Bộ Khoa học công nghệ bộ y tế
Trung tâm KHSX Văcxin Sabin
135 Lò đúc Hà nội
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài
Nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ sản
xuất Văcxin Bại liệt bất hoạt từ chủng Sabin
Mã số : KC.10-24
GS.TSKH Nguyễn Văn Mẫn
5857
05/6/2006
Hà nội 12/2005
Bản quyền 2005 thuộc TTKHSXVXSB
Đơn xin sao chép toàn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến
Giám đốc TTKHSXVXSB trừ trờng hợp sử dụng với mục đích nghiên cứu.
BKHCN-BYT
TTKHSXVXSB
BKHCN-BYT
TTKHSXVXSB
BKHCN-BYT
TTKHSXVXSB
Bộ Khoa học công nghệ bộ y tế
Trung tâm KHSX văcxin Sabin
135 Lò đúc Hà nội
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài
Nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ sản
xuất Văcxin Bại liệt bất hoạt từ chủng Sabin
Mã số : KC.10-24
GS.TSKH Nguyễn Văn Mẫn
Hà nội 12/2005
Bản thảo viết xong 11/2005
Tài liệu này đợc chuẩn bị trên cơ sở kết quả thực hiện Đề tài cấp Nhà
nớc, mã số KC.10-24
Đề tàI nghiên cứu khoa học công nghệ nhà nớc KC10-24
Nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ sản
xuất Văcxin Bại liệt bất hoạt từ chủng Sabin
Cố vấn Khoa học: GS.TSKH. Hoàng Thủy Nguyên
Chủ nhiệm đề tài : GS.TSKH. Nguyễn Văn Mẫn
Các cán bộ tham gia:
1. TS Nguyễn Thị Quỳ
2. TS Nguyễn Đăng Hiền
3. PGS.TS Lê Thị Luân
4. Ths Cao Xuân Thịnh
5. Cn Đặng Mai Dung
6. Cn Dơng Thị Nga
7. Cn Nguyễn Thanh Thuỷ
8. Cn Nguyễn Hải Thanh
Cơ quan thực hiện:
Trung tâm Khoa học Sản xuất Văcxin Sabin
Chữ viết tắt
bảng các kí hiệu và chữ viết tắt
ARN Axít Ribonucleic
ATCC American Type Correction Centre
BH Bất hoạt
BSA Bovin Serum Albumin
BT Bào thai
CCID
50
Cell culture infective dose (liều gây nhiễm 50% nuôi tế bào)
CDC
Dd Dung dịch
DMEM Dubeco Minimum Essencial Medium
Du Antigen-D unit (đơn vị kháng nguyên D)
ĐƯMD Đáp ứng miễn dịch
ĐƯKT Đáp ứng kháng thể
EDTA Ethylene Diamine Tetraacetic Acid
Hep
2
C Human Laryngocacinoma cincinati (tế bào ung th thanh quản ngời)
HIV Human
HRP Horseradish peroxidase
HVĐT Hiển vi điện tử
IgG Immuno globulin G (globulin miễn dịch G)
IgM Immuno globulin M (globulin miễn dịch M)
IgA Immuno globulin A (globulin miễn dịch A)
IPV Inactivated Polio Vaccine (Văcxin Bại liệt bất hoạt-Văcxin Bại liệt chết)
IPV
K
Văcxin bại liệt bất hoạt sản xuất từ tế bào thận khỉ
IPV
kBT
Văcxin bại liệt bất hoạt sản xuất từ tế bào thận khỉ bào thai
IPV
V
Văcxin bại liệt bất hoạt sản xuất từ tế bào Vero
JEM
JVKT Japan Verver Kidney Tissue
kDa Kilo Dalton
KHT Kháng huyết thanh
KHVĐT Kính hiển vi điện tử
KTT Khỉ trởng thành
LHE Lactabumin Hydrolysate Eagle (trong đệm Hanks)
Chữ viết tắt
LH
3
E Lactabumin Hydrolysate Eagle (trong đệm Earle)
LMC Liệt mềm cấp
M0 Trớc tiêm liều 1
M1 Sau tiêm liều 1
M2 Sau tiêm liều 2
M3 Sau tiêm liều 3
M199 Môi trờng 199
MEF
MEM Minimum Essencial Medium
MGCB
MWCB Master Working Cell Bank (Ngân hàng tế bào giống)
MWCO
OPV Oral Polio Vaccine (Vắc xin Bại liệt uống)
P
0
Tế bào tiên phát
P
1
Tế bào tiên phát tách lần 1
P
2
Tế bào tiên phát tách lần 1
PARKER Môi trờng 199
PB Phosphate Buffer
PBF
PJRI Polio Japan Research Institute
POLIOVAC Trung tâm Khoa học Sản xuất Văcxin Sabin
PVDF Polyvinyl-idene-difluoride
RD Tế bào ung th phổi ở ngời
SIV Simian Immunodeficieny Virus (Virut gây suy giảm miễn dịch khỉ)
S-IPV Sabin - Inactivated Polio Vaccine
SL Siêu lọc
SLT Siêu ly tâm
SSL Sau siêu lọc
SV40 Simian virus 40
TB Tế bào
TBH Trớc bất hoạt
TBS 1X Tris-HCl buffed solution 1 lần
TCMR Tiêm chủng mở rộng
Chữ viết tắt
TCTQ Tiêm chủng toàn quốc
TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới
TKTF Tế bào thận khỉ tiên phát
TTKHSXVXSB Trung tâm KHSX văcxin Sabin
TSL Trớc siêu lọc
VERO The kidney cells of an African Green Monkey (Tế bào thận khỉ xanh
châu phi)
VLDT Vật liệu di truyền
VRBL Virút Bại liệt
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
Mục lục
Mục lục
Trang
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Mục lục
Đặt vấn đề 1
Chơng 1
: Tổng quan 3
1.1 Virut Bại liệt 3
1.1.1 Phân loại virut 3
1.1.2 Hình thái học 3
1.1.3 Thành phần hoá học của virut Bại liệt 3
1.1.4 Tính chất miễn dịch học 4
1.1.5 Sự nhân lên của virut bại liệt trong tế bào cảm thụ 4
1.2 Tình hình Bại liệt ở Việt nam 7
1.3 Văcxin phòng bệnh Bại liệt 7
1.3.1 Lịch sử của văcxin Bại liệt 8
1.3.2 Sản xuất văcxin Bại liệt bất hoạt 9
1.3.3 Khả năng bảo vệ của văcxin IPV 10
1.3.3.1 So sánh giữa 2 loại văcxin OPV và IPV 11
1.3.3.2 Thanh toán Bại liệt ở Việt nam 12
1.3.3.3 Vấn đề sử dụng văcxin sau khi đã thanh toán Bại liệt 12
1.3.3.4 Vấn đề nghiên cứu sản xuất văcxin Bại liệt bất hoạt của Nhật bản 13
1.3.3.5 Việc sử dụng IPV và OPV ở Mỹ 14
1.4 Chiến lợc sử dụng văcxin IPV trên thế giới liều dùng khuyến cáo 15
