viên được giao nhiệm vụ nhận bài, chuẩn bị thuyết trình
3. Tổng hợp kết quả làm việc
Các thành viên đều nhiệt tình, hăng hái hoàn thành phần công việc đã được giao của
mình
4. Đề xuất, kiến nghị (nếu có):………………………….
Nhómtrưở
ng
NÔI DUNG ̣ ĐÊ TAI:̀ ̀
Phần 1: Cồng chiêng- vật thiêng của người Tây Nguyên
Phần 2 : Những đặc trưng cơ bản của cồng chiêng Tây
Nguyên
Phần 3: Giá trị của cồng chiêng Tây Nguyên
Phần 4: Thực trạng phát triển, đề xuất
I. Cồng chiêng – vật thiêng của người Tây Nguyên
Ai đã đặt chân lên đất Tây Nguyên đều bị cuốn hút mạnh mẽ bởi những cuộc trình

diễn cồng chiêng. Không chỉ trong tháng "ning nơng", "mùa con ong đi lấy mật", quanh
năm ở cao nguyên đất đỏ tràn ngập tiếng cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng theo suốt cuộc
đời con người, theo suốt vòng đời cây trồng
Cồng chiêng có lịch sử từ rất lâu đời, cách đây khoảng 3000 năm từ thời kì phát triển
của đồng thau tại vùng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên .
Cồng chiêng là di sản quý báu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng
bào các dân tộc thiểu số Đắk Lắk nói riêng. Cồng chiêng được coi là vật linh thiêng nhất,
có giá trị nhất của mỗi gia đình, là bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng.
Cồng, chiêng đại diện cho văn hoá Tây Nguyên, được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín
ngưỡng quan trọng. Khi âm thanh của Cồng chiêng vang lên, người ta quan niệm có thể
giúp con người thông tin trực tiếp đến các đấng thần linh, là chiếc cầu nối giữa các thành
viên trong cộng đồng. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng,
chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao.
Từ lúc cất tiếng khóc chào đời con người đã nghe tiếng chiêng chào đón, khi lớn lên dựng
vợ, gả chồng tiếng chiêng lại rộn ràng trong ngày vui hạnh phúc và khi vĩnh biệt cõi đời về
với tổ tiên thì cũng có tiếng chiêng tiễn đưa. Cồng chiêng không được sử dụng một cách
bừa bãi mà chỉ được sử dụng trong các nghi lễ, lễ hội của gia đình và buôn làng, trong
những dịp tiếp khách quý. Chiêng đem sự thiêng liêng vào cuộc sống, khiến con người cảm
thấy được sống trong một không gian thanh cao, tâm linh, huyền ảo. Tiếng Cồng chiêng
Tây Nguyên hoà nhịp âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn,
không gian làm rẫy, không gian lễ hội của người nơi đây. Không chỉ có vậy, tiếng Cồng
chiêng còn đem đến đời sống của người Tây Nguyên sự lãng mạn. Đó chính là nguồn gốc
của những áng sử thi, thơ ca đi vào lòng người.
II. Những đặc trưng cơ bản của cồng chiêng Tây Nguyên
1. Đặc trưng về người diễn xướng
Ở phần lớn các tộc người, cồng chiêng là nhạc cụ dành riêng cho nam giới. Đó là
trường hợp của các tộc người như Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho
Song, có những tộc người thì cả nam lẫn nữ đều có thể sử dụng, như Mạ, M’Nông. Riêng
một số ít tộc người như Ê Đê Bih thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng.
Văn hóa và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên tồn tại dưới dạng văn hóa và âm nhạc

