Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

chuyen de cau tao nguyen tu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.5 KB, 3 trang )

Thanh Tùng_Luyện thi đại học hoá học. Mọi thắc mắc liên hệ sđt
0985556536 hay e-mail
Chuyên đề cấu tạo nguyên tử và bảng hệ thống tuần hoàn
A/ Lý thuyết
I/ Cấu tạo nguyên tử
1. Nguyên tử
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé, trung hoà về điện và được cấu tạo bởi các
hạt nơtron(n), prôton(p), eletron(e).
trong một nguyên tử luôn có số p=số e và 1≤n/p≤1,51 (để ngyên tử bền
vững)
2. Điện tích, khối lượng n,p,e
điện tích (q) khối lượng (m)
n 0 1,67.10^-27kg
p +1,6.10^-19 1,67.10^-27kg
e -1,6.10^-19 9,1.10^-31kg
3. Đồng vị
-Đồng vị là nhưng nt có cùng số prôton nhưng khác nhau số nơtron
4. Nguyên tử khối, khối lượng nguyên tử, số khối
a. số khối A = số n + số p
b. khối lượng nguyên tử
do khối lượng electron rất nhỏ so với khối lượng n và p nên khối lượng
nguyên tử tính gần đúng bằng khối lượng hạt nhân nguyên tử (khối lượng n
và p)
c. nguyên tử khối trung bình
trong đó A là nguyên tử khối trung bình
n1,n2,…… ,nk là số dồng vị (số hạt)
số phần trăm các đồng vị
tỉ lệ số đồng vị của các đồng vị
A1,A2,…….,Ak là số khối của các đồng vị tương ứng
II/ Cấu hình electron của nguyên tử, nguyên tố
1/ Lược đồ mức năng lượng


-các electron của nguyên tử nguyên tố phân bố theo trật tự mức năng lượng
từ thấp đến cao
2/ Nguyên lý pauly, quy tắc hun
nguyên lý pauly mỗi obitan chứa tối đa 2 eletron
quy tắc hun trong mỗi obitan 2 electron có chiều tự quay ngược chiều
nhau
3/ Các lớp, phân lớp electron
lớp 1 có phân lớp s, có một obitan s
lớp 2 có phân lớp s,p có 4obitan (gồm 1s và 3p)
lớp 3 có phân lớp s,p,d có 9 obitan (gồm 1s,3p,5d)
lớp 4 có phân lớp s,p,d,f có 16 obitan (gồm 1s,3p,5d,7f)
lớp n có n2 obitan
mỗi obitan nguyên tử biểu diễn bằng 1
4/ Các dạng lai hoá và định nghĩa
a. lai hoá sp: là sự tổ hợp của 1obitan s với 1obitan p tạo ra 2 obitan
giống nhau (góc liên kết là 180 độ)
b. lai hoá sp2: là sự tổ hợp của 1obitan s với 2 obitan p tạo ra 3 obitan
giống nhau và định hướng khác nhau trong không gian (góc liên kết là
120 độ)
c. lai hoá sp3: là sự tổ hợp của 1obitan s với 3 obitan p tạo ra 4 obitan
giống nhau định hướng khác nhau trong không gian hướng về 4 đỉnh
của tứ diện đều (góc liên kết 109độ28phút)
5/ Liên kết pi và sự xen phủ
- liên kết sigma: hình thành bởi sự xen phủ trục, đặc điểm bền vững và
khó bị phá vỡ trong phản ứng hoá học
- liên kết pi: hình thành bởi sự xen phủ bên đặc điểm kém bền và dễ bị
phá vỡ trong phản ứng hoá học
III/ Liên kết hoá học
- liên kết cộng hoá trị được chia thành 2 loại cộng hoá trị có cực và
cộng hoá trị không cực. cộng hoá trị không cực hiệu độ âm điện từ 0

đến 0,4. cộng hoá trị có cực từ 0,4 đến 1,7
- liên kết ion hiệu độ âm điện từ 1,7 trở lên
IV/ Bảng hệ thống tuần hoàn, định luật tuần hoàn
1. Các định luật tuần hoàn
- tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện, năng lượng ion hoá, bán kính
nguyên tử
+trong một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại giảm
dần, tính phi kim tăng dần, độ âm điện tăng dần, năng lượng ion hoá tăng
dần, bán kính nguyên tử giảm dần
+trong cùng một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại
tăng dần, tính phi kim giảm dần, năng lượng ion hoá giảm dần, bán kính
nguyên tử tăng dần
- tính axit, bazơ: biến đổi như tính kim loại, phi kim
2/ Các khái niệm bổ xung
- nhóm nguyên tố là tập hợp tất cả các nguyên tố có cung số e ngoài
cùng
- chu kì là tập hợp tất cả các nguyên tố có cùng số lớp e
- độ âm điện là con số biểu thị khả năng hút e về phía mình
- năng lượng ion hoá là năng lượng cung cấp để tách 1e ra khỏi nguyên
tử
- hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết giữa nguyên tử hay nhóm
nguyên tử này với nt hay nhóm nt khác
hoá học 10_năm học 2010s

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×