Chơng 2
: Vật liệu và phơng pháp nghiên cứu 18
2.1 Vật liệu và nghiên cứu sản xuất 18
2.1.1 Chủng virut 18
2.1.2 Tế bào 18
2.1.2.1 Tế bào thận khỉ tiên phát và thứ phát 18
2.1.2.2 Tế bào thờng trực Vero 19
2.1.3 Các loại môi trờng 20
2.1.4 Gây nhiễm virut 20
2.1.5 Quá trình cô đặc và tinh chế kháng nguyên 21
2.1.5.1 Quá trình cô đặc và tinh chế kháng nguyên bằng siêu lọc 21
2.1.5.2 Quá trình cô đặc và tinh chế kháng nguyên bằng siêu ly tâm 22
2.1.5.3 Tinh chế 23
2.1.5.4 Kiểm tra văcxin tinh chế qua các giai đoạn 24
2.1.6 Bất hoạt virut týp 1, týp 2 và 3 25
Mục lục
2.1.7 Pha văcxin 25
2.1.8 Sơ đồ tóm tắt 26
2.2 Vật liệu và phơng pháp kiểm tra chất lợng văcxin Bại liệt bất hoạt từ chủng Sabin 28
2.2.1 Đối tợng nghiên cứu 28
2.2.1.1 Văcxin Bại liệt bất hoạt bán thành phẩm 28
2.2.1.2 Văcxin Bại liệt bất hoạt thành phẩm 28
2.2.2 Vật liệu và dụng cụ 28
2.2.3 Phơng pháp nghiên cứu 30
2.2.3.1 Khỉ sạch và số liệu tế bào Vero dùng cho sản xuất 30
2.2.3.2 Xác định hiệu giá văcxin đơn giá qua các giai đoạn sản xuất 30
2.2.3.3 Xác định týp virut của văcxin đơn týp bằng thử nghiệm nhận dạng 31
2.2.3.4 Kiểm tra an toàn đặc hiệu của văcxin đơn týp trên súc vật thử nghiệm 32
2.2.3.5 Xác định quy trình bất hoạt virut Bại liệt 33
2.2.3.6 Kiểm tra protein đặc hiệu của virut Bại liệt 33
2.2.3.7 Phơng pháp tính đơn vị kháng nguyên D 36
2.2.3.8 Kiểm tra tính vô trùng của văcxin đơn giá và văcxin thành phẩm 37
2.2.3.9 Xác định hàm lợng Formaldehyde/liều của văcxin BTP và TP 37
2.2.3.10 Xác định hàm lợng protein/liều của văcxin BTP và TP 38
2.2.3.11 Kiểm tra đáp ứng miễn dịch trên khỉ 39
Chơng 3
: Kết quả và bàn luận 42
3.1 Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắc xin bại liệt bất hoạt từ chủng Sabin 42
3.1.1 Tách tế bào thận khỉ trởng thành bằng phơng pháp truyền dịch trypsin - versen 42
3.1.2 Nuôi tế bào thận khỉ và Vero 43
3.1.3 Gây nhiễm virut 44
3.1.4 Cô đặc hỗn dịch văcxin đơn type bằng siêu lọc 49
3.1.5 Cô đặc tinh chế kháng nguyên bằng siêu ly tâm 52
3.1.6 Tinh chế 55
3.1.7 Bất hoạt kháng nguyên 60
3.1.8 Pha văcxin thành phẩm 63
3.2 Kết quả kiểm tra chất lợng văcxin bại liệt bất hoạt từ chủng Sabin 64
3.2.1Kiểm tra khỉ sạch và số liệu về tế bào Vero dùng cho sản xuất IPV 64
3.2.1.1 Kiểm tra khỉ trớc khi dùng cho sản xuất 64
3.2.1.2 Nhật ký tế bào vero dùng cho sản xuất 64
3.2.1.3 Nhận xét 64
3.2.2 Hiệu giá của văcxin đơn týp qua các giai đoạn sản xuất 64
3.2.3 Xác định týp của văcxin đơn týp bằng thử nghiệm nhận dạng 67
3.2.4 Kiểm tra an toàn đặc hiệu của văcxin đơn týp trên súc vật thử nghiệm 68
3.2.5 Kiểm tra độ sống của virut trớc và trong quá trình bất hoạt 68
Mục lục
3.2.6 Protein đặc hiệu của virut Bại liệt 70
3.2.7 Tính vô trùng của văcxin đơn giá và văcxin thành phẩm 72
3.2.8 Kết quả đáp ứng miễn dịch trên khỉ 73
3.2.9 Hàm lợng Formaldehyde của văcxin thành phẩm 81
3.2.10 Hàm lợng protein của văcxin thành phẩm 82
Chơng 4
: Kết luận và đề nghị 83
4.1 Xây dựng công nghệ sản xuất văcxin Bại liệt bất hoạt từ chủng Sabin 83
4.2 Xây dựng quy trình kiểm định văcxin Bại liệt bất hoạt từ chủng Sabin 84
4.3 Xây dựng công thức pha văcxin Bại liệt bất hoạt từ chủng Sabin 85
4.4 Xây dựng tiêu chuẩn chất lợng cho văcxin bại liệt bất hoạt từ chủng Sabin 85
4.5 Kết quả 86
Tài liệu tham khảo 88
Phụ lục
Mục lục
Danh mục các bảng trong báo cáo
Trang
Bảng 1 : Tỷ lệ trẻ 0 4 tuổi mắc bại liên quan đến số liều văcxin tiêm 10
Bảng 2 : Kháng thể trung hoà đợc tạo ra ở trẻ em tình nguyện có phản ứng d huyết thanh
âm tính đợc tiêm phòng 14
Bảng 3 : Công thức pha dung dịch Formaldehyde chuẩn 38
Bảng 4 : Pha loãng mẫu thử 10 lần 38
Bảng 5 : Môi trờng sinh trởng và môi trờng duy trì của các loại tế bào 43
Bảng 6 : Hiệu giá 13 loạt văcxin bại liệt typ 1 sản xuất trên TB thận KTT 44
Bảng 7 : Hiệu giá 18 loạt văcxin bại liệt typ 1 sản xuất trên TB thận khỉ bào thai 44
Bảng 8 : Hiệu giá 7 loạt văcxin bại liệt typ 1 sản xuất trên tế bào Vero 45
Bảng 9 : Hiệu giá 13 loạt văcxin bại liệt typ 2 sản xuất trên TB thận KTT 46
Bảng 10 : Hiệu giá 12 loạt văcxin bại liệt typ 2 sản xuất trên TB thận khỉ bào thai 46
Bảng 11 : Hiệu giá 11 loạt văcxin bại liệt typ 2 sản xuất trên tế bào Vero 47
Bảng 12 : Hiệu giá 7 loạt văcxin bại liệt typ 3 sản xuất trên TB thận KTT 47
Bảng 13 : Hiệu giá 5 loạt văcxin bại liệt typ 3 sản xuất trên TB thận khỉ bào thai 48
Bảng 14 : Hiệu giá 11 loạt văcxin bại liệt typ 3 sản xuất trên tế bào Vero 48
Bảng 15 : Hiệu giá văcxin bại liệt 3 typ 1, 2, 3 sản xuất trên 3 loại tế bào 48
Bảng 16 : Hiệu giá văcxin typ 1 sau siêu lọc 50
Bảng 17 : Hiệu giá văcxin typ 2 sau siêu lọc 50
Bảng 18 : Hiệu giá văcxin typ 3 sau siêu lọc 51