dân gian. Nó là sở hữu cộng đồng và là năng lực cũng như chuẩn văn hóa cho thành viên
cộng đồng. Chẳng hạn như: ở những tộc người cồng chiêng dành riêng cho nam giới thì
mọi con trai tộc người đó phải biết đánh chiêng; ngược lại ở những tộc người cồng chiêng
dành riêng cho nữ giới thì mọi cô gái tộc người đó phải thực hiện nhiệm vụ này…
Trang phục của nghệ nhân trình diễn chiêng và những người nhảy múa bao giờ cũng
là bộ sắc phục đẹp nhất dành riêng cho những khi tiến hành lễ hội mà thường ngày, ít khi ta
bắt gặp như bộ sắc phục của nam, nữ Bana. Nam giới mặc áo ló (một kiểu áo chui đầu
không tay, có trang trí những đường viền đỏ xung quanh cổ, vai, gấu áo), mang khố hoa có
trang trí nhiều hoạ tiết ở hai đầu và những hạt cườm trắng cầu kỳ. Nam giới cũng thường
chú ý, làm cho đầu tóc của mình trở nên hấp dẫn bằng cách sử dụng những dây buộc tóc
được làm từ những sợi mây nhỏ tết lại theo các hình quả trám, cộng thêm những lông chim
trĩ hay là lông đuôi con gà rừng đực cắm ở phía sau gáy. Bộ y phục này còn được trang
hoàng thêm bởi những vòng đồng, bạc ở vùng thắt lưng những vòng cườm ở quanh cổ và
những vòng đồng ở cổ tay cũng có trường hợp người ta còn buộc thêm những quả chuông
đồng nhỏ ở quanh cổ chân, khiến cho những bước di chuyển của những nghệ nhân dẫn theo
những tiếng va chạm của chuông đồng.
Y phục lễ hội của phái nữ còn cầu kỳ hơn nhiều. Thí dụ, ở phụ nữ Bana, bộ y phục lễ
hội bao gồm có một áo dài tay bó sát thân hình có trang trí rất nhiều hoạ tiết ở vùng quanh
ngực, gấu áo, cổ tay và hai bên vai. Chiếc áo này có thể mặc vào bằng hai cách: áo luồn tay
và áo không luồn tay. Trường hợp thứ hai, chiếc áo của phái nữ có thêm một chi tiết động là
hai cánh tay thả lỏng bên ngoài, chỉ đính vào thân áo ở cầu vai. Phụ nữ đương nhiên là có
chiếc váy truyền thống trang trí rất nhiều hoa văn ở vùng mông và những đường viền chạy
quanh thân người. Chiếc váy này không được may thành ống tròn mà chỉ là một miếng vải
đã dệt sẵn khép lại ở phía trước. Mỗi khi thực hiện các bước múa, các nữ nghệ nhân lại
khéo léo để lộ một phần cặp chân của họ Cũng như nam giới, phụ nữ Bana cũng thích
làm đẹp hơn lên bằng cách sử dụng rất nhiều vòng đồng, bạc ở quanh vùng eo, cổ tay và
trên cổ. Những vòng kim loại này chỉ đóng vai trò trang trí, vì chúng rộng hơn rất nhiều so
với vòng eo của phụ nữ và khi mang chúng người ta cố tình thả trễ một bên hông. Cách đây
vài chục năm vẫn còn bắt gặp trong bộ trang phục lễ hội của phụ nữ Bana những chùm
chuông đồng nhỏ đính ở thắt lưng, hoặc quanh cổ chân. Có lẽ những chùm chuông này