Bảng 19 : Hiệu giá văcxin typ 1 sau siêu ly tâm 52
Bảng 20 : Hiệu giá văcxin typ 2 sau siêu ly tâm 53
Bảng 21 : Hiệu giá văcxin typ 3 sau siêu ly tâm 54
Bảng 22 : Hiệu giá 3 typ trên các loại tế bào qua các bớc tiến hành 56
Bảng 23 : Hàm lợng protein toàn phần qua các công đoạn so với thể tích cô đặc 57
Bảng 24 : Hiệu giá, số lợng đến sản phẩm cuối cùng của typ 1, typ 2 và typ 3 61
Bảng 25 : Kiểm tra khỉ sạch cho sản xuất IPV 3 typ 64
Bảng 26 : Lô tế bào Vero dùng cho sản xuất 64
Bảng 27 : Hiệu giá văcxin bán thành phẩm typ 1 trên tế bào thận khỉ tiên phát và Vero 65
Bảng 28 : Hiệu giá văcxin bán thành phẩm typ 2 trên tế bào thận khỉ tiên phát và Vero 66
Bảng 29 : Hiệu giá văcxin bán thành phẩm typ 3 trên tế bào thận khỉ tiên phát và Vero 67
Bảng 30 : Kết quả định typ virut 68
Bảng 31 : Kết quả kiểm tra an toàn đặc hiệu trên động vật nhỏ 68
Bảng 32 : Kết quả kiểm tra độ sống của virut typ 1 trớc và trong quá trình bất hoạt 69
Bảng 33 : Kết quả kiểm tra độ sống của virut typ 2 tr
ớc và trong quá trình bất hoạt 69
Bảng 34 : Kết quả kiểm tra độ sống của virut typ 3 trớc và trong quá trình bất hoạt 70
Mục lục
Bảng 35 : Kết quả vô trùng của văcxin đơn giá 72
Bảng 36 : Kết quả vô của văcxin thành phẩm 72
Bảng 37 : Kết quả theo dõi lâm sàng khỉ tiêm văcxin bại liệt bất hoạt đợc sản xuất trên tế
bào thận khỉ Macaca mulatta (IPV0105) 73
Bảng 38 : Kết quả theo dõi lâm sàng khỉ tiêm văcxin bại liệt bất hoạt đợc sản xuất trên tế
bào Vero (IPV0205) 74
Bảng 39 : Kết quả theo dõi lâm sàng khỉ tiêm mẫu đối chứng (Imovax Polio) 75
Bảng 40 : Kết quả theo dõi khỉ tiêm văcxin bại liệt bất hoạt pha theo công thức Nhật bản
mới (IPV0305) 76
Bảng 41 : Hiệu giá kháng thể trung hoà typ 1 trên khỉ sau tiêm văcxin bại liệt bất hoạt tam
liên theo công thức của Nhật bản 76
Bảng 42 : Hiệu giá kháng thể trung hoà typ 2 trên khỉ khi tiêm văcxin IPVs theo công thức
của Nhật bản trớc đây ở các nồng độ khác nhau 77
Bảng 43 : Hiệu giá kháng thể trung hoà typ 3 trên khỉ khi tiêm văcxin IPVs theo công thức
của Nhật bản trớc đây ở các nồng độ khác nhau 78
Bảng 44 : Hiệu giá kháng thể trung hoà bại liệt trên khỉ khi tiêm văcxin IPVs theo công
thức (3 Du typ 1 : 100 Du typ 2 : 100 Du typ 3) của Nhật bản 79
Bảng 45 : Kết quả định lợng Formaldehyde của văcxin thành phẩm 81
Bảng 46 : Kết quả định lợng protein của văcxin thành phẩm 82
Bảng 47 : Một số kết quả kiểm định văcxin bại liệt bất hoạt sản xuất từ chủng giảm độc lực
Sabin 82
Mục lục
Danh mục các hình, ảnh trong báo cáo
Trang
Hình 1 : Sơ đồ cấu trúc gen của virut bại liệt 4
Hình 2 : Cấu trúc gen của virut bại liệt và các sản phẩm của chúng 6
ảnh 1 : Đàn khỉ nuôi tại đảo Rều Quảng Ninh 18
ảnh 2 : Hệ thống siêu lọc 22
ảnh 3 : Máy siêu ly tâm 23
ảnh 4 : Cột tinh chế 24
ảnh 6a : Khu nuôi khỉ tiêm đáp ứng miễn dịch 41
ảnh 6b : Lấy máu khỉ tiêm đáp ứng miễn dịch 41
ảnh 7 : Điện di các loạt văcxin typ 1 sau siêu ly tâm 53
ảnh 8 : Điện di các loạt văcxin typ 2 sau siêu ly tâm 54
ảnh 9 : Điện di các loạt văcxin typ 3 sau siêu ly tâm 55
ảnh 10 : Tách rời virut sau siêu ly tâm 55
ảnh 11 : Bỏ cặn sau siêu ly tâm 55
ảnh 12 : Điện di tinh chế các giai đoạn 58
ảnh 13a : Hình ảnh KHVĐT typ III sau siêu lọc 59
ảnh 13b : Hình ảnh KHVĐT typ III sau siêu ly tâm 59
ảnh 13c : Hình ảnh KHVĐT typ III sau tinh chế 59
ảnh 14a : Hình ảnh HVĐT virut văcxin typ 1 sau bất hoạt 62
ảnh 14b : Hình ảnh HVĐT virut văcxin typ 2 sau bất hoạt 62
ảnh 14c : Hình ảnh HVĐT virut văcxin typ 3 sau bất hoạt 63
ảnh 15 : Protein đặc hiệu của văcxin bại liệt bất hoạt sản xuất trên tế bào thận khỉ (IPV
K
),
Vero (IPV
V
), văcxin chuẩn Imovax) bằng phơng pháp Western Blot 70
ảnh 16a : Sau tinh chế týp 1 71
ảnh 16b : Miễn dịch HVĐT gắn vàng typ 1 71
ảnh 17a : Sau tinh chế týp 2 71
ảnh 17b : Miễn dịch HVĐT gắn vàng typ 2 71
ảnh 18a : Sau tinh chế týp 3 72
ảnh 18b : Miễn dịch HVĐT gắn vàng typ 3 72
1
đặt vấn đề
Bệnh bại liệt do viru Polio là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính rất nguy hiểm đối trẻ
em. Bệnh có thể gây hậu quả liệt cơ vận động và để lại di chứng liệt suốt đời, đặc biệt
nghiêm trọng nếu nh gây liệt hô hấp có thể đe dọa tới tính mạng.
Để ngăn chặn bệnh bại liệt, biện pháp dự phòng đặc hiệu là sử dụng văcxin bại liệt.
Có 2 loại văcxin phòng bệnh bại liệt là văcxin bất hoạt của Salk (IPV) và văcxin uống giảm
độc lực của Sabin (OPV). Văcxin Sabin kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch tại chỗ và miễn
dịch dịch thể. Tuy nhiên, dùng văcxin Sabin có nhợc điểm là chủng Sabin đợc tạo ra từ
chủng hoang dại làm giảm độc lực nên trong quá trình phát triển tự nhiên, virut Sabin có
thể gây đột biến và có xu hớng trở về cội nguồn của nó, có độc lực đặc biệt là typ 3.