cũng có tác dụng làm các bước múa của phái nữ có tiếng chuông đồng vang lên theo nhịp.
Ngược lại với phái nam trong cách trang điểm phần đầu quá nhiều chi tiết, phái nữ lại sử
dụng chiếc mũ có chóp nhọn trên đỉnh đầu, được thả dài phía gáy. Chi tiết làm chiếc mũ vải
trở thành bộ phận bắt mắt nam giới có lẽ là những chùm bông bằng sợi nhuộm đỏ đính trên
đỉnh mũ.
Tính chất đặc biệt của y phục lễ hội, thường được dùng luôn cho nhảy múa và đánh
chiêng, ở các dân tộc khác cũng tương tự. Bao giờ những bộ y phục này cũng khác hẳn
những y phục mà của người dân thường dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Chúng tạo cho
những người dân trên cao nguyên một vẻ đẹp khác thường và là dấu hiệu giàu bản sắc để
phân biệt dân tộc này với các dân tộc khác trong cùng một vùng sinh sống.
2. Đặc trưng về cách thức diễn xướng
Cồng chiêng Tây Nguyên được bảo lưu dưới hình thức diễn xướng tập thể – cộng
đồng:
Mỗi nghệ nhân chơi một nốt (một chiêng) và một mô hình tiết tấu, kết hợp thành bè,
thành giai điệu. Khi hợp tấu thì các nghệ nhân lắng nghe nhau tức là phải có tâm linh cộng
đồng ứng vào Trong quá trình diễn xướng, người đánh cồng chiêng luôn luôn di động còn
động tác thì rất đa dạng như nghiêng mình, cúi người, khom lưng….
Khi đánh cồng, bàn tay của nhạc công vỗ vào núm cồng như xoa dịu. Đánh cồng
không chỉ đơn giản là đánh từ bên ngoài vào mà tay trái của nghệ nhân cũng tham gia biểu
diễn với nhiều cách: hoặc nắm vào vành hoặc bóp vành rồi buông ra giống như cách nhấn
nhá trong các loại đàn dây hay ém hơi trong kĩ thuật hát. Thậm chí cõ những nhạc công đeo
thêm vòng ở tay để khi lắc thì chiếc vòng đụng vào mặt trong phối hợp với tiếng gõ bên
ngoài. Đó là 1 kĩ thuật tinh vi mà một người bình thường khó nhận ra được. Ngoài ra còn
có cách đánh bằng dùi gỗ gõ vào giữa mặt chiêng hay ngoài rìa. Độ mềm hay cứng của dùi
tạo nên các âm thanh khác nhau – đặc trưng cho từng dân tộc:
+ Người Êđê dùng dùi cứng tạo ra âm thanh rất vang, nhưng nhiều tạp âm
+ Người Bana sử dụng dùi bằng cây sắn gỗ mềm hơn tuy nhạc không vang nhưng âm
rất rõ.
+ Loại dùng thứ 3 cũng làm bằng gỗ nhưng có thêm lớp vỏ bọc bên ngoài (bọc cao su là
chủ yếu). Loại dùi này hợp nhất vì tạo nên âm thanh rất hay ….

Để tạo ra một dàn diễn xướng cồng chiêng ăn ý, đòi hỏi mỗi người nghệ nhân phải có
quá trình khổ luyện lâu dài, am hiểu nhau và luôn luôn lắng nghe âm điệu của người khác,
phối hợp cùng nhau tạo thành 1 chuỗi thống nhất.
Phần lớn các tộc người ở Tây Nguyên đánh chiêng cồng trình diễn xung quanh trung
tâm biểu tượng thiêng- đối tượng được tôn vinh như cây nêu hay nhà mồ hoặc con trâu hiến
sinh hay có thể là 1 nhân vật cụ thể nào đó. Các nghệ nhân đi thành hàng một, thong thả,
vừa đi vừa nhún nhảy vừa đánh chiêng, vẽ nên một đường tròn và tạo nên 1 trường âm
thanh quanh trung tâm thiêng.Các nhạc công di chuyển ngược chiều kim đồng hồ đồng
nghĩa với việc tìm về dĩ vãng nhớ về cội nguồn. Cách bài trí đội hình đều chuyên chở
những suy tư nhất định và có hệ thống. Theo các nghệ nhân cồng chiêng thì đường tròn
giúp cho tiếng của mỗi cái cồng chiêng đều đến trung tâm thiêng – nơi các thần linh bay về
ngự trị, 1 khoảng cách bằng nhau và do đó các thần linh không bỏ sót bất cứ tiếng của cái
chiêng nào.
3. Đặc trưng về cơ cấu dàn nhạc
* Biên chế
Để đáp ứng các yêu cầu thể hiện bằng âm nhạc khác nhau, trong các nghi lễ, sinh
hoạt khác nhau, các tộc người Tây Nguyên đã lựa chọn nhiều biên chế dàn chiêng cồng
không giống nhau:
 Những dàn chiêng có 2 hay 3 chiếc có chức năng giữ nhịp điệu rõ ràng. Bằng
các cao độ trầm – cao hay trầm – giữa – cao dàn chiêng khắc họa các loại nhịp
cần thiết cho các hoạt động nghi lễ hoặc các bước múa. Biên chế này tuy nhỏ
nhưng theo quan niệm của nhiều tộc người Tây Nguyên đây là biên chế cổ xưa
nhất được dùng trong những lễ quan trong như Đâm trâ, Chúc sức khỏe, Cầu an
cho lúa và gia súc.
 Biên chế 6 chiêng phổ biến ở nhiều tộc người. Đó có thể là 6 chiêng bằng của
người Mạ, Xơ Đăng, Êđê… hay dàn gồm 6 cồng núm như trường hợp của
nhóm Bih thuộc dân tộc Êđê
 Ở các tộc người Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng có biên chế hỗn hợp các cồng núm và
chiêng bằng sự kết hợp 1 dàn 3 cồng núm “ả xưa” và 1 bộ phận gồm 8-9 chiếc
chiêng bằng. Các cồng núm làm nhiệm vụ giữ nhịp, đặc biệt là nhịp trì tục. Các