Văcxin IPV chỉ gây miễn dịch dịch thể, ngăn ngừa virut xâm nhập vào hệ thần kinh trung
ơng. Văcxin này virut bại liệt đã bị bất hoạt nên có thể phối hợp với OPV để phòng bệnh
bại liệt. Trong quá trình thanh toán bệnh bại liệt việc sử dụng văcxin sống giảm độc lực
của Sabin là thích hợp và hiệu quả nhất. Đến nay, Việt Nam mặc dù bệnh bại liệt đã đợc
thanh toán từ năm 2000 song vẫn cần thiết cho trẻ mới sinh uống phòng bệnh bại liệt bằng
văcxin OPV. Dự kiến của Tổ chức Y tế thế giới đến năm 2005 sẽ thanh toán bệnh bại liệt
trên phạm vi toàn cầu, nhng trên thực tế cha thể thực hiện đợc. Năm 2001, 3 khu vực đã
đợc công nhận thanh toán bại liệt bao gồm : Trung Mỹ, Tây Thái bình dơng và Châu
Âu, còn các vùng khác vẫn cha thanh toán đợc bệnh bại liệt : Tây á, Đông nam á, Trung
đông, Nam phi Do đó dịch bại liệt có thể lan tràn sang các nớc đã thanh toán bệnh bại
liệt. Indonexia là nớc đã thanh toán đợc bệnh bại liệt năm 2000 nhng do virut bại liệt
hoang dại từ trung Phi xâm nhập vào đã gây ra nhng ca bại liệt mới, lan tràn thành vụ
dịch nhỏ, có tới hơn 300 ca mắc bại liệt do virut hoang dại và hơn 40 trờng hợp có liên
quan đến virut văcxin. Nh vậy để bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt là vô cùng
khó khăn. Trớc tình hình đó Tổ Chức Y Tế Thế giới khuyến cáo từ nay đến 2010 tất cả
các nớc vẫn sử dụng văcxin bại liệt cho trẻ em nh văcxin bại liệt sống giảm độc lực
(OPV) hoặc văcxin bại liệt bất hoạt (IPV), nhng sau 2010 chỉ sử dụng văcxin IPV để
phòng bệnh bại liệt do chủng hoang dại hoặc bại liệt liên quan đến văcxin.
Tại nớc ta, sử dụng IPV nhập ngoại cho trẻ em <1 tuổi thì thật khó khăn vì kinh
phí sẽ lên đến 350 tỷ đồng cho 5 triệu liều văcxin. Điều kiện phòng thí nghiệm của Trung
Tâm (cũng nh nhiều cơ sở nghiên cứu ở Việt Nam) không thể dùng chủng virut bại liệt
2
hoang dại để sản xuất vì trong quá trình thí nghiệm virut hoang dại có thể theo đờng thải
ra ngoài, nguy cơ gây nên dịch bại liệt.
Xuất phát từ tình hình đó, Trung tâm Khoa học Sản xuất văcxin Sabin định
hớng nghiên cứu sản xuất văcxin bại liệt bất hoạt dùng chủng giảm độc lực của Sabin
theo công nghệ của Nhật Bản để phục vụ cho trẻ em của Việt Nam, với đề tài cấp Nhà
nớc Nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất Văcxin Bại liệt bất hoạt từ
chủng Sabin m số KC-10-24.
Với mục tiêu của đề tài :
1. Sản xuất đợc văcxin bại liệt bất hoạt trên tế bào thận khỉ và trên tế bào vero
2. Đánh giá tính an toàn và hiệu lực của văcxin này trong phòng thí nghiệm theo
tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn của TCYTTG.
Chơng 1
3
Chơng I
Tổng quan
1.1 Virut bại liệt
Virut Bại liệt (VRBL) đợc Landsteiner và Popper phát hiện năm 1909 sau khi tiêm
dịch tuỷ sống của một trẻ bị chết vì bại liệt vào não khỉ [5,8].
1.1.1 Phân loại virut
Virut Bại liệt có tên là virut Polio. Là thành viên của nhóm virut đờng ruột, họ
Picornaviridae [4,73,106]. Bao gồm 3 typ kháng nguyên [134].
Typ 1: tên gọi là Brunhilde với các chủng đại diện là Mahoney (Mỹ) và 1942 (Viện
Pasteur Paris).
Typ 2: chủng gốc là Lansing với các chủng đại diện là MEF và 1523 (Viện Pasteur
Paris).
Typ 3: chủng gốc là Leon với các chủng đại diện là Saukett và 1226 (Viện Pasteur
Paris) (5,73).
Typ 1 là nguyên nhân chính của các vụ dịch lớn chiếm 80-90%. Trong khi đó typ 2
và 3 gặp ít hơn tuỳ theo từng nớc và từng vùng địa lý khác nhau.
1.1.2 Hình thái học
VRBL có hình cầu cấu trúc 20 mặt (104), đờng kính khoảng 30nm, không vỏ,
trọng lợng phân tử 6,8 x 10
6
dalton. Tỷ trọng của virut là 1,34 g/cm
3
trong caseum
chloride. Bao bọc xung quanh lõi ARN là một vỏ capsit. Capsit bao gồm 60 tiểu đơn vị
(Capsome) giống hệt nhau xếp đối xứng, mỗi tiểu đơn vị đợc cấu tạo bởi một trong 4
chuỗi polypeptit là VP1, VP2, VP3 và VP4 [104,137]. Bằng phơng pháp hiển vi điện tử và
siêu cấu trúc ngời ta biết chi tiết về cấu trúc của hạt virut hoàn chỉnh.
1.1.3 Thành phần hoá học của virut
Axít nucleic
: Là ARN một sợi dơng, có chiều dài 2,4 àm, trọng lợng phân tử 2,5
ì 10
6
dalton cuộn lại và nằm gọn trong vỏ capsit [5,46,64]. Đầu 5' có một đoạn polypeptít
gọi đợc là VPg gồm 11 axit amin gắn vào và đầu 3' có một đuôi Poly A. Genom chứa
khoảng 7.450 bazơ không kể đuôi PolyA [104].
Đầu 5' có khoảng 740 bazơ chiếm 10% VLDT và đầu 3' có khoảng 70 bazơ chiếm
1% VLDT là các đoạn không phiên dịch.
Chơng 1
4
Khung đọc mở đợc chia làm 3 vùng chiếm 89 % VLDT. Đây là trung tâm di
truyền của virut.
Còn đầu 5' có liên quan mật thiết đến độc lực thần kinh và tính ổn định của virut
[32,33,34,52,104].
Vùn
g
1 Vùn
g
2Vùn
g
3
Hình 1: Sơ đồ cấu trúc gen của virut Bại liệt
1.1.4 Tính chất miễn dịch học
Miễn dịch thụ động đợc truyền từ mẹ sang con. Kháng thể này chỉ xuất hiện ở trẻ
sơ sinh sau đó giảm dần và biến mất khi trẻ đợc 6 tháng tuổi [138].
Miễn dịch chủ động là sự ĐƯMD khi cơ thể bị nhiễm virut tự nhiên hay do dùng
văcxin. Đây là loại miễn dịch quan trọng mà loài ngời đã biết ứng dụng để phòng bệnh
bằng cách dùng văcxin. Khi cơ thể bị nhiễm VRBL hoặc dùng văcxin, cơ thể sẽ tạo ra MD
đặc hiệu chống lại VRBL. Kháng thể đặc hiệu chủ yếu là miễn dịch dịch thể (18,54) bao
gồm IgM, IgG và IgA.
Những ngời bị thiếu hụt miễn dịch khi bị nhiễm VRBL kể cả virut văcxin Sabin
đều có nguy cơ mắc bệnh Bại liệt [11]. Chính vì vậy mà văcxin Sabin bị chống chỉ định đối
với những ngời này. Còn đối với văcxin IPV có thể dùng đợc khi ngời đó có nguy cơ
mắc bệnh cao.
Một số yếu tố làm giảm khả năng miễn dịch tại chỗ nh những ngời cắt bỏ tuyến
giáp và tuyến hạnh nhân [11]. ở trong một số vụ dịch ngời ta thấy trẻ em dới 5 tuổi, phụ
nữ có thai, trẻ suy dinh dỡng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn [19,137].