chiêng bằng thể hiện giai điệu và hòa âm. Bài bản của các dàn chiêng hỗn hợp
này thường có hình thức nhạc chủ điệu.
Từ các dàn có biên chế 3 chiêng trở lên thì thường có chiếc trống lớn và cặp chũm
chọe. Riêng dàn 3 cồng núm của người Chu Ru thì phải có chiếc khèn 6 âm phối hợp.
* Bố trí sắp xếp hàng âm
Mặc dù mang đặc tính của một loại thể dân gian, nhưng tính khoa học của âm nhạc
cồng chiêng về âm thanh như âm chuẩn, thang âm, âm sắc, tổ hợp dàn chiêng (số lượng,
chức năng của cồng và chiêng – chiêng núm và chiêng bằng, chiêng Mẹ, chiêng Cha và các
chiêng con ) mặc dù có khác nhau giữa các tộc người vì sự cấu tạo, pha màu mang tính
đặc thù về thẩm mỹ của từng sắc tộc nhưng đều có sự hòa hợp, hoàn chỉnh. Thông thường,
theo thứ tự đi đầu hàng chiêng là 1 cái trống, tiếp theo là các chiêng cồng với thứ tự cái có
cao độ trầm đi trước, cái có cao độ cao lần lượt theo sau.
Đáng ngạc nhiên là đôi tai kỳ diệu của những nghệ nhân có trách nhiệm xác định cao
độ chuẩn cho hàng âm dàn chiêng, cũng như xác định độ chênh sai về âm thanh của từng
chiếc chiêng và kỹ năng chỉnh chiêng cho đúng tiếng để nó không trở thành chiêng chết.
Chỉ với một chiếc búa gỗ nhỏ mà có thể điều chỉnh âm chiêng lên cao hay xuống thấp một
cách chính xác. Các nhà nghiên cứu thường gọi đùa là người lên dây chiêng.
4. Đặc trưng về hệ bài bản
Ngoài những đặc trưng về người diễn xướng, cách thức diễn xướng, cơ cấu dàn nhạc,
cồng chiêng Tây Nguyên còn có những đặc trưng về hệ bài bản riêng:
 Thông thường, dàn nhạc được hiểu là sự kết hợp nhạc cụ với nhiều giai điệu
khác , mỗi nhạc cụ đảm nhiệm sự diễn tấu của 1 đường . Thứ âm nhạc đó được
gọi là hoà tấu. Đây cũng là nguyên tắc chung của đại đa số các dàn trong mọi
nến âm nhạc trên thế giới. Thế nhưng ở nghệ thuật cồng chiêng, mỗi nhạc cụ
trong dàn nhạc thực chất chỉ diễn tấu 1 nhạc âm trong đường tuyến giai , nói
cách khác, mỗi 1 nhạc công thực chất chỉ là 1 nốt nhạc,nhiều nhạc cụ ứng với
những cao độ khác nhau kết hợp so le theo chiều ngang sẽ cấu thành giai điệu.
Nếu đánh 6 chiếc chiêng theo thứ tự từ thấp đến cao, sẽ thấy chiêng số 1 được
gọi là chiêng mẹ, chiêng số 2 được gọi là chiêng bố, 4 chiêng còn lại là 4 đứa
con. Trong các chiêng con, tuỳ từng nơi mà người ta phân bậc đâu là con trai,