1.1.5 Sự nhân lên của VRBL trong tế bào cảm thụ
VRBL cũng giống nh các virut khác, nó bắt buộc phải nhân lên trong tế bào cảm
thụ. Dựa vào tính chất này mà ngời ta đã phân lập và nghiên cứu sâu đợc về virut và sản
xuất văcxin.
Sự nhân lên của VRBL đã đợc biết từ năm 1913. Dựa vào tính a thần kinh cao của
VPg
Khoản
g
7.500 bazơ
Vùng phiên dịch
Vùng không phiên dịch đầu 5 Vùng không phiên dịch đầu 3
Poly A
Chơng 1
5
VRBL ngời ta đã dùng mô não và tuỷ sống để nuôi cấy virut. Năm 1949, lần đầu tiên
Enders đã thành công trong việc nuôi cấy VRBL trên tế bào mô của động vật có vú trong
phòng thí nghiệm [19,123]. Tiếp sau đó ông đã khẳng định VRBL có khả năng nhậy cảm
với nuôi cấy tế bào thận khỉ tiên phát. Đây là một phát hiện quan trọng tạo tiền đề cho việc
sản xuất văcxin phòng Bại liệt kể cả OPV và IPV. Ngày nay nhiều nhà sản xuất văcxin Bại
liệt trên thế giới vẫn còn sử dụng tế bào này. Ngoài tế bào thận khỉ tiên phát VRBL còn
nhậy cảm với một số dòng tế bào thờng trực khác nh HEp-2 có nguồn gốc từ tế bào ung
th biểu mô ngời, RD có nguồn gốc từ tế bào ung th phổi của ngời, tế bào Vero có
nguồn gốc từ thận khỉ xanh Phi Châu. Những dòng tế bào này đợc sử dụng rộng rãi trong
các phòng thí nghiệm về Bại liệt [137].
Quá trình nhân lên của VRBL trong tế bào
Giống nh các virut đờng ruột khác, VRBL chứa vật liệu di truyền (lõi) là ARN
một sợi dơng. Quá trình nhân lên của chúng có một số điểm khác với các loại virut khác
nh bản thân ARN của virut khi vào trong tế bào sẽ hoạt động nh ARN thông tin
(mARN). Quá trình này bao gồm 5 giai đoạn: (a) giai đoạn hấp phụ và xâm nhập, (b) giai
đoạn cởi áo hay huỷ bỏ vỏ capsit, (c) giai đoạn tổng hợp ARN và các protein virut, (d) giai
đoạn lắp ráp và (e) giai đoạn giải phóng virut. Toàn bộ quá trình nhân lên của VRBL đợc
thực hiện ở trong bào tơng của tế bào [5].
(a) Giai đoạn hấp phụ và xâm nhập: VRBL bám vào các thụ thể đặc biệt trên bề mặt
của tế bào cảm thụ. Sau đó chúng xâm nhập vào bên trong tế bào bằng cơ chế thực bào.
Bản chất các thụ thể của VRBL trên bề mặt tế bào chủ là lipo-protein [126]. Trong sản
xuất văcxin Bại liệt cũng nh trong quá trình phân lập VRBL giai đoạn hấp phụ virut là rất
quan trọng. Và chất lợng tế bào nuôi cấy cũng quyết định khả năng và mức độ hấp phụ
của virut lên bề mặt tế bào.
(b) Giai đoạn cởi áo: giai đoạn này xảy ra ngay sau khi virut xâm nhập vào bào
tơng tế bào. Việc tháo bỏ vỏ capxit đợc thực hiện dới sự tham gia của men proteaza của
tế bào. ARN đợc giải phóng ra sẽ làm khuôn mẫu để tổng hợp các thành phần của hạt
virut mới.
(c) Giai đoạn tổng hợp các thành phần của virut: Sau khi thoát vỏ, ARN tồn tại tự do
trong bào tơng của tế bào. Chúng hoạt động nh
một mARN và tổng hợp nên một
polyprotein có trọng lợng phân tử 220 kDal dới tác động của men ARN-polymeraza có
Chơng 1
6
sẵn trong tế bào. Từ polyprotein này tách ra thành các protein trung gian P1, P2, P3. Từ
protein P1 sẽ tổng hợp nên các protein cấu trúc của virut nh VP1, VP2, VP3, VP4. Protein
P2 sẽ tổng hợp nên protein 2A (men proteaza), 2B, 2C. Protein P3 sẽ tổng hợp nên protein
3A, 3C (men proteaza), VPg và men polymeraza. (Hình3)
Tổng hợp ARN: ARN (+) của virut đợc dùng làm khuôn mẫu để tổng hợp nên
ARN sợi (-). Tiếp theo chúng lấy ARN (-) này làm khuôn mẫu để tổng hợp nên các sợi
ARN (+) mới của virut. Quá trình sao chép này đợc thực hiện từ đầu 3' dới tác động của
men sao chép ARN.
Khoảng 7.500 bazơ
Vùng phiên dịch
Vùn
g
1 Vùn
g
2Vùn
g
3
Vùng không phiên dịch đầu 3' Vùng không phiên dịch đầu
5'
Polyprotein (220 kDal.)
P1 P2 P3
VP4 VP2 VP3 VP1 2A 2B 2C 3A 3C 3D
Protease VPg Polymerase
Hình 2: Cấu trúc gen của VRBL và các sản phẩm của chúng [106]
(d) Giai đoạn lắp ráp
Các sợi ARN (+) mới đợc tổng hợp sẽ gắn với VPg và đợc bao bọc bởi vỏ capsit
để tạo thành hạt virut mới. Đầu tiên VP4 đợc liên kết với ARN ở đầu 5'. Các protein khác
VP1, VP2, VP3 tập hợp lại thành các capsomer. Các capsomer này tập hợp lại thành một
vỏ capsit và bao bọc lấy ARN để hình thành nên hạt virut mới.
Các hạt virut mới đợc lắp ráp hoàn chỉnh sẽ tập trung tại bào tơng của tế bào tạo
Poly A
VPg
Chơng 1
7
thành các tinh thể virut mà dới dạng tiểu thể trong bào tơng tế bào khi ta nhuộm và soi trên
kính hiển vi điện tử. Các tiểu thể này đẩy lệch nhân tế bào về một phía sát với màng tế bào.
(e) Giai đoạn giải phóng virut: VRBL đợc giải phóng ra ngoài nhờ quá trình tế bào thoái
hóa và màng tế bào bị phá vỡ để toàn bộ số virut đợc giải phóng ra ngoài.
Ngời ta tính rằng mỗi chu kỳ nhân lên của virut kéo dài khoảng 6 giờ. Số lợng
virut đợc tạo ra trong 1 tế bào đạt khoảng 100.000 hạt.
1.2 Tình hình bệnh Bại liệt ở Việt Nam
Văcxin Bại liệt uống (OPV) đợc đa vào sử dụng từ năm cuối của thập niên 50. Nó đã
làm giảm hẳn số ngời mắc bệnh hàng năm và ngăn chặn hầu hết các vụ dịch lớn xảy ra.