con gái. Thông thường, đứa con liền kề với bố mẹ được gọi là con cả, đứa con
cao nhất gọi là con út. Điều này thể hiện mối quan hệ khá lí thú trong các bậc
âm của 1 dàn chiêng. Điều đó tạo nên hiệu quả như 1 phần hoà âm tất yếu của
bài bản. Đối với những dàn cồng chiêng không có nhạc cụ phụ trách phần hoà
âm riêng thì hoà âm giai điệu chính là toàn bộ phần hoà âm của bài bản.
 Mỗi tác phẩm cồng chiêng thực chất được cấu trúc từ 1 nét giai điệu ngắn hoặc
trung bình, nét nhạc ngắn nhất chỉ đơn giản là 1 nhịp, dài hơn thì 17 nhịp hoặc
cá biệt có thể lên đến 30 2/4.
 Trong diễn biến của bài bản, nét giai điệu đó cùng hệ thống giai điệu phụ hoạ và
phần mềm đồng bộ được lặp đi lặp lại với chu kì không giới hạn.
 Độ dài của 1 bài bản trong mỗi lần diễn tấu phụ thuộc vào tình huống văn hoá
mà bài cồng chiêng là 1 thành tố. Các bài chiêng cũng đạt đến trình độ biểu cảm
phù hợp với tâm tư tình cảm con người trong các nghi lễ thích hợp. VD: Chiêng
tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn, chiêng mùa gặt thì thánh thót vui
tươi, chiêng đâm trâu thì nhịp điệu rộn rã
Mỗi tộc người có 1 hệ thống bài bản cồng chiêng gắn với các hệ thống nghi lễ vòng
đời người, chu kì vòng đời cây trồng và các nghi lễ văn hóa tâm linh.
VD: Dân tộc Mnông có:
Têt tê
Ngăn lai
Ding thât
Ding ai….
Dân tộc Chu Ru có:
Pốt rumpro
Pagơnăng
Aria….
Dân tộc Mạ:
Nao Ting Ngan
Ching Mạ Tô
Kring Par

Xre Zơr….
v.v
Mỗi tộc người cũng chọn cho mình một phong cách âm nhạc, có thể đó là nhạc nhịp
điệu, nhạc hòa điệu, nhạc chủ điệu, nhạc dị điệu. Tuy nhiên cũng có thể thấy 1 thị hiếu âm
nhạc chung nào đó chẳng hạn các tộc người ở phía Bắc Tây Nguyên như Ba Na, Xơ Đăng
và Gia Rai thì nghiêng về nhạc chủ điệu và dị điệu còn các dân tộc ở phía Nam Tây
Nguyên như Êđê, Mnông lại nghiêng về nhạc nhịp điệu và hòa điệu.
III.Giá trị của cồng chiêng Tây Nguyên
PGS.TS Nguyễn Thụy Loan trong tham luận “Giá trị văn hóa của cồng chiêng ở Việt
Nam” đã nhận định cồng chiêng có vị thế đặc biệt nổi bật trong hệ nhạc khí cổ truyền ở
Việt Nam bởi nó bắt nguồn từ sự tổng hoà các giá trị văn hóa đa dạng, được chỉ mặt gọi tên
bằng 10 giá trị như sau:
 Giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng
 Giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người, thậm chí cả đặc
trưng văn hóa của những nhóm địa phương trong cùng một tộc người
 Giá trị phản ánh đa chiều
 Giá trị nghệ thuật
 Giá trị sử dụng đa dạng
 Giá trị vật chất
 Giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy
 Giá trị tinh thần
 Giá trị cố kết cộng đồng
 Giá trị lịch sử.
Ngày 25-12-2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công
nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại. Có thể nói, văn hoá và âm
nhạc cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện tài năng sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại.
Cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên rất đa dạng,
nhưng thống nhất. Đây chính là đặc điểm rất cơ bản của vùng văn hoá Tây Nguyên và cũng
là đặc điểm của văn hoá Việt Nam.
Không những thế, cồng chiêng Tây Nguyên còn là cái nôi của cồng chiêng Đông-Nam Á

bởi những yếu tố sau:
+Về vết tích hiện vật, những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng (dáng đánh
rất giống người Tây Nguyên) có trên trống đồng Đông Sơn vốn có lịch sử hơn 4.000 năm.
+ Về lối đánh, "rất nguyên thủy", người Tây Nguyên vẫn "mỗi người một cái", chưa kết
thành dàn do một nghệ sĩ biểu diễn như các dân tộc ở Thái-lan, Malaysia, Lào, Campuchia
(theo nguyên lý phát triển từ đơn giản đến phức tạp; càng đơn giản càng gần ý nghĩa là "vật
tổ"); hình dáng cồng chiêng cũng thế, chưa phát triển theo dạng trống (tức chiêng có đế,
vuông hoặc tròn).
+Về mục đích, cồng chiêng Tây Nguyên vẫn mang ý nghĩa từ thuở sơ khai của nó: Dùng để
mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu
nhiên qua các lễ thổi tai, bỏ mả v.v , nghĩa là vẫn thuần chức năng phục vụ đời sống con
người. Trong khi ở các vùng Đông -Nam Á khác, cồng chiêng đã "tiến hóa" đến mức thành
phương tiện biểu diễn cung đình, mang chức năng giải trí.
Cồng – chiêng Tây Nguyên làm cho nền âm nhạc Việt Nam phong phú và đa dạng, nó
còn có giá trị rất to lớn trong nền văn hóa Việt.Cồng – chiêng Tây Nguyên không những có
giá trị về mặt nghệ thuật - vật chất mà còn có giá trị về mặt tâm linh đúng theo truyền thống
người Việt xưa và nay “luôn nhớ về cội nguồn”. Cồng – chiêng không chỉ là tài sản của dân
tộc Việt Nam mà còn là của 23 dân tộc thiểu số khác nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói
chung.
Điều này cũng đóng góp rất lớn vào việc phát triển du lịch ở nước ta, nó mang đậm bản
sắc văn hóa,là một trong những di sản của Việt Nam,ai đã đến Tây Nguyên thì chắc rằng sẽ
không bao giờ quên được nét độc đáo của thể loại âm nhạc này.
Dù ở bất cứ nơi nào thì cồng – chiêng cũng là biểu tượng của văn hóa Tây Nguyên - là
nơi lưu giữ hòn thiêng là bản sắc văn hóa đại ngàn
IV. Thực trạng phát triển, đề xuất
1. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ của sự mai một
- Nguy cơ mai một này thể hiện ở:
+ Số lượng cồng chiêng đang ngày càng suy giảm nhanh chóng: Theo thống kê của Sở
Văn hoá Thông tin Gia Lai, trước năm 1980 trong các p’lei/p’lơi của người Giarai,
Bana trong tỉnh có hàng chục ngàn bộ cồng chiêng. Có gia đình sở hữu 2-3 bộ, mỗi

p’lei có hàng chục bộ. Đến năm 1999, cả tỉnh có 900 p’lei và chỉ còn 5.117 bộ, năm
2002 còn lại chưa đến 3.000 bộ. Tỉnh Lâm Đồng chỉ còn lại 3.113 bộ. Từ năm 1982 đến
1992, tỉnh Đắc Lắc đã mất 5.325 bộ chiêng, từ năm 1993 đến 2003 lại mất tiếp 850 bộ,
hiện tại cả tỉnh chỉ còn 3.825 bộ cồng chiêng.
+ Các nghệ nhân trải qua thời gian do nhiều tác động khác nhau đã quên nhiều bản
chiêng dẫn đến nhiều bài bản nhạc chiêng dần dần bị lãng quên.
+Các nghệ nhân tài năng do tuổi tác cũng lần lượt qua đời mang theo cả kho tàng di sản
văn hóa cồng chiêng mà không dễ dàng tạo dựng và khôi phục được.
+ Cơ hội sinh hoạt cộng đồng – cơ sở xã hội của văn hóa cồng chiêng bị suy giảm do
sự thay đổi trong phương thức sản xuất và sư chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Tây Nguyên
+ Xu hướng cải tiến cồng chiêng hiện nay đang rất phát triển làm cho âm thanh của
cồng chiêng bị méo mó, biến dạng, khiến cho nguy cơ thất truyền càng cao
- Nguyên nhân: sự thay đổi quá nhanh về mọi mặt kinh tế, xã hội, lối sống, văn hóa và
quan hệ giữa các cộng đồng và con người thành viên, cũng như sự phát triển đi lên của
trình độ học vấn và khoa học kĩ thuật của người Tây Nguyên và sự giao lưu, tiếp biến
văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa đang ngày một gia tăng, do phải tiến hành chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc trong mấy chục năm liên tục nên nhân dân Việt Nam nói chung,
các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng không có điều kiện tổ chức sinh hoạt
truyền dạy cho các thế hệ trẻ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, sự đứt gãy dòng
chảy của văn hóa truyền thống đã dẫn đến sự thờ ơ của các lớp trẻ với văn hóa của các
thế hệ tiền nhân trong đó có văn hóa âm nhạc cồng chiêng.
2. Những bước chuyển mình của văn hóa cồng chiêng TN trong thời gian gần đây
 Để tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc có điều kiện giao lưu văn hóa, tỉnh
Gia Lai đã chỉ đạo các cấp tổ chức các cuộc liên hoan cồng chiêng theo định kỳ
2 năm/lần ở cấp xã và huyện, 4 năm/lần ở cấp tỉnh. Đến nay, tỉnh đã tổ chức
thành công 7 cuộc liên hoan cồng chiêng toàn tỉnh.
 Trong những liên hoan gần đây, Gia Lai đã mở rộng nội dung theo hướng liên
hoan nghệ thuật dân gian để thu hút và bảo tồn thêm nhiều loại hình văn hóa dân
gian độc đáo khác mà địa phương khác chưa có điều kiện tổ chức các cuộc thi
riêng.