ở Việt Nam bệnh Bại liệt đã xuất hiện từ lâu và đã hoành hành nhiều năm trong
toàn quốc. Năm 1952 vụ dịch Bại liệt lớn đầu tiên đợc phát hiện ở Hà Nội có khoảng
1500 ngời mắc. Trong 3 năm liên tục 1957, 1958, 1959 đã xảy ra 3 vụ dịch lớn ở Hà Nội
và Miền bắc Việt Nam với hàng ngàn ngời mắc trong đó 80-90% là trẻ < 3tuổi. Vụ dịch
năm 1959 với tỷ lệ mắc trên toàn miền bắc là 44,99/100.000 dân, còn riêng Hà nội tỷ lệ
mắc là 226/100.000 dân [9,12]. Văcxin Bại liệt (Sabin) đợc sử dụng đầu tiên ở Miền Bắc
từ tháng 12 năm 1959 do Liên Xô cung cấp với số lợng ít. Từ cuối năm 1961 đầu năm
1962 bắt đầu dùng văcxin Sabin do Việt Nam sản xuất và dùng liên tục cho đến ngày nay.
Kết quả số vụ dịch lớn không xảy ra nữa. Chỉ còn những trờng hợp mắc bệnh lẻ tẻ. Năm
1961 với 529 ca chiếm tỷ lệ 3,9/100.000 dân . Đến năm 1965 số mắc chỉ còn 0,66/100.000
dân giảm 70 lần [16].
Sau khi giải phóng miền nam thống nhất đất nớc năm 1975 bệnh Bại liệt xuất hiện
ở nhiều nơi trong cả nớc nhất là các tỉnh phía Nam [11].
Năm 1981 Việt Nam tiến hành chơng trình TCMR cho trẻ dới 1 tuổi. Đến năm
1986 chơng trình đợc mở rộng trên phạm vi cả nớc. Chơng trình uống văcxin phòng Bại
liệt đã đạt đợc kết quả cao. Trong những năm 80 đạt 87% và trong những năm 90 đạt trên
90%. Kể từ năm 1993 hàng năm còn tổ chức 2 đợt những ngày tiêm chủng toàn quốc cho trẻ
dới 5 tuổi uống 2 liều văcxin Bại liệt đạt trên 99%. Do đó tình hình mắc bệnh Bại liệt giảm
đi rõ rệt. Năm 1993, năm bắt đầu chiến dịch những ngày TCTQ có 152 ca Bại liệt trong toàn
quốc. Năm 1994 còn 31 ca. Năm 1995 còn 12 ca, đến 1996 chỉ còn 2 ca và năm 1997 chỉ
còn 1 ca. Từ đó đến nay không còn ca Bại liệt do virut hoang dại nào đợc phát hiện.
1.3 Văcxin phòng bệnh Bại liệt
Chơng 1
8
1.3.1 Lịch sử của văcxin Bại liệt
Hiện nay trên thị trờng có 2 loại văcxin Bại liệt:
- Văcxin chết (còn đợc gọi là văcxin Bại liệt bất hoạt): đợc làm từ những hạt
virut đã bị bất hoạt không có khả năng gây nhiễm trùng.
- Văcxin sống giảm độc lực: đợc làm từ những hạt virut còn khả năng gây nhiễm
nhng đã đợc làm giảm độc lực đến mức không còn khả năng gây liệt nữa.
* Trớc năm 1955
Những thông báo sớm nhất về sự gây đợc miễn dịch cho ngời đối với bệnh Bại liệt
là của Brodie và Park năm 1936 và Kolmer -1936. Những tác giả này đã dùng phơng pháp
hoá học để bất hoạt hỗn dịch virut thu đợc sau khi gây nhiễm virut vào hệ thống thần kinh
trung ơng của khỉ [28,68]. Vào thời gian đó khả năng kiểm tra về tính an toàn của văcxin
cha đợc tốt do đó văcxin còn gây ra nhiều tai biến.
Hơn một thập kỷ sau, vào năm 1948 Morgan đã chứng minh rằng hỗn dịch virut Bại
liệt typ 2 đợc bất hoạt bằng Formaldehyde có khả năng gây đáp ứng miễn dịch trên khỉ.
Cũng theo phơng pháp đó ngời ta đã thực hiện đối với virut typ 1 [86]. Nghiên cứu trên
chuột đã khẳng định rằng virut bất hoạt typ 2 gây đợc đáp ứng miễn dịch trên loài gặm
nhấm [71]. Năm 1952 tiến hành thử nghiệm trên đời ơi và 6 ngời tình nguyện cho thấy
kháng thể tồn tại trên 6 tháng (60). Những kết quả nghiên cứu này cho thấy virut bất hoạt
bằng Formalin có khả năng gây đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi bị bệnh Bại liệt.
Một phát hiện rằng virut Bại liệt có khả năng nhân lên trên các nuôi cấy tế bào mô
thần kinh của ngời và khỉ [47,122]. Sau đó ngời ta biết đợc rằng virut Bại liệt có khả
năng nhân lên trên nuôi cấy tế bào thận khỉ [113]. Hỗn dịch virut này đợc bất hoạt bằng
Formalin và có khả năng gây đáp ứng miễn dịch. Hiệu lực bảo vệ của cả 3 typ văcxin bất
hoạt bằng formalin đã đợc chứng minh qua một thử nghiệm lớn trên thực địa của Thomas
Francis năm 1954 [49,50,118]. Kết quả của thử nghiệm này cho thấy văcxin có hiệu lực
bảo vệ đạt 80-90% trong đó typ 1 là 60-70%, typ 2 và 3 là 90 và trên 90%. Sự khác biệt
giữa các typ và hiệu lực thấp hơn so với dự kiến là do sự có mặt của Merthiolate
(Thimerosal), một chất dùng làm chất bảo quản. Trong đó hàm lợng của chất này trong
typ 1 lớn hơn typ 2 và 3 [118]. Vấn đề này đợc chứng minh một cách rõ ràng khi ngời ta
thay thế Merthiolate bằng chất khác.
* Sau năm 1955
Chơng 1
9
Tiếp theo cuộc thử nghiệm trên thực địa tháng 4/1995, vào trớc mùa dịch Bại liệt
văcxin Bại liệt bất hoạt IPV đã đợc dùng ở Mỹ. Đến năm 1961 số trẻ mắc bệnh giảm
xuống tới 90% so với giai đoạn trớc khi dùng văcxin. Kết quả này đạt đợc khi 54% dân
số đã nhận đủ 3 hoặc hơn 3 liều văcxin bất hoạt chết chủ yếu là trẻ em.
Tiếp sau đó IPV đã đợc sản xuất và sử dụng ở nhiều nớc trên thế giới. Cho đến
nay nó vẫn là một trong hai văcxin chủ yếu phòng Bại liệt. Do những u điểm của nó mà
có một số ý kiến cho rằng sau khi thanh toán Bại liệt trên toàn thế giới sẽ chỉ dùng IPV
trong 2 đến 3 năm liên tiếp.
1.3.2 Sản xuất văcxin Bại liệt bất hoạt
Phơng pháp sản xuất, tinh chế, kiểm định văcxin Bại liệt bất hoạt đã có nhiều tiến
bộ và thay đổi so với phơng pháp đợc sử dụng trong thời gian đầu.
Ban đầu văcxin đợc sản xuất trên nuôi cấy tế bào thận khỉ tiên phát trong những
chai nhỏ (Chai dẹt, dung tích 1,2-1,5 lít). Nhng ngày nay nó đã đợc nuôi cấy trên những
bình lớn (Tank) với những vật mang vi thể (Microcarier) [84,130]. Đó là những hạt thủy
tinh hình cầu có đờng kích thớc khoảng 1 micro mét. Có 3 loại tế bào đợc sử dụng
ngày nay đó là tế bào thận khỉ thứ phát (đã đợc cấy truyền), tế bào Vero có nguồn gốc từ
tế bào thận khỉ xanh châu Phi, và tế bào lỡng bội có nguồi gốc từ ngời (MRC-5). Chất
lợng của kháng nguyên đợc tạo ra từ những dòng tế bào này đều nh nhau. Bớc tiếp
theo của qui trình sản xuất là cô đặc nớc nổi, tinh chế và bất hoạt bằng formaldehyde để
loại bỏ tính gây bệnh của virut mà vẫn giữ đợc tính kháng nguyên [114]. Đòi hỏi đầu tiên
của văcxin Bại liệt bất hoạt là việc bất hoạt hoàn toàn tính gây bệnh của virut mà không
ảnh hởng đến khả năng gây đáp ứng miễn dịch của chúng. Đó là kết quả của quá trình
nghiên cứu quá trình virut bị bất hoạt tại những nhiệt độ khác nhau cũng nh là tại các
nồng độ formalin khác nhau. Với những điều kiện thích hợp kháng nguyên vẫn còn tính
miễn dịch tốt nh thời điểm mà virut cha bị bất hoạt [114].
Chủng virut gốc đợc sử dụng là Mahoney (đối với typ 1), MEF (typ 2) và Saukett
(typ 3). Ngày nay hầu hết các nhà sản xuất trên thế giới đều dùng những chủng này trừ
Thuỵ Điển họ dùng chủng Brunenders cho typ 1.
Hiệu giá của văcxin đã đợc tiêu chuẩn hoá trên in vitro (nh đơn vị kháng nguyên
D) cũng nh trên in vivo (nh ĐƯMD trên động vật) dựa trên tiêu chuẩn của TCYTTG, tổ
chức này đã chấp nhận một văcxin chuẩn về khả năng ĐƯMD đã đợc thử nghiệm trên trẻ
Chơng 1
10
em [115,135]. Văcxin IPV hiện nay đợc kiểm định tính an toàn và hiệu lực không cần
dùng khỉ [84]. Hiệu giá của văcxin này hiện nay không bị thay đổi trong vòng ít nhất là 2
năm khi bảo quả ở 2-8
0
C.
Để tránh nhiễm trùng trong quá trình sản xuất một số kháng sinh đã đợc sử dụng
nh Streptomycin, Neomycin, Polymycin B. Trong quá trình tinh chế các kháng sinh này
sẽ đợc làm giảm đến mức không thể chuẩn độ đợc ở văcxin thành phẩm. Lợng nhỏ
formalin và 2-phenoxyethamol còn lại trong văcxin đợc coi nh là chất bảo quản.
1.3.3 Khả năng bảo vệ của văcxin IPV
Thử nghiệm trên thực địa của Francis năm 1954 nhằm đánh giá hiệu quả bảo vệ của
IPV và đã đa ra một lịch tiêm có tác dụng bảo vệ tốt là mỗi ngời đợc tiêm 3 liều văcxin
với liều 2 cách liều 1 hai tuần và liều 3 cách liều 2 ba tuần [49,50]. Nghiên cứu sâu thêm
về mối quan hệ giữa số liều văcxin đợc tiêm và tỷ lệ % số ngời đợc bảo vệ bằng văcxin
sau năm 1955 đã không thực hiện đợc cho tới tận năm 1959. Vào năm 1955 một vụ dịch
Bại liệt đã bùng nổ ở Mỹ mà ngời ta nghi là do liên quan đến số liều vacxin đợc tiêm.
Nhng thực tế đây là do văcxin không đủ độ an toàn.
Bảng 1 : Tỷ lệ trẻ 0 - 4 tuổi mắc Bại liệt liên quan đến số liều vắcxin tiêm
Không
tiêm
Tiêm 1
mũi
Tiêm 2
mũi
Tiêm 3
mũi
Tiêm 4
mũi
Số ngời (triệu) 4.7 1.3 3.6 7.4 3.6
Số ca mắc 1508 234 209 267 51
Tỷ lệ/
100.000 dân
32.1 18.0 5.8 3.6 1.4
Bảng 1 chỉ ra con số ớc tính của các cá thể từ 0-4 tuổi không đợc tiêm văcxin
hoặc nhận 1 hay nhiều liều văcxin và số ca mắc Bại liệt trong mỗi nhóm. Với những số
liệu này có thể suy ra văcxin đợc sử dụng từ năm 1955-1959 có thể bảo vệ gần 55% sau
liều thứ nhất, 80% sau 2 liều, 91% sau 3 liều và 96 % sau 4 liều còn lại 4 % không đợc
bảo vệ. Từ mối quan hệ này có gợi ý rằng văcxin có hiệu giá cao hơn có thể sẽ bảo vệ với
tỷ lệ lớn hơn với số liều ít hơn và theo lý thuyết thì sẽ có một văcxin mà có khả năng bảo
vệ 100% chỉ với 1 liều tiêm duy nhất.
Những số liệu ban đầu ở vùng nhiệt đới cho thấy ở những vùng đó IPV tạo ra hiệu
quả giống nh là vùng ôn đới. Một nghiên cứu ở Senegal cho kết quả hiệu lực bảo vệ là
89% sau khi tiêm 2 liều IPV. Còn Israel cho con số tơng tự sau 3 liều văxin còn ở ấn Độ
Chơng 1
11
thì chỉ sau 1 liều.
1.3.3.1 So sánh giữa hai loại văcxin OPV và IPV
Hai loại này đều có tác dụng bảo vệ tốt đối với bệnh Bại liệt. Tuy nhiên mỗi loại
đều có những u điểm và nhợc điểm của nó.
Văcxin bất hoạt (IPV)
- Ưu điểm:
+ Bảo quản dễ dàng, thuận lợi hơn OPV
+ Không bị ức chế bởi một số đờng ruột khác khi sử dụng
+ Vì virut đã bị bất hoạt nên chúng không có khả năng quay trở lại độc lực nh
văcxin sống.
+ Văcxin này có thể dùng an toàn cho ngời bị suy giảm miễn dịch hoặc bị ức chế
miễn dịch và cả những ngời trong gia đình họ.
- Nhợc điểm:
Hiệu giá ban đầu của IPV thấp nên cần phải tiêm nhắc lại. Đối với những nớc đang
phát triển thật khó khăn để tiêm một vài mũi cho một số lợng lớn trẻ nhỏ và trẻ chuẩn bị đến
trờng. Giá thành của IPV rất cao do đó càng khó khăn cho những nớc nghèo.
Miễn dịch thu đợc từ IPV là miễn dịch dịch thể trong huyết thanh. Chúng chỉ có
thể ngăn ngừa sự lan toả của virut từ hầu họng và ruột non đến hệ thần kinh trung ơng chứ
không thể bất hoạt và ngăn ngừa sự nhân lên của virut ở hầu họng và ruột đợc. Khi bị
nhiễm virut Bại liệt hoang dại những ngời đợc tiêm IPV vẫn đào thải virut ra ngoài và
trở thành một nguồn lây nguy hiểm. Hay nói cách khác IPV chỉ có thể bảo vệ cho từng cá
nhân riêng lẻ.
Văcxin sống giảm độc lực (OPV)
OPV đã đợc sử dụng rộng rãi vì rất dễ sử dụng và giá thành rẻ. OPV không chỉ tạo
ra kháng thể trong huyết thanh mà còn tạo ra kháng thể tại chỗ ở ruột và nó taọ ra kháng
thể bền vững giống nh bị nhiễm virut tự nhiên.