 Đặc biệt, năm 2006, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Gia Lai cùng
5 tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức lễ đón bằng của UNESCO công nhận “Không
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Tính đến nay, đây là cuộc hội tụ cồng
chiêng lớn nhất, có đông đủ 11 dân tộc là chủ nhân của di sản.
 Năm 2009, Festival cồng chiêng quốc tế được tổ chức lần đầu tại Gia Lai. Đây
là cuộc hội tụ cồng chiêng quốc tế lớn nhất từ trước đến nay, với sự tham gia
của 63 đội cồng chiêng đặc sắc nhất, đại diện cho 6 quốc gia trong khu vực:
Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Phi-líp-pin, Mi-an-ma và Việt Nam v.v…
 Tiếp đó, năm 2011, Sở đã giao cho Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh và Du lịch,
Trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh tổ chức lớp dạy chỉnh chiêng, tạc tượng cho các
huyện, thị xã, thành phố…
Việc truyền dạy cồng chiêng còn được các trường dân tộc nội trú trong tỉnh tổ
chức. Hằng năm, các trường đều mời nghệ nhân từ cộng đồng đến truyền dạy
cồng chiêng cho các em. Điển hình cho phong trào này là trường Dân tộc nội trú
tỉnh, trường dân tộc nội trú các huyện: Mang Yang, Ia Grai, Chư Pah…
3. Giải pháp, đề xuất
Ðã trở thành một kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại, bên cạnh
niềm tự hào là một trách nhiệm hết sức nặng nề và to lớn đặt lên vai chúng ta: Trách nhiệm
bảo vệ di sản văn hóa cho dân tộc và cho nhân loại - điều mà lâu nay nhiều người chưa thấy
hết. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ đây đặt ra những vấn đề to lớn trong
công tác bảo tồn, phát huy giá trị của nó.
- Phải tiếp tục công tác sưu tầm, nghiên cứu tiến đến phục hồi di sản văn hóa trong
không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, tôn vinh các nghệ nhân đang nắm giữ
những bí quyết, những kiến thức của việc chỉnh chiêng, trình diễn chiêng, múa
xoang… Nâng cao ý thức của cộng đồng các dân tộc TN để có thể lưu truyền di sản
văn hóa này cho các thế hệ mai sau
- Tổ chức tuyên truyền, biểu diễn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở các
trường học từ phổ thông cơ sở đến phổ thông trung học để nâng cao trình độ thưởng
thức của mọi tầng lớp nhân dân về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên.

- Biên soạn và xuất bản các văn hóa phẩm về không gian văn hóa cồng chiêng TN để
giúp cộng đồng nhận thức đúng đắn về các giá trị của không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên
- Thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho người dân các dân
tộc ở TN bảo tồn, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc
- …
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại: không gian
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Viện Văn hóa- Thông tin)
- Di sản thế giới ở Việt Nam (NXB Thông tin)
- Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Viện Văn hóa – Thông tin)
- Tư liệu từ các trang web uy tín như:

/>

×