TCYTTG đã dùng OPV cho chơng trình TCMR trên toàn thế giới. Khoảng trên
80% trẻ em dới 1 tuổi trên thế giới đã đợc gây MDCB bằng OPV và virut Bại liệt hoang
dại đã dần dần biến mất khỏi thế giới này.
Sự ĐƯKT của trẻ sơ sinh thấp hơn so với những trẻ lớn hơn. Khoảng 70% số trẻ sơ
sinh có ĐƯMD tại chỗ trong ống ruột và 30-50% trẻ sơ sinh tạo đợc kháng thể trong máu
Chơng 1
12
đối với 1 hoặc 3 typ. Nhng những trẻ này sẽ tạo đợc miễn dịch đầy đủ trong những lần
tiêm chủng tiếp theo.
Một nhợc điểm của OPV là gây ra bệnh Bại liệt do văcxin với tỷ lệ khoảng 1 trờng
hợp trên 1 đến 2 triệu liều đợc tiêm chủng. Trong khi đó IPV không gây ra tai biến này.
Vấn đề kết hợp hai loại văcxin này:
ở một số nớc nh Đan Mạch, Israel, đã kết hợp 2 loại văcxin IPV và OPV trong
việc gây miễn dịch cho trẻ. Chiến lợc này đã đợc thực hiện thành công ở một số vùng có
nguy cơ cao ở Trung Đông, nơi có nguy cơ cao của sự xâm nhập virut hoang dại từ ngoài
vào. Một nghiên cứu trên những thanh niên trẻ ở Israel năm 1988 đã chỉ ra rằng: Nếu chỉ
dùng IPV thì không ngăn chặn đợc sự lan truyền của virut Bại liệt hoang dại và nếu chỉ
dùng OPV cho trẻ nhỏ thì không có khả năng bảo vệ suốt đời.
Sự kết hợp hai loại văcxin này là kết hợp những nét u điểm của mỗi loại. Văcxin
OPV tạo ra đợc miễn dịch giống nh bị nhiễm tự nhiên, ngăn chặn đợc sự lu hành của
VRBL hoang dại, kháng thể tồn tại lâu trong cơ thể. Trong khi đó IPV tạo ra miễn dịch tức
thời mà không chịu sự ức chế nào của các yếu tố tự nhiên. Tuy nhiên sự kết hợp này làm
tăng chi phí cho việc phòng chống bại liệt.
1.3.3.2. Thanh toán Bại liệt ở Việt Nam
Việt Nam đã đa OPV vào sử dụng gần 40 năm nay. Khả năng bảo vệ của OPV do
nớc ta sản xuất đạt >90%. Bệnh bại liệt ở ta đã giảm đến mức không còn nữa. Số ca mắc
bại liệt đã giảm dần kể từ khi có văcxin. Năm 1993 có 157 ca bại liệt do virut bại liệt
hoang dại. Đến năm 1994 còn 31 ca, năm 1995 còn 12 ca năm 1996 còn 2 ca và năm 1997
còn 1 ca. Từ đó đến nay cha phát hiện một trờng hợp bại liệt do virut hoang dại nào nữa.
Từ năm 1993 đến nay tỷ lệ uống OPV3 luôn đạt >90% và tỷ lệ uống bổ sung cho trẻ <5
tuổi luôn đạt gần 100%. Chúng ta có 2 phòng thí nghiệm chuẩn thức để chẩn đoán virut bại
liệt Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh và một hệ thống giám sát LMC đến tận cơ sở với hệ thống
sổ sách theo dõi cẩn thận và chế độ báo cáo thờng xuyên. Kết quả của việc sử dụng
văcxin OPV là Việt Nam đã thanh toán đợc bệnh Bại liệt vào tháng 10 năm 2000.
1.3.3.3 Vấn đề sử dụng văcxin sau khi đ thanh toán Bại liệt
Đây là một vấn đề còn phải nghiên cứu và thảo luận tiếp. Theo tác giả Joseph L.
Melnick [61] để hạn chế nguy cơ bệnh quay trở lại có thể xảy ra trong t
ơng lai có liên
quan đến việc sản xuất văcxin thì các chủng virut độc lực để sản xuất IPV phải đợc thay
Chơng 1
13
thế bằng chủng giảm độc lực của Sabin. Cũng đã có nhà sản xuất nghiên cứu về vấn đề
này. Sau khi thanh toán bại liệt bằng OPV nên sử dụng 1 hoặc 2 năm chỉ bằng IPV. Khi đó
sẽ không còn VRBL do ngời uống OPV thải ra nữa, tức là sẽ không còn VRBL (cả virut
hoang dại và virut văcxin) lu hành trong đời sống của con ngời trên trái đất này nữa.
Theo tác giả Cochi tại cuộc họp của TCYTTG tháng 3 năm 1998 về cơ sở khoa học
của việc ngừng gây miễn dịch đối với bại liệt tại Geneve [35] thì để ngừng tiêm chủng bại
liệt chúng ta phải tiến hành một số bớc nh sau:
Giả sử năm 2000 là ca bại liệt cuối cùng xảy ra.
- Đối với những nớc dùng IPV: Tiếp tục dùng IPV cho đến hết năm 2004.
- Đối với những nớc dùng OPV: Phải điều tra xem virut Sabin có độc lực trở lại có
lu hành không sau khi đã ngừng uống OPV.
+ Nếu có: Từ năm 2003 phải chuyển toàn bộ sang dùng IPV cho đến hết năm 2004.
+ Nếu không: Tiếp tục cho uống OPV cho đến năm 2005. Hoặc từ năm 2003 cho
uống BOPV (chỉ có Sabin 1 và 3) cho đến năm 2005. Hoặc cho uống Sabin đơn giá typ 1
và typ 3 cho đến năm 2005. Trong thời gian đó giám sát hoạt động của virut polio typ 2
trong tự nhiên.
1.3.3.4 Vấn đề nghiên cứu sản xuất văcxin bại liệt bất hoạt của Nhật Bản
Xuất phát từ việc virut bại liệt hoang dã đã đợc thanh toán, việc sử dụng văcxin an
toàn hơn không còn virut Sabin lu hành ngoài môi trờng, ngời ta đã sử dụng văcxin Bại
liệt bất hoạt (IPV). Những nghiên cứu đầu tiên ngời ta nhận thấy sử dụng chủng virut Bại
liệt hoang dại (chủng độc lực) để sản xuất văcxin bất hoạt thì hiệu ứng bảo vệ tơng tự
nh khi dùng OPV (chủng giảm độc lực của Sabin). Song việc sử dụng chủng độc lực vô
cùng nguy hiểm đối với nhiều nớc trong khi sản xuất cha bảo đảm, dễ dàng đa virut
Polio hoang dại ra ngoài cộng động qua nớc thải. Khả năng gây dịch bệnh là có thể. Xuất
phát từ tình hình trên, một số nớc đã nghiên cứu và sử dụng chủng giảm độc lực của Sabin
để sản xuất IPV. Nhật Bản là một trong những nớc trên đã áp dụng phơng pháp này.
Kết quả nghiên cứu của Nhật Bản
Văcxin của Nhật Bản sử dụng tế bào Vero nuôi theo hệ thống động trong bình lớn
có những hạt rất nhỏ mang tế bào (microcarrier system- celligen plus). Chủng 3 typ của
Sabin đợc gây nhiễm trên tế bào vero nuôi cấy trong hệ thống này đều cho kết quả cao
(tính theo lg10):